Nhân dân và Đảng - Hai bên bờ ảo vọng

Đức Thành

Khi Đảng mới ra đời, các lãnh tụ tiền bối của Đảng đã biết lắng nghe hơi thở của dân tộc, nắm vững được những mạch nguồn trong lòng dân tộc nên Đảng đương nhiên trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào cách mạng Việt Nam.

Giả sử rằng Đảng không đưa vấn đề người cày có ruộng trong đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kháng Pháp đuổi Nhật giành chính quyền thì liệu dân tộc này có ai đi theo Đảng, làm cách mạng để Đảng có chỗ đứng như ngày hôm nay. Trong kháng chiến chống Mỹ, nếu chỉ vì mục tiêu dọn đường cho Đảng độc quyền lãnh đạo như ngày hôm nay thì liệu chúng ta có phải hi sinh oan uổng xương máu của mấy triệu đồng bào...?!

Trong hơn 80 năm ra đời và phát triển, Đảng gây ra bao nhiêu đau thương đau mất mát cho dân tộc. Những mất mát ấy là quá lớn. Cho dù Đảng có thực tâm giải quyết hậu quả do mình gây ra một cách nghiêm túc thì cũng không thể chỉ trong một vài năm mà xong.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cưỡng chiếm đất của nông dân Lào

Martin Hesse, Jörg Schmitt Wieland Wagner

Mỹ Nga (Udenheim, CHLB Đức) dịch

Lời giới thiệu của người dịch: Trong thời gian qua, truyền thông Âu châu đã lần lượt đưa tin về một vài ngân hàng như Deutsche Bank hay Credit Suisse (1) bị tổ chức Global Witness (2) lên án là đã hỗ trợ cho các tập đoàn Việt Nam vi phạm nhân quyền, cưỡng chiếm đất của nông dân Lào để trồng cao su. Deutsche Bank là ngân hàng uy tín và lớn nhất ở Đức, Credit Suisse là một trong số những ngân hàng lớn của Thụy Sĩ có tầm hoạt động toàn cầu với gần 48.000 nhân viên. Sau khi bị Global Witness tố giác, Deutsche Bank đã rút lui khỏi việc hùn hạp với Hoàng Anh Gia Lai nhưng tuyên bố rằng những cân nhắc về lợi nhuận kinh tế đã đưa đến việc rút lui đó (3).

Trong một bản báo cáo mang tựa đề "lãnh chúa cao su", tổ chức NGO nói trên lên án Hoàng Anh Gia Lai đã dùng mối quan hệ trực tiếp với những người cầm quyền ở Campuchia và Lào để cưỡng chiếm đất. Trong một hồ sơ quảng cáo cổ phiếu tại London chính HAGL đã tiết lộ không xin được giấy phép trong một số chương, và như thế là đã vi phạm luật pháp. Hết nông dân ViệtNam bị cướp đất lại đến nông dân Lào và Campuchia, các nhà cầm quyền để cho nông dân phải chịu cảnh đắng cay này là chính quyền loại gì hẳn ai cũng đã rõ. Ba ký giả Martin Hesse, Jörg Schmitt và Wieland Wagner sau khi qua thăm Đông Nam Á nghiên cứu vấn đề nông dân bị cướp đất đã có bài tường thuật về tệ trạng này, đăng trên tờ tuần san hàng đầu của nước Đức "Der Spiegel" (4), dưới đây là bản lược dịch.

Thư bạn đọc

Ngày cuối năm, tôi xin chuyển đến bạn những dòng chữ này, nhạt nhòa đi vì nước mắt tôi cứ mãi trào tuôn… Xin lỗi nếu nó làm bạn buồn.

Sáng nay, đọc Dân Làm Báo, đọc “Những tấm chân tình ngày cuối năm” của Ca Dao:

“Trong những ngày cuối năm cuống cuồng vội vã ấy, người ta quên đi một người tù vừa mới nhận bản án nghiệt ngã 15 năm, người ta không để ý đến một người vợ lã chã dòng nước mắt thống thiết gọi tên chồng, người ta không biết ở mảnh đất Phú Yên có hai đứa con trai tủi thân lặng lẽ dìu Mẹ đang oằn người trong nỗi đau, bỏ lại sau lưng người Cha mắt nhìn theo đau đáu một vòng ôm.

Trở về căn nhà dột nát, người con trai trưởng gói trọn những dòng nước mắt của Mẹ, những uất ức của em vào những con chữ trong lá thư gửi cho Cha. Lá thư sẽ không bao giờ đến được tay người nhận…”

Văn tế Vinashin

Phan Vĩnh Trị

Hỡi ơi! Quyết định sấm rền; lòng dân hoảng sợ.

Mười bảy năm chìm nổi, chưa ắt còn danh xấu nổi như phao;

Một trận bão cuốn bay, thân tuy mất tiếng chê vang như mõ.

Nhớ linh xưa:

Côi cút làm ăn;

Toan lo nghèo khó.

Chưa quen hiện đại, đâu biết cạnh tranh;

Trò chuyện giữa nhà thơ Hoàng Hưng và nhà văn Hoàng Minh Tường quanh sự cố tiểu thuyết Nguyên khí bị cấm xuất bản

HH: Xin chào tác giả tiểu thuyết Thời của Thánh Thần. Đọc báo mạng mấy hôm nay thấy nhà văn đang gặp nạn. Chợt nhớ câu thơ của thi hào Nguyễn Khuyến: “Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông/ Nó lại lôi ông đến giữa đồng…”. Hình như ông cũng vừa bị “lèn” cho một vố đau như thế?

HMT: Cám ơn nhà thơ Hoàng Hưng đã quan tâm. Ông vận thơ Nguyễn Khuyến để vấn an tôi, quả là một lời thăm hỏi văn hoá. Tôi không bị “lèn”, nhưng còn đau hơn thế. Vì giá thân xác mình bị đau đã đi một nhẽ. Nhưng đây lại là đứa con tinh thần của mình, sản phẩm sáng tạo văn chương của mình bị bóp từ trong trứng, mới đau đớn hơn nhiều…

HH: Nhưng cơn cớ làm sao? Đọc chương trích (Sử thần Ngô Sĩ Liên) trên các báo mạng thì thấy đây hoàn toàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử.

“Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa”

clip_image002

Mao là người chủ xướng cuộc tấn chiếm Hoàng Sa, theo nhà nghiên cứu VN.

Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.

Đỗ Anh Tuấn - Bị phạt 35 triệu đồng vì tàng trữ... Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Hiến pháp 1992

Theo FB Đỗ Tuấn

Dân Luận: Chính quyền đang áp dụng biện pháp phạt hành chính đối với những cuốn Cấm nang Thực thi Quyền Làm Người do các blogger phổ biến để ngăn chặn các hoạt động quảng bá cho quyền con người. Đây là những cuốn sách photocopy với nội dung hoàn toàn hợp lê, bao gồm bản Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền Con Người 1948 và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Dân Luận kêu gọi các luật sư, những người hiểu biết về pháp luật Việt Nam, lên tiếng giúp đỡ các blogger trong trường hợp này. Xin cảm ơn!

Tại một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, vào 17h00 ngày 08/12/2013, để kỷ niệm ngày NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI, tôi đi tặng và tuyên truyền về CẨM NANG THỰC THI QUYỀN LÀM NGƯỜI tại công viên Thống nhất - Hà Nôi, nội dung cẩm nang gồm Hiến pháp 1992 và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hợp Quốc 1948 thì bị Công an quận Hai Bà Trưng và công an phường Lê Đại Hành đấm, đá, chính quyền thì ra quyết định 5037/QĐ-XPHC ngày 11/12/2013 xử phạt 35.000.000đ và tịch thu 162 cuốn CẨM NANG THỰC THI QUYỀN LÀM NGƯỜI.

Đấu thầu kiểu... EVN

Đào Lê Tố

clip_image001Lần tăng giá tới đây, EVN về cơ bản vẫn bổn cũ soạn lại. Dù rằng, cách nói khác đi. Đại thể, mỗi năm EVN cần khoảng 4 tỷ USD để đầu tư nguồn và lưới điện (chiếm 35 % vốn đầu tư toàn xã hội), trong khi EVN chỉ bảo đảm được 20% số đó. Còn lại phải thu xếp qua các khoản vay trong nước và quốc tế. Nhưng để vay được thì giá điện phải tăng bởi đơn giản, nếu giá điện không tăng, EVN không có lãi thì không ai cho vay... Có điều, vì sao cứ phải tăng giá thì EVN mới có lãi, EVN đã và đang sử dụng nguồn vốn vay khổng lồ như thế nào thì quyết không nói ra. Ví dụ nhỏ sau đây sẽ góp phần vén lên bức màn bí mật đó.

Đã có những tín hiệu đáng tin cậy, ngành điện sắp tăng giá. Lý do thì vẫn "cũ rích": đưa giá điện sát giá thị trường để khuyến khích đầu tư. Ẩn chứa đằng sau đó vẫn là mục đích "cũ rích", bù lỗ do kinh doanh ngoài ngành, và làm ăn kém hiệu quả. Cách làm thì "vũ như cẩn": úp úp, mở mở, không công khai minh bạch nhằm lừa gạt, đánh úp công luận và người tiêu dùng.

Mười sự kiện nổi bật về chính trị - xã hội của Việt Nam trong năm 2013 do Bauxite Việt Nam chọn

1. Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời.

2. Mạng lưới Blogger Việt Nam xuất hiện.

3. Dự thảo Hiến pháp vẫn được thông qua với chỉ hai phiếu trắng, không có phiếu phản đối, bất chấp ý kiến phản biện mạnh mẽ của nhiều tầng lớp xã hội, tiêu biểu là Kiến nghị 72 (với gần 15 ngàn chữ ký ủng hộ, trong đó có nhiều người là nông dân) và bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

4. Các đảng viên Lê Hiếu Đằng, tiếp đó Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ đảng tịch.

ĐÃ HOÀN CHỈNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC BẠO LỰC

Phạm Đình Trọng

Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điều đó cũng vẻ vang lắm chứ, phải thế nào thì mới được cộng đồng thế giới chín mươi chín phần trăm nhất trí mời ngồi lên chiếc ghế nóng này, mặc dù những chuyện đánh đập, bắt bớ, vi phạm nhân quyền của Việt Nam lúc nào cũng sôi sục trên cửa miệng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Vì vậy, nhìn vào thực tế hành pháp, chúng tôi muốn đưa ra một lời khuyên: nếu có lấy làm oai về cái tư thế mới đầy oai phong của mình thì cũng xin các vị đừng quên mất tỉnh táo mà tăng cường trấn áp dân chúng. Như nhận xét của dư luận kể từ hôm các vị được khoác “chiếc áo nhân quyền” đến nay, hình như số người bị hành hạ, sách nhiễu lại càng tăng lên, người bị gọi vào đồn rồi “tự dưng chết bất đắc kỳ tử” vẫn không thấy giảm. Chiếc áo ấy có hai mặt đấy và dân Việt cũng như đứa trẻ không biết nói dối, sẵn sàng lên tiếng với thế giới rằng có ông vua cởi truồng ở nước tôi đây này, bàn dân thiên hạ hãy đến mà chiêm ngưỡng.

Và ở một phương diện khác, về đường hướng mở rộng pháp quy, chính sách, cũng xin hãy cho phép trí thức được soát xét lại các đạo luật mà các vị vừa ban bố ít lâu trước và sau ngày “lên ngôi nhân quyền” đến nay, xem các đạo luật ấy phù hợp hay trái ngược đến đâu so với vai trò và chức năng trọng đại các vị đang sắm trước con mắt của thế giới; quan trọng hơn, xem xem từ trong buồng tim lá phổi của các vị có bụng “vì dân” – hay đúng hơn là khôn ngoan kiểu bà Yingluck Shinawatra – được đến mức nào. Bài viết dưới đây của nhà văn Phạm Đình Trọng chính là nhằm thực hiện công việc rất có ích đó, mong giúp các vị nếu thấy có gì chưa thích hợp thì điều chỉnh kịp thời.

BVN xin trân trọng đăng lên để giới thiệu với bạn đọc, và người viết, trong trường hợp này, chịu trách nhiệm về những điều mình viết.

Bauxite Việt Nam

Hỏi và Đáp

Hồ Cương Quyết – André Menras

clip_image002

"Mấy ông hãy đừng bao giờ quên: quá khứ đang sống trong hôm nay". Ảnh: Hồ Cương Quyết – André Menras chụp tại nhà tù Côn Đảo.

Chào năm mới 2014 và những cơ hội

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Cánh cửa của năm 2013 đang dần khép lại và cánh cửa của năm 2014 đang mở ra với biết bao hy vọng cho mọi người Việt Nam. Trong những khoảnh khắc đáng nhớ này, ai cũng sẽ dành một chút riêng tư để suy ngẫm lại những gì đã qua và vạch ra những kế hoạch, mục tiêu cho một năm mới.

Những người hoạt động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng đã trải qua một năm đáng nhớ. Ngay trong tháng đầu năm, hơn 40 người hoạt động dân chủ bị bắt trong năm 2012 đã bị đưa ra xét xử với mức án cao nhất tới tù chung thân. Đến giữa năm, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị khởi tố với tội danh điều 258, nhưng nhẹ hơn nhiều so với những người bị bắt trước đây theo điều 88. Cơ quan an ninh đã tiến hành hàng loạt các vụ sách nhiễu, trấn áp, cưỡng đoạt tài sản, cướp, sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân chủ, nhân quyền xảy ra trên khắp cả nước.

Nguyễn Văn Thạnh

clip_image002Những ngôi nhà tôi thuê, thường ở trong kiệt [ngõ, hẻm – BVN] sâu, có một đặc điểm là có rất nhiều chuột. Nửa đêm, tôi bị thức giấc bởi lũ chuột. Tôi hết sức bực mình, thức dậy, bật điện và tìm nó đập “cho chết”. Chuột là loài vô cùng khôn, chúng trốn rất giỏi, sau một hồi vật vã tìm, truy đuổi, tôi cũng không đập được chúng.

Chuột là một động vật cấp thấp nhưng chúng cũng biết chạy trốn các rủi ro để bảo tồn sự sống cho mình. Mỗi sinh vật sống đều có nhu cầu bảo tồn sự sống chính mình. Đó là qui luật căn bản đầu tiên của sự sống. Con người cũng vậy.

Là một động vật bật cao, con người khác các loài vật khác. Theo tôi, mỗi chúng ta thực hiện hai chức năng sống, cấp thấp là bảo tồn sự sống, cấp cao hơn là thực hiện ý chí sống. Đây là điều nâng tầm con người lên trên những thực thể sống khác. Con người có văn minh, có cao thượng là nhờ thực hiện sống theo ý chí sống.

Là một cơ thể sống, đầu tiên chúng ta phải tìm cách bảo tồn sự sống: ăn uống, tránh các mối hiểm nguy, tìm nơi an toàn, tranh đấu với kẻ thù,… Bản năng sống của con người vô cùng mạnh mẽ (vì nó có trí khôn).

Thư đính chính tên liệt sĩ Hoàng Sa

Kính chào các bác trong Ban Biên tập trang Bauxite Việt Nam!

Vừa qua tôi có đọc trên trang Bauxite Việt Nam tin tức nhà báo Huy Đức đang tập hợp danh sách chính thức 74 liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa khi chiến đấu chống bọn trung cộng xâm lược ngày 19/1/1974.

Trong danh sách này tên chú ruột tôi bị in nhầm. Nay tôi xin phép đính chính lại cho chính xác.

Số thứ tự 58: Hạ sĩ nhất Lương Thanh Thú ( không phải Lương Thành Thu

hay Lương Thanh Thi )

Nguyên quán: Thừa Thiên - Huế

Năm 2013, năm thất bại của Tổng thống Obama

WILLIAM MARSDEN, Postmedia News.

BT phỏng dịch

WASHINGTON – 27/12/2013

Vào đầu năm, TT hứa hẹn sẽ biến Hoa Kỳ thành một xã hội bình đẳng hơn về kinh tế và ý thức xã hội. Cuối năm, ông kết thúc bằng lời xin lỗi và những câu nói trống rỗng.

Luật kiểm soát súng, cải cách thuế vụ, cải cách nhập cư, vấn đề ngân sách, tất cả đều thất bại trong năm 2013. Vào đầu năm (2013) hy vọng có thể giành được sự hỗ trợ của lưỡng đảng cho mọi sáng kiến của ông đã tiêu tan nhanh chóng bởi hạ viện với những đảng viên Cộng hòa, mà theo như lời Thượng nghị sĩ Cộng hòa Pat Toomey, không có ý định cho TT bất kỳ chiến thắng nào.

Ts Phạm Chí Dũng: Không có một lý do nào để mình tiếp tục kéo dài sự im lặng vô nghĩa và thiếu lương tâm

 

clip_image002

Ngày 25/12/2013, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã được Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng thông báo quyết định khai trừ Đảng đối với anh, một loại “án bỏ túi” được mặc định bởi Đảng ủy khối Dân Chính Đảng – cơ quan được Đảng bộ và Thành ủy Thành phố Sài Gòn chỉ đạo.

Thư cho Ba trong tù

Ngô Minh Tâm

Những viên công an cấp thấp có thể chỉ chăm chú thi hành lệnh cấp trên, có thể bị nhồi sọ đến mức thực sự tin rằng những tù nhân lương tâm như ông Ngô Hào là “kẻ thù” của đất nước, có thể đã trở thành những robot vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng các vị ở cấp điều hành, các vị nghĩ gì khi đọc những dòng chữ đau đớn oán hận của em nhỏ này? Các vị có hiểu rằng sự nhẫn tâm tàn bạo của các vị khi trấn áp những người bất đồng chính kiến đã gieo mầm uất hận trong lòng xã hội, cái mầm ấy sẽ mọc thành cây tầm vông như đã được sử dụng trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa năm nào. Hay các vị cứ ăn ngon ngủ yên, vì nghĩ rằng đến lúc ấy thì các vị đã cao chạy xa bay, có gì thì… con cháu các vị lãnh hộ?

Hoàng Hưng

Chuyến đi thăm tù nhân lương tâm và những câu chuyện thương tâm trước cổng nhà tù Nam Hà

Bùi Hằng

Sáng nay 26-12-2013. Theo chân anh chị em trong hội BẦU BÍ TƯƠNG THÂN tôi cùng anh Lê Hùng, Bùi Tiến Hưng và Lê Thiện Nhân đi trại giam Nam Hà nơi giam giữ một số tù nhân lương tâm.

Hẹn nhau đi sớm cho kịp gặp các thân nhân thăm tù. Xe chúng tôi khởi hành từ 6 giờ sáng tại Hà Nội. Nhưng đêm qua không chỉ tôi ở xa về mà ngay anh chị em cũng ít ngủ. Mới 4 giờ "Bác tài" Bùi Tiến Hưng đã thức giấc. Rồi loay hoay điện thoại cho mọi người

Chờ đủ người chúng tôi xuất phát, xe đến Phủ Lý thì dừng ăn sáng và đón thêm mẹ con Thúy Nga (Nga Hà Nam)... Chúng tôi đến cổng trại giam Hà Nam còn sớm hơn cái hẹn với gia đình tù nhân Paulus Lê Sơn. Biết chắc chắn không thể được vào cùng nên chúng tôi chỉ gặp gỡ, chia sẻ và đại diện Hội Bầu Bí gửi quà cho cậu của Lê Sơn. Tôi không biết dặn gì nên tranh thủ viết vài chữ trên tờ giấy trắng nhờ cậu của Sơn đưa vào... Rồi mọi người ngồi ngoài cổng chờ

«Khai trừ» Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã từ bỏ Đảng

Thụy My

clip_image002

Thông thường, người bỏ Đảng ở Việt Nam chỉ cần gửi một thông báo ra đảng cho tổ chức Đảng nơi sinh hoạt. Nhưng với việc Tiến sĩ Phạm Chí Dũng gửi đơn xin ra Đảng như một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng và cách hành xử văn hóa, anh đã phải nhận một phản ứng ít văn hóa hơn hẳn là quy trình tổ chức “đấu tố” và khai trừ.

Cùng Hoàn Chỉnh Danh Sách 74 Liệt Sĩ Hoàng Sa

Huy Đức

Từ năm 2006, tôi bắt đầu tiếp xúc với các sỹ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa, tìm kiếm danh sách 74 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Tuy nhiên, do không thể tiếp cận hồ sơ mà Hải quân Việt Nam Cộng hòa để lại sau ngày 30-4-1975, do thời gian đã trôi qua quá lâu nên ngay cả Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng không thể có một danh sách có đầy đủ họ tên, quê quán các liệt sĩ.

Việt Nam Sẽ Học Bắc Triều Tiên?

Đại sứ Việt Nam “giải mã” “Không ngờ Triều Tiên phát triển đến như vậy!”

Phương Thủy thực hiện (Báo Lao Động 25/12/2013)

Bên lề Hội nghị ngoại giao 28 vừa diễn ra ở Hà Nội, PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín. Những thông tin được Đại sứ Lê Quảng Ba đưa ra đã hé mở hình ảnh về một đất nước Triều Tiên ít người biết đến, với cơ sở hạ tầng phát triển và thành phố được quy hoạch bài bản.

clip_image001

Hoạt động thiện nguyện của Hội Bầu bí tương thân

Ngay sau khi nhận được những khoản tiền quyên góp đầu tiên, Hội Bầu bí tương thân đã triển khai chuyển đến những người cần giúp đỡ theo mục đích của Hội. Trong 12 ngày vừa qua, Hội đã đến thăm và tặng quà hỗ trợ cho một số gia đình tù nhân và dân oan gặp hoàn cảnh khó khăn:

1. Thăm thân nhân Tù nhân Lương tâm (TNLT) Nguyễn Kim Nhàn ở thôn Tân Sơn, xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang.

Tuy không có hôn thú không được gặp anh Nhàn nhưng chị Ngô Thị Lộc là người duy nhất là thân nhân quan tâm và tiếp tế cho anh Nguyễn Kim Nhàn trải qua từ lần thứ nhất tới lần thứ hai hiện nay anh bị cầm tù.

Phần chia sẻ với thân nhân Tù nhân Nguyễn Kim Nhàn là 3 triệu đồng.

Cuối năm, thăm Lê Hiếu Đằng

Mai Thái Lĩnh

Trưa ngày thứ sáu 20–12–2013, tôi đến thăm anh Lê Hiếu Đằng tại Bệnh viện 115. Lúc này đã gần đến ngày Noël, khí hậu Sài Gòn mát mẻ hơn và đường phố cũng tấp nập hơn mọi khi. Cùng đi với tôi đến thăm anh Đằng là anh Hồ Hiếu – một thân hữu đã gắn bó với chúng tôi từ những ngày chưa có tên gọi “Nhóm Đà Lạt” hay “Nhóm Thân hữu Đà Lạt”.

clip_image002

Hình 1. Từ trái qua phải: Hồ Hiếu, Mai Thái Lĩnh, Lê Hiếu Đằng

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông

Nguyễn Hưng Quốc

Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa, hay nói gọn hơn, là Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Nó trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều người và nhiều giới khác nhau.

Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.

SOS! Vụ nhà thơ Lê Đình Ty bị tai nạn đi vào quên lãng chỉ vì thấp cổ bé miệng

Cảnh Giang (Hội VHNT Quảng Bình)

Vụ tai nạn xe ô tô mang biển số 29A-341-04 tông chết nhà thơ Lê Đình Ty, ngày 13 tháng 6 năm 2013, đã hơn nửa năm. Mặc dù gia đình anh Lê Đình Ty đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan trong tỉnh. Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình, báo Quảng Bình có nêu khiếu nại của gia đình nạn nhân. Nhưng Công an Tỉnh Quảng Bình, viện kiểm sát thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình, ban kiểm tra thành phố và Tỉnh vẫn chưa có ý kiến gì. Trong lúc đó của ông thượng tá Đặng Văn Hoành ngày mồng 4 /9/2013 thông báo cho bà Lê Thị Thêm vợ của nạn nhân, và ông Nguyễn Văn Thành người điều khiển xe gây ra tai nạn với nội dung như sau:

Bộ Giao thông lỗi hẹn, lo thua lỗ kiểu Vinashin

TS Trần Đình Bá (Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN)

(Tin tức thời sự) - Tại tờ trình điều chỉnh “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050” mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện mục tiêu “hoàn thành và đưa vào khai thác một số đoạn đường sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam trước năm 2020” mà chiến lược phát triển giao thông đường sắt được Thủ tướng phê duyệt năm 2008 (gọi tắt là chiến lược 1686) đã coi như thất bại. Như vậy là không ít con tàu sẽ phải ngừng chạy và thua lỗ là điều dễ thấy. Điều này giống như câu chuyện của Vinashin.

Quá dễ để chết ở Triều Tiên

Vũ Thành Công

Mấy ngày này, không hiểu sao bộ máy tuyên truyền của Đảng lại nồng nhiệt dành những lời tốt đẹp cho Bắc Triều Tiên đến thế. Hết Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện một cuốn phim tài liệu công phu, ca ngợi thủ đô Bình Nhưỡng là “một thành phố được qui hoạch hiện đại và văn minh ngoài sức tưởng tượng” đến Đại sứ Việt Nam Lê Quảng Ba ước ao “Bao giờ ta có thể làm được như họ?”. Lời vàng ngọc của ngài Đại sứ gợi nhớ đến Đại tá, PGS TS, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh, trong một cuộc diễn thuyết tai tiếng năm ngoái, sau khi xác nhận Bắc Triều Tiên “làm tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ và rất là lo lắng về quả tên lửa của họ”, đã không ngần ngại khẳng định đó là “cái điều mà chúng ta phải cần học tập”.

Lâu nay chúng tôi vẫn thắc mắc không hiểu sao người ta lại hô hào học tập một đất nước như Bắc Triều Tiên. Bài sau đây đăng trên trang mạng Một thế giới của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam khiến chúng tôi tỉnh ngộ. Theo bài báo, ở Bắc Triều Tiên, “chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành tội chết”. Và tội chết có thể thi hành bằng cách xả 99 phát đạn súng máy thậm chí nã đạn pháo, để “không được để sót lại dù một sợi tóc của tử tội”. Có lẽ các ngài thấy sử dụng côn đồ đàn áp người yêu nước là quá nhân đạo, tống giam những kẻ bất đồng chính kiến dưới tội danh “chống nhà nước” là quá tôn trọng nhân quyền, khó lòng ngăn chặn được phong trào đấu tranh, nên muốn học tập Bắc Triều Tiên chăng?

Bauxite Việt Nam

Thông tư 02: Tín hiệu mới đổ vỡ ngân hàng

Phạm Chí Dũng

Giáng sinh buồn

Tiết trời se lạnh bất thường ở Việt Nam vào những ngày Giáng sinh 2013 như càng làm cho tảng băng nợ xấu đông cứng hơn bao giờ hết trong hệ thống ngân hàng.

Lại một Giáng sinh nữa, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng không thể phục sinh.

Ngược lại, tai họa đang chờ đón những tác nhân đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua.

Nhanh nhảu hơn thời gian cuối năm 2012, vào lần này những con số lỗ lã đã phát lộ từ chính Ngân hàng nhà nước. Tuy vẫn có hơn 100 đơn vị tín dụng có lãi trong năm 2013, nhưng đến 50% đơn vị có mức lợi nhuận bị giảm một nửa so với năm 2012.

Nông nghiệp đã hết thời?!

Nguyễn Minh Nhị

TT - Sau khi đọc loạt bài “Nông dân trả ruộng” (Tuổi Trẻ đăng từ ngày 20 đến 23-12), ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đã gửi đến Tuổi Trẻ bài viết với nhiều trăn trở. Chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc.

clip_image002

Diện tích đất nông nghiệp ở Hà Trung, Thanh Hóa bị bỏ hoang ngày càng nhiều - Ảnh:

Suy nghĩ từ bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị

 

Lê Phú Khải

(Nhà báo, nguyên PV thường trú Đài TNVN tại Đồng bằng sông Cửu Long)

Nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam. Vậy mà đến nay, một tác giả có uy tín, am hiểu sâu sắc về nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Minh Nhị nguyên chủ tịch Tỉnh An Giang lại đặt vấn đề: Nông nghiệp đã hết thời ?!. Bài viết của ông trên Tuổi Trẻ (24/12/2013) đã được ngay hàng trăm ý kiến phản hồi gửi đến quý báo “chia sẻ xót xa” cho nông nhân. Ông Nhị đã nói trúng vấn đề: “chủ quyền đất mà không yên thì dù đất ở hay đất sản xuất cũng đều không yên lòng người”, “khi yên tâm đất là tải sản thiêng liêng của mình, sẽ được kế thừa đời đời con cháu thì mới có việc bỏ vốn ra mua đất và liên tục đầu tư cải tao đất, mở rộng sản xuất chuyển dịch cây trồng vật nuôi… thì nông nghiệp mới có tính cạnh tranh cao”.

40 năm Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa:

Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng

Đông Ngàn - Từ Sơn

Viết được một bài thế này tưởng cũng đáng ghi nhận, bước đầu đã dám đụng đến một sự thật lâu nay cứ phải giấu giấu giếm giếm như mèo... Dù rằng quá chậm muộn nhưng “đèn xanh đã bật”, âu cũng là điều đáng mừng. Cho nên đầu đề bài viết có vẻ như mang một ý nghĩa song quan, làm người đọc không khỏi bật cười đặt dấu hỏi: Hai tác giả đang nói ai đây nhỉ?

Tuy vậy, khi đọc sâu vào bài thì lại có những chỗ xem ra vẫn khó thông. Tại sao quần đảo Hoàng Sa là của chúng ta, do chính quyền Việt Nam Cộng hòa bấy giờ quản lý, Trung Quốc đã trơ tráo đánh chiếm bằng vũ lực tàn bạo, do chính những kẻ bành trướng đầu sỏ bậc nhất như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình... trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy, vậy mà lời lẽ của người viết lại lễ phép với họ đến thế (trước nay người cộng sản vẫn quen dùng thứ ngôn ngữ phỉ báng độc địa bậc nhất để gọi kẻ thù kia mà?). Không phải chỉ có thế. Những đảo ấy vốn là của nước ta, được ghi trong sách sử lâu đời của nước ta, phường cướp của giết người sau khi giở trò bạo hành đẫm máu xong đã làm một việc hoàn toàn trái phép là đặt tên lại tất cả những “của nổi của chìm” chúng cướp được hòng phi tang trước công luận thế giới. Điều không thể nào hiểu được là hai phóng viên của trang Petrotimes là người Việt Nam, ăn lương của nhà nước Việt Nam, sao khi viết lại dùng ngay tên của chính bọn cướp mới đặt cho đất đai nước ta mà chúng vừa cướp được, để gọi những mảnh đảo thân thương “của đau con xót” ấy một cách rất đỗi nhẹ nhàng? Thế chẳng phải là trong khi đóng vai tố cáo, người viết cũng thừa nhận luôn rằng đấy đúng là đất đai của họ chứ không phải của ta? Thử hỏi, nghe những lời “tố cáo” khiêm nhường kia, đám con cháu “bác Mao” còn phật ý vào đâu được nữa! Nhưng người Việt chân chính thì đọc xong lại như nuốt vào cả một khối nhục. Xin trích một đoạn nhận xét trong lá thư của nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Huy mới gửi cho chúng tôi: “PetroVietnam là một Công ty được hưởng lợi nhiều từ tài nguyên của đất nước ở Biển Đông, được Nhà nước cho vay hàng tỷ USD để kinh doanh, lãi hàng tỷ USD thesaigontimes.vn, mà phóng viên viết bài về Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một vết thương không biết bao giờ mới lành của dân tộc, cũng không chịu khó xem khi tài liệu TQ viết những tên đảo như Tấn Liễu, Thâm Hàng, Quảng Kim, thì tên Việt là gì, mà lại bưng nguyên xi tên Tàu vào cho người Việt đọc. Đó là một sự vô trách nhiệm dẫn đến một sự sỉ nhục lên vết thương của chúng ta”.

Rõ ràng bài viết mà chúng tôi đăng lại dưới đây gợi lên một vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ: Phải chăng thói lười nhác vô trách nhiệm, thờ ơ trước vận mệnh của Tổ quốc đang ngày càng làm hỏng phẩm chất của không phải chỉ lớp cán bộ người Việt vào cỡ các phóng viên, hoặc nam thanh nữ tú nào đó lơ đãng đeo giải băng có đề tên nước Vietnem, cầm quốc kỳ ngược mà không biết xấu hổ, hoặc nữa những kẻ vì đủ thứ sơ suất kiểu “cậu đánh máy” đã để cho “hình lưỡi bò” sờ sờ lọt qua các cửa hải quan thâm nhập đến tận nơi trưng bày bản đồ ở khách sạn, ở các bìa sách và các phương tiện dạy dỗ con trẻ... thôi đâu, mà còn xuyên thấm lên đến tận trên những tầng lớp chóp bu, làm nảy sinh ra vô số hiện tượng đáng giật mình thon thót, nhìn đâu cũng thấy trong đời sống hàng ngày. Như việc bán rừng đầu nguồn cho người Tàu mặc sức khai thác, phá rừng quý của ta trong 50 năm hoặc lâu hơn; bán nhiều khu nhượng địa cho người Tàu mặc cho họ biến thành những vùng cấm “nội bất xuất ngoại bất nhập” tràn lan ở nhiều tỉnh thành và ven biên giới; mua phôi của Tàu để làm đến cả các thứ giấy tờ quan trọng như chứng minh thư nhân dân, dẫn đến những hiểm họa chưa nói trước được; thậm chí còn dành cho Tàu những hợp đồng béo bở đầu tư xây không ít công trình quan hệ mật thiết đến an ninh quốc gia... Từ lâu nay các ngài mải quen “nhìn xuống” mà quên mất ngước lên hai chữ Tổ quốc lồng lộng trên đầu rồi chăng?

Than ôi, cái họa nước Tàu bao giờ chúng ta mới tỉnh ra đây?

Bauxite Việt Nam

Làm quan khó hay dễ

Tô Văn Trường

Lẽ rằng như người xưa từng nói: "Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia", nhưng thời nay làm thế nào để tuyển được hiền tài ra làm quan và làm quan thế nào để xứng đáng là hiền tài cho dân nhờ thì là những việc không dễ! Bởi có những ông quan trở thành tai họa với dân lành và với nhiều kẻ giấc mộng làm quan đã trở thành ác mộng. Vậy thời nay, làm quan khó hay dễ?

“Non sông gấm vóc ngày xưa

Nay đà "lão hóa" nhưng chưa trưởng thành.

Ván bài được mất mong manh,

Tội đồ lịch sử lưu danh muôn đời!”

(Thơ của người bạn gửi TVT)

Phát hiện 'đường lưỡi bò' được cài vào máy tính nhiều trường học

Hoàng Quyên

(TNO) Một phần mềm tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, bao gồm hình ảnh “đường lưỡi bò”, được cài đặt trong máy tính ở các trường gần 5 năm nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có hay biết gì về việc này?

clip_image001

"Đường lưỡi bò" hiện ra rõ nét khi chọn thao tác xem đường biên giới các quốc gia - Ảnh chụp màn hình

Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự

1. Sơ bộ hoạt động trong tháng qua

Hoan nghênh các quý vị thành viên Diễn đàn đã tích cực tham gia vào hoạt động của Diễn đàn, nhất là viết bài cho trang mạng, góp ý và tham gia vào những hoạt động khác. Trang thông tin tuy còn rất nhiều khiếm khuyết và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khắc phục và dù bị chặn rất gắt gao nhưng vẫn có số người đọc đáng mừng. Các đại diện cũng như thành viên của Diễn đàn đã tiếp xúc với nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội (theo yêu cầu và lời mời của họ) như với tất cả các tham tán chính trị của các nước EU, Canada cũng như một số vị đại sứ của các nước này; đã làm việc với báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (phụ trách các vấn đề kinh tế), Phó Trợ lý Ngoại trưởng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ; tham dự ngày nhân quyền với các nước EU; tham dự kỷ niệm ngày nhân quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức; tham dự chào mừng sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam; dự lễ tang ông Nguyễn Kiến Giang; đến sứ quán Nam Phi chia buồn về sự ra đi của Nelson Mandela và dự lễ tưởng niệm Nelson Mandela do Liên hiệp các Hội Hòa bình Hữu nghị và đoàn ngoại giao tổ chức. Ngày 22-12-2013 đã tổ chức một bữa cơm thân mật cuối năm với sự tham gia của trên 20 thành viên có điều kiện tham gia và khách mời.

TỪ CHUYỆN BÀ "BẢO MẪU" VÀ ÔNG "ĐẠI SỨ" nỗi đau không của riêng ai

Tương Lai

Không ít người đã nhắm mắt để khỏi phải nhìn cái cảnh quá ư tàn bạo của "bà bảo mẫu", rồi "cô nuôi trẻ" bóp cổ, dập đầu, dốc ngược cháu bé giúi đầu dìm vào thùng phuy đựng nước vì cháu không chịu mở to mồm ăn cháo, được chiếu trên màn hình tivi hôm rồi. Động tác của "bà" của "cô" thành thục đến độ nơi chuyên đánh đập tra tấn tù nhân để ép cung có khi phải đưa vào danh sách tuyển chọn, nếu thiếu.

Đây đâu còn là chuyện "xã hội đen" đang là tai ương chướng họa cho các cộng đồng cư dân vốn chỉ xin được hai chữ yên bình để mưu sinh trong thời buổi nhiễu nhương đầy bất trắc. Cũng không là bọn côn đồ đầu gấu được thuê tuyển để khỏi phải phơi mặt quá lộ liễu trong việc đàn áp thanh niên biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, nông dân khiếu kiện hay quyết liệt giữ đất. Cũng chẳng phải là hình ảnh người bán hàng rong bị nhà chức trách bóp cổ, còng tay để "giữ gìn trật tự và mỹ quan đô thị" hay chàng thanh niên nọ bị đạp thẳng vào mặt khi bị khiêng quẳng lên xe như khiêng một con lợn để "chống diễn biến hòa bình của các phần tử thù nghịch"!

Không được học chữ ‘ngờ’

Ngô Nhân Dụng

Bài viết rất lý thú mà chúng tôi đăng lại dưới đây kết thúc bằng một câu: Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp”. Có lẽ tác giả ở nước ngoài lâu quá rồi nhầm lẫn chăng? Trong một xã hội quan chức ngày càng giàu sụ như ở Việt Nam, “sâu” thì bò lổm ngổm mà những kẻ có chức năng “nhặt sâu” đều làm lơ đâu có ai dám bắt, vậy mà lại nảy nòi ra những vị biện lý công minh như ông Preet Bharara của nước Mỹ thì để mà chết cả nút à! Không, nước chúng tôi nó khác thưa bác Dụng, bác còn lạ gì nữa câu nói nổi danh của học giả Hoàng Ngọc Hiến: “Cái nước mình nó thế”. Đến những vụ việc lùm xùm liên quan đến thể diện quốc gia lớn hơn nhiều như vụ việc in tiền polyme ở Úc mà cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối nữa là. Vài chục nghìn euro giắt lưng đối với họ chỉ là con muỗi, trước nay qua mặt hải quan các nước chắc phải đến hàng nghìn vạn vụ rồi ấy chứ, ai ranh ma quỷ quyệt nhất thế kỷ XX nếu chẳng phải là "con cháu" mấy bác Xít, Mao? Nhưng họ chỉ ranh ma quỷ quyệt ở độc một phương diện xoay xở cho cái ghế và gia đình họ thôi. Ngay cái đầu đề ý nhị bác dùng như trên e cũng là quá cao với họ rồi đấy.

Bauxite Việt Nam

Monica Macias, người đến từ Bình Nhưỡng

Phan Thành Đạt

Người phương Tây có câu: "Sự thật được nói ra từ miệng của những đứa trẻ", vì qua cách suy nghĩ và lời bình luận của trẻ em, người lớn sẽ hiểu thêm phần nào cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của người dân Bắc Hàn, vì đất nước này được coi là nơi bí ẩn nhất thế giới, người dân ở đây không được tiếp xúc với người nước ngoài, không có điều kiện sử dụng Internet, ngoại trừ tầng lớp có lợi ích gắn kết với giới lãnh đạo. Người viết bài này xin nêu một số phát biểu của trẻ em để hiểu hơn về thực tế ở đất nước này:

Đầu bếp người Nhật Kenji Fujimoto phục vị cho gia đình họ Kim từ 1989 đến năm 2001, ông biết khá rõ Kim Jong Un từ khi nhân vật này còn là thiếu niên, Kim Jong Un học phổ thông tại Thụy Sĩ, nhưng đến dịp nghỉ hè thường về thăm gia đình. Cậu bé Kim Jong Un có lần nói với Kenji Fujimoto: "Ở Thụy Sỹ, các cửa hàng bán đủ mọi thứ, còn ở đây thì chẳng có gì".

Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa

HỒNG THỦY

(GDVN) - 1 giờ ngày 18/1, Hạm trưởng HQ4 báo cáo việc đổ bộ lên Duy Mộng gặp khó khăn vì khả năng tác chiến của quân TQ mạnh hơn về nhiều mặt.

Tiếp theo bài 2 "Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

clip_image001

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính Phủ.

 

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa

HỒNG THỦY

(GDVN) - Trung đội biệt hải biệt phái tiếp tục tiến sâu vào bờ khoảng 250 m và cắm cờ VNCH ngay trước mặt lính TQ đã dàn hàng ngang cách đó 3 mét.

Tiếp theo bài 3 "Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong dịp 40 năm Trung Quốc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

clip_image001

Tiến sĩ Trần Công Trục.

Từ Đảng không còn là cá biệt

Đào Văn Tùng (Thiện Tùng)

Việc luật gia Đằng, tiến sĩ Dũng, bác sĩ Diên ly khai (từ) Đảng CSVN (Đảng) nhất thời gây xôn xao dư luận, khen chê lẫn lộn.

Lâu nay việc ra vào Đảng là chuyện bình thường, trước ba ông nầy đã có lắm đảng viên từ Đảng, họ âm thầm ra đi “không kèn không trống”, còn ba ông nầy từ Đảng khác thường là “giống trống khua chiên”, khiến dư luận xã hội nóng lên, biến việc vốn bình thường ấy thành khác thường.

Theo tôi hiểu, Đảng là một tổ chức, ai muốn vào phải tự giác xin và đợi cho, còn muốn ra chỉ cần báo cho tổ chức biết là đủ lịch sự rồi.

Mỗi người một cách. Ông Đằng, ông Diên từ Đảng “bái tổ” với động thái dứt khoát, vẫy tay chào rồi tự động ra đi không một chút đoái hoài, buộc người ta phải chấp nhận, không còn điều kiện gây khó dễ. Ông Dũng vẫn còn đang công tác trong hệ thống nhà nước, từ Đảng “bái tổ” phải kèm chữ “xin” – mặc dầu là xin hướng dẫn thủ tục.

Đường đời không lối rẽ

Nguyn Quang Lp

Đôi lỜi

Câu chuyện bắt đầu như mọi câu chuyện theo kiểu Nguyễn Quang Lập, nghĩa là như không có văn, không định làm văn, càng không thấy dấu vết nào của sự cố ý “làm văn”. “Tôi làm ở báo Cửa Việt … tôi túng bài cho số Tết … tôi mò ra Hà Nội … tôi không định đặt bài cái “thằng Phương” bạn tôi ấy, nhưng rồi lại có bài của nó đem về dùng, chỉ bỏ đi chừng năm trăm chữ …”

Thế rồi câu chuyện cứ nở ra, và nở ra một cách thật có duyên – có thể nói thật văn chương nữa – vì văn chương là cái duyên, mà phải là cái duyên của người viết ngay đúng lúc người cầm bút đó không định “làm duyên bằng văn chương”, càng không cố ý “sáng tạo”, “phá phách”, tưởng đâu như định “mở ra một chân trời văn chương hoàn toàn mới mẻ”…

Trong chừng mức nào đó, Nguyễn Quang Lập rất giống với Nguyễn Ngọc Tư. Hai anh ả này viết văn như người ta đi ra đồng lùa vịt rồi kể dăm ba điều chất chưởng, viết văn mà ngây ngô như chính mình đang tròn xoe mắt trước những hiện tượng văn chương cao sang hơn mình… chất chưởng đấy, ngây ngô ngơ ngác đấy, nhưng phải là người gan lì lắm mới ngăn nổi cho mắt mình không nhòe đang khi đọc văn chương của hai anh ả này.

Riêng với Nguyễn Quang Lập, ngày Chủ nhật này Bauxite Việt Nam tự động gắp từ trang Quê Choa ngày 18 tháng 12 năm 2013 của anh một câu chuyện để mang về làm đẹp cho trang BVN khô khan của mình. Một câu chuyện hoặc một tác phẩm, nếu thích nói quá lên, đó là một kiệt tác.

Có hai nhân vật. “Thằng” Phương, tên đại bịp, tên lừa đảo, có điều là anh ta lừa đảo và bịp bợm một cách quá ư hồn nhiên, như là một “thiên tính”. Anh ta thích làm rung động những trái tim thôn nữ – xin nhấn mạnh, “trái tim thôn nữ”. Cái lực lượng làm quân chủ lực của cách mạng. Cô gái quê quá tự ti và quá nhút nhát chẳng thấy chàng trai đó có gì là hấp dẫn hết. Và chính sự ngờ nghệch gái quê ấy đã khiến “thằng” Phương tìm cách “giết” cho bằng được. Và rồi, nhà văn tên thật là Phương bút danh là Quì ấy đã thành công. Anh ta “giết” được cô gái quê ấy – và giết với nghĩa đen hoàn toàn trần trụi của khái niệm giết.

Nguyễn Quang Lập kể chuyện trong kiệt tác của mình rất kiệm lời nhưng hoàn toàn đủ: thằng-nhà-văn-Phương-Quì đã “nâng tầm” cô gái quê bị lừa thành “o du kích nhoẻn cười dưới ánh trăng”. O du kích bịa tạc ấy đã tôn thờ nhà văn Phương-Quì cùng với đứa con trai của hai người, cái đứa bé chết mà chưa được chụp ảnh để đến nỗi trên bàn thờ chỉ có ảnh nhà văn Phương-Quì chưa chết trong tư thế tự thu xếp hoàn hảo một vị trí trên bàn thờ cho mình!

Thư giãn Chủ nhật cùng BVN, xin mời bạn đọc Nhà văn Nguyễn Quang Lập. Thật bất công, và lại có phần ngốc nghếch nữa, nếu ta tin lời những nhà phê bình đã phán một cách nhẹ tênh, rằng “Nguyễn Quang Lập viết văn lối khẩu ngữ”. Và chớ tin nhảm vào những chê trách hơi nặng nề, rằng nhà văn Việt Nam đương thời quay lưng với thực tại. Nhà văn đương thời như “anh Nập” (và Nguyễn Ngọc Tư) hoàn toàn không quay lưng với thực tại. Ẩn dụ của họ quá đẹp và quá mong manh đến độ có thể bị bỏ qua, có khi còn bị hiểu nhầm.

Vì thế mới cần dạy Văn cho trẻ em của cả dân tộc này ngay từ lớp Một theo một cung cách hoàn toàn khác! Nói thật đấy!

Phạm Toàn

Quê hương của bác sĩ Yersin

Mai Thái Lĩnh

Trong hơn hai thập niên gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình tìm hiểu về tiểu sử của bác sĩ Alexandre Yersin, về những cuộc thám hiểm của ông trên vùng cao nguyên Nam Trung phần, về những phát minh của ông trong y học – nhất là việc phát hiện ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch (Yersinia pestis) mở ra khả năng khống chế căn bệnh quái ác này.

Thế nhưng, cho đến nay, dường như người Việt còn hiểu biết rất ít về quê hương của ông – nơi ông được sinh ra và lớn lên …

TS Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa

HỒNG THỦY

(GDVN) - Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.

clip_image001

 

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

 
   

Sắp tới thời điểm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc (TQ) đánh chiếm trái phép các đảo phía Tây và kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có loạt bài ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông, trong đó có phần trình bày lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với những thông tin đầy đủ và chi tiết.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài “Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới, vừa để ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền của cha ông ở Biển Đông, vừa nhằm  góp phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ và đòi lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay.

Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tham vọng bành trướng lãnh thổ vẫn liên tục được TQ ấp ủ trong suốt thời gian dài và chờ những lúc bối cảnh lịch sử thuận lợi đã thừa cơ chiếm đoạt từng phần tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền

HỒNG THỦY

(GDVN) - VNCH triển khai kế hoạch hành quân tái chiếm lại nhóm đảo phía tây Hoàng Sa, hai bên bắt đầu dàn thế trận.

clip_image001

 

Tiến sĩ Trần Công Trục.

 
   

Tiếp theo bài 1: "TS Trần Công Trục: TQ 3 lần thừa cơ thôn tính Hoàng Sa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới độc giả trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cũng trong buổi chiều 16.1 sau khi Tổng thống VNCH chỉ thị cho quân đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở Hoàng Sa, Tư lệnh Hải quân VNCH tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các. Sau khi Tham mưu phó cuộc hành quân thuyết trình về tình hình quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng VNCH chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu và BTL Hải quân nghiên cứu kế hoạch tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị TQ chiếm đóng.

Ngày 17 tháng 1 BTL Hải quân ra Lệnh hành quân số 42 cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải thi hành. Phối hợp hành quân, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cùng Bộ Tham mưu luôn làm việc bên cạnh BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải, đồng thời BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 cử một Trung tá tham dự. Kế hoạch hành quân chia làm hai giai đoạn:

Không chốn nương thân- tặng Nguyễn Văn Thạnh

Blogger Người Buôn Gió

Những ngày của tháng 12 năm 2013, hình ảnh chuyến xe chở đồ đạc và số phận của chủ nhân đồ đạc là vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng khiến người ta liên tưởng đến những hình ảnh trong phim đen trắng cách đây  hơn 60 năm. Những thước phim kể về người Do Thái chạy trốn sự săn lùng của chủ nghĩa phát xít.

Sự khác nhau của 60 năm trước với lúc này là người bị săn đuổi không bị đưa vào lò thiêu.

Nhưng sự giống nhau thì vẫn thế. Một số phận như con thuyền không bến đậu, nó giống như người bị bệnh dịch hạch đến đâu cũng bị xua đuổi tàn nhẫn.

Vài sự việc đáng nói

Nguyễn Trọng Vĩnh

Một phiên tòa không bình thường

Thông thường thì những phiên tòa có vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia hoặc bí mật quân sự thì mới xử kín, còn phiên tòa xử Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc về tội tham ô mà cũng xử kín, đến nỗi ông Nguyễn Bá Thanh phụ trách chống tham nhũng mà cũng không được vào dự trực tiếp tại phòng xử án, phải ngồi ở phòng bên theo dõi qua TV.

Thông thường khi bị can bị tòa tuyên án tử hình thì òa khóc hoặc ngất xỉu. Ở phiên tòa này, khi nghe kiểm sát viên đề nghị án tử hình thì Dương Chí Dũng lại rất bình thản, còn đọc thơ nữa, ra vẻ thách thức quan tòa. Có lẽ anh ta tin rằng có ông to nào đó cũng dính líu sẽ có những thủ đoạn gian xảo gì đó để cứu mình. Ông to nào đó có thể dân cũng đoán được.

Nhật đóng cửa vĩnh viễn 2 lò phản ứng hư hại vì sóng thần

Thanh Tùng

Theo AFP

(Dân trí) - Công ty điện lực Toyko (TEPCO), đơn vị quản lý và vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngày 18/12 cho biết sẽ đóng cửa vĩnh viễn hai lò phản ứng bị hư hại trong thảm họa sóng thần năm 2011, trong khi tháo dỡ 4 lò phản ứng còn lại.

TEPCO và chính phủ Nhật dự kiến phải mất tới 40 năm để làm sạch và tháo dỡ 4 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima.

clip_image001

Nhà máy điện Fukushima bị hư hại nặng vì sóng thần

BẢN TƯỜNG TRÌNH SỐ 2.

Kính gửi: quí bạn hữu, quí trang mạng, quí hãng thông tấn.

Lời đầy tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã dõi theo vụ việc của tôi.

Sau khi sự việc xảy ra, tôi có bản tường trình tại đây: (các bạn có thể thay link để phù hợp với trang tin của các bạn). Bản tường trình này, được xem như bản số 1.

Để cập nhật thông tin cho quí bạn, tôi xin làm bản tường trình số 2.

Phần I:

Tôi cho rằng đây là một kiểu làm việc tùy tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp, cuộc sống bình yên của công dân. Là một công dân nhỏ bé, theo tinh thần "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật", tôi làm đơn trình báo lên các cơ quan bảo vệ luật pháp.

Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima?

https://drive.google.com/file/d/0B0b1-4I5N1iYYjFwWU5tR3o4b3M/edit?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B0b1-4I5N1iYYjFwWU5tR3o4b3M/edit?usp=sharing

Vào ngày 11/3/2011, cơn động đất nối tiếp với sóng thần đã biến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thành trái bom kinh hoàng không chỉ đối với nước Nhật mà còn cho hàng trăm triệu dân chúng ở các nước trong vùng.

Dù với trình độ công nghệ cao, đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, tiến trình xây dựng kỹ lưỡng, và nhiều biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng, nhưng sức mạnh của thiên nhiên vẫn vượt quá mọi trù liệu của con người.

Sau đây là cuốn phim của đài PBS, Hoa Kỳ ghi lại những giờ phút căn

Đảng làm sao có thể “hạ cánh mềm”?

TS Phạm Chí Dũng

clip_image001

 

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

 
   
Đôi lời : Sáng nay 18/12/2013, một cuộc “đấu tố” đã diễn ra đối với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã viết Tâm thư từ bỏ đảng, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh làm việc. Trước đó, Đảng ủy Viện và Đảng ủy cấp trên đã cố gắng vận động anh rút đơn “ở lại trong đảng để đấu tranh” nhưng không thành công, nên đã chỉ thị cho các đảng viên “đấu tố” anh. Tuy nhiên có đến 60% đảng viên không đồng ý khai trừ đảng TS Phạm Chí Dũng!

Xin phép được giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng về sự kiện này.

Thụy Mi

***

Cuộc họp kiểm điểm tôi xảy đến vào buổi sáng ngày 18/12/2013, hai tuần sau khi tôi viết Tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng, được đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển - một cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP. HCM nhưng chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy khối dân chính đảng - triệu tập như một hội nghị bất thường.

Phân ưu cùng gia đình học giả Đào Hùng

Được tin học giả kiêm dịch giả ĐÀO HÙNG tức Đào Thế Hùng vừa tạ thế vào 19 giờ 7 phút ngày 17-12-2013 sau một ca mổ tim bất thành, thọ 82 tuổi (1932 - 2013), Bauxite Việt Nam vô cùng đau xót.

Là người được đào tạo bài bản từ nhỏ qua các trường học Pháp Việt ở Huế trước 1945 như Jeanne d'Arc, Providence và Quốc học, trở thành người có vốn Pháp ngữ thành thạo, từ lâu đã là một cây bút dịch tiếng Pháp tin cậy, suốt thời gian dài làm biên tập ở Nhà xuất bản Ngoại văn, ông Đào Hùng đã góp phần nâng cao uy tín cho khối sách dịch tiếng pháp hai chiều của Nhà xuất bản này, đặc biệt giúp độc giả người Pháp hiểu sâu sắc hơn văn hóa Việt Nam. Cũng là người được đào luyện từ nhỏ trong môi trường một gia đình trí thức nổi tiếng, vợ chồng nhà bác học Đào Duy Anh và nhà giáo Trần Thị Như Mân, ông Đào Hùng không những đã trang bị cho mình một vốn tri thức văn hóa sâu rộng, vững chãi mà còn có quan điểm khoa học cấp tiến và cởi mở. Từ 1999 với cương vị Phó tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay ông đã dồn công sức dẫn dắt tờ báo theo một đường hướng gắn công tác nghiên cứu sử học với việc giải đáp những vấn đề lịch sử thiết thực nhất, từng là dấu hỏi tồn đọng trong nhiều năm, phanh phui được nhiều tư liệu mới mẻ và xác đáng, soi tỏ lại không ít giá trị vốn đang bị khuất lấp. Xưa & Nay trở thành một trong số ít tờ tạp chí sáng giá của ngành sử học hiện đại có phần đóng góp rất lớn của ông.

clip_image002

Phó TBT Đào Hùng (ngoài cùng bên phải) trong buổi trò chuyện vào ngày 9-12-2008 giữa tạp chí Xưa & Nay và những nhân chứng trong cuộc khởi nghĩa Can Lộc (Hà Tĩnh) ngày 16-8-1945. Người có râu tóc bạc trắng là ông Trần Doãn Hoài, thành viên còn lại của cuộc khởi nghĩa. Người đứng giữa hai ông là Đặng Văn Doãn, nguyên Tri huyện Can Lộc lúc bấy giờ. Ảnh: Hy Tuệ.

Bauxite Việt Nam mất đi một cộng tác viên trung hậu và nghiêm cẩn, một người thận trọng, viết ít nhưng những gì viết ra đều trở thành phát ngôn chắc nịch, làm cho bạn đọc tin cậy. Xin thành kính chia buồn cùng bà quả phụ Công Huyền Tôn Nữ Nghi Trinh và các con cháu trong đại gia đình. Cầu mong hương hồn ông tiêu dao nơi Cực Lạc.

Bauxite Việt Nam

Luật pháp và hoà giải chính trị - các kinh nghiệm quốc tế

Neil J. Kritz

Đỗ Kim Thêm dịch

Lời người dịch

clip_image002

Luật pháp có một sức mạnh vô hình, nhưng không do huyền thoại của tôn giáo và cũng không nhng chế kinh tế hay bạo lực quân đội. Công dụng của luật pháp là trừng phạt các vi phạm và đem lại công bình và trật tự cho xã hội. Khi cá nhân có tinh thần tìm hiểu công lý, yêu chuộng hoà bình và đồng thuận cho một căn bản chung sống, thì tất cả tranh chấp xã hội sẽ được giải quyết an hòa bằng phương tiện luật pháp.

Nhưng luật pháp còn là một phương tiện cho các quốc gia lâm chiến vãn hồi hoà bình và tái thiết hậu chiến, đặc biệt nhất là hoà giải quốc gia và hoà hợp dân tộc, một khái niệm quen thuộc với người Việt từ khi có hiệp định Paris.

Thực ra, hoà giải không chỉ là tha thứ của nạn nhân về sai trái của thủ phạm, mà còn là một khuôn khổ luật pháp đ xây dựng lại mối quan hệ và niềm tin cho toàn thể xã hội, tạo lập một cộng đồng cho tương lai. Sự đồng tình của cả hai phe thắng và thua trận trong thời hậu chiến sẽ đem lại ý nghiã chung sống về chính trị: điểm chủ yếu cho các vấn đề cá nhân, tập th, nhà nước, luật pháp và đạo đức sẽ được thảo luận.

Nhưng quan trọng nhất, hoà giải là một đồng thuận giá trị về chính trị. Đầu hàng của cá nhân hay tập thể là một thay đổi thái độ trước phe thắng cuộc và một quyết định hợp lý của lý trí cần được thể chế chính trị bảo vệ, và vai trò luật pháp là điều kiện th chế tiên quyết. Khuôn khổ cho hoà giải là bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tinh thần thưng tôn luật pháp của chế độ.

Dầu bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư cũ, Bắc Ái Nhĩ Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn bản đồng thuận cho tiến trình hoà giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật pháp là phương tiện. Đó là hai vấn đề kinh nghiệm cho chúng ta cần được đặt ra khi thảo luận về hoà giải dân tộc. Bản dịch sau đây giới thiệu về vai trò của luật pháp trong tiến trình này.

Nguyên tác của bản dịch là “The Rule of Law in the Postconflict Phase – Building a Stable Peace”, Chương 47 của “Turbulent Peace, The Challenges of Managing International Conflict, Chester A. Croker et al (eds.) 2001, U. S Institute of Peace Press, 2001, 801-820.

Neil J. Kritz là Giám đốc Chương trình Rule of Law của U. S Institute of Peace. Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch và loại bỏ tất cả các chú thích đtham khảo về luật quốc tế.

Bài liên quan: “Lý Thuyết Đạo Đc Cho Hoà Giải Chính Trị“, Colleen Murphy, “A Moral Theory of Political Reconcialtion”, Cambridge University Press, 2010.

Dự án sân bay Long Thành “thiêng” thật!

Nguyễn Đình Ấm

Mấy chục năm qua, hằng ngày sân bay Tân Sơn Nhất vẫn bình thản đưa, đón 300-400 chuyến bay hạ, cất cánh, mặc dù thường xuyên có chuyện nhà dân xây cất vi phạm tĩnh không phải xử lý. Thế nhưng, từ cuối tháng 11/2013 đến gần đây, khi mà Quốc hội, Hội đồng nhân dân TP HCM họp, có nhiều ý kiến phản đối việc lấy đất sân bay làm sân golf và đưa sân bay TSN về Long Thành tốn hàng chục triệu USD thì trên báo đài xuất hiện các thông tin máy bay liên tục làm tốc mái nhà dân gần sân bay TSN khiến dư luận hoang mang.

Tân Sơn Nhất được người Pháp quy hoạch từ những năm 1930, là sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất Việt Nam. Năm 1975, TSN có diện tích quỹ đất 2.500 ha, cách trung tâm TP HCM 10 km. Tuy nhiên, từ sau năm 1975, chính quyền thành phố đã để các khu dân cư lấn vào quỹ đất dự trữ (sân bay bao giờ cũng phát triển theo từng giai đoạn tăng trưởng khách để tiết kiệm vốn) nên TSN bị thu hẹp. Theo đo đạc, khảo sát, quy hoạch của cục HKVN năm 2010, hiện TSN chỉ còn 1.150 ha. Dù vậy, qua nhiều lần cải tạo, mở rộng nhà ga, cơ sở dịch vụ hạ tầng… hiện nay TSN có công suất hơn 20 triệu khách/năm và có thể nâng cấp, mở rộng để có công suất 40-80 triệu khách/năm, ngang với các sân bay nhộn nhịp cỡ nhất châu Á như Tokyo (Nhật), Check Lap Kok (Hongkong)… vì sân bay Check Lap Kok cũng chỉ rộng 1.200 ha mà nay đang có công suất 45 triệu khách/năm và có thể nâng lên 80 triệu khách/năm.

Thư của blogger Nguyễn Văn Thạnh về việc bị sách nhiễu khi thuê nhà và bị bắt giữ xe khi phải chuyển chuyển nhà

Nguyễn Văn Thạnh

Kính gửi: Quí bạn hữu, quí trang mạng, quí hãng thông tấn.

Tôi là Nguyễn Văn Thạnh, hiện cư trú tại Đà Nẵng, là một blogger.

Các bài viết của tôi có ở đây: http://danluan.org/tu-khoa/nguyen-van-thanh

Thời gian rồi, tôi liên tục bị chủ nhà thôi hợp đồng thuê nhà, tôi phải chuyển nhà liên tục.

Một số chủ nhà nói lý do thôi hợp đồng là cần lấy lại nhà dùng cho việc khác, nhưng có một chủ nhà nói với tôi là có nhân viên an ninh nói họ không được cho tôi thuê nhà.

Trại giam K3, Xuyên Mộc – Bà Rịa – Vũng Tàu – Lần thăm Kha đầu tiên

Đinh Nhật Uy

13/12/2013. Tôi lên trại tạm giam công an Tỉnh Long An thì nhận được tin báo rằng Đinh Nguyên Kha đã chuyển đi đến trại giam Bộ Công An tại Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 11/12/2013. Gia đình tôi không nhận được bất kỳ một thông báo nào khác từ Kha hay từ nhà giam. Tôi chỉ biết hỏi thăm những gia đình tù nhân khác để có thêm chi tiết trang bị cho chuyến đi Xuyên Mộc vài ngày sắp tới.

15/12/2013. Tối, tôi và chị đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho chuyến thăm nuôi đầu tiên tại khu trại giam xa xôi, hẻo lánh. Bản đồ từ dẫn đường từ Google được in ra giấy. Hai chị em nhìn nhau như muốn nói: “đường đi chua loét”.

Bản tường trình về việc bị công an, côn đồ tại Đà Nẵng đánh đập một cách dã man ngay trong ngày Quốc tế Nhân Quyền

Kính gửi:

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

- Các Chính phủ dân chủ tự do khắp hoàn vũ

- Các Cơ quan, Tổ chức nhân quyền quốc tế

Tôi là Nguyễn Đức Quốc; hiện thường trú tại: Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.

Tôi tố cáo lên Công luận Quốc tế, cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước, về việc công an, côn đồ tại Đà Nẵng đánh đập tôi và nhiều bạn của tôi một cách dã man ngay trong ngày Quốc tế Nhân Quyền, 10/12/2013. Diễn biến vụ việc như sau:

Các Mác & Việt Nam hôm nay

Hạ Đình Nguyên

Người ta đều biết Các Mác là một nhà tư tưởng lớn có tầm thời đại, với ảnh hưởng kéo dài đã ngót 200 năm. Tư tưởng của ông có tính chất cách mạng và nhân bản, hướng đến giải phóng loài người với mục tiêu tự do và bình đẳng. Nhưng trải qua tác động của tư tưởng đó, bằng sự so sánh lợi và hại, người ta nói, giá như đừng có ông thì hơn!

Thật đáng thán phục vừa là kinh ngạc, khi đọc kỹ một đoạn văn sau đây của ông, giống như ông vừa mới nói hôm qua ở một vài xứ sở:

Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng.

Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường

Tác giả dự án: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

Ý tưởng dự án:

- Cần giải thích trung thực và thẳng thắn rằng tác giả không xây dựng dự án này để tạo ảnh hưởng cá nhân, mà chỉ muốn đóng góp cho xã hội dân sự Việt Nam bằng vào những phong trào dân sự hành động vì người nghèo, những người bị tổn thương do vấn nạn thu hồi đất và nạn nhân môi trường.

- Dự án này có thể được vận dụng tại nhiều địa phương tùy theo các đặc điểm và điểu kiện, với nhiều tên gọi và hình thức khác nhau.

- Trước mắt, có thể dùng hình thức “phong trào” cho dự án như một phương thức mang tính tập hợp rộng rãi nhiều thành phần.

VỤ ÁN TRƯƠNG DUY NHẤT: KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VÀ LƯƠNG TÂM NGƯỜI LÀM BÁO

Huỳnh Ngọc Chênh

clip_image002

Trong lúc dư luận còn đang hoang mang chưa biết tình hình công dân, nhà báo, Blogger Trương Duy Nhất đang như thế nào sau bảy tháng bị giam giữ biệt tăm đến vợ con cũng không được vào thăm viếng thì báo CAND rồi báo Petrotimes đồng thời đăng lên hai bài báo luận tội Trương Duy Nhất với nội dung y hệt nhau đến từng câu chữ.

Việt Nam - TPP: Ai mua chính trị không?

TS. Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Hy vọng cuối cùng về một kết quả “kết thúc đàm phán cuối năm 2013” đã tan chảy trong nỗi phiền muộn đông cứng của giới lãnh đạo kinh tế Việt Nam. Lần cuối cùng trong năm nay, Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Singapore đã kết thúc ngày 10/12 mà không khởi sự được bất kỳ thỏa thuận quan yếu nào đối với đất nước của sáu năm suy thoái kinh tế.

clip_image001

TPP là một trong những chủ đề đàm phán quan trọng song phương Việt - Mỹ hiện nay

Thư gửi Thanh niên - Học sinh - Sinh viên của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng viết trên giường bệnh

Được sự gửi gắm của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Bauxite Việt Nam xin trân trọng công bố bức thư của ông gửi Thanh niên – Học sinh – Sinh viên mà ông viết trong những ngày bệnh tình trở nặng tại Bệnh viện 115. Bức thư thứ nhất ông Lê Hiếu Đằng viết vào sáng ngày 12/12/2013, nhưng sức khoẻ không còn đủ để ông hoàn tất. Chiều 12/12, ông quyết định viết lại, và sáng 13/12 ông sửa lại lần cuối cùng. Nhưng có lẽ sự cố gắng của ông khi viết bức thư đầu trong khi bệnh đã trở nặng đã khiến sức khoẻ ông hao tổn nhiều, nên đọc bức thư thứ hai, ta như nghe rõ nhịp thở yếu ớt mà gấp gáp như muốn trút hết tâm khảm, những lời tâm huyết lặp đi lặp lại day dứt, đứt nối. Làm sao có thể không xúc động khi nghe những lời như của một người anh muốn trăng trối đến các em thân yêu của mình. Năm giờ sau khi hoàn tất bức thư thứ hai, ông Lê Hiếu Đằng chìm vào hôn mê, phải vào phòng cấp cứu hồi sức tích cực. Tuy đến ngày hôm nay, 15/12, tin vui từ bệnh viện 115 cho hay ông Lê Hiếu Đằng đã tỉnh táo, sức khoẻ có dấu hiệu hồi phục, nhưng ông vẫn quyết định gửi Bauxite Việt Nam công bố hai bức thư của ông như những lời tâm huyết rất có thể là sau cùng của mình gửi đến thế hệ sẽ tiếp nối cuộc đấu tranh của một dân tộc đã quá nhiều đau thương mà con đường đến Tự do, Dân chủ, Hạnh phúc thật sự còn nhiều chông gai trước mặt.

Lời ông gửi gắm thế hệ trẻ cũng là lời nhắn nhủ tất cả chúng ta, những người Việt Nam tha thiết với vận mệnh của đất nước, của chính mình: Tay trong tay tiến lên, không sợ đàn áp, sỉ nhục, tù đày, kể cả cái chết.

Tự do không thể xin ai ban cho. Chỉ những người không cam chịu cúi mặt mới xứng đáng được sống ngẩng đầu.

Bauxite Việt Nam

CHIA ĐAU CÙNG BÁC LÊ HIẾU ĐẰNG

Hà Sĩ Phu

– Bác biết chăng: Xã hội cũng ung thư, xương đã thấu xương, “ác bệnh” tung hoành đau một nước!

– Tôi nghĩ vậy: Giang sơn cần cấp cứu, máu nên truyền máu, “lương tri” hội chẩn cứu muôn nhà!

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Tản mạn sáng Chủ Nhật: Anh Đằng vẫn nằm ở đấy!

Hạ Đình Nguyên

Sáng nay, chủ nhật, tôi dự định vào thăm anh ấy.

Tôi vốn không còn tính siêng năng, muốn ở nhà chờ tin bạn bè qua điện thoại, trong khi đó mình lai rai quét lá cây trong góc vườn, rồi tự thưởng thức, ngâm nga cái việc làm tương đối vô ích của mình: “Đố ai quét sạch lá rừng – Để tôi khuyên gió, gió đừng…”. Cả hai đều là việc làm vô bổ, từ quét lá đến chuyện khuyên gió. Rồi suy ra cả đời cũng vô tích sự. Nếu ai có hỏi, sáu mươi năm qua, mi làm cái gì vậy, thì chẳng biết trả lời sao. Nghĩ thêm, cái tổ chức Liên Minh của anh Đằng, và anh Đằng cũng vậy thôi, là chuyện quét lá rừng, là chuyện khuyên gió…! Nhưng ông bà thường nhắc: nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi chẳng hiểu gì lắm ý nghĩa câu này, có lẽ là cái nghĩa đối với người “ra đi” là cái nghĩa cuối cùng, lần chót, là xong hết, là hoàn toàn hết.

Bác Trọng nói câu nào cũng dzui ghê!

Hạ Đình Nguyên

Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: Báo Tiền Phong).

Dân nhậu Sài Gòn thường hay đẩy đưa cuộc lai rai của mình bằng những chuyện tiếu lâm mặn nhạt đủ kiểu. Khi thì chuyện chăn gối oái ăm dở khóc dở cười, khi thì chuyện mèo chó cắn nhau, cũng có khi là mạn đàm linh tinh thế sự. Nhưng xem ra chuyện nào cũng có tính biện chứng nghiêm túc cả, lại cũng rất là “xem xét” đảm bảo cái “bình tĩnh-tỉnh táo-sáng suốt” chứ chẳng dám coi thường.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn