Vụ Văn Giang rất đáng viết thành sách!

Mạc Văn Trang

Không biết Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, đã viết xong cuốn “Cẩm nang cưỡng chế” từ vụ Tiên Lãng chưa? Dư luận đang nóng lòng đón đọc!

Trận đó đồng chí Ca chỉ huy đánh hiệp đồng quá đẹp. Đồng chí trực tiếp tại trận địa, oai phong dữ dội chỉ huy các lực lượng hiệp đồng gồm công an khu vực, cảnh sát cơ động, bộ đội địa phương, dân quân, thanh niên xung kích cộng với chó nghiệp vụ... Các mũi tiếp cận mục tiêu rất thận trọng. À quên, đồng chí còn vận dụng chiến thuật sáng tạo, cho một mũi đường thủy do các chiến sĩ đặc biệt tinh nhuệ, dùng thuyền nan bí mật, luồn sâu, đánh hiểm tiến sát mục tiêu... Tất cả chỉ chờ lệnh của đồng chí là vọt tiến, xông vào mục tiêu, nổ súng áp đảo, bắt sống đối tượng!... Nhưng tiếc là khi quân ta chiếm được mục tiêu (tức cái “chòi” canh cá), xông vào thì mấy kẻ địch nhà Vươn đã chuồn mất từ bao giờ, nên những cú đấm thép nện vào không khí, hơi bị tiếc! Không bắt được kẻ địch nào! À có. Trong số hai con chó nhà Vươn, quân ta cũng đánh què được con chó mẹ và tóm cổ được con chó con, tống vào bao tải đem về riềng mẻ! Trận đánh đẹp nên dân đến xem rất đông, báo chí tranh nhau đăng tải không ngớt với những hình ảnh cực sốc. Đúng là trận đánh đã đi vào lịch sử với chân dung người chỉ huy tiêu biểu Đỗ Hữu Ca in đậm dấu ấn trong gan ruột nhân dân...

Đất gọi

Phạm Đình Trọng

1. Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.

Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng vì đất đai.

Cuối tháng Tư, gửi thầy giáo Phạm Toàn – một “Nhà thơ đang sống”

Hoàng Hưng

Tối qua, tình cờ xem HBO, được một phim tuyệt vời lâu lâu mới gặp. Cái tên lạ: “Dead Poets Society” (Hội những Nhà thơ đã chết). Cảnh một tốp học sinh mắt sáng, mặt đầy cá tính, trong một trường nội trú kỷ luật gắt gao giống như trường Đạo. Những vị giáo sư khả kính. Những bữa ăn có cầu kinh. Những buổi tự học có giám thị. Những tối ngủ theo giờ chuông lệnh… Bỗng một thầy giáo xuất hiện, mặt đầy thông minh và nghịch ngợm, có thể nói là láu lỉnh. Thầy dạy Anh văn (tức như thầy Việt Nam dạy môn Tiếng Việt) không giảng bài, không bảo học sinh ghi chép. Thầy vừa huýt sáo một điệu vui, vừa đi vòng quanh lớp rồi ra cửa, nháy mắt, khều tay rủ các trò đi theo, và bảo trò gọi mình bằng câu thơ Walt Whitman: “Oh Captain! My Captain!” (Hỡi thuyền trưởng!). Đám trò như bị thôi miên. Bài đầu tiên thầy thì thầm vào tai các em khi kéo chúng đến ngắm nhìn chân dung những cha anh đã khuất, đó là câu châm ngôn Latin “carpe diem” (hãy sống tận từng ngày).

Giáo dục phải đưa hạnh phúc đến từng gia đình

Trò chuyện giữa

một phóng viên giả tưởng

với nhà giáo của Cánh Buồm

Phóng viên – Chào nhà giáo của Cánh Buồm. Em nghe nói sau cuộc hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 14-4 năm 2012, có cuộc dừng Nam tiến và ra Bắc vì…?

Phạm Toàn – … Vì sưng khớp và viêm họng. Cánh Buồm thì cũng thịt da ấy thôi mà! (cười) Ngày xưa các cụ mang gươm và cày cuốc đi mở cõi, nói ít và đi từ từ, bây giờ ngày nào cũng phải có cuộc chiến tranh cổ họng, và đi rất nhiều nhảy từ cuộc gặp này sang cuộc khác. Phải gặp từng giáo sư, gặp từng người cần gặp trước ngày hội thảo. Cuộc hội thảo như một chuyến du lịch: đi chơi có một hôm thôi, nhưng chuẩn bị cả năm, và sau “chuyến viễn du một ngày” là biết bao ngày tháng làm những công việc hậu kỳ. Mệt, nhưng rất vui!

Tiếng kêu từ đất

Phan Đắc Lữ

Quân đội nhân dân

Công an nhân dân

Chính quyền nhân dân

Sao chĩa súng vào ngực nhân dân

Cướp đất đai cho bọn quan quyền tham nhũng.

 

Quân đội nhân dân

Công an nhân dân

Chính quyền nhân dân

Cần đưa khái niệm phương pháp sáng tác ra khỏi hệ thống lí luận phê bình văn học ở Việt Nam

Trần Đình Sử

Trong hệ thống lí luận văn học mácxít lưu truyền từ những năm 30 thế kỉ trước đến nay có một khái niệm quyền uy ngự trị trong lí luận văn học các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là khái niệm phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó không chỉ là phương pháp sáng tác mà còn là phương pháp phê bình văn học. Nhà văn thì phải nắm vững phương pháp sáng để sáng tác, còn nhà phê bình văn học thì phải vận dụng phương pháp ấy để phê bình, đánh giá xem tác phẩm nào đó hay cả nền văn học có đi theo định hướng của phương pháp ấy không. Nếu có thì biểu dương, nếu không thì phê phán, trường hợp nặng có thể đi đến chấm dứt cuộc đời sáng tác. Từ khi kết thúc cách mạng văn hoá, bước sang hiện đại hoá, Trung Quốc dần dần đã từ bỏ khái niệm phương pháp sáng tác. Các giáo trình lí luận văn học Trung Quốc từ năm 1995 đã lần lượt không dùng khái niệm ấy nữa[1]. Từ những năm 70 ở Liên Xô cũ, khi D. Markov nêu ra phương pháp chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như là hệ thống mở, thì khái niệm phương pháp chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã có thay đổi lớn, nó không còn là phương pháp mà đã là hệ thống sáng tác, trong đó tính đảng không còn là yếu tố của phương pháp sáng tác nữa. Từ sau năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa về cơ bản cũng bị phế bỏ luôn.

Điếu Cày và Đài VOA và Tôi và Phim the Hunger Games và Paulus Lê Văn Sơn và Cái Chết của Mẹ Sơn

Trịnh Hội

clip_image001

Blogger Ðiếu Cày và dòng chữ "Dân chủ cho Việt Nam" viết trên cát

Hôm nay tôi đặt tên cho bài blog có tựa đề dài như thế này có lý do của nó. Vì đầu tiên tôi định viết về anh Điếu Cày. Mấy hôm nay tin tức về anh phủ đầy trên mạng. Khi thì nghe cuối cùng anh sẽ được xử. Lúc lại được thông báo là ngày ra tòa đã bị dời lại không cần biết lý do tại sao. Các cơ quan, chính phủ Mỹ, Liên hiệp Châu Âu lên tiếng. Từ Amnesty International, Civil Rights Defenders cho đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, v.v. Âu đấy cũng thể hiện được một phần nào sự quan tâm của những người còn có lòng, thấy được lẽ phải, không sợ sự trả thù của những kẻ có quyền ở Việt Nam.

Tôi cũng định gióng lên tiếng nói của mình. Chẳng ăn thua gì nhưng ít nhất ra đấy cũng là tiếng nói nhất định của một người Việt Nam. Không hơn ai. Nhưng chắc chắn là cũng chẳng hề suy kém nếu so với bất kỳ ý kiến của một người nào khác.

Nhưng đọc xong lá thư yêu cầu của Luật sư Hà Huy Sơn là người đứng ra bào chữa cho anh gửi cho tòa án và ông Giám đốc Công an thành phố thì tôi lại nghĩ khác. Tôi lại muốn viết về đài VOA. Vì trong lá thư yêu cầu dài 4 trang, ở phần II, Luật sư Sơn đã trình bày như thế này:

Cáo trạng số 100/CT – P2 ngày 29/02/2012, trích: ‘327 bài đăng lại từ các trang blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam như: VOA, RFA, AFP, Khối 8406, Dân Luận, Thông Luận, Người Việt Online…

Yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân thành phố… triệu tập các tổ chức, cá nhân tham gia phiên tòa với tư cách Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Các tổ chức như VOA, RFA, AFP…

Ôi chao ơi. Có thật không đây? Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là một tổ chức ‘hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam’? Thế thì chính phủ Hoa Kỳ, là tổ chức duy nhất tài trợ cho đài VOA kể từ khi nó được thành lập vào năm 1942 có phải là một tổ chức ‘hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam’ hay không?

Nếu câu trả lời là ‘Yes’, thì hà cớ gì Việt Nam phải tiếp tục bang giao với Mỹ, với những người đang hoạt động chống phá mình? 

Còn nếu như câu trả lời là ‘No’, thì chả nhẽ bản cáo trạng chỉ là một trò đùa không hơn, không kém? Một sự thể hiện đẳng cấp quá ư là con nít nếu không muốn nói là ‘stupid’! (Xin lỗi các bạn đọc. Tôi không thể nghĩ ra một tĩnh từ nào hay hơn là chữ ‘stupid’ trong tiếng Anh trong trường hợp này. Vì nó thật sự quá ư là ngu xuẩn).

Nhưng nhìn một tí xa hơn, tôi lại giật bắn mình. Ô hay. Thế còn đối với những nhân viên của đài VOA thì sao? Hay những cộng tác viên như mình chẳng hạn?

Không ăn lương tháng, không bao giờ bị đài kiểm duyệt hay sai khiến nhưng chỉ cần có bài được đăng trên VOA, nếu họ muốn, phải chăng đó đủ là bằng chứng để kết tội mình như họ đang cố kết tội Anh Điếu Cày? Một cái tội mà chỉ ở những nước như Việt Nam mới có. Đó là tội danh tuyên truyền chống phá chế độ nằm ở Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tôi nghĩ đến đài VOA sau đó suy ra đến tôi cũng chỉ vì thế. Vì tôi thật sự không bao giờ muốn bị rơi vào trường hợp như anh Điếu Cày. Bị ghép vào một tội mà mình không thể nào chấp nhận là đã phạm tội.

Tiếng nói này là tiếng nói của riêng lương tâm tôi. Cũng như tiếng nói của anh Điếu Cày là tiếng nói lương tâm của riêng anh ấy. Những suy nghĩ này là những gì tôi thật sự tin tưởng từ tận đáy lòng và muốn giải bày với mọi người. Cũng như anh Điếu Cày.

Nếu chế độ của các anh thật sự là siêu việt, là tốt nhất cho dân tộc và đất nước Việt Nam thì những người như tôi, như anh Điếu Cày và hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người khác trên khắp cùng đất nước Việt Nam không thể nào tuyên truyền chống phá được.

Ngoại trừ khi chính chế độ của các anh đang có vấn đề. Thành thử các anh sợ.

Ủa mà cũng lạ hỉ. Đất nước là đất nước chung. Tương lai là tương lai của tất cả mọi con dân Việt. Đã thế các anh còn tự cho mình là đầy tớ của dân. Vậy thì tại sao các anh có quyền tuyên truyền, đi đâu ở Việt Nam cũng thấy treo nhan nhản đỏ lòe những câu đại loại như ‘Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm’, ‘Mừng Xuân, Mừng Đảng’… nhưng những người dân quèn, không có tí gì trong tay, thì lại không có quyền… tuyên truyền?

Thế là thế nào?

Trong thời gian gần đây phải thú nhận là tôi có quá nhiều câu hỏi như trên. Nhưng nghiệt nỗi là tôi vẫn chưa tìm được một câu trả lời nào cho thỏa đáng. Thế là vào ngày Chủ nhật cuối tuần vừa rồi tôi đã quyết định cùng cả nhà đi coi phim.

clip_image002

Phim 'The Hunger Games' đang bị cấm chiếu ở Việt Nam. Lionsgate

Chúng tôi vào rạp xem bộ phim đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới có tên là ‘The Hunger Games’. Phim đang đạt kỷ lục có số thu cao nhất trong năm nay ở Mỹ. Tiểu thuyết cùng tên cũng đã và đang nằm trên danh sách những quyển sách bán chạy nhất trong thời gian vừa qua.

Không biết những người trong nhà nghĩ sao chứ riêng tôi, tôi chọn xem bộ phim này đơn giản là vì nó đang bị cấm trình chiếu ở Việt Nam. Tôi muốn tự tìm hiểu tại sao phim lại bị cấm.

Và sau gần 2 tiếng đồng hồ bị cuốn vào trò chơi bí ẩn, tàn ác của những kẻ cầm quyền trong xã hội giả tạo trên màn ảnh, tôi bước ra khỏi rạp tự nhủ rằng nay tôi đã biết tại sao bộ phim không được trình chiếu ở Việt Nam.

Thứ nhất vì nó khá bạo lực, lại có liên quan đến các trẻ em dưới tuổi vị thành niên. Và thứ hai, quan trọng hơn, là thông điệp chính trị mà bộ phim gửi đến tất cả những người xem phim.

Đó là dưới con mắt của những người có quyền có chức, người dân chỉ là những con số, những thống kê không đáng kể. Tất cả chúng ta chỉ là trò đùa của họ và cho họ. Không hơn, không kém.

Vì vậy nếu muốn dành lấy sự sống còn, chúng ta không thể để cho họ kiểm soát chúng ta. Không thể trao cho họ những gì họ muốn. Chúng ta có thể phải hy sinh, kể cả mạng sống và tình yêu của riêng mình, để lấy lại được sự tự do và sự sống của chính mình.

Chuyện phim chỉ có thế. Trong một xã hội vẫn còn nhiều điều bị cấm đoán, lên án như ở Việt Nam, việc bộ phim ‘The Hunger Games’ không được phép trình chiếu không phải là một điều ngạc nhiên quá sức tưởng tượng.

Nó mà được cho phép chiếu mới là chuyện lạ.

Trên đường tản bộ về nhà vừa đi tôi vừa nghĩ chắc là lần này mình phải viết về cả hai vấn đề đó là: Anh Điếu Cày và The Hunger Games. Vì thường tôi vẫn làm thế. Ít khi tôi biết trước là lần này mình sẽ viết về đề tài gì. Phần lớn những gì tôi viết đều dựa vào cảm tính rất cá nhân của tôi mà chắc đối với các bạn đọc đã theo dõi tôi trong suốt 3 năm vừa qua cũng đã thừa biết. Con người tôi có rất nhiều cảm tính. Đã vậy nó còn liên quan đến quá nhiều vấn đề!

clip_image003

Blogger Paulus Lê Văn Sơn hiện đang ngồi tù ở Việt Nam. Từ lúc bị bắt vào năm ngoái cho đến bây giờ không ai trong gia đình được phép gặp mặt. danlambaovn.blogspot.com

Như câu chuyện về Paulus Lê Văn Sơn và mẹ của em mà tôi tình cờ đọc được qua blog của Người Buôn Gió ở Hà Nội. Ngay sau khi tôi vừa mở laptop để viết bài.

Sơn hiện đang ngồi tù ở Việt Nam. Từ lúc bị bắt vào năm ngoái cho đến bây giờ không ai trong gia đình được phép gặp mặt. Và cho đến nay chẳng có cơ quan, tòa án nào buộc tội Sơn. Hay chịu đem ra xét xử. Họ giam Sơn vô hạn định và không cần đưa ra bất kỳ lý do nào. Tại sao. Hay cho đến bao giờ. 

Trong tù Sơn chỉ biết chờ và đợi.

Nhưng ngoài tù thì bệnh tình của mẹ Sơn ngày càng trở nặng hơn.

Cho đến cách đây vài hôm thì bà đã ra đi mãi mãi. Mà không gặp mặt lại được đứa con duy nhất của mình. Một mẹ, một con nuôi đến ngày Sơn khôn lớn. Nhưng tiếc là đến ngày cuối đời, Sơn đã không có mặt ở cạnh bà.

Tôi đọc tin buồn được loan báo mà lòng bỗng cảm thấy thẫn thờ, bất nhẫn. Tại sao cho đến bây giờ, trong thời đại văn minh, tân tiến này, dân tộc Việt Nam vẫn không thể đối xử với nhau như người với người? Vẫn không thể hiện được những hành động văn hóa, nhân bản dành cho nhau cho dù chúng ta có khác biệt cách mấy trong ý kiến và hành động.

Vì lẽ đơn giản, chúng ta ai cũng có mẹ. Ai cũng mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ mình. Muốn làm cho mẹ vui những lúc được gần gũi, muốn giúp mẹ thật nhiều lúc gặp phải khó khăn. Tôi luôn mong muốn thế. Các bạn cũng thế. Những người công an, Giám đốc thành phố, hay Bộ trưởng, hay những người ra lệnh bắt giam Sơn, ai cũng muốn thế.

Ai cũng muốn được gần mẹ, nhìn mẹ một lần cuối, trước khi mẹ ra đi. Được để tang, được khóc bên nén hương tàn và lo chôn cất người mình yêu thương nhất.

Ai trong chúng ta chắc chắn cũng muốn làm được điều này. Nhiều người trong chúng ta chắc chắn sẽ thực hiện được điều này.

Ngoại trừ Sơn.

T.H.

Nguồn: voanews.com

Tin mừng: Chị Bùi Hằng đã về đến nhà

Nguyễn Xuân Diện tổng hợp từ các trang mạng

clip_image001

 

Sau 6 tháng trong lao tù, chị Hằng trông ốm yếu, tiều tụy đi rất nhiều. Người mặc áo hồng là một nữ An ninh Hà Nội tên Minh, chuyên theo dõi chị Hằng

 
Thưa chư vị,

Chị Bùi Thị Minh Hằng đã về đến Vũng Tàu. Hiện chị đang làm nốt một số thủ tục tại UBND Phường 4, TP Vũng Tàu để về nhà!

Nguyễn Xuân Diện đang nói chuyện điện thoại với chị Bùi Hằng. Ít phút trước, chị đã nói chuyện điện thoại với Luật sư Hà Huy Sơn.

Chị cho biết chị trở về Vũng Tàu từ trại Thanh Hà trên đoàn 2 xe của trại, các xe mang biển số 31A-00068 và 30A-8682. Được biết, Hàng không VN VietnamAirline nhận được cú đặt chỗ cho một người là Bui Thi Minh... bay chuyến 6h sáng nay nhưng cuối cùng người này không lên máy bay. Chị cũng cho biết bọn họ đã xích tay chị trên xe trên đường từ trại Thanh Hà đến tận Hà Tĩnh mới mở xích.

Chỉ là hình thức

Hữu Long

Tác giả Hữu Long trên báo Pháp Luật đã có cái nhìn trung thực và xác đáng rằngviệc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chỉ là một việc làm có tính hình thức!

Tác giả đã cho những ví dụ cụ thể sinh động để minh chứng cho kết luận rằng giữa những người mà LỢI ÍCH bị đan xen và phụ thuộc nhau thì sự đánh giá không thể khách quan; khi LỢI ÍCH của các bên Lập pháp (cơ quan dân cử), Hành pháp và Tư pháp chưa được “bóc tách” riêng rẽ khỏi nhau thì chưa thể “thực sự độc lập” để có tiếng nói khách quan. Thật là một cách nêu nhu cầu Tam quyền phân lập hết sức khéo léo!

Khi phân tích những LỢI ÍCH đan xen, tác giả mới tạm lấy ví dụ giữa các đơn vị có quan hệ theo chiều ngang, chứ nếu xét thêm quan hệ chiều dọc trên dưới, tất cả đều từ một đầu mối, dưới một cây gậy chi huy tối cao, mọi việc đều có “chỉ đạo thống nhất” và tất cả đều phải “quán triệt”, thì luận lý nói trên còn sáng tỏ hơn nữa.

Một chủ trương nhằm “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH” như việc bỏ phiếu tín nhiệm mà còn mang tính chất hình thức và không đáng tin cậy như thế thì xét toàn cục những dự án “đổi mới” khác sẽ có độ tin cậy ra sao là vấn đề không thể không suy nghĩ.

Nếu tra Google cụm từ “chỉ là hình thức” hoặc “bệnh hình thức” ta mới thấy căn bệnh HÌNH THỨC ở nước ta phổ biến, bao trùm và nan giải là chừng nào. Đang cần rất nhiều những tiếng nói thẳng thắn, có lý có tình như bài của Hữu Long.

Bauxite Việt Nam

Những nguời «tà-ru» mới (1)

Nhân dịp 30/4

André Menras Hồ Cương Quyết

Trong niềm mừng vui và cay đắng lẫn lộn sau việc 21 ngư dân đuợc trả tự do, tôi đã tìm thông tin từ các tờ báo chính thống, có giấy phép lẫn những bài trên mạng. Và tiếc là thông tin không rõ ràng lắm về những gì xảy ra với 21 ngư dân trong thời gian bị giam cầm. Đặc biệt thật đáng giận về sự lẫn lộn vô tình, thiếu cái tâm, như sự đồng lõa tích cực hay tiêu cực đối với kẻ đang chiếm đóng Hoàng Sa khi có báo dùng cụm từ: «21 ngư dân về nuớc (!)» (Hoàng Sa là nước ngoài của Việt Nam hay sao?). Ai đó nói viết báo kiểu đó (xin lỗi) ngu quá, nhưng nên hiểu có những từ ngữ nói lên rất nhiều điều về người viết nó. Cũng như có những sự im lặng cũng cho ta hiểu thêm nhiều ý niệm. Chỉ có sự thật là cụ thể, cụ thể hơn bất cứ cái gì khác. Vậy nên, phải đem lại sự cụ thể ấy bằng một sự thật !

Là một cựu tù nhân của nhà tù Sài Gòn chế độ cũ, đương nhiên tôi muốn đi tìm những thông tin cụ thể về điều kiện giam cầm 21 ngư dân vừa đuợc trả tự do này, tôi gọi là những «tà-ru» mới. Trong bài viết của Tiền Phong online ngày 23/04, bài báo mà đến nay, cùng với các bài trên báo Dân Việt, được xem là có nhiều chi tiết nhất, tôi không tìm thấy một chữ nào về những cuộc thẩm vấn của kẻ bắt 21 ngư dân, nhưng tôi đựợc biết họ đã bị bỏ đói, khát, bệnh không đuợc chữa trị hoặc về tình trạng yếu dần của cơ thể… trong những ngày bị giam cầm trên vùng đảo của Tổ quốc mình: Hoàng Sa. Tôi không tìm thấy những thông tin rõ ràng về nơi giam cầm ngoài chi tiết là diện tích phòng giam rộng 40 m2 giành cho 11 người (hay 21 người?). Hoàn toàn không có thông tin về sàn nhà là xi măng hay đất, ánh sáng, phòng vệ sinh, mái nhà...

Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang

Phạm Quang Tuấn

Những con số sau đây giúp chúng ta hiểu thêm tại sao người dân Văn Giang phải liều mạng giữ đất của mình.

Theo vneconomy.vn[a] thì “giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/ m2, đã bao gồm phần xây thô”. Tức là rao bán với giá 1000-2000 USD/m2. Trong khi đó thì, theo BBC dẫn lời chính quyền Hưng Yên, dân được “đền bù” 135000 đồng/m2 (6 USD/ m2)[b].

Cũng theo vneconomy.vn[c] “còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế”, tức là mỗi hộ có trung bình 349 m2 (gần một sào), nếu “đền bù” theo giá trên thì sẽ được chừng 2100 USD! Thử hỏi làm sao người ta sinh sống? Nếu họ trở thành ăn mày hay trộm cướp thì tại ai?

Nhớ anh bộ đội đất Hải Hưng


KS. Doãn Mạnh Dũng 
Mùa hè năm 1967, trường Đại học Đường thủy được chuyển từ vùng rừng núi Bắc Giang về Hải Hưng. Vừa vào một làng nhỏ bên bờ sông Luộc, tôi được giới thiệu đến nhà bà Mão để ở nhờ. Vừa đến cửa, thấy nhiều người ra vào. Tôi tò mò hỏi thì biết nhà bà Mão đang liên hoan tiển cậu con trai cùng tuổi tôi vào quân đội. Là một học sinh miền Nam, tôi sớm hiểu sự khốc liệt của chiến tranh ở quê nhà. Tôi thật sự xúc động và nhớ mãi cảm giác đó. Tôi thì được đến trường Đại học, còn bạn lại cầm súng vào chiến đấu ở quê tôi. Gặp bà Mão, tôi nói: 

- Cháu  xin ở nhờ nhà bác, em đi bộ đội, cháu mong được giúp đỡ bác khi em xa nhà!

Ra trường, tôi nhiều lần về thăm gia đình bác Mão. Sau này, may mắn, tôi đã gặp lại chàng bộ đội năm xưa. Chàng trai trẻ sau những năm tháng xông pha lửa đạn ở Quảng Trị nay lại quay về với ruộng đồng. Cuộc đời của anh giờ đây trông vào đất. Nhìn cảnh những người nông dân quê anh bị cưỡng chế đất, từ miền Nam, lòng thấy đắng ngắt.

Lẩm cẩm thiên hạ sự - Vài lời tiếp nối bài báo “…nghĩ về… những bàn tay rô bốt”

Lẩm Cẩm Lão Gia

Cách đây mấy ngày, www.boxitvn.net đã đăng bài viết Vọng niệm 3: Ngày 30 – 4 nghĩ về… những “bàn tay rô bốt” - của nhà báo Nguyễn Thượng Long. Lẩm Cẩm Lão Gia tôi mạo muội đóng góp vài lời.

Trước năm 1975, ở miền Nam, cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có rất nhiều nhạc sĩ nổi danh khác như nhạc sĩ Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Lam Phương, Nhật Ngân (còn viết chung với nhạc sĩ Trần Trịnh dưới bút hiệu Trịnh Lâm Nhân), Anh Bằng (và nhóm Lê Minh Bằng), Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Phạm Đình Chương, Nguyễn Văn Đông, Từ Công Phụng, Văn Phụng, Nguyễn Ánh 9, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương… và còn rất nhiều người nữa.

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người chúng ta. Mà đã là “ẩm thực” thì phải đa dạng và phong phú mới hấp dẫn. Do đó không lạ khi nhạc sĩ này thì chuyên về tình yêu đôi lứa. Những bài nhạc theo trường phái này thì thường chia làm hai loại. Đam mê thắm thiết và đổ vỡ mà mỗi khi người nữ ca sĩ cất giọng oanh vàng thì có thể thấy cả một phương trời màu hồng khi say đắm hoặc là một màu đen thui của đêm 30 tháng Chạp khi chia ly xa cách. Còn vị nhạc sĩ kia thì chuyên về người lính và sự tang thương mất mát bởi chiến tranh. Vị khác nữa thì chuyên về quê hương với những vùng quê ngọt ngào….

Giải phóng

Bùi Minh Quốc

Thuở bé, tôi đã cùng các bạn trong Đội nhi đồng Tháng Tám hát vang:“Đoàn giải phóng quân một lần ra đi…” (Nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu).

Và hát: “Lập quyền dân, tiến lên Việt Nam!” (Nhạc và lời Văn Cao).

Tôi chưa thể tự biết, nhưng dường như mơ hồ cảm nhận được, một lẽ sống lớn, cũng là hạnh phúc lớn mà Cách mạng Tháng Tám đã gieo vào trái tim trong trắng của mình: Đoàn Giải phóng quân ra đi để đáp lời sông núi, để lập quyền dân, để Việt Nam tiến lên.

Tôi lớn lên theo lẽ sống ấy.

Tiếp bước cha anh, tôi phải đáp lời sông núi Việt Nam. Non sông Việt Nam đòi tôi phải trở thành người chiến sĩ Giải phóng.

Đỗ Trung Quân: Tạ lỗi Trường Sơn

Bài “Tạ lỗi Trường Sơn” Đỗ Trung Quân viết năm 1982, sau khi đi Thanh niên Xung phong về, đã qua chiến trường Campuchia, sau "Những bông hoa trên tuyến lửa". Bài thơ này được anh Hoàng Ngọc Biên và dịch giả Diễm Châu [đã qua đời] đưa vào danh mục SẼ IN của nhà xuất bản Trình Bày với cái tên Chung Do Kwan. Nhưng sau đó dịch giả Diễm Châu mất, nhà xuất bản cũng bận nhiều cho việc biên dịch văn chương và tác giả bài thơ sống ở Việt Nam nên chưa chọn được thời điểm thuận tiện để in (dưới tên Chung Do Kwan như là một tác giả Châu Á - là cách bảo vệ tác giả của nhà Trình Bày). Việc công bố nó sau 27 năm [ 1982- 2009] là chính tác giả công bố trên blog Chung do kwan của mình. Bài thơ viết khi 27 tuổi, 27 năm sau mới trình diện được.

Huỳnh Ngọc Chênh

Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang

Hoài Ngân

Bài báo sau đây vạch rõ tại sao người ta quyết liệt cưỡng chế nông dân Văn Giang đến như vậy: đền bù chỉ 100.000 đ/m2 trong khi giá bán căn hộ là 20.000.000đ/m2, còn biệt thự và nhà phố là 45.000.000đ/m2. Trong bộ Tư bản, Marx từng trích dẫn lời nói sau đây của nhà hoạt động công đoàn người Anh T. J. Dunning: “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ” (Các Mác, Tư bản, tập I, quyển I, phần 2, Chương XXIV, Nxb Tiến bộ - Mat-xcơ-va, Nxb Sự Thật – Hà nội, 1984, tr. 315, chú thích số 250).

Nhưng…

Chế độ chúng ta là xã hội chủ nghĩa cơ mà!!!

Đảng ta đường đường là Đảng Cộng sản cơ mà!!!

Bauxite Việt Nam

Bà Bùi Hằng được trả tự do

clip_image001Một nhà hoạt động nữ từng tham gia nhiều cuộc biểu tình đòi chủ quyền biển đảo của Việt Nam và bị chính quyền thành phố Hà Nội cưỡng bức giam giữ cải tạo gần nửa năm mới được thả tự do, theo truyền thông nhà nước.

Nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ đã yêu cầu thả bà Bùi Hằng

Hiện cũng có tin chưa kiểm chứng nói bà không chịu rời trại và cũng chưa về tới nhà.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, hay còn được biết tới là Bùi Hằng đã "được hưởng khoan hồng" theo tờ báo An ninh Thủ đô hôm 28/04/2012.

Một tâm sự nhân ngày 30 tháng Tư - Quỳnh và Quân và Tôi

Phạm Toàn

Quỳnh và Quân là hai con người có thật tôi gặp trong cuộc sống thực hôm nay. Hai con người trong trắng – kiểu người tôi yêu. Có ai đó ác miệng bảo “vì tôi tâm hồn đã vấy bẩn nên thích tìm cái trong trắng bù trừ vào”. Tôi chỉ cười và nhịn, không cãi. Nhưng hôm nay thì tôi sẽ cãi – và cãi bằng việc rồi sẽ kể ra một học thuyết của tôi về linh hồn con người.

* * *

Thứ nhất nói về Quỳnh.

Trong nhóm biên soạn sách giáo khoa Cánh Buồm của tôi, bé bỏng nhất có em Quỳnh. Cùng tốt nghiệp Đại học Sư phạm ra, cùng tình cờ chui vào cái lớp huấn luyện sư phạm 2 tuần dạo tháng 7 năm 2009, so với các thạc sĩ đàn chị, công trình của Quỳnh khó mà địch nổi. Thế mà, sau lớp học, tôi lại mời Quỳnh tham gia nhóm biên soạn, và từ chối chưa chịu mời nhiều bạn có sừng có mỏ khác.

Khuấy động Biển Đông

Trần Ngọc Cư dịch từ International Crisis Group, 23 April 2012

Trung Quốc (TQ) là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], khi mà các chính quyền địa phương và các cơ quan TQ thi nhau giành giựt quyền hành và ngân sách, châm ngòi cho những căng thẳng với các nước láng giềng, điển hình là vụ chạm trán mới nhất giữa Bắc Kinh và Philippines.

Stirring up the South China Sea (I) (Khuấy động Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]), bản báo cáo mới nhất của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (the International Crisis Group), đã phơi bày những mâu thuẫn chính trị và kinh tế nội bộ TQ đang phá hoại những nỗ lực của TQ nhằm phục hồi quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, trong khi Mỹ đang bành trướng ảnh hưởng của mình tại Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giàu nguyên liệu và có tầm chiến lược quan trọng. Bắc Kinh cần phải đảm bảo rằng 11 bộ ngành liên hệ, và đặc biệt các cơ quan thi hành luật pháp, phải tuân theo một chính sách biển đảo nhất quán và phải chấm dứt tình trạng hỗn loạn về cái gọi là lãnh hải TQ.

Tháng Tư…Cuội

Thái Hữu Tình

Thiên hạ nói thật mãi cũng chán

Mồng một chơi trò “Cá Tháng Tư

Xứ mình nói dối hoài không ngán

Cuội cũng chơi ngày “Cuối Tháng Tư”!

Tản mạn về…

Tô Văn Trường

Đất nước chậm phát triển chủ yếu là do thể chế và lỗi của các “công bộc” của dân, nhưng trong đó có cả vai trò trách nhiệm của trí thức trước thời cuộc. Kể ra cũng khó trách trí thức khi mà nhiệt huyết và lòng tin của kẻ sĩ đã ngày càng cạn kiệt!

Một người bạn, bình luận về bài trả lời phỏng vấn đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế của TS Nguyễn Đình Cung đại ý thích nhất vì nó đã chỉ ra được cái hay nhất, ghét nhất vì nó cam chịu cái nửa vời, múa gậy trong bị, gọt chân cho vừa giày!  Chúng ta đều biết tư vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong đề xuất mới  đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Phản biện là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội (đang được dự thảo hoặc đã có) theo các cách nhìn khác nhau (đa chiều) nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của chúng. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Phản biện xã hội là phản biện nói chung, nhưng có quy mô, lực lượng rộng rãi hơn của xã hội. Giám định là hoạt động theo dõi (kiểm tra, đánh giá) đối với việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã có, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng của chúng.

Luật sư nhân quyền mù ở Trung Quốc được giải cứu khỏi tình trạng giam lỏng

Stepahnie Ho ở Beijing

Luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành ở Trung Quốc đã thoát khỏi căn nhà của ông ở tỉnh Sơn Đông, nơi ông bị giam lỏng dưới sự canh gác cẩn mật. Ông cho biết bây giờ ông đang lo ngại về sự an toàn của những người trong gia đình và những người khác đã giúp ông.

clip_image001

Luật sư khiếm thị Trung Quốc Trần Quang Thành. Hình: VOA中文电视截屏

Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân

Nguyễn Trung

Xem và nghe các tin tức về vụ cưỡng chế thực hiện thu hồi đất cho dự án Ecopark ở Văn Giang, tôi không thể nén được trong lòng sự căm giận và nỗi hãi hùng. Căm giận vì không thể chấp nhận nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy, hãi hùng vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.

Dù sao tôi cũng vẫn phải thầm cảm ơn trời đất là đã không xảy ra đổ máu. Bởi vì nếu điều đó xảy ra, rồi nếu tình hình vuột ra ngoài mọi sự kiềm chế có thể, hoặc một sự khiêu khích nào đó cố ý hủy hoại sự kiềm chế có thể, rồi lan truyền trong cả nước, nhất là báo chí cho biết từ sau sự kiện Đoàn Văn Vươn tình trạng khiếu kiện đất đai của nông dân ngày càng căng thẳng và đang tiếp diễn ở nhiều nơi..., như vậy đất nước này sẽ đi về đâu? Trong khi đó quá trình phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa và đô thị hóa của đất nước chắc chắn sẽ còn đòi hỏi phải chuyển đổi tiếp một khối lượng rất lớn đất đai của nông dân cho sự phát triển này.

Lại viết về nhân dân

Lê Hoài Nguyên

Tôi đi tìm anh

Nhà thơ

Đã gần nửa thế kỷ véo von

Véo von ca về nhân dân anh hùng

Véo von ca về khẩu AK, về màu máu đỏ

Đỏ hào quang cho những trang thơ.

Đặt mình trong vị trí người dân Văn Giang

Huy Đức

clip_image001

Nguyễn Quang Lập: Đã tính kết thúc câu chuyện Văn Giang nhưng lại  được bài của Huy Đức. Với Huy Đức thì luôn luôn có ngoại lệ, hơn nữa hình như kết thúc câu chuyện Văn Giang lúc này là hơi sớm.

Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền – Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được.

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên: Ai đối đầu ai?

Viết Lê Quân

Dưới đây là bài viết đã được biên tập để đăng trên Tầm nhìn và bài gốc của tác giả, những chữ tô màu đỏ là được cắt bỏ khi đăng báo.

Bổ sung, hồi 10h25′ – bài gốc trên trang Tầm nhìn đã bị gỡ bỏ mà theo một độc giả cho biết đó là lệnh từ Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông.

Còn đây là video mới nhất do một CTV vừa gửi tới và cho biết “Vỏ đạn pháo ghi V26 BỘ CÔNG AN, ngày sử dụng hết hạn. Cảnh lúc 6h sáng trên khu vực xã Phụng Công, Cửu Cao”.

Anh Ba Sàm

Đầu tư đường vận chuyển bauxite: Vinacomin phải có trách nhiệm

clip_image001

 

Nhiều đoạn trên tỉnh lộ 725 bị hư hỏng, xuống cấp. (Ảnh: TNO)

 

(VOV) - Khoảng 4km từ Nhà máy bauxite Tân Rai ra tới thị trấn Lộc Thắng hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Sau hơn 4 tháng khởi công (từ ngày 23/12/2011), đến nay, Dự án cải tạo, sửa chữa tỉnh lộ 725 đoạn từ Nhà máy bauxite Tân Rai đến ngã ba Lộc Sơn thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng đã phải tạm dừng thi công. Trong khi dự kiến, cuối tháng 6/2012, sẽ có mẻ sản phẩm alumin đầu tiên.

Bỗng dưng muốn khóc

Dân Choa

Tôi đã từng cười, cười rất vui khi nhìn thấy những lá cờ đỏ sao vàng tung bay rợp phố phường trong những ngày hội thể thao quốc tế, trong những trận bóng đá khu vực Đông Nam Á. Tôi cũng nhoẻn cười thân thiện khi gặp khách du lịch quốc tế trên phố phường Hà Nội mặc chiếc áo phông có in cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “I love Vietnam”. Tôi cũng từng bật cười khi nhìn thấy cảnh đám đông hỗn loạn, quấn quýt cờ sao, băng rôn ào ạt như cơn gió mạnh vòng quanh hồ Hoàn Kiếm lúc đội tuyển của Việt Nam vào tranh giải nhất nhì khu vực.

Tôi mỉm cười khi đến những hải cảng xa xôi của nước ngoài bất chợt nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió xứ người.

Những lúc đó miệng tôi cười, nhưng bỗng dưng con mắt của tôi nhập nhòa ướt mi. Trái tim của tôi tràn ngập niềm vui. Niềm vui thương cảm, niềm vui tự hào khi nhìn thấy lá cờ.

1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính

Nhóm phóng viên SGTT

Bài này được đăng trên SGTT nhưng ngay sau đó đã bị gỡ xuống.

BVN

Thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên chiều 24.4, xác nhận: lực lượng cưỡng chế có khoảng 1.000 người, mà nòng cốt là công an với sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động cấp bộ, đã tiến hành thành công vụ việc “cưỡng chế – hỗ trợ thi công dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang” tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào sáng 24.4.

Cưỡng chế Văn Giang ‘quá nặng tay với dân’?

Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.

Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.

Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.

Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.

Tin Văn Giang: báo đưa thưa thớt

Báo chí Việt Nam im ắng hơn nhiều trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên so với cách họ đưa tin về vụ Tiên Lãng.

clip_image001

Cảnh sát cơ động đã sử dụng tới đạn gây choáng để trấn áp dân Văn Giang

Xung quanh Ecopark ở Văn Giang

Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.

clip_image001

Ruộng của nông dân bị thu để xây 'đô thị sinh thái, nhiều màu xanh'

Trung Quốc bị tố cáo là kẻ khuấy động Biển Đông

Trọng Nghĩa

Kẻ thù đáng ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông ai? Đó chính là Trung Quốc. Nhận định đầy nghịch lý trên đây là kết luận của bản báo cáo về Trung Quốc và Biển Đông vừa được International Crisis Group (ICG), một tố chức phi chính phủ có uy tín công bố hôm qua, 23/04/2012 tại Bruxelles.

clip_image001

Hai tàu hải giám Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, nơi có vụ đối đầu với tàu chiến Philippines đầu tháng Tư 2012. Reuters

Trung Quốc sẽ đưa khách du lịch đến Hoàng Sa trong năm nay

Thanh Phương

Bất chấp phản đối của phía Việt Nam, Trung Quốc vẫn có kế hoạch đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa trong năm 2012. Theo Tân Hoa Xã, tại một hội nghị về du lịch ở tỉnh này, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, ông Đàm Lực hôm qua 24/04/2012 thông báo là quần đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) sẽ đón khách du lịch trong năm nay.

clip_image001

Từ năm 2009, phía Trung Quốc đã đưa ra chiến lược phát triển du lịch Hoàng Sa (Google Map)

Tường thuật trực tiếp vụ cướp đất tại huyện Văn Giang – Hưng Yên

Nguyễn Xuân Diện blog

Comment trên Anh Ba Sàm:

Trả lời cho câu hỏi tại sao trong vụ Đoàn Văn Vươn – Tiên Lãng, báo chí lề phải tích cực tham gia, trong vụ Văn Giang thì gần như tất cả báo lề phải đều im lặng: Công ty chủ quản của Dự án bất động sản Ecopark là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico). Tổng Giám đốc của Việt Hưng (Vihajico) là Đào Ngọc Thanh và Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thanh Phượng.

www.ecopark.com.vn.

Bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (VietCapital). Bà còn là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt, Quỹ đầu tư Bản Việt, Quỹ Y tế Bản Việt. Bà cũng là con gái của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Kể từ tháng 8 năm 2010, VietCapital đã tiến hành mua cổ phiếu của Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Việt Hưng (Link sẽ gởi trong comment sau. Gởi cùng lúc 2 link có thể bị hệ thống xóa bỏ).

24/04/2012 lúc 19:43

Minh

Tổng hợp thông tin trước cuộc cưỡng chế tại Văn Giang - Ecopark

0 h10′ ngày 24/4/2012 – Tin từ CTV:

clip_image001

- Tin từ nội bộ quan chức: có khả năng 12h đêm nay phá sóng điện thoại di động, 3h sáng bắt đầu triển khai quân cưỡng chế.

- Tin từ bà con: Đêm nay hàng nghìn bà con thức túc trực tại các vị trí trên cánh đồng. Nếu lực lượng cưỡng chế tiến vào sẽ có nổ/cháy.

- Tất cả chờ vào tình hình thực tế sáng sớm mai.

-  Bác Lê Hiền Đức đã có mặt tại Văn Giang để sáng mai cùng bà con đấu tranh.

“Văn hoá” Thằng – Con

Người bán báo

Đọc bài của cụ Lê Hiền Đức trên trang Bauxite Việt Nam vài ba ngày trước đây, tôi thấy cụ cứ trăn trở mãi một điều, ai là người đã tạo ra những “sản phẩm” như kiểu cô Quỳnh Anh ăn nói vô lễ như vậy với dân? Thì tôi xin chỉ ra hai người đã có công dậy dỗ cái lớp người như cô Quỳnh Anh thành những con người như thế.

Người thứ nhất là “Sách giáo khoa”. Sách giáo khoa đã dạy họ ngay từ bậc tiểu học. Những năm đất nước còn chia cắt làm hai miền, thì tất cả các sách giáo khoa bậc tiểu học đều nhan nhản những bài học như thế. Ví dụ, trong bài tập toán, chúng ta đọc được những dòng sau đây: “Trong một trận càn, bọn lính ngụy đã gặp sức đánh trả dũng cảm của các đội nữ du kích, chị A giết được 5 thằng, chị B giết được 3 thằng, chị C giết được con thư ký mang điện đài. Hỏi đội nữ du kích đã tiêu diệt được bao nhiêu tên địch?”. Những em bé được tiếp nhận cái “văn hoá” thằng – con hồi đó bây giờ đã là thầy cô giáo, là hiệu trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng và đủ các thứ ủy viên ngày nay. Họ chính là người dạy dỗ cho các lớp thanh thiếu niên ngày nay cái “văn hoá” ứng xử vô luân ấy.

Việt Nam: Công an ồ ạt cưỡng chế nông dân Văn Giang, Hưng Yên để tịch thu đất

Thụy My

Cảnh sát chống bạo động Việt Nam hôm nay 24/04/2012 đã bắn chỉ thiên để giải tán hàng trăm nông dân muốn ngăn trở việc trưng thu đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Hãng thông tấn Pháp AFP trích lời các nhân chứng cho biết, lực lượng công an hùng hậu, trang bị mặt nạ, cũng đã sử dụng hơi cay để tấn công vào đám đông khoảng 700 người. Dân chúng chống lại việc cưỡng chế để lấy đất xây dựng một khu đô thị mới, một hồ sơ đã kéo dài từ nhiều năm qua.

clip_image001

Nông dân Văn Giang, Hưng Yên canh phòng, chuẩn bị đối phó với công an tới cưỡng chế thu đất, 23/04/2012 . REUTERS

Cưỡng chế tại Văn Giang – Hưng Yên

Tin rất nóng: trực tiếp từ Văn Giang - Hưng Yên (tin chiều)

Nguyễn Xuân Diện

clip_image001

Thưa bà con cô bác,

Sáng nay, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức họp báo. Tỉnh thông báo sẽ huy động mọi nguồn lực và sức mạnh trong đêm nay và rạng sáng mai để cưỡng chế bằng được khu vực ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang cho dự án Ecopark.

Giáo sư Koide Hiroaki, Đại học Kyoto nói về Điện hạt nhân

Phạm Nguyên Quý lược dịch

clip_image002

Trong khi tôi chuẩn bị dẹp 3 chữ “Điện hạt nhân” sang một bên để bắt đầu một tuần mới tập trung hơn cho công việc của bản thân, một cơ duyên đã mang tôi đến với buổi nói chuyện của ông Koide Hiroaki, Phó giáo sư Phòng thí nghiệm Lò phản ứng nguyên tử, Đại học Kyoto và cũng là một trong những học giả dẫn dắt phong trào xóa bỏ Điện hạt nhân (ĐHN) tại Nhật.

Xin tóm tắt buổi nói chuyện dài 3 tiếng đồng hồ, trong một hội trường gần 1000 người chật kín này để mọi người tham khảo.

Phạm Nguyên Quý

Điện hạt nhân: sự phung phí năng lượng hâm nóng đại dương?

Mở đầu bài phát biểu, giáo sư cho biết điện hạt nhân không khác gì so với nhiệt điện ở chỗ cả hai đều dùng nhiệt sinh ra từ nhiên liệu làm bốc hơi nước để quay tua-bin. Tuy nhiên, điện hạt nhân là nhà máy có hiệu suất nhiệt kém hơn, chỉ là 33% so với 50% của nhiệt điện.

Làm xiếc trong cơ cấu giá xăng

Mai Phương

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đã đến lúc cần phải minh bạch, phân tích cụ thể về cơ cấu giá xăng, loại chi phí nào được xem là hợp lý, loại chi phí nào cần giảm…

Theo một số thông tin mà phóng viên tìm hiểu được thì trong cơ cấu giá xăng có những khoản mà doanh nghiệp (DN) tùy biến.

Tùy biến chi phí

Trong một bảng tính giá xăng vào tháng 2 của một DN đầu mối thì giá nhập khẩu là 16.747 đồng/lít. Thuế nhập khẩu khi đó là 670 đồng/lít, trích quỹ bình ổn giá là 300 đồng/lít, thuế tiêu thụ đặc biệt 1.628 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, thuế giá trị gia tăng 1.891 đồng/lít, phần “hao hụt” là 150 đồng/lít, phần chi phí kinh doanh là 100 đồng/lít, thù lao và vận chuyển đến đại lý là 500 đồng/lít, lợi nhuận kinh doanh bằng 0. Với tổng các chi phí như trên, giá bán lẻ có thể là 22.986 đồng/lít.

Trong cơ cấu giá, phần phí, bảo hiểm, trích bình ổn giá đã được tính theo công thức, thuế suất. Phần biến động mà DN có thể linh động là giá nhập khẩu và chi phí kinh doanh, lợi nhuận, thù lao đại lý.

Ngân hàng và câu chuyện lợi ích nhóm

Thúy Hằng

Các ngân hàng mạnh tay "dâng” xe, tặng quà cho khách hàng để hút vốn về mình nhưng vẫn thờ ơ với "tiếng thở dài” đói vốn của doanh nghiệp.

Ngân hàng tung chiêu đặc biệt

Sau khi trần lãi suất về mức 12%, các chương trình khuyến mãi lại mọc lên như nấm sau mưa. Tung "Khuyến mãi lớn – Siêu giải thưởng”, ngân hàng TMCP Đại Á cho biết, chỉ cần gửi từ 5 triệu đồng hoặc 200 USD trở lên sẽ nhận một thẻ cào may mắn trúng ngay các giải thưởng bằng tiền mặt và IPad. Ngoài ra, khách hàng còn được nhận thêm mã số dự thưởng để tham gia quay số trúng thưởng vào cuối kỳ nhằm tìm ra chủ nhân may mắn là ô tô Honda Civic, xe máy Piaggio Liberty...

Không những chăm sóc cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp gửi tiền cũng đang là đối tượng nằm trong tầm ngắm của khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức quay số mở thưởng chương trình Tiền gửi dự thưởng dành cho khách hàng là tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đợt 1/ 2012 với giải đặc biệt là chiếc ôtô Toyota Camry 3.5Q.

Tạm ngưng thi công đường chở bôxit

Quang Sáng

clip_image001

 

Hết tiền mua dầu nên máy móc thi công đường vận chuyển bôxit phải nằm không suốt một tuần qua - Ảnh: Q.Sáng

 

TT - Chiều 21-4, ông Nguyễn Anh Quốc, đội trưởng đội thi công dự án đường vận chuyển bôxit (thuộc tỉnh lộ 725) từ Nhà máy bôxit Tân Rai đến km123 quốc lộ 20, cho biết việc thi công công trình đã tạm ngưng.

Việc tạm ngưng bắt đầu từ ngày 15-4 vì không có tiền để... mua dầu chạy máy.

Dự án cải tạo, sửa chữa tỉnh lộ 725 có tổng chiều dài 18,5 km, quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp 4 và đường đô thị trên cơ sở hiện trạng. Nền đường rộng 9-17 m, mặt đường rộng 8-11 m. Dự án có tổng kinh phí đầu tư 178 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp là 143 tỉ đồng, bằng nguồn vốn của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV). Công trình do Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí 1 thầu thi công và được giao cho Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư.

Lạm phát vì đâu?

clip_image001

TS Vũ Thành Tự Anh

TP - Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright phân tích bản chất và những căn bệnh của nền kinh tế xung quanh câu chuyện lạm phát và lãi suất ngân hàng.

Hệ quả của những điều bất bình thường

Lạm phát, giá cả tăng và doanh nghiệp (DN) cần nhiều vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó nguồn vốn lại bị siết khiến DN gặp không ít khó khăn, ông nhìn nhận thế nào?

Chúng ta nên có cái nhìn dài hạn, không thể cứ thấy giá tăng thì Nhà nước bơm tiền ra để DN có vốn. Vấn đề là, đằng sau hiện tượng tăng giá có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, trong thời gian dài, cung tiền tăng rất nhanh, cụ thể trong suốt 15 năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng luôn ở mức trên 30%/năm. Thứ hai, trong khi cung tiền tăng như vậy nhưng tăng trưởng GDP lại không tương xứng, tăng trưởng trung bình 7%/năm và thời gian gần đây chưa đến con số đó.

Kịch bản biến đổi khí hậu có gì mới lạ?

Tô Văn Trường

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề mang tính chất toàn cầu được cả loài người quan tâm. Vừa qua, Chính phủ đã thành lập Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch. Hơn hai chục thành viên, gồm Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và nhiều vị lãnh đạo cao cấp của các bộ, ngành, nói lên tầm quan trọng của BĐKH đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Phía quốc tế đánh giá cao Việt Nam có được các cam kết chính trị mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo cao nhất:“Những bước tiến về chính sách và luật pháp như xây dựng chiến lược BĐKH, kế hoạch hành động quốc gia, chương trình hành động của các tỉnh, đẩy mạnh lồng ghép vấn đề BĐKH vào tất cả các chương trình, kế hoạch, dự án nhanh chóng có được trong thời gian qua nhờ vào những cam kết chính trị đó”.

Từ sau cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia lần thứ nhất, Việt Nam đã huy động được hơn 1,2 tỷ USD tài trợ quốc tế cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Các chương trình đáng chú ý bao gồm 500 triệu USD từ Chính phủ Nhật Bản cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) trong 3 năm 2010-2012; 250 triệu USD từ Quỹ Công nghệ sạch (CTF) cho các dự án giao thông đô thị và năng lượng; 100 triệu USD cho Chương trình REDD từ Chính phủ Na Uy; và 49 dự án CDM được đăng ký. Bên cạnh đó, nhiều chương trình tài trợ khác được đàm phán, thỏa thuận (khoảng 1,3 tỷ USD).

Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc

Phần 2

1946 – 1949: Nội chiến

Johannes Schneider

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản

Thế rồi, vào sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941, người Nhật gửi 378 chiếc máy bay chiến đấu đến hòn đảo núi lửa Oahu ở Hawaii, đến cảng chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ: Pearl Harbor (Trân Châu Cảng).

Các chỉ huy ở Tokyo đã quyết định tấn công Hoa Kỳ, thế lực mà từ nhiều năm nay đã cho Tưởng, đối thủ của họ, vay bạc triệu; thế lực mà họ đã cảnh cáo một cách dứt khoát rằng không nên tiếp tục bành trướng ở châu Á nữa; và thế lực mà từ một vài tháng nay đã ban hành lệnh cấm vận dầu hỏa đối với đảo quốc của họ, điều bây giờ đang đe dọa làm tê liệt quân đội của Nhật Hoàng.

“Trám vết nứt đập Sông Tranh chỉ là... làm cho vui”

Công Bính

Bài này được đăng trên Dân Trí, nhưng nay đã bị gỡ bỏ.

BVN

(Dân trí) - “Chuyện trám vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 như hiện nay chỉ như nhà nứt thì trám chơi cho vui thôi, chứ không có ý nghĩa trong vấn đề chống thấm đảm bảo độ an toàn cho công trình...”.

Đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy lợi, Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) khi trao đổi với PV Dân trí về sự cố thủy điện Sông Tranh 2.

Theo ông, việc nước thấm qua thân đập lâu ngày sẽ gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng công trình?

Đập bê tông đầm lăn này giống như một trái dưa hấu vỏ rất cứng, vỏ đập bê tông thượng lưu tối thiểu mác bê tông phải 250, nhưng đập Sông Tranh mác bê tông đến 300, còn trong ruột mác thấp khoảng 150-170.

21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ về đến Lý Sơn

Hiển Cừ

(thực hiện)

clip_image001

Những người cha, người mẹ, người vợ đợi chờ chồng, con trở về tại cầu cảng

 

(TNO) Vào lúc 1 giờ 30 phút sáng nay 22.4, tàu cá QNg-66074TS cùng 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giam giữ đã về cập cảng Lý Sơn (Quảng Ngãi) an toàn, trong niềm vui, hạnh phúc của người dân đất đảo.

Khi tàu cập cảng, các ngư dân bước lên bờ cũng là lúc niềm vui vỡ òa. Nước mắt mừng vui lăn dài trên khuôn mặt của những người cha, người vợ, người mẹ gặp lại chồng con sau 49 ngày đêm thấp thỏm, chờ đợi, ngóng trông.

Ông Trần Mười (63 tuổi), một lão ngư dù đã dạn dày sóng gió với hơn 40 năm bám biển cũng không kìm được xúc động. Ông nắm chặt tay con trai mình là thuyền trưởng Trần Hiền (32 tuổi), hỏi han: “Sức khỏe con thế nào? Được trở về nhà đoàn tụ với gia đình là quá hạnh phúc rồi”.

Hóa ra ông Vương Đình Huệ không đơn độc

Nguyên Ngọc

Mấy năm nay nhiều người đã rất thích thú theo rõi thường xuyên ở mục ‘Câu chuyện triết học’ trên báo Sài Gòn tiếp thị những bài viết tuyệt vời của Bùi Văn Nam Sơn.

Đấy là những bài ngắn, giản dị, hấp dẫn về những vấn đề triết học cơ bản. Đương nhiên không phải ai cũng cần trở thành nhà triết học, nhưng những hiểu biết sơ đẳng về triết học, “biết đôi chút cái mùi triết học” như có người nói, là cần cho mọi người, bởi lịch sử triết học cũng chính là lịch sử hình thành và phát triển tư duy của loài người, trong quá trình lâu dài trăn trở làm người, từ mông muội cho đến trưởng thành.

Như ai cũng biết, viết được về những vấn đề trừu tượng và cao siêu như vậy một cách dễ hiểu, lại lôi cuốn, cho mọi người, thường là những người cầm bút rất uyên bác, nắm rất vững vấn đề, đến mức có thể tung tăng đùa bỡn mà vẫn nghiêm túc, duyên dáng mà chặt chẽ, nhiều khi như nói chơi mà là sâu xa những chuyện hệ trọng nhất của cuộc đời, thậm chí là chuyện muôn thuở, và nói cho đúng cho đến nay nhân loại vẫn còn suy nghĩ và bàn bạc chưa xong. Và những chuyện đó, chừng xa xôi, lại cũng là chuyện thiết thân cho mỗi người, không chỉ trong công việc mà cả trong sống và ứng xử từng ngày… Mấy năm qua, Bùi Văn Nam Sơn đã tận tụy làm công việc đó, có thể gọi không quá đáng là một công việc khai hóa, về lâu dài là không hề nhỏ, một đóng góp quan trọng cho xã hội …

Nghịch lý trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài tại Việt Nam

Trần Văn Tùng

Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

Giáo dục từ xưa đến nay được thừa nhận là một cơ chế hiệu quả để lựa chọn nhân tài. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã áp dụng cơ chế này thông qua thi cử, lựa chọn ra các vị quan lại trong triều. Ở Việt Nam nhiều năm qua đã không như thế, nhiều người học giỏi không chắc có việc làm theo đúng chuyên môn đào tạo và sở trường của mình do đó, một bộ phận tài năng sau một quá trình được đào tạo tìm kiếm công việc ở nước ngoài. Không riêng gì ở Việt Nam, tình trạng này đã xảy ra ở nhiều nước lớn, thí dụ Liên Xô và Đông Âu trong thời kỳ chuyên chính vô sản, hoặc sau khi hệ thống XHCN sụp đổ; Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua. Nguồn nhân lực tài năng chỉ có thể phát huy được khả năng trong điều kiện công nghệ luôn thay đổi, thể chế chính trị kinh tế dân chủ và mở cửa, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ hiện đại. So sánh với một số nước trên thế giới, tất cả các khâu từ tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo và sử dụng nhân tài ở Việt Nam đều có những vấn đề cần phải thay đổi.

Tiếng cười

Hà Văn Thịnh

Lâu nay, nghe nhiều về chuyện nghị sĩ của dân có tên là Chim Yến Vàng (Hoàng Yến) gọi ông Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo là Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (!). Tôi nghĩ nói nhịu và quên khi bộ nhớ đột nhiên trục trặc e cũng là chuyện bình thường. Như tôi, luôn nhớ gần hết những sự kiện chủ chốt của lịch sử thế giới, vậy mà đôi khi nghĩ mãi không ra, chẳng nhớ nổi tên của một người… thân thiết. Thế nhưng, hôm nay, xem – nghe blog Hiệu Minh, nghe thấy TIẾNG CƯỜI của Con Chim Hoàng Yến thì thật sự phải rùng mình…

Trước hết, đó là nỗi đau nhức tận tủy, tận xương vì trước cái sai ghê gớm như thế, chim cứ hót, cứ cười mà không hề biết, không hề thấy, không chịu hiểu rằng đó là nỗi nhục nhã ê chề! Một nghị sĩ – người có đẳng cấp cao nhất của bộ máy quyền lực của một đất nước, không có quyền không biết Bộ trưởng A hay B. Thờ ơ về chính trị ư? Đó là sự xúc phạm đến lương tâm của một đại biểu dân cử. Dốt nát ư? Đó là điều đau đớn nhất cho nước nhà bởi dốt như thế mà làm nghị sĩ thì đất nước không lụi tàn, đau khổ mới là chuyện lạ.

Trung Quốc sẽ cắm 6000 bia, lắp camera trên các hòn đảo

Hồng Thủy (theo Tân Kinh báo)

clip_image002

 

Vương Tiểu Ba, chuyên viên Viện nghiên cứu Hải dương số 2 Trung Quốc

 

(GDVN) - Bất cứ hoạt động nào đối với các hòn đảo này và vùng biển phụ cận đều lập tức được ghi lại và truyền tín hiệu về sở chỉ huy.

Tờ Tân Kinh báo ngày 20/4 đưa tin, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc cắm 6000 cột mốc trên các hải đảo và hệ thống camera quan trắc trên đảo thuộc các vùng biển (mà nước này tuyên bố có chủ quyền - PV).

Ngày 19/4 chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê duyệt "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" do Cục Hải dương nước này soạn thảo. Bản quy hoạch này có hiệu lực trong thời gian 5 năm.

Lã Thái Hà, Vụ trưởng Vụ quản lý hải đảo thuộc Cục Hải dương Trung Quốc cho biết "Trung Quốc hiện có hơn 7300 hòn đảo có diện tích từ 500 m2 trở lên".

Việc cắm bia trên các đảo được Cục Hải dương triển khai từ năm 2011 và hiện đã hoàn thành 1600 bia, hiện tại Bắc Kinh đang đẩy nhanh tiến độ cắm bia trên các đảo còn lại, Vương Tiểu Ba - chuyên viên Viện nghiên cứu Hải Dương số 2 Trung Quốc cho biết.

Vì sao nông dân lên tiếng chất vấn công quyền?

Phan Tất Thành

Ai đã đẩy nông dân đến chỗ bần cùng phải lên tiếng đòi được đảm bảo rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"??

Xin thưa rằng có một phần vì các dự án chiếm đất nông nghiệp của nông dân. Ta cùng dò lại một vài số liệu để xem có đúng vậy không.

Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Có thể thấy rằng yếu tố trực tiếp và rõ nhất ảnh hưởng đến đời sống của số nông dân là đất đai, bởi vì điều này xuất phát từ thực tế hiện cả nước có 71% dân số làm nông nghiệp nhưng số hộ nghèo chiếm tới 23,4%, trong khi ở bộ phận người phi nông nghiệp chỉ có 5% hộ nghèo. Trung bình mỗi năm, người nông dân phải nhường 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%.

Sách giáo khoa mới đã giương buồm

Võ Thái

Lời giới thiệu

Trong ba anh em đồng sáng lập trang Bauxite Việt Nam, giáo sư Huệ Chi và giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng xem ra vất vả hơn nhà giáo tiểu học 81 tuổi Phạm Toàn.

Ông này nhẹ nhàng tiến bước… và trong ba năm lại đây, đã gây dựng nên một nhóm có tên Cánh Buồm. Nhóm này quyết tâm soạn lại sách giáo khoa Giáo dục phổ thông, coi đó là một công trình phản biện bằng cách tạo ra một cái mẫu (nguyên văn lời ông là “châm ngòi”) để xã hội có một mục tiêu bắt cái mẫu ấy phải lui lại phía sau lưng mình.

Cuối cùng thì bản thân một nền Giáo dục muốn “nên thân người” nhất thiết phải hiện ra bằng nhiều chương trình – nhiều bộ sách chứ không thể độc diễn như lâu nay – một cung cách làm ăn dẫn đến những lời kêu gọi xà xã bất lực giảm tải… giảm tải nữa… giảm tải sâu…

Cuối cùng thì xã hội cũng có quyền mừng vui, vì một nhóm thiện nguyện chỉ có sự hỗ trợ tinh thần của Quỹ Phan Châu Trinh (“quỹ” nhưng không cấp tiền) và nhà xuất bản Tri thức, không tiêu một cắc công quỹ, nhưng đã làm ra những sản phẩm cụ thể.

Giá trị của các sản phẩm đó tới đâu? Nhà giáo Phạm Toàn - Nhóm trưởng Cánh Buồm giải thích: “Nếu thấy sách của Cánh Buồm tốt thì dùng thử đi – thấy nó chưa tốt thì cùng nhau chữa cho tốt lên – thấy nó tồi quá thì làm ra cái khác tốt hơn nó… Hết sức đơn giản!”.

Bauxite Việt Nam

Cử tri bị oan

Bá Tân

Đúng như tác giả bài báo “Cử tri bị oan” dự đoán về số phận của Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến là sẽ “đứt gánh giữa đường”, vì nếu không có gì thay đổi thì Quốc hội sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến vào phiên họp toàn thể diễn ra vào ngày 21 tháng 5 tới, khi các sự thực được phơi bày đã đủ minh chứng cho dự đoán ấy.

Bỏ qua những lời chia buồn và động viên hơi buồn cười của tác giả Bá Tân với bà Hoàng Yến, người phụ nữ giàu vào loại nhất Việt Nam, bài báo nêu được một sự thực cần thiết, đó là quy trình bàu cử rất hình thức ở Việt Nam: “Khi đi bầu cử, số đông cử tri ở trong tình trạng chỉ biết loáng thoáng về người được chọn lựa” , “Đưa 3 bầu 2. Cử tri chỉ được giơ lên đặt xuống trong số đó”, có Hội đồng bầu cử gọi là để giám sát nhưng xảy ra sai phạm thì lại “đổ vấy” cho cử tri. Vẻ bề ngoài thì Dân đã “làm chủ”, dân bầu ra thì đại biểu ấy là “của dân, do dân”. Kỳ thực mọi việc đã được sắp xếp hết rồi, dân trong tình trạng tù mù có được quyết định gì đâu, vì thế bảo trách nhiệm do dân bầu ra thì oan cho dân quá!

Nếu thực sự có tự do tranh cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội của các tổ chức dân sự… thì sự bầu cử của dân mới thực sự có ý nghĩa. Vì thế nhà báo Hoa Kỳ Fareed Zakaria mới cảnh báo rằng nếu chưa có những quyền Tự do căn bản thì những hình thức Dân chủ biểu kiến rất dễ trở thành Dân chủ giả vờ.

Ngoài ra, vụ bê bối của bà Đại biểu Quốc hội trúng 100% số phiếu Đặng Thị Hoàng Yến có nhân vật cỡ bự nào “chống lưng” hay không cũng là đề tài mà dư luận quan tâm, trước hết vì nó là sự cụ thể hóa rất sinh động “Nghị quyết 4” để Đảng tự soi lại mình, và qua vụ này vụ khác mà kiểm tra lẫn nhau về sự trong sạch, cũng là điều tốt chung cho xã hội.

Bauxite Việt Nam

Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc (phần 1)

1946 – 1949: nội chiến

Johannes Schneider

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử "Trung Quốc của Mao Trạch Đông" do GEO EPOCHE xuất bản

clip_image002Người Quốc gia và người Cộng sản tranh giành quyền lực từ năm 1927 – chỉ lần người Nhật tiến vào là đã có thể bắt buộc họ liên kết lại với nhau. Sau Đệ nhị thế chiến, mối kình địch của các địch thủ ngày xưa lại bùng nổ ra.

Trước khi bay đến thành phố của kẻ tử thù Tưởng Giới Thạch của mình, Mao đứng cho chụp ảnh, ông ấy cười mỉm: người lãnh tụ của ĐCS Trung Quốc cố che đậy sự sợ hãi của mình.

Mao đã ngần ngừ cả một thời gian dài, đã từ chối lời mời của Tưởng Giới Thạch, thế nhưng cuối cùng, sau bức điện tín thứ ba, ông ấy cũng nhượng bộ và nhận lời.

"Người em của anh đang chuẩn bị để đến càng sớm càng tốt", ông ấy trả lời Tưởng với sự lịch sự truyền thống ở Viễn Đông. Ông phải bay về Trùng Khánh – vào trung tâm quyền lực của Quốc Dân Đảng của Tưởng.

Ai đã tạo ra những “sản phẩm” như thế này?

Lê Hiền Đức

Ngày 18/4/2012, tại phòng tiếp dân của Thanh tra Chính phủ.

Một cô gái trẻ chừng 20 tuổi ngồi cạnh một nữ cán bộ tiếp dân. Cô ngồi rung đùi trông rất phản cảm.

Bỗng tôi giật mình bới câu nói của cô gái trẻ. Chẳng phải vì cô nói to làm tôi giật mình mà là vì cách dùng từ ngữ để chỉ những người nông dân lam lũ nhưng đáng tuổi ông bà, cha mẹ cô. Cô bảo người nữ cán bộ tiếp dân:

-    Chị ơi, bọn Phú Túc chúng nó về hết từ trưa rồi.

Tôi hiểu, “bọn Phú Túc” ở đây là những người nông dân xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên kéo đến Thanh tra Chính phủ nộp đơn kêu cứu.

Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines

Nguyễn Chính Tâm

clip_image002

Người Philippines sống tại khu Makati (thủ đô Manila) biểu tình yêu cầu Trung Quốc rút tàu chiến khỏi bãi cạn Scarborough trên biển Đông. Ảnh: Reuters

 

SGTT.VN - Tranh chấp ở Biển Đông những ngày gần đây lại nóng lên với việc tàu hải quân Philippines đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền – bãi cạn Scarborough – và việc tàu nghiên cứu Sarangani của Philippines bị các tàu và máy bay Trung Quốc “quấy rối” cũng tại khu vực này.

Cùng là thành viên trong ASEAN, cùng là hai nước nhỏ hơn, và cùng chịu sức ép cán cân quyền lực chênh lệch với Trung Quốc, nhưng trong bài toán phối hợp – liên kết giữa Việt Nam – Philippines về vấn đề giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, Việt Nam luôn phải đứng trước một tình thế nan giải.

Một mặt, nếu Manila hoà hoãn và tiến hành hợp tác với Bắc Kinh theo con đường song phương, Việt Nam có khả năng bị ép vào thế “chuyện đã rồi”, khi quyền và khu vực khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp đã được hai nước thông qua, dẫn đến nguy cơ trở thành người đến sau “trâu chậm uống nước đục”. Gần đây nhất là vào năm 2004, việc Philippines đồng ý ký kết một thoả thuận với Bắc Kinh để cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa, đã khiến Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận tham gia “Thoả thuận ba bên về hợp tác nghiên cứu hải dương một số khu vực của biển Nam Trung Hoa” (JMSU). JMSU kéo dài gần ba năm, sau đó tuy không được Chính phủ Manila gia hạn tiếp, nhưng cũng là một chỉ dấu cho thấy sự không nhất quán trong lập trường liên minh của khối các nước ASEAN.

Trung Quốc “nói một đàng làm một nẻo”

Thanh Quang, phóng viên RFA

CHINA-POLITICS-CONGRESS-NPC  

AFP PHOTO Toàn cảnh Đại lễ đường nhân dân trong quá trình bỏ phiếu vào ngày cuối cùng của Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.

 

Trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp tục gây nhiều chú ý khi Bắc Kinh “nói một đàng làm một nẻo” khiến các tiểu quốc trong khu vực – và cả Hoa Kỳ - quan ngại.

Chi tiêu quân sự nhiều nhất

Bài báo tựa đề tạm hiểu là “Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc” được tạp chí The Economist phổ biến mới đây mở đầu rằng cho dù Trung Quốc thường nhấn mạnh tới ý tưởng trỗi dậy trong chiều hướng hòa bình như thế nào đi chăng nữa, nhưng tốc độ và bản chất hiện đại hoá quân đội Hoa Lục chắc chắn gây báo động.

Trả lời vòng vo báo giới mới đây khi được hỏi lý do Hoa Lục gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, phát ngôn viên Quốc Hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh nói rằng Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi con đường phát triển hòa bình cùng chính sách quốc phòng mang bản chất hòa bình.

Vọng niệm 3: Ngày 30 – 4 nghĩ về… những “bàn tay rô bốt”

Nhà báo Nguyễn Thượng Long

clip_image002

- Khánh Ly: Sống ở đời cần nhất điều gì ?

- TCS: Cần có một tấm lòng.

- Khánh Ly: Để làm gì?

- TCS: Để gió mang đi.

Trong việc đề cập đến những cái chết của người dân Việt trong cuộc nội chiến tương tàn 1954 – 1975 vừa qua, thật hiếm có một tác phẩm âm nhạc nào có thể sánh được với ca khúc có tựa đề “Tình Ca của Người Mất Trí” sáng tác của nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn. Những cái chết của người dân Việt thật là thảm thương, những kiểu chết thật là đa dạng, những địa điểm chết cũng thật bất ngờ… tất cả được thể hiện một cách tài tình trên một nền âm thanh đẹp và buồn đến thảm thiết, đã làm nên sự bất tử cho ca khúc này và góp phần đặt tác giả của nó vào vị trí của một trong ba đỉnh núi cao nhất trong làng tân nhạc Việt Nam hiện đại.

Cấp cứu cho ngành sư phạm

Nhà văn Nguyên Ngọc: Căn nguyên từ triết lý giáo dục

clip_image001Nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh (ảnh) - cho rằng, căn nguyên của việc thí sinh quay lưng với ngành sư phạm không chỉ ở chính sách mà còn bắt nguồn từ triết lý giáo dục. ông nói:

Trong ngành giáo dục, vai trò của người thầy rất quan trọng. Hơn nửa thế kỷ trước, chúng ta đã từng có những trường ĐH với các tên tuổi sáng chói, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Chính những người thầy này đã đào tạo ra các trí thức nổi tiếng như Cao Xuân Hạo, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng... đã để lại nhiều công trình học thuật giá trị. Nhưng rồi sau đó, trình độ của nguời thầy cứ xuống dần bởi các nguyên nhân xã hội, tư tuởng... khiến ngành giáo dục ngày một xuống cấp và bây giờ là bị lạnh nhạt. 

Thưa ông, làm sao để nâng cấp trình độ của nguời thầy, khi những con số thống kê cho thấy ngành sư phạm không phải là một ngành học thu hút?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn