Vì sao Marx, Engels không dùng từ “xã hội chủ nghĩa”?

Tống Văn Công

"Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta". Ý này trong Dự thảo văn kiện Đại hội 11 đã không được sự đồng thuận xã hội. Nhiều đảng viên cộng sản cũng tỏ ý không tán thành. Giáo sư, tiến sĩ Dương Phú Hiệp góp ý: Cương lĩnh chỉ nên nêu ra những việc phải thực hiện trong 20 năm. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chưa biết bao lâu mới tới, có thể cả 100 năm. Chủ nghĩa xã hội "bao gồm thực hiện chuyên chính vô sản, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiến hành đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa 2 con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" đều là những nội dung mà hiện nay Đảng không dùng nữa, không còn nói nữa. Khi những nội dung cơ bản đó chúng ta không dùng thì tại sao vẫn dùng khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì nhân dân đã khốn khổ về những nội dung nói trên". Theo ông Dương Phú Hiệp, nên bỏ cụm từ “xã hội chủ nghĩa” mà nhân dân đã vì nó mà khốn khổ và chỉ nên gọi là Cương lĩnh phát triển đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Sáu quốc gia được Trung Quốc bảo vệ về quân sự

Trước kỳ họp APEC XVIII, mạng Think tank Trung Quốc xuất hiện bài viết dưới đây, chưa rõ có ý định gì, song thiết tưởng khi đọc bài này chúng ta sẽ thấy cần cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của những kẻ muốn thọc nhát dao từ sau lưng nước ta. Qua cách viết của bài báo, có thể đoán tác giả là quân nhân.

Nguyên Hải giới thiệu và lược dịch

Biển Đông – cái biển hay cái ao?

Nguyễn Trung, Hà Nội

imageVốn hay lan man theo kiểu “trông người lại nghĩ đến ta”, dưới đây xin chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ rất riêng của cá nhân tôi về “câu chuyện Biển Đông” của chúng ta, nhân xảy ra sự kiện “Senkaku” giữa Nhật và Trung Quốc hiện nay.

I.   Bối cảnh

          Trong nhiều thập kỷ nay, quan hệ Nhật – Trung có lẽ chưa có sự kiện nào căng thẳng đến mức rất cao như vụ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc Zhan Qixiong đầu tháng 9-2010 bị bắt giam do xâm phạm vào vùng biển do Nhật Bản kiểm soát và do đã va chạm vào tàu tuần tra của Nhật Bản. Ngày 25-09-2010 phía Nhật Bản đã phải thả người thuyền trưởng này do áp lực rất mạnh và gần như toàn diện của Trung Quốc. Hiện nay sự kiện căng thẳng này chưa thể nói là đã kết thúc. 

          Trong khi đó riêng từ đầu năm 2009 đến nay phía Trung Quốc đã bắt giam hàng trăm ngư dân Việt Nam ngay trong vùng biển của Việt Nam, băt tù, đòi phạt tiền, tịch thu tàu…; có những vụ tàu Trung Quốc đã vào cách bờ biển Việt Nam 65 hải lý, ghĩa là sâu trong hải phận của Việt Nam. Gần đây nhất, các vụ bắt ngư dân Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam vẫn liên tiếp xảy ra trong tháng 10-2010, trong lúc đó Trung Quốc tưng bừng đón Zhan Qixiong trở về Bắc Kinh ngày 27-09-2010 như một anh hùng.

          Dư luận thế giới rất bất bình về cách ứng xử theo “tiêu chuẩn kép” [1]) như thế của Trung Quốc và đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi ngờ vực về thái độ mềm yếu của Việt Nam.         

          Cần nhắc lại, dù là tồn tại tranh chấp vùng đảo Senkaku giữa Nhật và Trung Quốc, song hiệu lực pháp lý quốc tế còn nguyên vẹn cho đến nay của Hội nghị San Francisco và Hiệp nghị Yalta vẫn quy định để cho Nhật tiếp tục quản lý đảo Senkaku mà không trao cho phía Trung Quốc. Thực tế này có nghĩa: Nếu Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp này thì phải thông qua thương lượng, chứ không thể cứ chủ động cho tàu cá của mình thâm nhập vùng đảo này, đâm vào tàu tuần tra của Nhật, rồi gây áp lực chính trị như đã diễn ra. Chẳng lẽ một quốc gia theo đuổi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc lại thực hiện một phong cách ngoại giao như vậy?[2] Tình hình căng thẳng tới mức còn nhiều điều chưa đoán định được, chính phủ Nhật đang chịu nhiều sức ép bên trong và bên ngoài. Trên thế giới còn nhiều tranh chấp biển đảo chưa có cách giải quyết.  Vấn đề là lựa chọn giải pháp hòa bình hay xung đột. Nếu cả hai bên cùng leo thang, tình hình sẽ đi tới đâu?[3] Senkaku hiện nay chắc chắn sẽ không là chuyện chỉ giữa Trung Quốc và Nhật.

Trung Quốc thu gom tài nguyên toàn cầu: Cảnh báo từ Ngân hàng Thế giới

Trùng Quang

 

clip_image001[4]

 

Công nhân Peru phản đối Công ty Thủ Cương tại mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona - Ảnh: AFP

Việc Trung Quốc tạo ra không ít vấn đề ở những nơi họ tìm đến để khai thác tài nguyên khiến Ngân hàng Thế giới phải lên tiếng.

Trong chiến dịch thu gom tài nguyên, người Trung Quốc không chỉ đến những nước châu Phi như Madagascar, Zambia, Namibia... mà họ còn sang cả châu Mỹ La-tinh. Trung Quốc đã lùng khắp châu lục này để tìm mọi thứ từ đậu nành Brazil, gỗ Guyana đến dầu mỏ Venezuela. Thị trấn khai khoáng San Juan de Marcona của Peru là một trong những nơi đầu tiên tại Nam Mỹ trải nghiệm cái gọi là “hợp tác khai thác” với Trung Quốc.

Sự hối tiếc của Peru

Năm 1992, Công ty Thủ Cương (Shougang), có trụ sở tại Bắc Kinh và là một trong những công ty thép lớn nhất Trung Quốc, mua một mỏ quặng sắt ở San Juan de Marcona. Thời điểm đó, Peru đang chìm trong bạo lực do cuộc chiến với lực lượng ly khai Con đường sáng và sự có mặt của Thủ Cương tạo ra niềm hy vọng mới cho người dân địa phương về công ăn việc làm và một cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, màu xám nhanh chóng thay thế màu hồng. Theo báo The New York Times, các vụ đình công, xô xát và những vụ tấn công chống giới chủ Trung Quốc xảy ra liên miên. Có lẽ không nơi nào ở Mỹ La-tinh mà sự đề phòng cũng như hối tiếc về đầu tư của Trung Quốc lại đậm đặc như ở San Juan de Marcona.

Các công nhân địa phương cho biết vấn đề nảy sinh khi Thủ Cương cắt giảm phân nửa nhân công bản địa và đưa vào một số lao động Trung Quốc. Công ty Trung Quốc còn bị buộc tội gây ô nhiễm, coi thường các tiêu chuẩn y tế và luật lao động cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân, theo hãng tin IPS. Các vụ xô xát với các vệ sĩ riêng và cảnh sát được Thủ Cương trả lương xảy ra thường xuyên tại khu ổ chuột Ruta del Sol, nơi công ty tuyên bố họ có đặc quyền khai khoáng. Hồi năm ngoái, một công nhân Peru bị bắn chết ở đây nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được làm rõ.

Những hệ lụy từ đề nghị “khất nợ” của Vinashin

clip_image002

Minh họa (nguồn IE)

Ngày 29/11, TGĐ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) viết thư gửi tới Ngân hàng Credit Suisse yêu cầu được trì hoãn việc trả 60 triệu USD lần thứ nhất, cho khoản vay gốc 600 triệu USD, tới hạn vào 20/12.

Tờ Wall Street Journal trích dẫn thư của Tổng giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến cho hay: Vinashin muốn nhấn mạnh, đây chỉ là yêu cầu trì hoãn và rằng Vinashin vẫn cam kết thanh toán khoản vay đầy đủ.

Tháng trước, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã  hoãn việc phát hành 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Lãnh đạo Vinacomin đổ lỗi cho tình hình thị trường bất lợi hiện nay và sẽ phát hành khi hoàn cảnh thuận lợi hơn.

Ngay sau lời đề nghị “khất nợ” của Vinashin, ngày 1/12, Công ty đánh giá tín nhiệm quốc gia, Moody’s Investors Service đã xem xét hạ thứ bậc việc phát hành trái phiếu do Vinacomin đề xuất.

Ban đầu, tổ chức này đánh giá việc phát hành trái phiếu này ở mức Ba3 với suy nghĩ rằng Việt Nam sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho công ty khai thác khoáng sản lớn nhất quốc gia.

"Những kỳ vọng của Moody’s về sự hỗ trợ cao (của Chính phủ -TG) dành cho Vinacomin đã giảm bởi các diễn biến tại Vinashin," Alan Greene, một viên chức tín dụng cấp cao của Moody’s nói trong một tuyên bố hôm1/12 khi nhận thấy biểu hiện tập đoàn Vinashin có thể không thực hiện được việc trả khoản đầu tiên trong món nợ.

Đã có hai thông điệp rõ ràng mà các đối tác của Tập đoàn kinh tế Nhà nước  nhận được thông qua lời “khất nợ” của Vinashin.

“Sự khác biệt” đang cản trở kinh tế Việt Nam

clip_image004

Ảnh minh họa.

Nhân tố con người – năng lực và kỷ cương của bộ máy công chức là “sự khác biệt” có tác động tiêu cực của Việt Nam – cần được cải thiện ngay, bằng các quy chế có hiệu lực và minh bạch.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) với chủ đề “Cạnh tranh và tăng trưởng bền vững” đã diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội.

Tiếp theo buổi thuyết trình những chủ thuyết của giáo sư M.Porter về cạnh tranh và xây dựng “sự khác biệt” khi định vị các yếu tố tăng trưởng và động lực của nền kinh tế Việt nam, một hội nghị tập hợp các doanh nhân trong và ngòai nước đã được tổ chức, và tại diễn đàn này, những vấn đề cụ thể hơn được đặt ra.

Năm nay, thay vì các “nút thắt” quen thuộc về nhân lực như lần khảo sát trước, các doanh nghiệp (DN) trả lời phiếu điều tra nhấn mạnh nhiều vào các giải pháp về điều hành như cải cách thủ tục hành chính, ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng, cải cách việc soạn thảo và ban hành pháp luật.

Theo báo cáo khảo sát do Ban Thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp công bố, chỉ có 29,77% DN đánh giá cải cách thủ tục hành chính (Đề án 30) có tác động đáng kể, còn lại là tác động ở mức trung bình hoặc không có tác động gì. Đáng chú ý, trong khi 74,43% doanh nghiệp “nội” cho rằng năm 2010 có sự cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính so với năm ngoái, thì tỷ lệ này với DN “ngoại” chỉ là 36,36%.

Theo các DN, trong thực trạng hành chính ở VN là khoảng cách giữa chính sách, quy định và khả năng thực hiện trên thực tế, cán bộ nhà nước nhiều nơi còn gây phiền hà với mục tiêu “tư lợi”. Cũng theo báo cáo, các DN lạc quan ở tinh thần cải cách của Đề án 30, song lại lo ngại việc “bộ máy hành chính quan liêu nặng nề” khiến những nỗ lực của Đề án khó thành công trong một sớm một chiều.

Như vậy, thực chất lực cản môi trường kinh doanh và cũng là “sự khác biệt” của bộ máy vận hành nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là ở đội ngũ công chức Nhà nước - đó là yếu tố con người. Chính lực cản “khác biệt” này mà trong khi các quốc gia trong khu vực cũng gặp phải tác động không thuận lợi của các yếu tố môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế nhưng hệ quả của sự tác động đó đối với tăng trưởng và ổn định vĩ mô không nghiêm trọng như ở Việt Nam.

Interpol truy nã Assange, nhưng kiểu nào?

Mr. Do

clip_image001  

Kiểu cầm ống nói của Á Sang cực kỳ thách thức

 

Báo chí tiếng Việt đang đồng loạt đưa tin "Interpol truy nã nhà sáng lập WikiLeaks". Tìm kiếm trên mạng Google theo cú pháp, "Interpol""truy nã""Assange", tôi có được 1.120 kết quả trong vòng 0,18 giây, trong đó ở trang đầu tiên đều có các tít kiểu "Interpol phát lệnh truy nã giám đốc WikiLeaks"; "Interpol truy nã Assange toàn cầu"; "Interpol đưa Assange vào danh sách truy nã đặc biệt"... Ở trang thứ hai, thậm chí tôi còn thấy kết quả: "Interpol phát lệnh bắt sáng lập viên WikiLeaks" (báo Lao động)...
Nói chung đọc xong mấy tờ báo này, người đọc buộc phải hiểu rằng Tổ chức Cảnh sát Quốc tế vừa phát lệnh bắt Assange.
Báo chí phương Tây không đưa tin kiểu đó. Chẳng hạn CNN đưa rất rõ. Sau khi viết rằng Interpol liệt Assange vào danh sách "most-wanted" thì họ chua thêm: "The 'Red Notice' is not an international arrest warrant. It is an advisory and request, issued to 188 member countries 'to assist the national police forces in identifying or locating those persons with a view to their arrest and extradition'" – nghĩa là cái "Thông báo đỏ" của Interpol không phải là lệnh bắt, chỉ là một cái thông báo mang tính chất tư vấn, hướng dẫn 188 thành viên của tổ chức này rằng thì là mà thấy thằng nớ thì nhớ theo dõi cho chặt nhá, rồi chuyện bắt bớ nếu được thực hiện thì phải do cảnh sát các nước mần, không phải Interpol. "Thông báo đỏ" vì thế không phải là một lệnh truy nã – theo nghĩa truy nã là "dò theo để bắt". Chuyện "Thông báo đỏ" này là Interpol mần theo đề nghị của Thụy Điển.
Tóm lại là Interpol không có thẩm quyền phát lệnh truy bắt một người nào, vì chuyện đó liên quan tới chủ quyền của các nước.
Tôi nghĩ các nhà báo mần việc ở các báo tiếng Việt khi làm tin này hoàn toàn có thể vào trang của Interpol để xem họ nói gì trong đó, chứ không chỉ đọc lướt các trang báo tiếng Anh rồi biên lại. Nếu vào trang của Interpol thì sẽ không có chuyện phán rằng tổ chức cảnh sát quốc tế truy bắt Assange.
Trích:
"INTERPOL cannot demand that any member country arrests the subject of a Red Notice. Any individual wanted for arrest should be considered innocent until proven guilty. "
Ngoài lề:

Chắc chắn Assange sẽ lên trang bìa Time với tư cách là Nhân vật của năm. Nhưng tôi không quan tâm tới điều đó bằng WikiLeaks ở góc độ là một cuộc cách mạng về tự do thông tin và tư duy đưa tin.

Nguồn: Mr.Do Blog

Thư ngỏ kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi

Kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi

Giám đốc Trung tâm Thông tin văn hóa

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Đầu thư tôi kính chúc Ngài cùng gia đình được sức khỏe và hạnh phúc.

Thưa Ngài,

Ngay sau khi tôi được Đài Á châu tự do (RFA) chuyển tài liệu của Ngài gửi cho tôi về chủ quyền Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, liên quan đến bài trả lời phỏng vấn của tôi cho RFA ngày 25 tháng 9 năm 2010, tôi đã có thư phúc đáp đến Quý Ngài. Hôm nay, một lần nữa tôi muốn tiếp tục trao đổi và mong Ngài có câu trả lời.

Thưa Ngài,

Khi trả lời phỏng vấn, tôi nói rằng: “Vấn đề chủ quyền không rõ ràng của quần đảo Senkaku là do lịch sử để lại” là do tôi căn cứ theo Tuyên bố Cairo tháng 11 năm 1943, Hòa ước San Francisco 1951 và Hòa ước giữa Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản, ký ngày 28 tháng 4 năm 1952 tại Đài Bắc, đã không nhắc đến quần đảo Điếu Ngư. Nhưng sau khi đọc tài liệu của Ngài gửi cho tôi, cũng như tham khảo một số tư liệu có liên quan, tôi đã nhận ra thêm một số vấn đề về quần đảo Senkaku.

Việt Nam có nguy cơ tụt hậu so với các láng giềng

Trọng Nghĩa

clip_image001

Ảnh: Reuters

Từng được đánh giá là một "con hổ châu Á" tiềm tàng hai thập kỷ trước đây, Việt Nam bắt đầu bị tụt lại sau nhiều nước trong vùng. Vài ngày trước lúc các nhà tài trợ cho Việt Nam họp hội nghị thường niên tại Hà Nội (ngày 07-08/12/2010), nhiều tiếng chuông báo động đã liên tiếp vang lên, kêu gọi Việt Nam cải tổ mạnh hơn nữa nếu không muốn bị bỏ rơi.

Theo các nhà đầu tư ngoại quốc, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay, từ cơ sở hạ tầng quá tải, lực lượng lao động thiếu trình độ, cho đến tệ nạn quan liêu và tham nhũng nặng nề… Theo ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), được hãng tin Pháp AFP trích dẫn: "Hầu hết các nhà đầu tư đều đã công nhận rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Thế nhưng, nước này đang phải vật lộn với một loạt các rào cản đầu tư cố hữu để hiện thực hóa tiềm năng này".

Với tăng trưởng kinh tế bình quân vượt mức 7,1% từ năm 1990 đến năm 2009 (theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á), trong gần hai chục năm, Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu Á phát triển nhanh nhất. Ngoài ra, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 đô la hiện nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có "thu nhập trung bình", theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới.

Thế nhưng, theo các nhà quan sát, giấc mơ biến thành các con rồng, con hổ châu Á như Đài Loan, Singapore hay Hàn Quốc của Việt Nam vẫn còn xa vời. Thậm chí, theo ông Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam - Eurocham- thì Việt Nam còn có "nguy cơ bị rơi vào ‘bẫy thu nhập trung bình’, tức là tình trạng bất lực, không thoát ra khỏi mô hình kinh tế dựa trên lao động rẻ và phương pháp sản xuất công nghệ thấp ".

Theo AFP, trong bối cảnh đảng Cộng sản Việt Nam sắp mở Đại Hội vào giữa tháng giêng 2011, hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới, cộng đồng quốc tế đã tăng cường kêu gọi Việt Nam đẩy nhanh tốc độ cải cách.

Thứ năm vừa qua, nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội, giới doanh nhân nước ngoài làm ăn ở Việt Nam đã kêu gọi chính quyền phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng của người lao động, tinh giản bộ máy quan liêu và tiến hành những cải cách khác.

Hoài nghi về tính hiệu quả của đường sắt cao tốc

Nguyên Hải - Thanh Vân (TH)

(VEF) - Vừa qua nhiều trang mạng Trung Quốc đăng bức ảnh "Đường sắt cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu: một toa xe chở một hành khách". Câu chuyện này đã khiến nhiều người suy nghĩ về hiệu quả kinh tế của những dự án hao tốn biết bao tiền của này. Mời bạn đọc nêu ý kiến.

LTS: Tờ TBKTSG tuần này có bài trăn trở, Bộ Công Thương đang phải vật lộn tìm lời giải cho bài toán huy động 6 tỷ USD/năm, để giải quyết vấn đề thiếu điện đang ngày một trầm trọng. Trong khi đó, Bộ GTVT lại đang nghiên cứu đề xuất lại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang, với tổng kinh phí có thể đến 22 tỷ USD.

Trước đó, hôm 21/5, khi trả lời phỏng vấn báo VnEconomy về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đường sắt cao tốc, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng từng nói: "Với công nghệ hiện đại này thì sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, góp phần cơ bản giải quyết ùn tắc giao thông. Bây giờ chúng ta đi với 30 giờ thì với đường sắt cao tốc chúng ta chỉ cần hơn 5 giờ.
Đường sắt cao tốc cũng kết nối được với vận tải đường sắt nội đô cũng như hàng không và đường biể,n tạo nên bức tranh về vận tải đa phương thức phục vụ phát triển kinh tế đất nước, văn hóa giữa các vùng miền và đảm bảo an ninh quốc phòng".

Thực sự hiệu quả của dự án đường sắt cao tốc đến đâu và có đẻ ra nền giao thông hiện đại như mong muốn hay không, điều này không ai có thể nói trước, nhưng từ thế giới thì đã có không ít kinh nghiệm thực tế, VEF mời bạn đọc tham khảo một số sự kiện và ý kiến trao đổi gần đây.

Mời bạn đọc tranh luận thêm về vấn đề này. Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về địa chỉ: vef@vietnamnet.vn hoặc tham gia tranh luận trực tiếp ở cuối bài.

Vinashin khất nợ, doanh nghiệp nhà nước Việt Nam khó đi vay

Trọng Nghĩa

clip_image001

Vinashin Vietnam. DR

Vào ngày 20/12/2010 tới đây, tập đoàn Vinashin trên nguyên tắc phải trả một phần nợ đã đáo hạn. Thế nhưng, theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, hôm 29/11 vừa qua, Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến đã chính thức viết thư cho các chủ nợ xin được hoãn thanh toán 60 triệu đầu tiên trong số 600 triệu đô la đã mượn.

Theo các nhà phân tích, dù cho Vinashin có khất được nợ, nhưng sự kiện này sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam khi đi vay trên thị trường tài chánh quốc tế.

Do làm ăn thua lỗ và bê bối, hiện nay Vinashin đang phải gánh vác một món nợ lên đến 4,4 tỷ đô la. Con số 600 triệu đô la mà một phần nhỏ sắp đáo hạn đến từ một nhóm chủ nợ quốc tế do ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse tập hợp. Theo nội dung lá thư mà nhật báo Mỹ đọc được, Vinashin đã xin tạm hoãn việc thanh toán trong trường hợp không huy động được tiền đúng hạn để trả khoản nợ 60 triệu đô la. Đương kim Tổng giám đốc Vinashin đã nhấn mạnh rằng yêu cầu của ông chỉ là xin lùi ngày trả nợ, chứ còn tập đoàn Việt Nam vẫn quyết tâm thanh toán toàn bộ khoản tín dụng đã đi vay.

Ngân hàng Credit Suisse cho đến hôm nay vẫn rất kín đáo trên vấn đề này, và từ chối xác nhận nguồn tin trên. Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam, ngày 19/11 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng các Thành viên Vinashin đã xác nhận việc tập đoàn này đã đề nghị lùi ngày trả nợ thêm một năm, và Credit Suisse đã đồng ý, chỉ yêu cầu phía con nợ có công văn chính thức.

Theo giới quan sát, dù Vinashin có khả năng tạm thời thoát hiểm trong vụ này, nhưng tác hại của việc này rất lớn, đặc biệt là đối với các tập đoàn nhà nước Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi cần phải đi vay trên thị trường tài chánh quốc tế.

Quốc hội sẽ hợp lòng dân?

Mặc Lâm, phóng viên RFA

clip_image001

Ủy ban Nhân dân TP HCM. RFA photo

Những buổi họp thăm dò ý kiến cử tri đã chứng tỏ Quốc hội tiến bộ hơn trước do nhiều đại biểu đã thẳng thắn đưa ra những vấn đề bức xúc đòi giải thích cho người dân.

Liệu khóa tới Quốc hội có giữ được tinh thần này hay không vẫn làm nhiều người suy tư.

Ngày 29 tháng 11 vừa qua, hơn 500 cử tri tại TP HCM đã có cuộc gặp gỡ với các đại biểu vừa tham dự cuộc họp Quốc hội trở về. Trong dịp này nhiều cử tri cho rằng hoạt động chất vấn của QH tại kỳ họp này đã được cải tiến, đạt hiệu quả thiết thực và có chất lượng, không khí các phiên chất vấn thể hiện tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng.

Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu của họ phải nghiên cứu để cải tiến, nâng cao chất lượng và làm việc hiệu quả hơn nhất là phải gần dân hơn để nắm ý kiến của họ về những vấn đề bức xúc của xã hội.

Cử tri thành phố không thắc mắc gì về việc các vị dân cử đơn vị thành phố Hồ Chí Minh không hề lên tiếng trong các phiên chất vấn và do đó không đem nguyện vọng của họ đến với những Bộ trưởng hay những thành viên Chính phủ có trách nhiệm.

Theo nhiều người nhận xét thì đây là khóa họp có những chuyển biến sâu xa nhất có tầm ảnh hưởng đến nhận thức của nhiều tầng lớp nhân dân. Những pha chất vấn không khoan nhượng của các đại biểu đối với các Bộ trưởng và ngay cả với Thủ tướng đã làm người dân phấn chấn.

Trên từng khu phố, người dân bàn luận chuyện chất vấn như một điều gì lạ lùng lắm xảy ra trong đời sống của họ. Bức màn bất khả xâm phạm xưa nay đã đựơc vén hết lên để họ thấy khung cảnh tranh luận gay gắt của cơ quan làm luật cao nhất nước.

Vụ điện tín Hoa Kỳ: Lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh hack vào Google

Gillian Wong, Associated Press

05-12-2010

imageBẮC KINH - Những người quen đã nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng các cuộc tấn công chống lại Google đã được cơ quan cầm quyền hàng đầu ở Trung Quốc và một nhà lãnh đạo cấp cao ra lệnh, yêu cầu hành động sau khi tìm thấy các kết quả tìm kiếm đã chỉ trích ông ta, các bản ghi nhớ bị rò rỉ của chính phủ Mỹ cho thấy.

Một bản ghi nhớ đã được Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh gửi tới Washington cho biết, một "người ở vị trí có lợi thế" nói với các nhà ngoại giao, chính phủ Trung Quốc phối hợp các cuộc tấn công cuối năm ngoái vào Google Inc. dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, nhóm quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản.

Các chi tiết trong bản ghi nhớ, được biết theo cách nói ngoại giao là điện tín, không thể xác minh. Các cơ quan chính phủ Trung Quốc hoặc là từ chối bình luận hoặc là không thể liên lạc được. Nếu đúng như vậy, các công hàm này cho thấy những áp lực chính trị đang phải đối mặt với Google khi Google quyết định đóng cửa công cụ tìm kiếm có trụ sở ở Trung Quốc hồi tháng Ba.

Bức điện về các cuộc tấn công chống lại Google, được Phó Đại sứ [Mỹ], ông Robert Goldberg phân loại ‘bí mật’, đã được Wikileaks tung ra.

Báo New York Times nói rằng, bức điện có ngày khoảng đầu năm nay, dẫn lời người quen nói rằng, Trưởng ban Tuyên truyền Lý Trường Xuân, nhân vật đứng hàng thứ năm ở Trung Quốc, và viên chức an ninh hàng đầu, ông Chu Vĩnh Khang đã giám sát việc tấn công vào Google. Cả hai nhân vật này đều là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Bức điện tín  lưu ý rằng, không rõ Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo có nhận biết các hành động đã được báo cáo trước khi Google đưa ra công chúng về các cuộc tấn công hồi tháng Giêng hay không.

Lan man về Larry Heinemann và tiểu thuyết Chuyện của Paco

Phạm Anh Tuấn

imageVài tuần nay, sau khi hoàn thành bản dịch tiểu thuyết Paco’s Story (Chuyện của Paco) của nhà văn cựu chiến binh Mỹ Larry Heinemann, tôi thấy đầu óc thanh thản nhưng xen lẫn hồi hộp. Như đã thỏa thuận trước với Larry trong lần đầu tiên gặp ông tại Hà Nội dạo tháng Ba năm nay, tôi gửi thư điện tử thông báo với ông rằng bản dịch đã xong, đã được nộp cho nhà xuất bản, còn đùa tếu thêm rằng tôi đã giúp anh chàng Paco của ông nhập quốc tịch Việt Nam xong xuôi và nhà văn Bảo Ninh đã bỏ công viết mấy dòng giới thiệu về anh chàng này. Larry hồi âm rằng bức thư của tôi đã khiến ông ấy cứ cười tủm tỉm sung sướng suốt ngày hôm ấy (“Your note brings a smile on my face and makes my day”).

Đùa vậy nhưng vẫn thấy lo. Trong giới dịch sách hiện nay tôi không được xếp vào hàng những dịch giả xuất sắc chứ chưa nói gì tới nổi tiếng. Mọi chuyện cứ xảy đến với tôi theo cách tự nhiên. Nhà Phụ Nữ từ năm 2006 đã dự định dịch cuốn tiểu thuyết này. Một vài dịch giả đã được mời nhưng họ đã từ chối. Tôi nhận dịch cuốn tiểu thuyết này từ năm 2009, nhưng chỉ sau khi gặp Larry Heinemann tại Hà Nội hồi tháng Ba năm nay tôi mới tăng tốc để sách kịp in trước khi ông ấy quay trở lại Hà Nội vào giữa tháng 12 này.

Tôi cũng không có nền tảng kiến thức sách vở vững chắc. Lớp trẻ thuộc thế hệ chúng tôi bị kẹt đủ thứ trong việc học hành. Ở thời chiến tranh, chúng tôi đã đủ trưởng thành nhưng chưa đủ tuổi để đi bộ đội vào Nam (một lần duy nhất xung phong đi bộ đội năm 1979 nhưng đã bị từ chối). Lúc học ở đại học Sư phạm (khoa Pháp) thì chẳng được học cái gì cho ra hồn. Còn nhớ ngày ấy cả lớp phải dùng chung một cuốn từ điển. Sách báo ngoại văn rất khó kiếm. Mãi sau ngày giải phóng miền Nam, trong lần đầu tiên vào Sài Gòn tôi mới mua được một thùng sách Pháp văn (mua ở hiệu sách cũ hoặc gánh hàng đồng nát vỉa hè). Lớp giáo sư dạy chúng tôi thời đó chủ yếu được tận dụng từ những viên chức làm việc cho Pháp hoặc dạy học trước năm 1945 hoặc 1954. Trừ một số rất ít ỏi, trình độ tiếng Pháp của hầu hết chỉ mới ở mức “sạch nước cản” và rất hiếm thầy có khả năng sư phạm.

Trung Quốc từng ủng hộ Nhật Bản thu hồi 4 đảo miền Bắc

Ngày 1/11, Tổng thống Nga Medvedev đến thăm đảo Kunashir, hòn đảo lớn nhất trong số 4 đảo người Nhật gọi là Lãnh thổ miền Bắc, người Nga gọi là quần đảo Nam Kurils. Chính phủ Nhật liền triệu đại sứ Nga tại Tokyo đến để phản đối, sau đó còn gọi đại sứ Nhật ở Moskva về nước để “tìm hiểu tình hình”. Thủ tướng Nhật Naoto Kan nói chuyến thăm của Tổng thống Nga là một sự việc “đáng tiếc”. Bộ Ngoại giao Nga cũng triệu đại sứ Nhật đến nói phản ứng của Nhật trước sự việc nói trên là “không thể chấp nhận”. Sau đó trên mạng Thiết Huyết của Trung Quốc xuất hiện bài dưới đây của Vương Cẩm Tư, tiết lộ một sự thật đáng để dư luận lưu ý về tính hai mặt của Bắc Kinh.

Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch

Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng

Nhật Minh

clip_image001

 

Cảm nhận chung của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Việt Nam chỉ dừng ở mức "tạm được". Ảnh: N.M

 

Tiền đồng mất giá, lạm phát cao, cơ sở hạng tầng "cứng" và "mềm" chậm được cải thiện... là những quan ngại được các nhà đầu tư nêu lên tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, diễn ra sáng nay (2/12) tại Hà Nội.

Là sự kiện khởi động cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) sẽ diễn ra vào đầu tuần tới tại Hà Nội, Diễn đàn lần này được đánh giá là kênh đối thoại quan trọng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, tác động lớn đến quan điểm của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.

Diễn đàn sáng nay được mở đầu bằng việc công bố Báo cáo Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2010 tại Việt Nam. Theo ban tổ chức, bao gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), kết quả của báo cáo năm nay tương đối khả quan.

75% trong số 227 doanh nghiệp được hỏi cho biết đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Điểm số được các doanh nghiệp "chấm" cho môi trường kinh doanh cũng được nâng từ mức 2,28 của năm 2009 lên 2,52 điểm (trên thang điểm 5).

Tuy nhiên, cảm nhận chung của doanh nghiệp về các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức "tạm được", trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng kém lạc quan hơn so với các doanh nghiệp nội. Trong số 14 lĩnh vực cụ thể của môi trường kinh doanh (tiếp cận thông tin, kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật...), Việt Nam cũng không nhận được điểm số trên trung bình ở bất cứ một lĩnh vực nào.

Tiếp nối việc công bố báo cáo nói trên, lần lượt cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ, Australia và các doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã có cơ hội đưa ra quan điểm cũng như kiến nghị đối với Chính phủ về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, các đại diện doanh nghiệp bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất tới tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay.

Theo Chủ tịch Phóng thương mại Mỹ (AmCham) Hank Tomlinson, thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua phần lớn được dựa vào kỳ vọng về một nền kinh tế - chính trị ổn định. Tuy nhiên, cách tiếp cận của cơ quan chức năng đối với một số chính sách kinh tế, tiền tệ đã gây ra các vấn đề về tín nhiệm và lòng tin.

Minh bạch nguồn thu khai khoáng

 

clip_image002

Rõ ràng, chúng ta chưa có một công cụ để giám sát quá trình khai thác khoáng sản. Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL SGTT

SGTT.VN - “Ai giữ được tài nguyên thiên nhiên, người đó sẽ thắng ở cuộc đua tiếp. Việt Nam chưa có một công cụ để giám sát quá trình khai khoáng. Giải pháp đơn giản hiện nay là minh bạch nguồn thu trong khai khoáng” – GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị.

Những trăn trở của ông Võ được đưa ra trong bối cảnh luật Khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, thay thế cho luật cũ bị cho có nhiều bất cập. Ông nói:

Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi, các nước đã nghiệm ra rằng, đẩy GDP quá và đưa năng lực tài chính làm trung tâm có thể dẫn đến thảm hoạ kinh tế. Chỉ có hai yếu tố quyết định sự phát triển là tri thức và tài nguyên. Trong hai yếu tố đó, tri thức tạo nên sự khôn khéo trong quá trình phát triển. Tài nguyên thiên nhiên là năng lực để phát triển. Điều này thúc giục chúng ta phải thận trọng trong việc khai thác tài nguyên, nếu không sẽ thất bại trong cuộc đua về sau.

Hiện thế giới, trên cơ sở đánh giá vai trò của tài nguyên thiên nhiên, đã đưa ra những tiêu chí về tiết kiệm tài nguyên, quy hoạch hợp lý, cách thức khai thác, xử lý những tác động của khai thác tài nguyên vào môi trường…

Một số nước như Mỹ hay Trung Quốc, đường lối sử dụng tài nguyên đặt ra khá rõ: đóng cửa khai thác tài nguyên trong nước, mua tài nguyên nước ngoài…

Thưa ông, trong xu thế này, đề xuất minh bạch hoá nguồn thu trong khai thác khai khoáng của ông có ý nghĩa gì?

Ba đến bốn năm gần đây, vấn đề khai thác khoáng sản trở nên nóng. Thậm chí, tại nhiều địa phương, có thể nóng hơn vấn đề đất đai. Cơ chế quản lý vẫn còn kiểu từ hồi bao cấp, nhiều điểm chưa rõ ràng. Chẳng hạn, thế nào là khai thác tận thu hay không tận thu? Chúng ta thiếu một bộ tiêu chí chính xác. Thêm vào đó, hệ thống quản lý lại chưa đủ mạnh. Còn nhiều chính quyền cấp xã ở những vùng hẻo lánh cho phép một doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản…. Rõ ràng, chúng ta chưa có một công cụ để giám sát quá trình khai thác khoáng sản.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã gần đến giới hạn

CANG SAI GON - BOC GIO - XUONG HANG TAU BIEN

Theo GS Michael Porter, tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang dựa trên một mô hình kinh tế mà dư địa còn lại không nhiều. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Lê Quang Nhật

 

SGTT.VN - “Ông rất dũng cảm khi cho phép công bố báo cáo như thế vì chúng ta không biết báo cáo này sẽ nói gì”, đại diện trường Chính sách công Lý Quang Diệu hướng về phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói khi kết thúc nhận định của mình tại hội thảo công bố Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.

Về phần mình, ông Hải cam kết Chính phủ sẽ làm nhiều hơn là chỉ nghe bản báo cáo do các học giả nước ngoài soạn giúp Chính phủ. Ông nói: “Báo cáo này được công bố đúng lúc chúng tôi đang gửi văn kiện Đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội lấy ý kiến toàn dân, và lúc Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng cần tìm ra các giải pháp mới để phát triển hiệu quả bền vững hơn”.

Phó Thủ tướng nói tiếp: “Chúng tôi sẽ suy nghĩ về những đề xuất của nhóm nghiên cứu và sẽ giao các bộ ngành đưa tinh thần của báo cáo vào những chương trình hành động, các kế hoạch trong giai đoạn tới”.

Phó Thủ tướng đã kết luận ngắn gọn như vậy trước thính giả là các học giả, doanh nhân và quan chức chính phủ trong cuộc hội thảo tổ chức hôm qua tại Hà Nội, thay vì đọc một bản báo cáo dài mười trang chuẩn bị sẵn.

Mô hình tăng trưởng tới hạn

Bản báo cáo do đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt hàng giáo sư Michael Porter hai năm trước, nhận định rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã gần đến giới hạn sau khi đã giúp đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc trong 25 năm qua.

Giáo sư Porter nói: “Khi xem xét kỹ mô hình phát triển được áp dụng từ trước tới nay để xem có tiếp tục phù hợp với Việt Nam nữa không, câu trả lời của tôi là không”.

Ông nhận xét, trọng tâm của chính sách chủ yếu tập trung vào gia tăng đầu tư, nhất là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước và cơ sở hạ tầng, để tạo ra tăng trưởng hơn là dựa trên năng suất và hiệu quả.

Những nút thắt trong phát triển năng lực cạnh tranh

Khánh An & Vũ Hoàng, phóng viên RFA

2010-12-02

VIETNAM-GOLD-COMMODITIES  

Một tiệm kinh doanh vàng ở Hà Nội. AFP photo

 

Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á nghiên cứu, thực hiện lần đầu tiên, được công bố vào ngày 30/11.

Lần đầu tiên, những điểm yếu kém của nền kinh tế Việt Nam được mổ xẻ một cách thẳng thắn bằng những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và được giáo sư Michael Porter trình bày trước chính phủ và các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Cuộc phỏng vấn của Khánh An và Vũ Hoàng thực hiện với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, cử tọa tham dự của buổi công bố báo cáo trên sẽ mở đầu cho loạt bài về “Nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Trước tiên, TS. Lê Đăng Doanh cho biết về những lỗ hổng chính trong năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam:

Giáo sư Michael Porter đã đánh giá cao về thành tựu tăng trưởng của Việt Nam và giáo sư nói rằng những thành tựu tăng trưởng ấy của Việt Nam thì đến nay đã đến giới hạn của nó, bởi vì Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu các khoáng sản thô, các sản phẩm có hàm lượng lao động cao nhưng chi phí nhân công thấp.

Giáo sư Michael Porter đã tỏ ra rất thẳng thắn chỉ ra rằng tình hình đó không thể kéo dài được mãi và đã nêu lên những mặt yếu chính của Việt Nam về năng lực cạnh tranh. Một là môi trường kinh tế vĩ mô đã trở nên kém ổn định. Vì vậy, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cũng như khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân nội địa cũng bị hạn chế. Thứ hai là những nút thắt cổ chai của các đầu vào cho sản xuất. Cụ thể là những hạn chế về kết cấu hạ tầng, điện, nguồn nhân lực. Đấy là những điểm đặc biệt mà giáo sư nêu lên.

Thư ngỏ gửi các bạn hackers

Thanh Chung

imageCác bạn Hackers thân mến,

Các cụ ta có câu: “Bần hàn sinh đạo tặc”. Nhưng có những “tặc” không sinh ra từ bần hàn. Bọn “Bản đồ tặc” (vẽ thêm đường “lưỡi bò” trên biển Đông) là con đẻ của chủ nghĩa bành trướng BK. Hải tặc Somali ngồi trên cả đống tiền. Muốn đầu quân vào đội ngũ “tin tặc” của các bạn thì ứng viên không những cần kiến thức mà còn phải có cả tiềm năng kinh tế. Bét ra cũng phải sắm được một cái máy tính và đủ tiền đóng thuê bao internet hay mua dịch vụ 3G.

Trong số tất cả các loại “tặc” thời hiện đại như “đinh tặc” (rải đinh ra đường), “cầu tặc” (cầu làm chưa xong đã sập), “xe tặc” (đua xe), “bao cao su tặc” (dùng xong không xả vào bồn cầu)… thì “tin tặc” được xếp vào hàng trí tuệ và hài hước nhất. Các loại khóa Mỹ, khóa Ba Lan, khóa Đức… khóa Quốc doanh, khóa tư nhân… các bạn bẻ cái rụp. Các trang X-càphê, Dân luận, Đàn chim Việt, Bauxit, Vietnam Net, Ba Sàm, Osin… bất kể lề nào, các bạn vào ra như chốn không người. Bạn hacker nhí Bùi Minh Trí đã vui tính thay ảnh của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân bằng ảnh mình cởi trần. Một số bạn khác sau khi sắm sửa nội thất mới cho chủ nhà, còn để lại dấu chân thay cho lời chào: “Sinh tử lệnh”. Tuy nhiên, sự viếng thăm của các bạn cũng có ý nghĩa giáo dục nhất định. Nhà nào nhà ấy thì thầm bảo nhau các biện pháp lắp camera chống trộm. Anh Ba Sàm trở lại sau một tháng bơ vơ đã phải tự răn mình: “Sàm ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm: Tin tặc, cướp ngày: Hackers”.

Xem tàu Hoa sen, nghĩ về sự minh bạch.

Nguyễn Văn Bảy

Vào google, gõ “tàu Hoa Sen” ta sẽ có một số thông tin về con tàu đã trở nên nổi tiếng. Nó được đóng năm 2000, được Vinashin mua năm 2007 với giá 60 triệu EURO, tương đương 100 triệu USD. Đi được vài chuyến, tính toán rằng bị lỗ, nằm ụ từ dạo đó đến nay. Tháng 1/2007, tàu bị nứt vỏ và chắc là đã được sửa chữa.

Vẩn vơ nghĩ, con tàu này giá của nó hiện nay là bao nhiêu? 100 triệu USD hay là 112 triệu USD (12 triệu USD là lãi suất từ năm 2007 đến nay – ít nhất cũng phải là 4%/năm x 3 năm = 12 triệu USD)? Hay là 12 tỷ đồng (tức là giá của 1200 tấn phế liệu x 10 triệu đồng/tấn)? Các chi phí khác có thể tạm cho qua, như quản lý, bảo vệ, hay thủ tục thanh lý, tháo dỡ ….

Từ đó, nghĩ thêm một chút, số nợ của Vinashin là bao nhiêu, 86 nghìn tỷ hay 104 nghìn tỷ hay 120 nghìn tỷ. Chả trách không một ai có thể trả lời được. Có lẽ số nào cũng đúng, vậy tính minh bạch nó nằm ở đâu? Trong khi đó, nó đã được chuyển sang cho chủ mới và đang xem xét phương án kinh doanh (nghĩa là đang còn nằm ụ).

Xin bạn đọc tự đánh giá

Dương Danh Dy

imageChúng ta đều biết đảo Senkaku gọi theo tiếng Nhật hay là đảo Điếu Ngư gọi theo tiếng Trung Quốc đang là nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa hai nuớc Nhật, Trung. Vì Trung Quốc và Nhật Bản đều là hai đối tác lớn của Việt Nam, nên nói chung giữ trung lập là hay hơn cả. Tuy nhiên trung lập không có nghĩa là nhắm mắt làm ngơ. Gần đây được sự gợi ý của một bạn trẻ, tôi đã mày mò tra cứu và tìm đuợc một bài báo nhan đề: “Cuộc đấu tranh của nhân dân quần đảo Ryukyu chống Mỹ chiếm đóng”, đăng trên Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 8 tháng 1 năm 1953. Bài báo khá dài, lên án Mỹ rất nặng, nhưng điều tôi muốn giới thiệu với bạn đọc là: bài báo đó đã chính thức công nhận đảo Senkaku là thuộc lãnh thổ thiêng liêng của nhân dân Nhật Bản.

Mở đầu bài báo viết: “Quần đảo Ryukyu* nằm rải rác trên mặt biển giữa đông bắc Đài Loan nước ta và tây nam đảo Kyushu, Nhật Bản, bao gồm 7 nhóm đảo là đảo Senkaku, đảo Sakishima, đảo Daito, đảo Okinawa, đảo Ooshima, đảo Tokara, mỗi nhóm đảo gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ…

《人民日报》 (1953.01.08)

琉球群岛人民反对美国占领的斗争

琉球群岛散布在我国台湾东北和日本九洲岛西南之间的海面上,包括尖阁诸岛、先岛诸岛、大东诸岛、冲绳诸岛、大岛诸岛、土噶喇诸岛、大隅诸岛等七组岛屿,每组都有许多大小岛屿…

Chuyện từ làng Sher đến thôn Bàn Thạch

Tưởng Năng Tiến

"Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay có một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ."

Ngô Thế Vinh

"Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm. Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (0oC), còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng -6oC đến -10oC.

Loài cừu ở đây có bộ lông cực dày, giữ ấm rất tốt; lông cừu được quay và dệt thành áo quần và chăn đắp giúp dân làng chịu cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông vì họ không có gì khác hơn ngoài chút hơi ấm của bếp lò.

Trung Quốc cần phải học điều gì?

Minxin Pei

clip_image001Nhật Bản không hoàn toàn vô tội trong những tranh cãi gần đây. Nhưng Bắc Kinh phải hiểu rằng những quyền lực lớn đôi khi cần phải thể hiện sự kiềm chế.

Thước đo một quyền lực lớn không phải là cách nó phô diễn cơ bắp như thế nào, mà là cách nó kiềm chế không làm việc đó như thế nào. Nhưng nếu đó là tiêu chuẩn mà chúng ta sử dụng để đánh giá hành xử của Trung Quốc trong lần đối đầu với Nhật Bản gần đây về việc tạm giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp quanh quần đảo Điếu Ngư/ Shenkaku, thì Bắc Kinh rõ ràng đã thất bại trong cuộc thử thách.

Thay vì thể hiện sự kiềm chế và kiên nhẫn của mình, chính phủ Trung Quốc đã leo thang căng thẳng một cách không cần thiết. Mặc dù thành công trong việc buộc Tokyo phải thoái lui và trả tự do cho thuyền trưởng bị bắt giữ, Trung Quốc đã làm tổn thương nghiêm trọng mối quan hệ với Nhật Bản và làm sứt mẻ hình ảnh của mình như là một cường quốc có trách nhiệm.

Đương nhiên Nhật Bản không hoàn toàn vô tội (bất chấp việc phương tiện truyền thông phương Tây đã bày tỏ sự đồng tình khi miêu tả Nhật Bản như là nạn nhân của cuộc tranh cãi ngoại giao này). Quả thực, quyết định của Tokyo về việc tạm giữ và xử phạt thuyền trưởng là thiếu suy nghĩ, đồng thời đã khởi xướng cuộc đối đầu với Bắc Kinh. Nếu như lưu ý tới biểu hiện thường xuyên tỏ ra quá nhạy cảm của Bắc Kinh về các vấn đề chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ, cách giải quyết tốt nhất của Nhật Bản sau khi các tàu tuần tra của nước này chặn tàu đánh cá của Trung Quốc lẽ ra phải là trục xuất nhanh chóng các đối tượng đó (Mặc dù điều đó cho thấy các nhà lãnh đạo Nhật Bản có lẽ đã có vài điểm xao lãng trong việc làm sáng tỏ khuynh hướng của họ đối với tất cả những sai lầm không đáng có).

Những phát giác của WikiLeaks trong vài ba câu nói then chốt

Trang mạng báo LE MONDE ngày 29.11.10

Alain Frachon, giám đốc biên tập báo Le Monde, cho rằng những công hàm ngoại giao do báo Le Monde phơi ra đúng là một vụ phát giác quan trọng.

clip_image002

Hình ảnh mấy nhà lãnh đạo thế giới có tên trong các tin điện ngoại giao được WikiLeaks phát giác. (Ảnh Reuters / STAFF)

Khoảng chừng 250 000 điện tín ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington cùng các sứ quán Mỹ được WikiLeaks phát giác cho ta thấy những chuyện hành lang của nền ngoại giao quốc tế cùng với những lời bình không nhã nhặn lắm đối với các nhà lãnh đạo của hành tinh này. Theo tờ báo Anh The Guardian, một trong năm tờ báo thế giới được cùng với báo The New York Times là các tờ Le Monde, El Pais và tờ Del Spiegel tiếp xúc với các tư liệu, thì "việc thất thoát các tin điện của Mỹ đã làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng ngoại giao thế giới". Dưới đây là chuyến đi vòng quanh thế giới cùng với WikiLeaks trong vài ba câu nói chủ chốt.

Giải pháp cho vấn đề Biển Đông

Tạ Văn Tài       

image

 

iết về đề tài trên theo lời yêu cầu, chúng tôi xin trình bày vài bước đi trong lộ trình đi tìm cách giải quyết – tức là các giải pháp trung gian – rồi sau đó tiến đến các giải pháp pháp lý để giải quyết, trong hoà bình, vấn đề cốt lõi sau cùng là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các nước khác về các quần đảo, tài nguyên dầu khí, ngư nghiệp, và thềm lục địa tại Biển Đông và về vấn đề tự do lưu thông hàng hải và khai thác tài nguyên ngoài biển.

Vấn đề chủ quyền các tài nguyên trên liên quan đến các quyền lợi mà các quốc gia liên hệ tại Á châu, và các dân tộc của họ, không thể từ bỏ dễ dàng – vì chẳng khác gì có kẻ cướp vào nhà đòi lấy tài sản và vợ mình mà mình chịu để yên. Các cường quốc ở xa như Hoa Kỳ (qua lời ngoại trưỏng Clinton) cũng đã phải tuyên bố gần đây là vấn đề Biển Đông (trong đó Mỹ chú trọng đến lưu thông hàng hải và khai thác dầu khí) là nằm trong quyến lợi quốc gia (national interest) của Mỹ, sau khi thấy Trung Quốc tuyên bố và hành động theo kiểu muốn làm bá quyền tại Biển Đông.

"Đường lưỡi bò" và những nhóm lợi ích ở Trung Quốc

Huỳnh Phan

clip_image001

Thăm quần đảo Trường  Sa của Việt  Nam. Ảnh Lê Anh Dũng.

 

GS Tonnesson, Na Uy đi sâu phân tích về các nhóm lợi ích ở Trung Quốc với vấn đề Biển Đông, thái độ của từng nhóm với "đường lưỡi bò" cũng như cách tiếp cận xử lí tranh chấp Biển Đông.

LTS: Tổng kết Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ hai, diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào 11-12/11/2010, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng đã hứa với các học giả tham dự rằng ông sẽ báo cáo về những phân tích, đánh giá của họ lên các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Với mục đích, theo ông, là giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có những cách tiếp cận hợp lý hơn đối với tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Những phân tích dưới đây của Giáo sư Tonnesson về quan điểm của các nhóm lợi ích đối với cái gọi là "Đường lưỡi bò" hy vọng sẽ là một trong những điều Giáo sư Quảng đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo của mình. Bởi Việt Nam, trong khi triển khai tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của mình, với nội dung cốt lõi là phân hóa đối thủ, hay "tăng bạn bớt thù", sẽ có có thêm những cơ sở để vạch ra những đối sách "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Theo Giáo sư, sự bất đồng quan điểm ở Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền và cách giải quyết tranh chấp chủ quyền liệu có phải là điều thực sự đáng lo ngại ở Trung Quốc không? Nhất là đối với những nước muốn giải quyết ổn thoả tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vì mục đích thúc đẩy hợp tác vì phát triển.

Đúng vậy. Sự bất đồng quan điểm của Trung Quốc còn được thể hiện dưới cái gọi là "mâu thuẫn về chức năng" của từng nhóm lợi ích khác nhau. Đó là ngư dân, doanh nghiệp khai thác dầu khí, cộng đồng doanh nghiệp phi dầu khí, hải quân và ngoại giao.

Ngư dân là nhóm vốn quen với việc đánh cá ở bất cứ đâu họ thích. Ở bất cứ quốc gia nào, việc bắt ngư dân phải tuân thủ những qui định như lệnh cấm biển (cấm đánh cá) trong một khoảng thời gian nào đó đều là điều hết sức khó khăn. Hơn nữa, cá thì không tuân thủ đường phân định lãnh hải do con người đặt ra, mà ngư dân phải đi theo luồng cá, nên họ cũng chẳng thích thú gì với việc đường phân định lãnh hải. Có thể nói nhóm này là nhóm thiếu xây dựng nhất.

Bá quyền nước lớn hay san sẻ lãnh đạo?

Phương Loan

clip_image001Quyền lãnh đạo khu vực liệu sẽ tập trung vào "bá quyền" của nước có sức mạnh vượt trội, vào "dàn hợp xướng" của một số nước lớn, hay sẽ được san sẻ cho các nước khác đều có phần? - TS Vũ Hồng Lâm phân tích.

LTS: Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự suy yếu tương đối của Mỹ trong cán cân sức mạnh đang đặt ra nhiều vấn đề mới cho an ninh - ổn định và phát triển của khu vực Đông Á cũng như lựa chọn chính sách của từng quốc gia trong khu vực, nhất là đặt ra nhiều thách thức cho những nước nhỏ như Việt Nam. Nhận dạng trật tự khu vực đang hình thành, những xu hướng và lựa chọn chính sách là đòi hỏi bức thiết.

Giải mã "lợi ích cốt lõi" và "đường lưỡi bò" của Trung Quốc

Huỳnh Phan

 

clip_image001GS Tonneson.

Tuần Việt Nam thử tìm sự giải mã cho hai khái niệm này thông qua cuộc trao đổi khá kỹ với Giáo sư Stein Tonnesson từ Viện Nghiên cứu Hoà bình Oslo (Na Uy).

Trong hơn một năm rưỡi trở lại đây, hai khái niệm được phía Trung Quốc đưa ra liên quan đến tranh chấp Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" và "đường lưỡi bò" đã dấy lên nhiều tranh cãi, nhiều khi đến căng thẳng, trong các diễn đàn khu vực. Bất kể đó là diễn đàn của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại, quốc phòng (ARF và ADMM+), hay giữa các học giả (hội thảo quốc tế Biển Đông).

Cũng có nhiều giả thiết, hay cách suy luận được đưa ra từ phía giới hoạch định chính sách, hay giới nghiên cứu nước ngoài. Cũng có nhiều cách giải thích ở các mức độ khác nhau từ giới hoạch định chính sách và giới học giả Trung Quốc.

Nhưng, tựu trung, dư luận vẫn tỏ ra khá mơ hồ về về hai khái niệm này. Thậm chí, có vị học giả như Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Indonesia Hasjim Djalal nhận xét với phóng viên Tuần Việt Nam rằng Trung Quốc có thói quen cứ đưa ra quan điểm mập mờ như vậy để thiên hạ thi nhau đoán già đoán non, và mỗi quốc gia sẽ chọn cách ứng xử theo suy đoán của mình. Và, theo nhà ngoại giao kỳ cựu này, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ những phương án có lợi nhất đối với họ.

Có những vị học giả khác, như Giáo sư Leszek Buszynski từ Úc, lại cho rằng thức chất Trung Quốc cũng chưa biết họ thực sự muốn gì, bởi ngay trong nội bộ họ cũng chưa thống nhất được quan điểm.

Tham nhũng đất đai ở Việt Nam

Mặc Lâm, phóng viên RFA

Hôm 25/11vừa qua tại Hà Nội, một cuộc hội thảo mang tên “Đối thoại về phòng chống tham nhũng” do World Bank phối hợp với văn phòng hai Đại sứ quán Thụy Điển và Đan Mạch tổ chức nhiều đại biểu đã quan tâm tới tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đã lên tới mức hầu như không thể kiểm soát.

clip_image001

RFA files

Những người "Dân Oan" từ nhiều nơi về Thủ Đô khiếu nại đất đai bị chính quyền địa phương chiếm đoạt

Tình trạng này sẽ dẫn tới bất ổn xã hội và những vấn nạn khác sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tổn thương. Mặc Lâm phỏng vấn bà Lê Hiền Đức, một người bỏ nhiều chục năm giúp cho nạn nhân các vụ tham nhũng đất đai và từng nhận giải thưởng của thế giới về chống tham nhũng để biết thêm sự thật của vấn đề sau đây.

Thế giới đại loạn

Andrew Roberts

clip_image002[7]  

Cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên chứng tỏ Trung Quốc đang tìm cách thống trị thế giới

 

Cuộc nã pháo hèn hạ của Bắc Triều Tiên vào thường dân và phản ứng cực kì thận trọng của phương Tây vì đây là đất nước được trang bị vũ khí hạt nhân cho ta thấy rõ hai sự thật về thế giới ngày nay.

Thứ nhất, hành tinh của chúng ta vẫn nằm trong tình trạng hiểm nghèo hệt như thời chiến tranh lạnh vậy.

Thứ hai, những sự kiện đang xảy ra ở vùng Viễn Đông có ý nghĩa quan trọng hơn là trước đây.

Trong năm trăm năm qua, thế giới là của phương Tây, nhưng trong mấy năm gần đây quyền lực đã chuyển dần sang phía Đông.

Chúng ta đã sẵn sàng – cả về mặt quân sự lẫn kinh tế, và có thể quan trọng nhất là về mặt tâm lí – chấp nhận sự kiện địa chính trị đang giữ thế thượng phong này hay chưa?

QUYỀN LỰC

Khi cuộc Chiến tranh Lạnh chống lại chủ nghĩa cộng sản Liên Xô kết thúc cách đây 20 năm – dù có bị một vài vết thâm tím, nhưng lạy Trời, đã không xảy ra những vụ đụng độ lớn – phương Tây cùng thở phào nhẹ nhõm.

Người ta hứa hành tinh này sẽ trở thành tử tế hơn, cao quí hơn, một trật tự thế giới mới, không còn những cơn ác mộng của sự hủy diệt hạt nhân, mà ngược lại, sẽ có thể sử dụng số tiền dôi ra từ chi phí quốc phóng cho những mục đích hoà bình.

Hai bài báo để cập nhật chuyện trang mạng “Rò Rỉ”

clip_image001  
Trang chủ WikiLeaks.org, ngày 28 tháng 11 năm 2010.  

Giới thiệu Nhà sáng lập Assange đã đặt một cái tên thật “nghịch tử” cho trang mạng của mình: diễn giải dài dòng nó mang nghĩa là Bách khoa thư mở trên mạng mang tên hoặc mang sứ mệnh là Rò Rỉ.

Sự ra đời của WikiLeaks là một điều vô cùng cần thiết trong thời hiện đại, bởi một lẽ duy nhất này thôi: giới cầm quyền của những phe đang kình chống nhau luôn luôn có một mẫu số chung, đó là sự bất đồng hành cùng nhân dân, chính cái nhân dân mà họ luôn luôn vỗ ngực xưng là đại diện (nhiều khi là đại diện chân chính và duy nhất).

WikiLeaks ra đời còn mang một ý nghĩa này nữa: sự bất tuân thủ của công dân – civil disobedience, désobéissance civile – đã từ cung cách vô ý thức chuyển sang cung cách có ý thức và dĩ nhiên là sẽ không dừng lại ở trạng thái thô kệch như chống sưu thuế, phá kho thóc, đua xe và vặt hoa…, mà còn tiến lên giai đoạn trí tuệ cao hơn, khi người ta đủ sức mạnh trí tuệ và kỹ thuật để người công dân toàn cầu đùa giỡn sự đạo đức giả toàn cầu.

Trong khi chưa đòi được sự Minh Bạch viết hoa, thì cứ lật tẩy cái đã, và sau Watergate, đã từng có Irangate, và rồi coi, Leaks sẽ còn ghi lại cả Condomgate, Nudegate, Polymergate, TGVgate và biết đâu đấy, cả Bọ-xit-gate nữa chớ?

Xin dịch đăng hai bài, cốt để bạn đọc lập hệ thống tư liệu riêng cho mình tiện theo dõi thời cuộc.

Phạm Toàn

Chưa bao giờ Việt Nam bị hại bởi người láng giềng “hữu nghị” như từ 1979 đến nay

Nguyễn Trọng Vĩnh

image

 

iệt Nam không hề khiêu khích và xâm phạm vào đất Trung Quốc. Thế mà năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết hại dân và tàn phá bốn tỉnh của Việt Nam; đánh chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên – Hà Giang của chúng ta; năm 1988, đánh đắm tàu hải quân, giết hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan và chiếm một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của chúng ta.

Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận.

Sau khi nêu ra phương châm 16 chữ 4 tốt với lãnh đạo ta, họ đã nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương, vị trí chiến lược xung yếu của ta, khai thác Bốc-xít, di hậu họa cho hàng triệu đồng bào ta.

Nợ xấu của Vinashin đe dọa một số ngân hàng Việt Nam

Đức Tâm

  clip_image001
 

Vinashin đã trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ.  DR

Báo trên mạng Bloomberg cho biết là theo nhận định của công ty tư vấn tài chính Moody, nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin tương đương khoảng 3% tổng số tiền cho vay của một số ngân hàng Việt Nam. Vinashin, hiện đang đứng bên bờ vực phá sản, khó có thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn và điều này có nguy cơ gây khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam.

Trong một nghiên cứu được công bố ngày hôm nay, 29/11/2010, bà Karolyn Seet, chuyên gia phân tích tại Singapore thuộc công ty Moody's, cho biết là ngày 19/11, tập đoàn Vinashin tuyên bố có thể hoãn trả 60 triệu đô la đáo hạn trong khoản vay 600 triệu đô la, trong lúc chính phủ Việt Nam dường như không muốn giúp đỡ giải quyết những khó khăn tài chính.

Vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thay thế ban lãnh đạo Vinashin và chính phủ thông báo tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp này. Trong khi đó, lãnh đạo mới của tập đoàn, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định lại rằng Vinashin sẽ tự cơ cấu lại trên cơ sở những gì còn lại của doanh nghiệpTập đoàn này.

Theo chuyên gia Seet, việc hoãn trả một khoản nợ dài hạn đi kèm với việc chính phủ không hỗ trợ, có thể buộc các ngân hàng Việt Nam phải cơ cấu lại khoản nợ của Vinashin, gây thiệt hại cho các ngân hàng này.

Tháng 8 năm nay, chính phủ Việt Nam thông báo, nợ của Vinashin tính cho đến tháng sáu, lên tới 86 ngàn tỷ đồng, tương đương 4,4 tỷ đô la.

Oan sai Vinashin?!

Sáu Nghệ

image

 

ua hai ngày chất vấn Chính phủ tại Quốc hội, ngày 23 và 24-11, vấn đề Vinashin nóng bỏng trước đó đã kết thúc khá nhẹ nhõm. Niềm tin về sự hồi phục của ngành công nghiệp đóng tàu thủy lại được nhen nhóm. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kết luận bài trình bày chiều 23-11: “Nếu Quốc hội ủng hộ, công luận ủng hộ, cán bộ, công nhân viên Vinashin đã sẵn sàng, chúng ta sẽ thành công”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét, với trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “nếu được làm như vậy thì rất tốt”.

Quả thật, sắp kết thúc một năm cũ, không gì phấn khởi cho bằng việc bao nhiêu lo âu nợ nần của năm cũ nhẹ vơi, bước vào năm mới với nhiều niềm tin! Niềm tin ấy hiện rõ dần qua trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trình bày của Phó Thủ tướng, và đặc biệt báo cáo giải trình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội vào sáng 24-11.

Đôi điều quanh chuyện phá sản và tái cơ cấu Vinashin

Lê Văn Tứ

clip_image002

 

Công nhân đóng tàu của Vinashin - Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

(TBKTSG) - Vấn đề quy trách nhiệm liên quan đến vụ tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) phá sản lại làm nóng các buổi thảo luận về kinh tế - xã hội tại kỳ họp Quốc hội lần này. Đến bây giờ mới có người gọi sự kiện này là phá sản, mặc dù đã ngầm hiểu như thế. Tuy nhiên chữ “phá sản” dường như vẫn chưa được hiểu thống nhất. Nhiều người vẫn ngại nói Vinashin phá sản.

Phá sản: “cho” hay “tuyên bố”?

Nhớ lại tại kỳ họp Quốc hội lần trước, giải thích lý do tái cơ cấu Vinashin, một quan chức cấp cao đã nói rằng nếu cho nó phá sản, thì tài sản của nó sẽ “biến thành sắt vụn”, hệ thống tín dụng có nguy cơ sụp đổ, người lao động có nguy cơ bị đẩy ra đường! Cách hiểu như thế là lẫn lộn “phá sản” như một hiện tượng khách quan ở những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lớn, kéo dài (như Vinashin) với “cho” hay “không cho” phá sản là vấn đề thuộc về thái độ xử lý đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Theo nghĩa kinh tế học, cũng là nghĩa ghi trong Luật Phá sản, một doanh nghiệp bị coi là phá sản khi nó không trả được nợ đúng hạn. Khi đã lâm vào tình trạng này, không cho doanh nghiệp phá sản thì nó vẫn phá sản, bởi nợ không vì thế mà được xóa. Còn cho nó phá sản, nợ của nó sẽ được thanh lý theo Luật Phá sản. Để tránh hiểu lầm, dễ dẫn tới tùy tiện trong xử lý, từ nay có lẽ không nên nói là “cho” hay “không cho” phá sản, mà nên nói là “tuyên bố” hay “không tuyên bố” phá sản.

Biện pháp tái cơ cấu Vinashin thực chất là biện pháp quy định trong Luật Phá sản về phục hồi (hay tổ chức lại) hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Việc tái cơ cấu Vinashin đang tiến hành không phải theo Luật Phá sản, mà do Chính phủ thực hiện với tư cách chủ sở hữu. Đó là cách xử lý trường hợp doanh nghiệp nhà nước phá sản.

Ai nợ, ai trả?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn