Tâm thư gửi Quốc hội

Hiến pháp mới – cơ hội cuối cho một triều đại

Hãy hỏi vì sao và do ai?

images822029_tuyentruyen1992 38 năm sau ngày đất nước thu về một mối, chưa bao giờ lòng dân Việt Nam ly tán như hiện thời. Hãy hỏi vì sao và do ai?

Một phần tư thế kỷ từ khi đất nước mở cửa kinh tế, chưa bao giờ xã hội và đời sống dân sinh lại bị các nhóm lợi ích tài phiệt và nhóm thân hữu chính trị lũng đoạn và siết nghẹt như hiện thời. Hãy hỏi vì sao và do ai?

Một thập kỷ sau Hiến pháp 1992 đã chỉ xác nhận nạn tham nhũng không giới hạn, đạo đức xã hội tột cùng nhiễu nhương, chính trị tiệm cận vùng đáy đạo lý, lòng dân và lòng người chỉ chực chờ bùng nổ. Hãy hỏi vì sao và do ai?

Sau 6 năm đất nước chìm ngập trong cơn khủng hoảng toàn diện, vẫn hầu như không có bất kỳ nội dung nào nhằm tránh thoát thảm cảnh xuống cấp ghê gớm về kinh tế, xã hội, chính trị và lòng dân được đưa vào dự thảo hiến pháp mới. Sự thay đổi lộ hình duy nhất chỉ đến từ phát ngôn của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng: “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp”. Hãy hỏi vì sao và do ai?

Tai họa của “thể chế hóa” nh­­­­­ững điều chưa biết: tâm linh và chủ nghĩa xã hội

Hạ Đình Nguyên

Sự a dua hay là ẩn ức xã hội?

Bỗng dưng dư luận nổi đình đám về sự tranh cãi gay gắt xung quanh việc tìm mộ của những nhà “ngoại cảm”. Song song với sự kiện lớn đang diễn ra là cuộc bàn cãi gay cấn về sửa đổi Hiến pháp, rồi vội vã một cách đáng ngờ khép lại vào cuối tháng này, bởi sức ép của một quyền lực bất khả tri nào đó. Trước đó, đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gây nên một dư chấn bất thường rộng lớn, rồi sau đó xảy ra sự cố “cờ rủ” vội vàng bị thay bởi “cờ bay” để đón tiếp tướng Tàu. Các diễn biến dồn dập nói trên đã nhấn chìm Hội Nghị Trung ương 8, hay nó tự chìm, trong bế mạc ảm đạm chưa từng có tiền lệ. Trên nền bản nhạc nghe như loạn nhịp này, lại điểm xuyết những dấu lặng gây ngưng thở, như sự cố thẩm mỹ viện Cát Tường (các cấp đổ vấy lẫn nhau về trách nhiệm), dân chúng Quảng Ngãi tập họp đông đảo làm tắc quốc lộ phản đối khai thác cát gây sạt lở (Bí thư tỉnh đích thân đầu trần áo bỏ ngoài đứng xin lỗi nhân dân), bệnh viện làm chết trẻ em khiến người dân khiêng quan tài xuống đường, 6 xác trôi sông xuất hiện không nguồn gốc, bản án chưa từng có trên thế giới về tội viết facebook của Đinh Nhật Uy, các cuộc “tụ tập đông người” vẫn tiếp tục “ngoan cố” diễn ra từ Dương Nội, Văn Giang kéo tới Thủ đô, kinh tế thì lảo đảo như tay côn đồ đã quá chén, các chức sắc cao cấp thì bày tỏ “đau đớn” vì tham nhũng như nhắn nhủ với trời mây… Nhiều nữa, có thể nói là mọi mặt…

Hiến pháp, khoa học, lợi ích và thực tế

TS Nguyễn Sỹ Phương CHLB Đức

*Phần I- Thước đo nào cho một văn bản Hiến pháp?

hienphapMột con sói xuống uống nước phía thượng nguồn, nhác thấy một con cừu uống nước phía hạ nguồn liền quát, sao mày dám làm đục dòng nước ta uống, ta sẽ ăn thịt mày. Câu chuyện ngụ ngôn chân lý thuộc về kẻ mạnh của phương Tây trên cho một hình ảnh giữa khoa học (ở đây là quy luật dòng chảy) và cách thức xử sự đối với khoa học đó tùy thuộc lợi ích sử dụng nó (ăn thịt con cừu). Khác với loài vật chỉ hành động bản năng theo lợi ích, loài người có ý thức, lợi ích chỉ mới là điều kiện cần đạt tới, muốn thành công phải bảo đảm khoa học tức điều kiện đủ, không thể bất chấp khoa học như sói coi nước chảy ngược được. Hậu hoạ có thể rút ra từ câu chuyện cổ tích “Bộ quần áo mới của Hoàng đế“. Để đạt được lợi ích buộc ai cũng phải thừa nhận bộ quần áo mới, Hoàng Đế dựa vào “học thuyết“, chỉ những ai trung thành hoặc không trễ nại mới có thể nhìn thấy nó. Học thuyết đó bị phá sản làm lợi ích bộ quần áo mới cũng mất nốt, khi trẻ em vốn không bị chi phối bởi lợi ích nào cả, trông thấy, reo lên, “Hoàng Đế cởi truồng“ bác bỏ học thuyết trên. Ý nghĩa câu chuyện này còn minh chứng cho nguyên lý, thực tế là thước đo của khoa học, chứ không phải quyền lực hay lợi ích. Thừa nhận khoa học, nhưng sử dụng nó không tính kỹ tới tương quan lợi ích đạt được chắc chắn thất bại. Thuyết tương đối Einstein tới nay được cho là đúng, nhưng công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian của nó thực tế không dùng, ngoại trừ nghiên cứu khoa học, bởi vô nghĩa.

“Cái giáo phái” này là giáo phái gì?

Bài 2: VƯỜN ĐỊA ĐÀNG CỦA “CÁI GIÁO PHÁI”

Hồ Ngọc Nhuận

Bây giờ người ta ta ít nói tới “vườn địa đàng”, mà chỉ nói tới thiên đàng hay niết bàn. Theo một vài truyền thuyết thì “vườn địa đàng” là có thật hồi mới tạo thiên lập địa, nhưng đã bị tổ tiên loài người phạm tội đánh mất, nên con người từ đó phải biết lo tu thân để mong sau khi chết được lên thiên đàng mà hưởng phước đời đời, không phải xuống địa ngục.

Vậy thiên đàng là ở đâu?

Người ta có thói quen chỉ lên trời, còn địa ngục thì chỉ xuống đất. Mà quên rằng trái đất sau ông Galilée là không vuông, mà tròn. Bên kia trái đất cũng là trời, nếu chỉ như vậy thì thiên đàng và hỏa ngục cùng ở một nơi sao?

Theo một số người thì điều này là cũng có thể và có lý lắm. Theo họ, thiên đàng không ở một nơi nào hết, mà là một trạng thái hưởng thụ, vật chất hay tinh thần. Người ta không từng nói đã lên thiên đàng, đã gặp thiên đàng khi đạt được một điều gì vui sướng nhất, sảng khoái nhất trần gian đó sao? Không thiếu người trong đời đã khoe là đã từng được dịp lên đến “chín tầng mây”. Mà “chín tầng mây” tức là một thứ thiên đàng rồi. Vậy thiên đàng nó ở ngay trong lòng mình. Đi bộ cả buổi mà gặp một ly trà đá thì đúng là gặp thiên đàng.

Kênh Quan Chánh Bố: Một Hội nghị khoa học cấp Bộ với hai Biên bản?

KS Doãn Mạnh Dũng

Chuẩn bị đón xuân 2007, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng vào TP HCM chúc Tết và tiếp Hội Biển TP HCM gồm: ông Phạm Quang Vinh, ông Phạm Hồng Sơn, ông Ngô Lực Tải và KS Doãn Mạnh Dũng, tại 35 Hàn Thuyên.

Trong cuộc gặp trên, KS Doãn Mạnh Dũng báo cáo với Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng về luồng sông Hậu:

Việc mở kênh Quan Chánh Bố là một sai lầm nghiêm trọng và nên nghiên cứu luồng Trần Đề. Nếu tôi nói sai, tôi xin trả lại sổ hưu trí cho Nhà nước!

Nhờ cuộc họp trên, Hội đồng khoa học công nghệ Bộ Giao thông Vận tải (Hội đồng KHCN GTVT) tổ chức đối thoại với KS Doãn Mạnh Dũng vào ngày 8/3/2007 tại Văn phòng Bộ GTVT - Hà Nội.

Giáo dục, Y tế: Hai ngành cuối cùng...*

Nguyễn Ngọc Lanh

Nguyên GS Đại học Y Hà Nội

Giáo dục, Y tế sinh ra để đáp ứng nguồn vốn quý nhất

Có thời chế độ ta coi Giáo dục và Y tế là những ngành “phi sản xuất”; do vậy, có thang lương thấp nhất, thấp không kém các ngành sáng tạo (nghiên cứu khoa học và sáng tác văn nghệ). Thực ra, đây là hai ngành sản xuất tri thức và sức khỏe - vốn quý của mỗi người. Cũng có thời, nước ta bị xếp hạng rất thấp về kinh tế, nhưng khi xếp hạng theo mức phát triển xã hội thì Việt Nam tăng vài chục bậc. Đó là nhờ thành tích Giáo dục, Y tế. Lương thấp, nhưng giúp đất nước cải thiện bộ mặt, chẳng lẽ không đáng nói?

Cứ tưởng 4 ngành trên (Giáo dục, Y tế, Văn nghệ và Nghiên cứu khoa học) bị đối xử như vậy, chỉ trí thức mới khốn đốn. Nhưng trí thức khốn đốn, toàn xã hội cũng khốn đốn… "Phi trí bất hưng" là vậy.

Để đừng quên

Jean-Pierre Han

Dịch giả: Dương Tường

Đôi lời của Phạm Toàn

“Để đừng quên”. Quên làm sao được? Quên làm sao cho được!

Những gì ta đã trải, ta đã làm, ta đã yêu thương và thất vọng, làm sao ta quên cho được? Tôi còn đồ chừng rằng, ngay bọn ăn cắp của công (bây giờ gọi bằng bọn quan tham hoặc bọn tham nhũng) thì chúng cũng không bao giờ quên tội ác của chúng. Nhưng cái không quên trong sợ hãi nơm nớp của chúng hoàn toàn khác với cái không thể nào quên thanh thản của nhà văn. Bùi Ngọc Tấn không quên những nỗi đau mà anh trải qua, nhưng anh không hằn thù. Lấy gì làm bằng? Lấy cái giọng văn còn biết cười còn biết đùa cợt còn biết nheo mắt làm cái mốc đo sự cao cả của con người – của nhà văn – của Bùi Ngọc Tấn.

Bọn ăn cắp, bọn phá biểu tình chống Tàu, bọn bắt nạt Phương Uyên và Nguyên Kha, bọn vu cáo Hải Điếu Cày và Lê Quốc Quân, bọn thu gom dân khiếu kiện giữa đêm lạnh, bọn ép cung, bọn xử án theo những bản án bỏ túi, bọn ôm chân thằng Lý Cường (con hoang của thằng Bá Kiến dân gọi bằng Bá Cường Bắc Kiến) hè nhau đi hạ cờ tang ngay khi đám tang tướng Giáp còn đang tiến hành… bọn đó mới sợ ký ức.

Còn đây, chúng ta, những người phanh ngực đi trong gió, chúng ta đi cùng ký ức Bùi Ngọc Tấn trong Chuyện kể năm 2000 được bạn Tuấn dịch cực kỳ hào hoa thành Chuyện kể cho những thế kỷ mai sau và chúng ta không quên – dĩ nhiên, không quên không cùng nghĩa với hằn thù và báo thù. Cũng như Bùi Ngọc Tấn, chúng ta chỉ cần khai sáng thôi. Dân tộc này vẫn còn cần được khai sáng.

Phạm Toàn

Thuế 0%, đào bauxite lên bán làm gì?

(Tin tức thời sự) - 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ xét về tính hiệu quả là không có. Do vậy cần phải tính toán lại, chế biến sâu để đảm bảo an ninh nguồn vật liệu thay vì chỉ múc tài nguyên lên bán mà vẫn đòi được ưu đãi.

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, đoàn TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ với Đất Việt khi nghe tin Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam xin cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ.

PV: - Thưa ông mới đây Vinacomin lại đưa ra thông tin muốn đòi cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ.  Cụ thể, doanh nghiệp này muốn được bảo lãnh vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu cho hai dự án trên. Theo ông, đây có phải là đề xuất hợp lý không và tại sao, đặc biệt khi Việt Nam đang đối diện với gánh nặng nợ công lớn như hiện nay?

Phân tích sốc về "Tứ đại Vina" thụt két, tăng nợ công

Trần Đình Bá

(Kienthuc.net.vn) - "Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công” làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD", TS Trần Đình Bá nói.

Nhân kỳ họp thứ 6 - QH khóa XIII đang bàn về bội chi ngân sách và tăng vọt nợ công quốc gia lên 72,5 tỷ USD, tiến sỹ Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế VN đã có bài phân tích nguyên nhân gửi 500 đại biểu QH cảnh báo VN đang “ném tiền qua cử sổ” với các siêu dự án cảng biển, sân bay, đường sắt gây lãng phí trong ngành GTVT .

Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng bức thư phân tích của Tiến sỹ Trần Đình Bá:

Tham nhũng màu hồng và bàn tay rửa sạch

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam

Một người nước ngoài xin kín tên kể lại rằng cứ đều đặn mỗi năm một lần, ông được mời dự những cuộc hội thảo sang trọng về chống tham nhũng hoặc bàn về giải pháp chống nạn hối lộ ở Việt Nam. Rồi cứ sau mỗi lần kết thúc hội thảo, ông lại lặng lẽ vào xe hơi, lấy khan mù xoa chà xát lòng bàn tay. Còn khi về nhà, ông vội rửa sạch bàn tay ấy bằng ít nhất hai lớp xà bông.

Đó là bàn tay được dùng để bắt tay những quan chức Việt Nam đến dự cuộc hội thảo, giống như ông.

Nhưng khác hẳn ông, không ai dám chắc bàn tay những quan chức người Việt ấy đã chưa từng vấy bẩn bởi đồng tiền hối lộ.

Khó có thể diễn tả về cảm giác của người nước ngoài đó. Nheo mắt và cả nhăn mũi, cứ như ông đang phải đứng quá gần với một cái xác chuột bị xe cán be bét máu nằm lộ thiên ngoài đường phố - cảnh tượng đã trở thành “món ăn” thường ngày ở ít nhất hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn.

Quốc hội cần nâng cao trách nhiệm khi lập pháp và giám sát tối cao

Thái Bình

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, rất nhiều nội dung quan trọng được thảo luận và thông qua tại kỳ họp này, như thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi, Luật Đất đai sửa đổi, vấn đề kinh tế xã hội của VN những năm qua và hai năm 2014, 2015.

Các đại biểu QH rất băn khoăn lo lắng về tình hình kinh tế xã hội, nền kinh tế VN gặp nạn trong mấy năm qua nhưng chưa có lối thoát vững chắc. Các nghị sỹ cũng đưa ra nhận xét Báo cáo của Chính phủ phần đánh giá nguyên nhân yếu kém tồn tại còn chung chung chưa cụ thể, chưa nhìn thấy nguyên nhân chủ quan mà nghiêng về khách quan; nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan thì không đồng tình với những nguyên nhân đó, vì cùng bối cảnh mà các nước quanh ta như Lào, Campuchia, Philippines và cả Myanmar đều có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nhiều.

Trả lời vắn tắt về “văn tịch” và “thư tịch”

Hồ Bạch Thảo

Nhân đọc bài Thêm một đoạn kết về bài viết về sách Việt kiệu thư, ngày 3/11/2013, của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, xin phép được trả lời như sau:

Khi dịch Minh Thực Lục tôi phải chọn, rồi copy tài liệu gốc trong 3053 quyển sách chữ Hán, lấy được 1329 văn bản liên quan đến Việt Nam, lúc in ra gồm cả nguyên văn đến gần 3.000 trang. Làm một công việc bề bộn như vậy, nên khi dịch đến từ ngữ “văn tịch đồ chí ” trong đoạn sắc văn “sư nhập An Nam hạ quận ấp phàm đắc văn tịch dồ chí giai vật huỷ 師入安南 下郡邑凡得文籍圖志皆勿毁 ”, tôi nhớ ngay đến lời dạy của giáo sư lúc còn học tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn về Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, nên không ngần ngại dịch ngay là “thư tịch bản đồ” mà không tra từ điển.

Thông tin mới về xây nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Nguyên Thảo

(Doanh nghiệp) - Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định nội dung, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó các chuyên gia về điện hạt nhân cho rằng, Việt Nam chưa thể xây dựng nhà máy, phía Nhật cũng lùi tiến độ hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho Việt Nam.

· GS.Trần Đại Phúc: Báo động đỏ nhân lực Điện hạt nhân VN

· Nhật Bản có thể từ bỏ điện hạt nhân

· Công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản chi 1.000 tỷ yên để khử xạ ở Fukushima

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng công quỹ cho một phần hoạt động làm sạch các khu vực bị nhiễm xạ bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, với tổng số tiền có thể lên tới 1.000 tỷ yên.

Kế hoạch trên do đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đề xuất nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng mà Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị vận hành nhà máy Fukishima số 1 - đang phải đối mặt hiện nay. Đây có thể là một sự thay đổi chính sách đối với công tác xử lý sự cố xẩy ra tại tỉnh Fukushima tháng 3/2011, sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Tuy nhiên, TEPCO vẫn phải chi tới 3.000 tỷ yên vì Chính phủ Nhật Bản không có ý định miễn việc chi trả phí khử xạ của công ty này mà nhà nước và chính quyền địa phương đã lên kế hoạch.

Tiến thoái lưỡng nan

Tô Văn Trường

Nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn cho nên các quyết sách của Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù đã nghe giải trình nhưng nhiều vấn đề vẫn rối như “canh hẹ” khiến cho các đại biểu Quốc hội tiến thoái lưỡng nan không bấm nút không được mà bấm thì lại thấy không tự tin và tự vấn thấy có lỗi với sự tin cậy của cử tri!

Ngay từ khi sự kiện Vinashin bị tiết lộ trên công luận, tôi đã viết bài “Vinashin đừng đánh bùn sang ao”! Lần này, các đại biểu Quốc hội và người dân được biết Vinashin đã được “phù phép” biến thành một công ty mới không có nợ xấu. Chỉ có người trong cuộc mới rõ nội tình cuộc “lột xác” vô tiền khoáng hậu không giống bất cứ ai bởi vì chỉ có thể dự đoán là: (1) Bắt tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kể cả ngân hàng cho Vinashin vay xóa nợ cho nó. Là quốc doanh nên các doanh nghiệp kia phải ngậm bồ hòn, làm ngọt!; (2) Phát hành trái phiếu Chính phủ trả nợ cho Vinashin; và (3) Bắt ngân hàng quốc doanh cho công ty mới vay để có vốn tiếp tục hoạt động dưới tên mới, v.v. Toàn bộ giải pháp này tốn kém cho các doanh nghiệp bao nhiêu và Nhà nước bao nhiêu, ngay các đại biểu Quốc hội cũng tù mù không thể biết được dù đó thực chất là sử dụng tiền thuế của dân và con cháu chúng ta phải è cổ ra trả nợ cho “quả đấm thép” VINA!

Cửa kênh Quan Chánh Bố sẽ như cửa Định An trong tương lai!

KS Doãn Mạnh Dũng

Trong khoa học, khi bạn chưa biết thì đó là bài toán khó. Nhưng khi bạn đã biết thì mọi sự phức tạp sẽ trở nên quá đơn giản. Trái đất vốn tròn và chúng ta có thể nhìn thấy bóng trái đất trên mặt trăng khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng trên một đường thẳng. Để khẳng định trái đất tròn, loài người đã trải qua nhiều ngàn năm!

Với luồng động Định An, sự nhận thức của con người cũng vậy. Luồng Định An, phía cực đông di chuyển tịch tiến từ Bắc xuống Nam về mùa đông. Vì vậy người ta gọi là luồng động. Trong hàng hải luồng động rất nguy hiểm vì con tàu có thể bị nạn khi luồng đột ngột thay đổi. Hơn nữa loại luồng tàu như vậy không thể cải tạo để nâng độ sâu. Từ năm 1983 đến 2007 việc nạo vét hàng năm luồng Định An chỉ duy trì trong 1-2 tháng, thậm chí chưa nạo vét xong đoạn cuối thì đoạn đầu mới nạo vét đã bị lấp.

Kênh Quan Chánh Bố: Thư PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận gửi ĐBQH Võ Thị Dung

Kinhtebien online: Năm 1990, Viện Cơ học, Phòng Cơ học Biển do PTS Hoàng Xuân Nhuận thực hiện "Nghiên cứu chế độ khí tượng hải văn và đặc điểm thủy thạch động lực khu vực cửa Định An phục vụ thiết kế luồng chạy tàu". Tài liệu của Nhóm Hoàng Xuân Nhuận là một tài liệu đầu tiên mô tả rõ hiện tượng động của luồng Định An. Tiếc rằng các thế hệ nghiên cứu sau đã không tìm ra nguyên nhân hiện tượng động của luồng Định An mà đã quyết định mở kênh Quan Chánh Bố.

Kinhtebien online xin giới thiệu toàn văn bức thư của PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận.

Tướng Giáp, người anh hùng của độc lập Việt Nam, đã qua đời

Jean-Claude Pomonti, Le Monde, số ra ngày 4 tháng mười 2013

Đào Hùng dịch

Những tưởng BVN đã khép lại đề tài Võ Nguyên Giáp sau hơn mười ngày liên tục đưa tin kể từ khi vị Đại tướng nằm xuống. Nhưng tự trong sâu thẳm, chủ đề Võ Nguyên Giáp vẫn thôi thúc một sự suy nghĩ có tính chất phản tỉnh về nhiều mặt, ở mọi người trí thức tỉnh táo của thời đại. Công lao thì rõ rồi song cũng đâu đã được soi tỏ hết, vì nhiều luồng thông tin quá phức tạp chồng phủ lên con người ấy kể từ khi ông thất sủng mãi đến khi qua đời. Và trách nhiệm của vị tướng về hậu quả của hai cuộc chiến giành thắng lợi gian nan chật vật suốt 20 năm ròng nhằm bảo đảm cho sự lên ngôi toàn vẹn của một chính thể chuyên chế ngày càng lộ diện hà khắc, dẫn đến tình trạng bi thảm của một nước Việt Nam ngổn ngang đổ vỡ, một dân tộc bị xé nát – cả chính trị kinh tế văn hóa xã hội, cả khủng hoảng phần sống hiện thực lẫn phần sống tâm linh ở mỗi con người – trong hiện tại, chẳng lẽ ông không dự phần?

Có những người tỏ ý chế giễu cái đám đông đã lũ lượt kéo đến hầu như dài vô tận để kính viếng hương hồn vị tướng trong suốt những ngày lễ tang ông diễn ra và ngay giờ đây ở khu mộ của ông ở Vũng Chùa ngày ngày vẫn có đến 4, 5000 người khói hương không dứt; họ cho rằng đây là một hiện tượng “lên đồng” chẳng khác gì đám đông người dân Bắc Triều Tiên khóc như mưa như gió trước cái chết của Kim Il Sung. Tôi không tin lắm vào điều này. Ít ra thì có đến hai phần ba những người đến nghiêng mình trước di ảnh hoặc thi hài ông đủ khả năng chiêm ngẫm về cái chết của ông.

Không phải vì người Việt Nam không từng bị nhồi sọ đến mê muội một thời gian dài và vẫn còn tiếp tục bị nhồi sọ, nhưng người Việt Nam ra mặt “phù suy” như vừa qua là một sự kiện khó lòng tưởng tượng. Một cuộc biểu tình hiền lành nhưng lại có ý nghĩa thách thức công khai khiến những kẻ nào đó nếu còn chút hiểu biết phải hết sức choáng ngợp. Có thể là cái chết đã góp phần tạo nên một sự “thanh lọc”, mong thế lắm, có giá trị đánh thức những lương thức chưa ngủ hẳn, để giữa hai lớp người ngày càng xa cách nhau trong quan điểm may ra cùng tìm được chút ánh sáng chung phía cuối con đường hầm. Kỳ thực, phải nói ngay, đấy chỉ là huyễn vọng, khi mà nhiều chuyện xảy ra từ đó đến nay hình như lại có chỉ dấu rằng, cái chết làm cho trắng đen càng tách bạch hơn. Cái chết của một người bị chính thành tích chói lọi của mình bắt phải trả giá, bị đẩy xuống thân phận một người nằm trên bờ vực “chính” và “phản” trong gang tấc, thì không thể có giá trị hàn gắn như ở những trường hợp khác, mà chỉ báo hiệu sự phân liệt mạnh mẽ giữa một bên là những quyền lợi phe nhóm ích kỷ không thể sửa chữa và một bên là dân tộc và nhân dân. Giải tỏa tấn bi kịch vô hình khủng khiếp đè lên con người đó, bỏ qua mọi thứ “công tội” do chính cái chủ nghĩa mà con người đó theo đuổi, trả lại cho con người đó cái giá trị đích thực của một vị tướng đánh trận tài năng, phải nói chính là vòng tay ân nghĩa của nhân dân. Người viết mấy dòng này, cũng do cơ duyên dun dủi, đã từng được gián tiếp nghe một lời khuyên vị tướng của chúng ta từ nửa cuối những năm 1970, đại khái: “Về nghỉ là thượng sách. Thử điểm lại lịch sử xưa nay có tướng nào giành được chiến công lẫm liệt mà không đi kèm thân bại danh liệt hay không?”.

BVN tuy đã đăng nhiều bài về tướng Giáp nhưng vẫn còn thiếu một vài bài mở thêm cái nhìn từ thế giới bên ngoài soi vào. “Cờ ngoài bài trong” người ngoài cuộc thì thường rõ hơn một số ngóc ngách nào đấy mà người trong cuộc dễ bị khuất lấp. Bài viết đăng dưới đây của Jean-Claude Pomonti phóng viên báo Le Monde tại Đông Nam Á từ năm 1968 đến 1974 và tái xuất hiện tại Việt Nam từ 1987 rồi sau đó còn trở lại nhiều lần ít nhiều có thể bù vào chỗ thiếu khuyết nói trên.

Nguyễn Huệ Chi

Chấm dứt đạo đức giả: Chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại rò rỉ thông tin

Henry FarrellMartha Finnemore, Forein Affairs, tháng 11/tháng 12. 2013

Trần Ngọc Cư dịch

HENRY FARRELL là Phó Giáo sư Khoa Chính trị và Sự vụ Quốc tế tại Đại học George Washington. Xin theo dõi ông ta trên Twitter @henryfarrell. MARTHA FINNEMORE là Giáo sư Đại học Khoa Chính trị và Sự vụ Quốc tế tại Đại học George Washington.

Chính phủ Mỹ tỏ ra giận dữ khi có người làm rò rỉ những tư liệu mật về hành vi không mấy tốt đẹp của mình. Rõ ràng là, chính phủ này có lối ứng xử như thế: ba năm trước, sau khi Chelsea Manning, một binh nhì bộ binh Mỹ lúc bấy giờ mang tên Bradley Manning, chuyển hàng trăm ngàn bức điện mật cho nhóm chống bí mật WikiLeaks, nhà cầm quyền Mỹ đã cầm tù người lính này trong những điều kiện mà báo cáo viên đặc biệt của LHQ về vấn đề tra tấn cho là tàn ác và vô nhân đạo. Nhân vật hàng đầu của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, Mitch McConnell, xuất hiện trên chương trình Meet the Press của NBC không bao lâu sau đó, đã gọi người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, là “tên khủng bố công nghệ cao.”

Nhân Viện Khổng Tử sắp thành lập ở Việt Nam, điểm qua vài ghi nhận về các Viện Khổng Tử ở Bắc Mỹ và Australia trên báo The Nation

H. H.

“Các Viện Khổng Tử [VKT] kiểm duyệt những cuộc tranh luận chính trị và hạn chế tự do trao đổi ý tưởng. Vậy thì tại sao các trường đại học Mỹ lại đỡ đầu chúng?”.

Câu hỏi in đậm trên đầu bài báo của The Nation (xem ở đây) có lẽ khá dễ trả lời: Nhà nước TQ chi đậm cho các VKT của họ, đổi lấy những thoả thuận pro-Trung được ký kết với các đại học Mỹ và và giữ kín với công chúng. Một thí dụ: Trường Stanford nhận 4 triệu đôla từ Hanban (Hán ban – Hội đồng tiếng Hán quốc tế), cơ quan trách nhiệm tối cao của các VKT, trong đó: 1 triệu cho các hội thảo, 1 triệu cho các học bổng nghiên cứu sau đại học, 2 triệu chi tiêu cho các giáo sư.

Chương trình của VKT tại các đại học Bắc Mỹ và Australia chủ yếu là dạy tiếng Trung và văn hoá Trung Hoa, ngoài ra nó bảo trợ nhiều hoạt động ngoại khoá đa dạng bao gồm triển lãm, nói chuyện, hội thảo, chiếu phim và lễ hội Trung Hoa, tài trợ các dự án nghiên cứu liên quan đến TQ.

Thêm một đoạn kết vào bài viết về sách Việt kiệu thư

Nguyễn Huệ Chi

Sau khi bài viết Sách “Việt kiệu thư” trong con mắt giới sử học đương đại của tôi đăng trên tạp chí Diễn đàn (xem tại đây), và trên BVN (xem tại đây), trong số bạn bè quen biết phản hồi bằng thư riêng, có TS Vũ Quang Việt vẫn còn đôi điều áy náy và nhắc nhở tôi nên cố gắng đối chiếu kỹ hơn để làm rõ thêm vì sao giữa Minh thái Tông thực lụcViệt kiệu thư lại có những ghi chép trái ngược nhau về cùng một sự kiện, như lệnh chỉ của Minh Thành Tổ bắt tiêu hủy (Việt kiệu thư) hay giữ lại (Minh thái Tông thực lục) sách vở của người Việt khi quân Minh tràn vào càn quét An Nam, mặc dù việc đốt phá chắc chắn có xảy ra.

Đề nghị ấy rất đúng đắn song cũng gần như một thách đố đối với tôi, buộc tôi phải rà soát lại toàn bộ những tìm kiếm của mình. Rốt cuộc hai đạo sắc mà Vũ Quang Việt băn khoăn đúng là “mắt xích” khiến cả chuỗi luận điểm tôi giải trình về cuốn sách của Lý Văn Phượng chưa thật gỡ ra hoàn toàn. Tôi bèn mở đạo sắc mà học giả Hồ Bạch Thảo đã dịch trong Minh Thái Tông thực lục ra xem xét kỹ lại, chợt nhận thấy một vài điều lý thú có thể là chìa khóa cho mọi mắc mớ còn vướng.

Nhận xét thứ nhất là có một sơ suất trong lời dịch của ông Hồ Bạch Thảo. Nguyên văn: “Sư nhập An Nam hạ quận ấp... 師入安南下郡邑”, nghĩa: “Quân lính vào An Nam đi xuống các quận ấp...”. Mấy chữ “đi xuống các quận ấp” đã bị ông Hồ Bạch Thảo bỏ qua. Có thể do sơ ý hoặc không cho là quan trọng mà ông bỏ qua thôi, nhưng ở đây, mấy chữ này lại làm cho hai văn bản giữa Minh Thái Tông thực lụcViệt kiệu thư xích gần nhau thêm một bước, vì lẽ, lệnh chỉ “thu thập được bản đồ quận ấp” 郡邑圖誌ở Việt kiệu thư và lệnh chỉ “đi xuống các quận ấp... thu thập được bản đồ” ở Minh Thái Tông thực lục thì chung quy cũng chỉ là một lệnh. Tôi linh cảm đó là một “chìa khóa” đầu tiên để mình lần tìm thêm.

Trước tác động của Tố Hữu và bộ máy, tâm lý nghề nghiệp ở nhà văn thời nay đã thay đổi

Vương Trí Nhàn

clip_image001

Những bài lý luận mà Tố Hữu viết hay giảng ở các hội nghị văn nghệ thường dài dòng và nhạt nhẽo.

Nhưng với các tư tưởng văn nghệ hết sức đơn giản súc tích của mình, ông lại có sự tận tâm đáng kính phục, nhờ thế đã đạt được hiệu quả mong muốn.

Nói cho đúng thì đó không phải là những tư tưởng mà chỉ là những định hướng tâm lý, những phương cách ông áp dụng trong chỉ đạo, để nắm phần hồn của giới văn nghệ.

Như chúng tôi đã trình bày trong bài Công việc viết văn nhìn dưới góc độ nghề nghiệp, có thể tạm tóm tắt cái cách Tố Hữu đã làm ở đây là:

– Giải phóng người viết khỏi các quan niệm cũ. Không coi viết văn là chuyện nghề nghiệp nghiêm chỉnh. Kích động phần bản năng vốn có của mỗi người, hướng tất cả nghị lực vào việc rút ruột bản thân, mài mãi cái phần năng khiếu ra để tồn tại.

Về Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (*)

Minh Nguyễn

hienphapCuối năm 2012, Bộ Chánh trị chỉ đạo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Chung quanh việc tổ chức thực hiện chủ trương này có nhiều chuyện để nói!

Ngày 28 tháng 01 năm 2013 Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh mời tôi dự cuộc họp đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Tôi đọc lướt một xấp tài liệu họ gởi đến, phân vân không biết có nên tham dự không. Cuối cùng, thấy mình không thể né tránh, tôi viết thư gởi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đề ngày 27 tháng 01 năm 2013, đến cơ quan Mặt trận tỉnh giao thư mà không tham dự cuộc họp. Tôi trích dẫn nội dung chính như sau:

“Thưa các đồng chí!

Tôi đọc Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chánh trị và Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội các đồng chí gởi đến. Chỉ thị của Bộ Chánh trị đoạn mở đầu viết: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chánh trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chánh trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân…”. Thế nhưng, ở mục 3 Bộ Chánh trị chỉ thị Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương: “phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”. Nghị quyết của Quốc hội cũng có hai đoạn nội dung tương tự.

Về mô hình đại học doanh nghiệp

Trần Văn Tùng

Trong bối cảnh hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới, có hai yếu tố chính trị chi phối tới hoạt động giáo dục đào tạo bậc đại học. Thứ nhất, nhà nước phúc lợi đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng, nghĩa là các khoản đầu tư công cho giáo dục, y tế giảm đi. Thứ hai, giáo dục đang trong hoàn cảnh phải cạnh tranh gay gắt để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trước các yêu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động. Cạnh tranh trong giáo dục và khủng hoảng ngân sách nhà nước buộc các trường đại học phải tự chủ tìm các nguồn vốn bên ngoài. Nói cụ thể là chuyển từ đại học công sang đại học tư theo mô hình doanh nghiệp.

1. Trường đại học trong hoàn cảnh cạnh tranh như là doanh nghiệp.

Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là kiến thức có phải là hàng hoá không?

Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân

(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)

Trong buổi thảo luận sáng 1/11 tại Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải trình về dự án “Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu”, thực chất là dự án kênh Quan Chánh Bố (xem ở đây).

Nhiều năm qua, thậm chí ngay khi dự án đang còn thai nghén, nhiều người đã cho rằng đây là dự án "đổ tiền ra sông ra biển". Một trong những người phản biện kiên trì, đầy sức thuyết phục, chính là GS TS Nguyễn Ngọc Trân. Xin đăng bài sau đây của GS để cung cấp cho bạn đọc ý kiến của một nhà khoa học.

Bauxite Việt Nam

Những sai lầm "thơm ngon"

Nguyễn Văn Thạnh

Câu hỏi đặt ra là tại sao một điều căn bản của kinh tế học, không có gì cao siêu khó hiểu – phải nói là đến con nít cũng biết – mà dân tộc chúng ta cứ lâm vào hết lần này đến lần khác?

clip_image001

Vì sao đồng qui sinh ra xung đột: Càng trở nên giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

Mark Leonard, Foreign Affairs, tháng Chín/tháng Mười 2013

Trần Ngọc Cư dịch

pro&contra – Từ nhiều năm nay, mọi động thái đối ngoại của Hà Nội đều được dư luận đánh giá như những dấu hiệu hoặc là tiếp tục thân – thậm chí phụ thuộc – Bắc Kinh, hoặc là đang bắt đầu xích lại gần Washington, theo nghĩa hai khả năng đối lập. Trong bài viết sau đây, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Mark Leonard chỉ ra rằng Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên giống nhau và hệ quả của điều đó trong trật tự thế giới hiện tại và sắp tới.

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau.

Tuyên bố Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị

(Danh sách từ đợt 1 đến đợt 9)

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2].

Thành phố Hồ Chí Minh định hợp tác những gì với tỉnh Thanh Hải Trung Quốc?

Dương Danh Dy

Báo Sài Gòn Giải Phóng cơ quan ngôn luận của thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 10 năm 2013 đưa tin: ngày 27/10 khi tiếp ông Lạc Huệ Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ TPHCM đã “bày tỏ hy vọng trong thời gian tới mối quan hệ giữa TPHCM và tỉnh Thanh Hải ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng”.

Và ông Lạc Huệ Trung đã bày tỏ: “TPHCM có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ, kinh tế dịch vụ rất phát triển, vì vậy, tỉnh Thanh Hải mong muốn hợp tác với TPHCM trong các lĩnh vực kinh tế, thưong mại, văn hoá du lịch…”.

Sức lay động của “Dậy mà đi”

Tương Lai

Có lẽ những chàng trai cô gái say sưa hát bài “Dậy mà đi” để chào đón Đinh Nhật Uy buộc phải được trả tự do tại Tòa án Long An hôm 29.10.2013 không biết và cũng không cần biết rằng lời bài hát đó ra đời từ trong nhà tù thực dân năm 1941, khi đất nước còn nằm trong xiềng xích nô lệ. Bài thơ làm trong nhà tù thuở ấy tự nhắc nhở:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Huống đường đi còn lắm bước gian truân

Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu”!

Thế rồi một phần tư thế kỷ sau, lời thơ được biến tấu thành ca từ của một bài hát cùng tên với điệp khúc “Dậy mà đi, dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi” ra đời trong phong trào đấu tranh chống chế độ Sài Gòn của sinh viên và thanh niên Miền Nam những năm 1966-67. Để rồi hôm nay, lớp trẻ cháy bỏng khát vọng tự do, dân chủ lại đang hát vang khúc ca đòi bẻ gãy những xiềng xích mới.

clip_image002

Xayaburi một năm sau: Don Sahong con đập dòng chính thứ hai của Lào

Gửi Nhóm bạn Cửu Long

Ngô Thế Vinh

Sản xuất lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Campuchia, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi sinh và cư dân nơi hạ nguồn. [26-10-2013]Gs. Võ Tòng Xuân, Nguyên Viện trưởng Đại Học An Giang.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn