42 công dân đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2012
Kính gửi: Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(v/v: Đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, mưu toan xâm chiếm vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông)

Sao ta lại quá giống người ta?


Bùi Văn Bồng
Trang Bauxite Việt Nam mới đăng bài “Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân” của tác giả Elizabeth C. Economy (nhà nghiên cứu thâm niên thuộc Chương trình C.V. Starr và là giám đốc Ban Nghiên cứu châu Á tại trung tâm nghiên cứu chính sách Council on Foreign Relations tại Hoa Kỳ), bản dịch của Trần Ngọc Cư.
Bài viết mở đầu bằng câu: “Quyền lực đã bắt đầu đến tay người dân Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của TQ đang hội họp tại Bắc Đới Hà để đúc kết việc lựa chọn ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ còn bị ám ảnh bởi một giai cấp chính trị khác ngày càng có sức mạnh – đó là người dân TQ”.

Từ người hùng đến bần cùng

clip_image001Đảng Cộng sản vẫn kiên định với lập trường của mình và nền kinh tế thì dậm chân tại chỗ.
Giữa dòng xe cộ nhộn nhịp và buôn bán ồn ào của thủ đô Việt Nam, vô số các băng rôn cổ vũ người dân "Mừng Đảng, Mừng Xuân". Nhưng hiện nay, người Hà Nội chẳng có gì để mừng. Cách đây chưa lâu lắm, Việt nam là một hình ảnh đẹp cho các nước đang phát triển. Bây giờ thì lại mang bộ dạng của một đất nước tụt hậu tồi tệ.

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: từ nhận thức đến hành động

Lê Anh Hùng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” mà nội dung của nó hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi thất vọng.

Trong bản đề án này, DNNN vẫn được xác định là “làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”. Xuất phát từ việc xác định vai trò và chức năng của khu vực DNNN như thế nên theo nội dung của đề án, số lượng DN 100% vốn Nhà nước hiện có sẽ được cổ phần hoá mà qua đó Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ dưới 50% hoặc không giữ cổ phần là không đáng kể. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp làm ăn bết bát, “tái cơ cấu” còn là một cơ hội vô cùng thuận lợi để được Nhà nước tiếp tục “hà hơi, tiếp sức” bằng những đồng tiền thuế xương máu của nhân dân: “Đối với những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang có khó khăn về tài chính, một mặt cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, mặt khác cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn cho tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án…”.

Trung Quốc đã học được gì từ sự sụp đổ của Liên Xô

(Tại sao tiến trình đánh giá trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô vẫn còn là đề tài nóng bỏng ở Bắc Kinh)

A. Greer Meisels, The Diplomat, ngày 27 tháng Bảy 2012

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002Trong một bài diễn văn đọc ngày 24 tháng Bảy 2012, Chủ tịch Trung Quốc (TQ), ông Hồ Cẩm Đào, kêu gọi cả nước phải “kiên quyết” thực hiện chính sách cải tổ và cởi mở đồng thời chống lại tình trạng cứng ngắc và bế tắc. Bài diễn văn này theo sau những lời kêu gọi khác đòi tiếp tục tiến trình cải tổ tại TQ (trong đó lời kêu gọi của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là đáng chú ý nhất).

Tại sao lại có sự ầm ĩ ngày càng gia tăng này?

Trung Quốc đang chuẩn bị cho một trong những giai đoạn chuyển tiếp quyền lãnh đạo mang tính lịch sử mà điểm cao là Đại hội Đảng 18 vào mùa Thu này. Việc này nêu ra câu hỏi, sự chuyển tiếp ấy sẽ ảnh hưởng hướng đi tương lai của TQ, kinh tế TQ, và nhân dân TQ như thế nào?

Uy thế của giới lãnh đạo thuộc thế hệ “thứ năm” đang lên này của TQ thúc đẩy tôi suy ngẫm về một đề tài là sức bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bất chấp mọi biến cố, ĐCSTQ vẫn còn chèo chống để nắm quyền cai trị, và tôi dám nói rằng đảng này đã phát triển mạnh, mặc dù nhiều đảng cộng sản anh em cuối cùng đã bị chôn vùi trong thùng rác của lịch sử (the dustbin of history). Thật vậy ngày nay (nếu không kể CHNDTH), chỉ còn võn vẹn bốn chế độ cộng sản – đó là Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, và Cuba.

Nhưng không phải mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái” đối với ĐCSTQ… hãy còn lâu! Một trong những câu kinh nhật tụng của Đảng là nó coi sự ổn định chính trị có giá trị cao hơn mọi thứ khác và ra sức xây dựng một xã hội hài hòa, mặc dù những số liệu thống kê chính thức và không chính thức tiếp tục cho thấy các cuộc biểu tình bên trong TQ đã tăng lên theo cấp số nhân. Điều này tiếp tục nêu ra những câu hỏi liên quan đến tiền đồ của ĐCSTQ trong các đề tài thảo luận về tương lai của TQ.

Nhật Bản: cuộc cách mạng hoa tú cầu

Dương Thạch (lược thuật)

Gần một năm rưỡi sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima, dân chúng Nhật vẫn uất ức trước thái độ của chính phủ Nhật và các đại công ty năng lượng hạt nhân. Khi chính phủ Nhật của Thủ tướng Noda cho hai nhà máy điện hạt nhân của công ty KEPCO (Kansai Electric Power) ở tỉnh Oi hoạt động trở lại thì tiếng nói phản đối của dân chúng Nhật càng ngày càng lớn. Gần hai trăm ngàn người Nhật từ khắp nơi trên xứ Phù Tang đã đổ về thủ đô Tokyo để biểu tình đòi hỏi từ bỏ điện hạt nhân.

clip_image001

Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân

Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân

Elizabeth C. Economy, Council on Foreign Relations, 26 tháng Bảy 2012

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001[1]

Nhân viên cứu hộ và người dân đứng cạnh chiếc xe bị mắc kẹt đang được kéo khỏi một đường phố bị ngập nước bên dưới cầu vượt Quảng Cừ Môn trong cơn mưa to ở Bắc Kinh ngày 21 tháng Bảy, 2012. (Joe Chan / Courtesy Reuters)

Quyền lực đã bắt đầu đến tay người dân Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của TQ đang hội họp tại Bắc Đới Hà để đúc kết việc lựa chọn ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ còn bị ám ảnh bởi một giai cấp chính trị khác ngày càng có sức mạnh – đó là người dân TQ. Từ Bắc Kinh đến Giang Tô đến Quảng Đông, công dân TQ đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe trên Internet và hành động của họ được cảm nhận trên đường phố. Chẳng hạn trong vụ ngập nước khủng khiếp tại Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Cho đến thời điểm này, theo ước tính của chính quyền địa phương, vụ ngập nước này đã gây ra 1,88 tỉ đôla thiệt hại, khiến 65.000 cư dân phải sơ tán và 77 người thiệt mạng. Chính quyền địa phương rõ ràng thiếu chuẩn bị: hệ thống báo động trước không hoạt động; tin tức cho biết nhân viên cảnh sát bận viết giấy phạt cho các xe cộ bị bỏ lại trên đường hơn là giúp đỡ người dân đang cần cứu hộ; và công nhân tại các trạm thu lộ phí vẫn tiếp tục thu tiền khi dân chúng hốt hoảng cố thoát con nước đang dâng cao. Sự chỉ trích của người dân đối với cách thức chính phủ đối phó cuộc khủng hoảng này vẫn tiếp diễn không khoan nhượng, và ngay cả tờ Hoàn cầu Thời báo của Nhà nước cũng nói rằng uy tín của chính phủ bị thiệt hại vì đã đáp ứng yếu ớt trước sự mong đợi của dân chúng.

Tin tức khủng hoảng hạt nhân Fukushima cập nhật từ ngày 20 đến 23 tháng 07 năm 2012

Christine McCann, Greenpeace 24/7/2012

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng biên tập và giới thiệu

Đây là bản tin gần nhất của kể từ cuộc khủng hoảng diễn ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.

Chính phủ điều tra thảm họa hạt nhân Fukushima

Ủy ban điều tra tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, một Ủy Ban được Chính phủ bổ nhiệm đặc trách điều tra nguyên nhân của thảm họa hạt nhân Fukushima, công bố báo cáo cuối cùng của họ vào ngày 24/7/2012, nhưng kêu gọi Chính phủ cho phép họ được tiếp tục điều tra. Các chuyên gia nói rằng tất cả các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đã không được phát hiện, bởi vì mức độ nhiễm xạ liên tục gây tử vong cao tại các lò phản ứng đã ngăn cản cuộc điều tra một cách sâu sát. Ngoài ra, Ủy ban còn thúc giục Chính phủ xác định lý do tại sao hơn 600 người đã chết trong quá trình sơ tán kéo dài.

Nhật Bản: Biểu tình lớn ở Tokyo đòi bỏ điện hạt nhân

Đức Tâm

Hôm nay, 29/7/2012, AFP ghi nhận là hàng ngàn người Nhật Bản đã tập hợp ở thủ đô Tokyo, để biểu tình đòi chính phủ từ bỏ điện hạt nhân. Những người biểu tình nối tay nhau, lập thành một hàng rào xung quanh trụ sở Nghị viện Nhật Bản.

clip_image001

Biểu tình chống điện hạt nhân tại Tokyo, 16/07/2012. REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Những người không yêu nước mình

Nguyễn Thế Thịnh

Hôm qua, tôi nhận được lời nhắc từ những người làm tư tưởng vốn ở chỗ quen biết, rằng, cái “phố Tàu” ở Hà Tĩnh là các công ty Trung Quốc đầu tư vào VN, không nên xoi mói, bới lông tìm vết theo kiểu bài Hoa (Vì sáng qua báo tôi - Thanh Niên - có đăng bài “Phố Tàu” ở Hà Tĩnh).

Tôi ngạc nhiên lắm, nghĩ, đầu tư nước ngoài hay đầu tư ngoài hành tinh vào VN thì cũng phải tuân theo luật pháp VN, ở thì phải đăng ký, lao động thì không thể sử dụng hộ chiếu du lịch, bảng hiệu thì phải dùng chữ Việt (chữ TQ phải nhỏ hơn), xe máy thì không được chở ba, lấy vợ người Việt thì phải đăng ký… Chứ sao họ muốn làm chi ta cũng phải im lặng mà nín nhịn? Cách nhắc nhở trên tôi không phục, và nghĩ, nếu “ông tư tưởng” ra Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mà xem, mà nghe người dân ca thán, chắc hẳn ông đã không có những lời nhắc vô cảm trên.

Khôn khéo gì cũng không bằng lòng tự trọng dân tộc

Trần Kinh Nghị

clip_image001

Tối qua  xem chương trình mít tinh nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân GPNDTQ thấy sống mũi cay như đang ăn ớt kim uống rượu Mao Đài.

Vẫn biết khôn khéo, mềm mỏng là quốc sách... Nhưng lần này khó mà nuốt được chén rượu đắng này quá! Ngoài kia tàu QGPNDTQ đang hộ vệ hàng đàn tàu cá của bọn "ngư phủ" trá hình ngang nghiên  và trắng trợn xâm phạm sâu trong vùng biển của ta suốt từ Bắc chí Nam cả ngày lẫn đêm không chỉ để đánh bắt cá mà còn bắt, cướp tàu, hành hạ dân chài của ta. Chúng còn nhảy vào giữa sân nhà ta rao bán 9 lô dầu khí đồng thời thành lập "Thành phố biển Tam Sa" nữa chứ! Chưa hết, hiện tại hàng đàn tàu chiến máy bay và lính thủy đánh bộ của QGPNDTQ  đang chuẩn bị "tập trận" tại Trường Sa chưa biết sẽ giở trò gì (?). Nghĩa là Quân GPNDTQ đang áp sát cửa nhà của ta rồi đó!

Mỹ nghi ngờ có nội gián trong vụ tập đoàn Trung Quốc mua công ty Nexen

Đức Tâm

AFP ngày hôm qua 28/7/2012, đưa tin, chính quyền Mỹ đã đệ đơn kiện vụ vụ Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc – CNOOC, mua công ty sản xuất dầu khí Canada Nexen, vì nghi ngờ có «thông tin nội gián».

clip_image001

Một cơ sở khai thác dầu cát của công ty Nexen tại Fort McMurray, Alberta, miền tây nam Canada. REUTERS

Không chỉ là chuyện cá nhân hai nhà báo

Đào Tuấn

clip_image001

Tự do báo chí, suy cho cùng, trước hết phải ở việc các nhà báo không bị cản trở khi tiếp cận thông tin. Hoặc giản dị hơn, những kẻ cản trở, dưới bất cứ hình thức nào, phải bị xử lý nghiêm minh.

Thông tin “không khởi tố vụ án hình sự” đối với vụ 2 phóng viên VOV bị hành hung dã man đã được Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên chính thức xác nhận. Trả lời Tuổi Trẻ, Đại tá Nguyễn Văn Minh lý giải là vì “Không cần thiết”. Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hưng Yên Dương Văn Cảnh sau đó giải thích: 2 nhà báo đã đề nghị không giám định thương tật, trong khi với tội danh “cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác”, phải có kết quả giám định để xem xét có thể khởi tố vụ án hình sự được hay không.

Phải khẳng định dư luận hoàn toàn không bất ngờ với hướng xử lý vụ việc của Hưng Yên. Tuy nhiên, sau khi có thông tin chính thức, một câu hỏi cay đắng không thể không đặt ra “Liệu các nhà báo phải bị đánh đến như thế nào? Hay phải tử vong tại chỗ?” thì vụ án hình sự mới được khởi tố. Việc một vụ án quá rõ ràng, có đầy đủ nhân chứng, vật chứng và gây công phẫn xã hội xử lý theo kiểu “mưa to như mưa nhỏ”, sẽ tạo ra một “tiền lệ Hưng Yên” cực kỳ nguy hiểm cho phép những nhân viên công vụ trong chính quyền thoát tội miễn đòn hội đồng không gây thương tích “đến 11% sức khỏe”, hoặc vì sức ép nào đó, nạn nhân từ chối giám định, đề nghị không khởi tố vụ án.

Trung Quốc với Đông Nam Á

Thiện Tùng

1 - Đôi điều về Trung Quốc (TQ )

Cần gì học giả, học vẹt như tôi cũng nhận ra mộng bá đồ vương của Trung Quốc.

Họ đưa ra truyền thuyết, đất nước họ có bà Nữ Oa, người phụ nữ đầu tiên, là mẹ của nhân loại. Bà Oa có năng lực “Đội đá vá Trời”.

Nước thì nước Trung Hoa hay Trung Quốc – nghĩa là đẹp rực rỡ ở giữa thiên hạ hay nước nằm ở trung tâm thiên hạ, nếu không giữa Trái Đất thì cũng giữa Châu Á, là nguồn cội của mọi cội nguồn .

Họ rao giảng một ý tưởng hoang đường: Ngọc hoàng Thượng đế có sứ mạng cai quản Thiên thượng, còn Thiên triều Trung Hoa có sứ mạng cai quản Thiên hạ – Họ nói Tạo hóa đã ban vậy.

Tình hình Biển Đông: Ngày càng trở nên tồi tệ?

Joshua Kurlantzick, Council on Foreign Relations

Trần Ngọc Cư dịch

Những căng thẳng trên Biển Đông đã lên tới đỉnh cao tiếp theo sau sự thất bại thảm hại của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Phnom Penh – ít ra so với tình hình trong hai năm nay. Tổng thư ký Surin Pitsuwan, một người lạc quan bất tận, đã nhìn nhận rằng hội nghị thượng đỉnh này là một thất bại “chưa từng thấy” trong lịch sử ASEAN, và vị Ngoại trưởng Indonesia này đã tranh thủ làm trung gian hoà giải các căng thẳnggiữa các thành viên ASEAN để chúng khỏi bùng nổ thêm một lần nữa. Gần như đồng thời với các nỗ lực của ông, một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc (TQ) lại mắc cạn trong một vùng tranh chấp trên Biển Đông, làm gia tăng những hoài nghi trong khu vực rằng Bắc Kinh đang ra sức củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trên toàn Biển Đông.

Như đã chứng tỏ trong 3 năm qua, chính quyền Obama đã có một lập trường thận trọng nhưng cứng rắn về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và đường lối phân xử các tranh chấp. Mặc dù nhìn nhận rằng Hoa Kỳ không có bất cứ tuyên bố chủ quyền nào trên Biển Đông, chính quyền Obama đã lớn tiếng bênh vực các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền, thậm chí còn nói rằng tự do lưu thông hàng hải và một giải pháp cho các tranh chấp chủ quyền được tất cả các nước chấp nhận là một “lợi ích quốc gia” của Mỹ.

Vietnam bỏ mặc nhân viên ngoại giao của họ chết?

Thuc Quyen Nguyen

Từ rất lâu rồi, từ khi khối XHCN còn cường thịnh, dư luận đã lan truyền rằng, cán bộ và nhân viên sứ quán Việt Nam ở bất cứ nước nào cũng đều có một thái độ và cách hành xử giống nhau: luôn luôn coi rẻ người Việt sống tại nước mà mình là đại điện cho Nhà nước Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của họ. Đối với những người này, mọi quan hệ gần như chỉ là “tiền trao cháo múc”, ngoài ra mọi thứ tình cảm: dân tộc, đồng bào... chỉ là đồ xa xỉ. Những ai đã gặp phải hoàn cảnh trớ trêu cần sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên Đại sứ quán nơi mình tạm cư trú hoặc học hành, công tác, đều đã có kinh nghiệm xương máu này.

Mới gần đây thôi, việc một quan chức Đại sứ quán VN ở Nga trả lời công luận rằng Đại sứ quán “bó tay” trước những lời kêu cứu của một số người Việt bị đánh lừa sang Nga và hiện đang bị hành hạ như nô lệ ở Nga bởi một vài tổ chức lao động nào đấy tại Nga, đã làm cho rất nhiều bạn đọc công phẫn.

Những tưởng họ chỉ đối xử “người dưng nước lã” với nhân dân mà thôi, nào ngờ ngay chính nhân viên trong Đại sứ quán khi gặp cảnh hiểm nghèo cũng chịu một thân phận... bị bỏ rơi không thương tiếc. Ôi chao! Thế mới biết những điều người ta dạy dỗ trẻ em từ tấm bé “Bầu ơi thương lấy bí cùng...” đều chỉ là chuyện hão.

Xin mời bạn đọc xem tin dưới đây, do một cộng tác viên từ Cộng hòa liên bang Đức gửi về.

Bauxite Việt Nam

Căn cứ mới của Trung Quốc gây thêm căng thẳng ở Biển Đông

Scott Stearns

Việc Trung Quốc bố trí binh lính trên một hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông đã làm gia tăng mối lo ngại về việc xảy ra một vụ đối đầu quân sự trong khu vực có những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

clip_image002

Thành phố Tam Sa được thiết lập trên một hòn đảo mà Việt Nam và Đài Loan cùng tuyên bố có chủ quyền

Những ngòi thuốc súng trên sóng Thái Bình

Việt-Long, RFA

Trong lúc tình trạng căng thẳng gia tăng ở biển Nam Trung Hoa, một mảnh đảo cỏn con ở Nam Thái Bình Dương đã trở thành điểm trắc nghiệm mới nhất cho chính sách ngoại giao của một cường quốc mới nổi trong khu vực nhắm vào các nước láng giềng.

clip_image001

Bản đồ Hoàng Sa của Việt Nam. Vietnam website photo

Phát biểu của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino về Bãi cạn Scarborough

Trần Ngọc Cư

Trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, báo chí quốc tế mô tả Việt Nam và Philippines đang căng thẳng đối đầu với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Có lẽ vì một sự khôn ngoan riêng cho bản thân hay cho đảng chính trị của mình, gần như không một lãnh đạo chóp bu Việt Nam nào chịu thẳng thắn trình bày vấn đề chủ quyền đất nước với toàn dân, một thực thể thường được các chú Công an Nhân dân trấn an trong các cuộc đàn áp biểu tình chống TQ, rằng “đã có Đảng và Nhà nước lo”. Trái với sự khôn ngoan của lãnh đạo Việt Nam, trong bài Diễn văn về Tình hình Quốc gia năm 2012, Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino đã trình bày cuộc đối đầu tại Bãi cạn Scarborough với Trung Quốc bằng những đoạn dưới đây, biểu hiện sự khác biệt rõ nét về phong cách lãnh đạo dưới các hệ thống chính trị khác nhau.

Trích đoạn bài Diễn văn ngày 23-7-2012 của Tổng thống Aquino:

Dịch ra tiếng Việt:

«Tam Sa» có phải chỉ để hù dọa không?

Thụy Nguyễn

Vì Trung Quốc chưa có công nghệ cũng như chưa có kỹ thuật để khoan và khai thác dầu khí ở biển sâu nên vừa qua có một số quan điểm cho rằng các công bố liên quan đến việc thành lập thành phố mới Tam Sa ở Biển đông chỉ là cái "vỏ rỗng" để hù dọa và dằn mặt sau khi Quốc hội Việt Nam ra luật về Hoàng Sa, Trường Sa. Thực tế, dự án này là bước đầu của một kế hoạch đã được suy tính chính chắn từ trước. Xin xem 2 tin sau để thấy những bước có tính cách chiến lược của TQ: Tình hình có thể chuyển biến rất nhanh và sợ là VN sẽ không trở tay kịp vì ngày nay khi có tiền thì sự phát triển công nghệ hay kỹ thuật mà TQ còn đang còn thiếu sót, có thể là sẽ không mất nhiều thời gian, "vì có thể mua được".

Thực vậy, cách đây hai ngày, báo chí bên Canada có loan tin là công ty Sinopec (tức China Petroleum & Chemical Corporation Limited của TQ) vừa mua 49% cổ phần của công ty Talisman Energy của Canada chuyên về khoan và khai thác dầu khí ở biển sâu phía Bắc với giá 1,5 tỷ USD.

Gặp tướng Việt Nam 96 tuổi từng thách thức Trung Quốc đưa bằng chứng

Hồng Chính Quang thực hiện

 

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

 

(GDVN) – “Hành động nước lớn bá quyền không được lòng thế giới khiến cho thế giới thấy rằng Trung Quốc là một nước hung hăng. Đó chỉ là thủ đoạn của một kẻ côn đồ cậy mạnh bắt nạt nước nhỏ”.

LTS – Dù đã bước sang tuổi 96 nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn vô cùng mẫn tiệp. Là người có thâm niên 13 năm làm Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc ở thời điểm nhạy cảm nhất (1974 - 1989), Tướng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. 

"Tôi từng thách phía Trung Quốc đưa ra bằng chứng về Trường Sa, Hoàng Sa"

PV: Thời gian vừa qua, phía Trung Quốc liên tục có các hành vi gây căng thẳng tại Biển Đông. Là người từng có nhiều năm giữ cương vị đại sứ Việt Nam tại quốc gia này, ông đã từng "đương đầu" trực tiếp với tham vọng bá quyền như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi đã từng thách người có trách nhiệm tại Trung Quốc đưa ra được những cứ liệu lịch sử có giá trị chứng minh chủ quyền của họ tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Họ cứ luôn to mồm rằng Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của họ, là không thể tranh cãi, chung chung là họ phát hiện ra và đặt tên. Nhưng theo luật pháp quốc tế, việc phát hiện và đặt tên đều không phải là sở hữu vì sở hữu phải có sự quản lý, có dân sinh sống tại đó. Cũng vì lẽ đó mà họ luôn trốn tránh và không bao giờ muốn đưa ra quốc tế hóa các vấn đề này.

Anh Ba, anh Tư ơi, hu hu…

Nguyễn Quang Lập

clip_image001Hôm nay, ngày 26/7, báo Việt Nam+ đã đưa tin: “Nhật sẽ “đáp trả mạnh mẽ” việc xâm phạm lãnh hải” (Tại đây): “Chiều 26/7, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố sẽ “đáp trả mạnh mẽ” kể cả việc sử dụng đến lực lượng phòng vệ, trước các hành vi xâm phạm lãnh hải nước này. Tại phiên họp của Hạ viện, ông Noda khẳng định: “Trong trường hợp xuất hiện những hành vi phạm pháp do các nước xung quanh gây ra tại khu vực lãnh hải của Nhật Bản, trong đó có quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), Chính phủ Nhật Bản sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ bao gồm cả việc sử dụng lực lượng phòng vệ (SDF) nếu cần.”

Trước đó, ngày 23/7, báo Dân Trí đưa tin: “Tổng thống Philippines kêu gọi người dân đoàn kết trước Trung Quốc” (tại đây): “Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay đã kêu gọi toàn thể người dân Philippines đoàn kết để gửi một thông điệp tới Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, khẳng định rằng đất nước ông sẽ không lùi bước trước người láng giềng khổng lồ.”

Võ khí kinh tế

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120725

Những sợi thòng lọng bọc nhung 

CHINA-ECONOMY-BANK

* AFP photo - Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chụp hôm 29/6/2012, ảnh minh họa *

Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ “môi răng” giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh

Khách quan mà nói, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, cùng với Liên Xô, Trung Quốc giúp ta khá nhiều, nhân dân ta rất biết ơn. Sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước ta đã cử một đoàn đại biểu cấp cao do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sang cám ơn lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc. Nhưng năm 1974, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng lực lượng mạnh đánh quân đồn trú  Việt Nam Cộng hòa cướp quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, rồi tháng 2 - 1979, để tặng cho Mỹ một món quà và cứu bọn tay sai Pôn Pốt, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân xâm lăng nước ta, giết hại đồng bào ta từ người già, trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai, chiếm đất đai của ta, tàn phá triệt để các tỉnh biên giới nước ta trước khi buộc phải rút lui. Tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học” như vậy là Đặng Tiểu Bình đã tự xóa hết mọi tình nghĩa, nợ nần rồi còn gì nữa, mà gần đây báo chí Trung Quốc vẫn kể công, phê phán Việt Nam “Vong ân bội nghĩa”? Sau này để giảm tội ác xâm lược, họ gọi trẹo ra cuộc đánh phá ấy là cuộc “phản kích tự vệ”! Ai xâm lược họ mà họ phải đưa 60 vạn quân để “tự vệ”? Nhà cầm quyền Trung Quốc quả là có tài và thói quen đổi trắng thay đen, dùng từ ngữ xảo trá, bịp bợm không ai bằng!!!

Phim tài liệu “André Menras – một người Việt” đã được chiếu tại Sài Gòn

PV Bauxite Việt Nam

Sau nhiều lần trì hoãn vì “không tìm được địa điểm”, cuối cùng nhóm thân hữu và ông André Menras Hồ Cương Quyết cũng đã thực hiện được buổi chiếu “ra mắt” bộ phim tài liệu kể về “phần đời người Việt” của ông vào chiều ngày 25/7/2012 tại TP HCM.

Khoảng hơn 50 người là các đồng đội cũ, bạn bè trong và ngoài nước đã đến FaFilm Cinema số 6 Thái Văn Lung (Q 1, TP HCM) cùng chia sẻ những thước phim mang tựa đề “André Menras – một người Việt” của Hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương DSF, do đạo diễn Đào Thanh Tùng thực hiện.

Bộ phim nói về các hoạt động của ông André Menras cho Việt Nam kể từ năm 1968 tại Sài Gòn và kéo dài cho đến hôm nay trên mọi miền đất nước. Đặc biệt, gần đây nhất là các hoạt động của ông nhằm phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam. Phát biểu trước giờ trình chiếu, ông ví von rằng bộ phim đã kết nối được “tiếng sét ái tình tuổi 20” với “mối tình sống dậy ở tuổi 70” của ông với dân tộc và đất nước này. Hình ảnh treo lá cờ mặt trận trước đây với quốc kỳ xuống đường hôm nay “luôn luôn ở bên cạnh nhân dân Việt Nam, nay cũng là đồng bào của tôi, cùng chống lại hiểm họa xâm lăng”.

Ngậm đắng nuốt cay bồ hòn

Nguyễn Duy Vinh

TS Cơ khí Động học đã về hưu, đang dạy học ở Phi Châu

Tôi chưa bao giờ ngậm trái bồ hòn. Chỉ biết là quả bồ hòn rất đắng và trong cuộc sống có nhiều lúc chúng ta cũng gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, đôi khi nghiệt ngã đắng cay, ví như mình đang ngậm phải quả bồ hòn. Thường thì chúng ta không chịu ngậm suông vì vị đắng cay của bồ hòn có thể giúp chúng ta giữ được lòng kiên nhẫn và sức phấn đấu với hy vọng thay đổi tình huống, hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn. Giống như Câu Tiễn nếm mật đắng mỗi ngày để nhớ việc mất nước và luôn nghĩ đến ngày đuổi được quân thù dành lại độc lập cho quê hương. Tính kiên trì đó được coi như một sức mạnh của con người, trong đó tinh thần bất khuất, nhẫn nhục, biết chịu đựng những cay đắng tủi hờn và lòng trung kiên quyết chiến đấu để thay đổi tình thế là những đức tính cao cả của người Việt Nam.

Việc Trung Quốc (TQ) tiếp tục xâm lấn các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1974 và việc xảy ra ngày hôm qua về tin nóng TQ thành lập chính thức và cắt băng khánh thành thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa là những hành động ngang ngược, những cái tát tai làm người dân Việt Nam khắp nơi đau lòng. Dù anh có theo lề phải, lề tự do hay lề… thờ ơ, dù anh là đảng viên ĐCSVN hay là Việt kiều hải ngoại thề không đội trời chung với cộng sản VN, đã là một người Việt bình thường, anh không thể không đau lòng trước những tin tức như thế.

Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7: Hai lần cưỡng chế mấy lần đau

Đức Thành

Chúng tôi về thăm gia đình bà mẹ Việt Nam Anh hùng Hạ Thị Tý, tình cờ được biết gia đình đang chuẩn bị ngày giỗ thứ 14 cho Mẹ. Thắp nén nhang lên bàn thờ mẹ chúng tôi cầu mong dưới suối vàng linh hồn mẹ được siêu thoát. Nhưng thực lòng chúng tôi vẫn còn ngổn ngang bởi những tài sản hợp pháp của mẹ để lại chưa biết đến bao giờ mới được Đảng và Nhà nước trả lại cho gia đình mẹ…

clip_image002

Ảnh và bàn thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng Hạ Thị Tý

NHẮN PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI PHẠM THỊ HẢI CHUYỀN

Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn

Đại hội đại biểu toàn quốc Việt Nam – Trung Quốc, nhiệm kỳ V (2012 - 2017)Mấy ngày hôm nay,trên  các phương tiện thông tin đại chúng quốc doanh thông báo rất nhiều các cuộc viếng thăm,trao quà tình nghĩa của các tổ chức nhà nước,các cán bộ cao cấp của Chính phủ đối với các thương binh,gia đình liệt sĩ.Theo baodientu.chinhphu.vn thì hiện nay ở Việt Nam có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Hiện còn 1,47 triệu đối tượng người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước với mức trợ cấp được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội.Hẳn rằng những ví dụ điển hình mà người ta thấy được trên màn ảnh nhỏ hay trên các bài báo chỉ chiếm tỉ lệ vô cùng ít so với thực tế.Số tiền và quà trao cho họ trong mỗi dịp kỉ niệm 27-7 cũng như số tiền trợ cấp hàng tháng cho họ là rất lớn.Nếu lo được đủ cho mọi người có công như vậy,nhà nước phải làm việc rất  vất vả và đáng kính trọng.

Hơn thế nữa,ngày 10-7-2012,trong Đại hội đại biểu toàn quốc - Nhớ ơn Trung Quốc,Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố: “sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này…”.Nếu không kể những người Trung Quốc đã tham chiến chiếm Hoàng Sa,một số đảo của Trường Sa,cũng như chiến tranh biên giới Việt-Trung từ 1979 hoặc đang xâm lấn biển Đông thì số người Trung Quốc kể từ ngày đánh Pháp,đuổi Nhật đến năm 1979 mà Việt Nam cần phải “tri ân” là rất lớn và khó mà tìm được đầy đủ.

Đế quốc Trung Hoa đã xâm lược nước ta bằng những thủ đoạn tinh vi nhất

Thái Bình

Những thủ đoạn xâm lược của đế quốc Trung Hoa rất thâm hiểm và đa dạng, điểm lịch sử mấy chục năm qua, ta thấy rõ âm mưu, hành động và bước đi của họ.

1. Trên đất liền:

– Biên giới hiện nay không đúng với biên giới thời Pháp - Thanh.

– Năm 1979 Trung Cộng đưa hàng chục vạn quân tiến hành chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, gây biết bao tội ác, giết hại đồng bào ta, phá hoại rất nhiều tài sản của dân ta tại những nơi bọn chúng chiếm đóng.

Anti-China?

TS. Phạm Gia Minh

clip_image001

Trong các cuộc tuần hành hòa bình mang tính tự phát, thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo diễn ra hiện nay ở Hà Nội và nhiều thành phố khác, nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đã có dịp cảm nhận một cách sinh động truyền thống yêu nước vốn luôn thường trực trong huyết quản con người Việt Nam mỗi khi sơn hà gặp nguy biến.

Chết vì tay Trung Quốc: “Sát thủ” hacker đỏ

Đoan Trang

Trung Quốc đã xây dựng được một đội “hacker đỏ” chuyên nghiệp, mối đe dọa có sức phá hoại tương đương một mạng lưới điệp viên dày đặc, mà xét cho cùng có khi lại hiệu quả hơn sử dụng điệp viên. Bởi lẽ thay vì phải chi hàng tỷ đô la cho việc đào tạo gián điệp, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao thì hoàn toàn có thể làm mọi thứ chỉ qua mạng.

Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đưa ra một loạt lời buộc tội: “Những “tin tặc đỏ” đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới; tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính; xóa sạch mọi ổ cứng của dự án Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35; và gần như ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Hoa Kỳ”.

Chuyên gia Dương Danh Dy (*): Trung Quốc sẽ còn kiếm cớ khiêu khích

Hải Phong (thực hiện)

clip_image001

 

Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy

 

Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Nông thôn Ngày nay.

Thưa ông, vừa rồi báo chí Trung Quốc có đưa tin về việc phía Trung Quốc thành lập một đơn vị cấp sư đoàn để huấn luyện, chỉ huy các hoạt động quân sự cho lực lượng ngư dân của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa (Việt Nam). Ông đánh giá thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?

- Đúng như tôi đã từng dự báo, tất cả những động thái này đều nằm trong ý đồ chiến lược của Trung Quốc và họ sẽ chưa dừng lại.

Từ việc thành lập thành phố Tam Sa, tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng biển chủ quyền VN, rồi đề xuất vũ trang cho tàu cá, ngư dân của họ... Tất cả đều là đường đi nước bước đã được họ tính toán kỹ lưỡng.

Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng về chiến lược tại Biển Đông, Trung Quốc coi như đã “hết bài”.

Theo tôi, đó là ý kiến rất chủ quan. Đến năm nay vừa đúng 50 năm tôi nghiên cứu về Trung Quốc, trong đó có 34 năm sống và làm việc ở nước họ nên tôi rất hiểu người Trung Quốc.

Mỹ chỉ trích hành động "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông

Trọng Nghĩa

Sau một loạt động thái của Trung Quốc nhằm thiết lập hệ thống chính quyền của họ tại Tam Sa - ‘thành phố’ mới được thành lập với nhiệm vụ cai quản các khu vực trên Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền – Hoa Kỳ vào hôm qua 24/07/2012 đã lên tiếng chỉ trích. Nếu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ bày tỏ thái độ «quan ngại», thì trái lại Thượng nghị sĩ John McCain đã xem đấy là một hành động «khiêu khích».

clip_image001

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain. Reuters

Qua vài sự kiện gần đây liên hệ đến các phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng

Hồ Quang Huy

Ngày 25/6/2012 Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, trong đó tái khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Phản ứng về việc này Trung Quốc đã mời thầu 9 lô dầu trong vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông Việt Nam đồng thời thành lập thành phố Tam Sa bao gồm hai quần đảo nói trên.

Để ủng hộ Đảng và nhà nước trong việc ban hành Luật Biển đồng thời phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc, những người yêu nước đã tự phát xuống đường biểu tình ôn hòa ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Công ty con của Rosatom bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng dùng cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước khác, bỏ túi riêng số tiền sai biệt lớn

Charles Digges

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch

Theo tin chính thức từ mấy năm nay, Tập đoàn Rosatom và Công ty con Atomstroiexport của Nga đã được Chính phủ Việt Nam tin cậy mời đứng ra thực hiện Dự án xây Nhà máy điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận sẽ khởi công vào năm 2014. Đây là một tin làm chấn động nhân tâm không nhỏ, chắc còn gây thấp thỏm mất ăn mất ngủ hơn cả tin làm tàu cao tốc mà các ông nhà nước xướng lên và đưa trình Quốc hội năm nào. Bằng việc phân tích cụ thể các điều kiện về trình độ kỹ thuật, về đội ngũ chuyên gia và công nhân chuyên ngành, về mặt bằng xã hội và ý thức của con người trong việc đáp ứng yêu cầu hết sức cao của công nghệ điện hạt nhân hiện nay và hàng chục năm tới, cả về triển vọng của sự phát triển nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... tương ứng, giới trí thức đầu ngành đã nhiều lần lên tiếng dưới nhiều hình thức, khẩn thiết yêu cầu dừng lại một dự án có thể gây hiểm họa khủng khiếp như sự cố Fukushima của Nhật Bản, cho không chỉ riêng vùng đất và con người Ninh Thuận. Nhưng cũng như mọi kiến nghị, thỉnh nguyện lâu nay, những lời phát biểu chân thành, những phân tích chí lý đó chỉ được đáp lại bằng sự lặng thinh của nhà chấp chính, trừ một tin ngắn gần đây, thông báo vắn tắt rằng kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể chậm lại, chậm nhưng vẫn cứ tiến hành, cốt tiến hành sao cho chắc.

Thì nay một tin từ Nga bay đến như tiếng sét: một công ty con của Tập đoàn điện hạt nhân Nga Rosatom bị cơ quan điều tra Nga phát hiện đã phạm tội tham nhũng nghiêm trọng bằng cách sản xuất các thiết bị cho các nhà máy điện hạt nhân ở Nga cũng như cung cấp cho nhiều nhà máy điện hạt nhân nước ngoài toàn những sản phẩm kém chất lượng, Giám đốc Nhà máy chế tạo máy móc Zio-Podolsk, Sergei Shutov, vừa bị bắt giam khẩn cấp. Tiếng sét làm cho hết thảy những nước có mua thiết bị của Tập đoàn Rosatom: Ấn Độ, Bulgari, Iran, Trung Quốc... đều giật mình. Nhiều công văn đã được tới tấp gửi sang Nga đòi các công ty con của Rosatom như Atomstroiexport, ZiO-Podolsk... phải xác nhận lại: thép dùng trong các lò luyện hạt nhân mà họ cung cấp cho các nước là hoàn toàn bảo đảm về chất lượng. Nhưng xác nhận cũng nào có ích gì đâu trong khi tại nước Nga, an ninh Nga đang vào cuộc một cách quyết liệt.

Không biết nhân dân Ninh Thuận và các vùng xung quanh Ninh Thuận nghĩ sao trước vụ việc “xúi quẩy” từ nước Nga xa xôi nhưng lại liên quan mật thiết đến vận mạng của mình này? Hình ảnh rùng rợn của những ngày nhân dân Nhật sống trong thảm họa Fukushima đối với nhiều người có trở lại ám ảnh hằng đêm hay không? Riêng với các vị nắm cán cân quyền lực và các tập đoàn kinh tế liên quan đến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thì chúng tôi chắc lần này dù có muốn phớt lờ họ cũng phải nghĩ. Cái ý nghĩ “vì dân và do dân” có phải là sự cân nhắc hàng đầu ở đây không, chúng tôi không dám chắc. Nhưng điều có thể chắc được khi tin này đến tai họ, là cũng hệt như khi Quốc hội bác bỏ Dự án tàu cao tốc: được gì và mất gì.

Bauxite Việt Nam

Đi với Mỹ hay Trung Quốc: Vì sao Việt Nam không thể trung lập trong lúc này?

Nguyễn Khoa Thái Anh

Đất nước đã trải qua nhiều biến cố khẩn trương, chưa bao giờ trong lịch sử có đến 3 triệu người rời bỏ quê hương tìm lẽ sống ở nước ngoài. Đã đến lúc người Việt hải ngoại hay người dân trong nước đều có quyền bày tỏ nỗi quan ngại và ưu tư về đất nước. Đã đến lúc nhà nước Việt Nam phải biết nghe tiếng kêu la của con dân từ trong đến bên ngoài.

Nguyễn Khoa Thái Anh

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Từ nhận thức đến hành động

Lê Anh Hùng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” mà nội dung của nó hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi thất vọng.

Trong bản đề án này, DNNN vẫn được xác định là “làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Nghiên cứu bộ gen người liệu có cải thiện được giống nòi người Việt Nam

TS Vũ Thị Nhuận

Viện Y khoa, Đại học Tokyo, Nhật Bản

clip_image002  

Trung tâm nghiên cứu dự án HGP của Nhật - Viện Y khoa, ĐH Tokyo Nhật Bản (Ảnh chụp ngày 23/07/2012)

 

Gần đây, báo chí đưa tin liên tục về dự án nghiên cứu bộ gen người để hướng tới cải thiện giống nòi Việt Nam do PGS. TS. Nông Văn Hải làm Chủ nhiệm đề tài, với ghi chú “"Dự án khả thi giải trình tự và phân tích bộ gen người Việt Nam" đang được Viện Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam khởi động dưới tài trợ của Bộ KHCN nhằm giúp phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh và tìm kiếm các gen tốt nhằm cải tạo giống nòi”… Liệu việc đưa ra những tuyên bố trên của một người làm khoa học có quá hồ đồ và có như đang mơ một “giấc mơ lãng mạn” không?

Tin mới nhất đăng trên báo Người đưa tin ngày 22/07/2012 cho thấy dự án này được đầu tư 30 triệu USD, bằng một nửa số tiền dùng để xây dựng cầu Mỹ Thuận, con số đó có đủ cho thấy mức độ hoành tráng, to lớn và “quan trọng” của nó với quốc gia không? Đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế với những thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng của các tập đoàn Vinashin, Vinaline, dầu khí, EVN,… sức mua giảm rõ rệt, thị trường BĐS và chứng khoán gần như tê liệt. Trong tình hình đó, việc đầu tư khoản tiền 30 triệu USD cho một cái dự án mà cá nhân tôi tạm gọi là “viễn vông” thì rất cần phải xem xét lại. Ở đây, tôi chỉ xin bàn những vấn đề mang tính hết sức phổ quát để những ai thực sự quan tâm có thể nắm bắt một cách dễ dàng.

Những tự vấn sau Hội nghị Phnom Penh

Prashanth Parameswaran, The Diplomat, ngày 23-7-2012

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001ASEAN phải tiếp tục là một thế lực mạnh cho việc củng cố các quan hệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phải tránh các âm mưu thiển cận nhằm phá hoại sự đoàn kết của khối này và khai thác những chia rẽ giữa các quốc gia thành viên.

Nhiều câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra về việc ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được một thông cáo chung tại Phnom Penh vào đầu tháng này do những bất đồng về Biển Đông, một sự kiện chưa từng có trong 45 năm lịch sử của tổ chức này. Bất luận việc gì đã xảy ra trong hội nghị, đây là giai đoạn rất lúng túng cho ASEAN và nó nêu lên những nghi vấn về khả năng của tổ chức này trong việc duy trì sự tự trị và tính trung tâm (autonomy and centrality) của tổ chức này giữa các đại cường có tiềm năng khống chế khu vực. Nếu nhóm quốc gia này cần phải “duyệt xét lại chính mình” trong vài tháng sắp tới, như Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã nói, nó phải bắt đầu từ đâu?

Đừng lợi dụng nhân dân

Thuỳ Linh

clip_image001

Vì sao người ta thèm khát tiền bạc, chức vụ, địa vị? Vì chắc chắn cái đó mang đến quyền năng. Phàm là người bình thường đều mong muốn có được điều đó ít hay nhiều. Tất nhiên ai hiểu rõ mặt trái của quyền năng thì mới dứt được ham muốn này. Khi sử dụng quyền năng sẽ dẫn đến bạo lực, áp đặt, xấu xa, tội lỗi… Và không ai muốn bị kẻ có quyền năng áp đặt lên họ, sử dụng họ. Trong tình yêu càng là tội lỗi nếu bị quyền năng sai khiến. Tình yêu này đâu chỉ chuyện đàn ông, đàn bà, mà còn là tình yêu con người, nhân loại, yêu đất nước, yêu tổ quốc họ. Vậy mà xử sở này người ta vẫn muốn dùng quyền năng để tạo ra khuôn mẫu duy nhất cho tình yêu mà chính quyền luôn nhân danh Đất nước, Tổ quốc để rao giảng cho dân chúng. Cuộc chiến ngôn từ về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược đã trở nên thô bạo, trơ trẽn, bất chấp lẽ phải: nào là tụ tập đông người gây mất trật tự, nào là lợi dụng lòng yêu nước, nào là lợi dụng biểu tình để mưu đồ này nọ… Lột bỏ vẻ ngoài của những ngôn từ đó là nỗi sợ hãi mất chế độ, tức là mất quyền năng của giới cầm quyền, là những buộc tội vô cớ và thâm hiểm cho những người dân mong muốn bày tỏ sự phản đối Trung Quốc và cả thái độ bất bình với chính quyền một cách ôn hòa. Càng sợ hãi họ càng bộc lộ sự bế tắc, lúng túng nhưng cực kỳ thô bạo, gây hấn, chuyên chế. Không lẽ có sức mạnh chính quyền trong tay mà chỉ sử dụng quyền năng hết sức thô sơ vậy sao?

Asean trong cơn sóng gió

clip_image001

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vừa có bài nhìn vào vai trò của Thủ tướng Hun Sen để xem xét ảnh hưởng của lãnh đạo Campuchia tới đường hướng tương lai của khối.

Hoãn 'giáo dục công dân' kiểu Trung Quốc

Hong Kong phải hoãn đưa vào trường học bộ môn ‘giáo dục công dân’ nhấn mạnh tới tinh thần quốc gia theo cách nhìn của Trung Quốc tới 2015 vì bị phản đối.

clip_image001

Giới trẻ Hong Kong biểu tình hôm 1/7 nhân kỷ niệm 15 năm về với TQ

Phải chăng Việt-Trung đang ở vào tình thế “đêm trước của một cuộc chiến tranh”?!

Nguyễn Hữu Quý

Cả thế giới đều biết tình hình Biển Đông thời gian vừa qua hết sức nóng bỏng, nhưng có lẽ nóng bỏng hơn cả là những gì hiện đang tích tụ trong tâm tư hàng triệu con dân nước Việt. Bởi nếu nhìn cho tinh một chút, toàn bộ những quậy phá ghê tởm của Đế quốc Trung Cộng đều đang nhằm chĩa mũi dùi chủ yếu vào các quần đảo và lãnh hải Việt Nam với một thái độ trịch thượng mà chúng không cần giấu giếm. Sự căng thẳng trong nhiều ngày ở bãi cạn Scarborough của Philippines rất có thể chỉ là màn dạo đầu và là đòn "đánh dứ" nhằm lạc hướng dư luận mà thôi; hơn nữa đối diện với liên minh quân sự Phi - Mỹ, con sói Đại Hán dù có đói mồi đến mấy cũng phải biết gờm, không thể dại đột làm liều.

Tuy cơ quan chức năng bao giờ cũng chỉ một giọng vỗ về dân chúng: Mọi việc đã có Đảng lo, ý nói hãy cứ yên tâm ngủ kỹ và theo dõi các màn "vui vẻ trẻ trung" trên báo đài của Đảng là đủ, nhưng làm sao "ngủ yên" cho được khi cả một vùng biển đảo mênh mông của của Tổ quốc đang đứng trước tình thế có thể nói là treo trên sợi tóc? Mà nói đến Tổ quốc thì đó là cái gì thiêng liêng kết tinh từ hàng triệu triệu anh linh đã từng đổ máu xương bồi đắp nên nó. Nói đến Tổ quốc cũng là nói đến 85 triệu con người đang từng phút từng giờ hiện điện với những buồn vui sướng khổ chết sống có thực, gắn bó máu thịt với chính mảnh đất đã nuôi dưỡng nên mình. Trong mọi định nghĩa kinh điển xưa nay chưa có ở đâu nói rằng Tổ quốc là riêng của một đảng và chỉ đảng ấy có quyền lo toan cho nó, hoặc định đoạt số phận của nó trong quan hệ với nước ngoài - hoàn toàn không. Vì thế, không phải là thừa nếu ta nhắc lại: mọi người dân đều có quyền băn khoăn suy nghĩ trước những gì đang xảy ra liên quan đến vận mệnh sống còn của Tổ quốc trong giờ phút hết sức hiểm nghèo này.

Trên tinh thần đó, chúng tôi xin đăng lời bàn dưới đây của bạn Nguyễn Hữu Quý để độc giả xa gần rộng đường tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Fukushima: Báo cáo chính thức chỉ trích sự mù quáng của chính quyền Nhật

Đức Tâm

Một ủy ban điều tra chính thức của Nhật Bản đã phê phán mạnh mẽ chính phủ và tập đoàn TEPCO trong vụ tai nạn hạt nhân Fukushima. Các tác giả bản báo cáo nhấn mạnh đến sự mù quáng của các cơ quan chức năng trước các rủi ro và sai lầm trong việc xử lý thảm họa.

clip_image001

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và bản báo cáo chính thức về nguyên nhân thảm họa Fukushima, ngày 23/07/2012. Reuters

Việt Nam muốn dựa vào Ấn Độ và Nhật Bản để đối phó với Trung Quốc

Thanh Phương

Thất bại của hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh vừa qua cho thấy là Việt Nam không thể trông chờ vào khối này để đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh Hà Nội chưa thể nhận được trợ giúp quân sự trực tiếp của Mỹ do bị cản trở vì vấn đề nhân quyền, Việt Nam nay có vẻ muốn dựa hơn nữa vào Ấn Độ và Nhật Bản để có một vị thế vững chắc hơn trên bàn cờ châu Á.

clip_image001

Hai Ngoại trưởng Nhật Koichiro Genba và Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 14/07/2012. Reuters

Nhà cháu đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 22/7/2012

Tường thuật của Gốc Sậy Nguyễn Hồng Kiên

Tiến sĩ khai quật, à quên, khảo cổ

Nhoáng cái mà đã một năm. Mùa Hè năm ngoái Hà Nội đã nắng nóng. Mùa Hè năm nay còn nắng nóng hơn, 32-34 độ C trong bóng râm.

Tình hình quan hệ với ‘bạn vàng’ cũng tăng NHIỆT, từ gây hấn trên biển Đông, TQ đã chuyển sang xâm lược, khi đưa cả một ‘hạm đội tàu cá’ 30 chiếc và 01 tàu đổ bộ từ Tam Á (đảo Hải Nam) tràn xuống vùng quần đảo Trường Sa.

Ngày 01/7/2012, biểu tình chống TQ thứ nhất diễn ra ở Hà Nội, nhà cháu đang ở đảo tiền tiêu Lý Sơn cùng nhóm “Nghĩa tình Lý Sơn” (gồm anh chị, bạn bè khắp Bắc-Trung-Nam) đi tặng quà các gia đình ngư dân gặp khó khăn khi tham gia bám biển, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.

Người dân nghĩ gì về những cuộc biểu tình chống Trung Quốc?

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Người dân nghĩ gì trước những cuộc biểu tình phản đối các động thái của Trung Quốc hàm ý biển Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của họ, bất chấp mọi lời phản đối từ phía Việt Nam?

clip_image001

Đoàn biểu tình chống TQ bị công an ngăn chặn tại góc đường Điện Biên Phủ, Trần Phú - Hà Nội hôm 22-07-2012. Courtesy Basam Blog

Biển Đông: Dự án khai thác và bảo đảm an ninh giữa Trung Quốc và Việt Nam

Benoît de Tréglodé

Đào Hùng dịch

Tác giả là giám đốc IRASEC (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại) đặt ở Bangkok, Thái Lan. Là tiến sĩ sử học, từng làm việc ở EFEO tại Hà Nội (1994-1997), ở Đại học Budapest Hungary (1997-1998) và tham tán văn hóa ở Đại sứ quán Pháp tại Tokyo (2005-2008), ông là tác giả của nhiều sách nghiên cứu về Việt Nam hiện đại. Bài này đăng trên số chuyên san của IRASEC: Đông Nam Á 2012 – những sự kiện chủ chốt (tr. 55-71).

Vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa đang đè nặng lên quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, từ khi bình thường hóa năm 1991, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng không có gì thay đổi (1). Các cuộc thương thuyết Trung-Việt về những bất đồng vẫn trì trệ từ 10 năm nay, và như một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói: “Những cuộc tranh luận đó không bao giờ chấm dứt, nó có thể kéo đến 100 năm!” Các thách thức về hàng hải trở thành vấn đề chiến lược của Việt Nam, không phải chỉ vì bốn phần năm ngoại thương của Việt Nam đều đi bằng đường biển.

Ai bắt các cháu thế này

Nguyễn Tường Thuỵ

Hàng rào chắn trên đường Điện Biên Phủ, ngăn người biểu tình tới khu vực đại sứ quán Trung Quốc được dựng lên rất kiên cố.

Ngoài các bức ba-ri-e bằng sắt, chĩa đầu nhọn tua tủa được liên kết bằng các sợi dây chão to, hàng rào ấy còn kèm thêm bức hàng rào bằng người bảo vệ.

Những người này đứng choãi chân ra phía sau, sẵn sàng đẩy hàng rào lên phía trước để chặn những người biểu tình vượt qua biên giới.

Ảnh Chủ Nhật ngày 22/7/2012

Người Buôn Gió

Dạo này cứ đến thứ bảy là mình về quê ngoại. Hôm qua ở quê ngoại đến chiều bỗng thấy hàng xóm nói có nhiều thanh niên lạ mặt theo dõi nhà. Bèn khăn gói chuồn về quê nội, xa thêm 60 cây số nữa.

Sáng sớm thì có cô em gọi về trông cháu hộ, thế là lật đật từ sớm tinh mơ về Hà Nội. Đến 9 giờ đi ngang qua Nhà Hát Lớn thấy mấy người quen. Dừng lại xem hoá ra là biểu tình chống Trung Quốc. Sẵn có máy ảnh đem theo chụp vài kiểu chơi rồi về trông cháu.

clip_image002

Chừng nào “Trung Quốc lật ngửa lá bài”?

Trần Bình Nam

clip_image001Một loạt diễn biến trong hai tháng 6 và 7/2012 cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng. Và bức tranh nói lên một điều: Trung Quốc tiếp tục tiến hành kế hoạch hòng buộc Việt Nam, khối Asean và Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của họ trong Biển Đông. Trung Quốc tạo ra những căng thẳng vật chất trên Biển Đông với Phi Luật Tân, như chiếm bãi cạn Scarborough, bắt bớ ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng Hoàng Sa … Và sau khi Việt Nam tiếp đón bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tại Cam Ranh (Bộ trưởng Leon Panetta ) và ban hành Luật Biển (Luật Biển Việt Nam )Trung Quốc bắt đầu tấn công bằng những đòn ảo như công khai mở những lô trên biển nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) của Việt Nam, kêu các công ty khai thác dầu khí quốc tế đấu thầu.Trung Quốc đi từng bước một cách có kế hoạch để dần dần lật ngửa con bài của họ là từ ngấm ngầm đến công khai chiếm đóng vùng biển nằm trong một hình chữ U (còn gọi là vùng biển hình Lưỡi Bò) phủ lên gần hết Biển Đông do chính quyền Trung Quốc công bố lần đầu tiên năm 1933 và chính quyền Mao Trạch Đông tu chính năm 1953. (Bản đồ hình chữ U).

Chưa ai quên cách đây đúng 4 năm khi Việt Nam cho mở hai lô biển và ký thầu với công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ: một lô nằm ngoài khơi hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi rộng 18.230 km vuông, và lô thứ hai cách Đông Nam Vũng Tàu 440 km rộng 14.200 km vuông (xem Map 1) Trung Quốc đã tìm cách ngăn chận bằng cách vận động và áp lực ExxonMobil bỏ thầu. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ tỏ ý không can dự, nhưng công ty ExxonMobil sợ mất quyền lợi làm ăn với Trung Quốc ở những nơi khác nên tạm ngưng thầu.

Sẽ có phiên tòa nhân dân là thẩm phán

Phạm Đình Trọng

Đọc bài thơ của ông cựu sĩ quan cấp tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – lại cựu đảng viên ĐCS trả thẻ Đảng nữa chứ! – xin bạn đọc đừng có mặc cảm… rằng thì là sẽ có phiên toà Nhân Dân là thẩm phán và… hình như mình cũng bị lôi vô ngồi ở ghế bị cáo. Không có chuyện đó đâu, mặc dù thái độ im lặng của bạn vẫn đang khuyến khích cái Ác lộng hành. Bạn đừng lo. Trong phiên tòa đó sẽ chỉ có một bị cáo thôi: kẻ có tên là NGUYÊN NHÂN CỦA CÁI ÁC trong cuộc đời hoàn toàn lương thiện của dân Việt chúng mình.

Phạm Toàn

DÂN NGU và NGU DÂN

Khải Nguyên

Không tình cờ, tôi bắt gặp hai ông bạn đang trao lời với nhau.

- Dân mình sao mà có người ngu thật!

- Ấy! Xin ông. Nhân dân ta anh hùng, thông minh, cần cù, đoàn kết trong chiến đấu sản xuất, cởi mở mến khách, vân vân và vân vân. Mãi mà ông chẳng thuộc sao? Không khéo người ta sẽ bảo chính ông mới là ngu đấy!

- Tôi không nói chung chung. Tôi nói cụ thể như ở Thanh Hóa, báo chí mới phanh phui một “quả đắng”. Mấy thằng cha Trung Quốc nào đó vào xin thuê đất để làm ăn thực ra là để đào trộm cổ vật. Người mình được thuê làm việc cho chúng thấy chúng giở bản đồ ra nom dòm rồi đào lên những lọ, những chum, … , mà thường làm về đêm, rồi mang đi đâu không biết; vậy mà vẫn ngậm tăm, ngửa tay nhận tiền công rẻ mạt của chúng. Cho đến lúc chúng cuốn xéo lúc nào chẳng hay, để lại một đống nợ nần cho dân bản địa.

Thái Bá Tân và những bài thơ 5 chữ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tuần này xin được giới thiệu nhà thơ Thái Bá Tân với những bài thơ 5 chữ đặc sắc của ông.
clip_image001
Thái Bá Tân, một nhà văn, nhà dịch thuật và nhà giáo, ảnh chụp trước đây. Courtesy FB Thái Bá Tân

Kế hoạch của Đài Loan tại Biển Đông


J. Michael Cole, The Diplomat, ngày 19-7-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Có vị trí chiến lược nằm giữa chuỗi đảo Trường Sa trong vùng tranh chấp căng thẳng tại Biển Đông, đảo Thái Bình [tên Việt Nam: Ba Bình – người dịch] là bất động sản quí giá.
Ngoài việc là một địa điểm lớn nhất tại Trường Sa, hòn đảo do Đài Loan kiểm soát này là cứ địa của một trong hai phi đạo duy nhất trong vùng biển này, có chiều dài đủ cho máy bay vận tải cỡ lớn như Hercules C-130 lên xuống.
Chỉ cách Bãi cạn Scarborough 800 km, cách bờ biển Việt Nam chưa tới 600 km và cách đảo Palawan của Philippines 500 km, Thái Bình có thể là phương tiện để phóng chiếu sức mạnh quân sự và nắm giữ các tuyến hàng hải trong một vùng biển đang có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia, và Đài Loan. Là một quà tặng thiên nhiên, Thái Bình có ngư trường phong phú và là đảo duy nhất có nguồn nước ngọt địa phương.

Chuyện mộ chôn hàng vạn quân Minh giữa cánh đồng Mồ

Đoàn Gia

clip_image001  

Ông Hà Huy Tiến, kho sử sống của làng Tốt Động

 

Vừa “ẵm” được chức Chinh Di tướng quân, Tổng binh Thông đã ra oai vỗ ngực tự cho rằng có thể đánh tan tác quân Lam Sơn giải vây cho quân Minh co cụm ở Đông Quan.

Nào ngờ một cuộc hành quân bão táp với 15 vạn người, “dài đến mười dặm, mũ giáp lòa trời, cờ tàn rợp nội, tự cho là đánh một trận có thể quét sạch quân ta” (Lam Sơn thực lục) lại trở thành trận thất bại đến nỗi “nhơ để ngàn thu”. Sau mùa đông năm ấy, trận Tốt Động lẫy lừng được ghi vào sử sách, và cánh đồng Mồ chất chồng xác giặc nay vẫn còn đây.

Lượng - Hiệp bay đầu Vương Thông tháo chạy

Đã lùi xa lắm rồi cái thời vó ngựa binh đao quần thảo, dáo mác xâm lăng nhưng vẫn còn rõ lắm trang sử hào hùng chói lọi của dân tộc ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang.

Tôi về thăm cánh đồng Mồ thuộc xã Tốt Động (Chương Mỹ-Hà Nội) trong cái nắng gay gắt. Mạ mới xuống đồng nắng cháy bạc phếch, gió thổi vi vu hoang hoải. Chính nơi này cách đây gần 600 trăm năm đã diễn ra cuộc huyết chiến rung trời lở đất, làm xoay chuyển thế thời giữa nghĩa quân Lam Sơn và giặc Minh xâm lược. Giữa cái nắng gió, trước chiến địa lịch sử lòng người bỗng bồi hồi nhớ lại chuyện xưa.

Trách nhiệm chính trị và luật biển (*)

Đại tá Bùi Văn Bồng

clip_image001Luật biển Việt Nam đã được ban hành. Đây là sự thống nhất cao của Quốc hội, với sự khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền, lãnh hải quốc gia. Tính dân tộc đã được thể hiện ở tầm cao mới, qua việc ra được Luật biển trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp hiện nay. Cho dù đã bị muộn so với Liên Hiệp Quốc ban hành Công ước Biển 1982, nhưng việc thông qua và ban hành Luật biển đã thể hiện được sự mong đợi của toàn quân, toàn dân, sự đồng tình, hoan nghênh, ủng hộ của lương tri nhân loại, và riêng trong việc này Quốc hội đang được sự đồng thuận cao của nhân dân...

Luật biển quy định đầy đủ các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.

Nhưng, không thể dễ dàng quan niệm rằng đã có Luật biển là coi như cả nước yên tâm với chủ quyền biển - đảo. Có luật trong lúc này là cần thiết, nhưng dù sao thì luật vẫn chỉ là luật. Luật cho dù có đầy đủ, mang giá trị pháp lý và bảo đảm chặt chẽ đến mấy cùng chỉ nằm trên giấy, như bao luật khác, nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo kèm theo những biện pháp kiên quyết, hữu hiệu để thực hiện luật. Phải có sức mạnh đoàn kết toàn dân, kết hợp điều hành về chính trị (lãnh đạo), thể hiện tính kiên quyết thực thi pháp luật, thì luật mới đi vào đời sống. Trung Quốc sẽ không coi Luật biển Việt Nam ra gì cả, nếu như việc ra luật chỉ để đáp ứng nguyện vọng hiện thời của người dân, nhưng sau đó không có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực thi đúng luật một cách kiên quyết, tự chủ và có bản lĩnh. Luật biển rất cần bản lĩnh chính trị, năng lực, khôn khéo, tầm nhìn và bản lĩnh đối ngoại. Khi có những hành động vi phạm luật biển, việc xử lý theo luật thế nào mới là quan trọng. Đó là hiệu quả thực thi Luật biển khi có hiệu lực.

Fukushima: Một công ty Nhật nói với công nhân che giấu mức nhiễm xạ

Đức Tâm

Theo báo chí Nhật Bản số ra ngày hôm nay, 21/07/2012, một doanh nghiệp nhận thầu của TEPCO, tập đoàn khai thác điện hạt nhân Fukushima, đã nói với các nhân viên che giấu mức độ nhiễm xạ thật trên công trường Fukushima sau khi xảy ra tai nạn.

clip_image001

Cảnh sát Nhật lắp đặt những tấm bản quy định những ai có thể vào bên trong khu vực Fukushima (REUTERS /Kyodo

Sáu câu hỏi của Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba

Phan Trinh dịch

Lời người dịch:

clip_image001Đây là bản dịch bài "A Deeper Look into Why Child Slavery in China's 'Black Kilns' Could Happen" (Nguyên nhân sâu xa gây ra vụ trẻ em nô lệ tại các lò gạch đen Trung Quốc), in trong cuốn "No Enemies, No Hatred" (Không thù, không ghét) của Lưu Hiểu Ba, do Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Lưu Hà biên tập, Vaclav Havel giới thiệu, nhà xuất bản Havard University Press phát hành tại Luân Đôn năm 2012. Tựa do người dịch đặt.

Khi Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình ngày 10/12/2010 vì đấu tranh cho tự do và nhân phẩm, ông đang ở trong nhà tù Trung Quốc. Năm 2009, ông bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội "kích động chống phá nhà nước". Trong lễ trao giải Nobel ở Na Uy, một chiếc ghế trống được đặt thay chỗ cho ông.

Vụ "lò gạch đen" tại tỉnh Sơn Tây được khui ra vào đầu năm 2007, cho thấy hàng ngàn người nhập cư, người khuyết tật và trẻ em bị bắt cóc phải làm việc như nô lệ trong các lò gạch do thế giới ngầm khống chế. Họ bị giam giữ, làm việc ngày đêm, đói khát, không lương, không thuốc men, luôn bị cưỡng chế, đánh đập, có người bị đánh đến chết... trong một thời gian dài, trước sự làm ngơ của chính quyền các cấp. Lưu Hiểu Ba viết bài này vào ngày 16/7/2007, đặt ra 6 câu hỏi nhức nhối, mà câu trả lời dường như chỉ quy về một mối, có thể tóm tắt như sau:

Khi một nhóm tư nhân (chẳng khác gì một công ty tư, một băng đảng) nắm độc quyền chính trị trong tay, thì ưu tiên đầu tiêu của họ là duy trì quyền lực và lợi lộc, chứ không thể là chăm lo cho dân.

Họ trở nên "siêu hiệu quả" khi bảo vệ quyền lợi của mình, khi khống chế tiếng nói phản kháng, khi bắt người bất đồng, nhưng lại "siêu bất lực" khi giải quyết những vấn đề xã hội.

Nhân sự cầm quyền, ở mọi cấp độ, do nhóm này bổ nhiệm vì vậy sẽ tận tụy phục vụ bề trên, thay vì phục vụ nhân dân bên dưới.

Báo chí truyền thông trong tay họ cũng được ưu tiên dùng để tô vẽ hình ảnh đẹp đẽ của "trên", còn phản ánh nỗi khổ của người dân thấp cổ bé miệng ở dưới chỉ là ưu tiên thấp.

Không chỉ kết hợp với giới kinh doanh, họ còn ăn nằm với thế giới ngầm, hai nhập một, trùm tội phạm ngồi trong Quốc hội, trong khi quan chức chính quyền lại bắt tay tội phạm để kiểm soát xã hội.

Nhân vụ lò gạch, Lưu Hiểu Ba nhắc tới nhu cầu phải thay đổi tận gốc hệ thống, có lẽ đó là lý do bài này là một trong các tài liệu được dùng để kết tội ông trong phiên toà năm 2009.

P. T.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn