Ngoái nhìn năm 2011: Con người từ đâu đến, và anh ta đi về đâu?

Lê Phú Khải

Kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô và khối XHCN Đông Âu tan rã cho đến nay, có lẽ năm 2011 vừa qua là năm nhân loại chứng kiến nhiều biến động nhất. Từ thế giới dân chủ văn minh đến những quốc gia độc tài man rợ còn sót lại trên hành tinh, con người đều lo âu, hoảng hốt, run rẩy trên đôi chân của mình. Cả bơ vơ nữa!

Ngoái nhìn năm 2011, tôi bỗng nhớ đến Sartre, hiện thân của chủ nghĩa hiện sinh, hiện thân của nỗi lo âu về than phận con người sau hai cuộc đại chiến chém giết nhau ở thế kỷ 20. Sartre viết: Con người từ đâu đến và anh ta đi về đâu? Trái đất này không phải là nơi cư trú của con người?!

Ý tưởng về Viện Khổng Tử cho Việt Nam

clip_image002

Một trong những ý tưởng được phía Trung Quốc nêu ra gần đây để tăng cường quan hệ hai nhà nước là mở viện Khổng Tử tại Việt Nam như đã làm tại nhiều nơi trên thế giới.

Đề tài này vừa được nêu lại trong chuyến thăm tháng 12 của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù hồi 2009, Thủ tướng Việt Nam đã cho phép "thí điểm thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam" nhưng không rõ sẽ đặt ở đâu và bao giờ xây dựng.

Nay, theo nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, nêu ý kiến của số trí thức mà ông nói là khá đông tại Việt Nam hiện nay, chuyện mở Viện Khổng Tử tại Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

“Không dám thay đổi thì tương lai sẽ mờ mịt”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói sự phát triển kinh tế sẽ không có ý nghĩa nếu chính phủ Việt Nam không giải quyết được thực trạng lạm phát quá cao và bất ổn kinh tế vĩ mô.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC tiếng Việt nhìn lại một số vấn đề trong kinh tế Việt Nam, ông Quang A nói giới lãnh đạo Việt Nam đã nhận ra được những vấn đề lớn dẫn tới bất ổn kinh tế.

"Nhìn nhận được ra những vấn đề đó là quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất là phải thay đổi cách nghĩ".

“Nếu cứ gắn tư duy vào những chính sách chủ trương tính bằng 5 năm... và không dám thay đổi thì tương lai sẽ rất mờ mịt” – Tiến sĩ Nguyễn Quang A khuyến cáo.

Nguồn: bbc.co.uk

Những bản án “không thuyết phục”

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA, Bangkok

Phiên tòa xét xử bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 BLHS Việt Nam vừa kết thúc vào sáng nay thứ Năm.
Bào chữa cũng như không
clip_image001
Chị Hồ Thị Bích Khương (aó trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009 sau đó chị bị bắt giam đến nay. Source Blog HungViet

Hoa Kỳ trở lại Châu Á – Thái Bình Dương

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA

AUSTRALIA-US-ASIA-DIPLOMACY-OBAMA  

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Tòa nhà Quốc hội tại Canberra - Úc hôm 16 tháng 11 năm 2011. AFP PHOTO

 

Hải quân Hoa Kỳ vừa cho biết trong những năm tới, nước này có thể sẽ cho một số tàu tuần tra đóng tại Singapore và Philippines.

Đây là một dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ đang nghiêm túc thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á – Thái Bình Dương - một trong các sự kiện được chú ý nhất trong năm qua. Quỳnh Chi tổng hợp và tường trình.

Mục tiêu kinh tế - chính trị

Vào tháng 11, nhân chuyến thăm Úc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu trước Quốc hội Úc rằng: “Với tư cách Tổng thống, với tư cách là một nước thuộc vùng Thái Bình Dương, tôi đã ra một quyết định kỹ càng và có tính chiến lược. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai khu vực này”. Thậm chí, ông Obama còn khẳng định, mặc dù Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về ngân sách, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự hiện diện của nước này ở Thái Bình Dương.

Cái tình của con người nông nghiệp trong bóng đá Việt Nam

Phạm Đình Trọng

Trước sự bất bình của công luận, cuối cùng Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng Đá Việt Nam, VFF, đã phải để ông Tổng Thư kí, Trưởng đoàn Bóng Đá Việt Nam tại Sea Games 26 từ chức, chịu trách nhiệm về thất bại của bóng đá Việt Nam. Nhưng vẫn phải chỉ ra tâm thức nông nghiệp cổ hủ trong những con người lãnh đạo bóng đá Việt Nam, môn thể thao của nền văn minh công nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp cổ điển, manh mún, thô sơ, khép kín, tư liệu sản xuất, nguyên liệu, sức lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm đều tại chỗ. Đó là nền kinh tế tự cấp, tự túc giữa những người có dây mơ rễ má với nhau, có mối quan hệ rằng rịt lâu đời, tạo nên thói quen ứng xử bằng cái tình. Cái tình cùng dòng họ, cùng máu mủ: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Cái tình của những người tối lửa tắt đèn có nhau: Tình làng nghĩa xóm, và: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Cái tình cố kết những làng xóm thành những lô cốt vững chắc, trì trệ đến mức: Phép vua thua lệ làng. Cái tình tạo nên tâm lí cả nể: Chín bỏ làm mười, tạo nên ứng xử xuê xoa: Hòa cả làng, giữ tình bỏ việc, vì cái tình riêng chứ không vì công việc chung.

Cờ sao và màu cà vạt Việt - Trung

Lã Ba Không

Gửi tới BBC từ Hà Nội

Chuyến đi Phương Nam những ngày cuối năm của ông Tập Cận Bình kết thúc một năm quan hệ đầy giông bão giữa hai nước Việt - Trung, từng được gọi là "anh em hàng xóm môi hở răng lạnh", nhưng bằng mặt mà chẳng bao giờ bằng lòng.

clip_image001

2011: Năm hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa

Trọng Nghĩa

Tình hình Biển Đông trong năm 2011 rất sôi động, với hàng loạt sự kiện. Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông tại Hoa Kỳ, việc hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Indonesia ngày 19/11/2011 là sự kiện mang nhiều ý nghĩa nhất. Việt Nam cần tranh thủ xu thế Trung Quốc bị cô lập để vận động dư luận trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy các lợi ích chính đáng của mình.

clip_image001

Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 tại Bali (Indonesia). Reuters

Quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Trung dưới mắt một chuyên gia về Đông Nam Á

Hoài Hương - VOA

Cuối năm là thời điểm để nhắc lại những biến cố quan trọng đã xảy ra trong thời gian qua và hướng nhìn tới phía trước. Theo thông lệ đó, chuyên mục Câu chuyện Việt Nam tuần này và tuần lễ kế tiếp xin được dành để mời quý vị nghe một chuyên gia quốc tế điểm lại tình hình Việt Nam.

clip_image001

Ông Ernest Bower và các trẻ em Việt Nam

Gorbachev và cuộc đấu tranh vì dân chủ

Jeffrey Sachs (The Huffington Post, 26/12/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch

image Tuần trước thế giới đã khóc than và vinh danh Vaclav Havel, con người mà triết lí sống trong sự thật đã mang lại tự do cho nhân dân nước ông và hi vọng cho người dân ở tất cả những nơi khác. Tuần nay chúng ta phải vinh danh một nhà cách mạng và một nhà dân chủ vĩ đại nữa, một nhà hoạt động nhà nước có thể là vĩ đại nhất thế giới nhưng lại ít được ca ngợi nhất. Trong mấy ngày gần đây, Mikhail Gorbachev, cựu tổng thống Liên Xô, hiện đã 80 tuổi, đã dũng cảm kêu gọi chính phủ Nga từ chức vì đã để xảy ra những vụ gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua. Bằng cách làm như thế, Gorbachev tiếp tục chiến dịch nổi bật và có tính lịch sử nhằm ủng hộ nền dân chủ ở Nga và trên toàn thế giới của ông.

Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ vào năm 1989, chế độ dân chủ đã được củng cố ở các nước Trung và Đông Âu hậu cộng sản, nhưng ở Nga cũng như ở nhiều nước thuộc thành phần Liên Xô cũ điều đó đã không xảy ra. Gorbachev kiên trì lên án việc nước Nga quay trở lại với chế độ độc đảng, thậm chí là quay trở lại với sự cai trị của một con người, khi nhà độc tài Vladimir Putin càng ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn các định chế vừa mới hình thành ở Nga trong lĩnh vực chính trị, truyền thông, khoa học và các địa phương trong nước.

Những sự kiện nổi bật trong thế giới blog năm 2011

Thanh Quang, Phóng viên RFA

clip_image001  

Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011. AFP photo

 

Nhân còn vài ngày nữa là bước sang tân niên Dương lịch 2012, RFA điểm qua một số sự kiện nổi bật trên nhật ký mạng, tức các trang blog, trong năm 2011.

Bình mới rượu cũ

Cách nay gần 1 năm, vào thời điểm năm cũ 2010 vừa nhường bước cho năm mới Dương Lịch 2011, người dân Việt hẳn hy vọng và mong mỏi về những đổi thay tốt đẹp, nhất là lúc đó chỉ còn vài ngày nữa sẽ xuất hiện thành phần lãnh đạo mới của VN để đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền dân tộc, vận mạng quốc gia.

Nhưng rải rác đó đây trong những trang nhật ký trên mạng, người ta thấy những bài viết tựa đề như “Năm mới có hy vọng gì mới?”, “VN cuối năm, đầu năm có gì lạ?”, “Ngoái nhìn năm cũ mà…kinh”… bày tỏ nhiều nỗi bất an và mất tin tưởng về triển vọng cho tương lai quê hương VN. Blog Dân chủ Nhân quyền cho VN, ngay ngày đầu Tân Niên 2011, phổ biến một bài thơ của Lê Thánh Thư với những dòng mở đầu như sau:

Tòa án Trung Quốc xét xử luật sư Nghê Ngọc Lan

Trọng Thành

clip_image001  

Hai vợ chồng bà Nghê Ngọc Lan bị giam giữ từ tháng Tư năm 2011 (amnesty.org)

 

Hôm nay 29/12/2011, nhà bảo vệ nhân quyền Nghê Ngọc Lan (Ni Yulan), 51 tuổi, cùng với chồng, đã bị đưa ra xét xử. Đây là phiên tòa thứ ba nhắm vào các nhà dân chủ tại Trung Quốc, trong vòng một tuần lễ. Phiên tòa xử luật sư Nghê Ngọc Lan và ông Đổng Kế Cần (Dong Jiqin) đã diễn ra trong buổi sáng và kết thúc vào đầu buổi chiều hôm nay, tại một tòa án phía tây Bắc Kinh.

Rất đông công an có mặt bên trong và bên ngoài tòa án. Hiện tại tòa vẫn chưa tuyên án. Bản án được hoãn lại đến một thời điểm không xác định. Nhiều nhà ngoại giao và phóng viên nước ngoài đã có mặt trước cửa phiên tòa.

Cùng với chồng, bà Nghê Ngọc Lan đến tòa trên xe lăn, từ nơi giam giữ. Hai người đã bị bắt vào tháng Tư. Đây là thời điểm chính quyền Trung Quốc tiến hành một loạt vụ bắt bớ và giới hạn tự do đối với các nhà đấu tranh dân chủ, vì lo sợ nổi dậy sẽ bùng phát tại Trung Quốc, với ảnh hưởng của phong trào cách mạng tại các nước Ả Rập.

Suy nghĩ về Sức Mạnh Mềm của Việt Nam trước nạn Xâm Lăng của Trung Quốc

Đoàn Thanh Liêm

Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường hay nhắc nhủ: “Mạnh thì dùng Sức – Yếu thì dùng Chước”, “Lấy Nhu để thắng Cương”. Ngày nay, trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Quốc, một kẻ chuyên ỷ thế “mạnh để hiếp yếu”, xưa nay nuôi cái mộng bành trướng bá quyền xưa nay, người Việt chúng ta trong thế kỷ XXI này cần phải biết khôn ngoan tận dụng khai thác cái tài nguyên sở trường của mình – đó là Sức Mạnh Mềm của Lòng Yêu Nước, của Ý chí Quật cường, của Tinh thần Năng động Sáng tạo, của Chính nghĩa Dân tộc của mình.

Biển Đông năm 2011 nổi bật với động thái kiên quyết hơn của Mỹ, Ấn và ASEAN

Trọng Nghĩa

2011 có thể được xem là một năm rất quan trọng đối với Biển Đông, với việc yêu sách chủ quyền quá đáng mà Trung Quốc muốn áp đặt đều ít nhiều bị khu vực bác bỏ. Trong lúc Mỹ cụ thể hóa quyết định dấn thân tích cực trở lại vùng Châu Á, các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc đều công khai lên tiếng bảo vệ quyền tự do hàng hải.

clip_image001

AFP

Trả lời phỏng vấn của RFI, trong số các sự kiện đáng chú ý nhất, Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ) đặc biệt chú ý đên các động thái mới của Hoa Kỳ, Ấn Độ, ASEAN trong hồ sơ Biển Đông.

Căng thẳng trên biển Đông năm 2011

Việt Hà, Phóng viên RFA

Phần 1

Năm 2011 có thể nói là một năm của những căng thẳng trên biển Đông với một loạt các vụ va chạm, kéo theo một loạt các phản ứng về mặt ngoại giao giữa các nước có liên quan.

VIETNAM-CHINA-MARITIME-MILITARY

Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa. AFP photo

Một video clip tặng các vợ góa Bình Châu và Lý Sơn

André Menras chụp ảnh và soạn lời. Jean Pierre Pousset viết nhạc và hát. Tất cả những người trong clip này đều sống ở Bình Châu và đảo Lý Sơn, những người đàn bà goá có chồng bị “mất tích” ở vùng đảo Hoàng Sa – bị hải quân Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974.

Xin bấm vào đây

ĐƠN TỐ CÁO GỬI CHÁNH ÁN TÒA TỐI CAO


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011
ĐƠN TỐ CÁO
Hành vi ra quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật của Chánh án
TAND Tp.Hà Nội Nguyễn Sơn

Chỉnh đốn Đảng hay là sụp đổ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Như lệ thường, mỗi cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được chú ý nhất vẫn là phát biểu của Tổng Bí Thư về những vấn đề có liên quan đến Đảng cầm quyền.

VIETNAM-POLITICS-ECONOMY-CONGRESS

AFP

Lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 1 năm 2011

Thảm họa môi trường – Bài học nào cho Việt Nam?

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Động đất 9 độ Richter gây sóng thần dẫn đến những tai biến tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima là một trong những thảm họa môi trường lớn trong năm 2011.

JAPAN-QUAKE-NUCLEAR

Động đất gây nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ảnh chụp tháng 03 năm 2011. AFP PHOTO

“Chúng nó” – Bọn trẻ con miền núi?...


clip_image001
Lần đầu tiên được biết đến áo ấm
Để chuẩn bị lên Điện Biên, chúng tôi đi tìm mua áo rét cho học sinh mầm non với số lượng trên  ngàn chiếc. Cũng lần mò không ít chỗ, cuối cùng mua được 1.150 chiếc áo rét, cả cho cháu trai, cả cho cháu gái, với giá 85.000 đ/ áo nữ và 105.000đ/ áo nam. Có thể nếu  nhiều thời gian hơn, sẽ tìm ra "mối” rẻ hơn.
Nhưng  đến giờ, với chất lượng tương đương, đó vẫn là giá tốt nhất chúng tôi tìm được. Điều vui là thầy cô, phụ huynh đều khen áo đẹp và tốt, phù hợp với các em nhỏ vùng cao.
Chúng tôi chuyển đến các em ở Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Quảng Lâm (Huyện Mường Nhé) và Núa Ngam, Mường Nhà, Mường Lói (Huyện Điện Biên). Giữa chừng hết áo, điện về Hà Nội, lấy tiếp lô 650 áo len xuất khẩu, gửi qua xe khách chạy đêm, sáng sớm nhận ở bến xe, lại đi tiếp để trao cho các cháu.
Giá gốc mỗi áo là 85.000 đ, người bán biết đem đi cho "Chúng nó – Bọn trẻ con miền núi", chỉ lấy 35.000 đ/chiếc.

Bắc Triều Tiên, câu hỏi lớn chưa có lời giải

Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 - 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.

Hội nghị Siem Reap – Một thỏa hiệp mong manh cho dòng chính Mekong không nghẽn mạch

Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

& VN 2020 Mekong Group

“Là một con sông quốc tế, Mekong là mạch sống cũng là mẫu số chung nối kết hơn 70 sắc dân trong lưu vực. Phát triển bền vững, bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong là bảo vệ cả một nền văn minh sông nước lúa gạo và cá, bảo đảm an toàn nguồn thực phẩm cũng là duy trì ổn định và hòa bình cho toàn vùng Đông Nam Á. Vội vã xây con đập Xayaburi với đầy những khiếm khuyết là một khai thác hủy hoại có thể đưa tới một tương lai nghèo khó và tệ hại nhất là khả năng mở ra những cuộc tranh chấp nóng vì nước – như một tổn thất lâu dài không thể hàn gắn nhân danh phát triển nhưng lại là bước phát triển rất ngắn hạn.”

Nâng cao hiệu quả phản biện xã hội

Đà Đông

(HNM) - Hiện nay ở nước ta vẫn thiếu một hành lang pháp lý đồng bộ bảo đảm thực hiện các hoạt động phản biện xã hội một cách rộng rãi, chất lượng, hiệu quả.

Vì vậy, đợt sửa đổi Hiến pháp tới cần tái khẳng định quyền được phản biện, quyền tự do ngôn luận của người dân. Trên đây là ý kiến của các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu xã hội đưa ra tại hội thảo về nâng cao hiệu quả hoạt động phản biện xã hội chính sách và pháp luật của Nhà nước, do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức tuần qua…

clip_image001

Dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên, một trong những công trình phản biện hiệu quả của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.  Ảnh: TTXVN

Trung Quốc thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò nước sâu đầu tiên ra Biển Đông trong nỗ lực khai thác những mỏ dầu còn nằm sâu dưới lòng biển này, một quan chức của Công ty dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc cho biết.

clip_image001

Trung Quốc đang khát dầu ở Biển Đông khi sản lượng ở những nơi khác đang suy giảm

Trung Quốc bênh vực thành tích nhân quyền sau khi kết án các nhà hoạt động dân chủ

Stephanie Ho

Trung Quốc bênh vực thành tích nhân quyền của mình sau khi tuyên các bản án tù khắc nghiệt đối với các nhà hoạt động đòi dân chủ. Những người chỉ trích cho rằng, năm nay, tình hình nhân quyền đã thụt lùi ở Trung Quốc sau một loạt các vụ truy tố các nhà hoạt động nổi bật.

clip_image001

Ông Trần Tây đã bị kết án 10 năm tù giam vì tội 'xúi giục lật đổ chính quyền. Hình: Reuters

Hàn Quốc dùng lực lượng đặc biệt chống nạn đánh cá trái phép

Thanh Hà

Seoul thông báo huy động lực lượng đặc biệt của quân đội và trang bị vũ khí cho các lực lượng tuần tra, để dẹp trừ các vụ đánh bắt cá trái phép. Quyết định trên được đưa ra sau khi ngư dân Trung Quốc giết chết một sĩ quan tuần duyên Hàn Quốc.

clip_image001

Một tàu của Trung Quốc bị tuần duyên Hàn Quốc giữ tại một cảng ở Incheon ngày 12/13/201. Reuters

Cạnh tranh thể chế và thách thức với Việt Nam

Lê Anh Hùng

Bắt đầu từ năm 2005, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã cho ra đời Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI), một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, Chi phí thời gian, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Chi phí không chính thức, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý.

Từ đó đến nay, bảng xếp hạng PCI hàng năm đã chứng kiến nhiều sự thay đổi ngoạn mục, nhiều tỉnh thành đã lột xác chỉ trong vòng một năm, từ vị trí thấp nhảy vọt lên những vị trí cao, và dĩ nhiên, một số tỉnh thành lại theo chiều hướng ngược lại, tuy không hẳn là do năng lực cạnh tranh của các địa phương đó kém đi mà nhiều khi chỉ đơn giản là do sự tiến bộ của chúng chậm hơn so với các địa phương khác.[1]

Làm gì để tái cơ cấu nền kinh tế ?

Tô Văn Trường

clip_image001(Tamnhin.net) - Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 tháng 5/2012. Lâu nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng từ lãnh đạo đến các nhà khoa học, người dân thường nhắc đến nội hàm thuật ngữ tái cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế theo nhiều góc nhìn, cách hiểu khác nhau.

Một câu hỏi được đặt ra hiểu thế nào và làm gì để tái cơ cấu nền kinh tế? Ngày 15/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị về Đổi mới cơ chế quản lý khoa học đã phân tích hiện tại đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam do 3 nguồn lực chính, trong đó vốn đóng góp 52%, lao động đóng góp 22% và khoa học và quản lý đóng góp 26%.

Lương móc túi!

Trần Đình Trợ

Theo Kiểm toán Nhà nước, lương bình quân hàng tháng trong năm 2010 của toàn công ty mẹ EVN là 13,7 triệu, của cơ quan văn phòng tập đoàn là gần 30 triệu. Tháng trước, ông Tổng GĐ EVN “đau lòng” với mức lương 7.3 triệu/ tháng trong năm 2009 của ngành điện.

Ông lấy mức lương 2009 để “đau” chứ không phải của năm 2010 hay 2011, không phải vì ông ngu hay ông quan liêu, mà chẳng qua vì ông nói ra ngượng mồm. Nếu biết Kiểm toán Nhà nước công bố lương 2010 của ngành ông sớm thế này, ông “đau” luôn 30 triệu cho xong. “Đau” mấy thì rồi ông cũng phải kêu lỗ.

CHÁNH ÁN TÒA ÁN HN ĐÃ "GIẢI QUYẾT" ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA CHÚNG TÔI

Thưa chư vị,

Như chư vị đã tường, ngày 10 tháng 11 năm 2011, mười người chúng tôi có Đơn Khiếu nại gửi Ông Nguyễn Sơn, Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, về QĐ số 26/2011/ QĐ-TA ngày 27/10/2011 và Thông báo số 85/TB-TA ngày 17/10/2011 của Tòa án Nhân dân quận Đống Đa.

Chúng tôi vừa nhận được Quyết định Giải quyết Khiếu nại của Chánh án Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội do ông Phó Chánh án Tạ Quốc Hùng ký ngày 20 tháng 12 năm 2011, và được gửi đi, theo dấu bưu điện là ngày 24 tháng 12 năm 2011.

Phát ngôn ấn tượng và "thần khẩu" kinh hoàng

Đào Tuấn

Bộ trưởng Giao thông cấm... chơi golf. Bộ trưởng Giáo dục bảo điểm không môn Sử là bình thường. Bộ trưởng Y tế tuyên bố không hứa gì cả.  Năm 2011 có vẻ là năm được mùa với những phát ngôn ấn tượng của các chính trị gia, cả những phát ngôn khiến dân chúng vỗ tay, và cả những "thần khẩu" kinh hoàng.

"Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa"

Trên diễn đàn Quốc hội được truyền hình trực tiếp ngày 25-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Cuộc triệt thoái khỏi Iraq của Mỹ đã kết liễu một kỳ vọng lớn cuối cùng của Hoa Kỳ

Andrew J. Bacevich

Nguyễn Khoa Thái Anh dịch từ washingtonpost.com

Lời dịch giả. Đây là một bài bình luận gay gắt và không nhân nhượng của Andrew J. Bacevich, một cựu chiến binh Việt Nam, đại tá về hưu trong quân đội Mỹ, giáo sư Sử học và Bang giao Quốc tế tại Đại học Boston. Ông là tác giả quyển “Washington Rules: America’s Path to Permanent War” và biên tập viên cho quyển “The Short American Century: A Postmortem.”

“Kịch bản PMU 18”đang lặp lại?

Blogger Bút Lông

image Giữa lúc thông tin khó khăn về lương, thưởng tết đang gây âu lo cho người lao động thì câu chuyện một Phó giám đốc Sở GTVT ở miền Tây đánh bạc với số tiền 1-5 tỉ đồng/ván đã làm chấn động dư luận.

Cụ thể, ông Phó giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng chơi cờ tướng với một DN theo tỷ lệ ăn thua từ 1-5 tỉ đồng/ván dẫn đến con số nợ nần lên tới 22 tỉ. Bị đòi riết, vị này chỉ lo được 5 tỉ và định xù số còn lại. Bị đối tác thuê xã hội đen dằn mặt, lo sợ cho tính mạng, ông ta đành báo cảnh sát và vụ đánh bạc bị bắt quả tang!

Chính vì vậy mới chấn động! Dĩ nhiên không phải vì đó là một vụ án hình sự (tội đánh bạc và cưỡng đoạt tài sản) mà vì nhiều “ẩn khuất” sau đó. Ai cũng biết giao thông vận tải hiện là ngành đứng đầu về tiêu xài ngân sách do chủ trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp phương tiện, đào tạo người tham gia giao thông. Ở một tỉnh thuộc diện nghèo như Sóc Trăng, khoản tiền ấy còn lớn hơn do nguồn thu từ địa phương chưa cao, kinh tế chưa phát triển, mà nhà nước thì luôn muốn có sự bình đẳng về phân chia nguồn lực giữa các địa phương, cốt để tỉnh nghèo vươn lên từ việc hạ tầng được đầu tư.

Cờ sao Trung Quốc và cờ sao thế giới, chủ nghĩa bành trướng bá quyền đã tỏ rõ ngay từ ban đầu

Nguyễn Đăng Hưng

clip_image002

Đúng rồi, vụ cờ Trung Quốc sáu sao chỉ là sự cố kỹ thuật của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chính chính quyền Trung Quốc cũng đặt câu hỏi và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời.

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng: “Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã được thông báo đây là sai sót mang tính kỹ thuật. Cục Lễ tân Nhà nước đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và kỷ luật các cán bộ có liên quan”.

Trong lần đưa tin Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Bắc Kinh ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam cũng đã cho phát bản tin trên đó có lá cờ Trung Quốc 6 sao. Sau khi bị dư luận phản đối, bản tin này đã bị âm thầm lấy xuống.

Quà tặng Giáng Sinh đặc biệt cho ĐGH Bênêđictô 16: Cuba trả tự do cho gần 3.000 tù nhân

Hà Long

clip_image002Tin tức đặc biệt đã được phát đi từ thủ đô La Habana vào tối thứ sáu, 23/12/2011 khi chủ tịch Raúl Castro của Cuba tuyên bố sẽ trả tự do cho gần 3.000 tù nhân trong dịp Giáng Sinh. Đây là số tù nhân được ân xá lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Cuba. Giới báo chí quốc tế nhận định đó là một món quà đặc biệt dành cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16, sẽ là người khách quan trọng sẽ đến viếng thăm Cuba vào năm 2012 trước lễ Phục Sinh vào tháng 3.

Vị tiền nhiệm, cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Cuba vào năm 1998 và lúc đó chủ tịch Fidel Castro đã phóng thích 299 tù nhân.

Tình hình chính trị tại Cuba kể từ khi được nối ngôi của người anh là Fidel Castro vào tháng 6/2006, ông Raúl Castro lên cầm quyền Đảng Cộng sản Cuba đã bắt đầu đưa đất nước vào con đường đổi mới, nhưng diễn tiến một cách rất thận trọng.

Hai cái chết - hai thái độ

Đoàn Xuân Lộc

Gửi cho BBC từ Global Policy Institute, London

Trong khi một cái chết làm người ta buồn thương, luyến tiếc, một cái chết khác lại tạo nên nơi người khác cảm giác lo sợ, bất an.

clip_image001

Cái chết của cựu tổng thống Vaclav Havel để lại nhiều tiếc thương

20 năm sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga bắt đầu một cuộc cách mạng mới?

Thanh Phương

Nhìn vào những cuộc biểu tình  với quy mô lớn chưa từng có kể từ khi ông Putin lên nắm quyền trong tháng 12 này, người ta có cảm giác dường như lịch sử nước Nga đang tái diễn vào đúng thời điểm kỷ niệm 20 năm chế độ Liên Xô sụp đổ hoàn toàn, với việc Tổng thống Mikhail Gorbachov tuyên bố từ chức ngày 25/12/1991.

clip_image001

Toàn cảnh cuộc biểu tình tại Matxcơva ngày 24/12/2011 để phản đối kết quả bầu cử Quốc hội hôm 4/12/201. REUTERS/Denis Sinyakov

Ai là địa chủ thời nay?

Hoàng Kim

Nhà giáo Phạm Toàn nhờ Giáo sư Huệ Chi gởi e-mail cho tôi, nội dung như sau:

Qua bài "tự phỏng vấn" quá hay vừa rồi, tôi muốn đề nghị anh Kim bổ sung hoặc nói thêm về khái niệm địa chủ thời nay.

Cái bọn người nó nói "nỗi lo hình thành giai cấp địa chủ mới" là cách lũ đó nó tung hỏa mù thôi. Thời nay, người ta cần lợi nhuận không cần tích tụ đất. Thời nay tên địa chủ lớn nhất là cái Hội lương thực phải gió gì đó. Nó xuất khẩu gạo là đủ, nó chi phối giá cả, nó cần gì tập trung đất?

Gợi ý của Nhà giáo Phạm Toàn quá hay, đúng quá, nhất là lại trúng vào trung tâm bức xúc của tôi, vì thế, tôi vội tìm hiểu để biết: Ai là địa chủ thời nay? Địa chủ thời nay hoạt động ra sao?

Để biết địa chủ thời nay, cần phải biết địa chủ thời xưa.

7.650 tỉ đồng và thực quyền bộ trưởng

Phan Mai

Sáng 23/12, tại TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bộ GTVT đã long trọng làm lễ khởi công cải tạo, nâng cấp quốc lộ 20 với nguồn vốn gần 7.650 tỉ đồng, theo hình thức BT (tức là nhà thầu ứng trước làm, ngân sách chi trả sau).

clip_image002

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và hai tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai bấm nút khởi công nâng cấp QL20 và tỉnh lộ 725

Việt Nam “kỷ luật cán bộ vụ cờ sáu sao”

Không giấu được niềm phấn khởi

(Thư của Hà Sĩ Phu gửi Bauxite Việt Nam)

Nghe tin Bộ ngoại giao thông báo việc “nhầm cờ” chỉ do “lỗi kỹ thuật” tôi nhẹ hẳn người vì như trút được bao nỗi thắc mắc lo âu, trước kia và cả sau này.

Đến như  Chế Lan Viên trước đây, vị thi sĩ của trí tuệ, mà còn nhầm “bác Hồ ta đó chính là bác Mao” thì giả sử trong tương lai, một người vẽ bản đồ nào đó, sau khi đề tên hai tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây bèn quen tay ghi cái hình chữ S là tỉnh Quảng Nam thì cũng là sự nhầm lẫn quá bình thường, bình thường hơn việc “nhầm cờ nhầm sao” ngoại giao đại sự hôm nay nhiều.

    Sự “nhầm lẫn do kỹ thuật” thì đâu có tội gì, phê bình nhau mấy câu là đủ. Tội lỗi có chăng là khi người ta không hề nhầm lẫn, mà rất ma quái trong kỹ năng làm “ảo thuật” kia ! Được giải thích thì cái đầu óc đất sét của mình mới vỡ ra, vì thế mà mừng.

Hà Sĩ Phu

Tái bút: Này, các bác ạ, tôi nói lạc đề một chút: xiếc Việt Nam bây giờ cũng hấp dẫn chả kém gì xiếc Trung quốc, xem mà mê luôn.

Mộ gió

Lê Thị Thanh Tâm

“Tôi không nỡ sinh nó ra trong trời đất,

rồi lại để nó đi không một dấu vết gì!”.

(lời một người mẹ Lý Sơn)

Mộ gió

Mộ gió

Tôi thường tự hỏi thế nào là mộ gió?

Những ngôi mộ dài theo bờ biển quê hương

có từ ngày làm lễ khao lề trên đảo Lý Sơn.

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược?

Nam Nguyên, RFA

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng gây nhiều hệ lụy. Bản chất sự việc là một vụ vỡ nợ nhưng phải chăng còn là một sự phá sản về chiến lược kinh tế quốc gia của Việt Nam?

clip_image001

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin. RFA photo

Hiệp định TPP: Một cơ hội cho Việt Nam

Huy Phương - VOA

clip_image001  

Nông dân thu hoạch lúa trên 1 cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội. Hình: Reuters

 

Bên lề hội nghị APEC ở Honolulu vào tháng 11 vừa qua, lãnh đạo 9 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã cam kết sẽ sử dụng những nguồn lực cần thiết để hoàn tất hiệp định trong thời gian nhanh nhất có thể được. Chín nước tham gia hiệp định TPP hiện nay là Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Chile, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore, và Việt Nam. Trong tháng 12 này, 9 quốc gia đó vừa hoàn tất vòng đàm phán thứ 10 để xúc tiến việc ký kết hiệp định đầy tham vọng này. Theo lời Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư kinh tế Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts thì đây là một diễn tiến vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Mời quý vị nghe tiếp các ý kiến khác của Tiến sĩ Trần Lê Anh về hiệp định TPP.

Liên Hiệp Quốc tố giác Trung Quốc giam giữ bí mật một luật sư nhân quyền

Lisa Schlein | Geneva

Các chuyên viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố giác Trung Quốc tiếp tục giam giữ bí mật ông Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền có uy tín bị bắt năm 2006. Họ kêu gọi Trung Quốc phải trả tự do cho ông này.

clip_image001

Luật sư nhân quyền Cao Trí Thạch (hình lưu trữ). Hình: AP

Sau hơn 50 năm, người dân Cuba mới bắt đầu được tự do xuất ngoại

Thanh Phương

clip_image001

Chủ tịch Cuba Raul Castro (Reuters)

Hôm qua 23/12/2011, khi bế mạc kỳ họp thường niên thứ hai của Quốc hội Cuba, Chủ tịch Raul Castro đã xác nhận sẽ «dần dần» cải tổ luật di trú để giảm bớt những hạn chế về đi lại, vẫn được áp dụng đối với người dân Cuba từ hơn nữa thế kỷ nay.

Sau việc mở cửa thị trường xe cộ và địa ốc, việc cải tổ luật di trú đang rất được người dân Cuba trông đợi, vì ai cũng mong là sau hơn 50 năm bị hạn chế nghiêm ngặt, họ sẽ được tự do xuất ngoại.

Cho tới nay, để có thể ra nước ngoài, người dân Cuba cần phải có một hộ chiếu, một thư mời và nhất là giấy phép xuất cảnh. Giấy phép này được cấp một cách rất tùy tiện, với thời hạn 30 ngày, có thể được triển hạn tổng cộng 10 lần, nhưng cũng có thể bị từ chối mà không cần nêu lý do. Những thủ tục nói trên rất tốn kém và cộng thêm với tiền vé máy bay, đây là những chi phí rất cao so với phần lớn người dân Cuba, mà mức lương trung bình chỉ vào khoảng 20 đôla/ tháng.

Gánh nặng thua lỗ của EVN: ai chịu?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Kết quả do Tổng Kiểm toán nhà nước đưa ra về mức lỗ của EVN cũng như đồng lương cao bất hợp lý của ngành này đã làm dư luận một lần nữa bất bình sâu sắc.

clip_image001

Hệ thống giây điện chằng chịt đầy nguy cơ trên các cột điện. RFA

Một trang mạng Trung Quốc đưa tin cờ 6 sao

Một trang mạng Trung Quốc có tên là Khán Trung Quốc, không rõ trang mạng nhà nước hay blog cá nhân, đã đưa tin về câu chuyện cờ 6 sao. Bài không có gì mới nhưng cho thấy dân Trung Quốc cũng quan tâm đến chuyện này. Xin cảm ơn bạn Hải Yến đã dịch giùm. Về phân trích dẫn trong bài, tác giả trích không chuẩn nhưng mình cứ để nguyên vậy.

Mình đưa bài này lên để kết thúc vấn đề cờ 6 sao, mai chơi Noel cho vui vẻ.

Nguyễn Quang Lập

Tin về lá cờ Trung Quốc 6 sao

Cờ Trung Quốc sáu sao 'là do lỗi kỹ thuật'

clip_image001

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giới chức Việt Nam nói với Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội rằng việc mang sai cờ Trung Quốc là do "lỗi kỹ thuật".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về vụ cờ Trung Quốc 6 sao đón Tập Cận Bình

Đôi lời: Có vài điều đáng bàn quanh động thái này của Bộ Ngoại giao.

1- Nếu chỉ đăng một mẩu tin ngắn ngủi như vậy trên trang web của Bộ Ngoại giao mà không cho đưa tin lên các báo và có lời xin lỗi thì quả thật thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính đối phó, muốn khép kín và cho xong chuyện, khi mà trên mạng tự do và báo phương Tây đầy dẫy những hình ảnh, lời bình luận và nghi kỵ.

2- Nội dung “trả lời” không ổn, dù biết đây rất có thể chỉ là văn bản soạn sẵn từ câu hỏi cho tới câu trả lời, chứ không có cuộc họp báo nào và phóng viên nào hỏi cả.

Trước hết, khi được hỏi về “thông tin” quanh chuyện này, thì phải cho biết cái “sai sót mang tính kỹ thuật” đó nó xảy ra ở đâu, tại sao có chuyện đó, ảnh hưởng tới dư luận ra sao, v.v..

Kế đến, câu “Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã được thông báo …” không phải là câu nói của người thông báo - nước chủ nhà, người mắc lỗi, mà giống như từ phía khách - Đại sứ quán Trung Quốc, đại diện cho quốc gia bị xúc phạm (?) lá quốc kỳ. Lại không tỏ ý xin lỗi, coi đó như lý do khách quan bất khả kháng, thậm chí ra chiều hạ cố thông báo cho mà biết.

Lẽ ra phải nói rằng “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm/thư thông báo và xin lỗi tới Đại sứ quán Trung Quốc …”

Và còn đôi điều đáng bàn nữa, nhưng xin nhường lời cho quý độc giả.

Anh Ba Sàm

Trung Quốc: Thêm một nhà đấu tranh dân chủ bị kết án

Mai Vân

clip_image001Ngày 23/12/2011, nhà văn Trung Quốc Trần Vệ bị kết án 9 năm tù với tội danh ‘xúi giục’ lật đổ chính quyền. Là một trong những gương mặt tiêu biểu trong giới đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc từ thời Thiên An Môn, ông đã bị Toà án thành phố Toại Trữ -Tứ Xuyên tuyên án sau một phiên xét xử không đầy 3 tiếng đồng hồ.

Một trong các luật sư của nhà văn, khi thông báo tin trên, đã phủ nhận mọi lời cáo buộc của chính quyền. Theo vị luật sư này ông Trần Vệ không có tội gì cả, “ông chỉ viết một số bài tiểu luận trong đó ông không bao giờ kêu gọi lật đổ chính quyền. Ông có chỉ trích đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng không có luật nào cấm đoán điều này”.

Các luật sư bà chữa cho nhà văn Trần Vệ cho biết: sau khi nghe phán quyết của toà án, thân chủ của họ đã khẳng khái cho là ông “vô tội, dân chủ sẽ thắng và chế độ của những kẻ độc tài sẽ cáo chung”.

Văn tế "K. Jong-Ỉn"

Blogger Cua Rận

clip_image001

Hỡi ôi!

Mười mấy năm vạn tuế tung hô mà chết chợ chết đường

Mặt trời chửa thấy lên… người vĩ đại chốc đà độn thổ

Nhớ linh xưa:

Mặt thớt môi dày

Bụng to tựa rổ

Nối chí Ỉn-Sung cha, nguyên đường lối nặng chữ hận thù

Phản ảnh không phải là hỏi

(Đôi điều trao đổi cùng ông Nguyễn Thanh Giang)

Hoàng Kim

Ngày 14/12/2011, tôi có đọc bài “Trông mong gì được!” của ông Nguyễn Thanh Giang đăng trên một số báo mạng.

Tôi thấy, ông Giang hiểu được một số điều tôi muốn nói, nhưng không hiểu mục đích của tôi, nên ông đưa ra một số nhận định không đúng về tôi.

Tôi nghĩ ông Giang hiểu được một số điều tôi muốn nói là được rồi, còn việc ông có những đánh giá không đúng về cá nhân tôi, không phải là vấn đề cần phải nói đi nói lại.

Ổn định như ung nhọt căng mọng

PV Quốc Doanh

Đã từ lâu PV Quốc Doanh tôi không nhìn ảnh cha con nhà lãnh đạo Triều Tiên, cũng như lãnh đạo một số nước khác, cả ở nước ta. Vì không thấy sự thông minh vì dân vì nước. Mấy bữa nay, tôi có tò mò xem ảnh hai cha con nhà lãnh đạo Triều Tiên. Sau đây là hai ảnh tôi lưu lại (ảnh ông Kim Jong Il còn sống và ảnh ông Kim Jong Un viếng cha chết).

Ấn tượng nhất khi nhìn hai tấm ảnh là cha con ông này mập quá, ú na ú nu. Người cha hơn 60 tuổi mà vẫn béo trắng hơn mấy anh tướng tá nhà binh còn trẻ tuổi. Còn người con mới 27 hay 28 tuổi gì đó cũng đã rất phương phi, phì nộn. Không biết do hai cha con họ tốt tướng thật hay do đứng giữa tướng tá của Triều Tiên nghèo đói hom hem mà nổi bật?

Việt Nam được gì từ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?

Thanh Quang, Phóng viên RFA

CHINA-SAFRICA-DIPLOMACY  

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. AFP

 

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Việt Nam, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức 3 ngày bắt đầu từ thứ Ba 20 tháng 12 này.

Hợp tác chiến lược Việt-Trung

Câu hỏi cần được nêu lên là chuyến đi của nhân vật sắp lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc có ý nghiã ra sao? Và Việt Nam nhân dịp này có mang lại ích quốc lợi dân gì không?

Lên tiếng với giới truyền thông Trung Quốc hôm thứ Hai (19 tháng 12), Phó Chủ tịch Nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan, cho biết chuyến viếng thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình góp phần đáng kể trong việc xúc tiến sự hợp tác chiến lược Việt-Trung trong tình hình mới, mang ý nghiã lớn nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển thường xuyên, lành mạnh và ổn định mối quan hệ song phương.

Phó Chủ tịch Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Việt Nam: Hai bên cố gắng làm dịu tình hình ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

Ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc, đã rời Hà Nội hôm nay 22/12/2011, kết thúc chuyến công du Việt Nam. Theo giới quan sát, mục tiêu không nói ra của chuyến thăm là nhằm củng cố lại quan hệ song phương, đã bị chính những hành động thô bạo gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông làm xấu đi đáng kể.

clip_image001

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Hà Nội, 22/12/2011. REUTERS

Như một lời cảm ơn

André Menras – Hồ Cương Quyết

"Xin ngàn lần cám ơn các bạn đã hết lòng ủng hộ tôi trong những ngày qua. Sự hỗ trợ của các bạn đã làm tôi cảm động và ấm lòng biết bao giữa lúc tôi cảm thấy vô cùng đơn độc.

Giáng Sinh đang đến gần, và cội rễ phương Tây của tôi khiến tôi buồn nhớ ông già Noel cũng như những người thân của mình. Có lẽ các bạn cũng như tôi, chúng ta đã xa cái thời trẻ thơ để tin là ông già Noel có thật. Điều mà tôi học được từ cuộc sống, là chính chúng ta sẽ là ông già Noel của chính mình, món quà của ông chính là những gì chúng ta gặt hái được trong cuộc đấu tranh vì một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và đoàn kết hơn. Gia đình chúng ta, đó chính là đại gia đình mà chúng ta tạo dựng và mở rộng phạm vi  ngoài những người ruột thịt của mình và vượt qua cả những biên giới quốc gia.

Chào mừng lễ Giáng Sinh sắp đến, cùng với người em rể của tôi – nhạc sĩ Jean Pierre Pousset, chúng tôi xin gửi tặng một sáng tác mới cho đại gia đình các ngư dân ở miền Trung, đặc biệt riêng tặng những người vợ góa đau khổ mà nhà cầm quyền Việt Nam đã từ chối không cho phép họ được lên tiếng nói. Bài hát nói rằng họ hiện đang rất đơn độc. Thực sự là khi đã đánh mất người thân yêu nhất đời mình, thì con người ta sẽ cảm thấy đơn độc. Nhưng nhìn ở mặt khác thì điều đó không đúng, vì giờ đây nhân dân Việt Nam và cả người thân đã khuất luôn ở bên cạnh họ, và mãi mãi sẽ không bao giờ quên họ.

Xin mời thưởng thức những giai điệu được dệt nên bằng tất cả trái tim của chúng tôi."

André Quyết

Cuộc đời thật của Václav Havel

Jiří Pehe

Xin phép có đôi lời – Trước mùa xuân và sau mùa xuân

Trong thời gian những năm 1960 thế kỷ trước, anh em chúng tôi ở Hà Nội kín đáo truyền tay nhau cuốn tiểu thuyết của nhà văn Tiệp Khắc Ian Otchenatchek (xin lỗi, tôi không nhớ cách phiên âm tên tác giả này nữa, lâu quá rồi!) đã dịch sang tiếng Pháp và được Louis Aragon viết lời đề tựa – tên tiểu thuyết là Romeo Juliette và bóng tối (“Romeo Juliette et les ténèbres”). Sau đó không lâu, lại được đọc cũng của tác giả đó một tác phẩm mới có tựa đề Công dân Brych (“Citoyen Brych”). Quyển sau được kháo trước khi trao sách, rằng “quyển này mới hay, còn hay hơn quyển trước”.

Hai cuốn sách hai đề tài và hai kiểu viết, đã dạy chúng tôi dăm ba điều. Cuốn Romeo Juliette và bóng tối phả một hơi thở thơ mộng trong văn phong khi đụng đến đề tài chiến tranh, chất thơ khiến nỗi đau chết chóc càng thêm đau. Cuốn Công dân Brych bỗng quay ngoắt lại vì chất hiện thực vạm vỡ, và phải nói rằng nó gây khá nhiều bỡ ngỡ cho những kẻ thơ ngây về chính trị chúng tôi. Truyện đọc đã lâu, nhưng chi tiết này thì cứ còn lởn vởn mãi: một nhân vật, cỡ giám đốc gì đó, cỡ bí thư gì đó, cỡ ấy, khi phải tiếp khách mà muốn đuổi khách đi, hoặc khi gặp chuyện khó xử muốn hoãn binh, nhân vật ấy thường thò tay xuống gầm bàn nhấn một cái nút. Thế là một trong những điện thoại la liệt trên bàn sẽ đổ chuông. Và ông ta cầm điện thoại lên rồi nói nói nói … nói cho tới khi khách hết kiên nhẫn...

Hóa ra trong cái thế giới mà khi đó niềm tin của chúng tôi chỉ mới bắt đầu rạn nứt lại có những tên đốn mạt như vậy. Dĩ nhiên, bài học từ nửa thế kỷ trước làm sao sánh được với nửa thế kỷ về sau! Và trong khoảng giữa hai thời điểm ấy, cũng có bài học khác nữa, ấy là đừng để mình rơi vào nạn ngu dân, mà có lẽ vì thế nên lũ người tám mươi tuổi chúng tôi cũng biết đường cám ơn mạng Internet.

Bài viết về Vaclav Havel dưới đây cho thấy một nhân phẩm, không cần thiết cho nhân phẩm ấy phải “thành công”, phải “thắng lợi vẻ vang”. Nhà văn Romain Rolland đã định nghĩa “người anh hùng là người lớn ở trái tim”, chứ không anh hùng nhờ “thành tích”. Đừng trách Vaclav Havel, bởi vì trước mùa xuân anh không có ý định lên cầm quyền. Dạo 2003, cô chủ talawas đã chuyển bài cho tôi dịch về anh, và tôi được biết chắc về điều đó. Chỉ có điều, vì anh tốt bụng quá, nên sau mùa xuân anh chỉ hứng thú phương diện đạo đức xã hội, kể cả đạo đức cầm quyền. Lẽ ra, anh nên làm như người sáng lập Hoa Kỳ củng cố mạnh mẽ nhà nước pháp quyền. Khía cạnh đạo đức chỉ tập trung vào một điểm thôi: hòa giải hòa hợp dân tộc chẳng hạn (chắc bên nước anh ngoài âm nhạc ra cũng có cả tề ngụy nữa chớ nhỉ?).

Và nhất thiết phải cải cách giáo dục, để dần dần thay máu từ trẻ em lớp Một trở đi, để từ tấm bé cả một dân tộc lớp Một đã có tư duy tự do và biết sống chung lương thiện trong luật pháp và đồng thuận.

Mấy lời tâm sự ai thích đọc thì đọc, vì mục đích của người viết chỉ nhằm di chúc lại cho đồng nghiệp ở nhóm Cánh Buồm. Có vậy thôi.

Phạm Toàn

BẢO ĐẢM êm ả!

Hà Văn Thịnh

Hoàn cầu Thời báo, một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng “Trung Quốc phải bảo đảm sự quá độ êm ả” (RFI, 20.12.2011) đối với việc chuyển giao quyền lực ở Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong Il!

Trong lịch sử ngoại giao thế giới, đây là lần đầu tiên, một quốc gia khác tuyên bố không cần úp mở rằng quốc gia đó sẽ BẢO ĐẢM cho tình hình chính trị - xã hội của một nước khác! Xét về mặt ngôn từ thì đây là loại ngôn ngữ trịch thượng nhất, trắng trợn nhất, vi phạm đến nguyên tắc tối thiểu nhất của ứng xử quốc tế. Bởi ai cũng biết rõ rằng việc bảo đảm một điều gì đó đòi hỏi độ tin cậy ít nhất là 100%, còn lại, trong cuộc đời đầy bất tắc này, chẳng có ai có thể bảo đảm bất kỳ điều gì.

Phút chạnh lòng về sự “khóc như mưa”

Hạ Đình Nguyên

clip_image002

Ngài chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jung Il tạ thế vào ngày 19-12- 2011, hưởng thọ 69 tuổi. Chỉ còn 11 ngày nữa là sang năm mới, sẽ là thọ 70, cùng y chang với tuổi tôi.

Trời thật bất công. Cùng tuổi với nhau, mà một người thì rất vĩ đại, còn một người – như tôi đây – thì thuộc hàng thứ dân, vô danh tiểu tốt. Thế mà ngài đã vội đi!

Vốn không quen biết, cũng chẳng họ hàng gì, nhưng nhìn thấy nhân dân Bắc Triều “khóc như mưa”, tôi bỗng thấy chạnh lòng, rồi suy nghĩ mông lung.

Nhớ năm 1969, cách nay 42 năm, khi tôi tuổi ngoài 20, cũng đã tham gia vào hàng ngũ kháng chiến, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Nhân dân miền Bắc và một bộ phận nhân dân miền Nam cũng đã khóc như mưa. Việt kiều ta ở các nước, có lập trường theo phe kháng chiến cũng khóc, một số nhân sĩ miền Nam lặng lẽ tìm chỗ khuất trong nhà đốt nhan âm thầm truy điệu. Lúc ấy tôi cũng nghẹn ngào.

Tranh chấp biển Đông là mối quan tâm hàng đầu trong vùng

Brian Padden | Jakarta

Năm ngoái, những cuộc tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Đông giàu dầu khí đứng đầu danh sách những mối quan tâm về an ninh tại Đông Nam Á. Thông tín viên Đài VOA Brian Padden tại Jakarta nhìn lại những vụ đối đầu trên biển làm tăng tình hình căng thẳng trong vùng như thế nào, làm phát sinh một sáng kiến ngoại giao quan trọng và sự tái cam kết của Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á.

clip_image001

Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa. Hình: Reuters

Trung Quốc đồng ý cấp 300 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhân chuyến công du của Tập Cận Bình

Trọng Nghĩa

Tài chánh, cụ thể là tín dụng mà Bắc Kinh đồng ý cấp cho Hà Nội, là trọng tâm được nêu bật nhân chuyến công du Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chính thức mở màn vào hôm nay. Sau nghi thức đón tiếp tại Phủ Chủ tịch, ông Tập Cận Bình cùng đồng nhiệm Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan, đã chứng kiến lễ ký kết 8 văn kiện hợp tác, mà một nửa là các khoản cho vay của Trung Quốc.

clip_image001

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (phải) tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, ngày 21/12/2011. REUTERS/Kham

Đảng “coi trọng đội ngũ doanh nhân” như thế nào?

Lê Anh Hùng

Ngày 17/12 vừa qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nội dung chủ yếu liên quan đến Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tại đây, Tổng Bí thư đã phát biểu: “Trước đây, ở Đại hội 9, doanh nhân còn bị xếp sau cả công nhân, nông dân, trí thức, hội người cao tuổi. Nhưng đến nay chỉ xếp sau công nhân, nông dân, trí thức, cho thấy Đảng coi trọng đội ngũ doanh nhân như thế nào.”[1]

Giới doanh nhân Việt Nam hẳn không ít người “hể hả” trước sự ra đời của Nghị quyết cũng như trước lời phát biểu “mát lòng mát dạ” của Tổng Bí thư. Tuy nhiên, theo sự “xếp hạng” nói trên thì doanh nhân chỉ mới là “công dân” hạng 4 trong xã hội thôi. Vì vậy, để biết rồi đây Đảng sẽ coi trọng đội ngũ doanh nhân như thế nào, thiết nghĩ chúng ta cũng cần phải điểm lại xem Đảng đã “coi trọng” tiếng nói của công nhân, nông dân và trí thức, những “công dân” hạng 1-2-3 của xã hội “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam hiện nay, đến đâu đã.

André Menras: Không ai có quyền ngăn cấm tôi vì tình yêu thiêng liêng đó!

Ngự Hà

Sau khi bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” bị cản trở không cho phép chiếu tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM, ông André Menras Hồ Cương Quyết, biên kịch và đạo diễn phim, đã có thư gửi đến UBND TP.HCM đề nghị một lời giải thích. Sau đó, ông phải bay ra Hà Nội kịp làm hậu kỳ bộ phim về cuộc đời của ông “André Menras: một người Việt Nam” do Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương thực hiện.

Tôi liên lạc qua điện thoại, André cho biết hiện ông đang ở Hà Nội và “cái rét với độ ẩm cao ở đây thật khó chịu”, André nói. Hà Nội đang trở đông, rét của mùa Giáng Sinh,  buốt giá và tê tái. André có mang đủ áo ấm không? “Không, chẳng có chiếc áo nào vì không nghĩ ở đây đến giờ này . Thế nhưng, ông lại từ chối mua tạm một chiếc áo ấm “made in China” tại Hà Nội để chống cái lạnh của miền Bắc. Câu chuyện của chúng tôi, vô tình lại trở về bộ phim đang gây dư luận

Thưa ông, bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” được hoàn thành chính xác là tháng nào? Ông mất bao lâu để hoàn thành từ ngày xin phép đến khi khởi quay và hoàn tất?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn