30-4-1975: Giai nhân và quái vật

Sơn Văn

Khi đọc đầu đề này hẳn có người nghĩ rằng tôi sắp kể một câu chuyện tình na ná chuyện cổ tích phương Tây “Giai nhân và quái vật” đã làm mê say bao triệu người từ trẻ đến già trên toàn thế giới và vì vậy sẵn lòng chờ một giấc mơ hoa để rũ bỏ dù trong chốc lát những u uẩn của cuộc sống hiện tại. Nếu vậy thì tôi rất xin lỗi mà thưa rằng, những gì tôi nói ngay sau đây sẽ chẳng có vẻ gì của một chuyện tình, càng không phải là một chuyện tình có hậu.

Không nghi ngờ gì nữa, thống nhất đất nước là khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của mình, đặc biệt ở thế kỷ 20, bất luận ở bên nào của chiến tuyến, dù trong hàng ngũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Việt Cộng, hay thuộc lực lượng Việt Nam Cộng hòa chống cộng. Do đó, 30-4-1975 chắc chắn là cái tuyệt vời, cái vô cùng đẹp đẽ khi khép lại cuộc chiến thảm khốc kéo dài 20 năm không một ngày ngưng để nối liền non sông thành một dải. “Giai nhân” mà 30-4-1975 mang lại cho dân tộc Việt Nam chính là chỗ đó!

Dân chủ thụt lùi

(Ôn lại cuộc tranh luận Tư pháp năm 1948)

Bài 2. Ý KIẾN BẠN ĐỌC: TRANH LUẬN VỚI ÔNG QUANG ĐẠM

Đăng trên báo Sự thật các số 114 (20.6.1949), 115 (10.7.1949), 116 (1.8.1949)

* Báo Sự Thật số 114, ngày 20/06/1949

VẤN ĐỀ TƯ PHÁP

I/Tư pháp là một khí cụ riêng của tập đoàn chính trị

L.T.S – Dưới đây là nguyên văn bài của Ông Vũ Trọng Khánh gửi đến góp thêm vào cuộc tranh luận về vấn đề tư pháp.

Dân chủ thụt lùi

(Ôn lại cuộc tranh luận Tư pháp năm 1948)

Bài 3. DANH TÀI HỌ VŨ – LUẬT SƯ VŨ TRỌNG KHÁNH – NHÀ TRÍ THỨC HỌ VŨ YÊU NƯỚC

Đăng trong tập báo Vũ tộc tinh hoa Hải Phòng, Xuân Nhâm Thìn 2012

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi – Hội Sử học Hải Phòng

Vũ Trọng Khánh quê làng Cự Đà huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội) nhưng sinh năm 1912 ở Hà Nội vì gia đình làm nghề buôn bán nhỏ tại nội đô. Vốn thông minh ham học nên sau khi học xong bậc Thành chung ông thi trúng vào trường Trung học Pháp Albert Sarraut, một trường danh giá ở xứ Đông Dương thuộc Pháp ngày ấy.

Giải phóng mặt bằng một cuộc cải cách kinh tế

Hà Đình Sơn

Hai chục năm gần đây toàn xã hội đã không ai xa lạ với cụm từ “Giải phóng mặt bằng – GPMB” tức là thu hồi đất đai. Giải phóng mặt bằng chính là một cuộc cách mạng kinh tế mang đặc trưng xã hội chủ nghĩa. Nó xảy ra ở các địa phương, tỉnh, thành trong toàn quốc. Nó tác động đến kinh tế, xã hội của cả nước từ hai chục năm cho đến nay và còn di họa về sau.

Cuộc cải cách kinh tế thứ nhất là cải cách ruộng đất những năm 50 ở miền Bắc và phong trào Tập đoàn hóa sản xuất nông nghiệp ở miền Nam sau năm 1975. Cuộc cải cách kinh tế thứ hai là cải tạo tư sản ở miền Bắc và cải tạo tư sản ở miền Nam. Cuộc cải cách kinh tế khác nữa đó là các lần đổi tiền. Gọi là cải cách kinh tế vì chúng xảy ra đều dẫn đến sự biến động toàn diện tới tình hình kinh tế của xã hội. Nó có đặc trưng chung đều là sự thu hồi hay tước đoạt đoạt đất đai, tài sản của một bộ phận nhân dân hoặc của toàn dân để tập trung vào tay nhà nước hoặc để phân phối lại cho một bộ phận khác trong xã hội. Các cuộc cách mạng kinh tế này không sáng tạo ra giá trị mới cho xã hội, thậm chí còn phá hoại kinh tế xã hội. Sau mỗi một cuộc cách mạng kinh tế là một thời kỳ nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Nhưng các cuộc cách mạng kinh tế trước đây chưa chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên hậu quả của nó dễ nhận ra.

Đơn khiếu nại về việc vi phạm quyền tự do về nước của công dân

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga

Tên tôi là Phạm Văn Điệp, công dân Việt Nam, sinh ngày 12.6.1968

Nơi sinh: Quảng Tiến, Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Địa chỉ tạm thời: LB Nga, Petrozavodsk, phố Drevlanka 22/1-84

Bà Hà

Minh Diện

Đôi lời giới thiệu

Tôi đã đề nghị Tổng Biên tập không nên mất thì giờ, không cần xin phép anh Minh Diện và anh Bùi Văn Bồng, cứ lấy bài viết của anh để đưa vào trang BVN cho kịp ngày 30 tháng Tư năm nay, 2013.

Bên cạnh sự nhợt nhạt ba bề bốn bên trên những trang báo nhởn nhơ xung quanh, bên cạnh không khí ầm ào anh nọ chị kia đang cởi quần cởi áo nhau cùng kéo nhau ra bãi biển mừng vui, vui gì nhỉ, sao bỗng thấy câu chuyện BÀ HÀ này như một lời trách móc nhẹ nhàng.

Thôi thì ai nhớ thì nhớ ai cố quên cứ quên, nhưng đất nước ba bốn chục năm qua đúng là như anh Minh Diện đã kể, không thêm không bớt.

Tôi tin là bạn không đọc thì thôi, nhưng nếu bạn đã để mắt vào thân phận BÀ HÀ, chắc chắn mắt bạn sẽ đẫm nước.

Chúng minh phải tìm cách xây dựng lại cái đất nước tan hoang này thôi, các bạn ạ. Không còn cách nào khác. Đừng hèn nhát né tránh. Đừng trơ tráo bàn lùi. Đừng thơn thớt nói cười nữa.

Cám ơn nhà báo, nhà văn Minh Diện về lời nhắc nhủ mang tính toàn quốc, toàn dân.

Phạm Toàn

Lan man tháng tư và những dòng thơ sáu chữ

Vũ Thị Phương Anh

Tặng các bạn của tôi, nhất là những người mà trong cuộc chiến đau thương ấy số phận đã đặt đứng ở bên kia chiến tuyến đối với tôi.

Entry này rất dài, tôi đã bắt đầu viết từ hôm qua mà đến giờ, bước sang ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 dài 5 ngày tôi vẫn chưa viết xong. Vì viết xong lại xóa, xóa xong lại viết, trở đi trở lại nhiều lần. Chưa có bao giờ tôi viết blog lại khó khăn đến thế.

THÔNG BÁO CỦA NHÓM SOẠN THẢO VÀ KÝ KIẾN NGHỊ 72 VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Dưới đây là thư của nhóm soạn thảo và ký Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ riêng của từng đại biểu Quốc hội khóa 13 từ ngày 16 tháng 4 năm 2013. Chúng tôi xin đề nghị quý vị đã đồng tình và hưởng ứng Kiến nghị 72, với tư cách cử tri, hãy yêu cầu các đại biểu Quốc hội mà mình đã bầu quan tâm đến những vấn đề cấp thiêt được đề cập trong Kiến nghị 72 và trong thư nói trên, để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng một Hiến pháp phù hợp với ý chí của nhân dân.

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 25)

Số người ký tên đến đợt 25: 3783

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.

Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.

Bauxite Việt Nam

Dân chủ thụt lùi (ôn lại cuộc tranh luận Tư pháp năm 1948)

Hà Sĩ Phu

clip_image002Không phải đến tận những năm 2012-2013 này cuộc tranh cãi về Hiến pháp và pháp luật nói chung mới bung ra trầm trọng như ta đang thấy. Thật ra, trong quỹ đạo chuyên chính vô sản, Hiến pháp và pháp luật luôn là lĩnh vực điển hình chất chứa những mâu thuẫn nội tại, chỉ chờ dịp để bung ra, bởi cốt lõi vẫn là mâu thuẫn giữa một nền độc tài đảng trị trước những đòi hỏi dân chủ pháp trị.

Xin gợi nhớ lại cuộc tranh luận lịch sử về quan hệ giữa Tư pháp và Hành pháp nổ ra khoảng năm 1948 giữa một bên là báo chí chính thống, lý luận chính thống của Đảng mà đại diện là nhà báo Quang Đạm, cây đại thụ lý luận của Đảng trên báo Sự Thật (và báo Nhân dân sau này), còn phía bên kia là các Luật sư Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe…, cả hai đều từng là Bộ Trưởng Tư pháp, là chức của cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc ngày nay. Riêng LS Vũ Trọng Khánh (1912-1996) chính là người chủ chốt cùng với GS Đặng Thai Mai thảo ra bản Hiền pháp 1946 mà nay đang nhắc tới nhiều.

Nói về Tam quyền phân lập, cuối cùng, Quang Đạm kết luận Mong rằng Tư pháp nên nhận định sự phân phối quyền hạn giữa kháng chiến hành chính (tức Hành pháp) và tư pháp chỉ là sự phân công phụ trách để làm cho khoa học, chứ không thể là một sự phân quyền theo quan niệm lấy quyền ngăn quyền mà đấu tranh giữa quyền này với quyền khác”.

Dân chủ thụt lùi

(ôn lại cuộc tranh luận Tư pháp năm 1948)

Bài 1. TRANH LUẬN VỚI QUANG ĐẠM

Báo Sự thật đăng số 98 (19 – 8- 1948) và số ( 2 – 9 - 1948)

Vũ Trọng Khánh

VẤN ĐỀ TƯ PHÁP

Sau bài về Tư pháp đăng trên báo Sự thật số 91 và 93 không chờ bạn Quang Đạm trình bày hết ý kiến, các bạn đọc, nhất là những bạn trong giới Tư Pháp đã gửi qua chúng tôi nhiều bài hoặc tán thành, hoặc phản đối những điểm bạn Quang Đạm nêu ra đó là một triệu chứng chỉ rằng dư luận của Quốc dân ta đã chú trọng đến vấn đề Tư pháp, một trong những vấn đề cần phải cải tạo và phát triển dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh tất cả các ý kiến của các bạn. Luôn luôn trung thành với nguyên tắc dự do ngôn luận và nguyên tắc phê bình để tiến bộ, chúng tôi lần lượt lục đăng từ số này những bài bạn đọc gửi đến. Bạn Quang Đạm sẽ thảo luận trên báo này với các bạn về những điểm cần thiết để mở rộng tư tưởng pháp lý dân chủ của Nước nhà. Và chúng tôi cũng xin các bạn hiểu cho rằng sở dĩ trong các số trước chúng tôi chưa đăng được những bài gửi sớm, là do khuôn khổ tờ báo chật hẹp và chúng tôi cần phải giành chỗ đăng những bài về những vấn đề bức thiết hơn.

Thế nào là dân chủ hóa?

Ngô Nhân Dụng

Năm ngoái nước Miến Điện (Myanmar) bắt đầu tiến trình dân chủ hóa; sau khi chính quyền quân phiệt mời bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên minh Dân tộc Dân chủ do bà lãnh đạo tham dự cuộc bỏ phiếu, dù chỉ bầu có một phần vào Quốc hội. Hiện tượng này cũng giống như cuộc bầu cử năm 1989 tại Ba Lan, trong đó Công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) lần đầu tiên tham dự cuộc bầu cử, chỉ bầu 35% Quốc hội (Sejm). Cả hai lần, các nhóm đối lập với chính quyền đều thắng lớn. Năm đó, Ba Lan cũng sống trong tình trạng “thiết quân luật.” Dưới quyền một “Hội đồng Cứu quốc,” hầu hết các bộ trưởng, các chủ tịch địa phương, và phần lớn chức quản đốc các doanh nghiệp nhà nước đều do quân nhân nắm giữ. Các cuộc tranh cử trên diễn ra mặc dù cả cả đảng bà Suu Kyi và công đoàn của ông Walesa đều chưa được công nhận là hợp pháp. Cả hai cuộc bỏ phiếu trên đều chỉ diễn ra sau khi những người đang cầm quyền tại hai quốc gia đã gặp gỡ, thảo luận với những người đối lập; và tại mỗi nước, chính quyền cũng như bên đối lập đều tin tưởng vào thiện chí của nhau trước khi bắt tay tiến hành dân chủ hóa.

Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992

(Timeline of the Amendment of Vietnam’s 1992 Constitution)

Bản tiếng Anh ở phía dưới. Please scroll down for the English version.

Đoan Trang

2011

Tháng 1: Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới”. Bản báo cáo dài hơn 100 trang, với ngôn ngữ chung chung thường lệ, không nêu cụ thể “tình hình mới” là như thế nào, nhưng có nhận định: “Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình””.

Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung: Có một giờ G khác vào năm 1974

Một bài viết hay về một nhân vật lịch sử đã có sự lựa chọn dũng cảm: ném bom Dinh Độc lập rồi ra vùng giải phóng khi vợ và hai con còn quá nhỏ đang sống ở thành phố Biên Hoà(http://sgtt.vn/Loi-song/177101/Co-mot-gio-G-khac-vao-nam-1974.html). Nhưng điều làm mình suy nghĩ là: “thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn. Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán... Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể nói đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù”.

Trong khi ở miền Bắc, biết bao gia đình khốn khổ chỉ vì có người thân vào Nam, bị truy bức, mất công ăn việc làm, thậm chí những đứa con không được đi học, trừ đi nghĩa vụ quân sự... Ngay cả bây giờ, có ai dám giữ niềm tin xa xỉ ấy không?

Faceboook Nguyen Hoang Anh

Tổng thống Ukraine: Thiệt hại từ thảm họa Chernobyl sẽ lên đến khoảng 180 tỷ USD vào năm 2015

Kiev, Ukraine, ngày 26 tháng 4 năm 2013 / PRNewswire

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Để giảm thiểu các thiệt hại kinh tế từ thảm họa có thể đạt đến mức 180 tỷ USD vào năm 2015, điều quan trọng là cần phải đạt được một chương trình phát triển toàn diện cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Lời tuyên bố như vậy đã được Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych thố lộ trong chuyến viếng thăm nhà máy điện hạt nhân bị hủy hoại tại Chernobyl vào ngày kỷ niệm năm thứ 27 của thảm họa hạt nhân Chernobyl. Việc xây dựng một cấu trúc an toàn (nhà mồ) mới bao phủ khu nhà máy bị thiệt hại là một trong những khía cạnh cốt lõi của công tác chuyển đổi khu vực này thành một khu vực sinh thái an toàn, Tổng thống Yanukovych tái xác nhận.

Đáp trả mạnh mẽ

Bá Tân

     Đáp trả mạnh mẽ. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản sau khi Trung Quốc cho tàu lượn lờ vùng biển hai nước tranh chấp.

     Đối phương chỉ mới ra đòn gió, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã tỏ rõ sự bảo vệ chủ quyền một cách quyết liệt. Đích thân Thủ tướng chính phủ lên tiếng, chứ không cần dùng cái loa người phát ngôn Bộ Ngoại giao.

     Nhìn cách hành xử của Thủ tướng Nhật Bản mà thèm, mà ao ước, mà so sánh.

     Nhật Bản không có những chữ vàng, chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc. Những chữ ấy (16 chữ vàng, 4 tốt) chẳng là gì cả, cách chơi chữ chỉ là trò thư giãn mà thôi. Giống như đội bóng chuyên nghiệp, Nhật Bản ra sân sòng phẳng và chơi hết mình với Trung Quốc. Về lĩnh vực bóng đá, đẳng cấp Nhật Bản đứng trên Trung Quốc, kể cả khu vực cũng như thế giới. Tiềm lực quốc phòng Nhật Bản cùng với đồng minh thân cận, ai dám bảo thua kém Trung Quốc.

Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima

Акция в Минске к 25-летию аварии на ЧАЭС "Зажжем свечи памяти"

Photo: RIA Novosti

Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân tai nạn phóng xạ được tổ chức vào ngày 26 tháng Tư. Vào ngày này năm 1986, tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra thảm họa khủng khiếp, buộc nhân loại phải suy tư nghiêm túc về độ an toàn của điện hạt nhân.

Thư kêu cứu

Lê Anh Hùng

Kính thưa quý vị!

Sau khi bị bao vây, đánh phá với đủ mọi chiêu trò, vợ chồng tôi phải dẹp quán nhậu nhỏ vốn là kế mưu sinh ở thị trấn Khe Sanh, Quảng Trị từ giữa tháng 4/2013.

Ngày 24/4/2013, vợ tôi được nhận vào làm đầu bếp cho một nhà hàng ở huyện Mỹ Chánh, Thừa Thiên – Huế.

Tuy nhiên, sáng hôm 26/4, đột nhiên có ai đó gọi ông chủ nhà hàng đi đâu đó. Một lát sau, ông gọi điện về cho vợ tôi rồi hỏi: “Có phải chồng cháu là ‘phản động’ không?”. Cuối cùng, mặc dù ông rất muốn vợ tôi ở lại làm việc và vợ tôi cũng rất muốn làm việc ở đó, ông vẫn buộc phải cho vợ tôi nghỉ.

Xã hội dân chủ truyền thông và cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam

Hoàng Hưng

Một năm trước, người viết bài này đã dự báo về “truyền thông VN hậu Tiên Lãng” ghi nhận tác động không thể phủ nhận của truyền thông “lề trái” đối với đời sống xã hội chính trị của nước này. Cho đến hôm nay, có thể khẳng định rằng một mạng lưới truyền thông “lề trái” (cũng được gọi là “lề dân”) đã hình thành vững chắc ở VN, bất chấp mọi cố gắng ngăn chặn và đánh phá của an ninh, nhiều lúc vượt mặt cả hệ thống truyền thông “lề Đảng” trong cuộc đua “không sòng phẳng” nhất là khi xử lý những đề tài “nhạy cảm”: một bên có “trăm tay nghìn mắt vạn đầu”, mà mỗi hình ảnh con mắt ghi nhận trực tiếp mỗi ý tưởng bộc phát trong đầu lập tức được bàn tay nhắp chuột tung lên tờ đại báo có phạm vi toàn cầu; bên kia là sáu, bảy trăm tờ báo chỉ có một cái đầu, bị xiềng bởi một hệ thống kiểm duyệt chìm và nổi, ngày càng bộc lộ sự thiểu năng trong chính lý do tồn tại của truyền thông: tiếp cận và loan truyền sự thật.

27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận

Thục-Quyên

Trong đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta ngày hôm nay, 27 năm sau thảm họa kinh hoàng Chernobyl tại Ukraine, có bao nhiêu người đủ ăn đủ mặc, đủ học lực, đủ suy luận và có đủ thông tin để hiểu tương lai Ninh Thuận là một bãi rác hạt nhân khổng lồ, tương lai của người dân Ninh Thuận và con cháu họ là cái chết dần mòn, đau đớn, quằn quại vì bệnh ung thư máu, ung thư tuyến giáp trạng, dị tật bẩm sinh và biết bao hình trạng bệnh tật mới lạ khác?

Một điều chắc chắn là Ninh Thuận sẽ không đơn độc một mình. Cả nước Việt Nam ít nhiều sẽ cùng chung số phận vì phóng xạ là một hiểm họa không màu, không mùi, không vị, không biên giới, cho mọi lòai và kéo dài cho nhiều thế hệ. Đối diện với nó, con người vì không thấy, không ngửi không nếm, không sờ mó được nên bất lực, không đánh giá  được chính xác tầm nguy hiểm của kẻ thù để biết nể sợ [1].

Vụ án Quảng trường Bolotnoye: Putin giở trò

Vladimir Ryzhkov*

Nhất Phương dịch

Với nét mặt tựa như của một kẻ móc túi vừa bị bắt quả tang, Putin giải thích về phiên tòa xét xử những người biểu tình chống ông ta, trên truyền hình DW (Đức): “Chuyện này không giống thời Stalin. … Stalin thích sùng bái cá nhân …”. Như vậy, ông ta gián tiếp coi chế độ Putin tốt hơn chế độ Stalin! Tuy nhiên, lời giải thích đó lại không biện minh được việc làm của ông ta.

Những mánh khóe trấn áp nhân dân của đồng chí Putin thật đáng cho các chế độ độc tài đàn em học tập. Mới đây quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Nga đi phổ biến kinh nghiệm[1]. Biện pháp đưa “dân chủ và tự do” đến cho nhân dân như trong bài viết của Vladimir Ryzhkov dưới đây không biết có thể là “trận đánh đẹp có thể dựng thành phim” không?

Mã vẫn tầm mã ngưu lại tầm ngưu thôi mà!

image

Thời buổi khó khăn, bất đồng công khai và đàn áp công khai gia tăng ở VN

Thomas Fuller (NYT)

Hoàng Hưng dịch

TPHCM, VN – Các giá sách của ông ngập những tuyển tập Marx, Engels, HCM, dấu xác nhận cho một nghề nghiệp tận trung trong ĐCS, nhưng Nguyễn Phước Tương (tức GS Tương Lai – ND) 77 tuổi, nói ông không còn tin tưởng nữa. Nguyên cố vấn cho hai đời Thủ tướng, cũng giống như nhiều người VN hôm nay, ông Tương phát biểu mạnh mẽ chống lại chính quyền.

“Hệ thống của chúng tôi bây giờ là sự cai trị toàn trị của đảng”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại căn hộ của mình ở ngoại thành TP HCM. “Tôi xuất thân từ trong lòng hệ thống – Tôi hiểu tất cả mọi sai lầm, mọi khiếm khuyết, tất cả sự suy đồi của nó”, ông nói. “Nếu hệ thống không được chỉnh đốn, nó sẽ tự sụp đổ”.

Không nên đổi quốc hiệu thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam

Dương Danh Huy

Việc đổi quốc hiệu thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam  (lưu ý Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam dịch sang tiếng Anh thì cũng là Democratic Republic of Vietnam) sẽ rất bất lợi cho việc tranh thủ dư luận quốc tế về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Từ năm 1954 đến 1976, chính phủ VNDCCH đã không hề có tuyên bố hay hành động để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này. Không những thế, Công hàm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng cùng với một số phát ngôn và ấn phẩm khác của các cơ quan nhà nước VNDCCH trong thời kỳ đó là bất lợi cho Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền.

Thấy gì qua vụ bài báo “Rửa vàng bằng cơ chế?” bị “bóc”?

Võ Văn Tạo

Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: “Rửa vàng bằng cơ chế?”. Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế - tài chính – tiền tệ quốc gia.

Với những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.

Thiết tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào ngờ…

Trung Quốc bá quyền

Việt Nguyên

Tuesday, April 23, 2013 3:50:05 PM

LTS Người Việt: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa… do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. Độc giả có thể xem các bài viết của Việt Nguyên trên www.ngay-nay.com

Thái Bình Dương nổi sóng

Cậu Út Ân đọc sách “Quân Vương”

Ván cờ thế giới bất ngờ chuyển qua khúc quanh mới. Ngày 8 tháng Tư 2013 cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, một trong bốn diễn viên chính cùng với cựu T T Hoa Kỳ, Ronald Reagan, Giáo Hoàng John Paul II và Tổng Bí Thư Ðảng CS Xô Viết MiKhail Gorbachev, đã qua đời.

Có đôi điều tiến bộ trong kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của chính quyền?

Nguyễn Trung Chính

Cái cày vẫn trước con trâu

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (bản đầu tiên) chứa đựng tất cả những gì phải có của tư duy giáo điều, khép kín với tất cả những gì là tiến bộ của thế kỷ 21. Không hiểu đầu óc giới lãnh đạo quyền thế nghĩ gì khi áp đặt điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến pháp, buộc Quân đội phải trung thành với Đảng trước Tổ quốc, đồng thời buộc toàn xã hội phải cúi đầu chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng đang trên đà thoái hóa.

Ngay từ những ngày đầu tiên khi nói về sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều tiếng nói đã cảnh báo rằng phải đổi mới tư duy trước khi sửa đổi Hiến pháp, nếu không là lại "đặt cái cày trước con trâu". Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (bản đầu tiên) ra đời chứng tỏ thế lực lãnh đạo quyền thế của Đảng bịt tai trước tiếng nói người dân, tiếng nói của trí thức, tiếng nói của lô-gic.

Nông dân lại đổ quạu chửi thề

Hoàng Kim

Sáng nay, tôi cùng anh Ba Tài và anh Bốn Lộc dẫn cò lúa Mực đi coi lúa để bán. Sau khi coi lúa xong bốn anh em ghé quán cà phê uống nước bàn về giá lúa.

Anh Bốn Lộc hỏi:

– Ba anh em tôi bán 64 công lúa thơm Nàng Hoa, anh coi lúa rồi, vậy lúa này mua bao nhiêu?

– Lúa cỡ này hạ giá quá anh ơi, giá còn có 4.900 đồng/kg. Cò Mực đáp.

– Thằng Hòa nó mới bán hôm kia giá 5.000 đồng/kg, anh mua bằng giá đó đi tụi tui bán cho. Anh Ba Tài nói.

– Lúa thằng Hòa tôi mua chớ ai, bữa nay mua giá đó không nổi anh ơi. Cò Mực phân bua.

Cù cưa một hồi tôi kết:

– Cưa đôi giá 4.950 đồng/kg, anh mua thì tụi tui bán.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc không có truyền thống hữu nghị, cũng không có tương đồng về ý thức hệ

Nguyễn Trọng Vĩnh

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ

Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và 2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc lại: “Hai nước chúng ta sông núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.

Nông nghiệp Việt Nam: Đường rộng nhưng kẹt tư duy

Hoàng Kim

Tôi khinh một chính phủ làm cho nông dân bần cùng, nên có khi tôi thể hiện bằng những lời khiếm nhả và coi thường, chứ không phải tôi thô lổ và tự cao. Mong Tòa soạn thông cảm.

Tựa bài này tôi đặt dựa vào tựa bài "Tắc đường hay kẹt tư duy" của Nhà văn Nguyễn Quang Thân.

Hoàng Kim

Các khái niệm dân chủ, pháp quyền, cộng hòa và xã hội: Lý thuyết và thực tế

Đỗ Kim Thêm

Vấn đề

Một trong những góp ý tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam là đề xuất du nhập mô hình dân chủ của nhà nước phương Tây. Dân chủ là một khái niệm luật Hiến pháp nhằm quy định hình thức cai trị, nhưng lại gắn liền với các khái niệm pháp quyền, cộng hoà và xã hội. Dù có liên hệ nhau nhưng các khái niệm này có nhiều giá trị tương đồng và dị biệt mà bài viết này sẽ giới thiệu những mối quan hệ lý thuyết để đối chiếu với thực tế của Hiến pháp Việt Nam.

Lý thuyết luật Hiến pháp

Dân chủ và pháp quyền

Ý nghiã dị biệt

Phong trào Hiến chương 77 và phong trào Hiến chương 08

Nguyễn Văn Thạnh

Phong trào hiến chương 77

Con người trên trái đất này là một, dù có nhiều điểm khác biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa nhưng các nguyên lý xã hội căn bản chi phối là giống nhau.

Là một dân tộc đi sau, nếu chịu khó nghiên cứu bài học thành công, thất bại của các nước đi trước có mô hình giống mình để tìm ra nguyên lý, hẳn chúng ta sẽ sớm thành công hơn trên con đường dân chủ hóa.

Nước tôi muốn đề cập làm bài học đem ra phân tích mổ xẻ là Tiệp Khắc. Có nét tương đồng với Việt Nam, trong chiến tranh thế giới 2, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng, được Hồng quân Liên Xô giải phóng và theo thể chế cộng sản. Tất cả các đảng CS trên thế giới cai trị đất nước theo một chủ thuyết giống nhau: độc quyền về chính trị, độc quyền về kinh tế, trấn áp bằng bạo lực theo kiểu chuyên chính vô sản - kiểu cai trị này được nhiều học giả chính trị kết luận là kiểu toàn trị.

clip_image002

Ông Vaclav Havel và các cộng sự

Thư ngỏ của ông Vũ Mạnh Hùng (chủ nhân blog hanhtrinhditimcongly.blogspot.com) gửi Bộ trưởng Bộ Công an

Kính gửi : Giáo sư, Tiến sĩ Luật - Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Tôi là: Vũ Mạnh Hùng - Nguyên giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Kinh tế -  Kỹ thuật Thương mại, hiện là cán bộ quản lý khu nội trú của trường. Nơi ở hiện nay P205 C2 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Hà Nội. ĐT : 0902219982.

Tôi xin trình bày với ông GS,TS luật - Bộ trưởng Bộ Công an như sau:

Vào khoảng hơn 9h sáng ngày 11/4/2013, trên đường đi làm đến ngã ba Ba La Bông Đỏ Hà Đông, tôi bị Công an giao thông ra chặn đường, yêu cầu tôi dừng xe và dắt xe sâu vào trạm kiểm soát giao thông để kiểm tra giấy tờ. Tôi hỏi anh công an giao thông này, xe tôi đang lưu hành trên đường không vi phạm gì tại sao anh yêu cầu tôi dừng xe để kiểm tra? Anh này hỏi tôi là ai? tôi trả lời tôi là Vũ Mạnh Hùng, tôi công tác ở Trường  Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.

Tiên Lãng lại xảy ra xô xát vì đất

Vừa có thêm vụ xô xát vì đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 21/4 giữa nông dân và hàng chục người tự xưng là "bảo vệ" của công ty cổ phần Hoa Thành.

clip_image001

Nơi xảy ra xô xát giữa nông dân và nhóm 'bảo vệ' công ty Hoa Thành

ĐẾN TẬN NƠI MÀ XEM, THƯA BỘ TRƯỞNG!..

Mai Thanh Hải

clip_image002

Hôm qua, tự nhiên dở người xem Thời sự VTV lúc 19h, chuyên mục "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời", thấy Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử giả lời phóng viên về tình trạng trường lớp rách nát, học sinh đói ăn - thiếu mặc trên vùng cao biên giới, nghe xong, phải tắt ngay tivi và uống nước lạnh, kẻo đập màn hình mất toi cái để xem HBO -Cinimax sau này...

Góp ý Kiến nghị 72 và hồi đáp của Bauxite Việt Nam

GÓP Ý KIẾN NGHỊ 72

Nguyễn Quốc Hưng

Kính thưa quý vị trí thức kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Việt Nam.

Ở bản Thông báo – thay mặt nhóm soạn thảo, 15 người trí thức tiêu biểu đã ký và gửi kiến nghị này đến Quốc hội quốc gia.

Trong Kiến nghị này có nêu ra: "Chúng tôi kiến nghị Hiến pháp cần quy định: “bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu ý dân được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới”.

Tổng thống Putin nghĩ gì?

Đoàn Hưng Quốc

Không ít các nhà nghiên cứu Tây phương kể từ thế kỷ 17 đã tiên liệu sẽ có ngày nước Nga hoà nhập vào đại gia đình Âu Châu để đối phó với hiểm hoạ da vàng - tức là lúc mà Trung Quốc trổi dậy và đe dọa nước Nga nói riêng và Âu Châu nói chung. Nhưng hiện Tổng thống Putin đang đi một hướng trái ngược lại, khi ông hợp tác với Bắc Kinh nhằm kềm chế ảnh hưởng của Tây phương, cho dù hơn ai hết ông hiểu rất rõ thế địa chính trị trong khu vực và đâu là lợi ích lâu dài của nước Nga. Chính sách của Putin dường như chỉ nhằm thoả mãn tự ái dân tộc ngắn hạn và tâm lý nghi ngờ Âu-Mỹ của chính cá nhân ông, điều này đã được nhiều nhà phân tích tìm hiểu vì bắt nguồn từ những nguyên nhân văn hoá và lịch sử xâu xa.

Có người cho rằng Tổng thống Putin muốn dành lại vị thế siêu cường giống như thời Liên Xô cũ. Nhưng tham vọng là một chuyện, một người nhiều kiến thức như ông Putin không thể không biết rằng nước Nga gánh chịu những giới hạn về kinh tế và dân số nên chỉ có thể là một cường quốc hạng nhì hay ba trong thế kỷ 21. Hợp tác với Tây phương vẫn tốt cho lợi ích lâu dài hơn là bắt tay với Trung Quốc, bởi vì Âu-Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, trong khi Hoa Lục ấp ủ giấc mơ chiếm lại tài nguyên giàu có trên hàng triệu cây số vuông vùng biên giới mà họ cho là bị Sa Hoàng cướp đoạt trước đây.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp:

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Quận, Huyện, Thị Xã: Thanh Xuân.

Xã, Phường, Thị trấn: Thanh Xuân Bắc.

PHIẾU XIN Ý KIẾN

VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trân trọng đề nghị Ông (Bà) tham gia ý kiến của mình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo các nội dung dưới đây và gửi lại cho Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng thôn nơi cư trú.

Cánh Buồm ở Ngày hội đọc sách 2013

TẶNG 5000 CUỐN SÁCH TIỂU HỌC CỦA NHÓM CÁNH BUỒM NHÂN NGÀY ĐỌC SÁCH QUỐC GIA

Đinh Phương Thảo

Cánh Buồm là nhóm thiện nguyện viết sách giáo dục tiểu học với mục tiêu tạo dựng một nền Giáo dục Hiện đại vì trẻ em và cho trẻ em. Cho đến hết năm 2012, Cánh Buồm đã hoàn thành 15 cuốn sách từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm:

1. Sách Văn từ lớp 1 đến lớp 5.

2. Sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.

3. Sách Lối Sống lớp 1, 2, 3.

4. Sách Tiếng Anh lớp 1, 2.

Chiến tranh tâm lý ở Biển Đông

Roberto Tofani, Asia Times, 10 April 2013

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Trong chiến tranh, chiến thắng trên tất cả các mặt trận không có nghĩa là đã đạt tới mức tuyệt đối xuất sắc về quận sự; tuyệt đối xuất sắc là việc bẻ gãy sự kháng cự của đối phương mà không cần bước vào chiến trận – theo Binh pháp Tôn Tử của thời cổ đại Trung Hoa

HÀ NỘI - Tranh chấp hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bước vào một lĩnh vực nguy hiểm mới: chiến tranh tâm lý. Hành động khiêu khích ăn-miếng-trả-miếng, bao gồm cả việc triển khai tuần tra biển trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và quyết định của Bắc Kinh đưa vùng lãnh hải họ giành chủ quyền này vào bản đồ in trong thông hành (hộ chiếu) quốc gia của mình, đã gia tăng cường độ trong những tháng gần đây, tạo thêm những biến số bất ổn mới cho tình hình vốn đã không ổn định.

Bauxite Tây Nguyên & chủ nghĩa xã hội

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Đọc hai bài của báo  Tuổi trẻ (tại đây) và của báo Đại đoàn Kết (tại đây) đồng thời ra một ngày về thảm kịch của Bauxite Tân Rai, từ đó nhìn thấy rất rõ về cái chết hiển nhiên của dự án Bauxite Tây Nguyên. Làm sao có thể sống được khi  đã cố bán lỗ vẫn không có ai mua: “Và trên thực tế, nhà máy này còn chưa có được một hợp đồngxuất khẩu nào với các đối tác nước ngoài, sản xuất ra chủ yếu chỉ tiêu thụ trong nước với số lượng ít ỏi”. Hiện tại đã có 20 ngàn tấn alumin tồn kho, trong khi vẫn cứ phải sản xuất một ngày một ngàn tấn alumin. Chỉ cần từ đây đến cuối năm là 8 tháng, tức 240 ngày, Bauxite Tân Rai sẽ tồn kho 240 ngàn tấn alumin. Nếu không kịp thời đóng cửa khẩn trương có thể nhìn thấy thảm họa mọi mặt ghê gớm của nó, không phải nói nhiều.

Suy tư nhân ngày giỗ tổ

Tương Lai

Liệu trên quả đất này có quốc gia, dân tộc nào cũng tôn vinh một ngày gọi là ngày Giỗ Tổ như ta đang Giỗ Vua Hùng? Biết được điều này sẽ là một điểm tựa thú vị để suy ngẫm về dân tộc mình. Vì rằng, lịch sử là một nhân tố, mà nếu thiếu nó, thì không một ý thức dân tộc nào có thể hình thành và phát triển được. Cho nên, Giỗ Tổ là thời điểm mà những âm vang của lịch sử sẽ là nguồn nước mát thanh lọc tâm hồn con người.

Trong những nhiễu nhương của thế sự với ngổn ngang những sự kiện, những khuôn mặt, những cuộc đời hối hả bon chen giữa dòng đời trong đục, một nén tâm hương thắp lên để nhớ về nguồn cội cũng có thể thức dậy trong sâu thẳm tâm tư con người một ánh tâm linh. Mà thật ra, cảm nhận về lịch sử cũng là cảm nhận về chính mình, về vui buồn và phẫn nộ, về hào hứng và đắng cay của thân phận con người. Con người ấy gắn với vận mệnh của đất nước, số phận của dân tộc. Biết nhìn nhận và đối chiếu sự nghiệp hôm nay, con người hôm nay với lịch sử dân tộc chính là biết trân trọng lịch sử. Cảm nhận bài học lịch sử, rốt cuộc lại là cảm nhận bài học về con người, bài học về văn hoá.

Đi tìm “thế lực thù địch”

Hồn quê

Từ lâu, tôi đã nghe nhiều, rất nhiều cụm từ “thế lực thù địch”. Nghe đến nhàm, nhưng chẳng ai chỉ giùm tôi, bởi nó vô hình. Vậy thì phải đi tìm thôi.

Tôi đã đi tìm thế lực thù địch từ những ngày hợp tác hóa, đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa.

Cái ngày mà tôi chưa phân biệt được chủ nghĩa Mác đúng sai thế nào.

Thảo luận Hiến pháp

Nên chọn tên nước là "Cộng hòa Đại Việt"

KS Doãn Mạnh Dũng

Như BVN đã đề xuất ở Lời mở đầu bài viết của TS Tô Văn Trường (http://www.boxitvn.net/bai/46379), nói đến việc đổi tên nước thì vấn đề không phải là một cái tên mà là toàn bộ những thay đổi bản chất đi theo cái tên đó. Phải có một thể chế dân chủ, thể chế ấy phải đặt mục tiêu bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ quyền sống của người dân lên hàng ưu tiên, chứ không để cho bất kỳ một tổ chức phe phái nào ngang nhiên ngồi thượng lên trong Hiến pháp như một quyền uy bất khả xâm phạm, đó mới là sức mạnh đích thực của tên nước khi muốn thay đổi tên hiện nay bằng một danh xưng khác. Và nếu có thay đổi thì tên gọn gàng và đủ ý nhất đúng như Tô Văn Trường gợi ý, vẫn là Cộng hòa Việt Nam. Chỉ thế là đủ. Tuy nhiên, tôn trọng quyền góp ý của bạn đọc, dưới đây, chúng tôi xin đăng một đề nghị khác.

Bauxite Việt Nam

VN sẽ 'cưỡng chế tụ tập chính trị'?

Huỳnh Phong Tranh hãy trả lời xem: có một vụ ăn cướp đất đai nào của dân mà “nhẹ nhàng từ tốn” với những giao ước thỏa đáng giữa hai bên, giúp dân khỏi sa vào cảnh màn trời chiếu đất hay không, hay là bao giờ cũng sử dụng hàng bầy đoàn công an, dân phòng... vũ trang đến tận răng, lôi kéo, đánh đập, thậm chí dùng cả chất nổ (như ở Văn Giang mà bà con còn thu giữ) để cướp trắng, mặc dân chịu hậu quả thế nào “chúng ông không cần biết”? Và có một vụ cưỡng chế đất đai nào chỉ làm gọn trong phạm vi vài ba hộ gia đình nhỏ lẻ hay là cưỡng chế cà xóm cả làng để có những khu đô thị (như Ecopark,...), công nghiệp (chủ yếu bán cho nước ngoài đầu tư), sân golf, resort, trang trại... mênh mông? Vậy thì ai quá khích, ai có hành vi mang màu sắc chính trị, giữa bọn ăn cướp và người bị cướp cùng bất đắc dĩ phải đi khiếu kiện?

Chớ có to mồm. Chỉ sợ đến lúc dân nổi can qua thì những kẻ như Huỳnh Phong Tranh có muốn làm sãi cũng không có chùa nào dung đâu.

Bauxite Việt Nam

Quốc hội Liên minh Châu Âu lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

FB: NKYN

clip_image001Theo trang thông tin của Nghị viện Châu Âu www.europarl.europa.eu, hôm qua 18/4/2013, tại Strasbourg, các Nghị sĩ của Liên hiệp Châu Âu đã nhất trí hoàn toàn về nghị quyết khẩn cấp kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các nhà báo, blogger và các nhà ly khai bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Đồng thời nghị quyết kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.

Chỉ đổi tên nước để làm gì?

Tô Văn Trường

Đọc báo chính thống cũng như báo “lề dân” mấy hôm nay hẳn chúng ta đều không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng trước những “đổi thay chóng mặt” trong cách Ban soạn thảo Hiến pháp nhanh chóng chỉnh đốn câu chữ theo tinh thần có vẻ như “thực sự cầu thị” dựa trên “ý nguyện” của dân, cho đến nỗi tên nước cũng sẵn sàng chuyển phắt trở về với danh xưng đã từng khai sinh năm 1946. Chyển đổi vội vàng đến nỗi trong Dự thảo Hiến pháp viết lại lần thứ ba vừa mới công bố thì chỉ điều khoản đầu tiên nói về tên nước là có hai phương án, hoặc giữ nguyên CHXHCNVN, hoặc trở lại với VNDCCH, còn tất cả các điều khoản sau thì thật trớ trêu, mấy chữ Cộng hòa XHCNVN vẫn cứ nghiễm nhiên ngự trị.

Nhân kỷ niệm một năm sự kiện cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang ngày 24/04/2012

Hà Huy Sơn

Chưa bao giờ Nhà nước bị mất uy tín với nhân dân như hiện nay. Chỗ dựa truyền thống và duy nhất của đất nước chính là nông dân, nông thôn. Thế nhưng cơ quan các cấp chính quyền lại nợ một trách nhiệm đạo lý với nông dân, nông thôn không chỉ Văn Giang nói riêng mà còn với nông dân, nông thôn cả nước nói chung.

Những bloggers bị săn đuổi

8 April 2009

Người viết: Maartje Duin

Người dịch: Tam Hợp

Bài dịch từ báo Volkskrant, ngày 30 tháng 3 năm 2013

Vừa ngồi xuống, thì đã có người gõ cửa nhà xí. Nghĩ bụng là chắc có bà nào đang vội lắm đây. Ấy vậy, mà khi tôi bước ra, thì chẳng còn thấy một ai.

Bôxit Tân Rai: alumin tồn kho 20.000 tấn, công nhân thiếu việc

G. Bảo - P. Huy - M. Vinh

TT - Hơn 50 tài xế thuộc Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai (Lâm Đồng) đã đồng loạt ngưng việc vì nghịch lý càng làm càng mắc nợ công ty. Trong khi đó, 20.000 tấn alumin của nhà máy này chưa bán được...

clip_image001

Từ 23g ngày 16-4, hơn 50 tài xế lái các loại xe đào, xe múc và xe ủi thuộc phân xưởng thi công cơ giới (Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai) đã đồng loạt ngưng làm việc để phản đối các chính sách về định mức xăng dầu, tiền lương và thiếu việc làm khiến họ phải nghỉ triền miên. Sáng 17-4, khi chúng tôi tiếp cận hiện trường, hơn 20 chiếc xe tải và các loại xe cơ giới khác xếp hàng dài ngay khu vực đập bãi thải bùn số 6, còn công nhân tụ tập cạnh đó.

Tại sao khoa học xã hội tụt dốc?

Trần Văn Tùng

Tôi làm việc tại Viện KHXH gần 20 năm sau khi rời khỏi Tổng cục Thống kê, những lĩnh vực KHXH khác tôi ít qan tâm mà chỉ quan tâm tới lĩnh vực kinh tế.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có nhiều viện khác nhau, đều có các bộ phận nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về kinh tế tại các viện này không mấy ai đọc, không mấy ai quan tâm vì nó thoát ly khỏi yêu cầu thực tế cuộc sống. Nhiều vị đã đăng đàn trên các báo, trên VTV nhưng câu chuyện của họ nêu ra không gây ấn tượng nhiều cho độc giả như các bài phát biểu, bình luận và nhận định về tương lai kinh tế của Việt Nam như phát biểu của TS. Nguyễn Quang A và TS. Lê Đăng Doanh. Tại sao KHXH Việt Nam lại tụt dốc?

Xin cho nông dân than một tiếng

Hoàng Kim

Đọc bài “Lấy tiền Chính phủ hỗ trợ đất lúa làm giao thông”, buồn cho phận mạt nông dân, tức khí, xin bề trên niệm tình cho phép than lên một tiếng.

nongnghiep.vn

Than1 cách 1

Tiền còn ở đẩu ở đâu,

Chính quyền đã vội đè đầu tận thu.

Nông dân còn cái… con cu

Nếu mà lấy hết, đi tu không chùa.

(đi tu đông quá chùa nào chứa nổi)

Obama kêu gọi Lương tâm Do Thái — Obama appeals to Israel’s conscience

Fareed Zakaria

Washington Post ngày 27/3/2013

Nguyễn Minh Tâm

clip_image002

Diễn văn của Tổng thống Obama nói với sinh viên đại học ở Jerusalem là một bài diễn văn hùng hồn, hấp dẫn, đem lại thắng lợi lớn cho Tổng thống. Cuối cùng, ông đã thuyết phục Do Thái và những người ủng hộ. Một người gửi e-mail cho tôi xác định: “Tổng thống làm được điều ông ước muốn”. Ông là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên dám can đảm nóí thẳng cảm nghĩ của mình về tình trạng Do Thái chiếm đóng lãnh thổ Ả Rập, cũng như hoàn cảnh của nước Palestine. Từ trước đến nay chưa có vị Tổng thống Mỹ nào dám nói ra điều này. Có lẽ con đường duy nhất có hoà bình là để cho người Palestine có một quốc gia riêng, và kêu gọi lương tâm nước Do Thái.

Trong suốt 40 năm qua, bất cứ ai tìm cách đẩy Do Thái đến chỗ nhượng bộ, người ấy đều vạch ra những nguy hiểm, đe doạ đang nhắm vào Do Thái. Quốc gia này bị kẻ thù bao vây tứ phía, và con đường duy nhất để có thể giảm bớt thù nghịch là hãy cho người Palestine một mảnh đất để họ có một quốc gia riêng. Có người còn đưa ra lý luận rằng phong trào khủng bố Palestine sẽ làm cho người Do Thái mất ngủ bằng cách ngày nào họ cũng đánh khủng bố, cho đến khi nào người Do Thái chịu cho họ định cư tại một nơi. Những giả thuyết này tạo thành những áp lực buộc Do Thái phải nhượng bộ, và đó cũng là đường lối đi tìm hoà bình của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu.

Thảo luận sửa đổi Hiến pháp

Không nên hiến định những điều mù mờ trong Hiến pháp

Thái Bình

Hiến pháp là luật gốc, luật mẹ, vì thế những nội dung của luật phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh dân tộc và xu thế của nhân loại tiến bộ văn minh, đồng thời Hiến pháp phải có tính khả thi, không nên đưa vào Hiến pháp những điều nghe có vẻ rất kêu theo kiểu hô khẩu hiệu nhưng chỉ là hình thức, không có giá trị thực tiễn. Hiến pháp phải ổn định lâu dài để phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc, tránh tình trạng chỉ một thời gian ngắn đã cảm thấy phải sửa đổi về cơ bản. Hiến pháp sửa nhiều chứng tỏ chất lượng kém, chắp vá, không có tầm nhìn xa.

Bản bào chữa cho dân oan

Đức Thành

Kính thưa lương tâm của các thành viên hội đồng xét xử!

Mặc dù không phải là luật sư, nhưng là người luôn tìm cái có lý để bác bỏ cái vô lý, hôm nay, trước lương tâm của các thành viên hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn cũng như những thẩm phán của Nhà nước Việt Nam XHCN có lương tâm, tôi mạo muội xin công bố bài bào chữa bảo vệ cho thân phận những dân oan của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Đã là nông dân, bản tính cố hữu là cần cù, chịu thương chịu khó, hay lam hay làm. Những người dân oan là nông dân như gia đình họ Đoàn luôn tiếc từng vạt đất doi cát bãi bồi bãi sú… hoang hóa, với họ đó là cơ hội làm ra của cải, họ thanh thản (không bon chen vụ lợi) cần mẫn cải tạo đất đai, không màng đến chức tước hư danh, mặc dù trong số họ có người có bằng cấp đàng hoàng, nhưng với bản chất nông dân, họ chỉ lo cải tạo đất đai làm ra của cải cho xã hội. Việc nông dân cải tạo đất đai làm ra của cải cho xã hội chưa bao giờ bị Nhà nước cấm đoán, thậm chí còn khuyến khích làm giàu, vậy hà cớ gì Nhà nước mà đại diện là những cán bộ có chức có quyền đem quyền lực Nhà nước ra để hiếp đáp nông dân?

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?

Dương Danh Huy và cộng sự

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Không chỉ vì sự chính danh của việc sở hữu biển đảo của nước Việt Nam thống nhất ngày nay mà cần công nhận Việt Nam Cộng hòa. Thực tế, nhiều giá trị vật thể và phi vật thể của Việt Nam Cộng hòa vẫn tồn tại cho đến nay trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội... Một nền giáo dục tự trị có nhiều thành quả, một đội ngũ trí thức thứ thiệt, một thể chế người dân có quyền đấu tranh cho dân chủ... đó là những vốn liếng quý báu mà càng ngày người ta càng cảm nhận được một cách thấm thía. Về một phương diện nào đó những vốn liếng tinh thần này để lại nhiều kinh nghiệm cho chúng ta trên con đường đầy chông gai nhằm vượt qua sự sa lầy toàn diện mà dân tộc Việt Nam vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI này đang phải vùng vẫy để thoát ra.

Bauxite Việt Nam

Chết dưới tay Trung Quốc ở Trung Quốc – Chương 14

Peter Navarro và Greg Autry

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Thượng Hải hóa bộ gen ở vùng nóc nhà thế giới và các câu chuyện trần tục khác

Dìm trong cống rãnh, rút móng tay, không cho ngủ, đốt bằng đầu thuốc lá và đánh đập bằng roi điện – trên đây là một số phương thức tra tấn mà công an và quản giáo Trung Quốc sử dụng để ép buộc nạn nhân nhận tội và đi vào khuôn phép, theo một kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc – The Guardian of London

Vậy Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay đánh đập, tra tấn, bòn rút sức lao động đến tận xương tủy, triệt sản, bỏ tù và giết hại chính công dân của họ và hàng triệu người Tây Tạng, Mông Cổ và Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) bằng cách nào? Ta hãy kể ra các phương thức đó trong chương này; chỉ cần đọc lướt về sự tàn bạo kiểu cườm tay thép(*) của giới cầm quyền Bắc Kinh bạn hẳn sẽ được thuyết phục rằng ở Trung Quốc vấn đề không thuộc về người dân Trung Quốc mà ở một Chính phủ thường xuyên cho xe cán lên chính công dân của họ.

Dây trói trên luống cày - Phần 2

Minh Diện

clip_image001

 

Công an, dân phòng cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang 4-2012

 
Khi công cuộc đổi mới đang trên đà phát triển, Việt Nam được coi là một “con rồng” của Châu Á, với mức tăng trưởng 7,6% vào năm 1990 và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thì bỗng khựng lại. Nguyên nhân cũng lại do ông Nguyễn Văn Linh.
 
Ông quê  Hải Dương, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, phần lớn thời gian hoạt động trong Nam, ở những địa bàn ác liệt, được dân đùm bọc. Ông có nhiều kinh nghiệm thực tế, tính ngay thẳng,  cuộc sống liêm khiết , nhưng   hạn chế về  tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Ông đã có công phá rào khi làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Đầu nhiệm kỳ Tổng bí thư ông đề ra   “ những việc cần làm ngay”,  cởi trói cho văn nghệ sỹ, khuyến khích sáng tác nói thẳng nói thật, và cởi trói cho nông dân, cho phép rút ruộng đất ra khỏi tập đoàn, sản xuất tư nhân.  Nhưng ông  lại bị mắc hợm Trung Quốc ở Hội nghị Thành Đô, với cái gọi là “Giải pháp đỏ”. Nói như Nguyễn Văn An : “Nguyễn Văn Linh không phải là con người thực sự đổi mới!”  Sau Hội nghị Thành Đô,  ông  đã bỏ “những việc cần làm ngay”, xiết lại sợi dây cơ chế chính sách, đẩy con thuyền đổi mới lùi lại.  Ông từ chối không tham gia nhân sự Đại hội VII của đảng cộng sản Việt Nam, dù nhiều người vẫn tín nhiệm .

Buôn bán kiểu gì kỳ vậy mấy ông?

Hoàng Kim

Vì tôn trọng sự thật tôi chép lại đúng những lời mà các bác nông dân quanh tôi thốt ra trong lúc bức xúc. Rất mong độc giả lượng thứ cho những lời lẽ khó nghe tôi ghi lại ở đây, không phải nông dân muốn ăn nói thô tục, mà vì bức xúc của họ quá to lớn – Tác giả.

So sánh hiến pháp Việt - Trung - Triều

clip_image001

Nguyễn Giang

Trong cuộc tranh luận về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam đã và đang có những kiến nghị sửa đổi phần nói về thể chế, quốc hiệu, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quyền sở hữu đất và nhiều điều quan trọng khác.

Đây cũng là lúc cần tìm hiểu các quy định này trong Hiến pháp một số nước có đảng cộng sản lãnh đạo khác ở châu Á như Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để xem họ có thay đổi không và nếu có thì như thế nào.

Trung Quốc: Đảng và Quốc gia

clip_image002

Quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở TQ ẩn vào Lời Mở Đầu của Hiến pháp

Nơi bến đò cuối tháng Tư

Nguyễn Hữu Liêm

Ngày 30 tháng Tư lại sắp đến. Bao nhiêu điều để dân tộc này phải nghĩ, phải nhớ và phải buồn vì sự thất hẹn với lịch sử. Năm nay, BVN xin được gợi nhắc ngày ít ai quên này bằng bài viết của một người bạn đã từng là nhân chứng ở phía bên kia cuộc chiến. Chúng tôi hiểu đây như là cái nhìn quán chiếu của một người đã chịu mất mát mà thoạt kỳ thủy không hiểu nổi sự mất mát ấy, dần dần về sau mới thấm thía cái anh đã mất đi là cả một quá khứ không còn chút liên hệ gì với hiện tại của anh, một hiện tại mà anh và biết bao nhiêu người đã phải làm lại từ đầu ở một nơi đâu đó cách cái nơi khói lửa anh rời bỏ đến nửa vòng trái đất (và có thể sự làm lại đã đưa đến một kết quả tốt đẹp hơn rất nhiều). Nhưng cũng chính vì thế, như ánh trăng trong nước, anh vẫn nhìn thấy quá khứ xa xưa của chính mình một cách đầy ám ảnh.

Còn những người ở lại phía bên này cuộc chiến, cứ tạm gọi là “người thắng cuộc” thì sao? Nếu nói đến tầng lớp quan chức đã hoặc đang tại vị thì về một mặt nào đấy hình như vấn đề có phần đơn giản. Trong đầu các ngài ấy không hề có khái niệm “ánh trăng” để bàn đến ở đây. Ngày 30 tháng Tư đem lại cho đa số các ngài là quyền lực, ô tô, nhà lầu, đất cát và tiền. Nhưng sự đời là thế, 38 năm không bao giờ là một con đường suôn đuột. Bao nhiêu thân phận cũng đã nổi chìm. Chỉ muốn hỏi các ngài đang ngồi trên ghế, có một lúc nào các ngài chợt nghĩ đến vô số những người nông dân đã mất cha, mất chồng, mất con cho ngày 30 tháng Tư để rồi nay mất nốt đất đai, nhà cửa, mồ mả tổ tiên, thậm chí nơi đến của mình là vườn hoa Mai Xuân Thưởng, và... nhà tù? Đừng tưởng họ sầu hận ngày 30 tháng Tư đâu. Nghĩ thế thì đơn giản quá và có thể nói vô sỉ nữa. Trong họ vẫn có ánh trăng, chỉ có điều... đó là cảm giác phức hợp về một “ánh trăng rớm máu”,

Vậy thì xét đến cùng, điều canh cánh bậc nhất với lương tâm bất cứ ai – những ai biết sống và biết nghĩ, bên này hay bên kia đều thế – đang chứng kiến những gì diễn ra mấy chục năm nay ở trong nước và trên thế giới, thiết tưởng vẫn là: làm sao tìm cho ra đáp số chung của cả một dân tộc về sự vận hành lịch sử của chính mình, vào thời điểm bước ngoặt cách đây 38 năm – ngày 30 tháng Tư năm 1975 – mà đến nay vẫn cứ là một dấu hỏi đầy trăn trở, bởi dù thắng dù thua thì ai cũng can dự phần trách nhiệm.

Nguyễn Huệ Chi

Putin được tự do ngôn luận hơn tất cả giới truyền thông

Michael Bohm

(The Moscow Times)

clip_image002Sau hàng trăm năm phong kiến và tiếp theo là hơn 70 năm bị trói bởi chế độ phong kiến độc đoán kiểu mới, tại nước Nga, khi được chút tự do ngắn ngủi, những gì bị kìm nén có dip bung ra là chuyện tất yếu, hệt như cái lò xo bị nén lâu ngày. Đó là cái giá phải trả trong một thời gian để bước tiếp, nhưng thay vì bước tiếp, Nước Nga vì chưa bao giờ biết đến tự do dân chủ nên… vừa ra khỏi hang “vươn vai một cái là Nga lại vào [hang]”.

Lại nữa, cái lập luận hàm hồ chụp mũ “lợi dụng tự do ngôn luận” của mấy vị dân biểu Đu-ma Nga nghe như là điệp khúc ở những nơi không có tự do ngôn luận. Tại những nước độc tài này, “mỗi người khi sinh ra đã được đeo sẵn một cái rọ mõm” như nhận xét của nhà tâm lý Crystal. Tại đây những người cầm quyền nghĩ thay và nói thay cho toàn xã hội.

Nhiều người cứ tưởng “nước Nga nhân hậu, vĩ đại, hùng mạnh, …” của đồng chí Putin cơ bắp, bắn súng cưỡi ngựa, lặn xuống biển mò bình cổ… đàn em vừa thả xuống hôm trước,… phải khá hơn, hóa ra cũng rứa, chẳng hơn gì mấy đồng chí độc tài châu Phi. Thì ra tất cả các chế độ độc tài có chung một bộ gene.

Trung lập: quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp?

Tiến sỹ Toán học Nguyễn Ngọc Chu

Trong cuộc sống, một người thường có nhiều bạn. Và trong số nhiều bạn đó, sẽ có bạn rất thân, thân nhất. Nhưng khi ta khẳng định ai cũng là bạn như nhau của ta – trong số đó bao gồm cả kẻ thù của ta, thì điều đó đồng nghĩa với không ai là bạn của ta cả, ngoài một thực tế là ta có kẻ thù.

Chúng ta biết nước ta đang tiến hành một chính sách đối ngoại mà theo cách diễn tả phổ cập là trung lập, là làm bạn với tất cả các nước, là không đi theo hay liên minh với một nước nào cả.

Có người cho đây là một chiến lược khôn ngoan. Nhưng với những ai hiểu biết, thì đó là sai lầm sơ đẳng, sẽ rất nguy hại cho vận mệnh quốc gia, nhất là khi xẩy ra xung đột vũ trang.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã bần cùng hóa nông dân như thế nào?

Bauxite Việt Nam

Vấn đề thu mua lúa với giá rẻ mạt để bán ra thế giới các loại gạo thấp hơn hẳn những nước cùng sản xuất lúa gạo như Việt Nam là một hiện tượng cực nóng, vì thực tế đang diễn ra theo tiến trình năm sau rút ruột nông dân nhiều hơn năm trước kể từ đã hàng chục năm nay. Chúng ta hãy nghe lời trao đổi tâm tình giữa một nông dân ở vùng sông nước Cửu Long với ông Hai Kim, cộng tác viên quen thuộc của BVN:

Hôm kia đi thăm ruộng, anh Ba Lố người làm ruộng liền ranh than thở:

- Lúa bị bắn máy bay nhiều quá (bông lúa có nhiều hột lúa bị lép không vô gạo) chắc thất mùa, giá lúa lại thấp cỡ này chắc vợ tôi phải lên thành phố quá.

- Chị lên thành phố làm gì vậy anh? Tôi hỏi.

- Ở đợ người ta chứ làm gì. Anh nhăn nhó đáp.

- Bả không đi thì tôi cũng phải bỏ ruộng mà đi, giá lúa này làm sao sống nổi. Anh đau buồn nói tiếp.

Làm lúa mà chỉ lời 30% so với giá thành trở xuống, chỉ vài năm nữa, không chỉ một mình anh Ba Lố, mà cả tôi và đa số nông dân làm lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng phải cho vợ đi lên thành phố ở đợ cho người ta, hoặc bản thân bỏ ruộng lên thành phố làm thuê, làm mướn kiếm ăn, vì lời 30% là một mức lời chết đói” – Hai Kim.

Nông dân góp ý sửa đổi Hiến pháp: Xin được bầu trực tiếp Thủ Tướng

Hoàng Kim

Ao ước của bác Hai Kim đến là chân thành: được ghi vào Hiến pháp cái quyền người dân trực tiếp bầu Thủ tướng. Nhưng e rằng chỉ một điều ấy thôi vẫn chẳng đáp ứng được giấc mơ lựa chọn một ngài Thủ tướng vì dân như bác nghĩ đâu. Hẳn bác còn lạ gì ở xứ ta, cái ghế Thủ tướng cũng như ghế của các quan chức cao cấp khác có bao giờ định đoạt từ lá phiếu của dân đâu. Chúng được nhắm nhía và quyết ngay từ đẩu đâu trên “thiên tào” kia bác ơi. Còn sau đó người dân có bầu cho họ hay không thì... đã có chính quyền khối phố “mời” họ đến trước thùng phiếu, và bao nhiêu là Tề Thiên Đại Thánh do “thiên tào” phái đi khắp nơi đã có mặt đúng lúc để... thổi phù cho lá phiếu biến hóa đúng y như thiên định.

Vậy thì, thưa bác, có một điều khoản then chốt trong Hiến pháp mà thay đổi được nó y như rằng bác sẽ được thỏa nguyện. Bác có biết nó là cái điều khoản nào không?

Đó chính là cái điều khoản đẻ ra trước ngày cá tháng Tư một ngày đấy bác ạ. Trớ trêu là ở chỗ, nó sinh ra chỉ một ngày trước ngày cá tháng Tư nhưng lại không phải là ngày 31 của tháng trước. Nó hư hư thực thực thế nên tóm được nó để làm như các em học sinh xé bỏ đề cương môn sử trắng xóa trước sân trường, chắc rằng còn mệt.

Nguyễn Huệ Chi

Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể tránh khỏi

Business Insider

Dee Woo

Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam lược dịch

Bài xã luận dưới đây tuy đã được viết cách đây gần 2 năm nhưng những gì bài này nêu lên hiện nay vẫn là câu chuyện thời sự của Việt Nam và Biển Đông trước hành động xâm lược càng lúc càng trắng trợn của Tàu tại Biển Đông (và rộng ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam dưới mọi hình thức ráo riết và thâm hiểm mà ta gọi là sức mạnh mềm). Xin gửi đến độc giả bản lược dịch bài xả luận này để cùng ngẫm nghĩ – Các dịch giả.

Qua hai phiên toà xét xử ở Hải Phòng: Quan xử nặng, dân xử nhẹ!

Ai bảo đó là không công bằng?

Kim Thanh

Tiếp sau vụ xử án sơ thẩm ông Đoàn Văn Vươn và những người thân trong gia đìnhvề tội: “giết người, chống người thi hành công vụ”, để đảm bảo công bằng xã hội, mọi người bình đẳng trước pháp luật, quyết không bao che cho ai, cho dù những người đó có công lao to lớn với dân, với nước đến thế nào đi nữa, từ các ông quan xã cai trị hàng nghìn dân đến các ông quan huyện chăn dắt hàng vạn người ở huyện Tiên Lãng;

Ngày 18/4/2013 Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng lại tiếp tục mở phiên toà sơ thẩm vụ “huỷ hoại tài sản gây hậu quả nghiêm trọng” với 5 bị can là hai cán bộ xã và 3 cán bộ huyện, trong đó có Chủ tịch và Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng.

Trừ bị can Nguyễn Văn Khanh – Phó chủ tịch UBND huyện bị phạt 30 tháng tù giam, số còn lại đều bị hưởng mức án từ 15 đến 24 tháng tù treo.

Đây là bản án khá nghiêm khắc, quan phải xử nặng mà TAND thành phố Hải Phòng dành cho các vị đày tớ “trung thành” của dân. Tất cả họ đều là những người có “cái tâm” trong sáng, không vì động cơ cá nhân, phe nhóm. Việc làm của họ chỉ nhằm đánh trả bọn “giết người và chống người thi hành công vụ”. Họ buộc phải hành động là nhằm bảo vệ “tính mạng”, “tài sản” của dân, đem lại công bằng cho xã hội. Giáo dục và răn đe những kẻ coi thường “đạo lý”, bất chấp kỷ cương phép nước.

THÔNG BÁO CỦA NHÓM SOẠN THẢO VÀ KÝ KIẾN NGHỊ 72* VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Trong những ngày này, việc tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác thu thập ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo) được công bố theo Nghị quyết của Quốc hội đang diễn ra rộng khắp. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và bình luận đều nhấn mạnh sự tán thành, nhất trí cao đối với Dự thảo.

Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia vào việc sửa đổi Hiến pháp yêu cầu “phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai”. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện trong thời gian qua có nhiều cách làm ồ ạt nặng tính hình thức và áp đặt, cốt tạo được con số rất lớn những người tán thành Dự thảo, nhất là về những điều cơ bản của thể chế chính trị hiện hành, nhằm chuẩn bị cho Dự thảo được thông qua tại Quốc hội.

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...

40 năm Bộ Tộc Tà Ru

Bùi Ngọc Tấn

Xin nói ngay cái bộ tộc này không có tên trong danh sách các bộ tộc thuộc xã hội Việt Nam. Lần đầu tiên tôi được nghe nói đến là từ một người nước ngoài, ông André Menras trong cuộc gặp tại một quán cà phê thành phố Hồ Chí Minh do Hoàng Dũng mời, ông bắt tay tôi thật chặt và nói bằng tiếng Việt:

- Anh em mình thuộc dân tộc, à quên, bộ tộc Tà Ru.

Thấy tôi ngơ ngác, Hoàng Dũng cười phá lên. Ông Tây cũng cười. Rồi ông nói: Tức là bộ tộc Tù Ra.

Qua câu chuyện bên tách cà phê, tôi mới biết André Menras đã bị chính quyền Sài Gòn bỏ tù vì treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng, phản đối chiến tranh Việt Nam, về Pháp lại bị chính quyền Pháp cắt lương hưu. Đã được Hoàng Dũng cho biết trước trước về tôi, ông tự giới thiệu mình như vậy. Ngày ấy ông mới được nhập quốc tịch Việt Nam. Tên tiếng Việt của ông là Hồ Cương Quyết. Ông nói vui với tôi, người cùng bộ tộc: "Thế là sau lưng tôi có hai cánh cửa nhà tù".

Võ Hồng & Nha Trang

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

clip_image002  

Nhà văn Võ Hồng khoảng những năm 1970. Ảnh do ông gửi tặng Nguyễn Huệ Chi 1992

 

Tôi có mấy kỷ niệm ngồ ngộ, ngố ngố với thầy Võ Hồng.

Năm đó tôi học Việt văn lớp đệ lục (lớp 7) với thầy ở trường Bồ Đề Nha Trang. Thầy trò mới, thầy chỉ một, nhưng trò thì mấy chục mạng, thầy chưa biết ai là ai. Bài luận văn góp từ tuần trước thầy vừa chấm xong, và hôm nay là “tuyên bố điểm”.

Thầy kêu:

“Anh Hoàng Bắc đâu, đứng lên!”

Tôi là Hoàng Bắc, nhưng không phải anh, vậy đứng lên hay ngồi ì? Tất nhiên, cả lớp trố mắt nhìn tôi, tất nhiên cuối cùng dù muốn độn thổ nhưng vẫn phải đứng lên, tất nhiên là thầy ngạc nhiên và tôi ngượng ngùng, nghe thầy tuyên bố tôi đạt điểm cao nhất về bài luận văn hôm đó (viết về cái gì thì lâu quá, tôi quên mất rồi!)…

Kỷ niệm “thuở ban đầu” với thầy là như thế!

Sau này, sống cùng một thành phố, chúng tôi đây đó vẫn gặp nhau.

Nhiều lần gặp thầy ở Bưu Điện. (Đến nay, tôi vẫn nghĩ đó là một toà nhà thắng cảnh với kiến trúc đặc thù và nguy nga kiểu Pháp ngay trước mặt biển Nha Trang luôn có tiếng sóng rì rào.) Ít nhất hai lần ở đó, tôi thấy thầy gửi bưu kiện cho nhà văn nữ Tuý Hồng.

Khi quyền lực nhân dân bị vặt trụi

Đức Thành

Ở một số vùng quê Bắc bộ còn lưu giữ bài ca dao:

“Con cò, con vạc, con nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào?

- Vặt lông con cốc cho tao!…”

Mới thấy dân ta thật hài hước, hài hước đến chua chát. Ngày nay ngẫm vào vận nước lại càng ngấm, ngấm đến đớn đau.. . Thật thương thay cho dân tộc, đất nước, nhân dân mình!

Chính sách mua tạm trữ lúa, gạo đang làm nghèo nông dân

Hoàng Kim

Hôm kia đi thăm ruộng, anh Ba Lố người làm ruộng liền ranh than thở:

- Lúa bị bắn máy bay nhiều quá (bông lúa có nhiều hột lúa bị lép không vô gạo) chắc thất mùa, giá lúa lại thấp cỡ này chắc vợ tôi phải lên thành phố quá.

- Chị lên thành phố làm gì vậy anh? - Tôi hỏi.

- Ở đợ người ta chứ làm gì! - Anh nhăn nhó đáp.

- Bả không đi thì tôi cũng phải bỏ ruộng mà đi, giá lúa này làm sao sống nổi. - Anh đau buồn nói tiếp.

Làm lúa mà chỉ lời 30% so với giá thành trở xuống, chỉ vài năm nữa, không chỉ một mình anh Ba Lố, mà cả tôi và đa số nông dân làm lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long phải cho vợ đi lên thành phố ở đợ cho người ta, hoặc bản thân bỏ ruộng lên Thành phố làm thuê, làm mướn kiếm ăn, vì lời 30% là một mức lời chết đói.

Hoàng Kim

“Tôi là Fang!” Người làm Trung Quốc thay đổi

Pery Link

Hoàng Hưng (trích) dịch

clip_image002  

Fang Lizhi Ảnh: Forrest Anderson/Getty Images

 

Ở Trung Quốc những năm 1980, từ renquan (nhân quyền) cực kỳ “nhạy cảm”. Ít người dám ngay cả thốt lên hai tiếng ấy giữa nơi công cộng, nói gì đến bênh vực khái niệm “nhân quyền”. Giờ đây, sau gần ba thập kỷ, một phong trào quần chúng cơ sở có tên weiquan (vệ quyền – bảo vệ các quyền) đã phổ biến rộng rãi, và dường như rõ ràng nhà cầm quyền TQ bất lực trong việc đảo ngược điều này. Ngay đến những người ở dưới đáy xã hội cũng đòi các quyền của mình. Không ai có thể một mình đem lại sự thay đổi ghê gớm này, nhưng cũng không người nào làm được nhiều hơn trong việc khởi động nó bằng Fang Lizhi (Phương Lệ Chi)[1], nhà vật lý thiên văn, nhà hoạt động xã hội, người bất đồng chính kiến, người qua đời cách đây một năm. Chúng tôi là bạn của nhau trong nhiều năm, và đây là những ký ức đẹp nhất của tôi về ông.

… Ngày 26 tháng 2, 1989, George H.W. Bush, lần đầu đến thăm TQ sau khi đắc cử tổng thống, đã mời một số đông người Trung Hoa và người Mỹ đến dự bữa ăn nướng (barbecue) kiểu Texas ở Great Wall Sheraton Hotel Bắc Kinh. Fang và tôi cùng hai bà xã đều là khách mời, và chúng tôi đi chung một chiếc xe để đến dự. Trước khi xe tới khách sạn khoảng vài trăm thước, một đám cảnh sát vây quanh xe, nói với người lái xe về “tốc độ” của xe và sau khi tất cả chúng tôi phải ra khỏi xe bắt đầu đi bộ về phía khách sạn thì họ kéo Fang và vợ ông sang một bên và bảo hai người “không có tên trong danh sách mời”, bất chấp tấm thiệp mời ông bà cầm trên tay (hồi ấy chúng tôi không biết rằng ngay chiều hôm đó, Đặng Tiểu Bình đã hạ lệnh rõ ràng là Fang phải bị ngăn không cho tham dự).

Tại sao người Nga luôn cảm thấy bị cô lập và tỏ ra thù địch với thế giới bên ngoài?

Richard Pipes, The Moscow Times

Nhất Phương dịch

Richard Pipes nói rằng người Nga “không tin vào dân chủ vì họ luôn gắn nó với hỗn loạn và tội ác”, rằng họ “muốn chính phủ của họ phải thật mạnh để che chở cho họ khỏi thù trong giặc ngoài, mà hầu hết là tự tưởng tượng như kiểu sợ ma”, rằng họ “coi thường pháp luật”, rằng “hầu như không còn khái niệm coi sở hữu tài sản cá nhân là một trong những quyền của con người”, rằng họ có “thái độ thù địch với thế giới bên ngoài, đặc biệt với châu Âu và Hoa Kỳ”.

Chắc chắn Richard Pipes chỉ nói về nước Nga, chứ không hề nói gì đến nước Việt Nam ta. Mọi sự suy diễn, nếu có, là lỗi của người đọc. Nhất định thế!

Bauxite Việt Nam

Năm lần “phá” Chủ nghĩa xã hội để tồn tại

Nhà thơ Ngô Minh

clip_image001

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng: Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta (và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ, v.v. Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nói đến Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự. Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “CNXH” để mưu sinh và tồn tại rất ngoạn mục.

Dây trói trên luống cày - Phần 1

Minh Diện

Hai phiên tòa – một xử dân, một xử quan – không làm yên được lòng dân sau hơn một năm xảy ra vụ Tiên Lãng. Cũng như dân Văn Giang chưa nguôi bức xúc, dù ngọn lửa trên cánh đồng Xuân Quan đã tắt và những kẻ đánh dân đã phải đứng trước vành móng ngựa. Đơn kêu oan và khiếu kiện vẫn mỗi ngày một chất cao như những đống gạch đá củ đậu ở Đông Triều...

clip_image002

Người đàn bà thép – Người giải phóng

Yuliya Tymoshenko

Phạm Nguyên Trường dịch

Nhà tù bao giờ cũng là nơi than khóc. Nhưng có thể đây lại là chỗ tốt nhất để nhận tin về cái chết của Margaret Thatcher vì nó làm tôi nhớ đến cái xã hội ngục tù trong thời tuổi trẻ của tôi mà Thatcher đã làm biết bao nhiêu việc nhằm giải phóng nó.

Đối với nhiều người trong chúng tôi, những lớn lên ở Liên Xô và các nước chư hầu của nó ở Đông Âu, Margaret Thatcher sẽ luôn luôn là người anh hùng. Bà không chỉ tán thánh sự nghiệp của tự do – đặc biệt là tự do kinh tế – ở Anh và phương Tây; mà bằng cách tuyên bố rằng Mikhail Gorbachev là người “chúng ta có thể cộng tác được” (trong khi hầu như tất cả các nhà lãnh đạo dân chủ đều hết sức nghi ngờ chính sách perestroikaglasnost của ông), bà đã trở thành chất xúc tác cực kì quan trọng trong việc mở cửa những xã hội đầy những trại tù của chúng tôi.

Thông cáo phát hành ngay

Việt Nam: Đối thoại Nhân quyền phải đem lại những bước tiến cụ thể

Đã đến lúc Chính quyền Việt Nam phải bắt đầu thực hiện các cam kết về Nhân quyền

(Washington DC, ngày mồng 10 tháng Tư năm 2013) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, chính quyền Việt Nam nên nhân dịp Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ sắp tới phóng thích các tù nhân chính trị và đưa ra cam kết chấm dứt đàn áp các blogger, những người hoạt động vì quyền lợi đất đai cũng như những người lên tiếng phê phán chính phủ một cách ôn hòa. Kỳ Đối thoại Việt-Mỹ về Nhân quyền lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 12 tháng Tư.

“Chính quyền Việt Nam đã tổ chức hàng loạt phiên tòa chính trị trình diễn nhằm ngăn chặn trào lưu bất đồng chính kiến đang gia tăng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Hoa Kỳ cần nhân cơ hội này tuyên bố rõ rằng Việt Nam cần tiến hành cải tổ một cách nghiêm túc để cải thiện tình trạng nhân quyền, nếu không sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, kể cả những sứt mẻ trong quan hệ với Hoa Kỳ.”

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn