Suy nghĩ đầu năm

Bauxite Việt Nam

Cũng như nhà giáo Phạm Toàn, anh chị em BVN cũng có linh cảm người thứ hai không bấm nút thông qua Hiến pháp 2013 chính là TT Nguyễn Tấn Dũng. Cũng chẳng có gì là khó đoán. Các bạn hãy nhớ lại trước ngày thông qua Hiến pháp chừng mươi lăm hôm, ông Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu trước Quốc hội, đại ý rằng chúng ta nên trở lại với Hiến pháp 1946; hoặc trong lời phát biểu nhân ra mắt “ngày pháp luật” đầu tiên của Việt Nam (9-11 hàng năm) ông cũng nói: “Hiến pháp năm 1946 thấm đẫm tư tưởng dân chủ pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng các giá trị quyền con người, quyền công dân, đã trở thành tiền đề pháp lý đặc biệt quan trọng cho việc thiết lập một chính quyền dân chủ, mạnh mẽ và sáng suốt” (xem đây). Từ lời nói đến hành động, việc không bấm nút trong phiên họp cuối cùng là một hệ quả hết sức logic nếu ta dự đoán người thứ hai không bấm nút đó là Nguyễn Tấn Dũng. Nhìn vào “mặt mũi” các vị đại biểu Quốc hội khóa này chúng ta càng không sợ nhầm lẫn khi dám nói rằng chỉ có ông Thủ tướng mới có gan làm cái điều... ngang với ông Dương Trung Quốc ngoài đảng đã làm (nên nhớ đến nay Quốc hội chỉ có một ông Dương Trung Quốc và một người khuyết danh bỏ phiếu trắng, chứ Quốc hội thời cụ Hồ từ 1946 và suốt trong kháng chiến chống Pháp thì vẫn có nhiều vị trí thức tài giỏi không là đảng viên mà góp ý rất thẳng thắn và có thừa tính phản biện nghiêm minh).

Nên làm gì và chờ đợi điều gì trong năm 2014

Lê Xuân Khoa

Sau loạt bài nhận định về diễn văn Shangri-La của TT Nguyễn Tấn Dũng, chuyến đi Bắc Kinh của CT Trương Tấn Sang, và tổng kết hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Bình-Sang và Obama-Sang đã đăng trên Bauxite Việt Nam hồi tháng Sáu, tháng Bảy và tháng Tám 2013, tôi quyết định không viết gì thêm về vấn đề Việt Nam nữa. Lý do chính là vì tôi đã nói hết những suy nghĩ của mình, cùng với nhiều anh em trong nước, về "Việt Nam phải làm gì" để có thể thực sự bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

Thông điệp Thủ tướng

 

Ghi chép của Phạm Toàn

1. Thứ sáu, 3 tháng 1 năm 2014. Một người bạn gọi điện bảo:

“Sáng thứ bảy, 9 giờ, anh đến nhà Marina nhé?”

“Có việc gì đó, anh?”

“À, các bạn ở báo Tuổi trẻ mời chúng ta tới đó để nghe chúng ta chia sẻ về bản Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng chính phủ”.

Và như để nhấn mạnh cho tầm quan trọng của sự kiện phỏng vấn tập thể, anh kể cho tôi nghe tên tuổi một loạt cựu quan chức tầm cỡ.

Tôi phải thú thực rằng ở Việt Nam ta, tôi chưa bao giờ bị gây ấn tượng bởi bất kỳ “quan chức tầm cỡ” nào. Những ấn tượng mang tính định kiến nhiều chục năm ấy vẫn không phản bội tôi.

Đừng để người dân nghĩ chính trị phần lớn là dối trá!

Tô Văn Trường

Bất kể vì lý do gì, Thông điệp đầu năm 2014 cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ấp ủ từ lâu, muốn đổi mới thật sự, và điều này phù hợp với lợi ích quốc gia và nguyện vọng của nhân dân. Còn việc Thủ tướng làm được đến đâu thì tùy thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Là dân, chúng ta nên ủng hộ nỗ lực này của Thủ tướng, hiến kế thực hiện những vấn đề sống còn đã nêu lên được trong Thông điệp, và làm mọi việc để góp sức cùng Chính phủ thực hiện bằng được.

Vả lại, đừng lúc nào quên Đổi mới theo những gì đúng đắn đã nói lên được trong Thông điệp là nhiệm vụ của toàn dân, toàn Đảng, không phải của riêng một mình Thủ tướng. Nói thế có nghĩa toàn dân và toàn Đảng phải nắm lấy Thông điệp quan trọng này để đòi thực hiện, cùng chung tay thực hiện, và quyết tâm thực hiện. Không có dân chủ cho không đâu, lại càng không có những thành tựu đáng mong muốn nào tự trên trời rơi xuống. Còn như chỉ nghi ngờ hoặc khoanh tay chờ đợi, cây sung của đất nước hầu như chẳng còn quả nào đâu để mỗi chúng ta có thể há miệng chờ nó rụng vào cổ họng.

40 năm hải chiến Hoàng Sa

KỲ 1

TT - Ngày 11-1-1974, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Kèm theo những lời tuyên bố vô căn cứ, Trung Quốc phái nhiều tàu đánh cá võ trang và tàu chiến xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

40 năm đã trôi qua, nhưng chúng tôi không thể nào quên được trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhiều đồng đội của chúng tôi đến giờ vẫn còn lại dưới đáy sâu vùng biển này. Thân xác và hương hồn những người lính Việt đã hòa với cát đá, sóng gió đại dương để mãi mãi khẳng định rằng nơi này chưa một ngày nào chia lìa Tổ quốc...”.

clip_image002

Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa (Duncan) - nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt

Lê Mạnh Chiến

I. Vài lời của tác giả nhân việc đăng bài lên mạng Internet

Bàì viết về hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt mà quý vị độc giả sẽ đọc dưới đây được viết theo lời nhắn nhủ từ một biên tập viên của báo Người Đại biểu Nhân dân (nay là báo Đại biểu Nhân dân). Trước đó, tác giả đã viết bài 170 sai lầm trong một cuốn từ điển và đã gửi cho tạp chí Thế Giới Mới để đăng nhiều kỳ, nhưng chỉ mới đăng được 6 kỳ (từ số 582 ra ngày 26/4/2004 đến số 587 ra ngày 31/5/2004) với 67 ví dụ thì bị dừng lại. Tác giả đã đến Văn phòng đại diện của tạp chí Thế Giới Mới ở Hà Nội để tìm hiểu sự tình và được một biên tập viên ở đó cho biết, đại ý như sau: “Bài này được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng trong một cuốn từ điển từng được nhiều người “có tiếng” ca ngợi. Tuy nhiên, dẫu chưa nêu rõ ai là tác giả của quyển từ điển có hại kia nhưng nhiều độc giả đã phát hiện ra GS Nguyễn Lân, mà như ông đã biết, GS Nguyễn Lân được coi là một ngôi sao sáng của ngành giáo dục Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện”. Nghe vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giới Mới.

Những câu chuyện xưa

Vũ Trọng Khải

PGS TS Vũ Trọng Khải là một chuyên gia về kinh tế nông nghiệp, chỉ được đào tạo trong nước, thậm chí chỉ được vào học một ngành mà thời đó coi là ‘đội sổ” – do “lý lịch” không “đỏ” – nhưng đã có những đóng góp đáng kể cho việc cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp một thời. Bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, ông bỗng có hứng kể lại “những câu chuyện xưa” của chính mình, trong đó người của các thế hệ miền Bắc trong chiến tranh thấy lại, còn người miền Nam hay người hậu sinh cả nước thì có cơ hội biết đến, những cái “không đâu có” ngoài nông thôn Việt Nam thời… “mỗi người làm việc bằng hai/ để cho chủ nhiệm mua đài mua xe…”.

Cũng xin lưu ý, tác giả rất chân thực khi nói đến những nét tích cực của thời gian khổ ấy, qua những con người, cả các lãnh đạo Đảng Cộng sản trong cái thời họ còn “vì dân” (nói theo Thầy Nhất Hạnh là vẫn giữ được “cái tâm ban đầu”).

Hoàng Hưng

Kỉ niệm 215 năm – năm sinh của Pushkin (1799-2014)

Pushkin – mặt trời của thơ ca Nga

Lê Phú Khải

Xuất thân là quý tộc, nhưng giống như bất cứ một thiên tài nào, Pushkin đứng hẳn về phía nhân dân. Hãy nghe thơ của ông, lúc 18 tuổi:

Tôi muốn ngợi ca Tự do cho trần thế

Tôi muốn đạp vào những tật xấu gian tham

Đang nghiễm nhiên ngự trị trên ngai vàng

Cuộc đời của thi hào Alexander Sergeyevich Pushkin thật ngắn ngủi, có 38 năm (1799-1837). Trong 38 năm đó, nước Nga chứng kiến biết bao sự biến lịch sử đầy kịch tính, đầy thống khổ, vinh quang và căm giận. Đó là một nước Nga của chế độ nông nô chuyên chế dưới thời Aleksandr I, lạc hậu so với Châu Âu lúc đó, tiếp nối là thời Nicolai I tàn bạo. Cũng những năm tháng đó, nhân dân Nga đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại đội quân xâm lược hùng mạnh của Napoléon (Pháp), đánh cho chúng tan tác đến tận sào huyệt Paris (1812-1814). Sau đó, nước Nga lại buồm thảm trở về với chế độ nông nô. Buồn thảm và căm giận đã giương cánh buồm cho nước Nga đi đến cuộc khởi nghĩa của những người Tháng Chạp vào năm 1825. Đây là cuộc tiến công đầu tiên vào chế độ nông nô chuyên chế của Nga hoàng do những người trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo. Khởi nghĩa 1825 bị dìm trong máu, nhưng nó làm được một việc cực kỳ vĩ đại cho nước Nga là đã thức tỉnh nhân dân .

Bauxite lỗ dài, vật nài xin ưu đãi đủ thứ

Phạm Huyền

clip_image001Sau 2 lần bị Bộ Tài chính khước từ vụ giảm phí môi trường trong khai thác bauxite, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã kêu lên Thủ tướng can thiệp giúp, nhất là trong bối cảnh 2 dự án bauxite sẽ lỗ 5-7 năm đầu.

Thành công với việc xin giảm thuế xuất khẩu than, trong năm 2013, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)  tiếp tục xin nhiều ưu đãi thuế, phí, vay vốn cho 2 dự án Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng và dự án sản xuất alumin Nhân Cơ- Đăk Nông.

Tính đến nay,Vinacomin đã được ưu đãi ít nhất 5 loại thuế như được miễn giảm tiền thuế đất, được miễn thuế nhập khẩu thiết bị, tạo tài sản cố định, được miễn thuế nhập khẩu cho linh kiện, vật tư nhập khẩu lắp đặt đồng bộ với thiết bị tại dự án alumin Lâm Đồng, miễn thuế nhập khẩu chất trợ lắng cho sản xuất trong 5 năm, giảm thuế nhập khẩu xút lỏng từ 20% xuống chỉ còn 3%, miễn thuế xuất khẩu alumin, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hải chiến Hoàng Sa, 40 năm nhìn lại

Thanh Trúc, phóng viên RFA

clip_image001

Chiến hạm VNCH và Trung Quốc giao tranh ở Hoàng Sa năm 1974. File photo

Sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 mà hậu quả là quần đảo này rơi vào tay Trung Quốc, 40 năm sau vẫn không thể nói điều gì khác hơn rằng vấn đề Hoàng Sa phải được ghi lại một cách trung thực trên từng chi tiết vào lịch sử và trên các bộ sách giáo khoa, trong đó có sự chiến đấu dũng cảm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.

TQ vi phạm hiến chương LHQ

Sắc lệnh năm 1961 của Việt Nam Cộng Hoà về quần đảo Hoàng Sa

Nguyễn Tuấn Cường

Hôm nay, trong khi tìm kiếm tài liệu thì thấy văn bản Sắc lệnh số 174-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm, kí ngày 13/7/1961, về việc đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.

Sắc lệnh này đã được nhiều tài liệu nhắc đến, như bài "Diễn trình lịch sử cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông", trong đó viết:

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, sắc lệnh số 174 – NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.

Thông báo số 03 của Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam

Việt Nam, ngày 02 tháng 01 năm 2014

1. Chúng tôi, những thành viên Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam, rất hoan nghênh nội dung sau trong Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”

Bốn mươi năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó

Đỗ Xuân Tê

clip_image001

Chẳng phải bây giờ mà từ 1974 tôi đã đựơc nghe chuyện Biển Đông một thời sủi bọt  khi bạn tôi, Hạm phó của một tàu Hải quân VNCH, thuật lại trận tử chiến Hoàng Sa khi anh trở về từ vùng biển chết.

Ấy vậy mà đã bốn thập niên tính đến 19-1 năm nay. Bạn tôi hiện đang sống ở Úc, người hạm trưởng của anh đang ở San Jose (Mỹ). Cả hai vẫn kín tiếng, chưa một lần phát biểu hay tham gia bất cứ cuộc hội thảo nào liên quan đến trận đánh.

Không phải các anh bàng quan với thời cuộc, cũng chẳng phải  thiếu lòng tự hào khi tham dự một trận đánh để đời đã đi vào quân sử, mà hình như hai người đầu đàn của một khu trục hạm năm xưa vẫn mang niềm u uẩn của những con sói biển khi cảm thấy uất ức vì để mất Hoàng Sa cho bá quyền Trung quốc và cảm thương sâu sắc cho người đồng đội, Hạm trưởng Ngụy văn Thà (hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10) cùng 123 thủy thủ của lực lượng hải chiến VNCH đã ở lại với biển.

Trị căn hơn trị chứng

Bùi Văn Nam Sơn

Bạo động không phải là của hiếm trong xã hội Việt Nam ngày nay. Cướp ruộng đất của nông dân. Giết người trong đồn Công an. Trấn áp quần chúng yêu nước bằng lực lượng “còn Đảng còn mình” chính danh hay “quần chúng tự phát”. Vân vân. Nhưng nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn còn thấy bạo động với nghĩa rộng hơn: “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động.” Hiểu như thế, thì bạo động còn kinh khủng hơn nhiều so với những gì người ta thông thường vẫn nghĩ. Và như thế, phải chăng sự thống trị của bạo động là sự thống trị của kẻ mạnh? Không, nhà nghiên cứu triết học dẫn câu sau đây của J. J. Rousseau: “Đứa trẻ chỉ tai ác vì nó yếu đuối”.

Bạo động là sự thể hiện căn tính của kẻ yếu. Càng yếu càng nghiêng về giải pháp bạo động.

Bauxite Việt Nam

Tác hại của Mao Trạch Đông đối với Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

GOLDEN CHAIRMAN MAO ZEDONG

Bức tượng của Mao Trạch Đông làm bằng vàng, kim cương và jade được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 16/12 /2013. Tin cho biết bức tượng nặng 50 kg (110 lbs) và trị giá hơn 100.000.000 nhân dân tệ (16.470.000 $). AFP. Photo: RFA

Phân ưu cùng gia đình Đại tá Hoàng Minh Phương

 

Được tin Đại tá HOÀNG MINH PHƯƠNG, tức Nguyễn Đức Sao, vị cán bộ tiền khởi nghĩa, người thư ký xuất sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vừa từ trần lúc 1 giờ 30 ngày 31-12-2013 sau một cơn bạo bệnh, hưởng thọ 86 tuổi (1928 – 2013), BVN vô cùng thương tiếc.

clip_image002

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tá Hoàng Minh Phương năm 1994

Xưng hô tiếng ta thật khó

Phạm Xuân Nguyên

clip_image002Với nụ cười tươi, Phó Thủ tướng hỏi lại SV Cao Thị Thùy, Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Thái Nguyên liên quan đến câu hỏi của bạn về sự chuẩn bị của Chính phủ cho SV, thanh niên về một cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015.

“Cháu đã sẵn sàng cho cộng đồng ASEAN năm 2015 chưa? Cháu có thể lên đây chia sẻ với các bạn ở đây là cháu đã chuẩn bị sẵn sàng như thế nào cho sự kiện hình thành cộng đồng chung ASEAN” – “MC Đam” dẫn dắt.

Đáp lời, Cao Thị Thùy cho biết sự sẵn sàng của bạn thể hiện trong học tập, suốt cả quá trình, tích cực tham gia phong trào đoàn, hội của trường, để đạt thành tích tốt nhất, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Thông báo số 02 của Ban vận động thành lập Hội Dân oan Việt Nam

Việt Nam, ngày 01 tháng 01 năm 2014

Sau khi có thông báo ngày 31/12/2013 của Ban vận động, chúng tôi đã nhận được nhiều đề nghị tham gia và ủng hộ cho Hội Dân oan Việt Nam.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn, và đề nghị những người tham gia và ủng hộ đăng ký theo mẫu dưới đây, và gửi mẫu này cho những người quan tâm khác.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn