GS Huệ Chi: "Không thể gọi chúng tôi là phản động"

clip_image001[6]  

 

Phản biện lại nội dung của phóng sự trên VTV1 liên quan tới trang Bauxite Việt Nam và xung quanh kiến nghị của trang mạng này đòi thả tự do cho Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì Bauxite Việt Nam khẳng định đây là một “tiếng nói phản biện của trí thức”, không hề “đòi đa nguyên, đa đảng” nên không thể “gọi chúng tôi là phản động được”.

Giáo sư Huệ Chi, đồng chủ trì trang Bauxite Việt Nam khẳng định trang web này không hề gian dối trong việc lập danh sách ký kiến nghị về vụ ông Hà Vũ.

VTV1 sử dụng xảo thuật trong vụ Hà Vũ?

clip_image001  

Ông Quế nói ông đã bị công an "truy vấn tới hai ngày rưỡi"

 

Một nhân chứng được phóng sự của kênh truyền hình VTV1 hôm 4 tháng Tám trích dẫn phát biểu liên quan tới trang mạng Bauxite Việt Nam và bản kiến nghị thả tự do cho Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ đã gửi thư cho trang mạng này khẳng định ông không hề phản đối bản kiến nghị như truyền hình nhà nước đã đưa tin.

Trong bức thư dưới dạng ý kiến ngắn, tựa đề "Nói lại một vài điều" hôm 5 tháng Tám, mới được trang Bauxite Việt Nam công bố cùng ngày, vị lão thành cách mạng Trần Đức Quế cho biết ông đã bị an ninh Việt Nam "truy vấn" trong hơn hai ngày, và yêu cầu ông đưa ra ý kiến về một văn bản hoàn toàn khác với bản kiến nghị trên trang Bauxite.

Lá thư sáng chủ nhật, thân gửi bạn Trần Bình Minh

Anh Trần Bình Minh thân mến,

Bây giờ là 3 giờ 46 phút Chủ nhật mồng 7 tháng 8 năm 2011, lẽ ra thư này tôi phải viết gửi anh từ hôm qua để bây giờ “văng mạng” cho sốt dẻo, nhưng bận quá, giờ mới gõ gõ thư này gửi anh … thư đề gửi anh đấy, nhưng lời đầu, xin anh cho tôi hỏi thăm sức khỏe bạn Trần Việt Hoàng của tôi – Trần Việt Hoàng, con trai đầu của ai chắc anh và chị biết rõ.

Những điều tôi sắp nói, nhờ anh chuyển bạn Việt Hoàng, học sinh cũ của trường Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục, một học sinh được tôi rất yêu, và chắc chắn Việt Hoàng cũng không thể quên được tôi, thầy Phạm Toàn của em.

Thư ngỏ gửi Tân Chủ tịch Quốc hội của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Kính gửi Ông Nguyễn Sinh Hùng, Tân Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thưa ông,

Là một công dân luôn theo dõi tình hình tranh chấp trên biển Đông, tôi đã nức lòng khi nghe Tân Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang trả lời báo chí vào chiều ngày 25/7/2011: “Vấn đề chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ nước nào dù to hay bé cũng đều có nhận thức như vậy. Giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó có chủ quyền biển đảo, trước hết phải dựa vào cơ sở quan trọng là luật pháp (luật quốc nội và luật quốc tế)…

Nước lớn có vị thế khác. Nước nhỏ như chúng ta có vị thế khác, phải dựa vào sức mạnh tập thể, cộng đồng, dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền của mình. Điều đó là dứt khoát, đương nhiên. Từ đó chúng ta luật hóa bằng luật quốc nội để xác lập, thực hiện việc chiếm hữu về ba mặt: pháp lý, lịch sử và về thực tế (khai thác và sử dụng vùng thuộc chủ quyền của mình)”.

Công hàm ngoại giao ngày 14 tháng 9 năm 1958 có hợp pháp không?

Phan Thành Đạt

Theo đòi hỏi của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo Tây Sa và Nam Sa ( tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai công nhận quyết định này của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó, Trung Quốc dựa trên tài liệu này để chiếm dần các hòn đảo thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Đầu tiên, ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974, hải quân Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa sau một trận hải chiến ác liệt với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. 58 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống, song các anh không giữ được mảnh đất thiêng liêng của cha ông. Trung Quốc bắt sống 48 người khác và trả tự do cho họ ở Hồng Kông qua con đường Chữ Thập Đỏ. Cộng đồng quốc tế lên án Trung Quốc vì hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Sự nhu nhược của triều đình

Lê Mai

Một trong những nguyên nhân chủ yếu nước Việt Nam mất về tay Pháp và phải chịu ách đô hộ hơn 80 năm trời là sự nhu nhược của triều đình Huế. Năm 1802, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn hai thế kỷ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô tại Huế. Nguyễn Ánh lại sai sứ sang nhà Thanh cầu phong – An Nam quốc vương, cống nạp 3 năm một lần, 200 lạng vàng, 1.000 lạng bạc và các báu vật khác. Nhớ lại chuyện họ Mạc cầu viện vua Minh để chống vua Lê, đã không được gì mà còn phải chịu mất nhiều động sáp nhập vào Trung Quốc. Trong buổi nộp sổ đinh sổ điền trên biên giới, họ Mạc phải tự trói mình bằng lụa quấn cổ và phải đi chân đất đến quỳ lạy đại diện của nhà Minh. Họ Mạc làm mất danh dự dân tộc đến nhường ấy. Mối nhục thật khó tưởng tưởng nổi!

Chủ tịch nước

Lê Mai

Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), vào ngày 9.11.1946, đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên mà sự tiến bộ, mẫu mực, dân chủ của nó cho đến nay – không những làm chúng ta mà còn làm cả thế giới thán phục. Trong bản Hiến pháp dân chủ ấy, ngoài việc thiết kế một thiết chế chính trị mẫu mực, đã quy định quyền hạn của Chủ tịch nước rất rõ ràng, đó là người thay mặt cho nước, giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, ban bố các đạo luật, đặc xá, ký hiệp ước với các nước, tuyên chiến hay đình chiến…

Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước VNDCCH.

Dĩ nhiên, dấu ấn của Hồ Chí Minh hết sức đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên. Sự thông minh xuất chúng, hiểu nhiều, biết rộng của Hồ Chí Minh đã làm Võ Nguyên Giáp – một người tài ba, một cộng sự rất gần gũi Hồ Chí Minh kinh ngạc. Ông kể, gần như làm bất cứ việc gì, ông đều thấy Hồ Chí Minh đã tiên liệu, suy nghĩ vấn đề đó từ rất lâu rồi. Bản Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH chỉ là vài dẫn chứng sinh động.

Lỗi phần mềm?

Người già chuyện

SGTT.VN - Nhận thấy trên mạng có quá nhiều từ độc hại đối với thiếu nhi, kỹ sư phần mềm X cày cục viết một phần mềm có thể tự động biến tất cả những tiếng chửi thề thành từ viết tắt.

Bản thử nghiệm đầu tiên nhằm lọc từ Đ.M, sau khi áp dụng cho một truyện loài vật, cho kết quả: “Có một chú gà trống choai nghèo mà ĐM, lân la làm quen với nàng mái tơ của một nhà giàu có, mong lọt vào nhà này để ĐM. Nhờ ĐM nên chàng được nàng mái tơ đồng ý hẹn gặp vào một ĐM. Đêm đó ĐM rộng mở, chàng đang hào hứng ĐM trong ĐM thì bố mái tơ xuất hiện! Thấy con mình đang bị một trống lạ cỡi trên lưng, bố mái tơ nổi điên ĐM lia lịa rồi cho chàng choai một cú ĐM đau điếng!”.

Xây dựng đường vận chuyển cho dự án bauxite đúng tiến độ

Quỳnh Hoa

clip_image001

 

Dự án Tổ hợp bauxite - alumin Tân Rai (Lâm Đồng)

 
(Chinhphu.vn) - Hôm nay (6/8) trong phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường về kinh tế - xã hội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đồng thời là đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Trần Xuân Hoà cho biết, các dự án đường vận chuyển phục vụ cho hai dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đang được triển khai đúng tiến độ.

Trước một số ý kiến về việc tại Đồng Nai, với lưu lượng các xe vận chuyển bauxite chạy liên tục và quá tải như hiện nay, nhiều tuyến đường xuống cấp, ông Trần Xuân Hòa dẫn số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, lưu lượng xe ô tô lưu thông trên tuyến Quốc lộ 20 đoạn qua Đồng Nai hiện là 15 ngàn lượt xe/ngày, đêm, trên Quốc lộ 51 là hơn 25 ngàn lượt xe/ngày, đêm.

Tôi đi dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ – Kỳ 3

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

clip_image001

Hết phần xét hỏi của Chủ tọa phiên tòa và Viện Kiểm sát, Cù Huy Hà Vũ đã cố gắng trả lời đầy đủ, chi tiết, đặc biệt ông lưu ý và hết sức bất bình khi cho rằng cơ quan điều tra Bộ Công an đã dùng hai bao cao su đã qua sử dụng ném vào phòng ở của ông để làm nguyên cớ bắt ông. Thế nhưng, mỗi lần ông nói về nguyên nhân dẫn đến việc bắt giam ông để khởi tố vụ án, đều bị Chủ tọa phiên tòa cắt ngang bằng câu “bị cáo dừng lại, không nói về việc hành vi hành chính”.

Nói lại một vài điều

Trần Đức Quế

Để bạn đọc thấy rõ buổi đưa tin trên Đài truyền hình VTV1 tối 4-8-2011 về vụ việc Cù Huy Hà Vũ và về trang Bauxite Việt Nam chính xác đến đâu, cũng như phương pháp làm việc của chúng tôi nghiêm túc đến mức nào, xin mời quý bạn hãy đọc ý kiến ngắn của ông Trần Đức Quế vừa gửi cho BVN chiều ngày 5-8-2011. Cần nói thêm rằng bài “Xử Cù Huy Hà Vũ là xử cả dân tộc Việt Nam” kèm với 31 chữ ký của các cụ lão thành cách mạng mà ông Quế nhắc đến trong ý kiến của mình hoàn toàn không dính dáng gì đến Bauxite Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Việt Nam - Philippines: 0-2 trên sân bóng biển Đông

Đinh Kim Phúc

“‘Nóng’ trở lại trên biển Đông” là một thông tin nóng trên báo Tuổi trẻ ngày hôm nay 4/8/2011.

“Báo Philippines Star cho biết Thứ trưởng Năng lượng Philippines Jose Layug vừa tuyên bố Manila đã có kế hoạch đấu thầu thăm dò và khai thác dầu trên vùng biển phía tây đảo Palawan. ‘Đây không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm trong lãnh hải của Philippines’ - ông Layug khẳng định và cho biết khu vực thăm dò cách xa quần đảo Trường Sa của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Ông Layug cho biết Tập đoàn Khai thác dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cùng hai công ty dầu khí khác của Trung Quốc cũng quan tâm đến việc thăm dò, khai thác ở khu vực này. Manila sẽ công bố các công ty thắng thầu vào năm tới, và ông hi vọng Trung Quốc sẽ không quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Philippines ở khu vực này” [1].

Quy hoạch Hà Nội: “Tầm nhìn” nào của đại gia bất động sản?

Người Quan Sát

Công việc đầu tiên của Thủ tướng

Chỉ vài ngày sau được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm tiếp tục cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký phê duyệt bản Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một động thái rất đáng chú ý, thậm chí còn diễn ra trước khi vị Thủ tướng được tái bầu chọn này đề cử khung Chính phủ mới cùng các Bộ trưởng.

Tự thân bản quy hoạch Hà Nội không phải là một vấn đề mới mẻ gì. Đồ án quy hoạch này đã được Chính phủ chỉ đạo Viện Quy hoạch soạn thảo từ nhiều tháng trời trước đây. Song hai điểm nhấn đáng chú ý nhất của bản quy hoạch chính là “không gian xanh” và tuyến trục Hồ Tây – Ba Vì.

Mỗi ngày một câu chuyện đau lòng và… rùng rợn

(Ý tưởng đặt tựa được lấy từ chuyên mục: “Mỗi ngày một câu chuyển bổ ích và lý thú” của đài VOV)

Minh Thọ

Ngày 2/8/2011:

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông, chiều ngày 2/8/2011, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nội địa kiêm Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã trả lời báo chí về đoạn video clip trên mạng internet mà dư luận cho là một công an mặc thường phục đã liên tiếp đạp vào mặt một người dân đang bị 4 công an khác, mỗi người một chân, một tay khiêng lên xe buýt.

clip_image002

Hình: Error! Hyperlink reference not valid.

Tôi đi dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ – Kỳ 2

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

clip_image001

Trong bài viết Kỳ 1, những diễn biến phiên tòa kể từ khi bước ra khỏi nhà đến khi Tòa nghỉ bàn bạc xem xét các yêu cầu của các Luật sư, tôi đã cố gắng nêu đầy đủ, trung thực những gì mình đã chứng kiến và ghi lại được. Có thể quá trình mô tả lại sẽ không logic như các phiên tòa hoặc các cuộc trao đổi, trò chuyện tranh cãi bình thường khác. Điều đó chỉ vì ngay chính phiên tòa đặc biệt này đã xảy ra như vậy.

Mọi lời phát biểu, tranh tụng hoàn toàn dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Mà Chủ tọa phiên tòa thì ngay từ đầu phiên tòa đã thể hiện thái độ không muốn mất nhiều thời gian.

Vì sao Trung Quốc không đưa vấn đề Trường Sa ra Liên Hiệp Quốc?

Quỳnh Như, Phóng viên RFA

clip_image002  

Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 20 tháng 7 năm 2011. AFP PHOTO / POOL

 

Trong vấn đề giải quyết tranh chấp với các nước ở khu vực Biển Đông, từ trước đến giờ Trung Quốc chỉ muốn giải quyết trong khuôn khổ song phương.

Kể cả khi chính phủ Philippines lên tiếng đòi đưa vấn đề Trung Quốc xâm phạm vùng biển Tây Philippines ra trước Liên Hiệp Quốc giải quyết, ai cũng biết là Bắc Kinh sẽ không bao giờ để vấn đề này được đưa ra trước Liên Hiệp Quốc. 

Vì sao Trung Quốc không muốn đưa vấn đề Trường Sa ra trước Liên Hiệp Quốc? Về vấn đề này Quỳnh Như có cuộc nói chuyện với Luật sư Ted Laguatan, đồng thời ông cũng là một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông và có nhiều bài viết post trên báo Inquirer.

Lời kính báo của trang mạng Bauxite Việt Nam (BVN)

Thưa đồng bào trong nước và ngoài nước,

Thưa các vị đã ký Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ,

Ban Biên tập BVN xin trân trọng thông báo: trong buổi phát thanh tối 4 tháng 8 năm 2011, đài VTV1 đã có một bản tin mà ở đoạn cuối có mấy điều sau đây liên quan đến BVN và những nhân sĩ, trí thức đã ký vào bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ:

1/ Trong phần nói về “tội trạng” và “con người” Cù Huy Hà Vũ, bản tin VTV1 đã sỉ nhục Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đã cho những “người dân” đáng ngờ về tư cách phát biểu vào những mặt “đời tư” không ai kiểm chứng được. Đây là một việc làm không xứng với một Hãng truyền thông cấp quốc gia, dùng tiền đóng thuế của nhân dân cả nước để bồi tiếp một cú vào một tráng sĩ bị ngã ngựa.

2/ Tiếp theo phần nói xấu Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, từ phút thứ 45 đến phút thứ 50, bản tin trực tiếp tấn công “các trang mạng”, trong đó có nói về BVN – gọi BVN là một trang mạng phản động. Bản tin VTV1 cũng trưng ra nhân chứng, để các nhân chứng này nói rằng tên tuổi của họ đã bị lợi dụng và bản thân họ không biết gì về chuyện ký Kiến nghị này cả.

Chuyện rác rưởi

PV Quốc Doanh

clip_image002Nói chuyện rác vì báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 31/7, có bài của Nguyễn Văn Minh cho rằng “Cái gọi là “báo chí lề trái” thực chất chỉ là một thứ “rác rưởi” trên xa lộ thông tin toàn cầu internet”. Lề trái hay lề phải là nói theo cách ngạo mạn của ông Lê Doãn Hợp hồi còn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Còn trong xã hội, nói năng không có lề trái hay lề phải. Có một ít lời nói được viết lại và vô vàn lời nói không viết lại; trong số ít lời nói được viết lại, rất ít lời viết trên báo chí có giấy phép và rất nhiều lời viết ở những chỗ khác. Trong những chỗ khác, có internet. Cho rằng những lời trên internet là “rác rưởi”, tương tự chửi một bộ phận xã hội là rác rưởi. Ông Minh giải thích khái niệm “rác rưởi” theo ý ông, do “tư tưởng bất mãn, giọng điệu hằn học”. Ngẫm nghĩ lại thấy, ông Minh mới là kẻ bất mãn và có giọng điệu hằn học với xã hội.

Anh là ai, người chiến sĩ hay viên an ninh?

Phạm Kỳ Đăng

Nhà trường xây dựng trong tôi hình ảnh cho tới nay vẫn không mờ về người chiến sĩ an ninh vì dân một nắng hai sương nơi biên cương hải đảo. Lực lượng an ninh quốc gia có thể và có khi là một lực lượng mang vinh dự, nếu hoạt động của họ chỉ giới hạn mục đích bảo vệ các quan hệ cộng đồng được thoả thuận như là khế ước, công tác an ninh vô cùng quan trọng khi phên dậu nước nhà an nguy.

Cũng chính vào thời khắc sơn hà nguy biến thôi thúc người dân xuống đường, nhiều sự thật của một quốc gia đã được phơi bày.

Không lãnh đạo

Nguyễn Thanh Tiến

Về những cuộc cách mạng ở Châu Phi

Nếu như thế kỷ 20 là thế kỷ của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, là thế kỷ của các vị lãnh đạo "vĩ đại" đã đứng lên tập hợp quần chúng, chỉ huy người dân tham gia giải phóng dân tộc, chấm dứt sự đô hộ của các nước đế quốc trên toàn cầu. Thì thế kỷ 21, khi vừa hết được thập kỷ đầu tiên, đã cho thấy nó lại là một thế kỷ của  những cuộc cách mạng. Nhưng khác với tất cả các cuộc cách mạng trước, lần đầu tiên trong lịch sử, con người chứng kiến những cuộc cách mạng mà không có sự tổ chức, lãnh đạo của bất kỳ một đảng phái, hay cá nhân nào, thay vào đó là vai trò của Internet, của các mạng xã hội như Facebook, Tweeter hay Youtube... (mà gọi chung là "thông tin mạng").

Biểu tình và sưa tặc

Tâm Thành

Nghĩ rằng chằng cần phải giảng giải biểu tình là gì và sưa tặc là gì thì chắc mọi người đều hiểu không sai đó là hai chuyện khác hẳn nhau, đặt cạnh nhau, so sánh với nhau có vẻ như khập khiễng. Một đằng là hành động công khai, đường đường chính chính, đông người, một đằng chỉ kẻ trộm cắp, lén lút, hành động như một kiểu giặc.

Biểu tình đương nhiên là thể hiện nỗi lòng, sự bức xúc của người dân về một vấn đề nào đó có mệnh hệ đến quyền lợi, đời sống của nhiều người, thậm chí, cả một vùng miền, cả một dân tộc, một đất nước. Lịch sử nước ta đã ghi danh không ít cuộc biểu tình ở Trường Thi – Bến Thủy, Xô Viết Nghệ Tĩnh, nông dân Tiền Hải… những năm 30 – 31 thế kỷ trước.

Lời nhắn gửi muộn màng

Đỗ Trung Quân 

clip_image001Tôi nói vui với bạn bè rằng, thời buổi bão giá mà an ninh xài sang tiền thuế của dân quá, tôi chỉ có 39 ký mà có đến 4 anh canh cửa nhà, theo hộ tống khi ra đường suốt, dù đấy là ngày thường không phải ngày Chủ nhật. Bạn bè nói:  “Nhất anh rồi nhá, không phải ai cũng được thế”.

Tờ báo nơi tôi làm việc, anh em cũng đã ân cần nhắc tôi “kềm chế”. Ừ! Thì kềm chế, mình trói gà không chặt có hung hăng với ai bao giờ. Đời chỉ có một lần hung hăng thật sự là vác AK ra biên giới Tây Nam “chơi” với thằng Polpot một trận năm 1978. Mấy chục năm qua chỉ toàn tụ tập ca hát, bù khú. Có vài năm la cà vào chốn phù hoa chân dài chân ngắn, truyền hình, phim ảnh vớ vẩn cho vui, cho biết. Khi vui rồi, biết rồi rồi lại thấy phù phiếm quá, chán quá, bèn chào tạm biệt đi về tìm bạn nhậu cho hết cuộc đời.

Con đường công lý chông gai

Phạm Duy Nghĩa

Người ta bảo “con người nô lệ pháp luật là con người tự do”. Trong chế độ pháp quyền, nơi pháp luật minh bạch, dễ tiên liệu, tạo nên những chuẩn mực đáng tin cậy, con người sẽ đỡ run sợ trước cường quyền, thần thế và sức mạnh tiền bạc. Công lý được đảm bảo cho bất kỳ ai có lẽ vẫn chỉ là một giấc mơ, ở cả nước giàu lẫn nước nghèo. Tuy vậy nếu không sớm đặt những nền móng kiến tạo công lý thì mười năm sẽ trôi qua rất nhanh, hệ thống pháp luật giúp Nhà nước cai quản xã hội có thể phình nhanh, song dân tộc chúng ta không tiến xa trên con đường tiến tới chế độ pháp quyền.

Vài lời với Giáo sư Võ Tòng Xuân và bà con nông dân

Vũ Cao Đàm

Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 29/7/2011, Trang Vietnamnet có bài phỏng vấn Giáo sư Võ Tòng Xuân “Chúng ta cần cảm ơn thương nhân Trung Quốc” về việc các thương lái Trung Quốc ký hợp đồng với nông dân Nam Bộ trồng khoai.

Một số bạn đọc rất phân vân về những quan điểm được trình bày trong bài phỏng vấn. Đại diện cho nhóm bạn đọc đó của Vietnamnet, Nhà giáo Vũ Cao Đàm đã có bài viết gửi Vietnamnet với tiêu đề “Vài lời với Giáo sư Võ Tòng Xuân và bà con nông dân” nhằm cảnh báo những nguy cơ của việc thực hiện phá lúa trồng khoai cho người Trung Quốc.

Sau một vài ngày bài viết được gửi đi, Vietnamnet đã trả lời Nhà giáo Vũ Cao Đàm, cho biết, trong tình hình hiện nay (?), bài viết chưa sử dụng được. Chính vì vậy mà ông Vũ Cao Đàm đã gửi bài viết cho Bauxite Việt Nam.

Sau khi nhận được bài viết, chúng tôi nhận thấy, những ý kiến cảnh báo đó thực sự cần thiết để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam suy nghĩ.

Chúng ta không mất nhiều thời gian cũng có thể dễ dàng tìm được rất nhiều thông tin trên các mạng chính thống của Nhà nước, như Tiền phong điện tử, Giáo dục Việt Nam điện tử, Vietnamnet, VnExpress,... về những thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trong việc phá hoại kinh tế và an ninh, quốc phòng của Việt Nam: Với thủ đoạn thu mua rễ hồi, họ đã kích thích nông dân triệt phá rừng hồi, một nguồn dược liệu quý; với thủ đoạn thu mua móng trâu, họ xúi giục nông dân tự tay tàn phá sức kéo của mình; với thủ đoạn thu mua râu ngô non, họ lôi kéo nông dân phá hoại những nương ngô đang đợi đến kỳ thu hoạch; với thủ đoạn thu mua mèo, họ đã triệt phá một loài thiên địch với chuột, tung ra những bầy chuột bạt ngàn phá hoại mùa màng; với thủ đoạn thu mua dây đồng, họ kích thích bọn “đồng tặc” phá hoại mạng điện phục vụ công nghiệp hóa; với thủ đoạn thu mua cáp quang phế liệu, họ đã lôi kéo cả một công ty Việt Nam tổ chức phá hoại mạng cáp quang viễn thông, đánh vào huyết mạch thông tin của đất nước chúng ta. Những thủ đoạn thâm hiểm ấy, không thể nào kể ra cho xiết.

Nay đến việc họ lôi kéo nông dân Nam Bộ bỏ lúa trồng khoai cho họ. Không cần nghĩ gì sâu xa lắm, chúng ta cũng có thể đọc được một âm mưu vô cùng hiểm độc như đã chỉ trong bài viết của Nhà giáo Vũ Cao Đàm:

  1. Họ sẽ mở ra những vùng khoai rộng lớn ở Nam Bộ, triệt phá nguồn gạo xuất khẩu;

  2. Việt Nam muốn giữ được vị trí xuất khẩu gạo, sẽ phải nâng giá thu mua đủ sức cạnh tranh với giá mua khoai của thương nhân Trung Quốc. Kết quả là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam không chịu đựng nổi với mặt bằng giá gạo xuất khẩu của thế giới, Việt Nam sẽ chết trên thị trường gạo xuất khẩu.

  3. Đến thời điểm đó, Trung Quốc sẽ dừng thu mua khoai, làm nông dân Việt Nam điêu đứng, như đã từng điêu đứng vì dưa hấu, chè vàng và các hàng nông sản khác.

Chúng tôi không thể hiểu, vì sao một bài viết quá ư mềm mỏng so với khẩu khí mạnh mẽ của tác giả Vũ Cao Đàm khi viết lên án những tội ác của Trung Quốc, như bạn đọc thường gặp trên mạng, mà Vietnamnet vẫn sợ mất lòng người “đồng chí tốt”, không đưa lên mặt báo để rộng đường dư luận. Phải chăng, Vietnamnet muốn mượn uy tín của Giáo sư Võ Tòng Xuân để nói lời tri ân với các “đồng chí tốt” Trung Quốc, mà không thấy rõ được âm mưu nham hiểm của các “đồng chí tốt” này với dân tộc Việt Nam?

Với ý nghĩ đưa ra những thông tin đa chiều, Bauxite Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết đã không được đăng trên Vietnamnet để bạn đọc rộng đường phán xét.

Bauxite Vietnam

Cú đạp triết học

(Nhời bình của nghiên cứu sinh Hội đồng lý luận vỉa hè)

Phạm Toàn

Cú đạp của đồng chí Minh rất có giá trị triết học: nó là cú hích để nhiều người chuyển hướng nhận thức (trước ngả rẽ) hoặc chuyển đổi chất lượng của nhận thức (vẫn theo con đường đã chọn).

Lý giải thế nào? Ta dùng phương pháp so sánh như dưới đây cho dễ trình bày.

Giới thực vật cũng ăn, cũng uống, cũng (nhờ gió giăng ong ve) mà làm tình, nhờ thế mà kéo dài nòi giống. Nàng thực vật chỉ không biết kêu khi bị nạn – bọn xấu nó đốt cháy đến chân rồi vẫn dzui dzẻ cho gió lùa qua mái tóc xanh. Các nàng còn không biết bỏ chạy khi bị lâm tặc nó xơi tái chẳng hạn, nói giọng triết học rằng chúng “bị nô lệ vào không gian”.

Chính phủ Pháp ở Đông Dương có liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trong giai đoạn 1909 – 1945 hay không?

Đinh Kim Phúc

Một phần của bài viết này lần đầu tiên được đăng trên blog nguoilotgach ngày 23/6/2011. Nhưng mới đây, Giáo sư Li Jinmin, Trường Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn trong bài viếtNguồn gốc và sự tranh cãi đang diễn ra về vấn đề Biển Đông” đăng trên “Beijing Review” (1/8/2011) đã nhận xét: ‘Pháp đã không kiểm soát quần đảo Nam Sa sau chiến tranh thế giới thứ II. Hơn nữa, không có tài liệu chứng minh việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam thừa nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc trong quá khứ. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế, chính phủ Việt Nam hiện nay nên tuân theo ghi nhận trước đó’ (*).

Lịch sử tranh chấp 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đối với Việt Nam của Trung Quốc có đúng như thế không?

Bài viết này đã có chỉnh sửa, bổ sung thêm tư liệu nhằm phản bác lại quan điểm sai trái và hàm hồ của Giáo sư Li Jinmin.

Đinh Kim Phúc

Nghĩ về vụ Nguyễn Chí Đức

Nguyên Ngọc

clip_image001

Ngày hôm qua, bên cạnh vụ Tòa Phúc thẩm Hà Nội y án đối với Cù Huy Hà Vũ – việc chắc chắn không chỉ trong 10 năm nữa (7 năm tù và 3 năm quản chế) mà còn rất lâu, rất lâu nữa chưa yên, không thể yên đâu; còn có một việc trông có vẻ nhỏ hơn nhiều nhưng theo một cách nào đó cũng quan trọng không kém: Việc ông Giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh chính thức trả lời dư luận về vụ đàn áp biểu tình yêu nước ngày 17-7-2011, nói rõ ràng rằng không hề có đàn áp, chỉ giữ trật tự giao thông thôi, chính anh Nguyễn Chí Đức, người bị hại, cũng công nhận trước cơ quan điều tra “không bị ai đánh, chỉ có sự xô xát khi đưa anh Đức lên xe buýt”.

Tôi đi dự phiên tòa phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Kỳ 1

Phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm ông TS luật Cù Huy Hà Vũ đã tiến hành xong sau nhiều mong đợi từ các nhân sĩ, trí thức, người dân Hà Nội và khắp nơi, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới rằng sẽ có sự nhìn nhận lại của các cơ quan pháp luật để có bản án hợp lòng dân. Nhưng những hy vọng đó đã tan thành mây khói khi tòa tuyên y án sơ thẩm.

Kết quả đó làm nản lòng những người hy vọng một sự đổi thay, làm đau lòng những người yêu nước, làm thất vọng những niềm tin còn sót lại về một nhà nước pháp quyền.

Sự nản đó, thể hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc và nhiều mặt. Ngay cả việc người dân yêu cầu quyền chính đáng, cơ bản tối thiểu của họ khi được vào dự phiên tòa công khai thì người ta cũng không thèm nhắc đến nữa.

Lúng túng vận chuyển bauxite

Thế Kha

clip_image001

Khai thác bauxite ở Bảo Lộc. Ảnh: Thụy Trang

Chưa tìm được phương án ổn thỏa để vận chuyển bauxite vì giữ tải trọng lớn thì hư hỏng đường sá, nâng cấp đường thì thiếu vốn...

Chiều 2-8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về tuyến vận tải đường bộ phục vụ phát triển công nghiệp nhôm.

Có thể giảm tải xe chở bauxite

Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động sau cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho biết Phó Thủ tướng chưa đưa ra kết luận.

Lời cảm ơn của gia đình Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ sau phiên xử phúc thẩm 2 tháng 8 năm 2011

Kính thưa toàn thể đồng bào,

Kính thưa các vị đã ký tên đòi trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ,

Thưa các luật sư bảo vệ cho Cù Huy Hà Vũ,

Thưa các vị đã trực tiếp tới dự hoặc theo dõi phiên toà phúc thẩm,

Thưa toàn thể những người yêu chuộng Dân chủ, Tự do và Công lý,

Không ảo tưởng

Phạm Toàn

image Tội nghiệp giới nhân sĩ đến phút cuối cùng cứ vẫn còn ảo tưởng: ngoài Hà Nội phiên phúc thẩm tuyên y án nhằm “xức dầu thánh” cho cuộc xét xử sơ thẩm nhục nhã ngày 4 tháng 4, thì từ Sài Gòn vẫn còn có nhà trí thức gọi điện ra “đúng không… đúng không… Vũ trắng án chứ?... Có thế chứ!”.

Cù Huy Hà Vũ là người biết rõ phiên phúc thẩm có ý nghĩa gì với số phận dấn thân của riêng anh. Anh đã dặn vợ đăng lời cám ơn đồng bào từ trước khi phiên phúc thẩm diễn ra: tức là chẳng chờ đợi gì hết, nói ra cho hết đi, để đồng bào được cùng nhau thống nhất thêm về nhận thức. Nâng cao nhận thức về nguyên nhân cuộc đụng độ: tại sao người ta phải đàn áp Hà Vũ cho tới cùng? Câu trả lời trong thư cám ơn của Hà Vũ đã nói rõ: vì có 2 phe, một phe trùng trình cố tình không pháp chế hóa đất nước – và phe bên kia thì cứ thẳng thừng vạch hết tẩy của trò bịp tự do, dân chủ, công bằng, văn minh và đủ thứ hứa hẹn chết tiệt chỉ dẻo mỏ và không bao giờ thực thi trong đời sống.

Này đây, quang cảnh bên ngoài phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ

Nguyễn Huệ Chi

Chiều ngày 1-8-2011 tôi nhận liền mấy cú điện của hai người bạn đề nghị sáng ngày mai cho họ đến nhà trò chuyện và uống nốt chai Gold label mấy hôm trước còn uống giở với nhau. Tôi biết hai người này là ai rồi. Họ là những người bạn tốt, có thể cam đoan như thế, nhưng những việc làm của họ đâu có tùy thuộc ở họ được. Tôi nói thẳng với họ qua điện thoại: “Mai bác còn phải đi dự phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ. Uống rượu để sang hôm khác”. Nói rồi tôi tắt máy. Một chốc, lại nghe thấy tiếng đổ chuông. Đầu dây bên kia là tiếng của người thứ hai: “Em nói thật với anh, – anh này nhiều tuổi hơn, vẫn gọi tôi bằng anh – tên tuổi anh trên mạng ai cũng biết cả, anh ra đấy mà lọt vào ống kính thì... sẽ có ảnh hưởng không hay”. Tôi cũng đáp lại trong tiếng cười: “Ô hay cái cậu này. Phải cho người ta thực hiện quyền công dân của người ta chứ. Mà cũng chỉ là đứng ở vòng ngoài, xa tít, chẳng lọt được vào ống kính nào đâu”. Trao đi đổi lại một lúc, hai bạn của tôi đành thống nhất mai sáng sẽ đến lúc 6 giờ 30’ để hộ tống tôi đến Tòa án cho an toàn. Trước khi đi ngủ tôi cứ ngẫm đi ngẫm lại mãi về tình huống sáng mai, không hiểu có xảy ra cơ sự gì không. Tôi vấn kế hai người bạn đáng kính cùng họ Phạm là Phạm Duy Hiển và Phạm Toàn. Anh Hiển nghe chuyện cười to và nói: “Thì cứ đi với họ chứ sao. Bạn của mình thì không việc gì hết đâu anh”. Còn anh Phạm Toàn không trả lời điện thoại mà bằng meo: “Cái anh này mới ngốc chứ. Thôi, xách khăn gói đến thằng Tường – Dương Tường – ở ngay Quán Sứ, ngủ nhờ một hôm. Mai dậy tha hồ thảnh thơi đến cổng Tòa án. Chứ kiểu này a, thì mai đừng hòng bén mảng đến Tòa. Họ đưa đi một quán café xa tít cùng ngồi uống café thì làm gì nhau nào. Xa vợ một đêm có sao không?”. Tôi nghe hai bạn góp ý đều thấy hay, vậy nhưng cuối cùng vẫn nghiêng về ý kiến anh Hiển, yên tâm nằm lại trên cái giường của mình, bởi đã hẹn với bạn lại bỏ đi xem ra nó không phải đạo; cũng bởi, để phòng xa, trước khi hai người bạn kia hẹn hò, tôi lại đã hẹn với một người bạn khác, Thượng tá, đảng viên, đến chở tôi đi, cũng đúng 6 giờ rưỡi sáng. Có việc gì anh bạn đảng viên hẳn sẽ có cách “đánh tháo” cho tôi. Tất nhiên đó là nói phòng xa thôi, giữa thời buổi này, là người lương thiện nghĩ đến một “âm mưu” nghe sao nó kỳ dị, nhất là khi mình đã đánh giá người chơi với mình là “bạn”. Dù sao, vẫn cứ phải dự phòng hai chữ... “có ai ngờ”.

Gửi tặng Hà Vũ

Đoàn Nam Sinh

Lại có một phiên Tòa,

Phúc thẩm cho một phiên Toà

quái dị.

Không ai là bên nguyên,

Chỉ một mình em bên bị.

 

Không ai là người bị hại.

Không ai được chút lợi gì.

Không đồng phạm - chủ mưu - bè phái.

Không cớ gì vẫn đóng cũi lôi đi.

Phiên tòa hôm nay

Dân Choa

clip_image001

Chiều hôm qua nhiều tờ báo ở Hà Nội cùng đưa tin, hôm nay ngày 2/8 Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ mở ra lúc 7 giờ 30 phút để xử phúc thẩm ông Cù Huy Hà Vũ.

Bài bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trước phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ngày 2 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội

Luật sư Trần quốc Thuận

Tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận, Văn phòng Luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, là Luật sư bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị kết án tại bản án sơ thẩm số:178/2011/HSST ngày 4/4/2011 TAND Hà Nội; “theo điểm c, khoản 1, Điều 88, Bộ luật hình sự:

“Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Đúng một nửa: "Biểu tình phản đối Trung Quốc mang tính chất yêu nước" và… “Không có căn cứ xác định công dân Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình”

Nếu “không có căn cứ xác định công dân Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông ngày 17/7” thì tại sao “những cán bộ có liên quan đến sự việc” lại phải “bị tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm, nghiêm khắc phê bình và rút kinh nghiệm chung”?

Bauxite Việt Nam

Anh Ba Sàm tường thuật phiên tòa phúc thẩm vụ án TS Cù Huy Hà Vũ

Blogger Anh Ba Sàm

Bây giờ là 5h40′ sáng, trời Hà Nội vẫn tiếp tục những đợt mưa rào nhẹ, không biết Công an Hà Nội có kịp trang bị cho các nhân viên công lực áo mưa?

Từ bình luận của nhiều độc giả mấy bữa nay và của Nhà văn Phạm Viết Đào đêm qua (Tôi tin: Ngày mai Cù Huy Hà Vũ sẽ được thả tại tòa), Ba Sàm xin tưởng tượng một, hai kịch bản lý tưởng.

Do phản ứng quá khủng khiếp của dư luận trong, ngoài nước, nằm ngoài dự liệu, do cần có bộ mặt mới cho ê kíp mới (kể cả những toan tính khác nhau trong nội bộ), do những sơ sẩy trong các khâu tố tụng rất khó gỡ, thêm nữa, việc vận động những nhân vật tiếng tăm ký Kiến nghị trả tự do cho TS CHHV “tự nguyện” rút tên mình đã không đem lại kết quả như mong đợi, rồi hệ quả là như “phong thánh” cho TS CHHV, giúp ổng trở thành “lãnh tụ tương lai” trong tâm thức dân chúng, vì chưa từng có một nhân vật bất đồng chính kiến lại được sự ủng hộ của nhiều thành phần xã hội rất khác nhau như vậy, kể cả tương lai một Giải Nobel Hòa bình vô cùng tai hại và khó cưỡng lại (cho chính quyền), v.v. nhưng cũng cần giữ “thể diện” cho “cơ quan chức năng”, CHHV sẽ được xử mức án tối thiểu cho tội danh bị cáo buộc, hoặc tòa tuyên hủy bản án sơ thẩm…

RFA tường thuật phiên tòa phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Không khí căng thẳng bên ngoài phiên tòa phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Hôm nay tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiến hành phiên xử phúc thẩm đối với vụ án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN’.

clip_image001

LS Nguyễn Thị Dương Hà mang theo tấm biển "CHỒNG TÔI VÔ TỘI" khi đến dự phiên tòa phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội hôm 2-8-2011. Kami's blog

Kiến nghị Tòa án Nhân dân Tối cao cho phép người dân được tham dự phiên tòa phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------*------

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011

Kính gửi: Ông Trương Hòa Bình,

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao

Đồng kính gửi : Ông Chánh tòa Phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao

Chúng tôi là những công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hết sức quan tâm đến phiên xử phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ, được biết sẽ tiến hành vào ngày 2-8-2011 sắp tới;

Căn cứ theo quy định tại điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do bộ luật này quy định”;

Nạn nhũng nhiễu của cảnh sát giao thông – Mầm mống gây phản kháng diện rộng

Người Quan Sát

Hai hình ảnh ở Nghệ Tĩnh

Nghệ Tĩnh là một địa danh lịch sử từng nổi tiếng với Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930. Nằm trong dải đất hẹp cằn cỗi của miền Trung, con người nơi đây hàm chứa hai tố chất rất đặc thù: truyền thống học vấn và hành động phản kháng quyết liệt.

Từ năm 2007-2008, người ta đã nghe nói đến chuyện người dân Nghệ An dùng luật rừng để đối đãi với những kẻ bắt trộm chó. Vào thời gian đó, ở đây nổi lên hoạt động của bọn săn trộm chó mèo. Đa phần kẻ trộm là người bản địa, quỷ quyệt và liều lĩnh – một loại giặc dã trong bối cảnh xã hội thoái trào kỷ cương.

Nhiều gia đình đã tức uất khi bị bọn chúng cướp chó giữa ban ngày ban mặt. Nhiều lá đơn thưa đã được người dân gửi đến công an và chính quyền địa phương, nhưng cách giải quyết chỉ là ậm ừ cho qua chuyện. Sau chuỗi ngày chịu đựng rồi hết hy vọng vào sự giúp đỡ của chính quyền, người dân đã tự phát tổ chức các nhóm phòng chống kẻ trộm.

Nhà thơ Bằng Việt được an ninh ghé thăm

Nguyễn Trọng Tạo

clip_image001

Nhà thơ Bằng Việt

Tôi đang chuẩn bị đi ăn tối thì nhận được điện thoại của nhà thơ Bằng Việt. Ông thông báo cho tôi tin sốt dẻo: Sau khi câu nói của ông được tôi công bố trên mạng (Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn), trưa nay 1.8.2011, ông được một đồng chí an ninh của Bộ gọi điện xin gặp. Và hai người đã có cuộc trò chuyện thú vị bên những cốc bia.

Theo nhà thơ Bằng Việt thì anh an ninh hỏi có phải ông nói như thế không, ông khẳng định là ông đã nói như thế với tôi (Nguyễn Trọng Tạo), và không có gì phải cải chính cả. Và ông giải thích cho đồng chí an ninh là vì sao ông đã phải dùng từ “ngu xuẩn”.

Phiên phúc thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ chứng minh nền nhân quyền Việt Nam

Gia Minh, Biên tập viên RFA

clip_image001  

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức HRW

 

Kết quả phiên phúc thẩm xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngày 2 tháng 8 về những cáo buộc làm phương hại an ninh quốc gia sẽ có tác động quan trọng đến vấn đề thượng tôn pháp luật và quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch cho biết nhận định của tổ chức về đánh giá đó như sau:

Vì họ làm cho thủ tục tố tụng trở thành vấn đề. Trong phiên sơ thẩm, các luật sư bào chữa yêu cầu thẩm phán cung cấp cáo trạng mà tòa căn cứ để luận tội ông nhưng yêu cầu chia sẻ thông tin đó bị khước từ.

Lẽ ra ông Cù Huy Hà Vũ không thể bị giam tù vì ông chỉ sử dụng quyền bày tỏ ý kiến theo như Công ước về các quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam đã phê chuẩn mà thôi.

Tản mạn về lòng tự trọng

Blogger KL

Khó cắt nghĩa điều gì khiến tôi viết ra những dòng này. Pha trộn của nhiều suy nghĩ, kỷ niệm và quan sát. Dường như khởi nguồn là từ một số sự kiện các nhân vật lớn của nước nhà buông ra những lời to tát, như là không thèm chấp dư luận, hay hình như một chút là từ những bức xúc ngồn ngộn trên các phương tiện thông tin đại chúng, v.v. về nhiều thực trạng buồn nản, nợ nước ngoài dần tăng, cận kề mức đáng lo ngại, lạm phát ngất ngưởng, rồi tình trạng các bác vi phạm luật giao thông nhảy lên đánh cả cảnh sát khi bị chặn lại?

Quốc hội phải giám sát việc làm đường chở bô xít

Chí Hiếu

clip_image002

Nhà máy bô xit Tân Rai sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9.2011. Ảnh: VnExpress

 
SGTT.VN - Hơn một tháng nữa, dự án bô xít Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào hoạt động. Theo chủ đầu tư là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), trước mắt bô xít sẽ được chuyển bằng đường bộ từ Lâm Đồng xuống cảng Gò Dầu, đi qua Đồng Nai (quốc lộ 20 và tỉnh lộ 769).

Tuy nhiên, đến giờ phút này, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ không để xe chở bô xít của TKV chạy qua địa bàn tỉnh vì các tuyến đường trên đã xuống cấp, còn Tổng cục Đường bộ cũng cho biết sẽ không cấp phép cho các xe chở bô xít tải trọng 40 tấn của TKV nếu TKV chưa chịu ứng tiền để nâng cấp cầu, đường theo như chỉ đạo của Chính phủ.

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị bên hành lang Quốc hội, Đại biểu tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc bức xúc: "Từ đây đến tháng 9 không còn bao xa, vì vậy đưa ra một giải pháp kỹ thuật xây cầu cống là bất khả thi. Tôi nghĩ đây là sự bế tắc vì không có đường thì dự án không triển khai được".

Xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, gắng một chút thức thời hay tiếp tục ngu xuẩn?

Bùi Minh Quốc

Nhân dân cả nước và toàn thế giới chăm chú theo dõi phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng của Việt Nam, Luật gia Cù Huy Hà Vũ sắp diễn ra ngày mai, 2.8.2011. Người ta theo dõi xem cung cách giữ ngai (đỏ) của vị “vua tập thể” tại cung đình có gì mới sau một thời gian bàn bạc/mặc cả chia ngôi giữa các thành viên chủ chốt.

Cung cách cũ thì mọi người đã rõ, qua nhận xét ngắn gọn chắc nịch của nhà thơ Bằng Việt, chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thủ đô Hà Nội: “Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ thì đấy là một sự ngu xuẩn”. Tôi (Bùi Minh Quốc) thì nghĩ, cả tập thể vua có thể vẫn là một sự ngu xuẩn tiếp tục mê muội lao theo con đường lấy bạo quyền chà đạp công lý, nhưng từng thành viên thì có thể trong tim vẫn còn vài giọt máu thắm yêu nước vì dân và đầu óc còn có chút thức thời.

Phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ – lòng dân chờ ý Đảng ngày 2/8/2011

Hà Đình Sơn

Sau khi nổ ra vụ án TS Cù Huy Hà Vũ “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày 5/11/2010, người dân Việt Nam trong nước và ở nước ngoài quan tâm đến ngày càng tăng. Chưa có thống kê nào xác định chính xác số lượng người quan tâm, nhưng bằng kinh nghiệm của cá nhân tôi có thể khẳng định đây là vụ án “chính trị” thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm nhất từ trước tới nay.

Trần Ích Tắc đừng trở lại

Sáu Nghệ

Trần Ích Tắc ơi, hãy đừng trở lại

Dẫu nghìn năm, miệng thế vẫn giữa đời.

Lòng yêu nước trên đất này như gió

Thổi vĩnh hằng da diết không nguôi!

Ngọn gió vô hình, vô định, ngược xuôi

Khao khát, đắng cay, say mê, buồn tủi,

Muôn ngọn cỏ thường ngày trong cát bụi

Đều rung rinh khi gió tràn về.

Ấp ủ niềm tin khi gió tái tê

Ấp ủ tình yêu góc trời lặng gió

Để tất cả mọi nẻo đường lại có

Tiếng xôn xao, vẫy gọi, ngân dài…

Thư gửi anh Bùi Công Tự nhân đọc bài „Kế sách bảo vệ chủ quyền của Philippines“

Nguyễn Việt

Anh Công Tự thân mến,

Tôi đã đọc kỹ bài „Kế sách bảo vệ chủ quyền của Philippines“ của anh trên Blog của anh Nguyễn Xuân Diện. Tôi nghĩ anh đã nêu khá rõ chính sách của nước bạn. Nhưng theo tôi, Việt Nam và Philippines bước vào cuộc xung đột Biển Đông từ hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tồn tại trong hai thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau nên sẽ có rất nhiều điều các bạn Phi làm được, nhưng chúng ta thì không.

- Về mặt lịch sử, địa lý, Việt Nam ở sát Trung Quốc, chịu hàng ngàn năm đô hộ của Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa, tư tưởng (Nho, Lão, Mao, v.v.). Trong khoa học thì từ âm lịch, canh nông, trong văn hóa thì từ ngày tết lễ đến ngôn ngữ, văn học, chúng ta đều chịu ảnh hưởng của TQ. Điều này ở Philippines hoàn toàn khác hẳn.

"Câu trả lời cho bạo lực là dân chủ hơn"

“Câu trả lời cho bạo lực là dân chủ hơn, cởi mở hơn và năng động hơn” - đây là tinh thần của bức thư bà Ann-Helen P.Azedo, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt nam, đã gửi đến Bee.net.vn ngày 28/7/2011.

clip_image003

 

Vụ thảm sát Na Uy khiến 76 người thiệt mạng

 
Trước hết, chúng tôi rất cảm ơn về sự quan tâm của các bạn.

Hôm 22/7, Na Uy là nạn nhân của một vụ tấn công kép. Đầu tiên là vụ đánh bom vào văn phòng Chính phủ ở trung tâm Oslo. Vụ thứ hai là ở một trại hè của lực lượng thanh niên Đảng Lao động. Đây là những vụ tấn công kinh hoàng và bi thảm mà đất nước Na Uy đang phải gánh chịu và lên án mạnh mẽ.

Đây là vụ tấn công có chủ ý nhằm vào Chính phủ Na Uy và thế hệ các nhà chính trị mới của đất nước này. Na Uy sẽ không bị những cuộc tấn công này làm cho hoảng sợ. Mục đích của chúng là làm người dân sợ hãi và hoảng loạn nhưng Chính phủ Na Uy sẽ không cho phép điều đó xảy ra.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn