Nhân một vụ đình công lớn, thử đặt lại vấn đề “Công Đoàn” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

GSTS Nguyễn Thu

BVN cho đăng bài phân tích của GSTS Nguyễn Thu về hiện tượng 10.000 công nhân ở Đồng Nai đình công kèm với bản tin về vụ đình công gây chấn động dư luận này trên báo Tuổi trẻ ngày 5/4/2010 của H. Mi, Anh Thoa, Hữu Danh, qua đó mời bạn đọc chiêm nghiệm về kết luận rút ra của tác giả: “Mâu thuẫn nội tại của hệ thống “công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động)” trong  nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay nằm ở điểm các công đoàn cơ sở đã triệt tiêu những chức năng lẽ ra phải có của nó. Nó không còn đại diện cho lợi ích chỉ của người lao động làm thuê như trên danh nghĩa, tức là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ“.
Trong khi đó, Hiến pháp và Luật pháp của nước CHCNXHVN vẫn không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác của người làm thuê ngoài “công đoàn” của nhà nước.
Đó quả là một thực tế nan giải, một chỉ dấu báo hiệu rằng giai cấp công nhân, đội ngũ tiên phong của Đảng hiện nay, rốt cuộc chỉ còn được tôn vinh trên danh nghĩa”.
Bauxite Việt Nam

Tờ Tuổi trẻ on line ngày 5 tháng 4, 2010 chạy hàng tít trang đầu tin sau:
TTO – “Sáng nay 5-3, khoảng 10.000 công nhân Công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen VN (trụ sở đóng tại xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công sang ngày thứ ba.
Một bất ngờ đã xảy ra khi toàn bộ công nhân đã ngưng làm việc buổi sáng, kéo xuống quốc lộ 1K, đòi quyền lợi đã khiến giao thông ra vào khu vực này bị ùn tắc.
Nhiều công nhân cho hay công ty đã ép công nhân làm việc quá giờ, chậm tăng lương, không trả tiền thâm niên và chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chưa hợp lý…

Lá thư chung của Hội Sinh thái Việt, Trung tâm Khuyến khích tự lập và Trung tâm Tác động khả năng Đông Nam Á gửi đến ông Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

Phạm Phan Long – Phùng Liên Đoàn – Lê Xuân Khoa

BVN xin đăng dưới đây lá thư của ba khoa học gia liên danh gửi đến ông Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhằm đề xuất những giải pháp cấp bách về hậu quả biến đổi môi trường sinh thái rất nguy hiểm mà cư dân vùng hạ lưu sông Mekong đang gánh chịu do việc xây các đập thủy điện trên thượng nguồn gây nên. Lá thư cũng đề cập đến vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trên vùng biển Đông Nam Á (Biển Đông) mà nguyên nhân là tham vọng bành trướng lộ liễu của Trung Quốc.
Xin mời bạn đọc ngẫm nghĩ về những lời tâm huyết của ba người con gốc Việt,  dù ở cách xa nửa vòng trái đất vẫn luôn luôn tâm niệm về sự trường tồn bất di bất dịch của lãnh thổ Việt Nam, cũng như mong mỏi cuộc sống an lành hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Bauxite Việt Nam

Kiến nghị xây đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa-Trường Sa

Mặc Lâm, phóng viên RFA

Như BVN đã đưa tin, ngày 4/3 vừa qua, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam “Kiến nghị xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” trong đó đó ông trân trọng đề nghị Nhà nước công nhận Liệt sĩ cho 58 chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong cuộc chiến chống hải quân Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974 và khắc sâu vào Đài tượng niệm tên các Liệt sĩ ấy chung với tên của 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa cũng trước quân xâm lược phương Bắc vào ngày 14/3/1988.
Đề xuất này của ông Cù Huy Hà Vũ, không nghi ngờ gì nữa, là một “cái hích” trọng đại về nhận thức cũng như hành động, bởi một khi được dựng lên, Đài tưởng niệm chắc chắn không chỉ là ngọn Hải đăng lý tưởng thắp sáng Chủ quyền Biển, Đảo của Việt Nam nhất là trong bối cảnh Trung Quốc lăm le xâm chiếm nốt Trường Sa, mà còn là cột mốc đánh dấu sự hàn gắn kỳ diệu của một dân tộc tưởng chừng vĩnh viễn bị xé nát bởi cuộc chiến ý thức hệ đầy máu và nước mắt đằng đẵng hàng thập kỷ.
Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về Kiến nghị nói trên do RFA mới đây thực hiện.
Bauxite Việt Nam

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston-Texas vào chiều 17 tháng 1 năm 2010. RFA Photo.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa gửi một Kiến nghị lên các cấp cao nhất của Chính phủ VN, yêu cầu xây dựng Đài tưởng niệm 58 binh sĩ quân lực VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa vào năm 1974.
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông để biết thêm chi tiết về câu chuyện này.

Một “đề xuất” lạ?

Đinh Kim Phúc

BVN xin đăng bài dưới đây của bạn Đinh Kim Phúc trao đổi lại với TS Vũ Quang Việt về một giải pháp mà ông đưa ra đối với việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa căng thẳng lâu nay mà vừa qua lại được hâm nóng lên trên khắp thế giới do Hội địa lý quốc gia Mỹ ghi chú dưới quần đảo này trong tấm bản đồ thế giới mới in của họ chữ “China”.
Có thể nói trong tâm thức người Việt ở bất cứ đâu, Hoàng Sa là của Việt Nam từ lâu đời còn Trung Quốc là kẻ xâm lược nham hiểm, đón lõng thời cơ để cướp gọn một vùng lãnh thổ nằm trong lãnh hải chúng ta. Bởi vậy, một đề xuất như của TS Vũ Quang Việt mà ta tạm gọi một cách dung tục là “cưa đôi” có lẽ vốn xuất phát từ một ý định thực tế, vì quyền lợi trước mắt của đất nước, nhưng nghĩ cho cùng, đối với tên cáo già có lòng tham vô đáy kia chắc gì đã thực hiện được 1%, trong khi đó sẽ tạo thêm cái lý cho chúng khẳng định rằng việc ăn cướp của chúng là chính đáng. Bởi thế, việc cùng nhau trao đổi hết mọi lẽ để đi đến một sự thống nhất trong nhận thức, làm cho vấn đề thêm sáng tỏ, theo chúng tôi cũng là điều cần thiết.
Bauxite Việt Nam
Sáng nay, ngày 6/4/2010, VietnamNet cho đăng bài “Quần đảo Hoàng Sa: Chia sẻ chủ quyền Việt – Trung?” của TS. Vũ Quang Việt nhưng sau đó không biết vì lý do gì bài đã bị rút xuống.
Quan điểm chính của bài báo là “Dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, TS Vũ Quang Việt cho rằng, quần đảo Hoàng Sa nên được chia sẻ chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụm đảo An Vĩnh (Amphitrite) có đảo Phú Lâm sẽ do Trung Quốc giữ và cụm đảo Lưỡi Liềm (Crescent) có đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, cùng với vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh các cụm đảo”.
Như vậy là TS Vũ Quang Việt nói về khả năng chia đôi: An Vĩnh cho Trung Quốc, Trăng Khuyết cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế [?]
Chúng tôi xin trao đổi cùng TS Vũ Quang Việt một số ý sau đây:
1. Liệu có phải TS Vũ Quang Việt nhầm lẫn đôi chút về điều được gọi là bằng chứng lịch sử của Trung Quốc và tiêu chí để xem xét “bằng chứng lịch sử” của tác giả.

Tranh chấp Biển Đông: Quan điểm của Ấn Độ

Thiếu tướng Vinod Saighal (Ấn Độ)

“Châu Á đang là một nền kinh tế khổng lồ của thế giới và tình hình này có vẻ như sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời điểm đỉnh cao nhất của thế kỷ XXI. Ngoài ra, châu Á còn là sân chơi – chính xác hơn là chiến trường – cho những nước muốn chiếm ưu thế lớn về địa chính trị trong những thập kỷ sắp tới. Do vậy, việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông sẽ là bước quan trọng trong việc tạo dựng sự thịnh vượng của khu vực Đông Á”.
«Ở Pháp có câu danh ngôn rất nổi tiếng của Napoleon: “Quand la Chine s’éveilla, le monde tremblera – Khi Trung Quốc thức giấc, cả thế giới sẽ phải lo sợ”. Trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi những mô hình phát triển của Trung Quốc, sẽ được mô phỏng dưới đây, được giới thiệu lần đầu tiên, thì những tiến bộ to lớn mà quốc gia này đạt được đã không chỉ khiến cho cả thế giới phải thán phục mà còn dấy lên một nỗi lo ngại đáng kể trong các nước láng giềng của quốc gia này». Đó là hai câu nói của ông Vinod Saighal mà bạn đọc có thể lấy làm cặp kính để soi tỏ những kiến giải của ông trong bài viết dưới đây, đọc tại Hội thảo quốc tế Biển Đông cuối tháng 11 năm 2009 do Việt Nam tổ chức.
Bauxite Việt Nam
Giới thiệu
Vào khoảng cuối thế kỉ trước, ở thời điểm chuyển giao thiên niên kỉ, tác giả bài viết này đã có hai buổi nói chuyện mang tính chất dự đoán xu hướng tương lai. Buổi nói chuyện thứ nhất là “Sự hồi sinh của Nga ở thế kỉ XXI”. Đó là vào thời điểm mà nước Nga gần như đã suy kiệt sau những năm Yeltsin cầm quyền. Nợ quốc gia của Nga lên tới 175 tỷ USD. Các nhà khoa học rời đất nước hàng loạt; rất nhiều người trong số đó đã được Trung Quốc thu nhận. Chính phủ không đủ khả năng thanh toán nợ đáo hạn. Quân đội tha hóa đạo đức, còn vấn đề Chechnya chỉ chực bùng nổ. Ông Putin vừa mới tiếp quản đất nước. Giá dầu ở mức 13 USD một thùng. Vì thế bài nói chuyện “Sự hồi sinh của Nga” đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là về những lĩnh vực mà sự hồi sinh có thể diễn ra. Sau đó bài nói chuyện cũng được lặp lại ở một trường đại học ở Hoa Kỳ.

Vẫn là chuyện bản đồ Hoàng Sa

Mr. Do

Trong khoảng một tuần trở lại đây, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society – NGS) đã bắt đầu có động thái sửa chữa đối với những bản đồ ghi chú sai mà họ đã phát hành.
Nói chung là cái sự sửa của họ rất chậm. Dường như NGS đang “thực hiện nốt hợp đồng” với Trung Quốc, hoặc giả kế hoạch kinh doanh của họ không cho phép sửa chữa sớm.
Dù gì thì gì, mỗi một ngày những bản đồ ấy vẫn còn tồn tại trên internet, thì lợi ích của Việt Nam vẫn còn bị tổn thương.
Nhưng thôi, bỏ qua chuyện này, vì dù sao thì họ cũng đã thừa nhận sai sót, cam kết sửa chữa và thực sự đã bắt đầu sửa. Từ bi hỉ xả cho nó sống thọ.
Vụ NGS coi như tạm thời khép lại.
Nhưng mà, không quan tâm thì thôi, chứ đã quan tâm thì thấy chuyện này nó bầy hầy ra.
Vụ NGS chỉ là cá biệt. Còn nhiều vụ khác. Chẳng hạn vụ Bách khoa thư Britannica ghi tỉnh Hải Nam của Trung Quốc bao gồm cả Tây Sa và Nam Sa mà tôi đã một lần đề cập ở blog cá nhân và một lần trên báo.
Hôm rồi, anh Dương Danh Huy ở Anh lại gửi cho tôi cái bản đồ này.


Thư của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy

Dương Danh Dy

Kính gửi các anh: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn
Mạng boxit.net ngày 5/4/2010 đăng bài Hãy hết sức tỉnh táo+Thư gửi Lạng Sơn đề tên tôi: Dương Danh Dy. Ngay khi vừa thấy và đọc bài này tôi đã gọi điện cho anh Huệ Chi báo cho biết đó không phải là bài viết của tôi. Anh Huệ Chi hứa sẽ đính chính.
Tuy vậy tôi thấy cần nói thêm mấy vấn đề sau:
Thời gian qua có không ít bạn đọc trong nước và cả phóng viên nước ngoài gọi điện hỏi tôi về chuyện trên, tôi đã trả lời là:
- Khẳng định không có chuyện cái gọi là “liệt sĩ Trung Quốc, tháng 2/1979 chôn tại Việt Nam” vì lúc đó quân xâm lược Trung Quốc chỉ vào đến được thành phố Lạng Sơn rồi vội rút thôi (tôi được phổ biến, mấy sư đoàn của chúng ta trong đó có sư 308 đang không vận ra bắc, làm sao họ có gan đến tận Hữu Lũng để chôn những tên chết trận).
- Trong thời gian chống chiến tranh phá hoại, theo thỏa thuận (đến giờ tôi cũng không biết là giữa hai đảng hay hai chính phủ, hay hai quân đội Việt Nam và Trung Quốc, ở cấp nào, nhưng biết chắc là vào lúc Bác Hồ còn sống), một số bộ đội Trung Quốc đã bí mật sang giúp chúng ta làm đường, bảo vệ không phận một số vùng (tôi còn nhớ được phổ biến có lúc họ tranh cãi với ta về công hạ chiếc máy bay thứ bao nhiêu – tôi quên số cụ thể – tại vùng trời Thái Nguyên).
Trong lao động và chiến đấu tại Việt Nam với không lực Mỹ, một số cán bộ chiến sĩ quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã hy sinh anh dũng, cũng theo thỏa thuận, họ được chôn cất tại Việt Nam (Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai…) chứ không mang thi thể về nước. Tôi đã hỏi mấy anh em cùng tuổi, nay đã là lớp U80 (vì lớp lãnh đạo trực tiếp chúng tôi đã mất cả) anh em đều xác nhận như trên.

                                            Nghĩa Trang Liệt Sĩ Viện Việt Kháng Mỹ Tại Khấu  Đốn, Cao Bằng, ViệtNam

Báo Hồng Công: Đối sách của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông

Một số báo Hồng Công gần đây dẫn lời các nhà phân tích Trung Quốc nhận định tình hình an ninh khu vực Biển Đông xuất hiện xu thế ngày càng xấu đi. Vấn đề quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và sự can dự ngày càng công khai của Mỹ vào vấn đề này sẽ khiến Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức thực sự. Qua lời lẽ của các nhà phân tích thầy dùi này có thể thấy chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang sôi sục trong huyết quản một số tầng lớp trí thức – chính khách được Trung Nam Hải chiêu mộ và đó cũng chính là liều thuốc tăng lực mà họ muốn qua tầng lớp này bơm vào đầu óc toàn dân Trung Quốc. Để đối phó lại mọi âm mưu nham hiểm của con sói đang khát mồi, không gì hơn là một sự đoàn kết thực sự trong khối ASEAN cũng như một tầm vóc chiến lược vượt trội của các nhà chấp chính những nước đang có quyền lợi thiết thân tại Biển Đông. Việt Nam là một trong số ấy.
Triển vọng Biển Đông sẽ được giải quyết như thế nào tùy thuộc vào bản lĩnh của chúng ta, có quyết tâm lãnh đạo toàn khối ASEAN, quốc tế hóa vấn đề đang tranh chấp trên cơ sở sự ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây hay không. Hay là đối nội thì làm nhụt ý chí nhân dân bằng những trò rình rập hỏi han đối với người yêu nước, đối ngoại thì lừng chừng nước đôi, lấy chính sách ngoại giao con thoi song phương làm cứu cánh, nghe lời ngon ngọt vừa đánh vừa xoa để cuối cùng mất cả chì lẫn chài? Hơn lúc nào hết, sự nhạy cảm của dân tộc Việt lúc này đang hướng vào mỗi một động thái của người cầm chịch.
Bauxite Việt Nam
Một số báo Hồng Công gần đây như Đại công báo, Văn hốiĐông phương dẫn lời các nhà phân tích Trung Quốc nhận định tình hình an ninh khu vực Biển Đông xuất hiện xu thế ngày càng xấu đi. Điều này không chỉ do một số nước Đông Nam Á tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực Biển Đông với Trung Quốc như Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, mà quan trọng hơn là do Việt Nam mưu cầu quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, lôi kéo các nước ASEAN tham gia đàm phán với Trung Quốc và Mỹ đang từng bước công khai hóa chính sách can dự vào tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.

Ngư dân – người tù Đông Nam Á

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Trong hơn 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt Nam xuất hiện.

Hãy lắng nghe tâm sự của một ngư dân Việt Nam: “Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à. Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày còn không dám đi. Nó bắt được nó phạt dữ lắm”. (Ô.Trương M. Quang, Thuyền trưởng tàu cá QNg 90078).
Ngư dân Việt Nam phải tự lo thân trên Biển Đông.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng dân Việt Nam đi biển đến đó thì bị bắt. Người dân Việt Nam ở trên bờ mặc áo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam để bày tỏ lòng phẫn nộ với bọn cướp biển cũng… bị bắt.
Phải chăng hàm ý của những chuyện này là: thôi thì thừa nhận quách Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và đừng có léo hánh đến đó nữa, và cứ việc đăng bài nói đến hai tàu ngư chính của Trung Quốc đi tuần trên vùng biển Trường Sa để bảo vệ ngư dân của họ đang bị các nước “bắt nạt” như tin nóng hổi trên VNExpress mà khỏi sợ bị phạt 30 triệu đồng như ông Đào Duy Quát cách đây mấy tháng; cũng cứ việc treo đàng hoàng tấm bản đồ Trung Quốc to tướng có vẽ đường biển lưỡi bò trong khách sạn như ở Kỳ Lừa Hotel cho nó “thân thiện” với du khách từ phương Bắc kéo sang?
Nên gọi đây là nhạy bén chính trị theo đường lối Việt Nam hay “nước bạn” đây?
Bauxite Việt Nam
Trong hơn 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt Nam xuất hiện.

Thuyền trưởng một tàu đánh cá. Ảnh minh họa. RFA photo
Theo thông tin cập nhật, hiện nay vẫn còn 751 ngư dân Việt Nam đang bị nước ngoài tạm giữ. Trong đó Malaysia giam giữ 450 người, Indonesia giữ 280 người, Philippines giữ 28 người. Trong ba tháng đầu năm 2010, xảy ra 18 vụ bắt giữ tàu cá và 208 ngư dân. Vụ mới nhất xảy ra ngày 22/3/2010, tàu cá QNg 50362 với 12 ngư dân bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Quốc đòi tiền chuộc khoảng 150 triệu đồng.

Biển Đông và kiểu “một mình một lối” của Trung Quốc

TS Vũ Quang Việt

Nghiên cứu kĩ các cứ liệu lịch sử và luật pháp quốc tế liên quan đến tranh chấp Biển Đông, TS Vũ Quang Việt thấy Trung Quốc đang có cách diễn giải lịch sử và luật pháp quốc tế “một mình một lối”, không giống ai và “sai sự thật”.
Trung Quốc trước sau như một luôn yêu sách chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và 80% diện tích Biển Đông (dưới đây gọi là Biển Đông Nam Á). Để chứng minh cho yêu sách chủ quyền của mình, trong tuyên bố năm 2000, Bộ Ngoại giao Trung Quốc viện dẫn các lý do sau:
Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa – tên gọi của Việt Nam) và các vùng nước lân cận. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo là Nam Sa và là quốc gia đầu tiên thực hiện chủ quyền đối với quần đảo này. Chúng tôi có lịch sử phong phú và bằng chứng pháp lý để chứng minh điều đó và cộng đồng quốc tế từ lâu đã công nhận điều đó.
Trong Thế chiến II, Nhật Bản phát động các cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc và chiếm phần lớn lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Nam Sa. Điều này đã được nêu rõ trong Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Potsdam và các văn bản quốc tế khác rằng tất cả các vùng lãnh thổ Nhật Bản đã bị đánh cắp từ Trung Quốc cần phải được giao lại cho Trung Quốc, và lẽ tự nhiên, chúng bao gồm quần đảo Nam Sa.
Tháng 12 năm 1946, Chính phủ Trung Quốc sau đó đã gửi quan chức cao cấp đến quần đảo Nam Sa để khôi phục chủ quyền. Lễ tiếp quản đã được tổ chức trên quần đảo và một tượng đài đã được dựng lên trong dịp kỷ niệm đó, và các binh sĩ đã được gửi qua làm nhiệm vụ đồn trú.
Năm 1952 Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố rằng Nhật Bản từ bỏ tất cả “quyền, tên gọi và yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan, đảo Bành Hổ cũng như các quần đảo Nam Sa và Tây Sa”, do đó chính thức trả lại quần đảo Nam Sa cho Trung Quốc. Tất cả các nước đều thấy rõ đây là một phần của lịch sử.
Như một vấn đề của thực tế, Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa trong một loạt các hội nghị quốc tế và thông lệ quốc tế sau đó.
Phần trích dẫn trên có nhiều tuyên bố sai so với sự thật.


Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa

Cao Phong

Bày trò khảo cổ tại Hoàng Sa là bày một trò học thuật vô ích. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ tại Trung Quốc trong những năm quan hệ hai nước căng thẳng, đổi bạn thành thù, đã có những nhận định chí lý: đồ gốm sứ của Việt Nam vốn cũng được bán đi nhiều nước Đông Nam Á và Nhật Bản từ rất sớm, chẳng lẽ bây giờ đào thấy một di vật gốm Việt Nam trên đất Nhật cũng có thể kết luận mảnh đất đó là thuộc quyền sở hữu của Việt Nam? Hay như gò Đống Đa chôn biết bao nhiêu xương lính Tôn Sĩ Nghị khi xưa, các nhà khảo cổ Trung Quốc có thể sang Hà Nội đào lên, cho thử ADN rồi nói rằng Ngọc Hồi, Đống Đa vốn thuộc phần đất Trung Quốc? Mượn màu khoa học để làm chính trị là sách lược cũ mèm và chỉ chứng tỏ người cầm đầu Bắc triều đang không từ bất kỳ một thủ đoạn dù vụng về đến thế nào để thực hiện bằng được tham vọng cướp đất cướp biển trắng trợn của nước khác.
Bauxite việt Nam
Trung Quốc thông qua “đề án bảo vệ di vật khảo cổ” tại Hoàng Sa của Việt Nam. Đề án “bảo vệ di vật khảo cổ” này do Cục trưởng Cục Văn vật quốc gia Trung Quốc đệ trình trong “hai kỳ họp” của Trung Quốc, theo đó trong thời gian tới Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm khảo cổ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo như đề án được đệ trình “hai kỳ họp” vừa qua, phía Trung Quốc cho rằng, ngay từ thời Tây Hán quần đảo Hoàng Sa đã là “con đường tơ lụa trên biển” quan trọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nhận định do vị trí giao thương trên biển quan trọng nên tại khu vực này sau khi xảy ra các vụ đắm tàu sẽ là một trong những khu vực chứa nhiều tài liệu khảo cổ có giá trị quan trọng.

Thiếu tư duy biển, người Việt “chậm tiến”

Đoan Trang

Thủ tướng vừa phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” từ nay đến năm 2015. Đề án này là một bước cụ thể hóa chiến lược biển của Việt Nam, đồng thời đánh dấu sự thay đổi lớn về tư duy: Từ “quay lưng ra biển” thành “hướng ra biển”.
Từ lâu người ta đã cho rằng những xứ sở phát triển nhất trong mỗi thời kỳ của lịch sử văn minh nhân loại đều là những quốc gia ven biển, quốc đảo, hay nói cách khác đều là xứ sở của những dân tộc sinh sống gắn bó với biển, có tư duy biển.
Tâm lý ngại biển

Tài nguyên biển chính là nguồn sống quan trọng trong tương lai bên cạnh nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt. Ảnh: HTD
Vậy “tư duy biển” là gì? Ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Khu chế xuất Tân Thuận, một chuyên gia về kinh tế biển, từng giải thích rằng những dân tộc có “tư duy biển” có rất nhiều con người dũng cảm, mạo hiểm vươn ra đại dương để khám phá, chinh phục: “Khát vọng và tinh thần vươn lên đó từng bước hình thành một thứ văn hóa, gọi nôm na là văn hóa biển, hay gọi là văn hóa hải dương”.
Việt Nam tuy là một quốc gia có vùng biển hơn 1 triệu km2, rộng gấp ba lần đất liền nhưng chưa bao giờ có văn hóa biển và tư duy của chúng ta thuần túy là “tư duy đất liền”.

Biển Đông nóng dần

Hồng Nga

Tại Hội nghị 16 ở Hà Nội lần này, vấn đề Biển Đông sẽ là phép thử ý chí của lãnh đạo Việt Nam.
Chính quyền Hà Nội không phải một lần công khai nguyện vọng “quốc tế hóa, đa phương hóa và nhân bản hóa” tranh chấp Biển Đông. Từ tháng 11 năm ngoái, một số hội thảo học thuật quốc tế đã được tổ chức để bàn về chủ đề này.
Nhưng lần này là một hội nghị thượng đỉnh của khu vực.
Mang được chủ đề gai góc nhưng thiết thực này ra bàn luận, Việt Nam sẽ tận dụng được vị thế chủ nhà chục năm mới có một lần. Sang năm chiếc ghế chủ tịch Asean sang tay Brunei, thảo luận thực chất về Biển Đông sẽ trở thành không tưởng.
Tôi không nghĩ có nước nào tham gia hội nghị trông đợi một sự đột phá, thậm chí Tuyên bố chung của Hội nghị 16 có thể cũng sẽ không có gì đáng nói về Biển Đông.
Nhưng Chính phủ Việt Nam biết, nỗ lực của họ đang được triệu con mắt Việt trông vào.
Đối ngoại, thực ra cũng là đối nội. Năm trước Đại hội Đảng, trong các bước đi chính trị, không vị lãnh đạo nào có thể bỏ qua không tính tới sức nóng ngùn ngụt của ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa đang lan tỏa trong dân.
Hồng Nga


Biển Đông dường như đang nóng lên sau một loạt sự kiện xảy ra trong vài tuần qua. Và Hồng Nga nghĩ rằng, với Hội nghị Thượng đỉnh Asean diễn ra trong tuần tới này tại Hà Nội, chủ đề Biển Đông chứ không phải điều gì khác, sẽ là thách thức lớn cho các nhà tổ chức nước chủ nhà, về cả đối ngoại lẫn đối nội.
Tuần vừa rồi đánh dấu một số chỉ dấu tích cực, nếu chưa thể gọi là thành công, dành cho những người Việt quan tâm và vận động cho chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Cáo lỗi

Bauxite Việt Nam

Bạn đọc yêu quý,
Do sơ ý khi nhận thông tin từ cộng tác viên, trong bài viết Hãy hết sức tỉnh táo + Thư gửi Lạng Sơn đăng trên BVN hôm qua 5/4/2010, chúng tôi đã ghi tên tác giả là Dương Danh Dy trong khi thực tế đó là bài viết của vị chủ nhân trang blog Gốc Sậy. Cũng trong bài này, chúng tôi còn có một sai sót đáng tiếc khác: đề nhầm xuất xứ ở cuối bài là Blog Gốc sậy ra Blog Cây Sậy. Được nhà nghiên cứu Dương Danh Dy và nhiều bạn đọc gửi e-mail cho biết, chúng tôi xin thành thực cáo lỗi với tác giả bài viết, với trang blog Gốc Sậy, với ông Dương Danh Dy và với toàn thể bạn đọc. Và kính mong bạn đọc cho phép BVN được trực tiếp chỉnh sửa các sai sót ngay trên chính bài viết này.
Bauxite Việt Nam

Hai hình ảnh trái ngược

Tuấn Sơn - N.V.Long

BVN nhận được thư của hai bạn đọc gửi về cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh trái ngược cùng phơi bày trong cuộc sống thường nhật, nói lên hai loại thái độ có thể nói là đối lập hẳn nhau, phản ánh hai trình độ nhận thức chính trị không đồng nhất, đang cùng tồn tại trong xã hội chúng ta.
Bauxite Việt Nam

1. Khách sạn Kỳ Lừa Lạng Sơn dùng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc


Tuấn Sơn

Xin gửi đến trang mạng Bauxite Việt Nam những hình ảnh tôi mới chụp tại Khách sạn Kỳ Lừa Lạng Sơn để các bác đưa lên cho đông đảo bà con Bắc Nam cùng biết về một hiện tượng có thể gọi là trơ tráo, không biết vô tình hay cố ý, của những người chủ khách sạn ở đây khi ngang nhiên treo tấm bản đồ có hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố, vậy mà không hề thấy cơ quan có trách nhiệm nào yêu cầu bỏ xuống cả. Thế nghĩa là thế nào? Tâm lý “thần phục” phương Bắc gặm nhắm cả quan trí lẫn dân trí như sâu đục ruỗng lá rồi chăng?

Vì sao VNEXPRESS không phản đối Trung Quốc?

Nam Viet

Những sai phạm loại này hình như bây giờ đã bị xếp vào nhóm không còn đáng quan ngại, nghĩa là trong tâm lý một bộ phận có chức có quyền nào đấy, làm sao dẹp bỏ phản ứng của người dân quá nhạy bén với tinh thần yêu nước còn quan trọng hơn rất nhiều cái việc để cho dân chúng trơ lỳ mất sức đề kháng trước hành vi ngang ngược của bọn cướp nước. Cho nên, mấy ông TBT những tờ báo “lề phải” mà bài viết dưới đây đem ra chất vấn, nếu chẳng may có sơ suất vi phạm ý thức về chủ quyền đất nước nhưng dư luận sơ ý không khơi ra thì âu cũng lờ đi cho họ, bởi vì căn bản họ… ngoan ngoãn.

Bauxite Việt Nam

VNEXPRESS ngày 4/4/2010
Đây là nội dung bài báo đã được đăng trên VNEXPRESS 4/4/2010:
Hãng tin China News Service cho hay, hai tàu ngư chính xuất phát từ đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc vào ngày 1/4. Đây là lần đầu tiên hai tàu ngư chính Trung Quốc tuần tra cùng lúc ở khu vực gần quần đảo Trường Sa.
“Mục đích của hoạt động tuần tra gần quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) là trấn áp cướp biển và bảo vệ hoạt động đánh bắt hải sản cũng như cuộc sống của ngư dân Trung Quốc”, China News Service dẫn lời các quan chức Trung Quốc.
Các quan chức cho hay hoạt động tuần tra của hai tàu ngư chính sẽ kéo dài trong vòng một tháng nhưng thời gian có thể kéo dài thêm. Một trong hai tàu tham gia tuần tra có khối lượng tới 4.450 tấn. Đây là tàu ngư chính to và nhanh nhất của Trung Quốc. Trước kia nó từng là một tàu chiến.
Theo China News Service, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị tấn công hoặc bắt giữ trong khu vực gần quần đảo Trường Sa khoảng 300 lần kể từ năm 1994. Những vụ việc đó khiến 25 ngư dân thiệt mạng và khoảng 1.800 người khác bị bắt.

Khách sạn trong công viên và “chi phí cơ hội”

Đức Trí

Cám ơn BBT trang mạng Bauxite Việt Nam đã cho tôi viết lời bình trước khi đăng lại bài đã đăng trong VnEconomy với tựa đề Khách sạn trong công viên và “chi phí cơ hội” của tác giả Đức Trí.
Tôi không phải là chuyên gia thông thạo về tài chính nên không thể bình luận bất cứ một điều gì liên quan đến khả năng nhảy múa của đồng tiền từ con số 14,5 triệu USD do Chủ đầu tư Dự án SAS HA NOI ROYAL đưa ra ngày 17/2/2009, nay bỗng dưng lên tới con số ngót 80 triệu USD. Điều đó có thể khiến một số người yếu bóng vía lo sợ bảo nhau “Mau mau khấu ngân sách Nhà nước trả người ta đi, nếu không nó sẽ biến thành con số 160 triệu USD lúc nào không kịp biết thì nguy to”(?).
Nhưng tôi có đủ cơ sở vạch trần sự thật và có đủ tư cách thay mặt nhân dân Hà Nội tuyên bố rằng “Sau khi công luận đã lên tiếng và sau khi chiêu bài vin vào ý kiến chấp thuận của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bị lộ ra đồng thời với việc ông Đại sứ Thụy Điển đã có văn bản phủ nhận Chủ đầu tư là người Thụy Điển nên Dự án xây Khách sạn NOVOTEL ON THE PARK đã phải ngừng lại mà lãnh đạo Hà Nội vẫn không kỷ luật những người móc nối với Chủ đầu tư dối trên lừa dưới, lại còn ĐỀN cho Chủ đầu tư 7657m2 đất ở khu Nhà máy Rượu phố Nguyễn Công Trứ là một thái độ sai trái. Tại sao lại phải ĐỀN? Ai lừa họ để họ để họ nhỡ cơ hội hốt bạc nên nay phải lấy 7657m2 đất thuộc tài sản Quốc gia ở trung tâm Thủ đô ĐỀN cho họ mà họ vẫn chưa hài lòng?”

Mekong tan rã

Nguyễn Huỳnh Thái

Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang ở trong tình trạng như thế nào? Chưa nói đến nguồn nước cạn kiệt do các đập thủy điện của ông bạn khổng lồ chặn lại từ trên nguồn, chỉ nhìn vào các chính sách xã hội nhằm nâng đỡ nông dân phát triển nghề trồng lúa, một trong những mặt mạnh bậc nhất của ngành kinh tế xuất khẩu nước ta, được thực thi trong bao nhiêu năm nay và hậu quả thê thảm của chúng, cũng đủ khiến người nghe cảm thấy một thực tế gần như tuyệt vọng. Bài viết không phân tích sâu vào nguyên nhân, cũng không chỉ đích danh ai là kẻ phải gánh chịu trách nhiệm, mà chỉ phơi bày một đôi nét chấm phá hiện thực, nhưng những gì gói ghém trong đó đã có sức nặng của một lời cảnh báo nghiêm khắc: nếu không thực bụng vì dân và tỉnh táo trở lại, tìm mọi cách làm cho “vựa lúa” của dân ngày càng sinh sôi nẩy nở, thì chính mình đang đẩy đất nước vào một thảm họa không sao tránh khỏi.
Bauxite Việt Nam
Khi đọc tin Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố “Việt Nam là một trong các nước có thu nhập trung bình” [1] tôi chợt nhớ đến lời bình luận của một Hai Lúa về GDP đầu người trên báo Tuổi trẻ: “Một người ăn nguyên một con gà, một người chỉ đứng nhìn, tính bình quân mỗi người ăn được… nửa con gà. Nghe 800 USD tui ham lắm, nhưng chừng nào tui và gia đình tui mới có được!” [2]. Con số thật trừu tượng! Nếu nhìn vào 17 triệu dân ở miệt đồng bằng này, đâu đâu cũng thấy những con người khốn khó, cái đói bám sau lưng, cái nghèo còn trước mặt thì cụm từ “thu nhập trung bình” nghe sao khó tưởng tượng.

Đập thủy điện đầu nguồn làm cho con sông Mekong trở nên bất hòa

Đức Tâm - Thụy Mi - Trọng Nghĩa

Trung Quốc đã xây đến đập thủy điện thứ 9 trên thượng nguồn sông Mekong. Điều này đang dẫn đến những mối quan ngại của các nước thuộc hạ nguồn, bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam. Ủy ban sông Mekong đã từng đưa vấn đề này ra để bàn luận, nhưng dư luận thế giới xem là vô nghĩa, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc. Hơn nữa, đáp trả những tiếng nói của các quốc gia thuộc hạ nguồn sông Mekong, Trung Quốc luôn lớn tiếng chối bỏ trách nhiệm. Ai sẽ có vai trò điều phối để dòng sông Mekong trở lại hiền hòa như xưa trong khi các nước có chung quyền lợi trên dòng sông đó đều né tránh anh láng giềng trơ tráo và bất trị? Có nhà học giả đề xuất ý kiến: Mỹ và chỉ có Mỹ mới làm được việc ấy.
Một số bài liên quan sự kiện thời sự về sông Mekong được công bố trên trang mạng của Đài RFI (Pháp), BVN xin cung cấp để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc lại chối bỏ trách nhiệm làm sông Mêkông cạn kiệt

Đc Tâm
Một ngày trước cuộc Hội nghị Quốc Tế về sông Mêkông, được tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan, đại diện của Trung Quốc hôm nay nhắc lại lập trường của Bắc Kinh, chối bỏ trách nhiệm làm cho mực nước sông Mêkông xuống thấp tới mức kỷ lục kể từ hai thập niên qua.
Hôm nay, tờ China Daily của Nhà nước Trung Quốc trích đăng phát biểu của ông Giả Kim Sinh, lãnh đạo Ủy ban Đập lớn thế giới, đồng thời là quan chức Viện Nguồn nước và Nghiên cứu thủy điện Trung Quốc. Ông Giả Kim Sinh nói rằng, các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn Mêkông không làm phân dòng chảy, đưa nước đi nơi khác.

Về việc tố cáo rồi thanh tra Đại học Phan Châu Trinh: Thư kháng nghị của Trường Đại học Phan Châu Trinh

BVN nhận được Thư kháng nghị dưới đây vào ngày hôm qua 3-4-2010, đang phân công biên tập viên viết Lời đề dẫn trước khi đăng thì đã thấy lá thư xuất hiện trên các mạng Viet-studiesDiễn đàn. Đồng cảm với các bạn đồng nghiệp trong cách nhìn nhận vấn đề này nó là một bằng chứng soi tỏ thêm tình trạng thoái hóa nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay, dưới sự thao túng của những kẻ lấy đồng tiền làm mục đích mà bất kỳ những ai từng “sống chung với lũ” đều không khỏi đau lòng và chán nản – chúng tôi xin đăng lại Lời giới thiệu của Diễn đàn và lá thư của các ông Phan Ngọc Thu và Nguyên Ngọc.
Bauxite Việt Nam
Ngày 2.4.2010, một số báo trong nước đã đưa tin về những “sai phạm” của Trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam) :
* Đất Việt : Đại học Phan Châu Trinh vừa thành lập đã đầy sai phạm
* Lao Động : Trường ĐH Phan Châu Trinh : Số thí sinh tuyển không đúng quy chế năm 2007 sẽ bị xử lý
* Diễn đàn Doanh nhân :  Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam) : Hàng loạt sai phạm
Các bài báo này chỉ trình bày sự việc của “nhóm tố cáo” và đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng dưới đây lá thư kháng nghị của các ông Phan Ngọc Thu, Hiệu trưởng, và Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Qua các tài liệu này, người ta có thể thấy rõ tình thế hết sức khó khăn của một dự án như Trường đại học Phan Châu Trinh, ngay từ đầu phải nằm trên đe của những nhà đầu tư chỉ nhắm kiếm lời và dưới búa của bộ máy Bộ GD & ĐT, một tổ chức phản động, ngăn cản mọi cuộc cải tổ đích thực.

BT Nguyễn Thiện Nhân: thăng tiến hay “bỏ trống mà chạy lấy dùi”?

Hồ Như Hiển

Đôi lời phi lộ của Blog Phamvietdaonv: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thuyên chuyển công tác. Ông thôi không kiêm nhiệm chức Bộ trưởng và nghe đồn ông sẽ chuyển sang đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao… Có một thời mỗi lần mở Cổng điện tử Chính phủ, người đọc thường xuyên thấy hình ảnh ông xuất hiện ở vị trí trang trọng góc trái. Dân chuyên quan sát chính trường vỉa hè đồn rằng: Ông sắp kế nhiệm chức Thủ tướng cũng nên…
Ông Nguyễn Thiện Nhân đã ra đi, để lại sau ông hàng loạt những tuyên ngôn, tuyên bố, những chính sách đối với ngành giáo dục-đào tạo do ông khởi xướng rất chi là vang động y như trống hội khai trường. Chưa ai tổng kết được những chính sách, chủ trương liệu pháp có vẻ sốc mà ông đề ra đó cho đến lúc ra đi hiệu quả được bao nhiêu phần trăm? Do vậy, việc thuyên chuyển của ông dân vỉa hè có người thì đoán ông thăng tiến; có kẻ lại đoán ông rút sớm để tạo khoảng trống cho đám con cha, cháu ông có chỗ mà ngoi lên; cũng có người bảo ông Nguyễn Thiện Nhân “bỏ trống mà chạy lấy dùi”…
Ông tá hỏa chuyển đi vì thấy ngành mà ông phụ trách ngày càng oánh nhau to: học trò oánh học trò, đến học trò gái cũng chơi nhau như xã hội đen; rồi thì học trò oánh thầy, thầy oánh học trò, thầy mua dâm học trò… linh tinh hết cả lên.
Chúc ông thượng lộ bình an và chân cứng đá mềm khi bước sang cương vị mới. Ở cương vị mới ông nên phát ít thôi, nhưng phát cái gì thì làm cho chắc cái đó rồi hẵng phát tiếp! Khi phát nhiều mà động không kịp thiên hạ lại cho là ông quen “đánh trống bỏ dùi”???

Thân Mỹ

Đoan Trang

Một trong những quan điểm hay thái độ chính trị bị “đặt vấn đề” ở Việt Nam giai đoạn này là “thân Mỹ bài Tàu”. Nói cách khác, nếu bạn bị ai đó kết tội là thân Mỹ bài Tàu, nghĩa là bạn có vấn đề về mặt tư tưởng – không nguy hiểm thì cũng lệch lạc, cực đoan.
Tất nhiên là tôi cũng được đội cái mũ “thân Mỹ bài Tàu” đó, và phải nói thật là mũ hơi rộng, tôi đội không vừa. Vì chỉ đúng một phần: tôi thích nước Mỹ và chẳng ưa gì chính quyền hiện nay của Trung Quốc (không đồng nhất với toàn thể nhân dân Trung Quốc, càng không có liên quan gì tới một vài người bạn Trung Quốc mà tôi biết). Nhưng làm gì đến nỗi lệch lạc, cực đoan nhỉ, hừ, tôi cứ nghĩ mình ôn hòa lắm cơ.
Tôi không chỉ thích Mỹ, mà còn thích cả Anh, Tây Ban Nha, có thể coi là “phương Tây” nói chung. Vâng, xin xác nhận là tôi thân phương Tây. Còn tại sao tôi thích Mỹ thì entry này sẽ giải thích ngay sau đây. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thì phải nêu rõ và nhấn mạnh rằng tôi chưa bao giờ đến nước Mỹ, và chắc chắn là tôi hiểu biết rất ít về xứ sở này. Rất có thể những gì tôi nói sau đây đúng một phần mà sai đến chín phần. Có gì xin các bạn cứ chỉ giáo.
* * *

Hãy hết sức tỉnh táo + Thư gửi Lạng Sơn

Dương Danh Dy

BVN xin mượn lời Anh Ba Sàm làm Lời bình cho những dòng đính chính dưới đây của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy về công văn của UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ thị các Sở Ngoại vụ, Lao động, Thương binh Xã hội đón tiếp đoàn cựu chiến binh cùng Đại sứ Trung Quốc sang thắp hương tưởng niệm các “liệt sĩ Trung Quốc ở huyện Hữu Lũng:
Tác giả đặt vấn đề đúng là tỉnh táo và sắc sảo, nhưng mới trên… giấy. Bởi thời nay ở xứ ta có quá nhiều chuyện không rõ ràng, nên hai chữ “minh bạch” trong chính sách, thông tin, v.v. được nhắc nhở nhiều mà nghe chừng cứ tối và rối thêm. Phản ứng của công luận là rất cảnh giác với bất cứ hiện tượng nào có vẻ mờ ám, và muốn tìm tới tận cùng bản chất sự việc, những gì đằng sau bộ mặt làm bộ khả ái. Vụ “cho nước ngoài thuê rừng 50 năm” ở nhiều địa phương là một ví dụ.

Vậy thì cái vụ mờ… ảo nầy, thay vì hô hào “tỉnh táo” (để ngưng lên tiếng?), thì nên kêu gọi những người có trách nhiệm, người trong cuộc hãy công khai hóa sự việc, những ai biết gì thêm hãy cho bà con biết (Vì trước thực trạng thông tin quá khan hiếm và méo mó, dân đen trên mạng đâu dễ có khả năng “kiểm tra độ xác thực trước khi lên tiếng” được, họ chỉ có thể dóng chuông cảnh báo và cung cấp thông tin bề nổi, tản mạn mà thôi). Trước hết, chính quyền Lạng Sơn nên công bố công khai vụ việc này. Họ có đầy đủ phương tiện truyền thông trong tay đó chớ?! Vậy mà tác giả chỉ chê chính quyền Lạng Sơn là “cực kỳ dở“, và mách nước là “đáng ra phải cáo lỗi về thiếu sót”. Ô hô! Sao ông vội tin vào cái “lỗi” đó vậy, mà không đặt dấu hỏi vì sao họ lại phải lúng túng đến thế?

Còn một điều quan trọng nữa. Đó là chính quyền tỉnh này có làm gì để tưởng nhớ các liệt sĩ và nhân dân của chúng ta đã hy sinh, bị giết hại năm 1979 bởi quân lính Trung Quốc chưa? Có phải vì không làm (được) điều hiển nhiên đó, nên họ đã phải “âm thầm” tổ chức dâng hương cho “liệt sĩ” Trung Quốc (cứ tạm cho là hy sinh trong cuộc chiến tranh VN)?

Nói thêm: lời kêu gọi cuối bài của tác giả nghe… ghê! Không biết lo ngại sẽ xảy ra “giết nhau” tới đâu, chỉ biết là chúng ta đang rất cần giết bớt đi cái sự MỜ ÁM.

Anh Ba Sàm


 Từ cuối tháng Ba, tôi đã nhận được mấy e-mail cho biết tin “UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra công văn đi cho các huyện làm lễ dâng hương tưởng niệm chiến sĩ Trung Quốc chết trận trong chiến tranh biến giới! ”, kèm theo cả file PDF công văn số 218 – UBND – KTTH ngày 26 tháng 03 nam 2010.
Không hiểu sao tôi cứ bấm mở thì máy báo lỗi, không đọc được file PDF đó . Sợ có virus, tôi không mở nữa.
Tuy vậy, tôi nghĩ rằng nếu phía TQ muốn tìm, thắp hương cho binh lính của họ chết hồi 1979 thì mình cũng nên cho phép. Và tốt nhất là yêu cầu họ đào lên mang về TQ.
Vài hôm nay thấy trên mạng um sùm hết cả. Tôi cũng thấy bức xúc nên cố tìm hiểu xem thế nào.

Lại thong thả sáng chủ nhật – nói về chuyện “thiên kinh vạn quyển”

Phạm Toàn

Tôi được mách một điều này: trong các đầu sách nhà xuất bản Tri thức trình lên một cái Cục nào đó to lắm để xin tái bản, có một cuốn bị gạch (tức là không được phép).
Cuốn sách bị chặn này nhìn bề ngoài thì như thể liên quan đến cá nhân tôi: Nền Dân Trị Mỹ (De la démocratie en Amérique) của Alexis de Tocqueville do tôi dịch.
“Bề ngoài” thôi: vì có vẻ như mấy điều tôi tung ra dư luận ở đây liên quan tới việc tôi “đòi” được tái bản (nó đã tái bản rồi, nay cái Cục kia chỉ cấm việc tiếp tục tái bản thêm, mặc kệ bạn đọc đòi mua mà không có). Ai chỉ nhìn vẻ ngoài thì đâu như chuyện này hết sức “cá nhân”: tên tuổi (ôi Giời!), nhuận bút (hỡi Giời!) và này nọ (tổng của các thứ “ôi” và “hỡi”)…
Nhân thể, thong thả sáng chủ nhật, nói đôi điều, cốt chia sẻ vui vẻ cùng bè bạn, không cốt làm sáng mắt ai. Kinh nghiệm của tôi ở chốn trần gian này là đừng hy vọng cải tạo ai. Bởi vì bản thân tôi là một chứng minh rõ rệt nhất cho trải nghiệm đó: bao nhiêu cuộc vật đổi sao dời tôi tham gia đủ, nhưng hình như tôi chẳng thay đổi bao nhiêu – sắp xuống lỗ rồi, nhưng nghĩ lại thấy mình bao giờ cũng vẫn là một anh chàng boy-scout tham gia vào những điều viển vông trên đời.

Phim ‘mừng’ 1000 năm: Om sòm và lặng lẽ!

Hồng Hà

Giáo sư Nye nổi tiếng với thuyết Quyền lực mềm đang dần thay thế những quyền lực “cứng”. Chiến tranh nóng đi qua, chiến tranh lạnh cũng vào quá khứ. Những cuộc xâm lược nóng và cứng phải chăng đang dần thế bằng những cuộc “xâm lược lạnh và mềm”?
Những màn đấu thầu đóng kịch, để rồi dâng gói thầu cho chủ thầu Trung Quốc như dự án khai thác bauxite Nhân cơ. Cùng với nhiều dự án thầu khác mà phía Trung Quốc nhận lãnh trên địa bàn Việt Nam, lũ lượt đoàn quân lao động phổ thông tràn ngập khắp công trường không ai quản lý, không ai chịu trách nhiệm. Rồi lại mới đây xì ra chuyện động trời khác, hàng trăm ngàn héc-ta rừng phòng hộ, rừng chiến lược đã được các quan địa phương lặng lẽ ký cho các công ty của Trung Quốc thuê dài hạn tới 50 năm. Trên mặt trận truyền thông, cứ bật bất kỳ một kênh ti-vi nào của Truyền hình Việt Nam lên, cũng thấy toàn là phim Trung Quốc chiếm đại đa số thời lượng phim. Tranh cổ động cho Quân đội nhân dân Việt Nam thì sử dụng hình ảnh quân đội Tàu, tranh cổ động cho an toàn lao động thì lấy tranh cổ động cho Mao tuyển!!!
Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm dựng lại sử tích hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông, các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam hình như lại đang lại dấn thêm một bước cho người Việt học “sử Trung Quốc” – bây giờ là sử Trung Quốc ở trang phục, phong cảnh, tập tục, kiến trúc giằng dịt lấy truyện tích, nhân danh, địa danh Việt Nam
Đô hộ là gì, xâm lược là gì nếu không phải là đem áp đặt những quyền lực, lề thói, sinh hoạt của mình lên một quốc gia độc lập khác? Nếu hiểu như thế thì đâu cần cứ phải “tiền pháo hậu binh” đem quân chiếm đóng thì mới gọi là xâm lược, và đâu cứ phải sống trên một nước không có sự áp đặt quân sự từ một nước khác thì mới gọi là không bị đô hộ.
Chúng ta đang ở trong hiểm họa của một cuộc “xâm lược mềm” từ phương Bắc mà chính con người của chúng ta tự nguyện làm những “Lê Chiêu Thống thời nay” chứ không ai khác!
Bauxite Việt Nam

Bật mí những hình ảnh “Lý Công Uẩn” tại trường quay Trung Quốc

Hiền Hương

Thủ đô và cả nước ta sắp rầm rộ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (trước đó là Đại La và nay là Hà Nội) được chọn làm kinh đô đầu tiên của Đại Việt (nay là Việt Nam). Một trong những hạng mục văn hóa  quan trọng trong ngày đại lễ này là phim ảnh và dự án phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long. Chuyện ấy thì chẳng có gì khiến ta bận lòng. Tuy nhiên…
Bộ phim này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm nội dung tư tưởng, Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất. Tác phẩm do nhà phê bình nghệ thuật hàng đầu Việt Nam Phan Cẩm Thượng, nghệ sĩ, Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Thị Tình cùng Hoạ sĩ Phạm Xuân Hải – hiện là giảng viên ngành Đồ họa Đa truyền thông tại Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin HBC Việt Nam chịu trách nhiệm về phần thiết kế bối cảnh và chuẩn bị trang phục cho diễn viên. Yêu cầu là trang phục nhân vật cùng bối cảnh phim cần được đặc biệt chú trọng nhằm nêu bật nền văn hóa Đại Việt thời kỳ nhà Lý.
Nói vậy nhưng không phải vậy. Với một chi phí tốn kém chưa từng có trong lịch sử phim ảnh Việt Nam và theo giới báo chí là sau một hồi lùm xùm tranh cãi, bộ phim đã được “âm thầm” bấm máy tại trường quay Hoành Điếm, Triết Giang, Trung Quốc do người Trung Quốc, Cẩn Đức Mậu phối hợp với đạo diễn Tạ Huy Cường của Việt Nam đảm nhận.
Trả lời phóng viên, đại diện nhà sản xuất nói: “Bộ phim truyền hình Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long hiện tại đang trong quá trình sản xuất nên chưa thể trả lời nhiều về những thông tin liên quan. Chỉ biết, đó là một bộ phim lịch sử truyền hình dài 12 tập, đã bấm máy và dự kiến hoàn tất trong tháng 4 năm 2010. Khi nào bộ phim hoàn tất, khi nào có sản phẩm trong tay, chúng tôi sẽ tổ chức họp báo tại Hà Nội”.
Trước câu hỏi “Một bộ phim lịch sử Việt Nam nhưng quay tại Trung Quốc, do đạo diễn Trung Quốc thực hiện, nhà sản xuất có đặt ra tình huống, phim sẽ khó thuyết phục được khán giả Việt Nam?”, đại diện nhà sản xuất cho biết “Bộ phim sẽ là câu trả lời chính xác nhất”.
Thế nhưng, chỉ với một vài cảnh quay được bật mí về bộ phim này, có lẽ chẳng cần chờ đến ngày bộ phim ra mắt khán giả; ai cũng có thể nhận ra phục trang của những nhân vật đóng ở đây chẳng khác gì cách ăn mặc của tướng Tàu đời xưa.
Phải chăng, “đường tới thành Thăng Long” của vị vua anh minh, tài đức Lý Thái Tổ đã bị hậu duệ của mình dắt nhầm sang Triết Giang Trung Quốc!!!
Bauxite Việt Nam

Kẻ thủ ác trong bóng tối (Hai bài viết về kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc)

Sự bối rối trước sự cố ngưng hoạt động của các trang tìm kiếm của Google ở TQ vào Thứ Ba vừa rồi soi sáng một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của bộ máy kiểm duyệt Internet của chính phủ TQ: nó được cố tình thiết kế để mờ ám.

Loretta Chao - Jason Dean - Clifford Coonan

Hoàng Hưng lược dịch
Xưa nay trong lịch sử, chống lại xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật của loài người bao giờ cũng là những lực lượng đại diện cho những tên bạo chúa hắc ám hoặc những tôn giáo chỉ muốn huyễn hoặc con người trong đủ loại tín điều ngu muội. Chủ nghĩa CS Tàu với cái bề ngoài đang dương vây múa vuốt thực chất là đang lo sợ 1 tỷ 3 dân Tàu thức tỉnh, tiếp cận được ánh sáng của văn minh. Đó là một thứ tôn giáo đã đẩy nhân dân Trung Quốc xuống vực thẳm trong thế kỷ XX, bản thân chứa đầy mâu thuẫn và hoàn hoàn không có khả năng chính danh như một thể chế phát triển hợp với quy luật. Vì không thể đường đường chính danh nên đành phải núp trong bóng tối để đánh lén. Kẻ cầm quyền mà sa đọa đến mức ấy thì đáng khinh chứ không đáng sợ, và dù có ra sức tích lũy tiền của đến mấy, liệu có thể tồn tại được bao lâu? Khôi hài hơn là những ai không biết nhìn xa trông rộng, chỉ lo cắm cúi bắt chước các trò ranh ma này tưởng đâu là đắc sách – hành vi như thế có khác nào “tránh đường quang đâm quàng bụi rậm”!
Bauxite Việt Nam

Bài 1: Kiểm duyệt Trung Quốc nảy nở trong bóng tối


Loretta ChaoJason Dean, The Wall Street Journal 1/4/2010
Sự bối rối trước sự cố ngưng hoạt động của các trang tìm kiếm của Google ở TQ vào Thứ Ba vừa rồi soi sáng một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của bộ máy kiểm duyệt Internet của chính phủ TQ: nó được cố tình thiết kế để mờ ám.
Hôm Thứ Tư, việc truy cập các địa chỉ có vẻ trở lại bình thường – chỉ một số thuật ngữ bị chặn chứ không phải tất cả (như hôm Thứ Ba). Các quan chức chính quyền không chịu bình luận khi được hỏi nguồn gốc sự cố trên, khiến cho tình thế và tương lai của Google ở TQ vẫn là bí hiểm đối với người sử dụng.
TQ vận hành một trong những hệ thống thanh lọc Internet mở rộng và tinh vi nhất thế giới. Hệ thống này, hỗn danh là Hỏa Trường Thành (Great Firewall), chặn việc truy cập vào một diện rộng nội dung từ nước ngoài, từ những phê phán các lãnh tụ TQ đến thông tin về những sự kiện lịch sử nhạy cảm.
Nhìn chung TQ không cho người dân của nó biết khi nào thì nó can thiệp vào việc truy cập mạng, không giống một số nước như Ả Rập Saudi đưa ra thông điệp cảnh báo rõ ràng khi người sử dụng bị từ chối vào những trang bị cấm.
Thay vào đó, bộ lọc của TQ làm người sử dụng thấy giống như một lỗi kỹ thuật đã khiến họ không vào được mạng.

Trung Quốc đang treo 4 tỷ quả bom nguyên tử trên đầu cư dân hạ lưu sông Mekong

Thanh Hà

Các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong trước mắt đã tác động ảnh hưởng không nhỏ tới con sông và nhiều người dân sống dọc hai bờ sông. Những ảnh hưởng đó đã thấy ngay trước mắt, nhưng một nguy cơ không thể lường trước đối với các quốc gia lưu vực sông Mekong là trong trường hợp xấu nhất những đập thủy điện này bị vỡ.

Đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng nguồn sông Mekong
Những yếu tố tác động ảnh hưởng trước mắt khi Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong như: Sức khỏe dinh dưỡng và an ninh lương thực của con người; làm thay đổi dòng chảy; ảnh hưởng giao thông đường thủy; làm cạn kiệt lượng nước tưới tiêu; làm thay đổi căn bản chu kỳ khô hạn – lũ lụt tự nhiên của sông Mekong, ngăn chặn vận chuyển trầm tích, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sinh kế của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn; làm giảm khả năng cản dòng của toàn bộ dòng chảy chính sông Mekong khu vực dưới Vân Nam. Nước sẽ chảy nhanh hơn ra biển, gây mất khả năng trữ nước. Hậu quả là khiến lượng nước thoát đi trong dòng chính của Mekong lớn hơn bao giờ hết, trong cả mùa khô lẫn mùa mưa… và nhiều ảnh hưởng khác.

Về việc đón cựu chiến binh và Đại sứ Trung Quốc thăm chiến trường biên giới

Phạm Viết Đào

BVN đăng dưới đây hai bài xung quanh tin nóng về việc UBND tỉnh Lạng Sơn vừa chỉ thị cho Sở Lao động, Sở Thương binh Xã hội tỉnh mình phối hợp với huyện Hữu Lũng đón tiếp đoàn cựu chiến binh Trung Quốc đi cùng Đại sứ Trung Quốc sang thăm lại chiến trường biên giới và dâng hương tưởng niệm những người Trung Quốc chết trận mà UBND tỉnh này gọi là “liệt sĩ”. Tưởng không cần bình luận gì nhiều thì ai ai cũng đã nhìn thấu lòng dạ các vị đóng vai trò “chăn dân” hôm nay và cả trình độ chính trị, đạo đức, học vấn của họ đang ở trong tình trạng “chới với” đến mức nào, thông qua những chủ trương mà lâu nay họ thực hiện một cách có vẻ như không cần đếm xỉa đến dư luận: nào cho bán tháo tài nguyên tuồn sang bên kia biên giới, nào cho thuê các khu đất để người Trung Quốc xây sân golf, mở chợ Tàu, nào cho thuê rừng đầu nguồn trong 50 năm và còn ngang nhiên trả lời công luận một cách vô trách nhiệm rằng sau 50 năm nữa ai làm người ấy lo, bây giờ lo làm gì cho mệt, cho đến cái việc cho tổ chức những lễ dâng hương linh đình kèm theo các loại công văn mang ngôn từ không chuẩn kiểu này.
Để bạn đọc nhìn nhận sâu hơn những điều khái quát ở trên, chúng tôi xin đăng mấy nhận định của nhà văn Phạm viết Đào, coi như Lời đề dẫn cho bản tin mà RFA vừa đưa.
Bauxite Việt Nam
Phạm Viết Đào

Bộ đội Việt Nam bị lính Trung Quốc bắt, tuy nhỏ con nhưng rắn rỏi, hiên ngang
Chủ Blog Phamvietdaonv nhận được một số thư của các bạn ở một tỉnh biên giới phía Bắc, gửi kèm bản sao chụp công văn chỉ đạo số 218 đề ngày 26/3/2010 do một ông Chủ tịch tỉnh ký, trong đó có đoạn sau đây:
“1. Nhất trí chương trình mời và đón tiếp đoàn đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu chiến binh Trung Quốc vào dự lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc tại huyện H. theo đề nghị của Sở Ngoại vụ;
2. Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối liên hệ mời, chịu trách nhiệm về công tác lễ tân trong việc đón tiếp đại biểu Trung Quốc và dự lễ dâng hương;
3. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với UBND huyện H. và các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất tổ chức lễ dâng hương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định…”

Diễn văn của bọ Lập chào mừng Ngày nói dối toàn thế giới

Nguyễn Quang Lập

 
Ngày “cá tháng Tư” vừa mới qua nhưng có sống ở Việt Nam mới biết, hình như dân tộc này từ nhiều chục năm nay, trong đời sống chính quy với bao nhiêu châm ngôn, khuôn vàng thước ngọc buộc phải noi theo, đã biết lọc lấy nét đẹp của ngày ấy làm một phương thức ứng xử linh hoạt tuyệt vời. Bởi thế, diễn văn của Bọ Lập cần được đăng lại ở đây để cộng đồng cư dân mạng chúng ta cùng ngẫm nghĩ, và mỗi người tự tìm lấy một sự chiêm nghiệm ứng hợp với chính mình.
Bauxite Việt Nam
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Trải qua một chặng đường đấu tranh gian khổ với bè lũ nói thật chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi  to lớn. Nhờ có nói dối mà vợ không làm gì được chồng, cấp dưới không làm gì được cấp trên, phụ huynh không làm gì được cô thầy, bố mẹ không làm gì đựơc con cái.

Các quần đảo và việc phân định biển ở Biển Đông

Vandyke & Bennett

Cuộc tranh chấp về ranh giới biển ở Biển Đông là một trong những cuộc tranh chấp về ranh giới biển có tác động gây chia rẽ nhất trên thế giới, và nó là một trong số nguyên nhân khiến một vài nơi đã xảy ra đụng độ quân sự liên quan đến vấn đề ranh giới biển. Bài viết đưa ra một cái nhìn khái quát và cung cấp cho ta những tư liệu tỷ mỉ, hệ thống về lịch sử vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ trước đến nay giữa các nước trong khu vực. Đây là một tiếng nói phân tích khách quan, góp phần giúp giới học thuật cũng như giới chính trị nước ta có thêm điều kiện xem xét để sớm gạt bỏ thái độ chần chừ, né tránh và bạc nhược như lâu nay vẫn có, tiến tới xác định được một giải pháp tối ưu, như GS Ngô Vĩnh Long đề xuất: quốc tế hóa Biển Đông, nhằm tạo ra cơ hội tốt nhất cho việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi về vùng biển của nước mình.
Bauxite Việt Nam
Biển Đông là một vùng biển nửa kín. Phần lớn khu vực là một thềm lục địa nông có tiềm năng về tài nguyên hydrocarbon. Những đảo nhỏ bé nằm dầy đặc trên biển này. Trong toàn bộ quá trình lịch sử, những đảo nhỏ này hầu như bị bỏ qua hoặc xem như những nơi nguy hiểm cho hàng hải. Ngày nay, chúng lại được coi là có tầm quan trọng thực sự bởi vì quyền sở hữu chung có thể dẫn tới quyền sở hữu các tài nguyên biển nằm kế cận chúng. Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc đụng độ quân sự xảy ra ở khu vực này.

Trung Quốc điều tàu tới Trường Sa

BBC

Trong những ngày này, Trung Quốc đang điều 2 tàu tuần ngư đến vùng biển Trường Sa.
Và cũng trong những ngày này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Binh Minh viếng thăm Trung Quốc để “Hai bên cam kết củng cố sự hiểu biết và tin cậy giữa 2 nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung không ngừng phát triển theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” ( vietnamnet.vn).

Một cái tát vỗ mặt vào Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà cụ thể là ông Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói riêng, lãnh đạo VN nói chung.
Ông Phạm Bình Minh đã nói những gì, sẽ nói những gì? Lãnh đạo tối cao của Đảng  và Nhà nước VN đã nói những gì, sẽ nói những gì với ông bạn 16 vàng 4 tốt kia?
Và rồi họ – Lãnh đạo tối cao Việt Nam – sẽ phải nói những gì với nhân dân VN khi  thăm thì cứ thăm để củng cố 16 vàng 4 tốt, còn Trung Quốc tuần tra thì cứ việc tuần tra cho rõ nghĩa 16 vàng 4 tốt (?)
Hay họ lại cứ việc âm thầm tiếp tục bán nốt đất rừng đất biển cho người ta, lo toan tiếp đón hậu hỹ những đoàn cựu chiến binh từ bên kia qua biên giới viếng mồ “liệt sĩ”, mặt khác hối thúc cơ quan chức năng năng nổ hơn trong việc ký giấy mời, giấy triệu tập để “hỏi thăm” những công dân vì yêu quý mảnh đất này mà lên tiếng phản đối lũ cướp nước.
Chờ xem.
Bauxite Việt Nam



Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp Thứ trưởng Phạm Bình Minh. Ảnh: TTXVN
Trung Quốc vừa điều hai tàu tuần ngư tới vùng biển Trường Sa để làm công việc “bảo vệ ngư dân và chống cướp biển”.
Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) nói lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.
Hãng này cho biết: “Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc”.

Tàu ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt, đòi tiền chuộc, “tàu lạ” thì được tha

Lê Quỳnh - Ngô Nguyên - Minh Đức

SGTT – “Hôm 30.3, tại hội nghị về vấn đề tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ tổ chức tại TP. HCM, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết từ năm 2006 tới nay có 7.045 ngư dân của 1.186 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt. Tàu cá Việt Nam bị nước ngoài xử nặng trong khi “tàu lạ” đánh bắt trái phép trên biển Việt Nam chỉ bị xua đuổi. Riêng Quảng Ngãi, từ năm 2006 tới nay, có 47 tàu cá bị bắt giữ. Mặc dù  số tàu cá bị bắt không nhiều bằng Kiên Giang (58 tàu), Cà Mau (56 tàu), nhưng khu vực biển mà ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động hiện lại “nóng” nhất”. BVN chỉ muốn đặt một vài câu hỏi thêm vào Lời đề dẫn trên đây của báo SGTT là hãy thử tìm xem vì sao cách hành xử của chúng ta khác biệt với các nước láng giềng đến thế? Là một nước đầy lòng nhân ái, cai trị theo tinh thần Phật giáo chăng? Hay thực chất là lực bất tòng tâm, sâu hơn chút nữa là cái tâm lý “vâng phục” trước “ông anh” mà mình vốn rất sợ làm mếch lòng? Còn về trọng trách của người “coi sóc trăm họ” thì lại là sự chểnh mảng đến mức thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược trong đường lối phòng vệ và an ninh cho dân chúng, và từ đó mà đi đến lo “khép miệng dân” hơn là đấu lý đàng hoàng trên trường quốc tế?
Bauxite Việt Nam

Phải qua quá trình đấu tranh, tàu cá của ông Nguyễn Tấn Lự ở Bình Sơn, Quảng Ngãi và 13 ngư dân mới được phía Trung Quốc thả vô điều kiện hồi tháng 8.2009. Ảnh: Minh Đức
Phải qua quá trình đấu tranh, tàu cá của ông Nguyễn Tấn Lự ở Bình Sơn, Quảng Ngãi và 13 ngư dân mới được phía Trung Quốc thả vô điều kiện hồi tháng 8.2009. Ảnh: Minh Đức

Chênh lệch giữa các vùng ở Trung Quốc: “Một trăm năm nữa chưa chắc miền Tây đã bằng miền Đông”

Dương Danh Dy

Người ta chia Trung Quốc làm ba miền: Đông, Tây và Trung. Miền Đông là các tỉnh ven biển có nền kinh tế phát triển và đời sống người dân cao nhất Trung Quốc. Miền trung là các tỉnh ở giữa, kinh tế phát triển và đời sống trung bình. Miền Tây là vùng lạc hậu nhất.
Năm nay là 10 năm Trung Quốc thực thi chiến lược đại phát triển miền Tây. Số liệu chính thức cho biết, mười năm qua, 12 tỉnh, thành phố, khu tự trị [1] trước sau đã xây dựng 120 công trình trọng điểm, tổng đầu tư khoảng 2200 tỷ NDT (1NDT bằng khoảng 6,3 USD), những đường ống, đường dây vận chuyển khí, điện từ Tây sang Đông, đường sắt Thanh-Tạng v.v. đã nối nhau hoàn thành.

Tóm lược những ý kiến chính trong cuộc trao đổi giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà nghiên cứu của ĐCSVN

Hoàng Hưng

Những năm gần đây, cái tên Nguyễn Trần Bạt nổi lên trên văn đàn như một doanh nhân thành đạt có tư duy chính trị – kinh tế – xã hội sâu sắc, tiên tiến mà thực tế. Ông là tác giả nhiều bài viết và cuốn sách, với “đường lối sáng tác” là:


Ông Nguyễn Trần Bạt. Ảnh: veer.vn
Tôi làm hết sức mình để “giải độc cho thế hệ trẻ”. Tôi cũng là một người cha. Tôi đã nghĩ nhiều để thế hệ trẻ, thế hệ con tôi bước vào cuộc đời với tư cách những người tự do, những người không nhiễm độc, không định kiến, những người có tầm nhìn hình nan quạt chứ không phải cái nhìn trên một đường thẳng. Xét cho cùng, mục tiêu của con người là sống chứ không phải làm việc. Hiện nay ngành giáo dục đang dạy trẻ con sai, làm con cháu chúng ta thi rất giỏi, nhưng làm thì rất kém. Có những người làm rất giỏi, nhưng sống thì tồi.
Còn công việc sắp tới của tôi là thuyết phục các nhà lãnh đạo về những vấn đề sống còn của đất nước. Tôi không phải là người đối lập, nhưng đem những ý kiến của mình thuyết phục người khác thì tôi làm không mệt mỏi.
(trích theo http://chungta.com.vn/Desktop.aspx/Tac-gia/Tac-gia/Nguyen_Tran_Bat/)

Một câu hỏi dành cho Tập đoàn SAS Hanoi Royal và cũng dành cho chính quyền Hà Nội: lại vụ khách sạn Novotel

KTS Trần Thanh Vân

Ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo không thừa nhận bọn chủ đầu tư KS Novotel on the Park đã mạo danh Thụy Điển để lừa ông ta? Ông ta không bị lừa tức là ông ta biết rõ bọn đó không phải người Thụy Điển? Tức là ông ta đồng tình với bọn đó lừa Chính phủ và nhân dân ta? Bởi thế hôm nay ông ta thuê Kiểm toán VN thẩm tra lại thiệt thòi của Chủ đầu tư KS SAS có thực là 80 triệu USD hay không? (Dân trí đưa tin). Để hiểu rõ thực hư chuyện này thế nào, xin nhường lời cho KTS Trần Thanh Vân, một trong những người đã từng đương đầu với vụ việc này để giữ lại cho Công viên Thống Nhất cái không gian thông thoáng mà dân chúng Thủ đô và cả nước từ lâu vẫn theo dõi với niềm tin rằng mọi khuất tất cuối cùng phải phơi ra dưới ánh sáng.
Bauxite Việt Nam
Hôm nay Mùa Xuân đã đến, nhưng cái rét lạnh lẽo của Mùa Đông vẫn chưa ra đi, có lẽ như thế mới hợp quy luật của thiên nhiên và của lòng người, nên trời Hà Nội trở nên đáng yêu lắm. Nhưng tại sao sáng nay lòng tôi nhức nhối lạ thường?, khi vừa ăn sáng xong, vừa đang nhâm nhi tách Cafe, tôi vừa mở Vietnamnet ra đọc.
Tại trang nhất của tờ báo, tôi sửng sốt đọc thấy hàng “tít” lớn với đầy giọng hách dịch “CHỦ ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN SAS ĐÒI HÀ NỘI ĐỀN THÊM ĐẤT”.

Cách giải quyết nạn nhân mãn tại Trung Quốc

Nguyễn Minh (Tokyo)

Trung Quốc và nạn nhân mãn.
Chúng ta đang chứng kiến với tâm trạng đầy lo âu sự “thắng thầu” liên tục của những công ty Trung Quốc, theo đó là đội quân lao động đông đảo đang ồ ạt tràn vào Việt Nam gây tâm lý bất an trong dân chúng.
Hứng chịu làn sóng lao động Trung Quốc vào trong nước không phải là hiện tượng cá biệt ở Việt Nam, mà đang là một xu thế gây lo ngại trên toàn thế giới. Nó cũng không phải là một biểu hiện ngẫu nhiên nào của các công ty Trung Quốc trong quan hệ với các công ty của nước láng giềng Việt Nam, mà đang là một chính sách đại quy mô của chủ nghĩa bá quyền Đại Hán.

Ai kiểm soát dư luận?

GS Joseph S. Nye, Jr.

Thu Lượng dịch
Sức mạnh sẽ dần bị hạ bậc trong một kỷ nguyên thông tin, và các mạng lưới xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Để thành công trong một thế giới có trật tự như vậy, các lãnh đạo cần phải nghĩ về việc thu hút và hợp tác, chứ không chỉ là ra lệnh” (Joseph S. Nye, Jr, phát biểu tại Hội đồng Anh, London, ngày 20/01/2010). GS Nye đã từng giữ chức trợ lý Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ và Khoa trưởng (Dean) của Phân khoa Chính phủ học Kenedy, Viện đại học Harvard. Ồng cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng: “Nghịch lý của Quyền lực Mỹ” (2002) , “Quyền lực mềm: Phương tiện thành công về chính trị trên thế giới” (2004), “Trò chơi quyền lực: Tiểu thuyết Washington” (2004). GS Nye có nhiều nhận định và tiên đoán có ảnh hưởng lớn đối với vệc thay đổi trong các chính sách lãnh đạo của nước Mỹ.
Với nhận định trên của GS Nye, quả tình chúng ta đang đối diện với một tình trạng khó tìm đường xoay xở: thông tin thì đang ở giai đoạn khai thông bế tắc nhưng xã hội lại đang chịu sự điều khiển bởi lệnh, tệ hơn là lệnh miệng! Có phải chăng, trước làn sóng thông tin ập đến không cưỡng nổi mà Chính phủ phải vội vã ban bố những chính sách siết chặt mạng lưới thông tin xã hội, ngăn chặn facebook, đặt tường lửa? Có sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không, trong thời gian gần đây mặt trận tội phạm tin tặc gia tăng ngày càng mạnh, tha hồ lộng hành, đánh phá những trang mạng xã hội có tính chất phản biện đối với các chính sách của nhà nước, kể cả những trang blog cá nhân? Theo lời bà Tạ Phong Tần, một nhà báo tự do sống tại TP Hồ Chí Minh, vừa qua trả lời phỏng vấn với báo Người Việt, rằng công an nói với bà “Cứ viết những bài về ăn uống, lễ hội, vui chơi giải trí như những bài đã đăng báo vừa qua là được, đừng nên nói động gì đến nhà nước cả”.
Trước đó Quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban bố nghiêm cấm các tổ chức đóng góp phản biện về đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước công bố công khai, mà phải gửi cho cơ quan thẩm quyền. Điều này đã gây bất bình rộng rãi trong giới trí thức, dẫn đến sự kiện Viện nghiên cứu Phát triển IDS buộc phải trở thành “ngọn đuốc Thích Quảng Đức” trong tháng 9-2009.
Kết nối những sự kiện rời rạc trên lại với nhau, hình như chúng ta cũng có được một bức tranh khá nhất quán, về một thái độ không những né tránh hợp tác của chính quyền hiện nay đối với các mạng xã hội, mà còn triệt để hạn chế ảnh hưởng của các mạng xã hội đó bằng các lệnh chính thức và không chính thức. Theo GS Nye, như thế vô hình chung không những không củng cố được quyền lực mà sẽ có hiệu ứng ngược lại. Xin cứ hãy chờ xem.
Bauxite Việt Nam
Theo Giáo sư Joseph Nye, dù là không dễ dàng, nhưng các chính quyền có thể tận dụng ngoại giao nhà nước để phát huy sức mạnh mềm – với điều kiện nắm được cách thức vận hành của truyền thông đại chúng.

Phần I. Đừng đánh giá thấp vai trò của dư luận


Giáo sư Joseph Nye (Ảnh: VNN)
Sức mạnh mềm có hai mô thức hoạt động là trực tiếp và gián tiếp. Trong dạng trực tiếp, các lãnh đạo có thể bị lôi cuốn và thuyết phục bởi lòng nhân từ, tài năng hoặc sức cuốn hút của các lãnh đạo khác – có thể lấy ví dụ của Tsar Peter hoặc Frederick Đại đế.
Nhóm những người tinh hoa thường đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, một dạng nữa phổ biến hơn, sẽ tác động theo 2 bước. Đầu tiên, công chúng và các bên thứ ba bị ảnh hưởng, sau đó họ tác động lại lãnh đạo của các quốc gia khác.
Việc đánh giá tác động qua lại của sức mạnh mềm phụ thuộc vào từng dạng tác động. Trong trường hợp thứ nhất, đánh giá hệ quả trực tiếp đòi hỏi quá trình theo sát chặt chẽ như công việc mà các nhà sử học hoặc các nhà báo giỏi vẫn làm.

Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu

Lê Quang - Đỗ Hiếu

Trên BVN chúng tôi đã có dịp đưa tin về Hội thảo các vấn đề xung đột biển Đông tại Hoa Kỳ của Trần Đông Đức. Một trong những thành viên chủ chốt tham dự Hội thảo này là GS Ngô Vĩnh Long đã hai lần trả lời phỏng vấn của hai cơ quan truyền thông khác nhau trước và sau Hội thảo với cùng một quan điểm duy nhất: chỉ có đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trường quốc tế, tranh thủ các nước khác trong khu vực đồng thuận với mình vì lợi ích chung, mặt khác làm tốt công tác ngoại giao nhân dân để tìm được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam mới có khả năng có tiếng nói đối trọng với Trung Quốc. Lời phát biểu của GS Ngô Vĩnh Long hàm ẩn một ý tưởng phản biện rõ rệt: nếu không biết đi con đường quốc tế hóa duy nhất đúng ấy mà thậm thò thậm thụt quyết chẳng dám quyết, chỉ làm những động thái tâm lý để đối phó với nhân dân, lại nghe lời dỗ ngon dỗ ngọt “có gì ta bàn bạc riêng với nhau” giữa hai đảng anh em “thân thiết như môi với răng”, giới hạn trong câu chuyện chủ quyền về hai quần đảo, thì trước sau Việt Nam chỉ là “cô bé quàng khăn đỏ” múa may trước con sói già đang liếm mép đợi đến giờ G chồm lên cắn họng.
Để bạn đọc tiện tham khảo, dưới đây, chúng tôi xin đăng cùng lúc cả hai bài trả lời của tác giả.
Bauxite Việt Nam
“Trong bất kỳ cuộc tranh chấp nào, nước nhỏ luôn yếu thế hơn khi đàm phán song phương và đấu tranh ngoại giao ở cấp chính phủ với nước lớn. Vấn đề Biển Đông cũng không là ngoại lệ”, GS Ngô Vĩnh Long nói.

Quang cảnh Hội thảo ĐH Temple.
Ngày 25/3, hội thảo “Xung đột trong các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông” vừa diễn ra ở trường Đại học Temple, thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ.
Sau hội thảo, GS Ngô Vĩnh Long, một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng tại Mỹ, nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, quan hệ châu Á – Mỹ và hiện đang giảng dạy tại Khoa Sử Trường đại học Maine, thành phố Orono, bang Maine (Mỹ) đã dành cho Tuần Việt Nam cuộc trò chuyện:
Biển Đông trong thế cờ Mỹ – Trung

Còn đâu giá trị văn hóa lễ hội?

Việt Hà, phóng viên RFA

Những điều xấu xa đang trở thành quen mắt ở bất cứ đâu mà ta gặp cứ việc đổ cho “kinh tế thị trường”. Cũng như từ trước 1975 việc đập phá di tích văn hóa cứ việc đổ cho hậu quả chiến tranh, còn mọi tệ nạn xã hội sau 1975 cứ việc đổ cho “tàn dư của chế độ cũ”.
Không chịu nhìn vào căn nguyên thực sự đó là sự thoái hóa trầm trọng của văn hóa xã hội bắt nguồn từ nạn tham nhũng tràn lan, làm dối, báo cáo chạy theo thành tích, cả trên và dưới cùng buông lỏng trong vòng tư lợi, khiến cho mặt bằng ý thức công dân sa sút, sự tự trọng trong ứng xử của từng con người trở thành điều xa xỉ.
Bauxite Việt Nam

Chùa Bái Đính. Photo courtesy of violet.vn
Những tháng đầu năm ngay sau Tết là mùa của lễ hội khắp mọi miền ở Việt Nam. Tuy nhiên tham dự lễ hội đôi khi trở thành ác mộng vì những hành vi thiếu văn hóa và nạn mê tín dị đoan.

Mùa lễ hội

Vào những dịp này, người người, nhà nhà tấp nập đi lễ, hay đi dự hội hè đình đám, hay cả hai, như trường hợp đi Hội chùa Hương chẳng hạn. Đây không những là dịp vui xuân mà còn là dịp để người dân đi lễ cầu nguyện cho cả một năm an khang thịnh vượng. Với các địa phương, lễ hội là dịp thu hút khách du lịch, tăng thu ngân sách cho địa phương. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, lễ hội ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, cho thấy cả những dấu hiệu tích cực lẫn tiêu cực. Tạp chí Câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được bàn về lễ hội ở Việt Nam thời mở cửa.

Món quà ngày nói dối: Tản mạn rủ bạn đi coi phim Burma V.J.

Phạm Toàn

 Tập 1/9 – Bấm vào đây để xem tiếp các tập khác tại YouTube.

Về bộ phim



Một cảnh trong phim “Burma VJ”
“Burma VJ” (Burma Video Journalists) do những nhà báo vô danh liều mạng quay video cuộc nổi dậy của các nhà sư Miến Điện rồi dựng thành phim.
Bộ phim là một tác phẩm tập thể, với những đoạn quay riêng rẽ nối kết lại. Tất cả đều được quay lén lút. Bốn trong số những tác giả vô danh góp công thực hiện bộ phim hiện vẫn còn bị giam giữ.
Đầu mùa thu năm 2007 các nhà sư Miến Điện ào ạt xuống đường đấu tranh. Ngòi nổ là việc hồi giữa tháng 8-2007, tập đoàn quân phiệt đột ngột tăng giá hàng thiết yếu khiến đời sống người dân vốn đã khó khăn càng thêm chật vật. Nhân dân kêu ca nhưng không dám đấu tranh, các nhà sư tại thành phố Pakokku đã lên tiếng trước, và đã bị bọn côn đồ hành hung.

Quân đội Miến thay đổi?

Alastair



Không có dấu hiệu gì là quân đội từ bỏ quyền lực
Mặt đường bê-tông rung chuyển dưới bước chân của những người lính trước sự chứng kiến của Tướng Than Shwe nhân ngày Quân lực Myanmar, phóng viên Alastair tường thuật từ Nay Pyi Taw.
Từng đơn vị đi qua trước mặt vị tổng tư lệnh trong tiếng nhạc vang rền khu duyệt binh bên dưới ba pho tượng lớn của các vị vua thời chiến.
Dấu hiệu của sức mạnh lịch sử nói lên rất nhiều về người đứng đầu 400.000 quân nhân – người canh giữ một đất nước mà quyền lực của giới chức là chuyện không thể tranh cãi, và đối lập là điều không được dung dưỡng.
Diễn văn của Tướng Than Shwe đọc trước hàng quân được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc với lời lẽ ngắn gọn nhưng quả quyết.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn