Vụ đàn áp khoa học đẫm máu nhất thế kỷ XX ở Liên Xô

(Viết nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười)

Vũ Cao Đàm

Trong thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành sau 1954, cả người từng học ở LX trở về cũng như người học ở trong nước và công tác tại miền Bắc, hình ảnh LX đều để lại trong tâm hồn rất nhiều ấn tượng đẹp (những bài hát Đôi bờ, Thùy dương, Chiều Mascơva... bộ phim Đàn sếu bay, những bà mẹ Nga chất phác và nồng hậu, những tính cách Nga cực kỳ thẳng thắn dễ thương...). Nhưng phía sau mặt phải dễ nhìn thấy kia lại cũng có một mặt trái của LX mà ít người nhìn thấy. Dưới đây là hồi ức của GS Vũ Cao Đàm, người từng có dịp chứng kiến cái phía ít người nhìn thấy đó; mục đích của ông là muốn tâm sự với chúng ta một vài điều mà chính chúng ta phải tự rút ra bài học để tránh cho mình những tổn thất, bởi chúng ta đang sống trong chính cái cơ chế mà Liên Xô đã trải qua và với trí thức nước họ, nay... chỉ còn là một dĩ vãng.

Bauxite Việt Nam

Trong các nước XHCN, khoa học là do Đảng Cộng sản (ĐCS) lãnh đạo.

Vụ án di truyền học ở Liên Xô do Lưxenko, Chủ tịch Viện Hàn lâm Nông nghiệp, đã nhân danh Đảng CSLX chủ xướng có thể xem là một vụ đàn áp khoa học đẫm máu nhất thế kỷ XX, đáng xem là một bài học đắt giá về sự lãnh đạo của ĐCS đối với khoa học.

Câu chuyện được bắt đầu khi thuyết Mendel-Morgan được truyền bá vào Liên Xô với Vavilov là một đại biểu của trường phái này.

Vavilov khi đó là Viện trưởng Viện Di truyền học thuộc Viện hàn lâm Nông nghiệp Liên Xô, cũng chính là người thành lập và lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp từ trước năm 1935. Năm 1938, sau khi hai vị Chủ tịch kế nhiệm của Vavilov là Muralov và Meister bị bắt và bị tử hình thì Lưxenko đã giành ngay được chức vụ này. Năm 1940 Vavilov cũng bị bắt, và đầu năm 1943 ông bị chết trong tù. Lưxenko đã giành nốt chức Viện trưởng Viện di truyền học cũng do Vavilov thành lập. Lưxenko nhanh chóng lợi dụng chức Viện trưởng của chính Viện nghiên cứu về di truyền học để mở chiến dịch tấn công di truyền học. Nhiều nhà sinh học lỗi lạc như Viện sĩ Zhebrak, Zavadovski, Zhukovski, Nemtchinov và Rapoport đã lên tiếng bảo vệ cho sự tồn tại của trường phái khoa học này.

Tuy nhiên, Lưxenko đã dùng quyền lực trong Đảng và trong khoa học tuyên bố chỉ cho phép tồn tại một trường phái mà ông chủ trì trong ngành sinh học Xô viết. Đó là trường phái non-Mendel, đồng thời trực tiếp chỉ đạo việc đàn áp những nhà di truyền học đi theo Mendel và Morgan, gán cho họ tội danh "truyền bá chủ nghĩa duy tâm tư sản phản động".

Làn sóng khủng bố lan rộng. Hàng loạt nhà khoa học bị gọi tới cơ quan để viết kiểm điểm và buộc tuyên bố từ bỏ "trường phái khoa học phản động". Ai không chấp nhận thì bị đuổi khỏi cơ quan. Những người là đảng viên thì bị yêu cầu phải thừa nhận sai lầm trước Đảng. Nhiều người đã không làm như vậy, chẳng hạn Rapoport đã đến cơ quan Đảng để trả thẻ đảng và xin ra Đảng; Nhà sinh lý học thực vật Sabinin bị đuổi khỏi Đại học Matxcơva, bị chuyển đến Krưm, và đã tự sát; Hiệu trưởng Đại học Gorki đã gọi Chủ nhiệm Bộ môn Di truyền học Tchetverikov yêu cầu thay đổi quan điểm, nhưng ông không chấp nhận và đã bị sa thải; Bộ trưởng Bộ Giáo dục cao đẳng cách chức Nemtchinov, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Matxcơva; Zhebrak cũng bị cách chức Viện trưởng và Viện của ông bị giải thể. Nạn đại dịch khủng bố di truyền học lan tràn trong hàng loạt trường đại học có các ngành nông nghiệp, y, sư phạm, lâm sinh, công nghiệp thực phẩm và nhiều trường đại học khác. Toàn Liên Xô đã có gần ba ngàn nhà sinh học bị sa thải ngay trong thời điểm đó (*).

Kết quả là Liên Xô đã để mất những vị trí rực rỡ đã giành được trong lĩnh vực di truyền học, bước vào thời kỳ tụt hậu cả trong di truyền học, cả trong các khoa học ứng dụng về chọn giống, cả trong việc chữa các bệnh mang tính di truyền và trong công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh. Liên Xô đã bị loại hoàn toàn khỏi cuộc chạy đua với các cường quốc sinh học trong lĩnh vực quan trọng nhất, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa quân sự. Kết quả đau buồn là ngành di truyền học ở Liên Xô đã bị gạt sang bên lề của thế giới, nhiều nước đã vượt lên trước, thậm chí cả những nước mới vừa trước đó còn chưa dám nghĩ tới chuyện chạy đua với Liên Xô về di truyền học trong các lĩnh vực nghiên cứu bản chất và cấu trúc của tính di truyền.

Vào những năm 1970, đúng vào lúc Viện hàn lâm Liên Xô vẫn đang được xem là cơ quan khoa học "cao nhất", được hưởng những đặc quyền lớn nhất trong xã hội, thì các nhà điện ảnh Xô Viết đã cho ra đời bộ phim trào phúng có tên tiếng Nga là "Pienư". Bộ phim đả kích tệ sùng bái tước vị và khoa bảng trong cộng đồng khoa học Xô viết, một tệ nạn dẫn đến bị lũng đoạn bởi các công ty ma gồm những chuyên gia không hàm vị, chuyên viết thuê luận án cho các vị có chức quyền muốn giành ghế Viện sỹ Viện hàn lâm. Phim đã được chiếu dài ngày vào năm 1978 tại Hà Nội với nhan đề được dịch sang tiếng Việt là "Bèo bọt".

Ngày nay ở nước Nga vị trí của Viện hàn lâm đang thay đổi, từng bước được đặt vào vị trí “bình thường” trong mạng lưới tổ chức khoa học. Không những thế, ở nước Nga ngày nay còn xuất hiện thêm hàng loạt tổ chức khác cũng được đặt tên là Viện hàn lâm. Điều này khiến nhiều đại biểu của tư tưởng học phiệt phản ứng quyết liệt. Họ đã tìm cách gây ảnh hưởng để các nhà lãnh đạo ký sắc lệnh cấm sử dụng tên "húy" của Viện hàn lâm; một số Viện sỹ già nua còn viết bài đả kích trên công luận, xem đó là một thứ "ngụy khoa học". Nhưng xu thế dân chủ trong khoa học đã như luồng gió lành quét sạch tư tưởng phong kiến. Tất cả các tổ chức có tên là Viện hàn lâm ở nước Nga đều đang tồn tại như sự thách thức trước các nhóm học phiệt và hồi chuông cáo chung của chủ nghĩa học phiệt lỗi thời.

Ngay sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, tôi có dịp viếng thăm nước Đức thống nhất. Trước cảnh vắng lạnh trong khuôn viên của Viện hàn lâm Đông Đức cũ, tôi bùi ngùi nuối tiếc Viện hàn lâm, nơi tôi vừa đến làm việc mấy tháng trước đó. Người bạn Đức đã nhận bằng Tiến sỹ tại Viện hàn lâm Liên Xô cũ, vốn lãnh đạo một viện thuộc Viện hàn lâm Đông Đức, hiểu ý, vừa chia sẻ tình cảm với tôi, vừa nói: "Sau ngày thống nhất, trong khi tất cả các trường đại học ở miền Đông nước Đức vẫn được giữ lại nguyên vẹn, thì Viện hàn lâm theo mô hình Xô viết đã bị giải thể hoàn toàn; công việc nghiên cứu khoa học được trả lại cho các trường đại học". Ông nhắc lại một lần nữa như sợ tôi không hiểu hết ý: "trả lại cho các trường đại học", và tiếp: "Tuy là người đã mất quyền lãnh đạo khoa học, và hiện đang mất việc làm, tôi vẫn khẳng định: Quyết định đó của Nhà nước Đức là đúng đắn”.

*

Lịch sử đàn áp khoa học của Liên Xô không phải chỉ diễn ra có một lần trong lĩnh vực Di truyền học. Cho đến tận những năm 1960, nhiều tư tưởng khoa học tiến bộ cũng vẫn chịu số phận như di truyền học. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực hiện đại đưa vào Liên Xô đều đã bị phê phán gay gắt, trước hết là từ giới triết học marxist-leninist, sau đó là giới chính trị gia và các thế lực học phiệt bám đuôi giới chính trị gia.

Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực, như Điều khiển học (Cybernetics), Lý thuyết hệ thống (Systems Theory), Toán kinh tế (Mathematical Economics), và ngay cả John Bernal, nhà vật lý học, một đảng viên cộng sản người Anh, khi viết cuốn The Social Function of Science (1939) cũng đã bị đả kích gay gắt, khi ông đưa ra khái niệm thất nghiệp vì công nghệ (technological unemployement), vì đã đưa ra một luận đề mới về sự thất nghiệp do đổi mới công nghệ gây ra, trái với Marx, thất nghiệp chỉ có thể là do tư bản bóc lột.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, xem lại những bài học về quan hệ giữa chính trị và khoa học sẽ vô cùng cần thiết để hoạch định một chính sách đúng đắn cho sự phát triển khoa học của đất nước.

V.C.Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

__________________

(*) Viết theo số liệu công bố trong Tạp chí Tia lửa nhỏ (Ogonjok) Số 8&9 năm 1987

Hãy câm mồm đi!

Hà Văn Thịnh

image Chuyện làm chấn động dư luận khi một loạt các hãng truyền thông trên thế giới đăng tải tin nói rằng ông Trương Viêm, Đại sứ TQ tại Ấn Độ, khi được hỏi về sự vô lý là lãnh thổ Ấn Độ bị TQ chiếm đóng trái phép lại được “hợp thức” hóa trên bản đồ của phía TQ, đã tức giận đến mức quát vào mặt phóng viên: Hãy câm mồm đi (shut up)!

Chưa bàn về sự “xấu xa, trơ tráo, tham lam và vô giáo dục” (ugly, greedy, impudent and unmanerly) của một trong những bộ mặt tiêu biểu của nền chính trị cao cấp TQ như một cư dân mạng đã bình luận mà hãy tự lắng lại, ngẫm một chút mới chợt vỡ toác ra rằng: Trên khắp trái đất này, những kẻ có quyền lực tham lam, trơ tráo đều muốn cho mọi sự phản biện của người dân (đây là nhà báo) luôn phải nằm im trong cái sọt rác có tên gọi là CÂM MỒM (!).

Nhà cầm quyền TQ muốn cả thế giới câm mồm khi họ xâm lấn, cưỡng đoạt đất đai, lãnh thổ của láng giềng bởi vì họ cho rằng họ có quyền chiếm tất cả những gì có thể chiếm được, miễn là những người cầm quyền ở các nước lân bang biết cách để câm mồm.

Bài học về “lực lượng thứ tư” – Nỗi đau còn đó muôn đời

Hồn Quê

Trong quá khứ chúng ta đã có lực lượng thứ ba, đó là Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của Đảng, được thành lập sau sự kiện Tết Mậu Thân, nhằm tạo ra một tổ chức "đệm" giữa Mặt trận Giải phóng Dân tộc và các thế lực khác "làm cho kẻ thù bị cô lập cao độ".

Xa hơn trên chục năm trước đó chúng ta đã sử dụng “lực lượng thứ tư” (khái niệm tạm gọi), là “vô sản lưu manh” (VSLM) trong (CCRĐ). Khái niệm VSLM của Mác là: “tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động” (Tuyên ngôn đảng cộng sản). Vô sản lưu manh – tiếng Đức Mác dùng là: lompenproletariaat.

Báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế về các công ty của Trung Quốc ngược đãi công nhân mỏ ở Zambia

Ishaan Tharoor

Phạm Anh Tuấn dịch

clip_image002  

Công nhân làm việc tại một mỏ đồng ở Zambia chinamine

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [HRW] đóng tại New York đã công bố một bản báo cáo 122 trang nêu chi tiết "tình cảnh ngược đãi" và tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo của các công ty khai khoáng của Trung Quốc đang hoạt động tại quốc gia Zambia nằm ở phía Nam châu Phi. Được đặt đầu đề là "Chống đối là bị sa thải liền", bản báo cáo này là một trong những chỉ trích khó lòng chối cãi về hậu quả của sự ảnh hưởng và hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên khắp thế giới. Là môt siêu cường quốc tế mới bắt đầu ló dạng, Bắc Kinh gần đây đã liên tục mở rộng các công ty năng lượng của họ trên khắp thế giới bằng cách mua các mỏ và xây dựng đường ống từ châu Phi tới châu Mỹ La tinh, Trung Á tới châu Đại Dương. Tất cả các công ty Trung Quốc được nói tới trong bản báo cáo đều là công ty của nhà nước. Nói chuyện với một nhân viên của HRW, một công nhân người Zambia đang làm việc tại một khu mỏ của Trung Quốc đã kể vắn tắt về tình cảnh người lao động bị ra lệnh cưỡng bách được che đậy đằng sau những dự án đầu tư của gã khổng lồ châu Á tại đất nước Zambia giàu quặng đồng:

Nhiều khi công nhân biết là mình đang ở tại một vị trí nguy hiểm tính mạng, song người Trung Quốc vẫn ra lệnh cho công nhân tiếp tục làm việc. Họ chỉ nghĩ đến năng suất chứ không nghĩ đến an toàn. Nếu có ai đó chết thì anh ta có thể được thay thế bằng một người khác vào ngày hôm sau. Ai tiết lộ chuyện là sẽ bị mất việc ngay.

Nợ dân đến bao giờ?

Blogger Bút Lông

Không phải ngẫu nhiên mà dư luận ồn ã đến thế về việc Luật Nhà văn được đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa XIII.

Có lẽ việc thể chế hóa hoạt động sáng tác (văn-thơ) chẳng đến nỗi gây tranh cãi lắm nếu trong chương trình lập pháp chính thức của nhiệm kỳ QH này có mặt những đạo luật đề cập tới những lĩnh vực thuộc về quyền hiến định của công dân như Luật Biểu tình, Luật về Hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Báo chí (sửa đổi… Tranh cãi vì đại biểu cũng như cử tri đều cho rằng hoạt động lập pháp phải đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, nếu không “đón đầu” được thì ít ra cũng phải “chạy theo” thực tiễn!

Đâu phải đại biểu quốc hội nào cũng dám nói

Đỗ Hiếu, Phóng viên RFA

clip_image001  

Phiên họp đầu tiên của quốc hội khóa 13. source chinhphu.vn

 

Ông Trần Ngọc Vinh, Phó đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Hải Phòng tuyên bố, trong kỳ họp hiện nay của Quốc hội, nhiều người đã phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng của đất nước, đáp ứng phần nào nguyện vọng của cử tri, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến chưa thật sự sâu sắc, chưa tập trung, không đủ tính đại diện cho cả nước.

Sợ bị phê bình

Lên tiếng mới đây với báo chí, Đại biểu quốc hội Trần Ngọc Vinh nhấn mạnh trước diễn đàn rằng, tất nhiên ai cũng mong muốn các đại biểu Quốc hội mà mình tín nhiệm, ngày càng phải có chất lượng phục vụ cử tri cao hơn, tuy nhiên theo ông thì đâu phải đại biểu Quốc hội nào cũng dám nói.

Hơn nữa, ai cũng sợ bị cử tri chê bai, phê bình, nên cố gắng đứng lên phát biểu trước ống kính tivi để mọi người thấy mặt mình, chính vì thế mà có những ý kiến về các vấn đề xa xôi, thiếu thực tế, không liên quan gì đến mạch thảo luận chung tại nghị trường.

Bắc Kinh có thể cản trở phong trào quyên góp giúp Ngải Vị Vị đóng thuế

Thụy My

Như tin đã loan, chỉ trong vòng vài ngày, đã có trên 10.000 người dân Trung Quốc gởi tiền giúp nghệ sĩ Ngải Vị Vị đóng số tiền phạt, do cơ quan thuế đòi hỏi là 15 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,7 triệu euro. Hầu hết những người đóng góp là sinh viên và thanh niên.

clip_image001

Những người ủng hộ nghệ sĩ Ngải Vị Vị, Bắc Kinh, 23/6/2011. Reuters/David Gray

Trung Quốc gia tăng đàn áp ở Tây Tạng

Duy Ái - VOA

clip_image001  

Cảnh sát Ấn Ðộ cố gắng dập tắt lửa trên người Sherab Tsedor, thanh niên Tây Tạng tự thiêu bên ngoài Ðại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi, Ấn Ðộ

 

Phong trào chống đối các chính sách cai trị tàn bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng đã gia tăng cường độ trong thời gian gần đây với một loạt những vụ tự thiêu phản kháng ở vùng tây nam Trung Quốc và ở Ấn Độ. Giới hữu trách Bắc Kinh nói rằng tự thiêu là trái với đạo đức và tố cáo những người Tây Tạng lưu vong do Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo khích động những vụ gây rối để đòi tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc. Chính phủ Tây Tạng lưu vong nhanh chóng bác bỏ tố cáo vừa kể và những người tranh đấu nhân quyền trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh chấm dứt những hành động bách hại người Tây Tạng.

Một thanh niên Tây Tạng mới đây đã tự thiêu trước Đại sứ quán Trung Quốc ở New Dehli để phản đối các chính sách của Bắc Kinh.

Vụ tự thiêu hôm thứ Sáu (ngày 4 tháng 11/2011) của anh Sherab TseDor, 25 tuổi, diễn ra tiếp theo sau một loạt hơn 10 vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng trẻ tuổi ở vùng tây nam Trung Quốc từ trung tuần tháng 3 để đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng tự do tôn giáo và văn hóa và để cho nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương.

Con bệnh của châu Á

(Cuộc khủng hoảng y tế của Trung Quốc)

Yanzhong Huang

Trần Ngọc Cư dịch

Vì bận tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TQ) từ lâu đã có thái độ lơ là đối với y tế công cộng – một ngành, mà theo một số đánh giá, hiện còn tồi tệ hơn cả dưới thời đại Mao. Mặc dù có nhiều cải tổ gần đây, người dân TQ vẫn tiếp tục mắc nhiều bệnh hoạn hơn trước, một tình trạng đang đe dọa hệ thống y tế quốc gia, đe dọa nền kinh tế nói chung, và thậm chí cả sự ổn định của chế độ.

Tạp chí Foreign Affairs

Là một học giả gốc Hoa nên không những hiểu thấu nội tình “con bệnh Trung Quốc” hiện nay một cách đến nơi đến chốn, chỉ ra đúng tình trạng “nan y” của nó, Yanzhong Hoang (Hoàng Nghiêm Trung / 黄 严 忠)cũng cố gắng “kê đơn bốc thuốc” cho nó một cách tận tình, mong “con bệnh” mà mình có một phần liên hệ máu mủ, qua được cơn hiểm nghèo. Bài viết vì thế hơi dài, nhất là phần cuối.

Là con người với nhau, đang tồn tại chung trên một “thế giới phẳng”, có lẽ trừ các ngài lòng lang dạ sói ở Trung Nam Hải ra chứ ai mà chẳng mong điều ấy. Nhưng nói thật tình, làm sao giải quyết được “ca” bệnh vô phương này theo phác đồ điều trị của ông “thầy thuốc” Hoàng Nghiêm Trung? Khó quá đi!

Này nhé, ông Hoàng cho rằng chính quyền Bắc Kinh hãy nâng bảo hiểm y tế lên cho dân nghèo được nhờ, không được bỏ rơi họ như từ sau 1980 khi Trung Quốc vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường; cũng không được để họ hưởng một mức bảo hiểm “có cũng như không” như tình trạng đã có chút cải thiện hiện nay. Nhưng chính ông Hoàng cũng đã thấy đấy, thoát nghèo ở Trung Quốc thực tế hiện chỉ mới khoảng bốn, năm trăm triệu người, vậy thì còn lại tám chín trăm triệu con người đang sống dở chết dở ở khắp nước Trung Hoa mênh mông kia, làm cách gì để nâng bảo hiểm lên cho xuể bây giờ? Ngay ở thành phố thôi, ông Hoàng đã nhận ra một sự cấu kết ngầm giữa các thế lực đen – nói một cách mỹ miều như ở Việt Nam là các “nhóm lợi ích” – là cơ quan quản trị của Chính phủ, cụ thể là Bộ Y tế, Tổ chức bảo hiểm nhà nước với các bệnh viện để dìm mức an sinh lại ở cái trần thấp lè tè đừng cho nó nhích được lên, trong khi giá khám bệnh, giá dịch vụ y tế và giá thuốc thì cứ lên vô tội vạ; rồi thuốc giả, thuốc độc và nhiều thứ thực phẩm độc hại khác cũng tha hồ tung ra bán ở khắp nơi (mà chính Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang chịu hệ lụy vô cùng nguy hiểm). Đó là chưa nói sự cấu kết ghê gớm giữa các tập đoàn tài phiệt nhà máy với bộ máy quyền lực để ung dung thải các chất độc hại ra môi trường khiến nhân dân cứ chịu chết mòn vì bệnh hiểm nghèo mà không biết kêu vào đâu được. Thế thì nói gì đến vùng sâu vùng xa Trung Quốc, một món bảo hiểm y tế còm vài chục đồng nhân dân tệ gọi là món tiền “an ủi” để người ta chết cho an tâm, mà muốn về được với dân còn phải qua bao nhiêu là cấp, thì phỏng còn lại bao nhiêu khi đến tận tay người nghèo? Chắc không cần tính ai cũng đoán ra dễ dàng. Cho nên, cách nghĩ của Hoàng Nghiêm Trung cứ đọc vào đã thấy ngay là ảo tưởng, từ nước Mỹ mà nhìn về “nước mẹ” rồi nghĩ rằng tấm lòng người cầm cân nẩy mực ở “nước mẹ” đang lo cho dân cho nước lắm. Ông nào đâu phải là kẻ nằm trong chăn để thấy rận lúc nhúc, như chính người Trung Quốc đại lục đang phải chịu, và cả... chúng tôi, ông cũng không thể nào “thấm thía” điều đó được như chúng tôi, vì sao thì xin ông cứ thử đoán xem. Ông Hoàng chẳng thấy tổ chức minh bạch thế giới vừa công bố Nga và Tàu là hai nước đội sổ thế giới về thứ hạng đưa và nhận hối lộ đấy ư?

Ông Hoàng lại kêu than về tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần, tỷ lệ người tự sát ở Trung Quốc bây giờ cao quá, có dễ đứng vào hàng nhất nhì thế giới. Chúng tôi là những người có đủ sự trải nghiệm để nói với ông nguyên nhân đưa đến mối tệ ấy. Cả một tỷ ba người Tàu, thôi thì cứ bỏ ra ngoài khoảng một trăm hoặc hai trăm gia đình có đủ tiền và quyền để muốn làm gì thì làm, còn lại thử hỏi ai mà không đang lúc nhúc trong một cái lồng rất lớn, bề ngoài trông có vẻ đẹp mẽ thật, có sơn son thếp vàng nữa, nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ là cảnh cá chậu chim lồng, trong đó có cả vẹt và trâu, muốn nói thì hãy bắt chước vẹt, còn muốn điều gì khác thì đều phải có người dắt mũi như dắt trâu. Không rơi vào trầm cảm, không mắc chứng Alzheimer, các hội chứng tâm thần, hoặc tìm lối thoát bằng tự thiêu, tự sát bằng đủ mọi cách, thì còn biết tìm đường nào?

Ông Hoàng lại bảo cần để cho dân chúng được sinh đẻ theo tỷ lệ 2 con mỗi gia đình. Leo ôi! Chỉ cho phép một con mà dân số Trung Quốc mới 600 triệu từ thời Mao nay đã tăng vọt lên hơn tỷ ba rồi. Nếu cho phép 2 con thì chẳng mấy chốc chắc chắn sẽ là hai tỷ sáu. Thì rồi cả thế giới này phải hoảng loạn lên vì cái nạn nhân mãn từ Trung Quốc tràn đi khắp nơi mọi chốn, và chủ nghĩa phát xít kiểu Tàu hiện giờ đang lấp ló đầu mũi súng hẳn sẽ chuyển thành một thực hữu chóng vánh – một mối đe dọa cho toàn nhân loại, chắc chắn như vậy, xin cuộc với ông. Lúc bấy giờ loài người lại phải bảo nhau cùng kề vai sát cánh đứng dậy để loại trừ “anh cả đỏ” này đi, có phải là tiêu hao bao nhiêu máu và nước mắt hay không?

Hiện nay, một thứ hành động kiểu Nazi thời Hitler đã có thể nhìn ra ở một số dấu hiệu ngay trên đất Trung Quốc chứ không nói đâu xa. Thử hỏi ông Hoàng, chính quyền cộng sản đã đành là chính quyền gắn chặt với lưỡi lê và súng vì học thuyết bạo lực và chuyên chính vô sản, nhưng sau Stalin và Mao, có thứ bạo lực nào ghê tởm như vụ Thiên An Môn mà di chứng để lại rất nguy hại hiện là thói quen của đám công an coi thường mạng sống dân chúng, đến mức hễ gặp gì chúng không ưng ý là bắn chết người dân ngay trước mắt mọi người mà không chịu một tội vạ gì hết, thậm chí say xỉn lái xe đâm chết 7 mạng người cũng chẳng cần lo lắng gọi xe cứu thương – và không cho dân gọi xe cứu thương – mà lại cho gọi xe nhặt xác đến. Mà cái thứ máu lạnh này hình như không riêng trong ngành công an mà cũng đã lây lan rất nhanh đến một bộ phận người dân nữa kia, chẳng hạn số phận em bé bị xe tải cán đi cán lại dăm ba lần mà người qua đường cứ làm lơ mặc cho em chết trong đau đớn thê thảm, không phải là bằng chứng thì là gì?

Có cảm tưởng như lối sống bất cần đạo đức sơ đẳng là sự tôn trọng mạng sống con người đang trở thành một tâm lý đám đông trong xã hội Trung Quốc mất rồi, và điều đó hứa hẹn một sự thanh lọc, bằng đủ kiểu (thuốc độc, thức ăn độc hại, tai nạn cố ý, hay là nhiều cách khác nữa, kể cả tắm máu...), để loại bớt đi chừng một phần tư dân số, là chủ trương chiến lược, là “chiến lược con người” của kẻ cầm quyền kể từ Mao đến nay, có phải thế không nhỉ? Nếu đúng thế thì rồi đây chắc sẽ còn diễn ra nhiều tấn kịch rùng mình không kém gì các lò thiêu người ở Ba Lan thuở Hitler nhất là đối với các dân tộc thiểu số, cứ chờ đấy mà xem. Ông Hoàng hãy nhớ cho câu nói của GS Samuel Huntington, nhà khoa học chính trị Mỹ hết sức nổi tiếng vừa qua đời cách đây 3 năm: “văn hóa quyết định hành vi”, thì văn hóa Trung Quốc trong mấy nghìn năm qua, chẳng phải nói như Lỗ Tấn là “văn hóa ăn thịt người” hay sao?

Vậy nên, chỉ có một con đường thôi ông Hoàng ạ. Đấy là đi đúng vào quỹ đạo mà nhân loại văn minh đã từng đi. Con đường ấy nhất định đưa đến tự do và dân chủ cho số đông, nó giúp cho người dân làm chủ số phận của mình, tạo nên một sức mạnh giám sát kẻ cầm quyền, không để họ tự tung tự tác. Con đường nào thì cũng có mặt phải trả giá cả nhưng xem ra con đường ấy là ít tồi tệ hơn cả thưa ông. Ngẫm cho cùng thì bao nhiêu tìm tòi, xoay xở của các bậc trí giả trong nhân loại từ hơn một thế kỷ rưỡi đã qua nhằm cứu với chúng sinh, không có con đường nào hơn được con đường ấy. Muốn cứu chữa “con bệnh Trung Quốc” cũng như giải thoát cho con bệnh của mọi cơ chế độc tài đang cố níu lấy lưng Trung Quốc để mong tồn tại được lâu chút nào hay chút ấy, chỉ có một cách là đánh thức lương tri họ, dứt khoát đánh thức bằng tất cả tâm huyết và sự ngay thẳng của người trí thức, để họ phải mở mắt ra và quyết tâm chuyển dịch sang con đường tự do và dân chủ. Ngoài ra không còn đường nào khác.

Nguyễn Huệ Chi

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh học giả Lê Văn Hòe

Vương Hà

clip_image001

Lê Văn Hòe (Ảnh tư liệu)

(ĐCSVN) – Ngày 1/11, tại Thư viện Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Thư viện Hà Nội và gia đình học giả Lê Văn Hòe tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh học giả Lê Văn Hòe.

Đại hội thành lập Hội Kiều học Việt Nam

Trần Hoàng Hoàng

QĐND Online - Sau 3 năm vận động thành lập, Hội Kiều học Việt Nam đã được Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo quyết định số 1400/QĐ-BNV vào ngày 14-7-2011. Sáng 3-11, tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Hà Nội), Hội Kiều học Việt Nam đã tổ chức Đại hội thành lập với sự có mặt của hơn 200 hội viên sáng lập.

clip_image001

Chủ tịch đoàn Đại hội

Hiểm họa im lặng

Trần Long

image TT - Để tồn tại và thích nghi trong môi trường làm việc nhiều thị phi, không ít người đã chọn cách im lặng. Hiện tượng này không mới nhưng ngày càng phổ biến. Sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh, rất nhiều người bảo vệ cách ứng xử này. Một kết quả khảo sát cũng cho thấy gần 74% người được hỏi chọn cách im lặng.

Nhìn vào những con số thống kê hay mô tả về những người chọn cách sống im lặng, nhiều người dễ dàng lên tiếng phê phán, nhẹ thì cho rằng đó là những người chỉ biết sống an phận thủ thường, nặng hơn cho đó là tiêu cực, ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân. Đi vào thực tế từng đơn vị hay một tập thể nào đó, mọi người hiểu hơn tại sao người ta phải chọn “im lặng là vàng”.

Đầu năm học mới, ngành giáo dục đưa ra chủ trương giảm tải chương trình, sách giáo khoa. Chủ trương rất tốt, được mọi người ủng hộ. Thế nhưng, cách thực hiện, nội dung giảm tải lại có quá nhiều vấn đề. Giáo viên phải lên tiếng, báo chí đăng những phát biểu của giáo viên, lập tức họ gặp chuyện. Có giáo viên phải làm báo cáo, có người phải giải trình. Từ đó, các giáo viên “xin” báo chí đừng liên lạc với họ nữa. Giáo viên sợ bị trù dập, sợ bị lãnh đạo làm khó trong công việc của mình.

Trung Quốc: 10.000 người góp tiền giúp Ngải Vị Vị

Đức Tâm

clip_image001  

Một tác phẩm của nghệ sĩ Ngải Vị Vị, "Forever Bicycles", trong triển lãm tại Đài Bắc ngày 28/10/ 2011. REUTERS/Pichi Chuang EUTERS/Pi

 

Hôm nay, 04/11/2011, nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Ngải Vị Vị cho AFP biết là hàng ngàn người đã đóng góp giúp đỡ ông nộp tiền thuế mà chính quyền Bắc Kinh vừa truy đòi. Tổng số tiền được quyên góp lên tới hơn một triệu nhân dân tệ (115.000 euro). Hôm thứ ba, 01/11, cơ quan thuế vụ Trung Quốc đã đòi nghệ sĩ Ngải Vị Vị phải truy nộp ngay 15 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu euro).

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị nói là làn sóng quyên góp được dấy lên từ trưa nay, hơn 10 ngàn người, đặc biệt là sinh viên và thanh niên, đã bắt đầu gửi tiền giúp đỡ. Những người quyên góp khẳng định là những đóng góp này là một cách bỏ phiếu và coi việc chính quyền phạt nghệ sĩ Ngải Vị Vị cũng như phạt họ.

Nghệ sĩ ly khai này hứa sẽ lên danh sách chi tiết những người và số tiền giúp đỡ và ông sẽ thanh toán lại trong tương lai cho dù chính quyền đã khuyên ông không nên nhận sự giúp đỡ này.

Theo nghệ sĩ Ngải Vị Vị, qua việc đòi truy thu một khoản thuế lớn như vậy, chính quyền muốn đánh gục ông.

Về dự án Điện Hạt nhân mà Chính phủ cho phép xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận

TS. KS. TRAN VAN BINH

clip_image002

 

Nhà máy Fukushima Daichi sau thảm họa

 
Để trả lời câu hỏi:

Nhận định của Tiến sĩ  như thế nào về dự án Điện Hạt nhân mà Chính phủ cho phép xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận (kinh nghiệm thế giới, thực trạng, cảnh báo,.v..v...)? Chúng ta nên phát triển ngành năng lượng theo hướng như thế nào để đảm bảo thân thiện với môi trường và sức khỏe con người?

Chúng tôi xin cảm ơn cách đặt câu hỏi của nhà báo!!! Với nội dung của câu hỏi chứng tỏ người đặt – và cả Ban Biên tập của tờ báo - cũng có nhiều bức xúc, quan tâm về đề tài nóng bỏng hiện nay như chúng tôi. Trước hết  chúng ta nên có một cái nhìn sơ bộ, lướt qua tình hình sử dụng dạng năng lượng này và quan điểm của chính phủ các nước ở Châu Âu nhé:

+ Ý:  Trong ngày trưng cầu ý kiến dân, vào thứ Hai, 13.06.2011 vừa qua, Thủ tướng Silvio Berlusconi đã tuyên bố «Tạm biệt hạt nhân, chúng ta phải tập trung vào năng lượng tái tạo», trong khi các phòng bỏ phiếu vẫn còn mở cửa!!!  95% cử tri trả lời «không» đối với việc quay trở lại điện hạt nhân. Thảm họa Fukushima và quyết định của chính phủ CHLB Đức đã kích thích và tác động dư luận phản đối hạt nhân. Nên nhớ rằng ngay từ năm 1987, sau thảm họa Tchernobyl, nước Ý đã nói không với điện hạt nhân, thông qua trưng cầu dân ý. Đây là một bài học quý báu cho Việt Nam chúng ta chăng???

Hoàn Cầu Thời báo là gì?

clip_image001

Dư luận Việt Nam gần đây chú ý tới nhiều bài báo mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, thậm chí hiếu chiến, trên tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc.

BBCVietnamese.com cũng đã giới thiệu một số bài tới quý vị, chủ yếu liên quan tới chính sách của các nước ở Biển Đông. Nhiều độc giả đặt câu hỏi: vậy Hoàn Cầu Thời báo là tờ báo như thế nào?

Mới đây, tạp chí Foreign Policy có bài của tác giả Christina Larson tựa đề 'Kênh Fox News của Trung Quốc' nói về Hoàn Cầu Thời báo, ví ấn phẩm này với kênh truyền hình cũng bị coi là bảo thủ và khá diều hâu của Hoa Kỳ.

Một sự thật cho Bộ trưởng Cao Đức Phát...

Nhất Ngôn

Chung quy mọi vấn đề bất cập ở nước ta xưa nay đều tựu trung lại trong câu hỏi "đầu tiên?". Nhưng thiếu tiền vẫn chưa phải là đáng sợ nhất.

Sợ nhất là thiếu trách nhiệm!

Tê giác Java đã tuyệt chủng - một tin buồn cho ngành bảo tồn Việt Nam. Xét đến cùng, kết cục này thuộc về phần lỗi của nhà quản lý và cơ chế quản lý của chúng ta thực sự "có vấn đề".

Trong cuộc đối mặt với lâm tặc, tiếc thay những người đại diện cho chính quyền quản lý, bảo vệ và phát triển rừng lại không thể... tự bảo vệ mình trước bọn phá rừng.

Điều phi lý này đang có thật ở Việt Nam, không biết Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát có rõ không?

Hệ thống tên lửa Bastion - Vũ khí bảo vệ biển hữu hiệu mà Việt Nam cần để chống lại sự bành trướng của một Trung Quốc hung hăng đầy tham vọng

Nguyễn Hoàng Hà

clip_image002

 

Sơ đồ bố trí một hệ thống Bastion. Ảnh: multiply.com

 
“Việt Nam đang mua sắm hàng loạt tên lửa Bastion để bảo vệ vùng biển và hải đảo của mình” đó là những tựa đề mà báo chí Trung Quốc đăng tải và các nhà quân sự Bắc Kinh phải chú ý và thực sự lo ngại trên con đường thực hiện tham vọng chủ quyền “Đường lưỡi bò” mình đã vạch ra.

Theo báo chí được đăng tại Bắc Kinh và Thượng Hải thì hàng loạt các hợp đồng với Ấn Độ đã được ký kết và số lượng thì chưa ai biết chính xác là bao nhiêu. Họ đã trích dẫn thông tin trên báo Quân đội nhân dân của Việt Nam đăng lại bài phỏng vấn gần đây trên báo Nga. Khi nói về hệ thống tên lửa Bastion, Thiếu tướng A. Pô-dơ-đép (Anatoly Pozdeev), một chuyên gia về lĩnh vực tên lửa cho biết, hệ thống Bastion là thành tựu của công nghiệp sản xuất tên lửa Nga. Ông Pô-dơ-đép nhận xét, tên lửa Bastion là hệ thống vũ khí hiện đại và mạnh mẽ nhất hiện nay, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ bờ biển.Từ đó có thể thấy, nếu Việt Nam thực sự có trong tay nhiều loại hỏa tiễn này thì Trung Quốc quả không thể ngông nghênh coi biển Đông là ao nhà của mình được.

Biển Đông 'tiềm ẩn bất ổn'

Lê Quỳnh

Hội thảo hai ngày về Biển Đông tại Hà Nội, được nói là lớn nhất trong lần thứ ba tổ chức, đã khai mạc với sự tham dự của khoảng 180 nhà nghiên cứu từ nhiều châu lục.

clip_image001

Đây là lần thứ ba hội thảo Biển Đông diễn ra ở Việt Nam

Một bản đồ về biên giới Ấn-Trung gây ra sự cố giữa Đại sứ Trung Quốc với báo chí Ấn Độ

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Đại sứ Trung Quốc tại ấn Độ (trái) lãnh đạo Tân Cương (giữa) Bộ trưởng thưong mại Ấn (phải) trong cuộc gặp gỡ tại New Delhi, ngày 03/11/2011. Không khí còn vui vẻ trước khi bị báo Ấn chất vấn. Reuters

 

Một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc lại vừa có thái độ rất thô bạo khi bị chất vấn về chủ quyền của Bắc Kinh trên một vùng đất tranh chấp thuộc Ấn Độ, nhưng bị một tấm bản đồ Trung Quốc ghi là lãnh thổ của Trung Quốc. Bên lề một cuộc họp ngày 03/11/2011, khi bị hỏi, đại sứ Trung Quốc ở New Delhi đã yêu cầu một nhà báo Ấn Độ «câm mồm» lại.

Theo báo chí Ấn Độ, sự cố xảy ra bên lề một cuộc họp tại New Delhi với một phái đoàn kinh doanh Trung Quốc do lãnh đạo vùng tự trị Tân Cương dẫn đầu.

Đến theo dõi cuộc họp, các phóng viên báo chí Ấn đã bất ngờ phát hiện ra là trên trang bìa một tập giới thiệu một công ty Trung Quốc, có tấm bản đồ cho thấy là vùng Arunachal Pradesh và Ladakh là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, trong lúc vùng Kashmir đang do chính quyền Islamabad chiếm đóng (Pok) lại thuộc Pakistan.

Đối với Ấn Độ, đây là hai vùng lãnh thổ hoàn toàn thuộc chủ quyền của họ, vì thế, một phóng viên Ấn Độ đã lập tức chất vấn Đại sứ Trung Quốc tại New Delhi, có mặt trong cuộc họp, về tấm bản đồ kể trên. Theo nhật báo Ấn Độ The Hindustan Times, khi bị hỏi vặn về tấm bản đồ này, vị đại sứ Trung Quốc đã nổi nóng và bảo người chất vấn ông là hãy «câm mồm» đi.

Các đại biểu bức thiết đề xuất làm Luật Biểu tình

P.Thảo

Hà Nội: Kỳ họp thứ hai, Quốc hội  khóa XIII 
( ngày 21/10)  

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý trình bày dự kiến chương trình làm luật khóa XIII. Ảnh: Việt Hưng

 

(Dân trí) - Dự kiến chương trình làm luật Quốc hội khóa XIII, Luật Biểu tình nhận kiến nghị cần xây dựng ngay vì thực tế bức thiết. Tuy nhiên, các ý kiến phản biện cho rằng chỉ có thể làm luật này sau khi sửa Hiến pháp.

Các nội dung liên quan đến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận chiều 2/11.

UB Pháp luật - Cơ quan thẩm tra đề xuất chương trình do Bộ Tư pháp soạn thảo nhận định, việc ban hành luật này được nhận định là cần thiết nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình, đồng thời nhà nước cũng có cơ chế kiểm soát hoạt động biểu tình trên thực tế.

Đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cho rằng có nhiều vấn đề chưa thực sự bức thiết trong thực tiễn cuộc sống nhưng vẫn “cố” đưa vào chương trình trong khi hiện tượng người dân tụ tập thể hiện ý kiến đang là vấn đề bức xúc trên cả nước.

Tăng ni Tây Tạng tự thiêu để báo động về chính sách đàn áp của Bắc Kinh

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Tu viện Tây Tạng Kirti (ở Tứ Xuyên - Trung Quốc), nơi có nhiều vị sư tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc. Ảnh chụp năm 2003. Nguồn: Wikipedia

 

Ngày hôm nay, 03/11/2011, tại tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc, lại có thêm một ni cô người Tây Tạng tự thiêu, nâng số tăng ni Tây Tạng chọn biện pháp hy sinh này lên thành 11 người, kể từ tháng ba đến nay. Làn sóng tự thiêu đó đã thu hút mối quan tâm của công luận đến chính sách đàn áp khắc nghiệt của Bắc Kinh nhắm vào người Tây Tạng, không chỉ đối với những người sống ở chính Tây Tạng, mà cả đối với người Tây Tạng đã tự nguyện sống tại Trung Quốc.

Vụ tự thiêu đầu tiên xảy ra tại tu viện Kirti (Cách nhĩ đăng tự), thuộc huyện A Bá tỉnh Tứ Xuyên tháng Ba vừa qua, đúng dịp kỷ niệm ba năm ngày nổ ra các cuộc bạo động tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng, vào năm 2008, đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp dữ dội.

Từ sau vụ tự thiêu đầu tiên, đến nay đã có thêm 10 vụ khác, đều xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, một tỉnh ở miền tây nam Trung Quốc, nơi có đông đảo cư dân là người Tây Tạng. Trong số 11 tăng ni tự thiêu, đã có 7 người qua đời.

Theo chính quyền Bắc Kinh, chính «phe nhóm» của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xúi giục các vụ tự thiêu. Trong khi đó, chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ thì xác định rằng làn sóng tự thiêu của tăng ni ở Tứ Xuyên bắt nguồn từ chế độ hà khắc mà họ đang phải gánh chịu. Thứ Bảy tuần qua, đến lượt Ðức Ðạt Lai Lạt Ma lên tiếng, quy trách nhiệm cho chính sách đàn áp của Trung Quốc nhắm vào người Tây Tạng, một chính sách cai trị bị ngài đánh giá là «độc ác và phi l‎ý».

Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

TAIWAN-CHINA-MILITARY  

Đài Loan tác xạ thử nghiệm các loại hỏa tiễn Hawk từ căn cứ quân sự Pingtung 2011. AFP

 

Vấn đề Biển Đông xuất hiện một ẩn số mới khi Đài Loan tỏ cho thế giới thấy đảo quốc này dự tính ký một hòa ước với Trung Hoa đại lục và những tuyên bố gần đây của một tướng lãnh cao cấp của Đài Loan có thể khiến cục diện Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn.

Trước những lý lẽ cứng rắn của Philippines hồi gần đây khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển Bãi Cỏ Rong mà Philippines đòi hỏi chủ quyền, đã làm thế giới lo ngại và nhìn vấn đề này như một điểm nóng trong khu vực, nóng hơn những khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Sở dĩ nóng hơn vì Việt Nam hiện không có một đồng minh quân sự thân cận nào nhằm cân bằng thế trận với Trung Quốc, trong khi Philippines luôn được Mỹ lên tiếng xác nhận sẽ bảo vệ Manila dựa vào một hiệp ước được ký giữa hai nước từ năm 1951.

Chính phủ Nhật Bản hãy xem lại việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam

Xã luận của báo ASAHI ngày 02/11/2011

Việc xuất khẩu (kỹ thuật) nhà máy điện hạt nhân đã bị ngừng trệ sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân  Fukushima số 1, thế nhưng  Thủ tướng Noda vừa “mở khóa” chuyển mạnh sang hướng xuất khẩu. Thủ tướng Noda đã ký với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam vừa mới đến thăm Nhật Bản một bản tuyên bố chung trong đó cam kết chính phủ Nhật sẽ hợp tác xây 2 nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam.

Nếu cam kết này được thực hiện, đây sẽ là thương vụ xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản.

Chúng tôi cho rằng, chính phủ Nhật Bản đã để xảy ra tai nạn nhà máy điện hạt nhân thuộc cấp độ lớn nhất trong lịch sử, lẽ ra nên giảm bớt sự lệ thuộc vào điện hạt nhân, thế mà nay NB lại hăm hở tích cực rao bán nhà máy điện hạt nhân, thì đây quả thật một chủ trương rất nghịch lý.

Cho dù Việt Nam vì muốn giải quyết tình trạng thiếu điện mà yêu cầu Nhật Bản hợp tác, Nhật Bản cũng không nhất thiết phải đáp ứng bằng nhà máy điện hạt nhân.

Nỗi buồn mất phương hướng

PV Quốc Doanh

image Có thời, say sưa đọc những bản Tuyên bố hay Thông cáo. Đọc và hy vọng. Nhưng nay, không buồn đọc nữa. Vì nhiều lý do, nhưng lý do chính là khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nay thêm Trung Đông rung chuyển, thấy hóa ra các Tuyên bố hay Thông cáo cũng chỉ là những dự án chính trị trong phòng lạnh.

Càng nhiều dự án càng mờ mịt, thỉnh thoảng thấy rõ rệt lại là lợi ích phe nhóm, gia đình. Như doanh nghiệp nhà nước, một thời tung hô là tuyệt vời, nay Tiến sĩ luật thương mại quốc tế Lê Minh Phiếu viết trên Sài Gòn tiếp thị ngày 30/10/2011: “Từ mục tiêu là thành phần kinh tế chủ đạo nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tạo ra quá ít lợi nhuận so với nguồn lực được đổ vào để đầu tư, gây lỗ lã cho Nhà nước. Chúng cũng là nơi sinh sôi của các nhóm đặc quyền đặc lợi, tham nhũng và bòn rút tài nguyên quốc gia. Điều này đã làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức và ảnh hưởng đến lòng tin của dân chúng”.

Từ Tuyên ngôn độc lập đến Hiến pháp Hồ Chí Minh

Chu Hảo

image Hiến pháp 1946 của nước ta đã được giới học thuật về luật pháp trong và ngoài nước ngày nay khẳng định là bản Hiến pháp tiến bộ nhất so với các bản khác, được Quốc hội nước nhà ban hành vào các năm 1959, 1980 và 1992. Vì lẽ đó, nguyện vọng thiết tha của toàn dân vào lúc này là Hiếp pháp 1992 phải được sửa đổi một cách thực chất để trở lại những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 là Dân Chủ - Cộng hòa - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 (vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “những người con của thánh thần” (xem Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào, Nxb Tri thức, 2010), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “người con của thánh thần”, ấy là Hồ Chí Minh.

Thảm họa bùn đỏ Hungary: Chính quyền và tập đoàn quản lý nhà máy bauxite bị quy trách nhiệm

Mai Vân

Ngày 27/10/2011 vừa qua, Ủy ban chuyên trách trực thuộc Quốc hội Hungary vừa công bố tờ trình gần 80 trang trên trang chủ của Quốc hội nước này, về vấn đề trách nhiệm trong sự cố bùn đỏ năm ngoái và đề xuất ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai. Báo cáo đã quy kết trách nhiệm chính cho Tập đoàn Nhôm Hungary MAL Zrt.

clip_image001

Vùng Devecser bị bùn đỏ ô nhiễm. Ảnh chụp qua vệ tinh tháng 7/2010 (REUTERS)

Thêm một tu sĩ Tây Tạng ở Tứ Xuyên tự thiêu

Anh Vũ

clip_image001  

Người Tây Tạng ở Nepal cầu nguyện cho một nhà sư tự thiêu tại tu viện Kirti. REUTERS/Navesh Chitrakar

 

AFP dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho biết, một nữ tu ở tỉnh Tứ Xuyên hôm nay 3/11 đã tự thiêu. Như vậy, từ tháng Ba trở lại đây trên địa bàn tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra 11 vụ các nhà sư của Phật giáo Tây Tạng tự thiêu, trong đó 7 người đã chết.

Theo hãng tin chính thức Trung Quốc, ni sư tự thiêu hôm nay thuộc một tu viện ở xã Đạo Phụ, huyện Cam Tư, thuộc khu vực tự trị của người Tây Tạng, đã châm lửa tự thiêu tại một ngã tư.

Trước vụ tự thiêu của ni sư này, trong tỉnh Tứ Xuyên, nơi có đông người Tây Tạng sinh sống, đã có 10 vị tu sĩ trong đó có một là nữ tu tự thiêu. Vụ tự thiêu đầu tiên xảy ra tại tu viện Kirti, huyện A Bá hồi tháng Ba, vào đúng dịp kỷ niệm nổ ra các cuộc bạo động tại Lhassa, Tây Tạng.

Phiếm đàm về bóng đá

Phan Hồng Giang

image Những sự kiện nào trên thế giới hiện đại thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, của các chính khách và đông đảo người dân? Có thể lỗ mỗ trả lời ngay mà không quá sợ bị tuýt còi "việt vị": bức tường Berlin sụp đổ 1989 đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên xung đột ý thức hệ, Liên Xô hùng mạnh bất ngờ tan rã sau Thỏa ước Belovejskoe một ngày giữa đông năm 1991, vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 ở nước Mỹ, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản 11/3 năm nay, hai sát thủ hàng loạt kiêm "người hùng" kỳ dị Osama bin Laden và Muammar Gaddafi "đang sống chuyển sang... từ trần" và sức lan tỏa khó cưỡng của "Mùa xuân Ả - rập"...

Khỏi phải bình phẩm gì nhiều về tác động lâu dài, sâu rộng của các sự kiện trên. Một điều khá kỳ lạ là, cùng với những sự kiện thực sự quan trọng ấy, có những chuyện chẳng có gì quan trọng, thậm chí có thể coi là tầm phào, cũng vẫn khiến hàng trăm triệu, thậm chí có lúc là hàng tỷ người dân khắp năm châu phải gác lại mọi việc, thức đêm thức hôm mà dán mắt vào màn ảnh nhỏ hồi hộp theo dõi từng phút diễn biến - ấy là chuyện... bóng đá, là những trận cầu đỉnh cao - chung kết World Cup (Đức - Brazil hay Tây Ban Nha - Hà Lan), chung kết Euro Cup ( Đức - Tây Ban Nha), derby nước Anh - Manchester United vs Liverpool, derby Tây Ban Nha - Real Madrid vs Barcelona...

Sự bất lực của trung ương, sự vô hiệu của các thiết chế dân chủ ở địa phương và hệ lụy

Lê Anh Hùng

1.

image Thời gian gần đây, khi thực trạng đầu tư công tràn lan từ trung ương đến địa phương được nhận diện là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao và sản xuất đình đốn hiện nay, người ta mới bắt đầu nêu lên những bất cập trong khâu phân cấp quản lý, trong đó có quản lý đầu tư, giữa trung ương và địa phương.

Phân cấp quản lý là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển, khi chính quyền trung ương không đủ khả năng bao quát hết những khía cạnh đặc thù của từng địa phương để đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả và giám sát việc thực hiện chúng. Ở Việt Nam, quá trình phân cấp quản lý trong suốt thời gian qua diễn ra song song với quá trình “đổi mới” từ năm 1986 đến nay, chuyển từ chế độ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do bản chất của cuộc “đổi mới” ở Việt Nam là một sự thay đổi thụ động và nửa vời, xuất phát từ sự thúc bách của tình thế, chứ không phải là một sự thay đổi chủ động, một cuộc “lột xác” theo đúng nghĩa (thể hiện qua cái đuôi “định hướng XHCN”), nên nó đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề nan giải.

Trong một bài viết cách đây hai năm, tác giả đã bàn qua về tình trạng bất lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như sự vô hiệu của các thiết chế dân chủ ở địa phương, một thực tế khiến cho quá trình phân cấp quản lý trở nên thiếu hiệu quả và gây ra nhiều hệ luỵ kinh tế - xã hội sâu rộng [1]. Và xem ra tình hình hiện vẫn đang diễn ra theo chiều hướng ngày một xấu hơn.

Còn có nhiều anh Ba Đua nữa…

Lê Hiếu Đằng

Tôi viết bài này, trước hết để xác minh rằng mẫu đối thoại mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã kể lại trong bài “Có hai anh Ba Đua” là hoàn toàn có thật vì tôi cũng có mặt trong buổi uống rượu hôm đó. Tôi vẫn còn nhớ bộ mặt ngây thơ, ngơ ngác khi người đó hỏi “Vậy có hai anh Ba Đua sao?”. Một công dân của TP HCM mà không biết ông Ba Đua bây giờ làm gì cũng là một điều đáng suy nghĩ. Thật ra cuộc sống bấp bênh, vất vả đã làm cho nhiều người tối mắt tối mũi không còn chú ý gì đến thời cuộc nữa. Đó là điều mà bọn bán đất, bán rừng, bọn tham nhũng… rất mừng vì có thế chúng mới có thể tự tung tự tác làm giàu một cách phi pháp trên sự đau khổ của mọi người. Vì vậy khai dân trí, chấn dân khí là điều chúng ta phải làm như nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã nói trước đây.

Bắc Kinh không thể đồng hóa Tây Tạng

Ngô Nhân Dụng

clip_image001

Google Images

Vận mệnh một quốc gia tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh địa lý. Nước Việt Nam được gọi là “bao lơn” từ châu Á mở ra Thái Bình Dương”. Vì nằm ở một vị trí chiến lược, trên đường lưu thông chính giữa Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và vùng Á Đông, từ thế kỷ 18 Việt Nam đã bị các nước thực dân nhòm ngó. Đến giữa thế kỷ 19 nước ta bị chiếm làm thuộc địa; rồi sang thế kỷ 20 trở thành một bãi chiến trường trong cuộc tranh hùng giữa hai khối tư bản và cộng sản. Nếu ở một vị trí hẻo lánh hơn, có lẽ dân Việt không chịu nhiều thống khổ như thế.

Tây Tạng cũng trở thành một một địa điểm chiến lược trong các cuộc tranh chấp toàn cầu từ giữa thế kỷ 20. Trong mấy thế kỷ trước đó, Tây Tạng đã bị các nước Nepal, Trung Quốc, rồi Trung Quốc và Anh tranh giành ảnh hưởng, nhưng chưa bị chiếm đóng. Giữa thế kỷ trước, Ấn Độ độc lập và thành lập quốc gia, Trung Hoa thống nhất dưới chế độ cộng sản, Tây Tạng nằm giữa hai quốc gia lớn đó, số phận giống Việt Nam, do vị trí chiến lược trên bản đồ thế giới. Mao Trạch Đông xua quân chiếm, dùng địa bàn này nhòm ngó xuống các nước bên kia Hy Mã Lạp Sơn. Những cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc kéo dài từ năm 1960 đến nay, tiểu bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ nằm phía Nam Tây Tạng Bắc Kinh còn muốn đòi làm của họ.

Những người lính sống sót trong trận Gạc Ma

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Cảm ơn cô Quỳnh Chi ở ngoài nước (ở trong nước chỉ có một cô Đoan Trang) đã thay mặt các nhà báo Việt Nam nhớ đến những người lính đảo sống sót. Bài viết lại cực kỳ giản dị nên càng đẹp! BVN trân trọng mời bạn đọc và liên hệ với tác giả theo địa chỉ ở cuối bài – lại thêm một cử chỉ nữa cho thấy một tinh thần trách nhiệm mà tất cả chúng tôi đều phải học.

Bauxite Việt Nam

Biển Đông trước hội nghị EAS ở Bali

Trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tới đây, các thỏa thuận khu vực liên quan Biển Đông hiện được bàn đến trong xu hướng đối phó sức ép gia tăng của Trung Quốc.

clip_image001

Thỏa thuận Việt - Philippines được xem là cố gắng hợp tác để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

Ngải Vị Vị tố cáo chính phủ Trung Quốc coi thường đạo lý

Thụy My

clip_image001  

Sở thuế đòi ông Ngải Vị Vị trả 1,7 triệu euro gồm cả tiền phạt (Reuters)

 

Hôm nay (2/11/2011), nghệ sĩ Ngải Vị Vị tuyên bố là chính phủ Trung Quốc đã hành động bất chấp đạo đức và pháp luật. Lời tuyên bố này được đưa ra sau khi cơ quan thuế hôm qua đã buộc ông phải đóng 15 triệu nhân dân tệ tiền thuế, tương đương 1,7 triệu euro.

Nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư đồng thời là nghệ sĩ tạo hình đã viết trên Twitter, vốn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc, như sau: «Tất cả các Bộ của quốc gia này, những người đàn ông và đàn bà làm việc tại đó, đã không hề biết xấu hổ khi trở thành công cụ truy bức của quyền lực chính trị».

Người nghệ sĩ đã từng bị bí mật bắt giam trong vòng ba tháng, với lý do chính thức là trốn thuế, cho biết đã bị sốc và cảm thấy bất lực, khi bị buộc phải đóng số tiền thuế 1,7 triệu euro mà theo Ngải Vị Vị là nhằm hạ gục ông.

Ngải Vị Vị nói với hãng tin AFP: «Trong suốt 81 ngày bị giam giữ, công an chỉ nêu ra tội mưu toan lật đổ nhà nước. Cho nên tôi rất ngạc nhiên khi giờ đây họ tránh nói đến chính trị, mà lại đưa ra chuyện thuế má». Ông nói tiếp: «Họ cảnh báo là tôi có 15 ngày để đóng thuế. Nếu không trả, sẽ có nguy cơ bị bỏ tù có thể đến bảy năm».

Thế lực nào thực sự muốn diệt đến cùng người biểu tình

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Source damlambao

Anh Paulus Lê Văn Sơn bị bắt một cách thô bạo  

Anh Paulus Lê Văn Sơn bị bắt một cách thô bạo. Source damlambao

 

Trong vài ngày qua, hàng loạt sự việc khiến người dân lo ngại khi an ninh liên tục sách nhiễu, xâm phạm tài sản, cản trở tự do đi lại của những người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà nội trước đây.

Muốn tỏ rõ quyền lực của hệ thống an ninh

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã ngưng nhiều tuần nay. Mọi hình ảnh của các cuộc biểu tình trước đây hoàn toàn bị xóa sạch trên đường phố và vài người trong cuộc vẫn tập trung về những quán cà phê ven Bờ Hồ để ôn lại những điều đã xảy ra như một cách nối liền sự gắn bó với nhau trong cùng một mục đích.

Cách đây không lâu, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị nhà nước chính thức ngăn cấm thì cùng lúc những người biểu tình liên tiếp rơi vào tầm ngắm của hệ thống an ninh Việt Nam. Mặc dù đã tuân theo lệnh cấm không còn biểu tình nhưng các trí thức vẫn bị bôi nhọ trên hệ thống truyền hình và phát thanh Hà Nội.

Suy nghĩ về bài “Sao chỉ mình Bộ trưởng Thăng lên tiếng!”

Hoàng Dzung

Tôi viết bài này sau khi đọc bài “Sao chỉ mình Bộ trưởng Thăng lên tiếng!” trên báo mạng VNN ngày 01/11/2011.

Theo thiển ý của tôi, đâu phải “Sao chỉ mình Bộ trưởng Thăng lên tiếng!” như tác giả bài báo đã viết!

Mở màn có Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ, rồi kế đến có Tổng Thanh tra nhà nước Huỳnh Phong Tranh cũng đã lên tiếng theo cách của mình về những việc thuộc lĩnh vực của họ rồi đấy chứ! Quan trọng hơn là cuộc sống đã lên tiếng “đều trời”(tiếng dùng dân gian Nam Bộ) rồi mà có ai chịu nghe cho đâu?

Trả lời tiếp bạn đọc về con số người chết ở Syria

Dịch giả Phạm Anh Tuấn đã giúp tìm ra chỗ gây thắc mắc trong bài dịch của Phạm Toàn (http://www.boxitvn.net/bai/30367). Sự tình như sau.

“Tờ Le Courrier International dịch lại bài trên tờ The Independent. Con số của tờ The Independent là 3.000 (3 nghìn) còn của tờ kia là 300. 000 (ba trăm nghìn). Tờ Le Courrier cũng thay cả đầu đề của bài báo gốc.

Dịch giả Phạm Anh Tuấn có mấy lời bình luận thêm như sau:

Cuộc đàn áp ở Syria khác với ở một số nước Ả Rập khác, chẳng hạn Libya, ở chỗ toàn bộ cuộc đàn áp đều chủ yếu do các lực lượng Mật vụ trực tiếp chỉ huy và cùng ra tay.

Biển Đông : Trung Quốc gián tiếp đe dọa tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí ExxonMobil tại Texas. (Ảnh : Reuters)

 

Đúng như dự đoán, sau khi tập đoàn Mỹ Exxon Mobil loan báo phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi miền Trung Việt Nam, Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua, 31/10/2011 đã lại nêu lên quan điểm cố hữu là các công ty ngoại quốc không được quyền thăm dò và khai thác tại các vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.

Theo hãng Reuters, trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác định trở lại điều được gọi là «lập trường nhất quán» của Bắc Kinh, theo đó Trung Quốc có «chủ quyền không thể tranh cãi» trên Biển Đông, do đó các công ty nước ngoài nên tránh tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng biển có tranh chấp.

Lời cảnh cáo các tập đoàn dầu khí ngoại quốc được đưa ra đúng một tuần sau khi tập đoàn Mỹ Exxon Mobil loan báo, hôm 25/10, là họ đã tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Đà Nẵng, sau mũi khoan thứ hai tại một trong ba lô đã được Việt Nam cấp phép cho thăm dò dầu khí từ năm 2008.

Con người suy thoái ?

image Trời sinh vua để làm vua

Và thi sĩ để làm thơ ru đời

Một ông vua trái luật trời

Việc vua thì nhác, lại đòi… làm thơ.

Trên đây là đoạn mở đầu của bài thơ Nhà vua và nhà thơ của Tú Mỡ, in trên báo Ngày nay ở Hà Nội năm 1939. Câu chuyện tiếp tục như sau: làm thơ xong, vua lại thích đưa cho các cận thần đọc để kiếm lời khen. Một vị quan kiêm thi sĩ  – quan ngày xưa người nào cũng làm thơ và thạo thơ –  mới nói toẹt ra rằng thứ thơ đó chả ra gì.

Thế là vua cho ông ta vào nhà pha (tiếng ngày xưa chỉ nhà tù).

Ngày mới trên sông Irrawaddy

(Từ con đập Myitsone tới chuỗi đập sông Mekong)

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

và VN 2020 Mekong Group

Hủy hoại môi trường sống, cho dù ở đâu và bao giờ, là

một hình thái khác của bạo động và vi phạm nhân quyền

Ngô Thế Vinh

Một thoáng Miến Điện

image Miến Điện từng được biết tới như một vùng Đất Vàng – Shwe Pyidaw, một đất nước rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên với gỗ quý, đá kim quý, dầu khí, đất đai phì nhiêu nhất Á Châu như vùng châu thổ Irrawaddy diện tích 255.000 km2 là cả một vựa lúa trù phú và thêm một vựa cá khổng lồ ngoài khơi vịnh Andaman. Một đất nước đẹp đẽ như vậy với cả ngàn ngôi chùa vàng lấp lánh nhưng lại là một đất nước của nghèo khổ với ba phần tư dân chúng thất học và thiếu ăn, còn tệ hơn dưới thời thực dân Anh. Với dân số gần 54 triệu, diện tích 676.552 km2 gấp đôi Việt Nam, bằng diện tích nước Pháp và Anh cộng lại. Tây và Tây Bắc giáp với Ấn Độ và Bangladesh, Bắc và Đông Bắc giáp với Trung Quốc và Lào, Đông và Đông Nam giáp với Thái Lan. Có hai con sông chính chảy từ Bắc xuống Nam tạo nên những thung lũng và đồng bằng đẫm phù sa. Con sông Irrawaddy dài nhất xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng băng qua vùng đồi núi Kachin phía Đông Bắc Miến rồi chảy dài suốt 2000km về hướng Nam với chặng cuối chia ra làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển khơi Ấn Độ Dương.

Thư gửi ông Phạm Toàn

Hoàng Quang

Thưa bạn đọc Hoàng Quang và Phạm Ngọc Trường,

BVN nhận được thư của ông Hoàng Quang, sau đó được nhận tiếp thư của ông Phạm Ngọc Trường, hai thư cùng nhắc nhở xem lại con số 300 nghìn dân Syria ước tính có thể đã bị giết kể từ bảy tháng bạo loạn vừa rồi có xa sự thật không.

Theo lệnh của Tổng biên tập, chúng tôi đã rà soát lại và thấy thật khó xử, vì đường link thì vẫn còn đây: courrierinternational.com, và mở ra thì đoạn văn trích vẫn y nguyên như dưới đây:

“Elle nous a posé des questions sur les risques qu’il y avait à travailler dans les conditions actuelles”, poursuit le bénévole. Mais, quand il a été question des abus de pouvoir commis par la police secrète de son mari, le visage sans expression de Mme Assad les a déconcertés. “Elle voit tout ce qui se passe ici. Toute la presse en parle. Il est impossible qu’elle ne soit pas au courant”, dit-il. Cependant, même si Mme Assad n’ignore pas les atrocités perpétrées par le régime ni les 300 000 civils qui, selon des associations de défense des droits de l’homme, auraient été tués, beaucoup de ceux qui l’ont rencontrée se demandent ce qu’elle peut y faire. “Quelle que soit son opinion, elle est totalement paralysée”, estime Chris Doyle, le directeur du Conseil pour l’entente arabo-britannique. “Le régime ne lui laissera jamais la possibilité d’exprimer un quelconque désaccord ni de quitter le pays. N’y songez pas.”

Và bản dịch vẫn còn đó:

“Bà ta hỏi chúng tôi về những nguy cơ chúng tôi bắt gặp khi hoạt động trong những điều kiện hiện thời”, người hoạt động thiện nguyện kể tiếp. Nhưng khi báo cáo với bà ta về những việc tổ chức Mật vụ của chồng bà ta đã lạm dụng quyền lực ra sao, gương mặt vô cảm của Bà Assad đã khiến họ thất vọng. “Bà ta biết rõ mọi điều đang diễn ra ở đây. Báo chí tất tật đều nói hết cả. Không thể nào bà ta lại không hay biết gì hết”, ông ta nói. Tuy nhiên, ngay cả khi Bà Assad không hay biết gì đến những tàn ác của chế độ cai trị này, cũng không biết rằng có thể 300 000 người dân đã bị giết (theo các tổ chức bảo về nhân quyền), thì nhiều người được gặp bà ta vẫn hy vọng bà ta có thể hành động, có thể làm chút gì đó. “Song, dù bà ta nghĩ ngợi những gì chăng nữa, rõ ràng bà ta đã  hoàn toàn tê liệt rồi”,  đó là ý kiến Chris Doyle người đứng đầu Hội đồng Hòa hợp Arập-Anh. “Chế độ cai trị ở đây sẽ chẳng bao giờ cho bà ta khả năng biểu lộ sự bất đồng nào đó và cũng nhất quyết không cho bà ta bỏ đất nước mà đi. Đừng nghĩ chuyện như thế làm gì.”

Ngay khi dịch cũng thấy con số to quá, nhưng công việc quá bề bộn, nên đã phạm sơ suất không kiểm tra lại. Mong bạn đọc có điều kiện tra cứu hộ thì chúng tôi xin cám ơn.

Phạm Toàn kính báo

Tản mạn chuyện “nhân dân”

Vi Toàn Nghĩa

Hôm nọ qua thăm quán rượu của bác "Quê Choa". Được bác ấy cho xem một tác phẩm mới có định nghĩa về "nhân dân".

Ơ ! hay nhỉ ? "Nhân dân" mình tưởng đã biết từ lâu rồi – vì bản thân mình khi sinh ra giấy khai sinh đã đề quốc tịch: Việt Nam – vậy ta đã là một trong những "nhân dân" Việt Nam rồi chứ. Thế mà giờ lại phải xem lại mình có đúng là "nhân dân" Việt nam không? – KỲ!

Ngạc nhiên nên phải xem kỹ – càng đọc càng thấy "lạ", càng đọc càng thấy "hay" – sao trong "Hiến pháp" lại có "định nghĩa  nhân dân" kỳ vậy? – Tìm hoài có thấy đâu?

GS Tương Lai: Việt Nam phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp

Thanh Phương

Sau nhiều lần đình hoãn, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo dự kiến, dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013. Phiên họp thứ nhất của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra vào đầu tháng 8/2011 dưới sự chủ toạ của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chưa biết Hiến pháp sẽ được sửa đổi như thế nào, nhưng trong phiên họp hôm đầu tháng 8/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố là việc biên soạn dự thảo phải bám sát thực tế, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, nhưng đồng thời phải “ bám sát Cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng”. Ông Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu là hoạt động của ủy ban phải “bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng”. Trước khi trình cho Quốc hội vào tháng 10 năm 2012, bản dự thảo Hiến pháp còn phải được báo cáo cho Bộ Chính trị.

Câu chuyện khó chịu: Dưới chuẩn?

Phạm Toàn

image Chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là "dưới chuẩn" của giáo viên.

Mọi sự đều tốt. Đường lối tốt. Cách tiếp cận tốt. Sách tốt. Phương tiện dạy học tốt. Người học háo hức say sưa, rất tốt... Chỉ còn một điều chưa tốt: Giáo viên dưới chuẩn. Tất cả xúm vào chê giáo viên. Ông đường lối chê. Ông tiếp cận chê. Ông soạn sách chê. Ông phương tiện dạy học chê. Cha mẹ học sinh chê. Báo chí ùa vào ăn theo nữa thì chạy đâu cho thoát!

Đường lối "giao tiếp"

Có hai kiểu nhà giáo dạo này bị chê rát mặt: Giáo viên tiếng Anh và giáo viên Lịch sử. Mở ngoặc: Giáo viên Văn một thời bị chê nhiều, nay đã lờn thuốc, các cấp các ban các ngành các nhà... chán không muốn chê ngạch dạy Văn nữa. Vả chăng cũng biết rằng có chê cũng chẳng có phương thuốc chữa. Bây giờ người ta tập trung giễu học trò thôi - "những bài văn bất hủ" của học trò trên một trang mạng lớn đã ra đến kỳ 53 (đến hôm nay, không còn việc gì hơn để làm, đã sang kỳ thứ 54 rồi).

Trung Quốc cảnh báo hãng dầu nước ngoài

clip_image001  

Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các công ty dầu nước ngoài, chưa đầy một tuần sau khi tập đoàn Hoa Kỳ ExxonMobil loan báo tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.

 

Hôm 25/10, tập đoàn có đại bản doanh tại Houston, Texas, loan báo đã phát hiện ra dầu khí sau mũi khoan thứ hai trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng.

Lô này, mà Việt Nam khẳng định nằm trên thềm lục địa Quảng Ngãi - Đà Nẵng của Việt Nam, trên bản đồ nằm khá gần đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Hai 31/10 phát biểu tại Bắc Kinh: "Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển phụ cận".

Qua đường chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.

Điều đáng chú ý là đường lưỡi bò không có tọa độ rõ ràng, bởi vậy Trung Quốc có thể dịch chuyển vị trí yêu sách của mình.

Nhật Bản kêu gọi Châu Á tăng cường hợp tác đối phó với Trung Quốc

clip_image001  

Thủ tướng Nhật, Yoshihiko Noda. REUTERS/Yuriko Nakao

 

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Financial Times, số ra ngày  30/10/2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng việc Trung Quốc đang ngày càng biểu dương sức mạnh, gia tăng các hoạt động quyết đoán về chủ quyền tại vùng biển Hoa Nam, tức Biển Đông và biển Hoa Đông, đã gây ra tình trạng bấp bênh đối với môi trường an ninh của Nhật Bản.

Thủ tướng Noda kêu gọi các nước láng giềng châu Á tăng cường hợp tác chặt chẽ với nhau để thuyết phục quân đội Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bình luận trên đây của Thủ tuớng Noda phản ánh mối lo ngại tại Nhật Bản về các hoạt động của hải quân, lực lượng tuần duyên, không quân Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông. Trong vùng biển này, Tokyo và Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền đối với một số quần đảo.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn