Nhà thơ Hoàng Cầm tạ thế 6-5-2010 – Lời phân ưu

Lời phân ưu

Được tin nhà thơ Hoàng Cầm, cây bút tài danh của thi đàn Việt Nam hơn 70 năm nay, người có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy âm điệu mượt mà của thơ ca truyền thống, cũng là một giọng thơ quyến rũ bạn đọc bởi những tìm tòi cách tân sắc nét, vừa tạ thế lúc 9 giờ rưỡi sáng 6-5-2010,

clip_image002

Hoàng Cầm dưới ống kính của Nguyễn Đình Toán

BVN xin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc đối với một tên tuổi đã gặt hái nhiều vinh quang cũng như từng gánh chịu nhiều hệ lụy vì nợ văn chương. Hoang Cầm còn là một trong những nhân vật nòng cốt của phong trào Nhân văn Giai phẩm nổi tiếng gần 60 năm trước mà việc tìm tòi, sưu tập và đánh giá chỉ mới được đặt ra cho giới nghiên cứu trong khoảng một thập kỷ lại đây.

Xin thành kính gửi lời phân ưu đến gia đình thi sĩ.

Bauxite Việt Nam

Câu đối của Hà Sĩ Phu viếng Hoàng Cầm

Viếng Hoàng Cầm thi nhân

Hà Sỹ Phu

clip_image002[9]

Hoàng Cầm thi cú liễu

Kinh Bắc mê hồn trường

(Câu thơ Hoàng Cầm đã dứt, mà hồn say Kinh Bắc còn ngân dài)

Câu đối mừng thọ cụ Hoàng Cầm năm 84 tuổi (2006)

***

- Khúc nhạc trong thơ, mỗi tiếng thêm say

hồn Lạc thổ!(*)

- Câu thơ như vẽ , thiên thu còn đọng

nét Đông hồ!

(*) Làng Lạc Thổ (trước kia thuộc tổng Đông Hồ) là quê của Hoàng Cầm và Hà Sỹ Phu

Phá Hoàng thành Thăng Long làm đường giao thông (I)

Khánh Linh (thực hiện)

Đường Hoàng Hoa Thám là một con đường giao thông được xây dựng trên một đoạn Hoàng thành Thăng Long xưa... Nguyên nhân căn bản là cho đến nay Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một qui hoạch khảo cổ học...

Việc làm đường giao thông ở một đoạn đường Hoàng Hoa Thám đang gây ra những dư luận xã hội khá bức xúc, với nghi vấn đó là di tích Hoàng thành Thăng Long. Để sáng tỏ vấn đề này, mới đây, Tuần Việt Nam đã phỏng vấn GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Chùm thư bạn đọc

Thư thứ nhất - Câu hỏi gởi các bác trong Ban biên tập và các bạn đọc mạng Bô-xít Việt Nam

Hoàng Dzung

Một người bạn tôi có một cậu con rể người nước láng giềng đã vào quốc tịch Việt Nam từ hơn 1 năm nay và đang làm nghề đánh cá ở biển Đông (nghề truyền thống của gia đình cậu ấy trước khi về Việt Nam). Dù là có mẹ người gốc Việt, nhưng bà mẹ ấy xa xứ đã rất lâu nên con bà chỉ mới học bập bẹ tiếng Việt kể từ khi lấy vợ Việt Nam. Cậu ấy may mắn đã trốn thoát khi bị “tàu lạ” vây bắt ở biển Đông và hiện nay vẫn chưa hoàn hồn về câu chuyện kinh hoàng ấy.

Thấy tôi có chút ít chữ nghĩa, cậu ta có đặt ra cho tôi một câu hỏi. Nhưng chữ nghĩa của tôi cũng có hạn nên không thể trả lời thỏa đáng được, đành phải nhờ các bác trong Ban biên tập và bạn đọc mạng Bô- xít Việt nam xem qua, may ra các bác có câu trả lời thỏa đáng hơn chăng!

Thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

GS Phan Huy Lê

"Trong phòng, Đại tướng đang nằm thiu thiu ngủ trên giường, nghe tiếng động nhẹ, đã tỉnh ngay, đưa mắt nhìn ra phía chúng tôi"

Trước khi ra về, tôi lại nắm chặt tay Đại tướng, thay mặt cho giới sử học Việt Nam, kính chúc Đại tướng an khang, cùng toàn dân có mặt trong Đại lễ nghìn năm Thăng Long-Hà Nội. Tôi cảm nhận Đại tướng nắm chặt tay tôi và qua giọng nói, qua miệng, câu nói rất thân thiết, lịch thiệp của Anh Văn: "Anh nhớ giữ sức khỏe nhé, cho tôi gửi lời thăm chị và các cháu". Một nụ cười hiền hòa, trìu mến đọng lại mãi trong tâm trí tôi”

Phan Huy Lê

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và cũng nhân dịp 35 năm ngày đại thắng giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, chiều ngày 29/4/2010 tôi đề nghị Đại tá Nguyên Huyên sắp xếp thời gian cho tôi được vào bệnh viên thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch danh dự của Hội.

Đất nước đang bất ổn thật rồi?!

Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế

Ngày 6.5.2010 là một trong những ngày mà cái đầu bé nhỏ của tôi cứ muốn vỡ tung ra vì lướt qua mạng, chạm đến bài nào là... nhức nhối vì bài ấy. Tôi chẳng còn biết mình nên viết về cái gì để cho cái đầu đỡ bị đau, đỡ bị xót, để khỏi phải khóc thành tiếng một cách tủi hèn! Thậm chí, tôi buộc phải nghĩ rằng xã hội mà ta đang sống, thực ra đang bất ổn thật rồi: Rối tinh lên từ Quốc hội đến Bộ Quốc phòng, từ Biển Đông “thỏa đáng” được mấy ngày lại đến chuyện tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị bắt, rồi Trung Quốc lại ban hành “lệnh”(!?) cấm đánh bắt cá ở Biển Đông...

Báo Nhân dân số ra ngày 06/05/2010. Một bản tin nhỏ nhiều câu hỏi lớn

Lý Trọng Phúc

Báo Nhân dân hôm nay (6/5/2010) đăng tin Tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc do Ðoàn công tác của TƯ Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức ở khu vực Ba Kè ngày 5/5 vừa qua. Cạnh đó là tin Quảng Ninh tiếp nhận Đá chủ quyền Trường Sa do Quân chủng Hải quân, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa trao tặng.

Đọc hai mẩu tin ngắn này thấy nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Báo chí và nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền ý chí bảo vệ Tổ quốc

Hoàng Hưng

Tôi vừa đọc những bài tường thuật trên một số tờ báo lớn về hội nghị công tác báo chí năm 2010 do ĐCSVN triệu tập ngày 5/5 vừa qua, đặc biệt là toàn văn bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang, đăng trên báo Tiền phong. Thay mặt Trung ương ĐCSVN, hai ông Trương Tấn Sang và Tô Huy Rứa đề cập rất nhiều nội dung khen, chê, nhắc nhở… và kết lại thành 5 nhiệm vụ trọng tâm của báo chí. Nhưng đọc đi đọc lại đến mỏi mắt, tuyệt nhiên tôi không tìm được một câu nào nói về một chủ đề quan trọng bậc nhất đối với đất nước, dân tộc hiện nay. Đó là sự đe dọa chủ quyền lãnh thổ, nguy cơ đối với an ninh quốc gia, việc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải, cướp bóc tài sản, bắt dân lành Việt Nam diễn ra liên tục từ phía Trung Quốc. Tôi tin rằng bất cứ ai có lòng với đất nước cũng trông đợi trong hoàn cảnh hiện nay, ĐCSVN sẽ chỉ đạo báo chí coi việc tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, nâng cao cảnh giác trước mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của những thế lực bành trướng là một nhiệm vụ hàng đầu. Vậy mà… một lần duy nhất nhắc đến hai chữ “biển đảo”, lại không phải là nêu lên nhiệm vụ giáo dục tuyên truyền về chủ quyền của nước ta đối với “biển đảo”, hay phản đối những hành động xâm phạm “biển đảo”, hay “đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái” của bọn bành trướng về chủ quyền “biển đảo”. Lần duy nhất nhà lãnh đạo của ĐCS nhắc đến “biển đảo” gỏn gọn chỉ là: “chủ động, kiên trì đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, phản động của các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, biển đảo... để xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Người đọc không thể không đặt câu hỏi: Lẽ nào nỗi lo lớn nhất của ĐCSVN về “biển đảo” không hề là việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, mà chỉ là lo bị “lợi dụng… vấn đề biển đảo” để “chống phá Đảng, Nhà nước”?

Bản đồ quyền lực của Trung Quốc (Bàn tay của Bắc Kinh có thể vươn tới đâu ở trên bộ và trên biển?)

Robert D. Kaplan

Trần Ngọc Cư phỏng dịch

Tập san Foreign Affairs (Đối ngoại) xuất bản hai tháng một lần bởi Tổ Khảo cứu liên hệ đối ngoại, một tổ chức tư gồm nhiều học giả và Giáo sư đại học. Hoạt động từ năm 1922 tới nay, tập san Foreign Affairs có khoảng 100,000 người mua và đã là nơi đầu tiên đăng các bài viết có ảnh hưởng rộng lớn đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ví dụ, các bài viết của George Kennan năm 1947 là khởi đầu cho chính sách bao vây (containment) của Mỹ đối với sự bành trướng của phe CS sau Thế chiến II; John Foster Dulles viết về bồi thường chiến tranh của Đức; Louis Halle viết về chính sách của Mỹ đối với Nam Mỹ, Henry Kissinger viết về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Lạnh, Samuel Huntington viết về sự đụng độ của các nền văn hóa và tôn giáo sau chiến tranh Lạnh, và nay Robert Kaplan viết về chính sách của Mỹ đối với viễn tượng Đại Trung Quốc trên cạn cũng như trên biển.

Vì bài viết của Kaplan có nói đến việc Hoa Kỳ cần quan tâm trước đến sự bành trướng của Trung Quốc trên cạn cũng như trên biển, BVN đã nhờ dịch giả Trần Ngọc Cư dịch nguyên bài viết rất dài này để các học giả và lãnh đạo Việt Nam có dịp tìm hiểu thêm về chính sách bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc,

Và quả nhiên người dịch đã cung cấp một bản dịch đặc sắc lột tả hết những điều người viết muốn khám phá sâu tham vọng trên cạn và trên biển của Trung Quốc cũng như đối sách cần thiết nhìn trên tầm xa của Hoa Kỳ, không phụ lòng trông đợi của người đọc

Trên cạn, chính sách của Trung Quốc tạo ảnh hưởng bằng sức mạnh quân sự khi cần nhưng chủ yếu là khai thác vật liệu thô tại các nước yếu, di dân để làm công việc đó, và tràn ngập thị trường bằng hàng hóa Trung Quốc.

Trên biển, Trung Quốc dốc nhiều tiền bạc khai triển Hải quân để tuyên chiếm quyền sở hữu một “Địa Trung Hải phương Đông dưới ảnh hưởng tuyệt đối của Trung Quốc”, giống như Địa Trung Hải khi xưa dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của La Mã và vùng biển Caribbean ngày nay dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của Hoa Kỳ. Đó quả là những phát hiện tổng quát về chiến lược đa cực của Đại cường Trung Hoa mà bất kỳ một chính trị gia ở bất kỳ nước nào trong xu thế hiện nay cần nắm vững và nghiên cứu thấu đáo.

Bauxitte Việt Nam

clip_image002Ghi chú về bản đồ: (1) Vùng ảnh hưởng tổng quát của Trung Quốc nằm trong đường vẽ trên bản đồ, được mệnh danh là Đại Trung Quốc (Greater China) ở trong bài viết; (2) những quốc gia đánh dấu đậm sẽ là những nước chống lại ảnh hưởng TQ (Ấn Độ, Bangladesh và Nhật Bản.)

Nhà nghiên cứu địa lý Anh Sir Halford Mackinder vào cuối bài báo nổi tiếng năm 1904 của mình, “Vai trò địa lý của lịch sử”, đã nhắc đến Trung Quốc (TQ) một cách rất đáng ngại. Sau khi giải thích tại sao vùng Á-Âu là điểm tựa địa chiến lược để nắm giữ quyền lực toàn cầu, Mackinder cho rằng người TQ, nếu họ bành trướng được sức mạnh của mình ra ngoài biên giới quốc gia, “có thể tạo ra mối họa da vàng đe dọa tự do của cả thế giới chỉ vì họ có thể cộng thêm mặt tiền đại dương vào các tài nguyên của đại lục, một lợi thế cho đến nay người Nga vẫn chưa nắm được mặc dù họ đang chiếm giữ vùng chủ chốt”. Nếu gạt qua một bên óc kỳ thị chủng tộc biểu hiện qua bài viết, một định kiến khá phổ biến vào thời đại tác giả, cũng như thái độ hoảng hốt trước sự vươn dậy của một cường quốc không phải là Tây Phương vào bất cứ thời nào, Mackinder đã nói được điều này: trong khi Nga, tên khổng lồ Á-Âu thứ hai, cơ bản từng là, và còn là, một cường quốc trên đất liền với một mặt tiền đại dương bị băng đá chắn ngang, thì Trung Quốc, nhờ có một duyên hải dài 9.000 dặm Anh [15.400 km] với khí hậu ôn hòa và nhiều hải cảng thiên nhiên thuận lợi, là một cường quốc vừa trên đất liền vừa trên biển cả (Mackinder tỏ ra lo sợ có ngày Trung Quốc chiếm luôn cả Nga). Tầm với thực sự của TQ vươn từ Trung Á, nơi có nhiều trữ lượng khoáng sản và dầu khí phong phú, đến tận những tuyến vận chuyển quan trọng trên Thái Bình Dương. Về sau, trong cuốn Democratic Ideals and Reality (Lý tưởng dân chủ và tình hình thực tế), Mackinder tiên đoán rằng cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, Trung Quốc nhiên hậu sẽ dẫn đường cho thế giới bằng cách “xây dựng một nền văn minh mới cho một phần tư nhân loại, một nền văn minh không hẳn Đông Phương mà cũng không hẳn Tây Phương”.

Mỹ phải gia tăng Hải quân ngay lập tức khi Trung Quốc lớn mạnh trên biển

Robert C. O’Brien

“Nhìn thấy việc gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương, cựu lãnh đạo Singapore, ông Lý Quang Diệu, gần đây đã đưa ra cảnh báo cho Washington như sau: “Lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ đòi hòi nước này duy trì sức mạnh vượt trội ở Thái Bình Dương... Từ bỏ vị trí này sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trên toàn thế giới”.

“Các bước có thể được thực hiện ngay bây giờ nhằm tăng cường quốc phòng trên biển của Mỹ, gồm cả khôi phục lại kế hoạch cắt giảm ngân sách Hải quân và tăng kinh phí ngay lập tức lên mức thích hợp nhằm duy trì 313 tàu hải quân với nhóm 11 tàu sân bay. Xây dựng và triển khai thêm các tàu khu trục lớn và tàu khu trục nhỏ, đặc biệt thiết kế cho chiến tranh chống tàu ngầm (ASW) và làm nhiệm vụ tuần tra nên là ưu tiên hàng đầu”.

Robert C. O’Brien

Hải quân Hoa Kỳ vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đất nước này và để duy trì tự do trên vùng biển quốc tế. Tự do đi lại được Hải quân bảo đảm, là tối quan trọng đối với khả năng của Mỹ, cho thấy sức mạnh bằng cách đưa người và thiết bị đến 70% bề mặt trái đất và duy trì mậu dịch thế giới và thương mại.

Thủy điện đắt hay rẻ?

Hoàng Xuân

Trong hầu hết báo cáo xin đầu tư dự án thủy điện gần như không có dòng nào đề cập đến thiệt hại về giảm nguồn nước, tác động xấu đến hệ sinh thái, mất rừng đầu nguồn... mà chỉ nhấn mạnh vai trò điều tiết lũ, cắt lũ.

Thủy điện có rẻ?

Chỉ trong 10 năm, hệ thống sông ngòi Việt Nam gánh trên 500 công trình thủy điện lớn nhỏ.

Vẫn theo ông Oanh, tính đến cuối năm 2009, cả nước có 23 công trình thủy điện vừa và lớn đang hoạt động, tổng công suất lắp đặt khoảng 6.200 MW, khai thác gần 30% tiềm năng kinh tế-kỹ thuật của thủy điện ở Việt Nam.

ĐƠN KHẨN THIẾT KIẾN NGHỊ QUỐC HỘI SỬA ĐỔI KHOẢN 1 ĐIỀU 116 LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 (Khoản 1 Điều 116 có những vấn đề sai nghiêm trọng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày 30 tháng 4 năm 2010

ĐƠN KHẨN THIẾT

KIẾN NGHỊ QUỐC HỘI SỬA ĐỔI

KHOẢN 1 ĐIỀU 116 LUẬT ĐẤT ĐAI 2003

(Khoản 1 Điều 116 có những vấn đề sai nghiêm trọng)

BVN nhận được lá đơn khẩn thiết của ông Bùi Như Thủy gửi đến nhờ đăng lên để bày tỏ với công luận nỗi phẫn uất của một người đã cho Nhà nước (cấp xã) mượn 1 sào rưỡi đất thổ cư để làm trụ sở cách đây 57 năm, lúc ông mới 30 tuổi, nay ông đã 87 tuổi vẫn chưa đòi lại được miếng đất sở hữu của mình. Về một số chi tiết cụ thể ghi trong đơn, chúng tôi chưa có điều kiện xác minh để lấy thêm bằng chứng, nhưng chỉ riêng khoản 1 điều 116 của Luật Đất đai năm 2003, qua trường hợp hết sức éo le được trình bày ở đây, ta có cơ sở để khẳng định rằng đấy là một điều khoản không sát với thực tế, hơn nữa, còn gây nhiều rắc rối phiền hà cho nhân dân trong việc yêu cầu Nhà nước hoàn trả lại quyền lợi chính đáng của mình. Lá đơn của ông Thủy còn đặt ra một vấn đề có thể nói là nghiêm trọng trong cung cách đối xử của Nhà nước với người dân – ông chủ của đất nước: các cơ quan công quyền cần rà soát lại cách giải quyết đơn thư của công dân trước nay xem có thể gọi là tận tình và dân chủ hay không. Đến như Quốc hội, nơi đại diện cho quyền lợi của dân, mà còn không chịu trả lời một người đã 19 lần gửi đơn với hơn 2100 ngày chờ đợi, thì mong gì nỗi oan ức của dân được giải tỏa.

Bauxite Việt Nam

Trò chuyện với đồng chí Vũ Minh Trí

Nguyễn Văn Bé – Nguyễn Văn Tuyến – Trần Đức Quế

Từ khi trang mạng BVN ra đời đến nay, do mục tiêu đấu tranh vì sự thịnh vượng của một đất nước Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền, và ngày càng phát triển bền vững, công bằng và dân chủ hơn, tập thể những người khởi xướng đã được nhiều cán bộ lão thành cách mạng tìm đến trao đổi, đặt quan hệ mật thiết. Trong từng thời gian, các vị đã kịp thời cung cấp cho BVN nhiều tài liệu thời sự quý giá, chẳng hạn bản điều tra về việc các cơ quan nhà nước cấp tỉnh tự ý (hoặc được bật đèn xanh) bán một khối lượng lớn rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn của nước ta cho Trung Quốc trong 50 năm; hay những khảo sát thực địa việc Trung Quốc xây dựng nhà máy khai thác bauxite ở hai địa điểm Tân Rai, Nhân Cơ do các vị đến tận nơi thu thập; hay gần đây là diễn biến sức khỏe đang hồi phục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Tết nguyên đán đến nay; đặc biệt mới nhất là tình hình nghiêm trọng ở Tổng cục II thông qua các bản báo cáo nghiêm túc của Trung tá Vũ Minh Trí, cán bộ của Tổng cục, phê phán và tố cáo nhiều hoạt động khuất tất của người đứng đầu cơ quan này.

Sau khi Trung Tá Vũ Minh Trí bị thi hành kỷ luật do hệ quả của việc tố cáo nói trên, các vị đã không ít lần gửi kiến nghị tập thể lên các cấp có thẩm quyền yêu cầu xét lại bản án phi lý đó, đồng thời cũng có nhiều cuộc gặp gỡ với anh Vũ Minh Trí, nhằm động viên anh giữ vững đến cùng tinh thần của một chiến sĩ, vì lợi ích tối cao của đất nước giữa thời buổi có nhiều khó khăn hiện tại, quyết không lùi bước, tiếp tục phanh phui những ung nhọt đang làm mất uy tín của Đảng CSVN và của QQĐND Việt Nam.

Dưới đây là văn bản cuộc trao đổi vào chiều ngày 18-3-2010 giữa các ông Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Tuyến, Trần Đức Quế - 3 trong số các bậc lão thành cách mạng đã nói - với anh Vũ Minh Trí, tại nhà riêng của anh, do 3 vị trực tiếp gửi cho BVN. Chúng tôi xin đăng lên để bạn đọc cùng suy ngẫm.

Bauxite Việt Nam

Người nghệ sĩ với biểu tượng Việt Nam

Vũ Quang Việt

Đã đến lúc ta cần kêu gọi sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ như nhà tạo dáng Cát Tường trong thời hiện đại, làm sao lấy lại được cái vẻ đẹp đơn sơ, thanh thoát, duyên dáng của ngày xưa, không chỉ phản ánh ở cái thích của cá nhân người nghệ sĩ, mà cần tạo sự yêu thích giữa đông đảo quần chúng, đóng góp vào việc nâng tầm thẩm mỹ của người Việt nói chung.

Những gì gọi là dân tộc đang chết dần, chết mòn?

Rừng quốc gia giá bao nhiêu?

Hoàng Xuân

Ảnh hưởng của thủy điện tới rừng đầu nguồn là ảnh hưởng của cả một hệ thống "thập diện mai phục". Nhưng báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chỉ lập theo từng dự án, tác hại đã bị cắt nhỏ” – Hoàng Xuân.

Thời gian gần đây, báo chí và tại diễn đàn Quốc hội nhiều ý kiến đã bày tỏ quan ngại về việc một số rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh bị tổn thương nghiêm trọng bởi sự phát triển tràn lan của các đập thủy điện lớn, nhỏ. các nhà khoa học đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo nếu không thận trọng, trong tương lai gần chúng ta phải trả giá đắt khi môi trường bị tàn phá. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết 5 kỳ của CTV Hoàng Xuân về hiện trạng đập thủy điện tại một số khu vực rừng đầu nguồn.

Tuần Việt Nam VietNamNet

Bài 1: Thủy điện... thập diện mai phục

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cách ngã ba km 125 quốc lộ 20 đi Đà Lạt đúng 24 km, cách TP HCM khoảng 160 km.

Sau những trận mưa sớm đầu mùa, bướm từng đàn bay lẫn với nắng trong Vườn. Ngay bước chân đầu tiên đặt xuống bến đò vào Vườn, khách du ngoạn sẽ được thưởng thức một cảnh tượng khó quên. Đó là cảm giác của vị Hương phi nổi tiếng trong bộ phim Hoàn Châu cách cách khi mỗi bước chân đều đi giữa một đàn bướm rập rờn. Những cánh bướm xanh thẫm óng ánh những cái vảy tí xíu màu cổ vịt  hoặc màu lá non, thỉnh thoảng điểm một cánh bướm màu lửa hớn hở, hàng trăm hàng ngàn con lúc đậu san sát nhau trên một khoảnh đất nhỏ bằng chiếc gối sát mép nước, lúc tung cánh trên những khóm cây bụi. Cát Tiên, tên chính thức là Vườn bảo tồn quốc gia, dân quanh vùng gọi là Rừng cấm, là một mảnh rừng hiếm hoi còn sót lại gần TP HCM.

Làm nông kiểu mới

Trung Tân

Xin kính chúc một cách làm ăn mới cực kỳ tốt sao cho không đầu voi đuôi chuột, và cũng nên nhớ xung quanh mình bà con còn có kẻ nghèo… đừng xuỵt chó ra cắn chết người ta mà phải tội!

P.T.

TT - Người làm nông nghiệp ở Đắk Lắk, nhất là cây cà phê, xưa nay dựa vào kinh nghiệm và “trời cho” là chính nên năng suất thấp, chất lượng không ổn định, giá cả thất thường... Một cách làm mới vừa được triển khai tại đây đã khắc phục được những hạn chế trên.

clip_image001

Già làng Ma Ven (bìa trái) trình bày cách thức canh tác cà phê của mình với các chuyên gia dự án - Ảnh: TR.T.

Mô hình này được gọi là Liên minh sản xuất nông sản bền vững, trong đó liên minh sản xuất cà phê đang được triển khai khá thành công.

Nexus Technologies đã “làm ăn” với những nơi nào và như thế nào tại Việt Nam? Phần 1

Ngọc Trân, Thông tín viên RFA

Trước đây, chúng tôi đã trình bày về vụ một số thành viên của công ty Nexus Technologies ở Hoa Kỳ bị truy tố vì hối lộ tại Việt Nam và cũng đã lược thuật cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Mới đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra một cáo trạng khác, thay thế cáo trạng năm 2008, theo đó, có nhiều dữ liệu và tình tiết mới. Thông tín viên Ngọc Trân trình bày thêm…

CHINA-ECONOMY-FOREX

Tiền đôla Mỹ (ảnh minh họa). AFP photo

Vì sao từ 5 tội thành 28 tội?

Cáo trạng mới của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về vụ án Nexus Technologies, ghi ngày 29 tháng 10 năm 2009, thay thế cáo trạng năm 2008.
Vào thời điểm này, do một trong bốn người liên quan tới vụ án Nexus là ông Joseph Lukas đã nhận tội, nên chỉ còn ba bị cáo là ba anh em Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Quốc An.

Hội chợ Triển lãm toàn cầu Thượng Hải và "văn hóa hàng nhái"

Đức Tâm

clip_image001

Hội chợ Triển lãm toàn cầu Thượng Hải trước ngày khai trương (AFP)

Hội Chợ Triển lãm toàn cầu Thượng Hải 2010, khai trương ngày mồng một tháng Năm. Đây là sự kiện quốc tế có quy mô nhất tại Trung Quốc kể từ sau Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008. Nhưng chưa gì đã có các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề tác quyền. 

Thư trao đổi giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn và Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Ánh “Joseph” Cao

Đâu là những trở ngại khiến Việt Nam và Hoa Kỳ chưa thể xích lại gần nhau nhanh hơn như mong muốn của nhiều người? Hai lá thư trao đổi qua lại giữa vị Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn và vị Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ gốc Việt Ánh “Joseph” Cao mà BVN đăng tải dưới đây may ra có thể giải đáp giúp ta một phần nào, dù rằng, theo chúng tôi, đấy không phải là phần quan trọng nhất.

Bauxite Việt Nam

Thư bạn đọc: Phản hồi của Kỹ sư Đỗ Thái Bình

Kính gửi anh Nguyễn Huệ Chi!

Cám ơn anh đã đưa bài của Nguyễn Ngọc Linh lên trang. Tôi đã báo cho anh Linh và Đại tá hải quân Hoàng Sơn được biết. Nhân dịp này, tại Hà Nội, Cục Hàng hải có tổ chức mừng anh hùng, trong đó có sự tham dự của nguyên Cục trưởng Lê Văn Kỳ và Nguyễn Thái Phong, Đội trưởng phá lôi... Đó là những người hiểu rõ nhất về sự thật GK1 mà các anh ở Hà Nội có thể tiếp xúc vào dịp này! Vấn đề đặt ra ở đây không phải là tranh công, vì tất cả, cả Giáo sư BK lẫn Hải quân, Đường Biển... đã có nhiều huân huy chương... Nhưng ở đây có sự đánh lận con đen, có sự nhầm tưởng huyễn hoặc về mình (có thể xem thêm video clip tôi phỏng vần trực tiếp Giáo sư Cự...), sự thổi phồng của media,việc "xây dựng điển hình con người mới"... đã dẫn tới hiện tượng này và cái bảng đang treo tại BK hiện nay là hoàn toàn sai sự thật...

Dù bị cướp địa bàn nhưng không bị mất phương hướng

André Menras Hồ Cương Quyết

Mới đây, trong cuộc viếng thăm TQ dài ngày của các lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng, của Chính phủ và Quốc hội VN, dĩ nhiên là với nhiều cuộc trả giá và thỏa thuận bí mật giữa các vị Chỉ huy quân sự cấp cao có thể đem đến những dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ đựợc ăn loại nước xốt nào. Chẳng hạn anh bạn đã làm tôi chú ý đến một vài từ trong lời tuyên bố của Dại tướng Phùng Quang Thanh , Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch TQ Xi JingPing.

Có lẽ vị Tướng nói ngược để độc giả hiểu xuôi, cũng giống như khi ta nói về «tàu lạ» mà mình lại biết rõ đó là tàu quen… Nên tôi hơi ngại khi đọc:

«Hai nước cần… giữ nguyên hiện trạng, không bên nào đóng thêm các đảo đá». Câu nói ngắn gọn này nếu đọc ngược hiểu xuôi có nghĩa là những nhà lãnh đạo tối cao của VN đang định bỏ rơi hẳn Hoàng Sa cho kẻ cướp hay sao? Có nên cam chịu mất hẳn những hòn đảo mà TQ đã chiếm đoạt bằng vũ lực sát nhân ở Trường Sa hay không? Hoặc phải chăng điều đó có nghĩa là phía Việt Nam đã từng chỉ chiếm một hòn đảo của TQ và còn đang tiếp tục chiếm thêm nữa?

André Menras

Có một người bạn gọi điện báo tin: «Tôi báo cho anh hai tin, một lành, một dữ. Tôi nói tin lành trước nhé: 23 ngư dân VN vừa được trả tự do». Chẳng có lời bình luận nào về phía TQ. Cũng chẳng có ý kiến chính thức nào từ phía VN. Đại loại như một mẩu tin ngắn đơn giản. Tôi liền hỏi anh bạn: «Thế còn tin dữ ?». Anh ấy nói: «Đó là tin 23 ngư dân VN vừa được thả». «Cái đó anh đã nói rồi». «Không phải, tôi khẳng định với anh rằng: tin đầu là tin lành còn tin sau là tin dữ».

Ngài Đại sứ nói như vậy là sai lắm

Nguyễn Quang Lập

Phát biểu của ngài Đại sứ Hoa Kỳ hôm 30-4-2010 tại Thủ đô Washington, nhìn ở tầm chiến lược cho một nước Việt Nam lựa chọn hướng đi giữa nhiều mối quan hệ phức tạp tại khu vực và trên thế giới, theo chúng tôi là một phát biểu có nhiều gợi ý sâu sắc. Không có con đường nào khác ngoài con đường tìm kiếm những đồng minh đáng tin cậy và biết dựa vào thế đan cài phức tạp giữa lợi ích của các cường quốc để tạo ra thế và lực của mình, theo chiều hướng ngày càng xây dựng một đất nước đem lại cho dân nhiều tự do dân chủ hơn, và bằng con đường đa phương hóa các vấn đề đang gây căng thẳng như vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, trong một số ý kiến cụ thể, có thể vì sự tế nhị của tư cách một nhà ngoại giao, cũng có thể vì những lý do khác, ông đã đề xuất không trúng với tâm nguyện của đông đảo người Việt, nhất là trên vấn đề đánh giá sự hiện diện của Trung Quốc, về nhiều phương diện, trong khoảng mươi năm trở lại đây có ảnh hưởng hay không đến an ninh của đất nước mà ông đang là một sứ giả. Dưới đây là một trong số những lời đối thoại với ông Michael Michalak, theo chúng tôi rất đáng cho chúng ta cùng suy nghĩ.

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Ngài Michael Michalak

Trả lời phỏng vấn Đài VOA, khi được hỏi về tình hình Bauxite ở Tây Nguyên, ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, đã nói: “Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được… nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”…

Yêu nước là nghĩa vụ của riêng dân chúng

Tuanddk

Ấn tượng của Tại hạ nhân xem online lễ mít tinh kỷ niệm 30-4 có thể gói trong hai chữ: Quá dài và quá cũ.

Cái sự cũ là ở chỗ nó không mới từ những nhân vật trên lễ đài, đến bài diễn văn, đến kịch bản chương trình văn nghệ… Cái cũ quan trọng nhất là đã không có thông điệp gì mới được đưa ra trong bài diễn văn ước dài tối thiểu 7 ngàn chữ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, ông Lê Thanh Hải. Có cảm giác, nếu không có phần trao huy chương Sao vàng thì cả kịch bản chương trình lẫn bài diễn văn đều đã lấy từ dịp kỷ niệm 30 năm, thậm chí 20 năm ngày thống nhất đất nước. Và phải nói thêm là chương trình này, với bài diễn văn đó hoàn toàn có thể sẽ lại tái lập trong lễ kỷ niệm 40 năm, 50 năm hoặc hơn.

Biển Đông khuấy động quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trọng Nghĩa

clip_image001

Lính Hải Quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 16/04/2010

REUTERS/Stringer

Ngày 29/04/2010, website opendemocracy.net (Anh Quốc) đã công bố một bài phân tích về hiện tình quan hệ Việt Trung của bà Sophie Quinn Judge, một nhà nghiên cứu Mỹ chuyên về lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, quan hệ hữu hảo giữa hai bên bắt đầu có dấu hiệu thay đổi dưới sức ép của công luận Việt Nam, rất bất bình trước các vấn đề môi trường và chủ quyền quốc gia do Trung Quốc gây ra. Sau đây là nội dung bài nhận định.

Tổng kết một số hoạt động của tàu ngư chính Trung Quốc tại Trường Sa của Việt Nam


Cao Phong

(Tổng hợp)

clip_image001

Tàu ngư chính 311

VIT - Trong thời gian vừa qua, bất chấp những phản đối mạnh mẽ của Việt Nam, Trung Quốc vẫn liên tục đưa tàu ngư chính xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam tác nghiệp. Một mặt Trung Quốc bắt giam ngư dân và tàu cá của Việt Nam khi đang đánh cá trên vùng biển của Việt Nam để đòi tiền chuộc, một mặt các tàu có vũ trang này hộ tống cho ngư dân Trung Quốc khai thác hải sản trái phép ở vùng biển của Việt Nam.

Triệu phú "ở trại ra"

Khải Minh

Đọc bài viết này của nhà báo Khải Minh, thấy kính trọng cả người viết lẫn nhân vật vô cùng lương thiện trong câu chuyện.

Bỗng liên tưởng đến những nghệ sĩ lớn đua nhau đi làm biết bao nhiêu bộ phim tào lao tiêu bạc tỉ, phim làm xong dễ bị coi là phim cởi truồng hoặc nếu thấy mặc quần áo thì lại dễ bị coi là đồ Tàu quá đi!

Một lần nữa, xin ngả mũ chào anh Tuấn và anh Khải Minh (không chào các nghệ sĩ lớn đâu, đừng phấp phỏng chờ).

Phạm Toàn

TT - Ngay khi rời cổng trại giam, nơi Tuấn tìm đến không phải là ngôi nhà với người vợ mỏi mắt chờ chồng mà là một trang trại...

clip_image001

Cùng với nhông, heo, bò, Tuấn còn có những vườn cây bạt ngàn với tham vọng xây dựng trang trại thành một điểm du lịch sinh thái –

Ảnh: Khải Minh

Biên đội bảo hộ đánh bắt cá của Trung Quốc vấp phải tàu chiến Malayssia quấy nhiễu và bám sát 17 giờ liền

Chu Hạo (Trung Quốc)

Báo Trung Quốc vừa lên tiếng việc Đội tàu Ngư Chính của họ đi vào vùng biển Trường Sa bị Quân hạm và phi cơ chiến đấu của Malaysia đánh đuổi. Đọc tin này mà thấy vui thích, và bỗng nực cười khi nghĩ đến tình hình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Hải quân nước ta. Trong khi Quốc hội cuối năm 2009 lên tiếng rất hăng rằng phải thành lập lực lượng dân quân tự vệ biển, và lập tức Luật dân quân tự vệ biển ra đời ngay tắp lự, thì bao nhiêu thuyền đánh cá của ngư dân miền Trung nước ta vẫn bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, bắt bớ, đánh đập, cướp bóc và giam giữ người như ở chỗ không người. Lực lượng Hải quân nước ta hình như bây giờ đang dồn cả vào một nơi, đó là... cái loa của bà Phương Nga. Nếu nó không hiệu nghiệm thì lại sẽ có các đoàn cao cấp sang làm cái việc “song phương” xin xỏ.

Để bạn đọc tiện đối chiếu, chúng tôi xin đăng dưới đây bản tin trên báo Nam phương đô thị báo, Trung Quốc về sự kiện nóng hổi của Hải quân Malaysia, và một bản tin khác, cũng vừa mới tức thì của chúng ta, về việc bà Phương Nga vẫn dùng cách đối phó “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” để phản đối hai tàu Ngư Chính Trung Quốc.

Bauxite Việt Nam

clip_image002[5]

clip_image004

Chú thích của báo TQ: Phi cơ chiến đấu Malaysia quấy nhiễu Biên đội bảo hộ đánh bắt cá nước ta. Ảnh: Chu Hạo, ký giả báo Nam đô và Thông tấn viên Chu Đông Hoa (骚扰我国护渔编队的马来西亚军机。南都记者周皓 通讯员 周冬华 摄)

Biên đội bảo hộ đánh bắt cá của chúng ta vấp phải tàu chiến Malaysia quấy nhiễu.

Các công dân mạng – gương mặt tinh thần mới của xã hội

Mạc Văn Trang

“Các công dân mạng, họ xứng đáng là kênh thông tin cần phải quan tâm hàng đầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, hơn là đối tượng của A25 Bộ Công an!” (Mạc Văn Trang). Quả đúng vậy.

clip_image002

Tuy thế, vẫn phải nói thêm và nói rõ rằng gốc rễ vấn đề không phải Internet, mà là dân chủ. Báo chí bị kiểm soát nghiêm ngặt. Chỉ một tuần sau khi được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Doãn Hợp thẳng thừng và công khai tuyên bố: Báo chí “cứ đi đúng lề đường bên phải thì sẽ an toàn và được tự do” (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/215043/Toi-han-che-viec-dung-ngoai-bao-chi-de-quan-ly-bao-chi.html).

Nhưng thế nào là “lề đường bên phải”? Trên thực tế, đó không phải là pháp luật, mà là mệnh lệnh (rất nhiều khi chỉ là lệnh miệng) của “cơ quan chức năng”. Không dựa chắc vào luật pháp, mệnh lệnh hôm nay có thể thế này, ngày mai có thể thế khác. Báo Du lịch đăng bài về chủ quyền biển đảo trước khi có lệnh, thì người chịu trách nhiệm là nhà báo Nguyễn Trung Dân bị mất chức; nhưng chì vài tháng sau, báo chí viết về Trường Sa, Hoàng Sa, vẫn được an toàn. Đã là mệnh lệnh, thì chỉ có cách là chấp hành!

Cho nên, đã xảy ra chuyện kỳ quái mà chắc chắn lịch sử báo chí Việt Nam sẽ ghi nhận như một hiện tượng có một không hai: tàu Trung Quốc cướp của, đánh đập ngư dân Việt Nam, lại được gọi là “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”; ngay cả hiện nay, khi báo chí đã được bật đèn xanh viết về đề tài này, vẫn còn có tờ báo nơm nớp sợ hãi, cứ gọi là “tàu lạ”, “tàu nước ngoài” cho an toàn.

Cho nên, đã xảy ra chuyện ngày càng phổ biến: muốn nói được điều gì có ích, người viết phải cố công “tầm chương trích cú” một câu của lãnh tụ để che chắn cho mình. Thấy dân bị bịt miệng quá, nhà báo Thái Duy lấy nguyên văn lời cụ Hồ để đặt tên cho bài viết "Phải cho dân được mở miệng". Cái thủ thuật ấy được ông sử dụng như một nguyên tắc: “Khi đặt bút, tớ luôn phải "dựa" vào cụ Hồ, không họ "thịt" tớ ngay!” (http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/33693).

Than ôi! Lãnh tụ dù có thiên tài đến đâu cũng không thể dự liệu hết mọi vấn đề. Cuộc sống thật hàng ngày hàng giờ đặt ra bao nhiêu vấn đề mới mẻ, đòi hỏi người ta phải giải quyết một cách sáng tạo. Cái mẹo nhỏ của nhà báo Thái Duy, do đó, cũng chỉ có tác dụng rất giới hạn. Trong thể chế hiện hành, người viết nào cũng nhiều lần day dứt vì không thể viết được điều mà lương tri thúc giục phải viết.

Cung cách quản lý báo chí hiện nay là đặc trưng cho chế độ toàn trị: người quản lý đảm nhận trách nhiệm chọn lựa thức ăn cho nhân dân. Nói cách khác, đó là cách ứng xử tự cho mình là cha mẹ, mà nhân dân chỉ là đứa trẻ hoàn toàn không có năng lực phân biệt thức ăn độc hại hay bổ dưỡng. Mặc cho bao nhiêu mỹ từ đề cao nhân dân, trên thực tế đó là sự khinh bỉ nhân dân cùng cực. Công dân mạng sở dĩ là “gương mặt tinh thần mới của xã hội”, chính là vì không chịu sự ràng buộc “lề trái lề phải” ấy.

Cái cung cách ấy làm khổ báo chí đã đành, mà còn làm khổ ngay cả những người quản lý có tâm huyết. Họ phải theo dõi chặt chẽ báo chí, lúc nào cũng trong tâm trạng dè chừng báo chí “đi lệch đường” và phải có biện pháp “chấn chỉnh” tức khắc, nếu không sẽ bị vạ lây.

Một nền báo chí như thế chỉ có tác dụng che giấu cuộc sống thật, tuy có làm yên lòng lãnh đạo. Nhưng như thế thì chừng nào mới có thể “chấn dân khí” như lời kêu gọi khẩn thiết của cụ Phan Châu Trinh xưa?! Xét cho cùng, đó là cung cách quản lý làm tổn hại “nguyên khí quốc gia”, làm cho cả dân tộc bị chấn thương mà không có thuốc chữa trị. Cái lề phải “an toàn và tự do” ấy về lâu dài sẽ đẩy chế độ vào chỗ hiểm nguy.

Anh Hoàng

Biển Đông có “thỏa đáng” được không?

Hà Văn Thịnh

Cái bắt tay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kèm theo tuyên bố “nhất trí tìm giải pháp thỏa đáng cho Biển Đông” cùng với "món quà" thả 23 ngư dân bị giam giữ cả tháng trời, dường như đang báo hiệu một giai đoạn mới trong quan hệ “hữu nghị” Trung – Việt? Có thật như thế không?

Xưa nay, đã đi thăm nhau thì chủ hay khách đều thường có “quà”: Những tuyên bố mềm mỏng hơn, những động thái dàn hòa tích cực hơn để mở đường – dọn bãi cho những chì chiết, mặc cả trong hậu trường là điều lâu nay ai cũng biết. Riêng tôi, tôi nghi ngờ cái sự hân hoan chi vội ấy.

Tư liệu: Trung Quốc khống chế các nước khác như thế nào?

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

Cần điểm lại từng dấu mốc lịch sử để nhận cho rõ thực chất cái vị ngọt của “đường hóa học” trong hai chữ “hài hòa” luôn luôn nằm đầu lưỡi các đồng chí Bắc Kinh - đó là điều không bao giờ thừa đối với các đồng chí Việt Nam. Dân chúng đang lặng lẽ theo dõi những cuộc thăm viếng tấp nập trong khoảng cuối tháng Tư vừa qua, không hiểu các đồng chí Bắc Kinh có nhã ý gì mà các đồng chí nhà ta được triệu sang đông thế, nào Phùng Quang Thanh, nào Nguyễn Tấn Dũng, lại còn lấp ló cả Nguyễn Phú Trọng. Chỉ xin lưu ý các đồng chí là trong khi các đồng chí được đón tiếp thịnh soạn với tư cách da liền da thịt liền thịt với “nước mẹ” (mà Đỗ Ngọc Bích đã thông báo từ sớm) thì hai tàu ngư chính Trung Quốc cũng được phái đến thị uy ở Trường Sa. Rõ ràng đúng như câu tục ngữ Việt Nam, các đồng chí “16 chữ” đã cho các đồng chí nhà ta được nếm cả hai thứ: “Miếng ngon nhớ lâu và đòn đau nhớ đời”. Vì thế, dù có “môi hở răng lạnh” mấy đi nữa thì cũng cần phải hiểu: biển và đảo là của Tổ quốc chứ không của riêng một phe nhóm nào đâu. Bán đứng, cho không, lịch sử đều đóng đinh lên trán các đồng chí như đã đóng đinh lên quan tài Lê Chiêu Thống. Xin hãy rút kinh nghiệm, đồng chí Nông Đức Mạnh đã làm một chuyện bước qua luật nước từ năm 2001, nay không bao giờ nên lặp lại.

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc đã và đang vươn lên vị trí cường quốc không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu. Song hành với sự lớn mạnh đó là nỗi lo âu của nhiều bậc thức giả cũng như nhiều quốc gia.

CHINA-VIETNAM

Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo (phải) trao đổi với Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng tại Đại sảnh đường nhân dân ở Bắc Kinh hôm 22-10-2008. AFP PHOTO

Việt Nam cảm nhận mặt trái của thương mại tự do

Trần Lê Anh (Đại học Lasell)

Mặt trái của thương mại tự do có thể là một cái bẫy, nhưng xét về bản chất, là một hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường.

Vấn đề là, một chính phủ trước khi quyết định tham gia vào dòng chảy của thương mại tự do phải chuẩn bị trước những điều kiện cần thiết để phát huy tối đa mặt tích cực và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của những mặt trái của thương mại tự do.

Một trong những mặt trái của thương mại tự do được tác giả Trần Lê Anh phân tích là những lo ngại về thâm hụt thương mại. Hơn nữa, không còn là “sự lo ngại” nữa, mà đã là một thực tế, lên đến 12,8% trong năm 2008. Trong sự thâm hụt thương mại được tác giả đề cập, sự thâm hụt thương mại trong quan hệ thương mại với Trung Quốc đã chiếm tới 11,0 tỷ USD, tức 91,0% tổng thâm hụt thương mại Việt Nam năm 2009.

Việt – Mỹ: Nhìn xa trông rộng

clip_image001

TS Đinh Hoàng Thắng

Tại sao quan hệ Việt – Mỹ quan trọng là vậy, nhìn từ cả hai phía, mà phải mất những 20 năm mới bình thường hóa và sau 15 năm bình thường hóa có lúc vẫn bị trật khỏi vòng đua chính của nó?

Vâng, xin thưa nếu Việt Nam chỉ là con tốt thụ động trên bàn cờ, chứ không phải là “con tốt biết đi” như ví von của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch thì liệu vị thế địa-chính trị đó còn được như ngày nay không? Và không ai loại trừ khả năng một nước nhỏ có thể “quyền biến”, làm cho các nước lớn “quân bình lực lượng” với nhau để mình tồn tại; và trường hợp may mắn hơn, còn phát triển?

Bao máu xương và hy vọng của những lớp người ngã xuống hôm qua trong cuộc chiến, từ tất cả mọi phía, đòi hỏi thăng hoa mối quan hệ và hóa giải các mâu thuẫn. Ở đây và ngay bây giờ!

Đinh Hoàng Thắng

clip_image001[4]
Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và George W.Bush tại tòa bạch ốc

35 năm kết thúc cuộc chiến và 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao là cột mốc mang tính ước lệ.

Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa

Đoan Trang

“Khi tìm hiểu để viết về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, tôi nhận thấy: Về phía Mỹ, thành phần đi đầu trong việc kết nối với Việt Nam là những cá nhân (người Mỹ, hoặc Việt kiều), những tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, cựu chiến binh v.v. hay nói cách khác, xã hội dân sự đi trước chính phủ và vận động chính phủ theo sau.

Còn về phía Việt Nam, lực lượng đi đầu tất nhiên phải có tính "chính thống", tức là Nhà nước, hay nói chính xác là Đảng và Chính phủ. Khi Đảng và Chính phủ chưa bật đèn xanh thì nhân dân không có cách nào đi trước trên con đường bình thường hóa quan hệ được”.

Đoan Trang

Kỳ 1: Căng thẳng thời hậu chiến

Ngay sau ngày 30-4-1975, “một làn sóng tự tôn dân tộc và bài Mỹ đã lan khắp Sài Gòn. Sự chiều chuộng thường thấy đối với người nước ngoài đột nhiên biến mất. Những câu nói kiểu “Mỹ văn minh hiện đại, mình nghèo và chậm phát triển” trở thành thứ ngôn ngữ cổ. Nhiều năm phụ thuộc vào nước Mỹ để có lương cho quân đội, có đạn cho chiến trường, thời trang cho các cửa hàng làm đẹp, âm nhạc cho các quán bar và thậm chí cơm trên bàn ăn đã ảnh hưởng lớn tới tâm lý một dân tộc. Nhưng tất cả những cái đó đã mau chóng tan thành mây khói. Khi cánh cửa Dinh Độc lập bị xe tăng quân giải phóng húc đổ vào ngày 30-4 cũng là lúc hình ảnh bất khả chiến bại của nước Mỹ ăn sâu trong vài thập kỷ nay bị vỡ vụn”.

Có cần thiết đổ ra hàng trăm tỷ đồng để diễu binh ở Sài Gòn và bắn pháo hoa ngút trời ở nhiều địa phương trong nước từ Tết Nguyên đán đến 30/4 như vậy hay không?

Nguyễn Quốc Minh

Người dân Việt Nam ít quan tâm đến chuyện riêng tư của các vị nguyên thủ quốc gia trong mấy ngày nghỉ lễ đi đâu là quyền của mỗi cá nhân, nhưng họ lại quá tiếc và đau xót cho số tiền của dân với hàng trăm tỷ đồng bỗng chốc biến thành mây khói.

Phải nói sự lãng phí tiền của dân đó, đang đi ngược với lời hô hào tiết kiệm để xóa đói giảm nghèo mà Chính phủ đã đưa ra, đang là chuyện  được dư luận trong và ngoài nước bàn luận khi Việt Nam còn đang quá nghèo và đi vay thế giới với khối lượng tiền tệ lớn chỉ vì cái bệnh phô trương thâm căn cố đế đã tồn tại từ thời kỳ “Đại nhảy vọt”, “Đại cách mạng văn hóa” của Trung Quốc.

Nguyễn Quốc Minh

Con rồng ngẩng đầu ra Biển Đông giở trò hung hăng

Jakarta Globe

Chiến dịch của Trung Quốc cho thấy sự gia tăng trong việc làm từ thiện đã có nhiều tiến triển, cùng với việc giúp đỡ bằng cách hứa hẹn đầu tư hoặc đầu tư thực tế và viện trợ. Điều này đặc biệt đúng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên - thứ mà Bắc Kinh cần - và trong các dự án cơ sở hạ tầng lớn như: nhà máy điện, đường giao thông, v.v. mà các công ty Trung Quốc có chuyên môn và có sẵn tiền mặt để có thể cung cấp các điều kiện tín dụng dễ dàng.

Xóa bỏ hận thù : tại sao không?

Phan Kiến Quốc

Một trong những điều người ta cảm nhận được trên truyền thông trong hai tuần gần đây là những bài viết kêu gọi sự hòa hợp, xóa bỏ hận thù. Dễ có đến hơn chục bài, thậm chí còn có cả những cuộc giao lưu giữa những người có tiếng tăm trong xã hội. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta đang bước sang năm thứ 35 ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.

Chủ đề này đã nhiều lần được đưa lên báo, đã nhiều cuộc hội thảo, đã có nhiều phát biểu nhưng hình như nó vẫn còn nguyên vẹn, nếu không báo chí và truyền thông chẳng có hàng loạt bài “bức xúc” như vậy. Nhưng sau khi đọc những bài viết này thì những trăn trở trong tôi chẳng những không bớt mà còn nổi sóng hơn.

Hòa hợp hòa giải trong lịch sử

Tìm lại dấu người xưa để hiểu thêm bài học về đối xử với người cùng một nước

Vương Trí Nhàn

Khi giặc ngoại xâm tới, xã hội Việt Nam thời Trần có phân hóa, và không thiếu người cộng tác với kẻ thù hoặc buộc phải sống trong vùng chúng kiểm soát. Đánh giặc xong, đối xử với họ thế nào bây giờ?

Trong số các việc quan trọng trong năm 1289 - là năm đầu tiên sau ba lần đánh thắng quân Nguyên - sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi bên cạnh việc định công, là việc trị tội những kẻ hàng giặc. Trần Ích Tắc, "thuộc chỗ tình thân cốt nhục", hoặc Đặng Long, "cận thần của vua", một người rất giỏi văn chương thời bấy giờ, cũng không phải là ngoại lệ.

Tuy nhiên có một việc đáng lưu ý được ghi như sau:

Người cố ý mà ta vô tình

Trần Nhương

clip_image001

Sáng 30-4 chúng tôi xuống ga Lào Cai rồi vào ăn sáng tại khách sạn Thiên Hải ngay trước cửa ga. Tôi đi quanh khu lễ tân và thấy một quả cầu to. Tò mò tôi tìm bản đồ Việt Nam. Thấy hình nước mình mô tả không đúng, trông như hình một củ khoai. Đặc biệt đảo Hoàng Sa, Trường Sa được ghi bằng chữ Trung gọi là Tây Sa, Nam Sa. Quả địa cầu này chắc chắn là của Trung Quốc vì toàn bộ ghi bằng tiếng Trung. Đã từ lâu TQ đã có một chủ trương tuyên truyền ý đồ chiếm hai đảo của ta nên từ tấm bản đồ đến quả địa cầu đều nhất quán. Đã có chuyện tấm bản đồ sai sót treo ở khách sạn Kỳ Lừa. Lần này lại quả địa cầu tại khách sạn Thiên Hải Lào Cai.

Chùm bài nóng về Biển Đông

Bài 1 - Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam

Mặc Lâm, phóng viên RFA

Tàu Ngư Chính Trung Quốc một lần nữa diễu võ dương oai tại biển Đông với chiêu bài bảo vệ tàu đánh cá của họ. Tuy nhiên vùng biển mà họ bảo vệ lại thuộc khu vực đang tranh chấp với Việt Nam.

clip_image001

Tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc. Photo courtesy of China Daily

Chả lẽ Bộ Ngoại giao Việt Nam đi đàm phán với hải tặc?

Trung Quốc thả ngư dân Việt Nam về ăn mừng ngày 30-4

Người Buôn Gió

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, Trung Quốc đã phóng thích cho 23 tù nhân (ngư dân Việt Nam) được trở về nước kịp với đồng bào cả nước ăn mừng ngày thống nhất.
Theo Vietnamnet.vn thì đây có thể là kết quả của các cơ quan chức năng, cơ quan ngoại giao Việt Nam can thiệp yêu cầu ''phía'' Trung Quốc thả vô điều kiện từ hơn một tháng qua.
23 ngư dân đã trở về nhà trong tình trạng kiệt sức, đói khát.
Tuy không phải nộp phạt 180 triệu đồng như ''phía'' Trung Quốc yêu cầu, nhưng bù lại thì bị tịch thu hết tàu và tài sản khác trị giá hơn 600 triệu đồng.
Đến nay chưa biết ''phía'' Trung Quốc là phía nào? Phải chăng Trung Quốc hiện nay có nhiều phe phái, hỗn loạn. Giá như báo đưa tin rõ ràng là cơ quan Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm việc với ''phía'' nào tên tuổi rõ ràng của Trung Quốc thì thuyết phục hơn, đưa tin kiểu này mơ hồ quá.
Chả lẽ Bộ Ngoại giao Việt Nam đi đàm phán với hải tặc?

NBG
Chú thích: Đầu đề do BVN đặt.

Nguồn: http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/455

Tư liệu: Công tác rà phá thủy lôi chống chiến dịch phong tỏa của đế quốc Mỹ (1967-1973) của cục Vận tải đường biển (tiền thân của cục Hàng hải Việt Nam)

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh

Đầu tháng 4-2010, BVN đăng bài viết “Giáo sư Bộ trưởng Tạ Quang Bửu ra đi, để lại một khoảng trống trong giáo dục đào tạo” của GS Nguyễn Xuân Hãn (http://www.boxitvn.net/bai/2359). Bài này do GS Hãn gửi tới, nhưng vốn đã được đăng trên mạng vietsciences.free.fr. Sau khi bài được đăng lên một vài ngày, ngày 3-4-2010, người điều hành trang mạng, GS Nguyễn Huệ Chi, nhận được lá thư của Kỹ sư Đỗ Thái Bình gửi trực tiếp cho mình, tỏ ý không đồng tình với những nhận định sau đây của tác giả bài viết: “Thời kỳ này, Giáo sư Tạ Quang Bửu vẫn tham gia giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong khoa học kỹ thuật quân sự. Mùa hè năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thủy lôi trên sông biển và phong tỏa cảng Hải Phòng. Ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá thủy lôi (mật danh GK1) để chống lại thủy lôi chiến lược MK 52 của Mỹ, khí tài phá bom từ trường (mật danh GK2) do Tiến sĩ Vũ Đình Cự làm tổ trưởng”.

Theo ông Đỗ Thái Bình thì “Việc phá thủy lôi có thể nói hoàn toàn là công sức của anh em đường biển và hải quân, một vài người cố gắn Giáo sư Bửu vào, có lẽ là có một số ý đồ. Xin xem bài viết của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh [gửi kèm theo đây], người trực tiếp tham gia các sự kiện và các báo cáo của hải quân:

1/ Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh - Kỹ sư điện, nguyên Tổng giám đốc Bảo đảm hàng hải, hiện sống tại Sài gòn http://binhbien.multiply.com/journal/item/69/69;

2/ Tạp chí Tia sáng đã tổ chức một buổi hội thảo về vấn đề này. Tại hội
thảo, Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng đây là một vụ án khoa học kinh
khủng, còn Giáo sư Hồ Ngọc Đại lên tiếng, kết án kẻ lợi dụng khoa học
là một con người cực hèn hạ
http://binhbien.multiply.com/journal/item/61/61

Là một trang mạng có uy tín với giới trí thức, mong Giáo sư quan tâm tới vấn đề này, để cho các anh em hải quân và đường biển có chỗ nói lại cho rõ
đầu đuôi vụ việc. Tư liệu về việc này khá đầy đủ
”.

Nhận được thư và bài, GS Nguyễn Huệ Chi đã chuyển ngay cho GS Nguyễn Xuân Hãn là tác giả bài báo về GS Tạ Quang Bửu để hỏi ý kiến. Cùng ngày hôm đó, trong thư trả lời, GS Hãn tỏ ra rất cởi mở: “Xin cảm ơn các anh đã chuyển ý kiến phản hồi bài báo về GS Tạ Quang Bửu của tôi... Tôi xin nói lại một số điều về bài viết này để các anh rõ:

1. Bài tôi viết là bài có tính chất tổng hợp thông tin, có nghĩa là thông tin của nhiều người khác qua mạng Chính phủ (tin phá bom từ trường chính là từ mạng này) http://www.moet.gov.vn

2. Riêng tôi chỉ có một số nhận định về mảng GD – ĐT của GS Bửu

3. Năm 1971-1972 , tôi làm việc ở Vụ Quản lý học sinh, đôi khi được

giúp Bác Bửu một số việc, giữa Bác Bửu và GS Vũ Đình Cự.

GS Vũ Đình Cự thời gian đó được giao phụ trách nhiệm vụ này [rà phá om từ trường].

Đóng góp của nhiều người khác nữa chắc cần viết cụ thể hơn. Nếu viết thật cụ thể thì càng tốt để cho thế hệ hiện nay hiểu được thế hệ cha anh.

4. Về mặt khoa học, việc phá bom mìn có thể là mới với nước ta lúc đó,

nhưng xin khẳng định không mới đối với thế giới. Vào những năm đầu

Chiến tranh thế giới thứ II, người Nga cũng có nhiều kinh nghiệm về vấn

đề này. Song cũng xin nói, với giá trị thực tiễn của việc phá vỡ phong tỏa

bom mìn cua Mỹ lúc đó, đây là một THÀNH TỰU LỚN và có ý nghĩa nhiều mặt. Xét về mặt lịch sử, việc phá vỡ bao vây của Mỹ vẫn là công lao lớn đáng ghi vào sử sách – Thực tế sử sách cũng đã ghi như vậy.

Mong các Anh đường biển và Hải quân viết thêm nhiều bài về đợt phá

bom mìn này...

Bài viết (tổng hợp) của tôi có gửi cho các con Bác Tạ Quang Bửu xem

Trước khi đăng.

Bài viết này tôi không hề có ý đồ xấu xa gì, ngoài việc tưởng nhớ

GS Tạ Quang Bửu (đã mất hơn hai mươi năm) là một trí thức lớn,

Một lòng vì nước vì dân, cho đến phút cuối cùng. Và là thế hệ trí thức

theo Bác Hồ ở Pháp về nước, không phải cuộc đời lúc nào cũng bằng phẳng”.

Nhận được lá thư trên, BVN đã có ý định đăng lại bài viết của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh tường thuật đầu đuôi công tác rà phá thủy lôi của Hoa Kỳ rải xuống các cửa biển miền Bắc trong thời gian từ 1967-1973 để bạn đọc tham khảo, nhằm góp phần làm sáng tỏ những mắc mớ còn tồn đọng quanh vấn đề này, nhưng nhiều chuyện thời sự khẩn trương lôi cuốn đã khiến người điều hành trang mạng quên bẵng đi.

Nay, BVN lại nhận được lá thư mới nhất của ông Đỗ Thái Bình gửi ngày 2-5-2010, vẫn với thái độ bức xúc và niềm mong muốn được làm rõ sự thật thông qua việc đăng bài ông Nguyễn Ngọc Linh. Vì vậy, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây, không ngoài ý định ban đầu như đã nói. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ, trong tình hình tranh chấp biển đảo ở Biển Đông vô cùng nóng bỏng hiện nay, có những kẻ thù giấu mặt đã ngang nhiên ném cả ngư lôi vào cửa biển của chúng ta để đe dọa, việc biểu dương công lao của cả một thế hệ trí thức từng đóng góp xứng đáng vào cuộc chiến đấu can trường và thắng lợi chống lại trận địa bom từ trường trên biển của Hoa Kỳ những năm 60-70 thế kỷ trước là điều cần kíp phải làm, song sẽ còn cần kíp nhiều lần hơn nếu thế hệ đã được tôi rèn trong thực tiễn ấy bỏ thời gian và tâm huyết truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ hôm nay, nhằm chuẩn bị tích cực cho một chiến dịch đại phá mọi mưu ma chước quỷ của một kẻ thù mới vô cùng nham hiểm, đang ra sức hoành hành trên lãnh hải của chúng ta.

Bauxite Việt Nam

Quân cờ domino [1] đã đổ như thế nào?

Avi Davis

Phải chăng tác giả muốn nhắc Hoa Kỳ học lại bài học cũ ở Đông Dương để rồi quyết định phải làm gì trong tình hình hiện nay? Hoa Kỳ đã để cho quân cờ domino đổ, bao nhiêu triệu người phải bỏ mạng trong và sau cuộc chiến ý thức hệ, và bây giờ nếu tiếp tục để điều đó xảy ra, chính họ phản bội các lý tưởng mà họ theo đuổi?

Ngọc Thu

Tuyên bố chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến cần thiết của Mỹ trong những ngày này, tương đương với việc cho rằng Adolf Hitler và Đức quốc xã là những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Lương tâm của người Mỹ bị chai sạn do mối ác cảm về sự xung đột và mạng sống mất đi không cần thiết, nên người ta đã quên đi mục đích ban đầu mà chính Hoa Kỳ đã ký thác để bảo vệ tự do ở Đông Dương ngay từ đầu.

Thư bạn đọc: Về hình ảnh người lính chế độ cũ trên phim, trên đài

Kính gởi BBT Bauxite Việt Nam

Tôi viết thư này lâu rồi, từ khi mới chớm đến tháng Tư nhưng chưa dám gởi cho Bauxite Việt Nam, nay thôi thì liều một phen.

Tôi là một BS đang công tác tại một tỉnh nghèo, đời sống của đại đa phần người dân ở tỉnh này là khó khăn (đó là theo cảm nhận và qua tiếp xúc với bệnh nhân của tôi ở đây, chứ theo báo cáo của chính quyền thì khác, khác như thế nào thì chắc ai cũng biết nên không cần nói ra). Thế nhưng vào dịp đón mừng ngày giải phóng tỉnh nhà thì họ đã tổ chức chương trình ca nhạc, bắn pháo hoa nghe tốn cả bạc tỷ, đẹp nhưng phí quá vì người dân mới thoát khỏi cơn bão số 9 ác liệt, nay rất cần số tiền này để tạm ổn định cuộc sống.

Thêm một điều nữa mà đã rất lâu rồi tôi chưa biết trao đổi cùng ai, nay nhân có trang Bauxite Việt Nam nên tôi mạnh dạn nói ra (chứ cũng sợ lắm, vì con mình còn nhỏ quá, có ai bảo vệ cho gia đình mình đâu). Số là cứ mỗi lần đến gần ngày 30/4 thì các đài truyền thanh, truyền hình từ Trung ương cho đến địa phương thi nhau phát các bộ phim, các vở kịch ca ngợi sự mưu trí anh dũng và thông minh gan dạ của bộ đội cụ Hồ. Ca ngợi là đúng vì họ quá xuất sắc, với tinh thần chịu thương chịu khó trong tình hình hết sức khó khăn, với trang thiết bị vũ khí thô sơ vậy mà đánh thắng được một quân đội hùng hậu được Mỹ trang bị tối tân, để thống nhất đất nước. Thế nhưng bên cạnh sự ca ngợi đó thì có lẽ tốt đẹp hơn nếu các đạo diễn của các bộ phim, các vở kịch này đừng quá bôi xấu những người lính chế độ cũ. Trong các bộ phim này, người xem được thấy những người lính, sỹ quan của chế độ cũ giống như những ác quỷ, không có tính người, nói chung tất thảy họ đều rất xấu xa.

Thư giãn chủ nhật: Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa

Nikolai Bykov kể, Văn Quán ghi

Nikolai Bykov là cựu sinh viên Liên Xô ở Hà Nội, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông vừa đến Việt Nam theo một tours du lịch. Gặp lại bạn bè Việt Nam vừa đúng lúc trên truyền hình trình chiếu một chương trình lễ hội tưng bừng, sau đó là một lễ khánh thành công trình chào mừng một ngày gì đó. Vừa uống rượu, vừa xem chương trình truyền hình, ông buột miệng “Lại khánh thành... Lại lễ hội. Lại chào mừng. I hi...”... “Tốn hết cả tiền dân”... Rồi ông cao hứng kể một câu chuyện dân gian,... Ông nói trong tình cảm cởi mở giữa bạn bè: “Nhưng mà này... Đây là rượu nói, chứ không phải tôi nói đâu nhá!”.

Theo ông thì câu chuyện xuất hiện vào khoảng năm 1972, nghĩa là từ thời còn Liên Xô. Câu chuyện có tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”. Văn Quán ghi lại và gửi đến BVN.

BVN biên tập và đã chuyển cho Nikolai Bykov xem lại. Xin có lời cám ơn bạn Văn Quán.

Bauxite Việt Nam

Thư giãn Chủ nhật - dành cho cả người nhạy cảm và người vô cảm: Tư liệu về Thủ đô mới của Miến Điện (Myanmar)

Phạm Toàn sưu tầm và báo cáo

Chuyện dời Thủ đô là rất hãn hữu trên thế giới. Nhưng đã làm thảy đều có lý do, và lý do phải đàng hoàng: Lý Thái Tổ từ nơi ăn ở luộm thuộm trong rừng núi ra Thăng Long để ý chí vươn xa bay bổng hơn; nước Đức sau khi thống nhất đã chuyển Thủ đô từ Bonn về Berlin; nước Brazil đưa Chính phủ từ Rio de Janeiro về Brasilia năm 1960 là do chuyện ô nhiễm vì bụi; còn ở Miến Điện thì ...

Nước Miến Điện thì thích tiến hành những thay đổi khó hiểu. Nhưng khó hiểu nhất có lẽ là việc từ năm 2005 Chính phủ của nhóm quân nhân đã chuyển về Thủ đô mới, để đến 2007 thì họ chính thức công khai hóa nhân cuộc duyệt binh Ngày Quân đội. Vào bữa đó, Chính phủ Miến Điện gọi chừng 50 nhà báo nước ngoài đến cho dự duyệt binh và nghe ông Thống tướng Than Shwe nói. Nhà lãnh đạo 74 tuổi đọc diễn văn trước chừng 500 quan khách, nhà ngoại giao và nhà báo [[i]].

Nhìn vào bản đồ, nước Miến Điện như bông hoa xòe ra, Thủ đô cũ Rangoon (nay gọi là Yangon) nằm ở sát “đài hoa”, trên thực địa là sát biển, và Thủ đô mới là Naypyidaw (xin đọc là Nai-pi-đo), nay nằm sâu vào giữa bông hoa, cách Thủ đô cũ 460 kilomet về phía Bắc.

Thư giãn Chủ nhật: VTV và cái bụng bầu người đẹp

Tuanddk

Cách đây chưa lâu lắm, Tại hạ được mời đi dự một cuộc hội thảo quốc tế về một chủ đề cải cách hành chính, chống lãng phí. Giấy mời ghi rõ cuộc họp có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán A, tổ chức phi chính phủ B, quỹ C, quan chức D của Bộ E và ngay phía dưới là “Vê tê vê”. Mở ngoặc một cái, vì đây là hội thảo quốc tế, lại là hội thảo về chống lãng phí, nên giấy mời ghi rõ là sẽ khai mạc lúc 8h, mỗi tham luận không kéo dài quá 10 phút và không có nghỉ giải lao để tiết kiệm thời gian.

Suốt từ 8h đến 8h10 vị Tiến sĩ MC miệng không ngừng “hoan nghênh quý vị”, mắt không ngừng ngóng ra cửa và liên tục liếc nhìn đồng hồ. Thêm 5 phút nữa, chừng như không thể “hoan nghênh” mãi được, vị Tiến sĩ MC đành phải giới thiệu vị Tiến sĩ Viện trưởng lên phát biểu khai mạc. Vị Tiến sĩ Viện trưởng cũng lặp lại những cử chỉ kỳ quặc y như vị Tiến sĩ MC không ngừng “hoan nghênh”, không ngừng “ngóng ra cửa” và cũng không ngừng “liếc nhìn đồng hồ”. Tại hạ, cũng như cả chục đồng nghiệp và gần trăm quan khác tây ta đen trắng đủ loại mất đứt 15 phút để nghe bài diễn văn con cà con kê con dê con ngỗng toàn những hoan nghênh với chào mừng dài thòng đó. Sau 15 phút, vị Tiến sĩ Viện trưởng, miệng cười như mếu, đành phải nhường diễn đàn cho một vị Tiến sĩ “Bộ phó”. Vị này mất đứt 2 phút 30 giây cho việc đi từ hàng ghế đầu lên bục phát biểu. Rồi nhấp giọng, rồi rút mục kỉnh, rồi giở giấy loạt soạt, rồi ngẩng lên nhìn “về phía cuối hội trường”, rồi lại hắng giọng. Rồi sau đó, vị Tiến sĩ Bộ phó vừa nói vừa nghỉ, vừa tham luận vừa chỉ đạo, vừa hô hào vừa liếc đồng hồ. Tất nhiên không ngừng nhìn ra cửa. Phía dưới, một số các Tiến sĩ ngồi vặn vẹo, chắc vì chưa kịp ăn sáng. Một số khác có vẻ mất kiên nhẫn trước toàn những hoan nghênh chào mừng, bằng cách gí mồm vào người bên cạnh thì thào nói chuyện riêng. Có vị phản ứng thẳng thừng bằng cách ngoáy mũi. Và trong cabin, 2 tay phiên dịch đã ngừng dịch để hút trộm thuốc lá. Tức là mới có hơn 30 phút mà cử tọa đã "lao" còn hơn là làm trâu kéo cày.

Thư giãn Chủ nhật: Ông lão đánh cá và con cá vàng, và định lý Banach-Tarsky

Vũ Hà Văn

Diễn đàn đã có dịp giới thiệu blog của "Hòa thượng Thích Học Toán", alias Ngô Bảo Châu. Trong làng blog còn nhiều cao thủ trẻ tuổi tài cao nữa, hôm nay (1.5, lễ lao động) xin mời bạn đọc vào blog Vũ Hà Văn, GS Toán ở Đại học Rutgers (Mỹ), giải Pólya của Hội Toán học Công nghệ và Ứng dụng (SIAM) năm 2008. Một bài viết cực vui và dễ hiểu (nhất là trong một ngày nghỉ lễ)...

BVN xin đăng lại để bạn đọc cùng chia vui.

Bauxite Việt Nam

Chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng hầu như ai cũng biết, nó đại loại tóm tắt như sau: Ông lão đánh cá đánh được một chú cá vàng. Cá vàng, cũng như trong một số lớn các truyện cổ tích khác, lại hóa ra một vị thần oai phong, nhiều phép thuật (còn tại sao nó lại bị ông lão bắt được thi bạn đừng hỏi, nhạy cảm). Cá ta hứa là nếu ông lão thả nó ra, nó sẽ tặng lại (trong ngôn ngữ hiện đại là “lại quả”) ông rất nhiều thứ, bất động sản, tiên bạc, xe ngựa, v.v. Bây giờ thời buổi khủng hoảng, giá cả lên lên xuống xuống, thôi ta cứ qui hết ra vàng cho tiện. Nôm na mà nói, cá hứa sẽ tặng ông lão một cục vàng to, mua được cả tấn cá khác. Ông lão, hiển nhiên, sẽ đồng ý như tất cả những bạn đánh cá khác, hay đa số đàn ông nói chung.

Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4

Hoài Hương

Tôi không biết về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định với cô rằng Hoa Kỳ trong hơn 100 năm qua, đã là một cường quốc, và sẽ tiếp tục là một cường quốc trong vùng Thái Bình Dương. Chúng tôi đã từng ở Thái Bình Dương, chúng tôi đang ở Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại Thái Bình Dương trong tương lai có thể tính được. Vai trò của chúng tôi tại đây là giúp và làm việc với các đối tác trong khu vực, các đồng minh cũ và các đối tác mới. Tôi tin Việt Nam là một trong các đối tác mới, để tạo điều kiện cho một khu vực ổn định, thịnh vượng và hòa bình. Đặc biệt, chúng tôi muốn thấy một Việt Nam phồn thịnh, hùng cường, và có khả năng đóng vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á, và là đối tác của Hoa Kỳ” – M. Michalak.

Trong khuôn khổ một cuộc trả lời phỏng vấn đài VOA vào đêm thứ Sáu 30-4-2010 ở Thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã đưa ra nhiều thông điệp hết sức quan trọng, cho thấy mối quan tâm thật sự của Hoa Kỳ đối với các vấn đề thời sự hàng đầu tại Việt Nam. Trong mọi mối quan hệ có ý nghĩa toàn cầu hóa giữa các quốc gia hôm nay, sự chuyển động chính trị-xã hội của một nước nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Nam Á thông ra Thái bình Dương như nước ta không tách rời những tính toán chiến lược của các cường quốc đóng vai trò tạo vị thế cân bằng trên thế giới và trong khu vực. Bởi thế, dù cho vẫn còn gặp phải nhiều sức ỳ là vật cản trên con đường của nó, bước đi của Việt Nam trước sau sẽ không tùy thuộc vào lợi ích của một phe nhóm đặc quyền đặc lợi nào đấy mà cốt yếu tùy thuộc ý chí của toàn thể nhân dân muốn thấy đất nước sớm thoát khỏi nguy cơ lệ thuộc một nước khác - nhân danh “món nợ tiền kiếp” của một thứ hệ tư tưởng hoàn toàn xa lạ với dân tộc và từ lâu đã bị xóa sổ trong thực tế - nhằm phát triển thế và lực của mình một cách hùng hậu về mọi mặt và có tiếng nói ngày càng nặng cân trên trường quốc tế, theo đúng chiều hướng một nước dân chủ và tự do. Có thể nói đây là quy luật khách quan không cưỡng được, sớm muộn sẽ bẻ gãy mọi mưu toan lèo lái đen tối để đặt đất nước vào đúng quỹ đạo mà lịch sử tất yếu dành cho mình.

Nguyễn Huệ Chi

“Tàu chiến nước ngoài”

Lê Thùy

Kể từ khi được bật đèn xanh của Thủ tướng (1) “Báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền” và của Chủ tịch nước (2) "Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng", các thông tin về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ được đăng tải trên nhiều tờ báo trong nước. Là người dân Việt chắc ai cũng vui mừng vì báo chí đã thông tin chủ quyền biển đảo công khai và chắc không còn “chết yểu” như một thời “Tản mạn đảo xa” trước đây.

Có được ngày hôm nay, độc giả chúng tôi vô cùng biết ơn sự hy sinh làm viên gạch lót đường cho người sau tiến bước của phóng viên Trung Bảo, của Tổng biên tập tạp chí Du lịch Nguyễn Trung Dân; các anh đã tiên phong nêu lên những vấn đề “nhạy cảm” không được thông tin.

Trở ngại ở phía trước trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc

Sophie Quinn

Sôi sục về sự bất mãn nổi tiếng ở Việt Nam trong các vấn đề lãnh thổ và môi trường là tín hiệu cho một giai đoạn mới trong mối quan hệ cũ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bà Sophie Quinn – Judge cho openDemocracy – nói.

Năm 2009, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa đột nhiên trở thành vấn đề công chúng [quan tâm]. Qua việc đệ trình tuyên bố chủ quyền 80% vùng Biển Đông lên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển trong tháng 5, Trung Quốc chính thức hóa tham vọng lãnh thổ mà trước đây không phê chuẩn theo luật quốc tế. Việc đòi hỏi này đặt Việt Nam vào một vị trí khó xử: hoặc Việt Nam phải chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc về cái mà Việt Nam gọi là "Biển Đông", giáp với bờ biển trải dài của họ, hoặc Việt Nam phải tham gia vào một cuộc xung đột với người láng giềng hùng mạnh của mình, điều mà Chính phủ Hà Nội muốn tránh. Nhưng cộng đồng người Việt trên khắp thế giới có thể có sự lựa chọn tháo lui tốn kém.

Tư liệu: Số người Trung Quốc bị chết từ sau ngày 1-10-1949?*

Tào Trường Thanh**

Theo ông Tân Tử Lăng trong Mao Trạch Đông ngàn năm công tội (Nxb. Thư tác phường, Hồng Kông, 2007) thì chỉ riêng trong 3 năm Đại nhảy vọt (bao gồm hai bước) 1958-1960 đã có 37,55 triệu người dân Trung Quốc chết đói cũng như bị sát hại, và trong 10 năm Đại cách mạng văn hóa (1966-1976), có thêm 20 triệu người bị giết. Tổng cộng, hai cuộc này có tất cả 57,55 triệu người thiệt mạng dưới bàn tay Hoàng đế họ Mao. Còn lại những “phong trào động loạn” khác, mỗi cuộc tính ra bao nhiêu, có lẽ bất kỳ sự thống kê nào cũng chưa thể cấp cho ta một con số chính xác. Nhưng điều chính xác mà ai cũng dễ dàng rút ra, nói như ông Tân Tử Lăng, là chủ nghĩa cộng sản do Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông chủ xướng ở thế kỷ XX đích thực là một thứ ảo tưởng điên rồ đã gây thảm họa lớn nhất trong lịch sử, đẩy một nửa nhân loại xuống địa ngục.

Liệu một nước Trung Quốc vẫn do đảng vô sản cầm lái, từng coi mạng người như cỏ rác, dẫn con người tới chỗ phải ăn thịt người, những cái chết với số đếm hàng chục hay hàng trăm triệu có còn nguy cơ lặp lại nữa hay không? Chưa ai đoán được. Nhưng với hơn 1 tỷ 3 dân số (mà Mao đã có lần tuyên bố mất đi 300 triệu cũng không tiếc); với cách phát triển kinh tế ào ạt không cần tính đến những an toàn nghiêm ngặt về sản phẩm (đã gây nên bao nhiêu vụ nhiễm độc chết người người ở khắp nơi trong nước và trên thế giới), về môi trường, về biến đổi khí hậu và địa chất; và với một thể chế hầu như vấn đề quyền con người là xa xỉ phẩm, khi cần lập tức nói chuyện bằng xe tăng và súng (như Thiên An Môn, Tây Tạng, Tân Cương) thì không chừng đấy vẫn là một ẩn số nằm đâu ở phía trước. Hãy chờ xem.

Bauxite Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Huy Phương

Trong tuần này, người mơ mộng là tôi đã học được hai điều quan trọng.

Điều thứ nhất tôi học từ Giáo sư Cao Huy Thuần. Anh nói: “nghĩ mới khó, làm thì dễ”. Câu này dường ngược với thói hô hào dễ dãi “dám nghĩ dám làm” thời hợp tác xã nông nghiệp mà thực chất là sức nghĩ dành cho những “dám nghĩ” cao hơn luống rau hoặc sâu hơn lòng mương máng!

Điều học tập thứ hai đến với tôi từ Cù Huy Hà Vũ. Anh dạy tôi một cách phân tích thời cuộc cao đấy mà giản dị đấy, sâu đấy mà dễ hiểu đấy.

Anh mở đường cho người Mỹ có thua thì cũng vẫn reo vui được với nền hòa bình đã tới với người Việt. Cốt đừng mắc nữa cái dại hà hơi cho thực dân Pháp đang sắp hụt hơi ở Việt Nam, để đến nỗi rút không ra khỏi vũng lầy chiến tranh nóng trong chiến tranh lạnh suốt bao nhiêu năm.

Anh giải thoát cho những ai ham gào to “chiến thắng” bằng phân tích “thắng cái gì?” Thực chất sự “thắng” ấy chỉ là một “chủ nghĩa xã hội” nghĩ mình đã thắng “chủ nghĩa tư bản” – cái bóng ma thắng trận nay đã hết đồng minh ở Nga và châu Âu, còn những đồng minh châu Á (cùng một đồng minh mới có tên là Chavez ở mãi cùng trời cuối đất Nam Mỹ) thì chỉ là những thí dụ cho thấy cái “chủ nghĩa” ấy đã cạn kiệt sức hấp dẫn.

Trường hợp Cù Huy Hà Vũ gợi cho ta nhớ lại lời nhà Đông phương học Georges Cœdes nói với thầy giáo Hoàng Xuân Hãn về những công trình phổ cập khoa học của nhà học giả này: “Những gì ngài làm nguy hiểm hơn những cuộc đấu tranh của cả triệu người theo chủ nghĩa dân tộc – cộng sản”. Nguyễn An Ninh của tờ báo Quả chuông rè cũng từng nói trong thư gửi nhà văn Pháp Léon Werth: “Áp bức đến từ nước Pháp, và tư tưởng giải phóng cũng đến từ đó”. 

Diễn giải cách khác, qua trường hợp Cù Huy Hà Vũ, ta sẽ nói: “Nhà trường xã hội chủ nghĩa đã tạo ra người phá bỏ kiểu nhà trường đó để xây dựng một nhà trường mới đích thực”.    

Chung quy vẫn chỉ chứng minh lời Cao Huy Thuần: nghĩ thì khó – làm thì dễ.

Ai nghĩ thì nghĩ, ai không thích nghĩ, tùy nghi di tản!

Phạm Toàn

Ngày 30/4 và chuyện "hòa hợp, hòa giải"

Ngày 30/4 và chuyện "hòa hợp, hòa giải"

Nguyễn Văn Tuấn

Một dân tộc không đồng lòng hay thiếu đồng thuận là một dân tộc yếu. Nhìn sang Hàn Quốc mà thấy ngậm ngùi cho mình. Trước đây, miền Nam Việt Nam cũng gần hay tương đương với họ, mà nay thì ta đang nhìn họ như đứa trẻ mơ ước làm người lớn. Tổng thống người ta biết tha thứ cho cựu Tổng thống đã lầm lỡ, còn bên ta thì kẻ té ngựa bị đày đọa cho chết, và nếu chưa chết thì thành thân tàn ma dại. Dã man. Như vậy thì làm sao mà kêu gọi người ta quên quá khứ (thật ra, không ai có thể quên quá khứ). Trong khi kêu người ta quên quá khứ, còn mình thì khư khư ôm lấy thù hận, mà còn tỏ ra miệt thị người ta!

Nguyễn Văn Tuấn

Sáng nay nhìn lên tờ lịch mới biết là ngày 30/4! Thế là lại thất hẹn với anh H. Đã hứa với anh H là sẽ viết ra vài cảm nghĩ trong ngày lịch sử này, nhưng vẫn chưa thực hiện được, cũng chỉ tại chuyện cơm áo gạo tiền. Một nghiên cứu sinh của tôi đang nộp luận án, một công trình về tiểu đường đang níu kéo, một dự án về béo phì trên bàn, một dự án về gãy xương và tử vong, v.v. Đó là chưa kể việc thường ngày. Và, những việc không tên nữa. Nhưng vẫn phải viết ra đôi dòng gọi là... suy nghĩ.

clip_image001[4]

Hình lấy từ blog của bác Trương Duy Nhất

Nghĩ về một sự thật

Hồ Phú Bông

Những ngày vừa qua không ít người đã viết về cách giải quyết giữa hai vị chỉ huy chiến trường Nam-Bắc của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ khi kết thúc cuộc nội chiến, điều mà người Việt Nam thường chế giễu là “dân hợp chủng có khác”! Trong lúc đó, người Việt Nam, tự hào là đồng chủng, và hơn 110 năm sau theo đà văn minh nhân loại (!), lại không học hỏi được từ lịch sử nên đã giải quyết hoàn toàn ngược lại khi kết thúc, cũng là cuộc nội chiến của đất nước mình. Vì thế bây giờ, đã 35 năm sau ngày 30-4-1975, vẫn còn phải kêu gọi hòa giải, hòa hợp!

Hacker thân mến, chúng tôi bắt tận tay day tận trán rồi nhé

Admin – www.chuacuuthe.com

Ai cũng biết Bauxite Việt Nam (và nhiều trang mạng lề trái khác) liên tục bị hacker đánh phá từ đầu tháng 12-2009 đến tận nay, dù tên miền đã phải mấy lần thay đổi. Và khi các cơ quan truyền thông trên thế giới đồng loạt đăng tin Google xác định các vụ tin tặc tấn công nhắm vào trang Bauxite Việt Nam có thể liên quan đến Chính phủ Việt Nam, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng, cho rằng những cáo buộc này “không có cơ sở”.

Nay thì trang mạng http://www.chuacuuthe.com/ công khai đưa IP của (những) hacker đã hits gần 500.000 lần vào địa chỉ www.dcctvn.net chỉ nội trong ngày 26.04.2010

Việt Nam hội nhập với thế giới không chỉ là chuyện kinh tế, mà còn là chuyện văn hóa, chuyện xã hội, chuyện chính trị. Chỉ một vụ Huỳnh Ngọc Sỹ là đủ rõ. Tuy (chủ ý?) phản ứng chậm chạp, nhưng cuối cùng nhà nước cũng phải đưa Huỳnh Ngọc Sỹ ra tòa, cho dù với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, và đầu năm nay mới có quyết định khởi tố về tội “nhận hối lộ”, và cuối tháng 4 vừa qua, công bố sẽ đưa cán bộ qua Nhật để xác minh một số tài liệu liên quan đến vụ án. Như thế, hội nhập là một áp lực để ngăn chặn tham nhũng.

Không thể lạc quan đến mức tin như đinh đóng cột rằng cái thói “đóng cửa dạy nhau” đã vĩnh viễn qua đi, nhưng có thể quả quyết nó không thể lộng hành như trước được nữa.

Quả vậy, nếu Viettel không liên quan gì đến vụ đánh phá trang mạng http://www.chuacuuthe.com/, thì Công ty này phải lên tiếng. Một vụ khởi kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), như trang mạng này đã cảnh cáo, đủ gây thiệt hại nghiêm trọng cho Công ty khi tính đến chuyện mở rộng kinh doanh ra các nước thành viên WTO. Đấy không phải là một nguy cơ xa xôi, mà là một điều chắc chắn. Và tất nhiên, không phải chỉ là thiệt hại kinh tế nếu ta nhớ rằng đây là một đại công ty của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Chỉ xin nhắc rằng, ở Việt Nam, còn có một cách làm khác, đơn giản hơn rất nhiều: không việc gì phải hack, nếu muốn, người ta chỉ cần xộc đến người chịu trách nhiệm kỹ thuật, bắt phải khai password, đoạt quyền quản trị và xóa sạch cơ sở dữ liệu, hoặc chuyển nó cho một “nước lạ” nắm giữ, thế là xong! Như đã từng xảy ra đối với Bauxite Việt Nam (lúc còn mang tên miền bauxitevietnam.info). Trong thời gian “sinh sự” chớp nhoáng ấy, như GS Nguyễn Huệ Chi đã từng viết trên BBC, với tư cách người điều hành về mặt nội dung bài vở, tuy ông cũng có được “thăm hỏi” liên tục vài mươi ngày, nhưng lòng vẫn đinh ninh trang mạng không hề hấn gì, vì chính mình “được đối xử đàng hoàng và tôn trọng”. Sự đời oái oăm là thế đấy.

Bauxite Việt Nam

Hải quân Trung Quốc phối hợp hành động với nhau và trở nên hung hăng

Abe Denmark

Bằng cách đóng dấu “lợi ích cốt lõi”vào Biến Đông và tiến hành các cuộc tập trận chỉ vài ngày sau đó, Trung Quốc đã đưa ra câu trả lời của họ rằng: Trung Quốc sẽ trở lại bằng những lời tuyên bố hung hăng cùng với một khả năng quân sự mạnh mẽ.

Một thông điệp khác từ Bắc Kinh tiềm ẩn hơn, có thể không rõ ràng hơn là: quân sự Trung Quốc đang phát triển khả năng tốt hơn và Hải quân Trung Quốc bây giờ là đội quân tiên phong trong các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Bằng cách mua lại công nghệ quân sự tiên tiến và phát triển khả năng thực hiện các hoạt động phức tạp xa bờ, Trung Quốc đang thay đổi sự cân bằng quân sự trong khu vực với những tác động vượt xa hơn một kịch bản liên quan đến Đài Loan”.

Để đối phó với tình hình trên, Hoa Kỳ cần phải làm gì? Xin giới thiệu kiến giải của Abe Denmark trên trang Center for a New American Security ngày 26-4-2010 do Ngọc Thu dịch.

Bauxite Việt Nam

Nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc kéo dài hàng thập kỷ đang có hiệu quả. Sau khi lắp ráp kho vũ khí đã được tân trang vào các con tàu mới, tàu ngầm, máy bay, và tên lửa, Hải quân Trung Quốc (1) cho thấy họ có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí đó (2) kết hợp với nhau, trong một hoạt động xa bờ.

Kinh tế Việt Nam 35 năm nhìn lại

Mặc Lâm, phóng viên RFA

Bài 1. Kinh tế Việt Nam 35 năm nhìn lại: Bao cấp và khủng hoảng

clip_image001[4]

Một cửa hàng kiểu mẫu ở Hà Nội trong thời bao cấp. Photo courtesy of hoangsa.org

Đây là bài đầu tiên trong một loạt ba bài tóm lược ba thời kỳ chính: Khủng hoảng, Đổi mới và cuối cùng là Phát triển.

35 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ kinh tế XHCN trở thành kinh tế thị trường với đầy đủ những thuộc tính mà một nền kinh tế cạnh tranh cần có. Trong nền kinh tế ấy, khi biến động cung cầu hay bất ổn tài chánh xảy ra thì vấn đề lạm phát xuất hiện là một điều tất yếu.

Thế nhưng với kinh tế vận hành theo cung cách XHCN thì hai chữ lạm phát không phải là mối lo của những người hướng dẫn và lèo lái nền kinh tế bao cấp ngay cả trong giai đoạn đất nước thống nhất, không còn mối lo về chiến tranh đi chăng nữa.

Tư liệu: Thông cáo Thượng Hải (27-02-1972)

Ngọc Thu dịch

clip_image002Ngày 21/2, Tổng thống R. Nixon đến Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai ra đón, bắt tay Tổng thống Mỹ và nói: “Bàn tay của ngài đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới: 25 năm vắng bóng đối thoại.”. Ngày 27 tháng 2 năm 1972, Trung Quốc và Hoa Kỳ ra Thông cáo Thượng Hải. Đó là một tuần làm thay đổi thế giới, nói như nhà sử học Margaret MacMillan thuộc Trường đại học Toronto trong quyển sách Nixon và Mao (Nxb. Random House, 2007) của bà. Với bản Thông cáo này, Trung Quốc buộc Mỹ chấp nhận chính sách “Một Trung Quốc”, mở đường cho việc đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, để nhường chỗ cho Trung Quốc lục địa. Trung Quốc đạt được thắng lợi rực rỡ đó bằng cách nào? Tại sao nay Tổng thống Mỹ lại chủ động bắt tay Thủ tướng Chu Ân Lai trong khi 28 năm trước, ở Hội nghị Geneva, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, gần như một hành động sỉ nhục công khai, không chịu bắt tay Thủ tướng họ Chu? Câu trả lời rõ như ban ngày: Cuộc chiến tranh Việt Nam đẩy Mỹ vào đường hầm, mà dường như Trung Quốc là ánh sáng le lói, dẫn Mỹ thoát thân. Mỹ cần Trung Quốc giúp giải quyết chiến tranh Việt Nam. Và Trung Quốc đáp ứng. Thông báo Thượng Hải chẳng qua là một chuyện buôn bán; Việt Nam là món hàng của Trung Quốc bán cho Mỹ.

Một kiểu bá đạo “made in China”

Tâm Việt

Hãy nhìn lại vài ba chục lần trong những năm trở lại đây, mỗi khi có tiếp xúc cấp cao giữa hai đảng và hai nước, TQ bao giờ cũng có “động thái” đặt Việt Nam trước việc đã rồi. Trong nước gọi là “há miệng mắc quai”, nhìn từ phía Việt Nam, hoặc “trùm chăn lại đánh”, nhìn từ ý đồ của Trung Quốc..

Một mặt, mời khách đến nhà, mặt khác đánh “vỗ mặt” khách, không để cho khách kịp phản ứng. Hành động trên đây hoàn toàn có thể coi là một kiểu bá đạo “sản xuất tại Trung Quốc”.

Tâm Việt

clip_image001[4]

Trung Quốc điều tàu tuần tra ngay khi có chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam có mặt tại thành phố Nam Kinh, bắt đầu chuyến thăm tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), từ sáng 26/4.

Một ngày trước đó (25/4), Trung Quốc tuyên bố bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Đông bằng việc điều động hai tàu mới, thay thế hai tàu khác đang làm nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực biển quần đảo Trường Sa.

Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam kéo dài đến 1/5 có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh năm 2010 là “năm Hữu nghị Việt - Trung” và hai nước đang kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Giới quốc phòng ASEAN "quên" vấn đề Biển Đông?

Phương Loan

Nói cách gì thì nói nhưng những ai quan tâm đến thời cuộc đều hiểu rằng tất cả các vị đứng đầu khối ASEAN vẫn mang trong lòng tâm lý e ngại trước một con hổ dữ đang giương nanh múa vuốt ở khu vực Biển Đông. Thôi thì hãy cứ âm thầm chuẩn bị thực lực và tránh đi, đừng chọc tức nó mà mang vạ vào mình. Huống chi, trong đám “phường săn” toàn những lưới giáo cung tên cổ lỗ kia, không những chưa thấy kẻ nào xứng đáng đối mặt được với hổ mà điểm lại, lại có vài ba anh “trành” lẫn vào trong đấy (trành là loài ma vốn đã bị hổ hóa kiếp, chỉ còn sống bám vào đuôi hổ và làm tay sai chỉ đường cho hổ).

Thế thì mỗi cử động dù nhỏ nhặt khôn khéo đến đâu, làm gì mà hổ không đánh hơi biết trước, sẽ nhảy tới vồ ngay. Dại gì rước lấy cái họa diệt thân cho riêng mình! Giữa một hội nghị ăn to nói lớn bàn dân thế giới đều nghe thấy, LẨN vẫn là kế sách vạn toàn hơn cả, chứ có nước nào mà lại không ngay ngáy lóng tai đếm từng tiếng gầm của hổ.

Bauxite Việt Nam

Khác với các hội nghị ngoại giao ASEAN, khi vấn đề Biển Đông dậy sóng đã là tâm điểm chú ý, và chen được chân vào tuyên bố chung, không ít người đặt câu hỏi khi chữ Biển Đông hầu như không được nhắc tới trong các văn kiện, tuyên bố hay phát ngôn báo chí của các lãnh đạo quốc phòng, quân sự các nước suốt các hội nghị vừa qua.

Có thực vấn đề an ninh quan trọng của khu vực - Biển Đông không được giới quốc phòng - an ninh ASEAN đặt đủ sự quan tâm?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn