Thư giãn Chủ nhật: Trăng nghẹn

Như thông lệ, Chủ nhật là ngày nghỉ, BVN chỉ chọn đăng một vài mục thuộc lĩnh vực văn hóa văn nghệ có tính chất thư giãn. Trăng nghẹn là một tiểu phẩm được chúng tôi chọn vì tính chất hài hước khác thường của nó: cuộc đấu trí giằng co giữa một Ban giám khảo có bản lĩnh, một nhà thơ – người được vinh danh đồng thời cũng là nạn nhân – không kém bản lĩnh, với những cơ quan quyền lực không đủ thẩm quyền mà cứ đòi can thiệp vào việc chấm giải. Tấn kịch chỉ thật sự chuyển sang hài khi có những vai bung xung là cái gọi bằng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố (đăng cai), không còn cách nào khác, đành muối mặt thừa lệnh cấp trên… đưa người được giải ra khỏi giải. Thì ra chức năng của các hội đoàn ở nước chúng ta là như thế đấy. Khổ thân cho Chị Hằng đồng bằng sông Cửu Long, đã nghẹn vì nhiều nỗi, lại còn phải giấu mặt không dám ló ra, vì quá xấu hổ. 

Bauxite Việt Nam
TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học – Nghệ thuật trong khu vực này liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, Trưởng ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan “có thẩm quyền” ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài này u ám quá. “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được”. Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay Chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do “tôi không có gởi dự thi”. Ông khẳng định rằng “tôi đã gởi dự thi”, sau đó vị Chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do “Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi”. Ông Phong nói “Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo”.


Thư giãn Chủ nhật: Hitler phản đối đổi tên Trường Amsterdam

Theo trang web của Trường trung học phổ thông Hà Nội – Amsterdam: “Vào những ngày ác liệt của năm 1972, khi B52 dội bom hòng hủy diệt Hà Nội, nhân dân Thủ đô Amsterdam (Hà Lan) vô cùng lo lắng và muốn làm một điều gì đó thể hiện mình đứng về phía Việt Nam hiên ngang. Ngài Thị trưởng, Tiến sĩ Samkaden đã hăng hái vận động nhân dân của mình quyên góp để xây cho Hà Nội một trường cấp III đàng hoàng, to đẹp sau ngày chiến thắng. Kết quả của nghĩa cử đó là Trường trung học phổ thông mang tên Hà Nội - Amsterdam ra đời”.

25 năm qua, Trường đã trở thành niềm tự hào của giáo dục Việt Nam với bề dày thành tích hiếm có một trường trung học phổ thông nào trên cả nước có được, thậm chí Trường còn đàng hoàng sánh vai với không ít trường phổ thông trung học của nước ngoài. Vậy mà nghe đâu vị Hiệu trưởng nhà trường và Sở giáo dục Hà Nội đang lăm le xóa cái tên thân thương ấy đi chỉ vì đã được thành phố cấp cho 400 tỷ đồng xây một ngôi trường mới nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, học sinh và giáo viên nhà trường muốn được chuyển về địa điểm mới thì phải chấp nhận đổi tên.

Dân Thủ đô ai nghe cũng không khỏi chạnh lòng. Hình như lảng vảng đâu đây cái thói “được giỏ bỏ niêu” vừa không có trước có sau lại vừa coi bộ trâng tráo, nó không phải là thuần phong mỹ tục vốn có của người Tràng An. Đã từng có rất nhiều tên phố, tên trường, tên địa danh... mang dấu ấn khó quên, là “thương hiệu” của một thời chưa xa, in vào ký ức nhiều người như một cái gì thiêng liêng lắm, bỗng đến một ngày nào đó chúng theo nhau biến mất, để lại những tiếc nuối hoặc mỉa mai trong dư luận: đường Nam Bộ gắn với những ngày Nam tiến, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội gắn với một thế hệ trí thức ưu tú đầu đàn, rồi Cung văn hóa hữu nghị Việt –Xô, Bệnh viện Việt –Xô gắn với tình vô sản anh em, v.v. Cứ như thời vụ, chúng xuất hiện lúc đang cần giống má, nước, phân, người cày bừa người làm cỏ, rồi lặng lẽ cuốn gói ra đi khi mùa đã gặt xong.

Đừng để thêm một lần nữa đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... mà ta đang rao giảng trong nhà trường bị tổn thương thêm nữa trong khi phương án giải quyết chuyện “ăn theo lịch sử” này rất đơn giản: giữ nguyên tên trường, gắn biển “Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội” như bao công trình khác thì có sao đâu? Hy vọng câu chuyện bi hài này cũng chỉ là chuyện chọc cười như đoạn video trong blog dưới đây.


Thong thả sáng Chủ nhật: Phút Giao thừa sang ngày vui

Phạm Toàn

Tranh Thái Tuấn (Tư liệu Thái Kỳ)

Hôm nay là ngày vui của khá nhiều người, tuy nhiều người chẳng nói ra, nhưng lại là ngày N riêng của một cô Em gái.

Đã mấy hôm rồi, cái lão nhà văn trong con người tôi nó nổi máu xúc động, nhân cái ngày vui đó lão định bụng viết riêng một bài cho Em. Nhưng trong cái nghệ viết văn, càng "định bụng" càng khó có Văn. Cái khó thứ nhất là Viêt GÌ thì đã xác định được rồi: ngày vui viết bằng chữ N của Em gái viết bằng chữ E hoa. Nhưng trong nghệ văn và vào cái thời đại tự do viết văn, phải ganh đua giữa nhiều phong cách, chọn được Cách viết nhằm ganh đua với bạn văn đâu có dễ? Chậm trễ là vì vậy.

Tôi quyết định làm một cuộc thử nghiệm và ghi lại nguyên văn những gì xảy ra với chính mình (kể cả và từ những ý nghĩ lan man) trong cái phút giao thừa giữa Đêm thứ Bảy qua Sáng chủ nhật… Thì cứ thử ghi lại như vậy, xem có thành "văn chương chữ nghĩa" không, thử coi thôi mà …

Một vài thắc mắc

Lâm Dinh
Những điều ông Lâm Dinh thắc mắc dưới đây cũng là những vấn đề mà trong nhiều Lời đề dẫn, BVN đã đặt ra như những mối ưu tư, những lời cảnh báo, nhằm gợi ý Nhà nước tìm kiếm giải pháp triệt để cho chúng, hoặc có một cách nhận thức trở lại thực sự cầu thị hơn, để dân chúng yên lòng. Nay ông Lâm Dinh nhấn sâu vào những thắc mắc ấy, chứng tỏ đây là những vấn nạn có thực, không thể cứ làm ngơ coi như không có. Một thái độ im lặng như lâu nay của các cơ quan hữu trách thiết tưởng chỉ là sự đối phó tiêu cực mà tuy không ai nói ra nhưng cũng không ai cấm được người ta nghĩ. Như thế thử hỏi có hay gì, xét cả về tâm lý cũng như thực tiễn?

Bauxite Việt Nam


Gần đây, tôi có đọc qua một số bài báo liên quan đến tình hình đất nước và có một vài thắc mắc. Tôi kém trí nên không thể nào tự trả lời những câu hỏi này được. Nay tôi viết thư này kính mong quý độc giả của BVN giúp tôi tìm lời giải đáp.

Thắc mắc thứ nhất. Theo lời của ông Bùi Quang Tiến trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ vào ngày 26-02-2010 và BVN có đăng lại [1] thì hồ chứa bùn đỏ có khả năng chống động đất 7 độ Richter. Xin được trích lại sau đây.

[… Hồ chứa này được thiết kế có khả năng chịu được động đất 7 độ Richter, mặc dù theo dự báo vùng này chỉ có thể xảy ra động đất 5 độ Richter…]

Trận động đất 7.3 độ Richter ở Haiti đã gây ra những thảm kịch kinh hoàng. Hình ảnh những nhà cao tầng bị tàn phá khiến con người phải rùng mình sợ hãi trước thảm họa của thiên nhiên.

Vậy thì cái hồ bùn đỏ lấy đất sét nện làm nền và hai lớp vải địa kỹ thuật là gì mà có thể chịu nổi động đất 7 độ Richter? Đến như những nước có nền khoa học kỹ thuật cao như Mỹ, Nhật mà còn bó tay trước những trận động đất 7 độ Richter trở lên kia mà.

Những hạn chế về “quan trí” và về “tư duy nhiệm kỳ” đưa đến các chủ trương tai hại (*)

Ngọc - Hạnh - Quỳnh

Theo tin nóng hổi BVN vừa nhận được thì cuộc đấu tranh chống lại việc bán rừng đầu nguồn cho Trung Quốc mà hai lão tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh dấy lên và BVN là nơi đầu tiên truyền tin rộng rãi nay đã bước đầu có kết quả: Thủ tướng Chính phủ vừa thông báo miệng với một trong hai tác giả sẽ cho ngừng các dự án nguy hiểm ấy lại. Đó là một tin đáng mừng và là một thắng lợi của công luận được loan truyền trên internet. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi Nhà nước ra quyết định chính thức, BVN xin đăng thêm một ý kiến của nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan, một bài trả lời phỏng vấn của Công ty InnovGreen là một trong những chủ đầu tư đã dành được hợp đồng mua rừng của Việt Nam và một bài bình luận của nhà văn Phạm Viết Đào. Bà Phạm Chi Lan chỉ ra những hạn chế về “quan trí”, về “tư duy nhiệm kỳ” ở hàng ngũ các quan chức cấp tỉnh, đưa đến những hành động vô trách nhiệm, có thể tác hại cho đất nước. Chúng tôi nghĩ, cả “quan trí” cả “tư duy nhiệm kỳ” đều phản ánh một thực chất mà bà không muốn nói đến: tệ nạn quan tham đã đi vào cốt tủy và mất nước là nguy cơ sờ sờ trông thấy.

Bauxite Việt Nam

Bee.net.vn – “Theo tôi, việc cho nước ngoài thuê rừng diễn ra ở những khu vực như rừng phòng hộ, đầu nguồn, nhậy cảm về an ninh quốc phòng có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó chắc chắn có nguyên nhân do năng lực thẩm định dự án của cấp tỉnh chưa tốt. Quốc hội có thể yêu cầu địa phương trả lời trực tiếp và Chính phủ xử lý vấn đề này” .

Ý kiến của bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký và Phó chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, xung quanh dư luận về việc một số tỉnh cho thuê đất rừng phòng hộ.

“Chúng tôi không phạm luật”

BBC

Đài BBC có sáng kiến phỏng vấn Công ty InnovGreen là Công ty đã dành được hợp đồng bán đất… nước thông qua việc cho thuê – mà như là bán – rừng của nhà cầm quyền cấp tỉnh của Việt Nam.

Việc BVN đăng lại ý kiến của Công ty này có mấy ý nghĩa sau:

Một, nó nhắc nhở những nhà báo nào còn có lương tâm công dân và lương tâm nghề nghiệp xin hãy lên tiếng.

Hai, nó nhắc nhở những nhà cầm quyền hãy phát huy tinh thần phê bình và tự phê bình theo đúng điều lệ và ý thức chính trị của họ, và cho công luận biết chuyện sai đúng.

Ba, nó nhắc nhở cả các nhà khoa học nữa: cây bạch đàn (eucalyptus) là loại cây trồng ở nơi cần làm khô đầm lầy; và trồng loại cây này cũng kéo theo hậu quả là đất bị hút cạn kiệt chất dinh dưỡng. Tiếc thay, chẳng hiểu vì sao các nhà nông học, thực vật học, lâm học Việt Nam lại vẫn im tiếng, để một trang mạng không chuyên như BVN phải cấp báo chuyện này?

Sau hết, BVN có nhã ý chép từ BBC một trang ý kiến của bạn đọc (còn nhiều trang nữa, chỉ chép một trang thôi) để bà con ta hiểu tâm trạng người Việt mình ở nhiều phương trời đang nghĩ gì về mỗi một hành vi hàng ngày của chúng ta làm nhục hay vinh cho danh dự Tổ quốc – ừ thì hành vi của các quan, nhưng quan cũng là thay mặt dân tức là chúng ta chứ còn gì nữa.

Bauxite Việt Nam

Vì sao người Trung Quốc “máu” thuê rừng Việt Nam đến thế?

Phạm Viết Đào

Trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước, rừng đối với dân tộc Việt Nam có một vị trí vô cùng trọng yếu không chỉ bởi đây là nơi cung cấp lâm thổ sản mà còn là cái nôi để nhiều triều đại sinh cơ lập nghiệp, gây dựng cơ đồ chống lại các thế lực ngoại bang lớn mạnh hơn mình nhiều lần…

Trong cuộc họp báo chiều ngày 3/3/2010, ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng tuyên bố với báo giới: “Việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đều tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nước ta đất chật người đông, giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho dân là vấn đề rất quan trọng. Các địa phương cần tính toán chặt chẽ với các dự án đầu tư, nhất là ở những vùng liên quan đến an ninh quốc phòng”, ông Phúc nói. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lưu ý, đây là lý do để yêu cầu lãnh đạo các tỉnh phải xem xét từng dự án. Liên quan đến các kiến nghị của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, ông Phúc cho biết, Chính phủ đã họp cả ngày hôm qua để thảo luận và sẽ tiếp tục họp vào ngày mai để thống nhất biện pháp giải quyết.

Lời chúc cho người dân chài

André Menras
Một người nước ngoài vừa nhập quốc tịch Việt Nam mà biết cặn kẽ từng cái mốc thời gian Trung Quốc chiếm cướp biển đảo của chúng ta, đồng thời có những lời chúc thật nặng nghĩa tình với ngư dân miền Trung vốn đang trong cảnh phải đương đầu trực tiếp với mọi hiểm nguy từ bọn cướp biển Trung Quốc. Ước gì các nhà lãnh đạo nước ta đối với tình cảnh khốn khổ của ngư dân mình cũng có được một vài cách biểu hiện tình thương làm ấm lòng như thế, chứ không phải lặng thinh như lâu nay. Ước gì những ai đấy vẫn coi việc đàn áp người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa là biện pháp đắc sách biết ngẫm nghĩ lại khi đọc bài viết của ông André Menras. Còn nếu trong đáy lòng họ vẫn thấy trơ trơ không có chút xấu hổ, thì có lẽ hay nhất là hãy làm ngược với ông ấy: nên sớm chuyển đổi quốc tịch Việt Nam sang quốc tịch một nước nào khác.
Bauxite Việt Nam


Những lễ hội để mừng năm mới đã kết thúc. Những ai yêu nhân dân Việt Nam chỉ có thể chúc họ bình an, hạnh phúc và dũng cảm.

Riêng tôi, tôi muốn gửi lời chúc này đến những người dân chài đất Việt, những ngư dân đang đánh bắt cá xa bờ của các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Bởi lẽ năm vừa qua, chính họ đã không ít lần bị lâm nạn trên biển mà kẻ đã bức hiếp họ chính là những tàu của Trung Quốc, “người anh cả” đang sử dụng chính sách gặm nhấm với tham vọng trở thành kẻ bá chủ Biển Đông.

Người trong cuộc nhìn thấy một cuộc cách mạng đang tích tụ tại Trung Quốc

John Garnaut

Chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về bất ổn xã hội đã cảnh báo rằng những chính sách an ninh cứng rắn đang đưa quốc gia này đến bờ vực của “cuộc biến động cách mạng”. Chúng ta có thể nói thêm, nguồn sức mạnh kỳ diệu góp phần đẩy nhanh cuộc cách mạng mà người ngoài chưa hề lường tính được ấy chính là interrnet. Giáo sư Yu Jianrong là người lâu nay được xem như một tư vấn đầy tín nhiệm của các nhà cầm quyền trên thượng đỉnh cho biết: “Các quan chức tham nhũng đang có mối quan tâm sâu sắc và cấp thiết trong việc kiểm soát giới truyền thông và đặc biệt là internet [...]. Họ càng cảm thấy những ngày cuối cùng của họ đến gần do internet và tự do thông tin, họ càng trở nên hung bạo và tham nhũng, ở trong một vòng luẩn quẩn đồi bại, cuối cùng sẽ đưa đến sự sụp đổ”.
Bauxite Việt Nam

The Sydney Morning Herald, ngày 27/02/2010

Trái ngược với hình ảnh đang được thể hiện ra thế giới bên ngoài về một Trung Quốc mạnh mẽ, quyết đoán và đoàn kết, Giáo sư Yu Jianrong đã đưa ra dự báo của ông về một thảm họa đang thành hình từ bên trong, dựa trên các điều tra tinh tế, đồng thời dựa vào những quan điểm của các Bộ trưởng bên trong Chính phủ Trung Quốc.

Ý kiến bạn đọc: Bác Trọng phát biểu không đúng với “triết học”

Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa

Ông Nguyễn Phú Trọng

Trưa nay đi làm về, đang ăn cơm, tôi đọc VNN thì biết được “trường tư không được dạy về ‘luật, báo chí, sư phạm’” [1]. Miếng cơm đang nuốt đã chặn ngang cổ tôi. Đến tối về liếc qua VNN lại được đọc bài “Chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có đa đảng” của ông Nguyễn Phú Trọng tôi càng rầu lòng thêm.

Bác Trọng chỉ được phép phát biểu câu trên khi bác không phải là Chủ tịch QH, tốt hơn nữa bác không phải là Ủy viên trung ương Đảng, vô tư hơn nữa nếu bác không phải là đảng viên. Bản thân bác là “chủ thể” thì sao bác lại kết luận độc đảng là đòi hỏi khách quan được (bác có học triết học không?). Câu này chỉ có thể trả lời được bằng trưng cầu dân ý hay nói cách khác, câu này phải do dân tộc trả lời chứ không  phải một người đảng viên trả lời, nhất là một người đảng viên tầm cỡ như bác (nhân đây cũng nhắc bác rằng còn 2 lá thư của tôi gửi bác qua báo chí mà bác chưa trả lời).

Bây giờ ta hãy xem tại sao môn luật, báo chí, sư phạm lại không được dạy trong trường tư – phải chăng những môn này có các bí mật quốc gia mà chỉ 3 triệu công dân đảng viên được biết chứ không phải dành cho 86 triệu dân mình? Năm vừa rồi các cơ quan tư pháp nước ta đã cho dân thấy là Thủ tướng hay Chủ tịch nước được miễn trừ với luật pháp. Đến đợt đại hội này sẽ là bí thư, chủ tịch tỉnh, còn cấp huyện thì để lại đợt đại hội sau nữa – có phải thế không bácTrọng?

Thưa Đảng, dân chúng tôi rất yêu Đảng, chúng tôi không thích đa nguyên đa đảng một khi đang có một chính đảng xứng đáng với dân tộc. Cho nên có cần đa đảng hay đa nguyên gì đó hoàn toàn phụ thuộc vào Đảng – có xứng tầm với dân tộc hay không? Mà xin nhắc lại, lời khẳng quyết xứng hay không xứng phải là của chúng tôi chứ không phải của Đảng. Vậy thì, các bác hãy lấy lại lòng tin của dân đi – từ hành động các bác làm (dân theo dõi kỹ lắm đấy, như vụ bán rừng chẳng hạn, đang xôn xao lo lắng hiện trên nét mặt mọi người suốt từ Nam đến Bắc) cho đến cả từng câu nói của mỗi bác, những người đại diện cho Đảng.

VTN 0962412242

[1] Theo BVN biết thì Bộ GD & ĐT đã công bố sở dĩ có Quyết định lầm lẫn này là do “lỗi kỹ thuật” nên Quyết định chỉ trường công mới được dạy các môn luật, báo chí và sư phạm nay coi như xóa bỏ.

HT Mạng Bauxite Việt Nam biển tập.

Thư bạn đọc: Thư ngỏ Trân trọng gửi đến Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

Bùi Minh Quốc


Tôi rất xúc động đọc “Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt Sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam viết ngày 04.03.2010 của Tiến sĩ gửi đến các cơ quan thẩm quyền. Kiến nghị đã nói cho cả tâm nguyện của tôi, gia đình tôi – một gia đình liệt sĩ, và chắc rằng cho cả hàng mấy chục triệu gia đình Việt Nam. Trước đây, ngày 19 tháng 01 năm 2008, tôi đã bày tỏ tâm nguyện này trong bài

THƠ DÂNG
để kính dâng anh linh các liệt sĩ
vì Tổ Quốc đã bỏ mình trong lòng đất lòng biển
Hoàng Sa Trường Sa

đã đăng trên trang mạng BVN ngày 19.01.2010, sau đó được nhà báo,  nhạc sĩ Nguyễn Văn Chính (Nguyễn Chính) phổ nhạc và trình xướng trước một bộ phận công chúng Nha Trang trong dịp đầu xuân Canh Dần vừa rồi (hiện nhạc sĩ Nguyễn Văn Chính đang tìm nhà tài trợ để dựng thành hợp xướng).

Mong Tiến sĩ hãy coi tôi và nhạc sĩ Nguyễn Văn Chính (Nguyễn Chính) là hai người ký tên vào Kiến nghị nối theo tên của Tiến sĩ.

Trong khi chờ phúc đáp của các cơ quan thẩm quyền (thường phải chờ rất lâu, hoặc không bao giờ có sự phúc đáp), tôi đề nghị tất cả những ai đồng ý với Kiến nghị của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hãy phát huy lòng yêu nước một cách tích cực chủ động năng động với vô vàn sáng kiến chuyển thành những việc dễ làm nhất, đảng viên nào cũng làm được, công dân nào cũng làm được.

Xin mạn phép gợi ý một vài việc:

- Trong từng gia đình, ngày nào cũng nhắc nhau về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhắc nhau về Hoàng Sa và một phần Trường Sa còn nằm trong tay giặc bành trướng Trung Quốc, nhắc nhau về những gian nguy mà các chiến sĩ nơi tiền tiêu biên giới hải đảo đang phải chịu đựng. Gia đình nào có điều kiện thì lập bàn thờ trong phòng hoặc bia tưởng niệm trong khuôn viên để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam đã bỏ mình vì Tổ Quốc tại Hoàng Sa Trường Sa.

- Tất cả những ai, trước hết là các đảng viên, các lão thành, các cựu chiến binh, các cấp ủy viên những khóa trước, có quan hệ gần gũi với các ủy viên Bộ chính trị và trung ương khóa này thì ra sức vận động số cán bộ đương nhiệm ấy đáp ứng tích cực Kiến nghị của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Vận động bằng bài viết, bằng thư riêng, bằng gặp gỡ trực tiếp hoặc qua điện thoại thúc giục hàng ngày. Đồng thời cũng vận động các cán bộ đương nhiệm từ huyện ủy viên trở lên đến tổng bí thư có con, cháu trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự thì phải đưa con ra làm nhiệm vụ 2 năm tại các vị trí tiền tiêu biên giới hải đảo rồi mới được vào đại học.

- Những ai có điều kiện thì in những chiếc áo mang hình bản đồ Việt Nam với dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam đem gửi tặng tận tay các cấp ủy viên đương nhiệm kèm theo thư yêu cầu họ mặc (chú ý đem tặng ngay trong dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng, bắt đầu từ Ban Mê Thuột, rồi Plây-cu, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang v.v.); ai có điều kiện nữa thì sản xuất nhiều áo như thế đưa đến tận nhà các cấp ủy viên ấy nhờ họ đem tặng cho thanh niên học sinh sinh viên mặc. Nếu họ không thực hiện một yêu cầu chính đáng rất dễ làm như vậy thì chúng ta có quyền vận động ký kiến nghị đòi họ rời bỏ chức vụ, và vận động gạch hết tên họ trong các lá phiếu nếu họ lại ứng cử vào các cấp ủy hoặc các cơ quan dân cử và đoàn thể.



Đà lạt ngày 05.03.2010

BÙI MINH QUỐC
03 Nguyễn Thượng Hiền – Đà lạt

Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt Sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Cù Huy Hà Vũ

Sau bài viết về Đàn Âm hồn đã được đăng tải trên nhiều trang mạng từ 2007 và gần đây đăng lại trên BVN, TS luật Cù Huy Hà Vũ vừa gửi Kiến nghị  lên các cơ quan Nhà nước về việc xây dựng một Đài liệt sĩ tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh ở Hoàng Sa và Trường Sa. Bản Kiến nghị ra đời trong bối cảnh Trung Quốc đang hung hăng bộc lộ tư tưởng hiếu chiến muốn tranh thủ thời cơ nuốt nhanh tất cả biển đảo tại hai vùng này của nước ta (xem Dương Danh Dy: http://boxitvn.wordpress.com/2010/03/04/phan-ung-cua-mot-so-mang-trung-quoc-truoc-viec-quoc-te-hoa-bien-dong/#more-1961), là một tiếng nói thức thời, khơi dậy một phong trào sâu rộng trong quần chúng nhằm nâng cao cảnh giác sắc bén hơn với kẻ thù truyền kiếp.

Nhưng điều còn rất quan trọng là trong bản Kiến nghị này, tác giả đã bày tỏ một quan điểm mới: nêu tấm gương hòa hợp chân thành đối với người Việt khắp bốn phương trên thế giới, không phải theo lối “chiêu hồi” như lâu nay ai cũng mặc cảm, mà hòa hợp trên cơ sở người cùng một bọc, “máu chảy ruột mềm”. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974 cũng phải được khắc ghi bia đá trong Đài liệt sĩ như các chiến sĩ Cộng hòa XHCN Việt Nam bị đạn pháo Trung Quốc bắn gục tại Trường Sa năm 1988.

BVN xin giới thiệu bản Kiến nghị của Cù Huy Hà Vũ với bạn đọc như một dấu mốc khởi đầu cho quyết tâm “bước qua lời nguyền” mà bao nhiêu năm người ta chỉ nói đầu miệng chứ không hề muốn thực hiện.



Bauxite Việt Nam


Chưa thấy “sự cần thiết khách quan” ư?

V.Quốc Uy


Gần đây, sau khi TS luật Cù Huy Hà Vũ lên tiếng rằng thời đại Hồ Chí Minh là thời đại đa đảng, hai chữ “đa đảng” bỗng được bàn đến nhiều, thậm chí một vị quan chức không mấy khi thấy đề xuất được một vấn đề lý luận gì cho hẳn hoi cũng nói đến “đa đảng”. Cởi mở thay!

Nhưng câu chuyện “đa đảng” không phải là một cái cớ cho ai đấy nói năng không nghiêm túc, hoặc gượng gạo chống chế, mà cần có chủ thuyết và có cả thực tế kiểm nghiệm trong lập luận. Bài viết dưới đây là một ý kiến riêng của tác giả, mong góp phần soi tỏ vấn đề, nhìn ở thời điểm hiện tại với nhiều điều ngôn ngang, bức xúc.

Bauxite Việt Nam
Trả lời phỏng vấn trong chuyến công du Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một câu lập tức thu hút dư luận: Hiện ở Việt nam, xã hội ổn định, phát triển đạt kết quả, đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước đang đi lên, quốc hội ngày càng dân chủ, chế độ một đảng vẫn là hiệu quả nhất. Ông kết luận: riêng tôi, tôi nghĩ không phải nhiều đảng thì nhiều dân chủ, tôi chưa thấy sự cần thiết khách quan cần phải có chế độ đa đảng.

Lời phát biểu này của ông Nguyễn Phú Trọng thực ra chỉ là nhắc lại một câu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 20 năm trước, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 2 năm 1990.

Nếu ai cũng sợ bị “chụp mũ”

Cao Nhật
BVN không dám tin ở hiệu quả của mọi lời góp ý, không phải vì người góp không chân thành, mà vì trải qua thực tế bao nhiêu kỳ đại hội từ trước đến nay, góp ý dường như chỉ là những “trò diễn” làm cho vui, để rồi đâu lại vào đấy. Vẫn là một ông Vũ Như Cẩn ngồi trên đầu thiên hạ.

Dù sao, đây là một tiếng nói trung thực và thẳng thắn, xin đăng lên để bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam


Ông Dương Phú Hiệp. Ảnh: Thanh Nga

“Nếu ai cũng sợ bị “chụp mũ”, nếu chỉ có một trung tâm độc quyền phát ra chân lý, nếu cấp dưới chưa có thói quen dám tranh luận với cấp trên, không dám suy nghĩ bằng cái đầu của mình vì còn sợ “mất đầu” thì tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận ở nước ta còn kéo dài” – ý kiến của GS.TS Dương Phú Hiệp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương.

Tranh luận sòng phẳng

Cá nhân ông từng là người tham gia soạn thảo một số văn kiện Đại hội Đảng, ông có ưu tư gì để công tác xây dựng, lấy ý kiến của người dân đạt hiệu quả ngày càng cao hơn?

- GS TS Dương Phú Hiệp: Bắt đầu từ Đại hội VI, các văn kiện đã được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân, việc làm này là rất cần thiết và rất đáng hoan nghênh nhưng theo tôi nên có cách xử lý đổi mới vì nếu nó chỉ dừng lại ở tính hình thức, tính tuyên truyền thì không có nhiều ý nghĩa thực chất.

Người chuẩn bị văn kiện ĐH khi đã đưa ra hỏi ý kiến thì phải biết lắng nghe, thực sự cầu thị. Hỏi ý kiến ở đây là hỏi thật, nghe là nghe thật và phải tổ chức công việc tiếp nhận, phản hồi rõ ràng và cần một không khí tranh luận sòng phẳng.

Tại sao thế giới coi “Made in China” là nhãn hiệu của sự khinh bỉ?

Paul Midler
BVN đăng lại dưới đây 2 bài viết có mối quan hệ liền mạch với nhau, nó là chỉ báo tâm lý sợ và ngán Trung Quốc của cộng đồng nhân loại hiện nay. Người ta ngán sợ Trung Quốc trong hình hài một con rồng đang ra sức dương vây múa vuốt với thế giới bằng sự hăm hở muốn leo lên vị trí siêu cường thì cũng có nhưng chưa trực tiếp lắm, mà ngán sợ vì những việc làm bất minh trong hầu hết các quy trình công nghệ của nó để dân chúng Trung Quốc và thế giới ăn quả lừa giá rẻ đến không ngờ nhưng sản phẩm thì lại tồi tệ hết chỗ nói, thậm chí một số loại hàng thực phẩm nào đấy còn có khả năng giết lần giết mòn dân số của chính Trung Quốc và thế giới, thì đó mới là nỗi ám ảnh thường xuyên đối với mọi người. Người ta bỗng nhận ra một thứ "thâm nho" kiểu Tàu truyền kiếp - ngọt hơn mía lùi để rồi cuối cùng là bồ hòn chứ không phải mía - mà hế tiếp xúc một lần là nhớ đời. Chính vì thế, ở các thị trường chợ cóc Việt Nam gần đây có hiện tượng nhiều hoa quả nhập từ Trung Quốc đã được các nhà buôn dán nhãn mác Việt Nam để người dân đỡ… nhìn vào mà giật thót. Việt Nam, xứ sở chưa có luật lệ nghiêm ngặt trong quản lý sản xuất công nghệ thực phẩm nên mặc ai nấy lừa, qua mắt ngành kiểm tra như bỡn, vậy mà vẫn còn chưa làm người mua kinh hoàng bằng hai chữ “hàng Tàu”. 

Bauxite Việt Nam

VIT – Chỉ đến khi công chúng đồn nhau về sự ghê tởm của “Made in China” – như là nhãn hiệu của sự yếu kém, hỏng hóc thì người ta mới bắt đầu hiểu ra rằng ở đâu đó đang tồn tại một vấn đề nghiêm trọng – một vũng bùn nghê tởm đã khiến họ ngã vào – vũng bùn “Made in China”. Người đời vẫn nói “một lần ngã là một lần bớt dại”, vậy thì nhận diện cái vũng bùn ấy thế nào? Tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc lại có hành động quá xấu xa như vậy? Có phải là các nhà nhập khẩu Phương Tây không hay biết gì về hiện trạng “Made in China” không?


Sai phạm lớn trong đầu tư đường ống dẫn khí PM 3-Cà Mau

Mạnh Quân
BVN từng nhắc đến một trong những kẽ hở của nền kinh tế do Nhà nước ta quản lý là các Tập đoàn kinh tế đóng vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất lại là những nơi phung phí tiền của của dân tệ hại vì tham ô, lãng phí, làm ăn thua lỗ, góp phần đẩy an sinh xã hội ngày một xuống dốc. Bài viết dưới đây của Mạnh Quân là một dẫn chứng cụ thể.

Bauxite Việt Nam


Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại lễ khánh thành PM3. Ảnh: Chinhphu.vn

Đã khá lâu, kể từ khi nhiều vụ sai phạm lớn trong các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được phát hiện, khởi tố như: việc đấu thầu gói thầu số 1 dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, vụ án cung cấp thiết bị giàn block nhà ở ngoài khơi cho giàn khoan cho Vietsopetro …Người ta tưởng rằng, sau các vụ việc nghiêm trọng đó (nhiều cán bộ của ngành dầu khí đã bị truy tố, cách chức trong các năm 2004-2006), những quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản sẽ được PVN và các đơn vị trực thuộc chấp hành nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm toán mới đây tại dự án đầu tư đường ống dẫn khí PM3 –Cà Mau, một công trình quan trọng với số vốn đầu tư khá lớn (trên 3.545 tỷ đồng) do PVN làm chủ đầu tư đã lại báo động về việc thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành chính sách về đầu tư, xây dựng cơ bản ở ngành dầu khí.

Phản ứng cúa một số mạng Trung Quốc trước việc quốc tế hóa Biển Đông

Dương Danh Dy
Không ai lạ gì chủ nghĩa dân tộc cực đoan là phương thuốc mà nhà nước Trung Quốc luôn đem ra dùng để cứu chữa những vết thương trong nội tình nước họ. Nhưng giữa thời buổi toàn cầu hóa này mà lại trắng trợn hô hào làm cướp biển đối với một nước “anh em” cùng chung ý thức hệ, một nước mà mình từng nêu nguyên tắc chung sống ngọt xớt “16 chữ vàng”, thì kể cũng lạ thay. Tuy vậy, bài viết trên trang mạng Hoàn cầu mà nhà nghiên cứu Dương Danh Dy tóm lược dưới đây cũng để lòi một cái đuôi, cho thấy tâm lý canh cánh sẵn có từ lâu của ông bạn láng giềng phương Bắc. Kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, “anh Hai” bao giờ cũng lo sợ Việt Nam ngả hẳn sang phía Mỹ. Cho nên, trong những lời hùng hổ đòi đánh chiếm ngay biển đảo của nước ta, cái đuôi “kiềng Mỹ” vẫn lộ ra như đuôi con hồ ly trong truyện truyền kỳ.


Bauxite Việt Nam
Vùng biển "lưỡi bò" Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. - Ảnh: tuoitre.com.vn


Trình độ học vấn, tuổi tác và giới tính của nội các Chính phủ Na Uy

Nguyễn Quang Minh
Đem một Nhà nước như Na Uy so sánh với Nhà nước Việt Nam thật như đôi đũa lệch, so làm sao được. Một bên người ta đi xe hạng sang nhất nhì thế giới, hễ đi đâu giữa cái thành phố đông nghẹt người này thì hàng đoàn xe cảnh sát tuýt còi từ hàng cây số làm mọi người chạy dạt ra xa, ùn tắc hết mọi ngả đường; vận chuyển từ nước này sang nước khác thì có chuyên cơ dành riêng, từ Hà Nội vào Sài Gòn cũng đi máy bay đặc biệt, ít nhất thì cũng ngồi hạng vip mà nếu thiếu chỗ thì đuổi luôn cả vị khách Chính phủ nước ngoài đã lỡ mua phải cái vé vip đó từ trước. Có đâu phải nếm mùi xe bus hoặc gò lưng trên xe đạp đến công sở, làm thế nó xấu mặt đi.


Còn về bằng cấp ư? Người ta đang có kế hoạch Tiến sĩ hóa toàn bộ những cái ghế ở tòa Thị chính giữa Thủ đô này, nói chi đến những cái ghế trong Thủ tướng phủ và Chủ tịch phủ. Đem mấy cái bằng quèn Cử nhân, Cao đẳng, thậm chí Thợ hàn ra thì hỏi ăn ai mà cũng dám khoe.


Có giỏi thì cứ khoe nữa đi. Bệnh viện bên ấy chắc vắng teo, chẳng ma nào thèm vào, còn ở bên này a, đông nhất thế giới đấy, 3, 4 bệnh nhân chen nhau một giường, có hấp dẫn như thế nào người ta mới tranh nhau đến nghìn nghịt như vậy chứ? Và trường học nữa. Mới tuổi mẫu giáo đã phải đóng tiền đấy, nếu không thì lấy đâu ra chỗ cho các em, đâu phải như bên ấy đến hết trung học cũng còn miễn phí (ngày xưa thằng Pháp chẳng gọi khinh rẻ những bệnh viện miễn phí là nhà thương thí là gì?). Rồi nữa, nước người ta là nước trọng lao động, các cụ già tám, chín nươi đều vẫn hăng hái lao động để kiếm tiền nuôi con cháu mình (không tin cứ về tận các vùng sâu vùng xa ở nông thôn mà quan sát), chứ đâu phải như ai mới sáu mươi đã kéo nhau vào nhà dưỡng lão nằm khểnh. Quan điểm lao động thế là có vấn đề đấy.


Cứ chờ một thời gian nữa mà xem, định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đưa dân ta đặt chân mấp mé lên bờ vực thiên đường, lúc ấy chắc Na Uy phải cho khối người sang đây mà học kinh nghiệm cũng chắc gì đã đuổi kịp.

Bauxite Việt Nam
Bài này của tác giả Nguyễn Quang Minh gửi và nhờ tôi đăng hộ để bạn đọc có thêm thông tin đa chiều. Thông tin ở đây là câu chuyện về học vấn của các Bộ trưởng bên Na Uy. Tác giả là người đã định cư ở Na Uy trên 30 năm, hiện đang làm trong lĩnh vực tài chính dầu khí và kinh tế, nên cũng biết tình hình bên đó.

Cho thuê rừng đầu nguồn: Quốc hội cần đi khảo sát

Lê Nhung



Vấn đề mà hai vị lão tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh khơi lên đã trở thành cả một sự cố trong đại trong đời sống xã hội nước ta. Bởi thế, tiếp theo tiếng nói của hai ông, một luồng dư luận bỗng râm ran khắp từ Nam đến Bắc, khiến không một ai không quan tâm đến việc bán rừng đầu nguồn. Người dân đang được chia đất trồng rừng quan tâm và phản ứng đã đành, người dân miền xuôi cũng băn khoăn lo lắng trước hậu quả khôn lường của việc giao những khu rừng lẽ ra phải nghiêm cấm mọi sự trao đổi mua bán – vì đó là vận mệnh quốc gia không bao giờ được trao vào tay nước khác, chưa nói mọi hậu quả lũ lụt và bao nhiêu chuyện trớ trêu rồi đây sẽ ập xuống đầu họ. Lẽ tự nhiên Quốc hội phải vào cuộc và sớm có quy định về những nguyên tắc cứng rắn trong việc sử dụng các loại tài nguyên, sản vật thuộc hàng trọng yếu bất khả xâm phạm của đất nước, nếu không từ đây sẽ trở thành một tiền lệ hết sức nguy hiểm tiếp sức cho những kẻ đáng phải tuân thủ phép nước bậc nhất thì lại tha hồ vung vãi theo ý mình mà cuối cùng vẫn phủi tay.


Lần này, BVN đăng hai ý kiến trả lời phỏng vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân và của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu trong cùng một ngày trên hai tờ báo khác nhau – riêng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì đây là lần thứ tư trong vòng 20 ngày ông lên tiếng về việc này. Để thấy vụ việc mà các vị quan đầu tỉnh (10 tỉnh) từng là đầu têu và hiện đang tìm mọi cách chống chế, thực sự nóng như thế nào.


Bauxite Việt Nam



ĐBQH Nguyễn Đình Xuân

Theo ĐBQH Nguyễn Đình Xuân, nếu không đảm bảo cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ xảy ra nguy cơ tiếp tục phá rừng mưu sinh.

“Cần xem lại việc cho thuê đất rừng”

Đoan Trang

(phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh)
Xin lấy bài Từ phân cấp đến cát cứ của Phan Lợi (Bút Lông) cũng trên báo Pháp luật TP HCM (http://phapluattp.vn/2010030111482264p0c1013/tu-phan-cap-den-cat-cu.htm) làm đề từ:

Khi dư luận xôn xao về việc chính quyền 10 tỉnh cho nước ngoài thuê trên 300.000 ha rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nhiều người lại nhớ đến việc “rung chuông” mạnh mẽ của nhiều chuyên gia kinh tế về nạn “cát cứ” của các chính quyền địa phương gần đây trong việc sử dụng các nguồn lực.

Nói cách khác, sự cát cứ này là biến tướng xấu từ chuyện phân cấp một cách thiếu kiểm soát kéo dài. Hơn 20 năm qua, thoát khỏi nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp thì “phân cấp” được xem là cứu cánh, xóa bỏ rào cản đem lại sự năng động cho cơ sở. Nhiều nơi đã nổi lên như những anh hùng của đổi mới.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là môi trường bị tàn phá, là sân golf “nuốt” đất lúa, là cảng biển, sân bay, khu công nghiệp (KCN)… mọc tràn lan nhưng vắng khách.

Không thể chậm trễ hơn nữa, ngay bây giờ phải xem xét một cách nghiêm túc cơ chế phân bổ, sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế.

Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đình Cung, nói thẳng việc phân bố đầu tư phải điều chỉnh lại theo hướng đầu tư tập trung vào các nút cổ chai tăng trưởng “Đơn cử như việc kết nối các KCN. Hà Nội và Bắc Ninh có các KCN lớn. Thế nhưng khi kết nối hai khu thì Bắc Ninh đã rót vốn đầu tư hoàn chỉnh đoạn thuộc tỉnh mình nhưng Hà Nội lại không hào hứng do tâm lý sợ nhà đầu tư sẽ chuyển qua Bắc Ninh, nơi có đầu vào rẻ hơn. Việc kết nối giữa Long An và TPHCM cũng vậy, Long An làm, còn TP.HCM không vội. Người ta quên mất rằng điều này đồng nghĩa với việc nguồn lực quốc gia được sử dụng hiệu quả hơn” - ông Cung nói.

Ở góc độ kinh tế, ông Cung đề xuất cần cho Chính phủ một không gian điều hành lớn hơn, đặc biệt là chính quyền trung ương, bởi “chúng ta phân cấp quá nhiều và bây giờ đang phải đối mặt với các hệ lụy của nó. Chính sách phân cấp hiện đã giới hạn không gian phát triển kinh tế ở địa phương. Giới hạn đó bó hẹp, phân tán quá, không đảm bảo quy mô phát triển”.

Còn ở góc độ chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng thì quá rõ: sự cát cứ mang“tư duy nhiệm kỳ” chạy theo thành tích bắt đầu đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng mà cảnh báo của hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã khá cụ thể.

“Cơ chế do chúng ta tạo ra và chúng ta có thể sửa đổi được”. Ông Cung nói và điều cơ bản là chúng ta muốn làm hay không.

Phan Lợi


Ông Vĩnh cho rằng việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng dài hạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm họa.

Đầu tháng 2, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có thư kiến nghị lên Trung ương Đảng nêu ý kiến cảnh báo mạnh mẽ việc một số tỉnh cho doanh nghiệp nước ngoài thuê dài hạn một diện tích lớn đất rừng đầu nguồn. Pháp Luật TP.HCM có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Trọng Vĩnh.

Gửi người Việt Nam hoang phí

Khương Duy

Trách móc người Việt Nam hoang phí có phần đúng mà cũng có phần nghe như hơi bất nhẫn. Người Việt Nam, người dân quê Việt Nam, vốn chất phác và rất cần kiệm, rất biết chắt chiu những gì cha ông để lại cho mình. Nhưng nhiều thói quen đã được tập nhiễm từ bao nhiêu lâu nay, không phải từ khi có chút của ăn của để mà bắt đầu chơi sang, mà trước đó rất lâu nữa kia. Hình như người ta đã dạy cho nhiều thế hệ những quan niệm tưởng đâu hay ho mà hóa ra là các thói hư tật xấu, trong đó tật xấu nhất là cách nhìn đảo ngược các giá trị của quá khứ, ngỡ như đảo ngược như thế mới là cách mạng. Bởi thế, hoang phí phát sinh, một phần lớn do cách ứng xử với các giá trị theo chiều hướng phải tung hê chúng đi, dày đạp lên chúng, để từ con số không mà thiết lập một hệ giá trị mới, xưa kia chưa từng có.


Ai chịu trách nhiệm về kiểu ứng xử ấy? Chính là một thứ ảo tưởng mê muội một thời đã lôi cuốn người ta, như trong một cơn điên tập thể: bạ chùa chiền nào cũng phá, tài năng nào của chế độ cũ cũng vứt bỏ, sách vở nào người xưa để lại cũng chứa đầy nọc độc phong kiến, phản động, phải đem ra đốt sạch, điệu hát lời ca nào cũng mang đầy tình cảm hưởng lạc ủy mị, hoặc pha phách mê tín dị đoan, phải vừa nghe vừa cảnh giác để khỏi ảnh hưởng đến mình. Cho đến khi tỉnh ra, chủ nghĩa tập thể không còn nữa, thì người ta lại đi đến cái trạng thái cực đoan quay ngược một cách vô chính phủ: cái gì của công, nếu đập phá được thì đập quách đi cho bõ ghét, còn như nếu “nẫng” lấy được thì phải tìm mọi cách nẫng ngay. Sự cực đoan không phải ở người dân tầm thường mà ở ngay trong hàng ngũ quan chức thường rao giảng những lý tưởng đẹp, những định hướng xã hội chủ nghĩa. Bán rừng đầu nguồn, đẩy đất nước đến nguy cơ mất an ninh, lâm vòng tai họa, thì cũng là ngón sở trường của các ngài đã luôn mồm “định hướng xã hội chủ nghĩa” một cách không kém hùng hồn.

Bauxite Việt Nam
Mỗi mảnh đất của quê hương là một mảnh thịt xương người Việt đã ngã xuống để giữ gìn. Sao không bằng sức mình làm giàu trên mảnh đất ấy? Trao nó vào tay người ngoài không chỉ là hoang phí mà còn là một mối nguy hiển hiện. Đó là một sự lãng phí có tội với tương lai của đất nước.

“Tiết kiệm là quốc sách” – câu nói ấy được lặp đi lặp lại không biết bao lần trên sách vở, báo đài nhưng dường như tác dụng của nó thực sự chưa thấm vào đâu. Tôi chợt nghĩ, đó là do người Việt Nam chúng ta không những không có bản tính tiết kiệm mà ngược lại còn vô cùng hoang phí, nên khẩu hiệu ấy mới như “nước đổ lá khoai”.

Lao động Trung Quốc ở Papua New Guinea

Tiến Vĩnh
Trung Quốc cần mẫn cho công nhân của mình chui sâu vào hầm mỏ tưởng đã bỏ đi của nhiều nước khác. Họ mang về nước từng vỉa quặng quý, vắt kiệt tài nguyên của nước sở tại, và để lại một khu phố Trung Quốc đồ sộ, đủ để nước Trung Hoa mai phục ở đó cả một… tiểu bang. Một khi tỉnh ngộ ra, dân chúng nhiều nước bỗng ngạc nhiên thấy mình tự nhiên mất cả chì lẫn chài, mà chẳng hiểu vì sao lại nên cơ sự ấy. Có gì đâu, “thuê đất”, “mượn đất” hay đúng hơn là “thả con săn sắt bắt con cá rô” đã là một quốc sách của các triều đại Trung Quốc kể từ thời Tây Hán, như trong bài viết sau của Nguyễn Lệ ChiBVN xin giới thiệu để bạn đọc cùng xem xét trong một hệ thống, nhằm hiểu rõ hơn tư duy bành trướng có nguồn gốc lâu đời của Trung Hoa. Có điều, ngày nay quốc sách ấy của Trung Nam Hải còn ghê gớm hơn nhiều, từ “mượn đất” đi đến “mượn biển”, mà mượn không được thì ngang nhiên cướp cạn. Nhưng chính sách vừa xoa vừa đấm ấy liệu còn thi hành được bao lâu? Sự phẫn nộ của nhân dân nhiều nước như trong hai bài viết dẫn ở đây cho thấy người ta đã tỉnh ra nhiều, người ta ngày càng cảnh giác với cái gọi là “túi khôn” Trung Quốc.

Bauxite Việt Nam
Bữa trưa trong khung cảnh vội vã là không khí quen thuộc tại mỏ nickel va cobalt Ramu ở vùng đồi heo hút của Papua New Guinea (PNG). Nhóm công nhân Trung Quốc và công nhân bản địa ngồi riêng rẽ.

Những công nhân Trung Quốc của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group Corp.) tới đây bằng đường biển. Doanh nghiệp nhà nước này từng đầu tư 1,4 tỷ USD vào những mỏ khoáng sản này. Những công nhân này không thể hiểu được cả tiếng Anh lẫn thứ tiếng bồi, hai trong số những ngôn ngữ được sử dụng tại Papua New Guinea. Nhưng người Papua New Guinea (PNG) lại không biết nói tiếng Trung Quốc. Thậm chí không khí trong bữa ăn vẫn diễn ra rất nặng nề ngay cả khi có một hoạt động đòi hỏi sự thận thiện và tính cộng đồng. “Làm sao chúng tôi có thể cùng nhau ăn uống nếu mọi thứ đối với chúng tôi đều rất khác biệt?” Đó là câu hỏi của Shen Jilei, người lần đầu tiên ra nước ngoài, được đưa thẳng từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tới một quốc gia Nam Thái Bình Dương mà anh ta thậm chí còn không biết là nó có tồn tại.

Chiến lược thuê đất của Trung Quốc

Nguyễn Lệ Chi


Trong nhiều năm qua, người Trung Quốc đã thuê đất đai ở khắp các châu lục trên thế giới.

Theo BBC, ngày 30.1.2010, một cuộc biểu tình với hàng trăm người dân đã diễn ra tại thành phố Almaty ngay sau khi giới lãnh đạo Kazakhstan thông báo Trung Quốc muốn thuê hàng triệu héc-ta đất nông nghiệp của nước này.

Sự kiện trên chỉ là một trong vô vàn vấn đề liên quan tới chiến lược thuê đất của nước ngoài mà chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh trong nhiều năm qua.

Vấn đề “nhạy cảm” hay là sự né tránh trách nhiệm?

Thảo Lam - Cao Nhật

Bài viết của ông Mai Liêm Trực gây hứng thú cho nhiều người, vì thế trong nhóm khởi xướng BVN xuất hiện hai tiếng nói bình luận. Xin đăng cùng cả hai để bạn đọc chọn lựa.

Bình luận thứ nhất

Phải thừa nhận rằng bài trả lời phỏng vấn của ông Mai Liêm Trực vừa sắc sảo vừa trung thực. Áp dụng công thức nhân dân thường dùng A (nhưng mà + ưu điểm), ta có như sau: “Đảng viên Thứ trưởng (+ nhưng mà) trung thực và sắc sảo.


Sở dĩ phải nói trước như vậy, vì trên các diễn đàn “theo lề bên phải” và cả loại giả vờ “theo lề bên trái” – chứ không thong dong đi giữa lòng đường – có thể thấy những kiểu phát ngôn của những nhân vật sắp về hưu hoặc mới về hưu rất đáng cho các nhà xã hội học đưa vào bộ nhớ, để một ngày không xa vào lúc nào đó sẽ đem ra phân tích.


Phát ngôn của các đồng chí này chia thành ba kiểu.


Một kiểu rất trung thực nói gì chắc nịch điều đó, và lời nói kiểm chứng được vì cố gắng hòa hợp với việc làm, hễ không làm được thì không nói. Thuộc loại này, thậm chí có người tên tuổi được nhân dân truyền tụng và yêu quý; người ta yêu từ cái vóc người đến khuôn mặt, nhớ cả cặp lông mày hảo hán, nhất hạng yêu họ là những ai thua thiệt đau khổ trong chuyện đất đai.


Một kiểu phát ngôn thứ hai thuộc dạng véo von, mở miệng là “thời cơ vàng” và rủ rê bà con theo dõi Rồng rồi Hổ nhào lộn. Có đồng chí còn đem cả Khổng Tử ra nhai lại, ra vẻ có học thức, đâu phải hạng chạy chức chạy quyền. Nhiều đồng chí vội vã sơ kết tổng kết quãng đời hoạt động trên các diễn đàn, chứng minh tấm lòng son sắt với dân, bóng gió xa xôi cơ chế, nhưng cũng thủ sẵn một chức vụ ở một Trường kia, ở một Hội nọ, ở một Công ty ấy… cốt sao bảo đảm có cả diễn đàn lẫn thu nhập sau khi về hưu.


Một kiểu thứ ba phát ngôn bằng việc làm, xin hiểu “việc làm” là như sau: chẳng nói chẳng rằng, suốt ngày tá lả, phỉnh phò, ngoài những dịp bị mời mọc buộc phải xênh xang áo quần xuất hiện trước ống kính ti vi, còn lại là thời gian của im lặng tiêu hóa cho hết những kinh nghiệm công tác cách mạng bằng vàng ròng đã tích lũy được trong khi đương quyền đương chức. Loại thứ ba này chỉ có một phát ngôn được chính các đồng chí đó tổng kết thành ba chữ MA KÊ NÔ mà chẳng cần diễn giải, ai ai cũng biết!


Điểm lại như thế mới thấy ông Mai Liêm Trực thật đáng yêu. Vì những ý tưởng và cách diễn đạt của ông khiến ai đọc cũng thấy sâu sắc và trung thực.


Nhưng chỉ xin hỏi ông một điều: làm cách gì cho các đồng chí của ông lắng nghe và nghiên cứu những điều ông chân tình góp ý? Và ông sẽ làm gì khi vấp phải sự bướng bỉnh của đá tảng, những hòn đá không những có tư duy theo lề bên phải, những hòn đá có lý luận – tất nhiên là giáo điều xơ cứng – mà còn có cả tài khoản gửi ở tận những đẩu những đâu?


Dẫu sao đó vẫn là bài toán khó cho cả ông, cho những người trung thực và sắc sảo như ông, và cho cả những trang mạng như BVN.

Bình luận thứ hai

Với bản thân ông Mai Liêm Trực, người đã có những đột phá trong việc mở đường thông thoáng cho interrnet ở Việt Nam, BVN không thấy có điều gì để phải chê trách, và ý kiến của ông, xét ra cũng có không ít điều khả thủ, và bạo nữa. Tuy vậy, nhìn tổng thể thì dường như, cũng giống với những quan chức đã hưu trí, ông vẫn nói theo quán tính ở trong đầu chứ không đếm xỉa một cách sát sườn đến thực tế nóng bỏng quanh ông. Chẳng hạn, ông nói: “Lãnh đạo không phải chỉ để cởi trói, lãnh đạo không chỉ cố gắng quản lý theo kịp yêu cầu phát triển mà lãnh đạo ở giai đoạn này phải với tư duy thúc đẩy phát triển”. Ông nói hay đến thế thì lãnh đạo nào mà chẳng ưa. Nhưng nếu ông quan sát mọi việc một cách thực sự cầu thị hơn thì có lẽ mệnh đề cần đặt ra trong năm 2009 vừa qua cho người lãnh đạo là: “Lãnh đạo không phải chỉ để trói người, cũng không phải chỉ cố gắng quản lý theo đòi hỏi tự tung tự tác của các tập đoàn lợi ích chỉ biết tiêu lạm tài sản công mà làm ăn thua lỗ, càng không phải chỉ buông trôi cho các ông trời con của địa phương tha hồ xé nát kỷ cương phép nước, muốn làm giàu bằng cách nào thì làm, mà lãnh đạo cần tuân thủ những bộ luật nghiêm minh, được xây dựng trên lợi ích thật sự của nhân dân và Tổ quốc”. Nói thế tuy có phật ý lãnh đạo đấy nhưng chắc chắn là có ích hơn nhiều cho cái gọi là xây dựng một đề án thiết thực tiến tới Đại hội Đảng CSVN kỳ này.


Ấy là chúng tôi chỉ dám góp ý với ông bằng cách đói chiếu giữa những điều ông luận giải nghe có vẻ rất hay với những gì diễn ra trong đời sống hiện thực một năm qua mà chúng tôi nắm được. Còn những việc đoán già đoán non rằng Đảng CSVN sẽ kỷ niêm 100 tuổi với những cái đầu ngẩng cao như thế nào trước thế giới thì đấy lại là chuyện của thầy tướng số, mà chúng tôi vốn không tin tướng số một mảy may nên xin không lạm bàn. Chúng tôi chỉ lo, với cái bệnh “đồng huyết” hoặc “cận huyết” như hiện nay trong việc kế thừa ngôi vị, thì một thầy tướng giỏi sẽ phải đoán rằng không chóng thì chầy một tấn kịch “Ê Đíp làm vua” cũng xẩy ra thôi ông ạ. Cứ chờ đấy rồi xem.

Bauxite Việt Nam

Ông Mai Liêm Trực. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài

Vũ Điệp - Duy Tuấn

Với bài phóng sự dưới đây, không khó gì để nhận ra, trình độ dân trí của một số người dân ở các xóm xã nay đã khác trước; họ không những biết phản đối những chủ trương bất lợi cho đời sống của gia đình mình mà còn biết những chủ trương ấy còn có thể ảnh hưởng cả đến an nguy của đất nước. Trong khi đó, chính quyền cấp xã, vốn phải trung thành với chỉ thị của các ông quan tỉnh (chứ chưa chắc đã được lợi lộc gì) vô tình đã trở thành đối tượng lừa đảo trước mắt nhân dân. Tình thế rõ ràng không còn như xưa, trên bảo gì mình nghe nấy. Câu ca dao thuở nào: “Cướp đêm là giặc…” nay lại hiện lên lởn vởn.

Bauxite Việt Nam
VietNamNet – Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn).

Thế nhưng, chưa được hưởng lợi gì từ dự án thì họ đã thấy mình bị “hớ”. Tiền làm thuê trồng rừng bị nợ, những lợi ích khác thì không thấy… Một số ít người dân còn lại thì nhất quyết không đồng ý giao đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài này vì họ không biết con cháu họ sẽ sống bằng gì trên vùng đất khó khăn này?. 

Khi chính trị được xem là quan trọng hơn những quyết định đầu tư

John Ruwitch - Reuters

Theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế trong nước, mỗi năm Dung Quất sẽ bị lỗ khoảng 100-150 triệu đô la vì đầu tư vào DQ không kiếm đủ tiền để trả lại tiền vay nợ xây nhà máy lọc dầu. Bên cạnh đó, sản phẩm lọc dầu của Dung Quất sản xuất ra sẽ còn cao hơn giá sản phẩm mua của Singapore vì dầu sản xuất ngoài khơi chở đến DQ mất 700-800 km, lọc xong thì lên tàu và chở vào Sài Gòn mất 700-800 km nữa. Nếu dầu thô chuyển tới lọc ở Singapore và chở lại Sài gòn quãng đường sẽ gần hơn, không bị ô nhiễm môi trường ở Quảng Ngãi, không bị ô nhiễm nước mặn làm ảnh hưởng đến kỹ nghệ 12 tỉ đô la xuất khẩu cá tôm hải sản.


Bài học Dung Quất phải nhận định như thế nào đây? Hay lại trở về với câu châm ngôn muôn thuở: chính trị bao giờ cũng là thống soái? Nếu quả thế thì việc để cho Trung Quốc vào ngồi chồm chỗm ở Tây Nguyên là đúng quá đi rồi, vì tuy có thể nguy hại đến an ninh đất nước, nhưng chính trị xã hội chủ nghĩa thì nhất định sẽ vẫn vững vàng, chỉ có điều đó là chính trị xã hội chủ nghĩa kiểu Tàu, là “thế giới đại đồng” của đức thánh Khổng. Chẳng thế mà nhiều chùa chiền ở Hà Nội như chùa Phúc Khánh, tức chùa Sở (ngôi chùa nổi tiếng vì từng là trụ sở của Hội Phật giáo Bắc Kỳ trước 1945) nay khách thập phương lai vãng chỉ nghe được các bộ kinh đọc bằng tiếng Tàu, không còn thấy phát những bài tụng kinh tiếng Việt nữa. Ấy, Phật giáo mà còn biết lo trước chúng ta mấy bước kia đấy.

Bauxite Việt Nam


 Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Ảnh: vietbao.vn

DUNG QUẤT, Việt Nam – Xưởng lọc dầu 3 tỷ đô-la ở Dung Quất, dự án đầu tư lớn nhất của Việt Nam đến nay, là nguồn của rất nhiều điều đối với người mẹ trẻ Trần Thị Yến.

Dự án này đã mang lại nhiều con đường mới dẫn đến bờ biển đầy cát, nơi chị Yến, 25 tuổi, sống trong một khu vực cô lập ở miền Trung Việt Nam.

Dự án này cũng đã thu hút được một đội ngũ công nhân từ xa, trong đó có một người, mà chị Yến, một phụ nữ nhỏ bé có nụ cười thân thiện, đã lấy làm chồng. Và một loạt các công trình xây dựng trên xưởng lọc dầu chính thức mở cửa vào tuần trước cũng giúp cho chị Yến một cơ hội kinh doanh tốt để hốt bạc. Năm ngoái, chị đã dựng quán karaoke ở lề đường và đã thu được lợi nhuận.

Cho một con voi chui qua lỗ kim thế nào?

Sóng Ngầm

Xin trả lời bạn Sóng Ngầm: nước chúng ta vốn từng sản sinh ra nhiều ông Trạng, nên cái việc cho con voi chui qua lỗ kim chẳng khó gì mấy, đó có thể gọi là truyền thống nhân tài của đất Việt đấy. Chỉ có điều, hình như bây giờ trong dân gian không còn ai là Trạng nữa vì với cơ chế thu hút người tài theo cách thức “cơ cấu” lâu nay thì Trạng đã chui hết vào túi Nhà nước và phân bố khắp từ trung ương đến địa phương rồi, đâu có ghế là đấy có Trạng. Thế thì ở một số tỉnh biên giới, các “Trạng cấp tỉnh” chia nhau biểu diễn trò xiếc để cho người nước ngoài biết tay (trong chế độ quân chủ xưa kia, mỗi khi Trạng được mời vào cung trổ tài cũng là nhằm để cho người phương Bắc sợ mà không dám giở trò áp chế với vua nước mình) thì có gì là lạ.

Bauxite Việt Nam

VITChỉ khi các vụ cháy rừng liên tiếp xẩy ra ở các tỉnh biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc người ta mới giật mình vì sự trùng lặp ngẫu nhiên giữa việc rừng bị cháy liên miên với việc người Trung Quốc và Đài Loan kéo sang Việt Nam thuê đất để trồng rừng. Phải chăng cần phải có đất hoang là lý do cơ bản để các dự án trồng rừng được phê duyệt? Mà cũng có thể rừng sẽ còn bị cháy dài dài cho tới khi nào có người quản lý?

Hơn 1.000ha rừng thành than trong vụ cháy 26-2 vừa qua tại Lào Cai. Ảnh: Hồng Thảo
“Một con voi có thể chui qua lỗ kim!” — chuyện tưởng như phiếm nhưng lại là chuyện thật 100%.
Trẻ ranh cũng biết mạng Internet thì to như thể một con Voi, mà có khi còn to hơn. Ấy vậy mà việc Ban lãnh đạo các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho thuê hơn 300 nghìn hecta đất, trong khi tin này bị phát tán khắp thế giới thì cả 80 triệu dân Việt Nam vẫn không hề  được biết. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng im hơi lặng tiếng, có vẻ như họ đồng loạt cho là sự việc này hoặc không có lợi, hoặc là không có lợi cho họ khi nói ra. Sự thật thì cái gì cũng có mặt lợi mặt hại, việc im lặng thường chỉ để cho bàn dân thiên hạ nghĩ đến sự việc tiêu cực.

Phát triển kinh tế hay tư duy nhiệm kỳ?

Người Buôn Gió

Mấy chữ “tư duy nhiệm kỳ” nghe mà phát ghét. Ở đó bao hàm tất cả những cái gì là hủ bại nhất trong tính cách dân tộc, nhất là cái tính cách ăn xổi ở thì. Ăn xổi ở thì thì làm bất kỳ việc gì cũng cốt qua loa cho xong đi, để mà còn nặng túi trở về với gia đình, chăm sóc cái tổ ấm vốn đã lo đâu vào đấy trong khi đang tại chức. Cho nên mọi việc anh làm, tiếng là vì dân, nhân danh thật to tát, cuối cùng chỉ là đổ vỏ ra đấy để cho kẻ đến sau đi hót. Và chu trình cứ thế lặp đi lặp lại, trở thành một đại họa cho dân. Một thành phố Hà Nội mà càng cải tạo lại càng nhếch nhác chẳng phải vì thế thì còn gì. Nghe đâu ngài đương kim trọng thần của nhiệm kỳ này đang cố tranh thủ một mảnh đất nào đấy ở Hồ Mây, cái đích ngài cố ngắm cho trúng, chứ đâu phải là nghĩ suy về những quy hoạch tổng thể cho Hà Nội ngàn năm “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như cụ Hồ nói. Trách gì mới vài năm trước khi nước mưa biến cả thành phố thành sông thì có vị quan to đã có ngay một câu thật nổi tiếng: Dân Hà Nội bây giờ quen dựa dẫm vào Nhà nước mất rồi. Thì chính là vì dựa dẫm vào Nhà nước mà dân chúng Thủ đô chúng tôi cứ tưởng rồi sẽ có đường phố khang trang, đi lại thông thoáng hơn, nào hay bây giờ ra đường đã thấy ngay những con đường do Nhà nước cải tạo đã đang tắc ứ. Còn các khu Hà Nội mới mở từ khi Thủ đô ta giải phóng đến nay nhất là từ khi có đồng vốn vay nước ngoài để làm kinh tế thị trường, thì nhiều nơi lại còn ngõ ngách chật hẹp, chen chúc, lúc nhúc còn hơn cả Hà Nội 36 phố phường thuở xưa. Những nơi ấy xe cộ tha hồ mà tắc.
Ấy là lấy một Hà Nội mà làm ví dụ vậy thôi chứ xem binh tình cả nước thì có đâu mà không tắc. Các quan đầu tỉnh còn làm được gì hơn ngoài việc bán rừng mà sống theo kiểu “sống chết mặc bay”. Các kế hoạch xây dựng càng xây càng hỏng, nào hầm Thủ Thiêm, đường hầm Kim Liên…; có nhà máy như Dung Quất tưởng đã vận hành từ  lâu thì nay lại phát hiện thêm 100 lỗi trong khi thi công nên phải tạm ngưng, không biết sẽ còn ngưng đến bao giờ. Các đại tập đoàn đứng sau Nhà nước, tưởng lập ra là cốt tăng thêm GDP, giúp cho an sinh được cải thiện, dân đỡ khổ hơn, nào hay anh nào cũng dài mồm than lỗ, mới ra Tết mọi thứ sản phẩm của họ đã tăng giá vùn vụt, nghĩa là họ chỉ góp phần vào bĩ cực mà chẳng thấy có thái lai.
Vậy thì còn gì nữa nhỉ nếu ta chưa tìm cách cắt phăng ngay đi cái kiểu tư duy nhiệm kỳ, tống quách nó vào quá khứ có hơn không? Nhưng làm thế nào để “cắt”? Thì xin bạn đọc cứ hiến kế để cả nước cùng bàn.
Bauxite Việt Nam
Dự án khai thác quặng nhôm trên Tây Nguyên của Chính phủ gặp nhiều ý kiến phản đối trong mọi giai tầng nhân dân. Nhưng vì sự thống nhất từ Bộ Chính trị mà dự án này đột nhiên được thông báo là tiếp tục triển khai vì lợi ích kinh tế khu vực Tây Nguyên và được sự đồng thuận cao trong nhân dân?
Tưởng rằng dự án khai thác này ký cách đây nhiều năm, như việc đã rồi với Trung Quốc. Không thể dừng lại được cho nên bằng mọi giá bỏ qua những lời khuyên của các nhà chuyên môn, trí thức, Bô Xít Tây Nguyên (cụm từ chắc chăn sẽ gắn liền với thể chế này để đi vào lịch sử) vẫn triển khai như thống nhất trước từ đâu đó.

Đàn Âm hồn – Đài liệt sĩ chống ngoại xâm đầu tiên của nước Việt mà nay ta còn biết

Cù Huy Hà Vũ


Dù không muốn cũng phải khẳng định rằng lịch sử Việt Nam trước hết là lịch sử của các cuộc chiến tranh ái quốc. Từ mấy ngàn năm nay, biết bao người con nước Việt đã ngã xuống vì Xã tắc và họ xứng đáng được Nhà nước và nhân dân tôn vinh. Nếu như ta dễ dàng nhận thấy sự tôn vinh ấy của nhân dân trong quá khứ phong kiến qua các đền thờ, miếu thờ các liệt sĩ – nhân thần có khắp trên mọi miền đất nước thì dễ mấy ai biết được Nhà nước quân chủ Việt Nam cũng đã tưởng niệm những thần dân số 1 ấy bằng cả một công trình bề thế: Đàn Âm hồn, do Vua Thành Thái cho lập tại Huế năm 1894 để ghi nhận sự hy sinh của hàng ngàn quân dân trong các trận đánh cuối cùng chống quân Pháp vào ngày Kinh đô thất thủ, 5/7 (23/5 Âm lịch) 1885. Và từ đó cho đến 1975, Đàn Âm hồn luôn được chế độ cũ trân trọng, duy trì bằng ngân khố quốc gia. Đáng tiếc là ngay sau khi đất nước đã liền một giải thì Đàn Âm hồn lại bị chính quyền mới ở Thừa thiên – Huế phá tan, thậm chí chia lô để phân cho quan chức của tỉnh. Càng thấy, sự lóa mắt trước đất đai vốn là sở hữu của toàn dân đã khiến một số kẻ có vai vế trong hàng ngũ quan chức cộng sản hiện nay – và chỉ có quan chức cộng sản, vốn từ khố rách áo ôm mà lên chứ không ai khác – đã không từ một thủ đoạn trắng trợn nào, từ việc dẫm đạp lên anh hồn các bậc tiên liệt từng hiến thân vì nước, đến việc đày vào ngục tối cả những người anh hùng đã vì lý tưởng cộng sản mà tự nguyện thí nghiệm đưa nông dân lên con đường tập thể xã hội chủ nghĩa như anh hùng Trần Thị Ngọc Sương. Ôi! Họ đang làm cho người xem cười phá lên khi nghĩ đến câu nói tiên tri của ông Mác: người ta sẽ sử dụng tiếng cười (tức là chứng kiến rất nhiều tấn kịch bi hài từ nay) mà tiễn đưa quá khứ.
Cách đây 5 năm, 2005, TS Luật Cù Huy Hà Vũ trong chuyến thăm Đồi Vọng Cảnh sau khi đã thành công trong việc giành lại di sản văn hóa này từ dự án xây khách sạn của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế bằng một vụ kiện chính quyền cấp tỉnh chưa từng có ở Việt Nam, đã phát hiện Đàn Âm hồn là Đài liệt sĩ chống ngoại xâm đầu tiên của Nước Việt và là công trình tưởng niệm liệt sĩ cấp quốc gia duy nhất được lập dưới triều đại phong kiến. Thế là, vẫn lại “đơn thương độc mã” như trong trận đánh “Đồi Vọng Cảnh” ngay trước đó, chỉ có khác lần này bằng một nghiên cứu nghiêm túc với nhiều phát hiện sử học: “Đàn Âm hồn – Đài Liệt sĩ chống ngoại xâm đầu tiên của Nước Việt” đăng tải trên khá nhiều tờ báo trong nước cùng với những kiến nghị quyết liệt gửi giới hữu trách từ trung ương tới địa phương, Cù Huy Hà Vũ một lần nữa lại làm ta ngạc nhiên thích thú: Chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cuối cùng chịu khuất phục, phải chuyển quan chức được phân “lô” đi chỗ khác và trả lại cho Đàn Âm hồn diện tích và giá trị vốn dĩ của nó!
Theo một nghĩa nào đó, Cù Huy Hà Vũ đã giành lại được “nơi ăn chốn ở” cho cả ngàn liệt sĩ. Nếu nói như những người lâu nay đang tìm con đường tiếp cận với thế giới tâm linh, rằng ông Vũ được“âm binh” phù trợ hẳn cũng không phải không có lý!
Trước tình thế Nước ta đang đối diện với họa xâm lăng mới từ phương Bắc, BVN xin giới thiệu lại bài nghiên cứu này của tác giả Cù Huy Hà Vũ như một lời nhắc nhở: Để mất nước chẳng những có tội đối với người đang sống và sẽ sống, mà trước hết, có tội đối với tất thảy những anh hồn tiên liệt đã ngã xuống vì Tổ quốc!
Bauxite Việt Nam


Kinh đô thất thủ và Đàn Âm hồn
 Ngày ấy cách đây tròn 2 năm, quay lại thành phố Huế cùng với Nguyễn Thị Dương Hà vợ tôi gốc Thành Nội, sau khi thăm đồi Vọng Cảnh trong bối cảnh của cuộc “nội chiến” vì sự tồn vong của di sản văn hóa này vừa kết thúc, tôi thấy hầu như trên hè phố nào cũng bày bàn cơm cúng. Hỏi ra mới biết đó là “Lễ cơm chung” cúng vong hồn chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong những trận đánh cuối cùng chống quân viễn chinh Pháp với sự tham gia của 12.000 quân Triều đình và 1.200 khẩu thần công do Tôn Thất Thuyết chỉ huy trong ngày 5/7/1885 (23/5 Ất Dậu) – ngày Kinh đô Huế thất thủ trước quân xâm lược.

Mê Kông suy kiệt

Mai Vọng - Thanh Dũng

“Tháng 6.2009, một lá thư đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thủy lợi trên sông Mê Kông đã được gửi tới tay Thủ tướng Thái Lan. Lá thư có 11.000 chữ ký của phần lớn nông dân, ngư dân sinh sống ở thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông”. Nhưng ở Việt Nam, muốn bày tỏ tinh thần vì quyền lợi đất nước mà lên tiếng phản đối Trung Quốc thì hãy coi chừng, không vào bóc lịch nhà pha vì tội trốn thuế tất cũng ăn quả đắng cho rời công sở sớm, thậm chí phải chạy tuốt sang Na Uy mà tị nạn. Cứ cái gì động đến Thiên triều là phạm thượng đấy, phải được “cấp phép” đó nghe (xem thêm http://www.boxitvn.net/bai/1520).
Bauxite Việt Nam

Ảnh AFP
Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến ĐBSCL phì nhiêu, sông rạch chằng chịt đối mặt với khô hạn. Những tác hại đến sinh thái, môi trường, đời sống… của người dân ĐBSCL đang dần hiển hiện.
Mùa khô hạn tàn khốc
Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km.
Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 – 5 phần ngàn, dự báo trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 – 8 phần ngàn.

Một nhà phân tích kinh tế Trung Quốc phê phán tư tưởng hoang đường của Nhà nước Trung Quốc cứ lăm le vượt GDP Nhật Bản

DQA

Dưới đây là ý kiến của một nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc đăng trên một mạng chính thức của Trung Quốc, mạng Hoàn cầu ngày 23/2/2009. Người dịch chỉ chọn dịch và giới thiệu với chúng ta những phần quan trọng nhất, nhằm giúp bạn đọc Việt Nam thấy thêm một cách phác họa khác về bộ mặt thật của “con rồng”, hay là một cái nhìn tỉnh táo từ bên trong nền kinh tế được gọi là cường thịnh Trung Quốc.
Bauxite Việt Nam
GDP đã trở thành một lời chú ma quỉ của dân chúng Trung Quốc. Cho dù giới truyền thông nước ngoài tâng bốc nó  như thế nào, các thương nhân đầu tư và chính khách vô sỉ nước ngoài ca tụng nó như thế nào, đó là chuyện của bọn họ, tự chúng ta phải nên biết rằng GDP thực tế và GDP danh nghĩa của chúng ta hiện nay có khoảng cách rất lớn, nói vượt quá Nhật lúc này là sớm đấy.
Ngày 16 tháng 2, Nhật Bản công bố số liệu về GDP. Năm 2009, GDP danh nghĩa của Nhật là 5084,9 tỷ USD hơi cao hơn con số 4909,0 tỷ USD  của Trung Quốc chính thức công bố trước đó. Một lũ chuyên gia nói róc năm 2009 GDP của Trung Quốc phải vượt Nhật Bản lại một lần nữa đập đầu vào tường chảy máu.
Ai cũng biết, trong ba năm liền thống kê GDP của Trung Quốc đều xuất hiện sai lầm nghiêm trọng, không chỉ thống kê của địa phương và trung ương có khoảng cách trọng đại, mà thống kê của bản thân trung ương cũng nẩy sinh vấn đề. Năm 2007, thống kê trung ương và địa phương chênh lệch nhau 1240 tỷ NDT, đến năm 2008 số liệu sai lầm đã lên tới 1950 tỷ NDT và nửa đầu năm 2009 sai lầm của thống kê là 1400 tỷ NDT, chưa có số liệu cả năm nhưng dự tính sai số không dưới 3000 tỷ NDT. Dùng những GDP không có chút uy tín đó để đuổi kịp và vượt Nhật Bản liệu có ý nghĩa gì không?

Khai thác bôxit ở Đắk Nông: Thí điểm ra sao?

Nhóm Phóng Viên Tuổi Trẻ thực hiện

Cứ nghe cung cách trả lời của ông Giám đốc Tập đoàn Alumina Nhân Cơ thì ông ta cũng không khác gì mấy với ông Tổng Kiển ngày trước, ông ta nói nước đôi về tất cả mọi thứ – thì vẫn là một kiểu 50/50 trá hình thôi mà. Nhưng cái đề nghị của ông Lê Dương Quang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV nghe ra mới thật kỳ khôi: ông ta đang xin bán vùng đất Nhân Cơ này cho chủ đầu tư trong 70 năm. Nhưng chủ đầu tư là ai? Cho phép chúng tôi nêu lên câu hỏi ấy, bởi thời buổi này ai có tiền mới có thể làm ông chủ, mà sự đổi tráo giữa ông chủ danh nghĩa và ông chủ đích thực là điều ai cũng có thể đoán được, bởi Tập đoàn TKV lâu nay còn bán lậu than thổ phỉ ở Quảng Ninh để kiếm chác, lấy tiền đâu ra mà làm chủ kia chứ. Mà nếu như rồi đây có chuyện thay thầy đổi chủ thì có khác gì bên phía Tây, cả vùng Atopeu của nước bạn đã bán cho Trung Quốc 99 năm? Thảo nào hồi tháng Tư 2009 ông Lê Dương Quang hung hăng chống lại hàng trăm trí thức đưa Kiến nghị cho Nhà nước đề nghị dừng ngay dự án bauxite ở Tây Nguyên với cái giọng cay cú đến ai cũng phải ngờ ngợ. Hóa ra bây giờ mới biết thảm đỏ đã được ông ta chuẩn bị trải từ ngày ấy. Để rồi xem con cháu ông ta có yên lành trên mảnh đất hình chữ S này được không.
Bauxite Việt Nam


Ông Bùi Quang Tiến - Ảnh:N.TRIỀU
Tuổi trẻ – Dự án khai thác bôxit ở Đắk Nông, theo ông Trần Quốc Huy – Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, chỉ mới làm thí điểm (Tuổi trẻ 26-2-2010). Vậy việc làm thí điểm này sẽ được triển khai như thế nào?
Tuổi Trẻ đã phỏng vấn tiếp ông Bùi Quang Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV), ngay trước ngày khởi công xây dựng Nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến vào 28-2.
Chôn lấp bùn đỏ
15 yêu cầu bắt buộc về môi trường
Quyết định số 2538/QĐ ngày 31-12-2009 của Bộ Tài nguyên – môi trường yêu cầu chủ đầu tư là Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ – TKV thực hiện đúng những nội dung được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và 15 yêu cầu bắt buộc khác.
Trong đó, phải lựa chọn các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ (đặc biệt lưu ý đối với diện tích, dung tích của hồ, kết cấu của lớp lót chống thấm; điều kiện địa chất ở khu vực hồ chứa bùn đỏ và đập chắn, kết cấu của đập chắn) và tính toán đầy đủ các sự cố có thể xảy ra kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố để bổ sung vào hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ và trình Bộ Công thương phê duyệt.

Đôi lời gởi hai ông Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường và Dương Công Tố

Hoàng Lại Giang

Sau khi bài Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng đăng lên, nhiều bạn đọc gửi thư về BVN đề nghị chúng tôi đăng lại lá thư của nhà văn Hoàng Lại Giang gửi hai vị Đại sứ Trung Quốc để nhiều người biết rõ quan điểm của tác giả. Thể theo yêu cầu đó, chúng tôi xin gửi đến quý bạn văn bản Lá thư gốc của nhà văn Hoàng Lại Giang đã từng công bố trên blog Anh Ba Sàm.
Bauxite Việt Nam

Nhà văn Hoàng Lại Giang
Ngày 6 tháng 1 năm 2010, họp báo ở Hà Nội, ông Tường nói những  vấn đề mà dân Việt Nam đang bức xúc bằng cái lối văn hết sức tế nhị rằng thời này hợp tác cùng làm ăn thì phát triển… Đấu tranh thì thất bại. Phải tôn trọng mười sáu chữ vàng. Đừng làm hỏng đại cục. Những vấn đề tranh chấp chưa chín muồi chờ cho chín muồi rồi hãy giải quyết….
Khác người thầy của ông một thời đã không úp mở: Dạy cho Việt Nam bài học! Ông Tường tỏ ra tôn trọng Việt Nam. Mọi việc được ông phân tích lý giải khoa học, khách quan. Không ai thấy cái ý răn đe của ông. Không ai thấy cái khôn lỏi của ông ẩn khuất trong cái qui luật tất yếu: Đấu tranh thì thất bại.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn