Ý chí của nhà cai trị và lòng dân?

Trần Minh Thảo

Tác giả đặt ra nhiều câu hỏi về những vấn đề rất căn bản của thể chế, của đường lối đối nội, đối ngoại hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 chưa khiến ông (và chắc chắn là rất nhiều người nặng lòng với đất nước ) yên tâm. Trong đó vấn đề bản chất của nhà nước hiện hành chắc là đề tài gây nhiều tranh cãi. Có một chuyện khá tế nhị, “tưởng dzậy mà không phải dzậy”. Đó là chuyện “linh hoạt, sáng tạo” của người cai trị. Tất nhiên “linh hoạt, sáng tạo” thì không thể có nhà nước pháp quyền, thì sẽ có nền hành chính không giống ai, sẽ vô chính phủ, phe cánh, mafia… Nhưng cũng chính “linh hoạt, sáng tạo” nên mới có Nghị quyết 6 phá vỡ vòng kim cô của “chủ nghĩa xã hội” về kinh tế. Đó là mặt tích cực của “linh hoạt, sáng tạo” trong hoàn cảnh ta cứ bị cái bóng của “hai ông Tây có râu” nó đè mãi không thoát ra nổi nên cứ phải hô to “kiên trì”. Vậy các nhà cai trị kỳ này lại “linh hoạt, sáng tạo” một lần nữa để giải phóng sức bật của đất đai khỏi cái gông “công hữu”, giải phóng sức sáng tạo của người dân khỏi cái cùm “độc… lãnh…”. Cứ thế mà “diễn biến” dần cho đến đứt cái đuôi “định hướng”. Xong việc rồi ta sẽ thề đoạn tuyệt với “linh hoạt, sáng tạo” để quyết trung thành với nguyên tắc dân chủ pháp quyền. Khi ấy mới mong “dân giàu, nước mạnh” để không ai có thể “thỏa hiệp trên lưng mình”.

Bauxite Việt Nam

Cù Huy Hà Vũ, tôi còn nợ anh một lời hứa

Đỗ Trường

imageTrung tuần tháng 9 năm 1995, tôi nhận được điện của ông cậu, họ Đặng người làng Hành Thiện, Nam Định. Dòng họ có rất nhiều người làm cách mạng, đều có chức tước to lớn ở cả hai phía Bắc và Nam trước năm 1975, và sau này cũng vậy . Ông hiện là cán bộ cao cấp của chính phủ, sang Paris học về quản lý hành chánh. Ông bảo chỉ cỡi ngựa xem hoa vài tháng thôi, nên cuối tuần đó tôi sang thăm ông ngay, tiện đi Monaco thăm bà bác lấy chồng người Ý, định cư ở đó trước năm 1945.

Trường Hành chánh Quốc gia Pháp cách trung tâm Paris có lẽ cũng đến mấy chục km, nên loay hoay mãi năm giờ chiều tôi mới tới nơi. Ở phòng khách, tôi thấy ông cậu đang nói chuyện rất vui vẻ với một người đàn ông trẻ dáng vóc nhỏ nhắn, thư sinh. Sau cái bắt tay, ông cậu giới thiệu với tôi:

Thư giãn Chủ Nhật: Những chuyện đáng ghi nhớ: Sài Gòn - Hà Nội - San José

Nguyễn Khoa Thái Anh

clip_image002[4]  

(Trái sang phải): Sinh nhật Bùi Tín, blogger Bùi Tín và thẩm phán Phan Quang Tuệ cầu chúc sức khoẻ cho... Việt Nam

 

Chủ Nhật tuần rồi (January 16, 2011) là một ngày đáng ghi nhớ ở San José. Đáng ghi nhớ không phải vì một chuyện lớn tiếng mà tôi có can dự trong buổi họp báo hội Tết Dancing with the Troops ở café Paloma trong khu Grand Century Mall. Đáng ghi nhớ không phải vì tật thói cố hữu hay đi trễ của (một số) người Việt. Đáng ghi nhớ cũng không phải tánh thói không chịu đọc, không chịu tìm hiểu sự kiện nên không nắm bắt vấn đề nhưng lại thích góp ý vung vít của một số người mang danh nghĩa báo chí.

Nhưng chuyện đáng ghi nhớ có lẽ lời khước từ không có thì giờ đi họp báo và sau đó trở thành lời khuyên của Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo VTimes: "Đừng nên dính dấp, sa đà vào nhiều chuyện phức tạp của cộng đồng!" Và cũng xin thưa, có bao giờ tôi được ai nhận mình là một người của cộng đồng San José đâu? Có lẽ vì vậy nên hôm đó Vũ Khang của Việt Weekly lớn tiếng gạn hỏi muốn biết tôi là ai, viết cho báo nào!

Đúng ra chuyện tôi muốn bàn tới đây là chuyện tình cờ gặp những nhân vật đáng ghi nhớ ở Việt Nam rồi sự việc tuần tự diễn biến đưa đến chuyện gặp gỡ họ ở San José trong hôm chủ nhật vừa qua. Ở Sài Gòn, tôi tình cờ gặp ông đại biểu Quốc hội, nhà văn, nhà báo và sử gia Dương Trung Quốc nơi nhà hàng và khách sạn Lotus qua sự giới thiệu của chủ nhân. Sau đó được biết ông sẽ sang Cali thăm gia đình đúng khoảng thời gian tôi về Mỹ nên hẹn sẽ gặp lại. Thứ Sáu - thứ Bảy, hai ngày cuối tuần ở Mỹ vừa qua, liên lạc nhau qua điện thoại di động, nhưng không gặp vì chương trình du ngoạn của ông Quốc quá khít khao.

Thư giãn Chủ Nhật: Câu đối Tết TÂN MÃO

Hà Sĩ Phu

PHẦN 1

clip_image002

Cuộc giao ca lục đục giữa HỔ và MÈO

(Chuyện phiếm viết lại, nhân một “tin mật” của Wikileaks về Việt Nam)

Khác với những cuộc giao ca dị tộc như giữa Chuột và Trâu, giữa Gà và Chó…, cuộc giao ca năm nay giữa HỔ và MÈO phải được xem là cuộc chuyển giao quyền lực 100 phần trăm “nội bộ”.

Thư giãn Chủ Nhật : Tết mèo, kể chuyện chú mèo nhà!

Trần Huy Thuận

imageNhà lắm chuột quá! Trước kia chúng còn tránh ban ngày, chỉ hoành hành về đêm. Nay thì “moa-phú”, đêm ngày như nhau, cứ hở ra cái gì là lũ chuột chết tiệt lại ngoáy cái đuôi tởm lợm của nó vào ngay! Người ta bảo: Chó treo, mèo đậy, chứ với giống chuột, các cách ấy chả nghĩa lý gì. Thùng gạo đậy kín hẳn hoi, mà còn bị chúng khoét cả nắp để chui vào ăn thoải mái; nồi thịt treo vào quang sắt, vẫn bị chúng leo lên, nạy vung, khoắng gần hết! Thế thì thử hỏi ai mà chả điên chứ? Không chỉ ăn, lũ khốn kiếp này còn bậy ra khắp nơi; vo gạo thổi cơm mà không chú ý nhặt đãi, có ngày lẫn cả phân chuột là chuyện thường!

Như vậy là đã dùng đủ cách phòng ngừa rồi, nhưng chuột vẫn ngang nhiên hoành hành. Buộc chủ nhà phải tỏ thái độ dứt khoát, nghĩa là quyết định phải chuyển sang lấy "chống làm chính". Chống tích cực chính là phòng hiệu quả! Nhưng chống bằng cách nào? Bàn luận mãi, cuối cùng gia đình mới đi đến thống nhất: nuôi mèo. Bởi vì các cách khác, đều đã dùng qua, đầu tiên là thuốc diệt chuột của ta, rồi thuốc diệt chuột của Tàu, thuốc nào cũng diệt được vài con là sau đó không lừa được con nào nữa. "Keo dính" mới đầu tưởng hiệu quả lắm, ai dè mấy hôm sau mất mồi toi. "Lồng bẫy chuột" cũng vô tác dụng. Lần nọ, một con đã bị sập bẫy, chủ nhà thức dậy, nhìn rõ chú chuột kễnh đang lồng lộn ở trong lồng, thế là yên trí trở vào giường ngủ tiếp. Sáng ra, chỉ thấy lồng trống không!

Một Đà Lạt “thơ mộng” – còn hay mất?

Mai Thái Lĩnh

clip_image001  

Ảnh 1: Năm đỉnh của dãy núi Lang-Bian (tranh vẽ đăng trong sách của Tardif)

 

Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif – người tham gia một đoàn khảo sát trong hai năm 1899-1900, đã mô tả hình dáng của cao nguyên như sau: “Toàn bộ diện tích rộng lớn ấy (…) bao gồm một chuỗi những quả đồi tròn kế tiếp nhau, đồi này nằm cạnh đồi kia, đồi này chế ngự đồi kia, đồi này thì sườn dốc đứng, đồi kia thì duỗi ra và nằm dài trên mặt đất. Những gợn sóng ấy bị chia tách bởi những thung lũng nông hay sâu, rộng hơn hay hẹp hơn. Con đường nối liền Đà Lạt với Dankia len lỏi giữa những quả đồi ấy. Tất cả những ngọn đồi ấy được bao phủ bởi một lớp cỏ ngắn vào mùa khô, mọc cao vào mùa mưa, rất dày và khá cứng. Trong những thung lũng nhỏ là những bụi cây đủ loại, những đám sậy, và trên một vài bờ dốc là những đám thông và dẻ.[1] Những dòng nước chảy qua những thung lũng theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi người ta tìm thấy những dòng suối chảy siết, nhưng thường thì chỉ là những vũng nước tù hãm, rất sâu, bị che giấu dưới những thảm thực vật mọc rất dày và rất mạnh mẽ.”

Tardif đã leo lên một trong năm đỉnh của dãy núi Lang Bian. Từ cao độ 2.000m nhìn xuống, ông thấy toàn bộ bề mặt của cao nguyên là màu xanh lá của hàng trăm quả đồi (nguyên văn: 150 quả đồi), trông giống như một “giỏ cam” lớn (un vaste “panier d’oranges”).[2]

Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

Trần Văn Thọ, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Cảm ơn tác giả cho ta thêm một bài học quý báu (sau rất nhiều bài học mà ta không chịu /chưa chịu học/không học nổi từ con cháu nữ thần Thái Dương). Chao ôi, cái cơ hội ngàn năm có một để áp dụng bài học này là sau 30/4/1975 có khi nào lặp lại? Và chút hy vọng vào dịp thay đổi vừa qua cũng đã tiêu tan. Chẳng lẽ phải đợi khi giặc nước vào đầy nhà (bây giờ đã vào, chỉ có chưa đầy) thì người lãnh đạo mới biết đặt vận mệnh đất nước lên trên quyền lợi phe nhóm? E lúc ấy thì đã muộn…

Bauxite Việt Nam

Về bài viết Cái bánh dân chủ

Trần Quang Ninh

imageGần đây, các vấn đề PHẢN BIỆN XÃ HỘI, TỰ DO, DÂN CHỦ, DÂN TRÍ được đề cập đến khá nhiều. Cả những người đang giữ trọng trách, những người đã từng giữ trọng trách trong hệ thống chính trị cho đến giới trí thức, những người không giữ chức quyền đều bàn luận về các vấn đề này trên các “phương tiện thông tin chính thống” và cả các “phương tiện thông tin không chính thống”. Điều đó chứng tỏ rằng đây là các vấn đề ngày càng trở nên bức thiết.

Tác giả Trần Huy Thuận trong bài viết Cái bánh dân chủ đã đề cập đến những vấn đề nói trên một cách khá lôi cuốn, hấp dẫn.

Có lẽ nhiều người đồng tình với các luận cứ của tác giả “dân trí thấp, dân thiếu hiểu biết là trở ngại lớn nhất, trực tiếp nhất và nguy hại nhất đối với việc thực thi tự do và dân chủ” và “chỉ hô hào dân chủ mà không chú trọng việc nâng cao dân trí, là mị dân!”.

Tuy nhiên, không hẳn tất cả đều đồng ý với việc tác giả cho rằng“Dân muốn thật sự tự do, thật sự dân chủ trước hết phải nâng cao dân trí”.

Ảnh hưởng Domino của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia

Lê Minh

Liên tục mấy tuần qua, các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân Tunisia đã khiến Tổng thống Ban Ali phải cuốn gói trốn chạy ra nước ngoài, và Chính phủ lâm thời cũng đang đứng trước áp lực từ dân chúng phải sớm tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.

Nhìn cảnh người dân Tunisia xuống đường lật đổ nhà độc tài Ben Ali, người ta đã tiên đoán rằng rồi đây khí thế này sẽ lan tỏa sang các nước lân cận trong khu vực Bắc Phi.

Quả thật vậy, nức lòng với khí thế xuống đường của người dân Tunisia, hôm qua Thứ Ba 25/01, người dân Ai Cập đã xuống đường, với những cuộc biểu tình rầm rộ, đòi chấm dứt 30 năm cai trị độc quyền của Tổng thống Mubarak.

Trung Quốc: Thủ tướng khuyến khích dân phê bình chính phủ

clip_image002

 

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo:Chúng ta là chính phủ của dân và quyền lực của chúng ta được nhân dân giao cho. Ảnh: telegraph

 

Xuất hiện ở cơ quan tiếp nhận đơn từ kiến nghị cao nhất tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chỉ thị tạo điều kiện dễ dàng hơn để người dân phê bình và giám sát chính phủ.

Ông Ôn Gia Bảo được biết tới với cách tiếp cận rất bình dân. Ông thường vội vã tới tận những nơi xảy ra các thảm họa để thị sát tình hình, thăm hỏi các nạn nhân. Và trên truyền hình quốc gia, người ta có thể chứng kiến ông cùng ăn với những người nghèo,ở các ngôi làng nông thôn hẻo lánh. Chính vì thế, nhiều người đặt cho ông danh xưng “Ông Ôn”.

Đầu tuần này, vị thủ tướng 68 tuổi đã làm một điều được nhiều nhà phân tích coi là sự dũng cảm hơn bình thường: Xuất hiện ở cơ quan tiếp nhận đơn từ kiến nghị cao nhất Trung Quốc tại Bắc Kinh, nơi những người dân thường đệ đơn than phiền hay thể hiện sự bất bình về vấn đề nào đó, và khuyến khích người dân phê bình chính phủ, yêu cầu đưa các trường hợp của họ ra công lý.

“Chúng ta là chính phủ của dân và quyền lực của chúng ta được nhân dân giao cho”, báo chí Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong suốt chuyến thăm cơ quan trên. “Chúng ta nên sử dụng quyền lực trong tay chúng ta để phục vụ lợi ích của nhân dân, giúp họ vượt qua khó khăn một cách có trách nhiệm”.

Hai thông tin về chủ quyền

Yêu cầu TQ gỡ đường yêu sách 9 đoạn khỏi bản đồ

clip_image003Việt Nam phản đối Trung Quốc cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World”, trong đó tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga hôm nay (26/1) đã phản ứng trước việc ngày 18/1, Cục Đo đạc Bản đồ quốc gia Trung Quốc cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World”, trong đó vẫn tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.

Bà Nga nói việc Cục Đo đạc Bản đồ quốc gia Trung Quốc chính thức cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World”, trong đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn ở Biển Đông là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước ven Biển Đông, hoàn toàn trái với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.

Nhận hối lộ đừng xúc phạm người đưa hối lộ

Sáu Nghệ

imageNhiều nơi đã tuyên bố: Cấm cấp dưới lễ tết cấp trên và cấm cấp trên nhận lễ tết của cấp dưới, để bớt tham nhũng hối lộ.

Một người bạn của tôi, theo thứ hạng hành chính hiện thời gọi là cán bộ cao cấp, kể rằng, đơn vị của anh vẫn tổ chức mấy đoàn đi lễ tết cấp trên. Vì các anh bàn với nhau, không thể tin những lời tuyên bố để không lễ tết cấp trên. Sự thật, đến đâu cũng phải xếp hàng. Với một vị cấp trên, may gặp thư ký của vị ấy là người quen nên được hỏi han trước khi vào. Biết gói quà tết chỉ chục triệu đồng, anh thư ký khuyên: “Chỉ chừng ấy, đừng vào làm mất thời gian của người ta”. Với vị cấp trên khác, khi cầm bao thư đựng tiền, lập tức vị này gấp đôi bao thư, nhét vào túi quần. Bao thư dày nên vị cán bộ cấp trên phải nghiêng lệnh người trên ghế, một lúc mới nhét được vào túi. Anh bạn của tôi khi kể lại chi tiết này chưa hết vẻ thảng thốt: “Chúng tôi buồn quá, cảm giác bị xúc phạm, thấy những lời chúc sức khỏe chỉ còn dối trá. Tại sao ông ta không chờ chúng tôi ra về đã, rồi hãy gấp bao thư bỏ vào túi quần?”.

“Đường sắt cao tốc - Bài tẩy đã ngửa” và bài học không chỉ với Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng!

Nguyễn Hữu Quý

clip_image002

 

Chợ cửu vạn ở Hà Nội đang chờ người đến thuê để kiếm sống hàng ngày...

 

Thực ra, không phải đợi đến sáng ngày 25/01/2011 trên trang mạng Bauxite Việt Nam đăng bài “Đường sắt cao tốc – Bài tẩy đã ngửa” của tác giả Nguyễn Trung, vạch rõ bản chất “con bài tẩy” Đường sắt cao tốc (ĐSCT) kia là của ai, ai “đạo diễn” phía sau nó, làm cho ai, và vì ai, mà đã từ lâu, ngay từ lúc dự án ĐSCT nóng lên tại diễn đàn Quốc hội (QH) năm 2010 vừa rồi, mọi người VN đều biết rằng… “mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh”.

Nếu như năm ngoái tại kỳ họp QH còn “úp úp, mở mở”, thì vừa rồi “con bài tẩy” đã được lật ngửa để công khai với gần 90 triệu dân VN; và như tác giả Nguyễn Trung đã cảnh báo: Chờ xem vì sao người ta quyết phải làm cho được ĐSCT. Vì sao và vì ai? Nhưng dứt khoát là không vì 85 triệu người Việt Nam là điều chắc chắn”.

Việc “Bài tẩy đã lật ngửa” cho thấy “quyền” của kẻ ra chủ trương và “thế” của người (phải) thực hiện.

Hậu quả của dự án ĐSCT, mà nếu như nó được triển khai, thì như tác giả Nguyễn Trung nhận định sẽ là “...gây nợ cho Việt Nam 100–200–300 năm” cũng như khiến “Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng 100–200–300 năm”.

Trung Quốc sẽ xây dựng đường sắt cao tốc qua Việt Nam?

Trung Đức

clip_image002

Trung Quốc đang đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á của mình. Ảnh: FT

 

SGTT.VN - Thời gian gần đây, báo chí trong nước lẫn nước ngoài đồng loạt đưa tin: Trung Quốc đang triển khai xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á của mình, trong đó sẽ có hai tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua địa phận Việt Nam.

Điều này khiến nhiều người hồ nghi, phải chăng hai tuyến này sẽ do Trung Quốc xây dựng “giúp” Việt Nam?

Ngày 27.1, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, một lãnh đạo cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đúng là có chuyện sẽ khởi công hai tuyến đường sắt nói trên, nhưng không phải do Trung Quốc bỏ tiền làm cho ta mà tự phía Việt Nam phải bỏ tiền ra xây dựng. Đó là hai tuyến từ TP.HCM – Lộc Ninh và tuyến Vũng Áng – Mụ Giạ (Hà Tĩnh).

“Đây là hai tuyến đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Hai tuyến này cũng trùng với hướng tuyến đường sắt xuyên Á (do Trung Quốc vạch tuyến) mà các nước ASEAN đã ký kết tham gia với Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyến chạy qua địa phận nước nào thì sẽ do nước đó tự bỏ tiền xây dựng”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Cân bằng Trung Quốc qua Việt Nam

Khoa Diễm, Phóng viên RFA

CHINA-US-JAPAN-NKOREA-MILITARY-DIPLOMACY  

Quân đội Trung Quốc trong buổi đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tại Bắc Kinh hôm 10/1/2011. AFP photo

 

Hoa Kỳ và Trung Quốc dù bên ngoài vẫn mềm mỏng và ý nhị, nhưng bề trong hiện như hai con hổ đang gầm gừ tranh giành ngôi vị bá chủ sơn lâm.

Sức mạnh của Trung Quốc đang làm Mỹ lo ngại, nhất là đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Để cân bằng thế cờ, mối quan hệ Việt-Mỹ bất ngờ trở thành một công cụ cho mục đích này - theo ý kiến một nhà nghiên cứu quốc phòng của Hoa Kỳ. Liệu Việt Nam có thể giúp Hoa Kỳ giải quyết mối lo ngại này không? Khoa Diễm có cuộc nói chuyện với Tiến sĩ Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích Quốc phòng - Chính trị của viện Hudson về vấn đề này. 

Khoa Diễm: Thưa Tiến sĩ, cám ơn ông rất nhiều đã dành thời gian cho chúng tôi. Tôi đã có cơ hội đọc qua bài viết của ông “Balancing China through Vietnam” mà tôi xin tạm dịch là “Cân bằng Trung Quốc qua Việt Nam”. Tôi xin đi thẳng vào vấn đề là ông nghĩ việc này có thể làm được không và bằng cách nào?

Dr. Weitz: Theo tôi nghĩ thì việc này phải được thực hiện một cách rất khéo léo vì cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều phải cẩn thận về phản ứng của người thứ ba, mà trong bối cảnh này là Trung Quốc, đặc biệt là điều này có thể gây những biến động về quân sự.

Việt Nam cần liên kết trong ngoài để tự vệ

clip_image001  

Chiến hạm Gepard của Nga là loại Việt Nam tìm mua về để phòng thủ biển - hình minh họa

 

Trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào sang Hoa Kỳ tuần này, các giới quan sát tại Mỹ đã đánh giá cả về sức mạnh quân sự hai bên, và nhắc đến Biển Đông như một điểm nóng, tạo ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung.

BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Tiến sĩ Richard Weitz từ Hoa Kỳ về bối cảnh cán cân quân sự của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và nhu cầu tìm kiếm đồng minh từ Hoa Kỳ.

Trước hết, ông Weitz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự Hudson tại Washington, tác giả bài “Balancing China Through Vietnam” đăng hôm 13/1/2001 trên trang Second Line of Defense, nói về an ninh khu vực Đông Nam Á năm qua:

Tiến sĩ Richard Weitz: Tôi nghĩ tình hình an ninh khu vực đã trở nên tồi tệ hơn trong năm qua, chủ yếu là do Trung Quốc thay đổi cách ứng xử của họ. Tình hình hơi bất ổn một chút, nào là diễn tập quân sự, Trung Quốc xích lại gần Bình Nhưỡng hơn. Còn ở Biển Đông thì hải quân Trung Quốc và các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng trở nên hung hăng hơn trong việc thử lửa một số vấn đề hàng hải.

Ai đầu tư cho ai?

Thuận Thành

clip_image001

 

Đầu tư là động từ có nghĩa là: Bỏ nhân lực, vật lực vào việc gì trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội...

 

(Tamnhin.net) - Đây là câu hỏi nhức nhối nhiều năm nay, ai cũng hiểu nhưng những người có trách nhiệm không thể nói ra cái điều cần nói vì đã trót làm, trót coi là thành tích, trót báo cáo lên cấp trên, trót đưa vào nghị quyết...

Tuy nhiên để mọi người có cơ hội nhìn nhận lại nên chăng cũng nên bàn lấy một lần dù việc chẳng có gì mới. Có như vậy kẻ viết bài này cũng đỡ ân hận là khi tưởng nhớ đến cụ Huỳnh Thúc Kháng khi với tư cách là chủ bút báo Tiếng Dân đã có câu nói nổi tiếng là: “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”.

Theo từ điển tiếng Việt: Đầu tư là động từ có nghĩa là: Bỏ nhân lực, vật lực vào việc gì trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội...

Còn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay thường được hiểu là các nhà sản xuất là công dân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên cơ sở đã có một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định để khai thác những điều kiện ưu đãi như không phải nộp tiền thuê đất ít nhất trong vòng 5 năm đầu, lương nhân công rẻ, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường không ngặt nghèo...

Khai thác đất hiếm và những nguy cơ về môi trường

Thanh Phương

clip_image001  

Ô nhiễm nguồn nước từ một mỏ khai thác đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, Trung Quốc Reuters

 

Do việc Trung Quốc, nước cung ứng đến 97% đất hiếm trên thế giới, giảm bớt xuất khẩu loại khoáng sản này, nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, buộc phải tìm những nguồn cung cấp khác và đây là cơ hội để Việt Nam khai thác tài nguyên này. Nhưng khai thác đất hiếm cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ về môi trường, như bài học của Trung Quốc.

Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng thấp trong vỏ Trái Đất. Đất hiếm được sử dụng trong việc chế tạo rất nhiều sản phẩm như micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính, trong cáp quang viễn thông, công nghệ màn hình LED, công nghệ in tiền, công nghệ bán dẫn, siêu dẫn, v.v.

Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà khoa học đã từng làm việc trong ngành điạ chất ở Việt Nam trong 34 năm trước khi nghỉ hưu, và đã từng là người phát hiện khả năng chứa uran ở vùng than Nông Sơn, cho biết thêm về đất hiếm :

“Các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan. Trong đó, yttri xuất phát từ tên làng Yterby, Thụy Điển, nơi quặng này được phát hiện đầu tiên; còn scandi là từ bán đảo Scandinavia.

Nhà báo Úc nói về vụ quan chức Việt Nam nhận hối lộ

Việt Hà, phóng viên RFA
clip_image001  

Tiền đồng Polymer của Việt Nam. RFA PHOTO

 

RFA hỏi chuyện nhà báo Nick McKenzie của tở The Age về những tình tiết mới trong vụ án ngân hàng Securency bị cáo buộc đưa hối lộ cho cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê ĐứcThúy.

Thứ hai tuần này, hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker thuộc tờ The Age của Úc tiếp tục đưa ra một bài báo khác về vụ hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc.

Bài báo trực tiếp cáo buộc cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nhận hối lộ từ ngân hàng Securency của Úc để trao cho công ty này hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam hồi năm 2002. Đây là một trong loạt bài điều tra do hai ký giả này thực hiện liên quan đến vụ hối lộ này kể từ tháng 5 năm 2009.

Đáng nghi ngờ

Việt Hà có cuộc nói chuyện với nhà báo Nick McKenzie về những tình tiết mới của vụ án. Trước hết nhà báo McKenzie cho biết về những tình tiết mới mà hai nhà báo vừa tìm ra như sau:

Chung quanh một chữ... "quyền"

Trần Huy Thuận

imageQuyền có loại do tự nhiên mà có, Trời sinh ra đã có, cho dù người đó là người như thế nào, dòng dõi ra sao, sinh sống ở đâu và làm việc như thế nào – đó là QUYỀN CON NGƯỜI, bao gồm những Quyền rất cụ thể như quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được học hành, quyền được sống, quyền được chăm sóc y tế... Khi một người đến tuổi Công dân thì có thêm Quyền Công dân, Quyền Làm chủ Đất nước. Xã hội, nhà nước, tổ chức chính trị... đều có trách nhiệm tôn trọng và phát huy quyền này. Trình độ văn minh, dân chủ của một quốc gia được đánh giá bằng mức độ thực thi loại quyền tự nhiên này. Chế độ Phong kiến còn biết LẤY DÂN LÀM GỐC, không lý gì con người trong xã hội hiện đại, Người Dân lại không được thực thi QUYỀN DÂN CHỦ.

Có loại Quyền được hình thành do vị trí và vị thế xã hội chính đáng của mỗi con người – QUYỀN CHỨC. Chức đến đâu Quyền đến đó. Quyền mà vượt chức là "tiếm quyền" và tuyệt không được lợi dụng chức quyền để làm bậy, để vơ vét, để chiếm đoạt. Chức phải được tạo lập từ năng lực thực có, từ kết quả học tập, rèn luyện, phấn đấu, hy sinh của bản thân,... kết hợp với cơ may gặp vận hội và môi trường sống thích hợp – phải nói như thế vì thực tế không hiếm những người có tài, có trí tuệ thông thái hơn người, có hy sinh và đóng góp lớn cho đất nước... vẫn chịu sống với vị thế không tương xứng, không ai biết đến, không được trọng dụng.

Yêu cầu trả lời hai đơn tố cáo

Kính gửi: Ban Biên tập Bauxite Việt Nam

Tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, kính nhờ Bauxite Việt Nam cho đăng Yêu cầu trả lời hai đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS Vũ, yêu cầu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,  Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trả lời hai đơn tố cáo mà chị Hà đã gửi hôm 8/11/2010 và 05/12/2010 về việc bắt giam, khởi tố TS Vũ trái pháp luật và yêu cầu ngay tức khắc trả tự do cho TS Vũ, để những ai quan tâm tới vụ án được biết.

Trân trọng cảm ơn Bauxite Việt Nam.

Cù Thị Xuân Bích

clip_image001[1]

Thư của Trần Văn Thủy

Kính thưa anh Huệ Chi, anh Nguyễn Trọng Tạo, anh Trần Nhương.

imageTrước hết tôi xin có lời cám ơn các anh và cáo lỗi cùng các anh. Cáo lỗi bởi tôi là tác nhân đầu tiên, tác nhân chính gây ra vụ trao đổi ồn ĩ, căng thẳng cả tháng qua trên các trang mạng của các anh xung quanh cuốn Nếu Đi Hết Biển của tôi và cuốn sách phản đối nó. Sự việc đã làm mất nhiều thì giờ và làm bận tâm các anh. Nhân đây tôi cũng xin cáo lỗi và cám ơn ông Nguyễn Hữu Đính, ông Trần Huy Thuận, trang mạng Facebook, Đàn Chim Việt.info và một số bạn đọc đã quan tâm tới đề tài này.

Thành thật mong các anh lượng thứ.

Trong bài của mình, ông Lê Thanh Dũng và một số bạn đọc yêu cầu tôi trao đổi đôi điều và công bố cuốn Nếu Đi Hết Biển trên mạng. Xin thưa, những cuộc tranh luận, viết lách như thế này thực tình mà nói, tôi rất, rất ngại. Hơn nữa, đó là chuyện xảy ra cũng quá lâu rồi, tôi lại rất ít thì giờ, sức khỏe không tốt, trong lòng thiếu sự an bình, nhưng thôi, tôi xin cố gắng phúc đáp để khỏi mang tiếng bất nhã.

Cân bằng với Trung Quốc thông qua Việt Nam

Richard Weitz

imageViệc các phương tiện truyền thông vừa phô bày chiến đấu cơ tàng hình mới J-20, rồi dự kiến sẽ sớm xuất hiện tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và chuyến thăm đầy băn khoăn của Bộ trưởng Gates đến quốc gia này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng phải duy trì tốt các mối quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng xung quanh Hoa lục. Các ràng buộc quốc phòng với Hàn Quốc vẫn được thắt chặt, trong khi với Nhật Bản, các quan hệ này đã phục hồi từ suy thoái năm ngoái, một phần nhờ chính sách đối đầu của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo. Thế nhưng quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Việt Nam lại tụt hậu một chút do di chứng của sự đối đầu và một số yếu tố khác. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên khắng khít hơn trong những năm gần đây, mặc dù họ vẫn tiếp tục bất đồng về chính sách nhân quyền và các vấn đề trong nước khác của Việt Nam. Hiện nay, sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng, vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế và chương trình tìm kiếm hài cốt quân nhân, để giành thế chủ động ngoại giao nhằm chống lại các yêu sách bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Hai bài báo về quân sự đáng chú ý

Trung Quốc đóng hàng chục tàu hải giám mới

clip_image003Trung Quốc mới đây đã công bố kế hoạch đóng thêm nhiều tàu mới nhằm phục vụ các lợi ích của nước này.

Tân Hoa xã ngày 22/1 đưa tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc quyết định sẽ đóng mới 36 chiếc tàu hải giám có trọng tải từ 600 tấn trở lên trong năm 2011 để phục vụ các lợi ích trên một số vùng biển.

Người phụ trách Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết đợt đóng mới tàu hải giám lần này sẽ bao gồm bảy chiếc loại 1.500 tấn, 15 chiếc loại 1.100 tấn và 14 chiếc loại 600 tấn.

Theo nhận định của tờ Morning News của Nhật Bản, số tàu hải giám nói trên nhiều khả năng sẽ được Trung Quốc triển khai tại các vùng biển trọng điểm đang có tranh chấp với các nước.

Dự án Đường Sắt Cao Tốc và những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Nguyễn Trung

imageDư luận trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến dự án Đường Sắt Cao Tốc (ĐSCT). Vì dự án giá trị cả trăm tỉ đô la này gắn liền với vận mệnh của Đất nước. Sự nguy hiểm của dự án ĐSCT không chỉ đơn thuần như vụ Vinashin hay các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Dự án ĐSCT có thể khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Cộng cả một thế kỷ hoặc hơn. Qua báo chí, và dĩ nhiên là “báo chí lề phải”, chúng tôi thấy có những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ngày 03 tháng 1 năm 2011, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời báo Sài Gòn giải phóng như sau:

“Nếu làm ĐSCT, có nối mạng với đường sắt cao tốc trong khu vực không thưa bộ trưởng?

Có chứ. Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh. Nói chung là phải làm, còn làm thế nào, thời điểm nào, cân nhắc nguồn lực ra sao thì sẽ tùy điều kiện thực tế để thực hiện. 130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau. Tôi khẳng định, đây mới là bước nghiên cứu, còn thời điểm làm, làm như thế nào Chính phủ phải tính, nhưng không thể không làm. (1)

Chưa thể có báo cáo sâu về Đường sắt cao tốc trong năm 2011

clip_image004

TS. Khuất Việt Hùng.

"Việc trình dự án trong năm 2011 là mong muốn của Bộ Giao thông, hay nói cách khác là chủ đầu tư. Nhưng nghiên cứu có hoàn thành được trong năm 2011 hay không, vẫn chưa thể khẳng định".

TS. Khuất Việt Hùng – Viện Trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông, người tham gia phản biện báo cáo đầu tư dự án ĐSCT Bắc - Nam trả lời PV Bee xung quanh dự kiến báo cáo nghiên cứu sâu về đường sắt cao tốc (ĐSCT) năm 2011.

3 năm nữa mới xong nghiên cứu sâu

Báo cáo đầu tư về ĐSCT trình Quốc hội vừa rồi đã nhận được rất nhiều phản biện và góp ý. Vậy bản nghiên cứu sâu lần này tiếp thu những phản biện và góp ý đó như thế nào?

Lần này tôi không tham gia cùng JICA là làm nghiên cứu khả thi nhưng rất hi vọng chúng tôi sẽ được mời để tham gia góp ý kiến khi có dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi. Lần trước khi Chính phủ trình Quốc hội chỉ là báo cáo đầu tư. Vì vậy những số liệu, tính toán của báo cáo trước đây sơ sài hơn rất nhiều báo cáo bây giờ.

Báo Úc nêu đích danh ông Lê Đức Thúy nhận hối lộ

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

UN-ECONOMIC CONFERENCE-VIETNAM  

Ông Lê Đức Thúy - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999 cho tới năm 2007. AFP

 

Tờ báo The Age của Úc loan tin công ty Securency đã hối lộ cho con trai của Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thắng hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney để biết thêm chi tiết.

Vụ hối lộ quan chức VN lại bùng nổ ở Úc

Mặc Lâm: Tờ báo The Age vừa tung ra một tin mới về vụ hối lộ in tiền polymer mà Việt Nam bị cho là có dính líu trực tiếp, xin anh cho biết thêm chi tiết về dư luận của báo chí Úc trước vụ này ra sao?

Lưu Tường Quang: Trên tờ báo The Age ở Melbourne và tờ báo Sydney Morning Herald ở Sydney từ tháng 5 năm 2009 cho tới bây giờ tức là một khoảng thời gian khá dài, nhưng mới ngày hôm qua thì hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker đã đưa ra cáo buộc rất mới mà lần này cái cáo buộc tham nhũng này nó liên hệ trực tiếp tới ông Lê Đức Thúy - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999 cho tới năm 2007.

Tấm gương Kim Ngọc

Nguyễn Vĩnh

clip_image001Vài ngày sau cuộc bầu cử ban lãnh đạo cao nhất trong Đại hội Đảng XI, tối 21/1, buổi chiếu bộ phim trên truyền hình quốc gia dài 50 tập về ông Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc cũng vừa kết thúc (trong phim đặt tên là ông Hoàng Kim).

Cái chết của ông ở tập phim cuối cùng này thực sự gây nên nỗi xúc động lớn lao trong lòng người xem. Ông Bí thư quá tốt và hoàn hảo cả về mặt tư cách đạo đức đảng viên cũng như tính nhân văn con người trong con mắt của hàng triệu khán giả Việt Nam .

Cảnh đám tang Bí thư Tỉnh ủy diễn ra ở quê ông trên Vĩnh Phúc (mà phim gọi là tỉnh Phước Vĩnh) thật không giống bất cứ đám tang nào. Nhiều đoàn người – là những nông dân đủ lứa tuổi già trẻ lớn bé – họ không mang hoa tang mà nâng trên tay những dé lúa vàng đến viếng ông. Họ trân trọng đặt những dé lúa ấy bên quan tài như một cách tạ ơn con người ấy. Những dé lúa kia – được hiểu là thành quả tượng trưng của khoán hộ đang thành công mà ông Bí thư Hoàng Kim dẫn dắt – đúng là thứ bửu bối cứu đói lúc giáp hạt và cải thiện đời sống cho những người nông dân vùng trung du này.

Các chi phí quốc phòng của Việt Nam cần được giám sát

Đoàn Hưng Quốc

image Nhà nước Việt Nam đã có sự minh bạch khi công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 và ngân sách quốc phòng năm 2010.

Tuy nhiên, qua bài học đắt giá của Vinashin bị phá sản vì quản lý kém, với tình hình tham nhũng hối mại tràn lan từ ngành giáo dục đến các công ty quốc doanh, nhất thiết chi phí quốc phòng cũng cần phải được giám sát chặt chẽ để không bị thất thoát.

Ngân sách 2,7 tỷ USD cho năm 2010 cần được chi xài hữu hiệu từng đồng xu, nhất là trong hoàn cảnh các tranh chấp biển đảo không hề lắng dịu.

Khi Trung Quốc tung tin về máy bay tàng hình J-20 thì VN đã đáp trả với các ảnh chụp dàn hỏa tiễn phòng không tối tân nhất S300 PMU1 mua từ Nga, giá ước lượng 200 triệu USD.

Chuyện tô phở và lương giảng viên, công an

Hà Văn Thịnh

image Đọc BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!

Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?... Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.

Cái bánh dân chủ

Trần Huy Thuận

clip_image002[5]

Gần đây, hai từ DÂN CHỦ được khá nhiều vị lãnh đạo nước ta nhắc đến. Đầu tiên có lẽ phải kể đến quan điểm khá cụ thể của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khi ông đặt vấn đề về việc sửa đổi Hiến pháp: “Toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyếthay không? (trong bài trả lời phỏng vấn Tuanvietnamnet.vn ngày 24/6/2010:http://www.tuanvietnam.net/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap). Tiếp đến, là phát biểu có tính chất hứa hẹn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ông đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 65 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp nối truyền thống vẻ vang trong suốt 65 năm qua, không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (http://dantri.com.vn/c21/s20-448987/chu-tich-quoc-hoi-tham-dai-tuong-vo-nguyen-giap.htm). Và ngay sau khi đắc cử cương vị mới, ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng lại nhấn mạnh: Đây là dân chủ thực chất chứ không phải là “trình diễn với nhau cho có dân chủ”” 1.

Liên quan đến vụ Securency: Thanh tra Chính phủ chưa được giao theo dõi vụ việc

clip_image002[13]

Ông Mai Quốc Bình, cục trưởng cục Phòng chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ). Ảnh: TL

 

GTT.VN - Trước thông tin từ một số tờ báo của Úc về việc công ty Securency của nước này tài trợ học bổng cho con trai ông Lê Đức Thuý, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 25.1, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, phó tổng Thanh tra Chính phủ, cục trưởng cục Phòng chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ) Mai Quốc Bình cho biết: hiện tại, đơn vị này chưa nhận được chỉ đạo phải theo dõi, tìm hiểu vấn đề gì về vụ việc trên.

Trước đây, khi có thông tin trên báo chí nước ngoài về vụ việc liên quan đến công ty Securency, Chính phủ hình như đã giao cho bộ Ngoại giao, bộ Công an liên lạc với phía nước ngoài để tiếp nhận thông tin, hồ sơ?

Tôi không được giao theo dõi vụ việc này nên không biết. Tôi chỉ đọc thấy trên báo thôi. Vụ này rất phức tạp, còn nhiều đoạn đường dài lắm và bên trên chưa cho làm…

Thanh tra Chính phủ có chức năng là đầu mối tổng hợp, theo dõi, nắm bắt về công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy cục Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ có thể chủ động gửi công văn yêu cầu ông Lê Đức Thuý giải trình vì việc này phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của cục?

Chính phủ chưa giao việc nên mình chưa thể tham gia. Việc này không tự nhiên mà làm được, phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

Nhưng theo ông, báo chí nước ngoài đăng như vậy mà cơ quan hữu quan trong nước không làm gì thì người dân có băn khoăn về quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta không?

Giấc mơ Trung Quốc

Jan Puhl, Sandra Schulz, Wieland Wagner

clip_image002[4]

 

Diễn tập chào mừng quốc khánh lần thứ 60. Ảnh: Sheng Li / Reuters / Der Spiegel.

 

Vấn đề chỉ còn là thời gian, cho tới khi Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một. Sau cuộc rượt đuổi để bắt kịp về kinh tế, những người đang thống trị ở Bắc Kinh giờ đây đang bắt đầu biến đổi sức mạnh vừa mới có được sang chính trị. Ai phải sợ hãi trước một Vương quốc Trung tâm mới?

Tương lai của loài người đã bắt đầu trong Internet ở Trung Quốc: chân trời sáng rực, bầu trời cháy đỏ, mây tím đen tụ lại trên một cổng vào bằng đá, lửa cháy, trống vang – Trung Quốc đang chuẩn bị để đánh trả. Chiếc tàu vũ trụ lơ lửng trên một quang cảnh đồi núi thoai thoải, nhạc cất lên, tiếng hát của những đội đồng ca, và giọng nói trầm của một người đàn ông đang thề thốt những gì sắp đến cho thế giới.

Đó là năm 2060, Trung Quốc đứng đầu thế giới như "đất nước phát triển cao nhất". Nhưng 14 người thanh niên, phẫn nộ và "nóng máu", không thể nào quên được rằng những lực lượng thù địch đã phá hủy Cung điện mùa hè ở Bắc Kinh trước đấy 200 năm, một biểu tượng cho lần đầu hàng phương Tây của Trung Quốc và cho "thế kỷ ô nhục", thế kỷ mà mãi đến cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông vào năm 1949 mới chấm dứt. Thế là những người phục thù đi ngược trở lại thời gian, về năm 1855, khi Nhà Thanh, đế chế Trung Quốc, "yếu ớt và bất lực".

Biển Đông sẽ ra sao sau cấp cao Trung-Mỹ?

TS Đinh Hoàng Thắng

clip_image001[4]

Ảnh: Reuters

Lợi ích của mỗi nước liên quan cần được hiện thực hóa bằng sức mạnh vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau như Âm và Dương trong Đạo giáo. Việc giải quyết thỏa đáng các tranh chấp trong khu vực cần được xem như phép thử đối với độ trưởng thành của các mối quan hệ không chỉ giữa các nước lớn với nhau.

Cuộc họp ngày 24 và 25/1 tại Côn Minh do ngoại trưởng Trung Quốc triệu tập liệu có bàn về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN?

Họp kín thượng đỉnh Trung-Mỹ có đề cập đến vấn đề Biển Đông không khi rõ ràng hai bên đã có sự "lắng nghe và thấu hiểu" về quan hệ liên Triều?

Trung Quốc cảnh báo Asean về Biển Đông

clip_image001  

Bà Đồng Hiểu Linh nói Asean không nên sợ Trung Quốc

 

Đại sứ Trung Quốc tại Asean cảnh báo khối Đông Nam Á không nên để chủ đề Biển Đông làm xấu quan hệ giữa hai bên.

Báo The Straits Times của Singapore dẫn lời Đại sứ Đồng Hiểu Linh nói một số thế lực đang muốn tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trở thành cái gai trong quan hệ giữa Trung Quốc và Asean, nhưng Trung Quốc hy vọng các nước Asean sẽ không để bị lôi kéo.

"Chúng ta cần cẩn trọng, nhất là khi các thế lực có mưu đồ biến chủ đề này thành chướng ngại vật trong quan hệ Trung Quốc - Asean".

Bà Đồng cảnh báo: "Làm lớn chuyện này không có lợi cho ai cả".

Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp quan trọng tại Côn Minh vào thứ Ba 25/01.

RBA phải điều tra vụ Securency

Nick McKenzie và Richard Baker

Đó là lúc Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Trung ương Úc (Reserve Bank of Australia RBA) Glenn Stevens không còn giữ được “quyền bính” trong tay.

Nếu Hội đồng hoàng gia đặc trách vấn đề tham nhũng trong các cơ quan Úc có dạy cho chúng ta bất cứ bài học nào, thì đó chính là giám sát tồi có thể cho phép tham nhũng sinh sôi nảy nở.

Điều này hiện đã thừa nhận bởi các lực lượng cảnh sát trên khắp đất nước rằng giám sát không tốt được xem như là “giấy phép lập lờ” dẫn đường cho tham nhũng. Nhiều cảnh sát cấp cao bây giờ nhận ra rằng nếu một nhân viên cảnh sát dưới quyền của họ trở nên bất lương, thì người đứng đầu cũng không thể tồn tại. Từ đó dẫn đến kết quả họ phải luôn theo dõi sát sao.

Tham vọng của Trung Quốc qua đường tàu tốc hành xuyên Đông Nam Á

Thụy My

clip_image001[7]  

Đường sát rung Quốc mở rộng đến Đông Nam Á  Nguồn: wikipedia

 

Một bài báo trên tờ The Economist tuần này với tựa đề “Hội nhập Đông Nam Á, Trung Quốc đưa đường xe lửa xuống phía Nam” đã nhấn mạnh đến lợi ích to lớn của Bắc Kinh khi tuyến đường sắt tốc hành xuyên Đông Nam Á được hình thành. Với hình minh họa là một chú gấu trúc điểu khiển đầu máy, điểu khiển một đoàn tàu đang lao xuống, sau lưng là mấy chú cọp, tuần báo kinh tế nhận định là việc bùng nổ giao thông đường sắt hứa hẹn sẽ gắn kết các nước Đông Nam Á lại với nhau, và nâng cao thế mạnh của Trung Quốc trong khu vực.

Theo The Economist, tham vọng của Bắc Kinh không dừng lại ở biên giới nước mình, mà nước này đang mong muốn kéo dài tuyến đường sắt đi qua các nước Đông Nam Á. Cường quốc lớn nhất khu vực ngay từ thập niên 90 đã mơ đến một tuyến đường xe lửa nối liền Singapore với Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Mạng lưới hỏa xa trong khu vực lâu nay vốn cũ kỹ, chắp vá và thiếu đầu tư. Hầu hết hàng hóa luân chuyển được chuyên chở bằng tàu hàng hay tàu thủy, nhưng tiêu tốn nhiều xăng dầu, và một tuyến đường sắt xuyên suốt có thể là một giải pháp hữu dụng.

Câu hỏi nhỏ về một tin ngắn

Hoà Vân

Tin ngắn đây là tin “Trung Quốc xây tuyến đường sắt cao tốc đến Singapore qua Việt Nam” mà Bauxite Việt Nam đã đưa lại từ RFI (xem bài “Hai tin về đường sắt cao tốc”), và báo Bee.net cũng như vài trang mạng khác đã đăng lại. Nguồn chung của các báo, đài này là tờ báo China Daily ngày 21.1.2011. Cụ thể, báo này dẫn lời ông Long Li, giám đốc Cơ quan vận tải khu vực Quảng Tây: "Chúng tôi sẽ đầu tư 15,6 tỷ nhân dân tệ (3,05 tỷ USD) để xây dựng tuyến đường sắt nối liền Nam Ninh và Singapore qua hệ thống đường sắt của Việt Nam" (trích theo Bee.net, 21.1.2011).

Vài đề nghị để đối phó với nạn cắt điện mất điện năm nay

Đặng Đình Cung, Kỹ sư tư vấn

image  

Ảnh minh hoạ (TinNhanhBlog)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị trích 1.002 tỷ đồng từ chênh lệch giá điện năm 2007 để khen thưởng

 

Việc EVN bắt đầu rò rỉ từ mấy ngày nay tin sẽ thiếu điện trầm trọng như năm ngoái không phải là một điều ngạc nhiên: nạn cắt điện mất điện ở nước ta sẽ kéo dài trong một chục năm nữa.

Trong bài này chúng tôi xin đề nghị những việc phải làm để mùa hạn năm nay người dân và các xí nghiệp không phải chịu khổ quá đáng.

Điện là một sản phẩm không thể dự trữ được: người ta không thể sản xuất điện trước để khi nào thiếu thì lấy ra dùng. Việc thỏa mãn nhu cầu dựa trên công suất, nghĩa là tiềm năng có thể sản xuất đúng ngay khi cần đến (tính bằng kilô watt) chứ không dựa trên những dự báo tổng sản lượng sẽ thừa hay thiếu (tính bằng kilô watt giờ). Khi không có đủ công suất thì không thể cân bằng cung cầu. Sản xuất điện khi không có nhu cầu thì điện thừa đó chỉ dùng để đun nước trong hồ thuỷ điện. Còn không có đủ công suất để sản xuất điện khi có nhu cầu thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu điện. Vậy phải liên tục có công suất tối đa để giảm thiểu cường độ của nạn cắt điện mất điện.

Quan chức Trung Quốc tiếp tục gây sốc: “Chống đối chính quyền là cái ác đấy!”

Cảnh Chánh tổng hợp

clip_image002[5]

 

Ông Vương Ngân Phong – bí thư Quận ủy Giang Tân, Trùng Khánh – có câu nói đáng sợ nhất theo bình chọn của Tân Hoa xã – Ảnh: Baidu

 

TTCT – Trong năm 2009, sau khi hàng loạt phát biểu được Tân Hoa xã bình chọn là những phát biểu gây sốc trong năm, những tưởng quan chức Trung Quốc sẽ chú ý hơn lời ăn tiếng nói của mình. Nhưng tổng kết năm 2010 cho thấy chẳng có gì thay đổi.

“Nếu không cưỡng chế sẽ không có một nước Trung Quốc mới”. Phát biểu của ông Khưu Kiến Quốc – bí thư Huyện ủy Nghi Huỳnh, thành phố Phù Châu, tỉnh Giang Tây – khi phân tích về vụ tự thiêu phản đối cưỡng chế giải tỏa nhà dân được bán nguyệt san của Tân Hoa xã bình chọn là câu nói vô liêm sỉ nhất. Trong khi đó, câu nói cay nghiệt nhất là “Trung Quốc nên chịu đựng việc vật giá leo thang, nếu tăng lãi suất khống chế lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế” (lời của một cán bộ ủy ban cải cách). Và câu nói đáng sợ nhất thuộc về Vương Ngân Phong – bí thư Quận ủy Giang Tân, Trùng Khánh: “Anh biết tại sao phải đấu tranh với thế lực ngầm? Anh có biết cái ác là gì không? Chống đối chính quyền chính là cái ác đấy!”.

Tâm sáng, mặt sáng

Sáu Nghệ

Thời đại thông tin kỹ thuật số, người bình thường cũng được chứng kiến nhiều sự kiện trước đây như trong mơ. Đó là các cuộc họp quan trọng, diễn đàn toàn cầu, thấy rõ cử chỉ của các quan chức lắm khi “chân tơ kẽ tóc”. Nhưng qua đó lại thêm suy tư, trăn trở, bởi thấy được không phải mọi thứ tốt đẹp như hằng tưởng. Rất nhiều khi thấy có vị tai to mặt lớn cười mà nét mặt không hề rạng rỡ, sáng sủa lên chút nào, chỉ thấy tối tăm, nhăn nhở và những người đứng xung quanh vị đó cũng vậy. Họ cười chỉ là hở môi lòi răng mà thôi. Tôi đã làm một bài có thể gọi là thơ hoặc văn xuôi có vần, xin trình vài câu ra đây:

Bao người tấp nập

lên xuống các diễn đàn

Vỗ tay ran ran

biết đâu thật giả?

Nụ cười hể hả

thấy răng

và môi,

Mắt liếc xa xôi

rõ lòng đen giữa lòng trắng.

Đường Sắt Cao Tốc - Bài tẩy đã ngửa

Nguyễn Trung

Tuy không gây nhiều phản cảm như vụ con tàu ma Vinashin, nhưng dự án ĐSCT cũng khiến người Việt Nam trong và ngoài nước đứng ngồi không yên. Vì sao tất cả mọi người lại “đứng ngồi không yên” trước dự án ĐSCT này? Mọi người “đứng ngồi không yên” vì tại sao Việt Nam phải cố làm dự án ĐSCT với số vốn cả trăm tỉ đô la mà hiệu quả kinh tế thì rất èo uột, rất mơ hồ. Xin được điểm qua một số tin tức liên quan, những lời phát biểu “ấn tượng” của những quan chức cấp cao của Chính phủ về dự án ĐSCT này.

Ngày 25 tháng 5 năm 2010, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời báo chí như sau […Làm đường sắt cao tốc vì “muốn đi ngay vào hiện đại”…..Chúng tôi kiến nghị phương án 4 vì muốn đi ngay vào hiện đại. Có thể ban đầu gặp khó khăn, tốn kém, nhưng giải quyết được tầm nhìn cho mai sau. Phương án 4 đắt hơn 15 - 20% nhưng giải quyết vận tải Bắc - Nam bền vững….] (1).

Hai bài viết về cùng một chủ đề: vấn đề củng cố thực lực trước quan hệ mới giữa các siêu cường

Bài 1: Để không trở thành “con tốt” của các thế lực lớn

Donguyen05d

Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên diễn ra căng thẳng và phức tạp, vì một bước lùi của bên nào cũng ảnh hưởng đến quyền lực của họ trong nước. Thậm chí dẫn đến sự sụp đổ.

Hoa Kỳ đang có nhiều phi vụ phải lo ở Iraq, Afganistan, bán đảo liên Triều, Iran, Nga, kinh tế quốc nội,... nên khó có sự mạo hiểm về quân sự ở Đông Nam Á. Chúng ta trông chờ gì?

Loạt bài báo xuất hiện trên các trang mạng quốc tế sáng 24/1/2011 đánh thức trí tuệ Việt Nam: Securency trả học phí cho con ông Thúy?

 

Báo chí lề phải lâu nay đã quên chủ đề về tiền polime, cái tờ giấy ghi mệnh giá 10.000 đồng mắc lỗi tập viết chữ số của học sinh tiểu học “10000” vẫn đang lưu hành rộng rãi trên đất nước vẫn tự hào là “ngời ngời trí tuệ”, và hình ảnh “tác giả của tiền polime” lại xuất hiện thường xuyên trước công chúng, thì đùng một cái, sớm tinh mơ ngày 24/1/2011 lại xuất hiện một loạt bài tiếp tục lôi vụ việc này ra ánh sáng.

Dư luận trên mạng còn tung tin, tác giả của tiền polime chuẩn bị rời bỏ vị trí “giám sát tài chính của Quốc Hội” để ngồi lại vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Có lẽ đó là cách “nói đùa” của cư dân mạng. Nhưng dù sao, câu chuyện về vụ một kẻ đang bị đóng vai “nghi can” về tội tài chính lại nhẩy lên làm quan chức “giám sát” tài chính, thì có lẽ là sự kiện có một không hai trên thế giới này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc hai trong số loạt bài báo vừa xuất hiện trên các trang mạng quốc tế sớm nay để chúng ta cùng suy ngẫm.

Bauxite Việt Nam

Ông Ngụy Kinh Sinh nói về phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào về Nhân Quyền

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

2011-01-23

clip_image001  

Ông Ngụy Kinh Sinh nhận Giải thưởng Lãnh đạo Nhân quyền tại Los Angeles, California năm 2008. Photo courtesy of www.weijingsheng.org

 

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn ông Nguỵ Kinh Sinh, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, được mệnh danh là “Cha đẻ của phong trào dân chủ Trung Quốc” hay “Nelson Mandela của Trung Quốc”. Mời quý vị cùng nghe.

Có tư pháp độc lập mới có nhân quyền

Ngọc Trân: Thưa ông, tại buổi họp báo ngày 19 tháng 1 năm 2010, trả lời câu hỏi liên quan về vấn đề Nhân Quyền ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy dân chủ và pháp quyền ở Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp tục trao đổi và đối thoại với các nước khác về Nhân Quyền".

Thưa ông, ông nghĩ sao về phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào liên quan đến việc thúc đẩy dân chủ và pháp quyền ở Trung Quốc? Trung Quốc cần làm thêm những gì để cải thiện các vấn đề này?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn