5 trụ cột của xã hội dân sự - việc cần làm ngay tại Việt Nam

Nguyễn Thanh Dòng

Tôi đến YangGon – Myanmar những ngày đầu tháng 9/2013 trong một chuyến thăm các thành phố lớn cổ kính và nổi tiếng với hàng ngàn ngôi chùa, cùng phong cảnh và người dân hiền lành đáng yêu. Đất nước vẫn còn nguyên vẹn dấu vết của một thời độc đoán, độc tài và khép kín, nhưng giờ đã thực sự tắm rửa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đã khoác vào mình tấm áo cơ chế mới đẹp và rất hoành tráng bởi những cơ sở vật chất hạ tầng đường sá, hải cảng tầm cỡ quốc tế. Myanmar cổ kính, xinh đẹp và thật hiền hậu, khi du khách và các nhà đầu tư toàn thế giới đổ vào đây, coi đây là mỏ vàng cuối cùng của Châu Á, là nàng tiên ngủ say trong rừng giờ chuẩn bị tỉnh giấc. Và Việt Nam ta, con rồng xưa của Châu Á làm được gì, khi mà cơ chế ta đang vận hành thực sự lạc hậu và lỗi hệ thống?

Thiết nghĩ văn minh nhân loại là tài sản chung của tất cả chúng ta và chắc chắn không của riêng quốc gia nào. Do đó chọn mô thức, thể chế tối ưu nhất của loài người để áp dụng vào quốc gia mình, đất nước mình, làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mệnh lệnh thời đại là việc của Lãnh đạo cao cấp đất nước phải thực thi.

Làm sao để Việt Nam trở nên giàu mạnh?

Tuân Phạm

Một quốc gia muốn giàu mạnh đòi hỏi phải có những nguồn lực để phát triển. Và khi nói về nguồn lực của một quốc gia thì có rất nhiều yếu tố như con người, điều kiện tự nhiên, tỷ lệ dân số, dân trí, phong tục tập quán,… Nhưng cái gốc quan trọng nhất vẫn là con người. Tại sao Nhật bản bị tàn phá sau chiến tranh có thể khôi phục và phát triển thịnh vượng dù là một quốc gia nghèo tài nguyên? Tại sao Singapore trở nên giàu có trong khi chỉ là một tiểu quốc nhỏ bé? Tại sao nước Mỹ với vô vàn các chủng người khắp nơi trên thế giới sinh sống nhưng vẫn thống nhất, hòa hợp? Tại sao Bắc Hàn và Nam Hàn cùng là một dân tộc nhưng tại sao lại khác nhau như bầu trời và vực thẳm? Tất cả chỉ có một câu trả lời “con người”.

Vậy làm sao để có được những con người tốt cho xã hội?

Muốn có con người tốt, giỏi thì cần phải có hệ thống giáo dục tốt.

Vậy làm sao có hệ thống giáo dục tốt?

Cần có những người quản lý giáo dục tốt.

Vậy làm sao để có được những người quản lý tốt?

Cần có môi trường cạnh tranh công bằng để tìm được người giỏi.

Vậy làm sao để có môi trường cạnh tranh công bằng?

Cần có tranh cử tự do và bầu cử tự do.

Thư phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

clip_image001

THƯ CỦA CỬ TRI

Phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Kính gửi:

- Quốc hội

- Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

- Các Đại biểu Quốc hội

Tên tôi là: Hồ Quang Huy.

Địa chỉ: Tổ 15, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Cuộc chiến giữa đảng tính, nữ tính và các loại “tính”

Thái Hữu Tình

Vụ công an giở trò đồi bại “sàm sỡ”, chộp ngực nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, tiếp sau vụ công an lột quần nữ blogger Nguyễn Hoàng Vi (để tìm những căn cứ thù địch có thể lật đổ đảng và nhà nước) đã báo hiệu gì về sự lên tay của “thanh kiếm và lá chắn” và sự xuống dốc của nền văn hóa Vô sản?

Ở đây có vấn đề văn hóa, từ văn hóa sinh ra các “tính”. Văn hóa Vô sản được nâng thành “văn hóa Đảng”, cô đọng trong “tính Đảng”, “tính giai cấp ”, cuối cùng kết tinh chính ở “tính... Công an ”, bởi đặc trưng cho ĐCS không gì tốt hơn là lực lượng công an. Thật vậy, công an là tập hợp người duy nhất trong xã hội dám tuyên bố thẳng thừng “công an CHỈ biết còn Đảng còn mình” (chỉ biết nghĩa là ngoài ra không cần biết gì khác). Khẩu hiệu ấy cho thấy công an là hiện thân của ĐCS ở dạng rút gọn, tinh khiết, đậm đặc, không pha trộn, trong đó bao gồm cả cảnh sát, an ninh, và thêm một số nhỏ trong lực lượng bảo vệ, dân phòng, vì thế nhân dân luôn coi bàn tay công an là bàn tay của đảng, đại diện cho “tính Đảng”, và mỗi công an cũng không thể quên được điều này. Nay bàn tay của “tính Đảng” ấy lại nhân danh “thi hành công vụ” để lột quần áo và sờ soạng phụ nữ thì nó biến thành “tính” gì? Thưa đó là “tính Thú” hay “tính Côn đồ”! Thử hỏi vì sao từ “tính” nọ lại biến thành “tính” kia một cách dễ dàng và ngang nhiên như vậy?

Tọa đàm giao lưu Mười thế kỷ một hành trình văn học

Đặng Thị Hảo

Ảnh: Trần Văn Trọng – Khương Việt Hà

clip_image002

2 giờ chiều ngày 19-9-2013 tại Hội trường lớn Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace) Hà Nội, 24 Tràng Tiền, đã diễn ra cuộc tọa đàm giao lưu Mười thế kỷ một hành trình văn học do Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp đồng tổ chức, nhân dịp NXB Giáo dục cho ra mắt cuốn sách Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi. Khoảng 250 người đã đến dự, trong đó có nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà văn, sinh viên các trường đại học và đông đảo bạn đọc các lứa tuổi.

'Đảng đang thụt lùi hơn là cải cách'

Đảng Cộng sản Việt Nam đang thụt lùi hơn là đổi mới và tiến bộ qua cách thức mà Đảng và chính quyền sắp công bố bản Hiến pháp sửa đổi cũng như điều hành đất nước giai đoạn hiện nay, theo nhà nghiên cứu Việt Nam học từ Hoa Kỳ.

Vĩnh biệt Giáo sư Hoàng Như Mai

Được tin Giáo sư Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai vừa qua đời lúc 15g20 ngày 27-9-2013 sau nhiều ngày nằm bệnh viện vì tai nạn bất ngờ, chúng tôi vô cùng đau xót. Thầy Hoàng Như Mai là chuyên gia văn học Việt Nam cận hiện đại, thầy của nhiều thế hệ trí thức và giảng viên đại học ngành Ngữ văn hiện đang tại vị hay đã về hưu. Với bẩm chất một nghệ sĩ giàu lòng ưu ái, có lối sống nhân hậu và biết nhìn đời bằng con mắt vui đùa, ông hầu như lúc nào cũng gây ấn tượng trong trẻo, cảm giác thanh lọc trong tâm hồn, cho người được tiếp xúc. Là nhà giáo cần mẫn, có kiến thức uyên thâm và có phương pháp truyền đạt giàu sức biểu cảm, ông để lại vô vàn tình cảm nồng đậm trong lòng bạn bè đồng nghiệp và các thế hệ học sinh sinh viên từ hơn 60 năm nay.

clip_image002

GS Hoàng Như Mai đang kể lại một kỷ niệm sâu sắc từ trước 1945, trong lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất GS Nguyễn Đổng Chi do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phối hợp với Hội Nghiên cứu Giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20-7-2004

Xin thành kính phân ưu cùng gia đình Giáo sư Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai và cầu chúc hương hồn ông thảnh thơi nơi Cực Lạc.

Bauxite Việt Nam

The Declaration on Implementing Civil and Political Rights in Vietnam

Article 69 of Vietnam’s current constitution provides that “Citizens are entitled to freedom of speech and freedom of press; they have the right to receive information and the right of assembly, association and demonstration in accordance with the law.”

The International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam became a signatory on September 24, 1982, specifically defines freedom of expression, assembly and association as follows: “Everyone shall have the right to hold opinions without interference. Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice” (Article 19); “The right of peaceful assembly shall be recognized” (Article 21); “Everyone shall have the right to freedom of association with others, including the right to form and join trade unions for the protection of his or her interests” (Article 22). Similar provisions can be found in the UN’s Universal Declaration of Human Rights (1948) that must be honored by all the member countries.

Thư ngỏ gửi Ban biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam

Mai Thái Lĩnh

Đà Lạt ngày 27-9-2013

Kính thưa quý báo,

gdNgày 23-9-2013 vừa qua, tôi có gửi cho ông Phan Doãn Phúc – Trưởng ban Quốc tế của quý báo một lá thư điện tử (xem nội dung đính kèm), nhưng không rõ ông Phúc có nhận được hay không, vì cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời.

Như quý báo đã biết, giữa tôi và quý báo đã có sự thỏa thuận sẽ mở ra một cuộc trao đổi ý kiến để làm rõ sự thật về chủ đề Thác Bản Giốc. Sở dĩ tôi chấp nhận đối thoại với ông Trần Công Trục thông qua quý báo là vì nghĩ rằng quý báo là cơ quan ngôn luận của một hiệp hội “phi-chính phủ” (ít ra là về mặt hình thức), hơn nữa lại thuộc về ngành giáo dục là môi trường tôi đã gắn bó từ trước năm 1975 cho đến cuối thập niên 1990. Mặc dù biết rõ ông Trần Công Trục là cán bộ ngành ngoại giao đã từng tham gia bộ đội hải quân, đã từng đảm nhiệm một chức vụ quan trọng trong công tác biên giới, nhưng vì ông ấy đang có nguyện vọng muốn trở thành một “nhà nghiên cứu độc lập”, cho nên theo lời khuyên của một số bạn bè và nhất là hai trang mạng Bauxite Việt NamBa Sàm, tôi đã nhận lời tranh luận với hy vọng mở ra một khả năng đối thoại giữa những người đứng ngoài hệ thống chính trị hiện hành với những người vẫn còn nằm trong hệ thống ấy (theo tôi biết, ông Trần Công Trục tuy đã nghỉ hưu gần 10 năm nay nhưng với tư cách là một đảng viên ông ấy vẫn đang làm nhiệm vụ Đảng giao, bởi vì nói theo ngôn ngữ của các đảng viên cộng sản: là cán bộ, nhân viên của chính quyền thì có lúc nghỉ hưu, nhưng đảng viên thì không có tuổi hưu).

THƯ ỦNG HỘ Văn bản số 1958 ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ loại hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch

THƯ ỦNG HỘ CỦA NHÓM YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN (SCT)

(V/v:Thủ tướng chính phủ loại hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch)

Đồng Nai, ngày 27 tháng 9 năm 2013.

Từ khi Nguyễn Huỳnh Thuật - người sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) có tâm thư gửi thủ tướng ngày 27.7.2011 và từ đó đến nay nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên-SCT đã cùng các chuyên gia đa ngành trong nước và Quốc tế; mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN); Chính quyền, Đoàn đại biểu Quốc hội và cư dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai; các bài báo, phóng sự truyền hình đã liên tục phản đối việc triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì sự cố tình gian dối lách luật và lo ngại nguy cơ rất lớn tác động xấu tới môi trường không thể kiểm soát, nhất là xâm hại trực tiếp đến VQG Cát Tiên.

Nhóm SCT cũng có có thư ủng hộ công văn BC 142/BC-BTNMT ngày 30/8/2013 đã rất dũng cảm, minh bạch chỉ rõ hai vấn đề nổi cộm của hai Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A:

Sự nói dối cưỡng bức?

Hạ Đình Nguyên

Bản chất của sự nói dối là biết sự thật nhưng cố ý nói khác đi một cách có ý thức, với mục đích che giấu hay tránh né sự thật. Nói khác sự thật, do tình thế cưỡng bức không thể nói sự thật, phải gượng lòng nói dối, tạm gọi là nói dối cưỡng bức.

Sự nói dối cưỡng bức được lặp lại nhiều lần, rồi quen đi, nó trở thành tính, thành nết, thành tật xấu, cuối cùng là hình thành sự ngụy tín cho chính mình. Sự nói dối bấy giờ trở nên trơn tru, hồn nhiên, giống y như nói thật, mà người nghe thì thấy nó trần trụi, nó gợi lên một cảm nhận trơ trẽn.

Trẻ em nói dối thì bị quở mắng, có khi bị trừng phạt. Người lớn – với tư cách là người dân bình thường – nói dối thì hàng xóm, bạn bè tránh xa không muốn chơi, người thân thì không thể tin cậy. Người có cương vị xã hội mà nói dối thì bị nhiều người coi khinh; cương vị xã hội càng lớn, thì sự coi khinh càng nhiều, càng báo hiệu sự nguy hiểm.

Các nước che đậy, Việt Nam lại... trưng ra

Các quốc gia thành viên WTO đã khôn khéo phân biệt đối xử với DN ngoại quốc bằng các hàng rào thuế quan tinh vi. Trong khi đó, Việt Nam lại trưng bày "vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước" ra vị trí mặt tiền, rồi ra sức thuyết phục họ công nhận mình là nền kinh tế thị trường.

Gia nhập WTO là một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên sau 7 năm, dường như chúng ta chưa khai thác được hết các lợi ích mà tư cách thành viên WTO mang lại. Bởi hầu hết các nước của WTO, bao gồm cả G7, chưa công nhận VN là nền kinh tế thị trường, bất chấp nỗ lực thuyết phục của lãnh đạo cấp cao của VN trong các cuộc tiếp xúc song phương [1] .

Để kết luận một nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường không, các quốc gia phân tích nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế vận hành, mà đầu tiên là Hiến pháp.

Xin ưu đãi, miễn giảm đủ thứ cho bauxite

PHẠM HUYỀN

clip_image001Dù nhiều lần khẳng định các dự án bauxite có hiệu quả nhưng mới đây, Vinacomin đã xin Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành cho 2 dự án này các ưu đãi về vay vốn, miễn giảm thuế, giảm phí.

Chịu lãi cao tới 12-13%/năm

Theo báo cáo của Vinacomin, hai dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ đều nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, cả 2 dự án đều thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi trong đầu tư. Nhưng hiện nay, hai dự án mới được miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi trong thuế nhập khẩu các thiết bị, máy móc phục vụ dự án, các chế độ khác vẫn chưa được hưởng.

Vincomin khẳng định, cả hai dự án alumin Nhân Cơ và Lâm Đồng đều thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, ban hành kèm theo Nghị định 75 ngày 30/8/2011 của Chính phủ quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo đó, hai dự án sẽ được hưởng ưu đãi vay vốn, được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ nguồn tín dụng Nhà nước. Nhưng đến nay, các đề nghị của Vinacomin về vay vốn cho 2 dự án này vẫn chưa được giải quyết.

Từ những bài học trong quá khứ đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người ở Đức

Phan Thành Đạt

Kỳ 2

II. Các quyền cơ bản của con người được đề cao ở Đức

Hiến pháp Đức đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người (A). Có thể khẳng định đây là bộ luật cơ bản tốt nhất hiện nay bàn về nhân quyền ở Đức. Tòa án Hiến pháp liên bang là cơ quan tối cao bảo vệ các giá trị quan trọng của Hiến pháp (B), các quyết định của cơ quan này ảnh hưởng trực tiếp đến các tòa án cấp dưới trong nhiệm vụ bảo vệ quyền con người. Các phán quyết của Tòa án Hiến pháp cũng có ảnh hưởng đến các quyết định của Tòa án về quyền con người của Hội đồng Châu Âu.

A. Luật cơ bản Đức quan tâm đặc biệt đến các quyền cơ bản của con người

Luật cơ bản Đức (Hiến pháp Đức) được biên soạn trong bối cảnh đặc biệt, nước Đức tạm thời bị chia cắt theo thỏa thuận của phe Đồng minh gồm một bên là Anh, Pháp, Mỹ và một bên là Liên bang Xô viết. Nghị viện Đức nhóm họp và thông qua một bản Hiến pháp dân chủ dưới sự giám sát 3 nước đồng minh phương Tây. Gọi là luật cơ bản vì văn bản tối cao này chỉ có giá trị tạm thời tại Cộng hòa liên bang Đức, sau khi nước Đức thống nhất một bản Hiến pháp mới sẽ được thông qua. Tuy nhiên khi bức tường Berlin sụp đổ, Luật cơ bản vẫn được giữ nguyên và được áp dụng cho 5 Länder của Cộng hòa dân chủ Đức vì điều 23 cho phép các vùng phía Đông Đức sát nhập vào Tây Đức, còn điều 146 lại ghi nhận Luật cơ bản Đức sẽ không còn hiệu lực khi một bản Hiến pháp mới được nhân dân Đức thông qua trong tư thế hoàn toàn có tự do lựa chọn. Khi nước Đức thống nhất, Luật cơ bản được áp dụng theo điều 23.

Đối tác Pháp - Việt Nam: Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam

Le Monde.fr ngày 24.09.2013

Phạm Toàn dịch

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến Paris ngày 24 tháng 9 này để thăm chính thức Pháp. Ông ta được chính phủ Pháp mời, trong bối cảnh muốn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam nhân năm 2013-2014 được gọi là "năm Pháp-Việt” kỷ niệm năm thứ 40 thiết lập quan hệ ngoại giao đôi bên. Ngoài những mối liên hệ lịch sử, kinh tế và tình cảm giữa hai nước, cuộc hôn phối này nhang nhác giống cuộc hôn phối của Người đẹp và Quái vật, cuộc hôn phối của “Tổ quốc các quyền con người" với kẻ đào hố chôn các quyền tự do.

Thực vậy cuộc viếng thăm này diễn ra khi Việt Nam dù đang sẵn sàng tham gia Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc năm tới đây song vẫn tăng cường đàn áp chống các blogger và những người bất đồng trên mạng internet, những người tích cực hoạt động vì dân chủ, những người bảo vệ các quyền con người và những nhà bất đồng về chính trị và những nhà bất đồng về tôn giáo. Chế độ chính trị của Việt Nam khốn khổ vì căn bênh tâm thần phân liệt này kể từ khi nó mở cửa “Đổi Mới” kinh tế, chính sách cải cách kinh tế tung ra năm 1986: họ cần phải làm vừa lòng cộng đồng quốc tế gắn bó với các quyền con người (nhằm thu hút tư bản và các loại viện trợ) đồng thời vẫn đàn áp dân chúng (để không mất quyền lực).

Nước Pháp phải xiết chặt các mối liên hệ với Việt Nam

Le Monde.fr | 24.09.2013

Phạm Toàn dịch

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiến hành cuộc thăm chính thức Pháp từ 24 đến 27 tháng chín. Chuyến viếng thăm này đã được chuẩn bị bởi các chuyến di của hai Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh qua Paris hồi tháng ba vừa rồi, và ông Laurent Fabius qua Hà Nội hồi tháng Tám. Vào dịp đi thăm này, Thủ tướng Việt Nam sẽ ký với người đồng nhiệm một Hiệp nghị về đối tác chiến lược Pháp-Việt. Tổng số 26 điều của Hiệp nghị này chia thành năm chương và nhập lại thành một văn bản duy nhất gồm những Hiệp nghị hợp tác khác nhau đã được ký kết, từ đó các mối quan hệ giữa hai nước sẽ thêm gắn bó và liên tục.

Hiệp nghị Đối tác Chiến lược cũng mang một giá trị tượng trưng. Nó được ký vào năm kỷ niệm thứ 40 nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước và trong "năm chéo Pháp-Việt 2013-2014". Thế nhưng, Hiệp nghị lại không có điều gì sáng tạo đáng kể.

Góp ý về “bộ bản đồ các mốc giới Việt-Trung”

Mai Thái Lĩnh

Bộ bản đồ mốc giới do hai ông Dương Danh Huy và Phan Văn Song thực hiện vừa được giới thiệu trên hai trang Bauxite VietnamDân Luận cách đây khoảng một tuần đã gây ra một cuộc tranh luận khá gay gắt giữa nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn với các nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Trong bài viết này, tôi không góp ý về khía cạnh kỹ thuật - một vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, xin để dành riêng cho các chuyên gia trong lĩnh vực bản đồ học và trắc địa học góp ý và thảo luận. Tôi chỉ xin mạn phép đóng góp một số ý kiến xung quanh một phương diện khác có liên quan đến bộ bản đồ này, đó là: mục đích và ý nghĩa của việc thiết lập bộ bản đồ mốc giới trong hoàn cảnh hiện nay.

Về bản đồ mốc giới do Phan Văn Song và Dương Danh Huy

Dương Danh Huy

Bằng việc vẽ và công bố các bản đồ mốc giới độ phân giải cao, ông Phan Văn Song và tôi đã nghĩ là lúc đó chúng tôi đang đóng góp một công cụ hữu ích cho việc tìm hiểu về biên giới trên bộ.

Thí dụ, với bản đồ của chúng tôi, người ta có thể zoom vào để thấy vị trí của từng cột mốc ở khu vực Móng Cái, Tục Lãm.

clip_image002

Hình 1: Bản đồ cho phép xem xét cột mốc vùng Móng Cái, Tục Lãm, Bắc Luân

Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?

Phạm Chí Dũng

Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền. Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền.

5 ngày sau vụ Đặng Ngọc Viết bắn các cán bộ quản lý quỹ đất ở Thái Bình, một số đại biểu quốc hội Việt Nam mới lần đầu tiên “thảo luận tập trung” về hiện tượng “tự xử” đang có chiều hướng lan rộng và “có dấu hiệu nguy hiểm” trong dân chúng.

Tự bắt trộm chó, tự thuê xã hội đen đòi nợ, tự thiêu, tự bắn cán bộ… - những hành tung mang tính “tự xử” đã xảy ra suốt mấy năm suy thoái kinh tế vừa qua, nhưng cho đến tận bây giờ mới được thừa nhận “có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương”.

Từ những bài học trong quá khứ đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người ở Đức

Phan Thành Đạt

Kỳ 1

Phẩm giá con người là bất biến, tất cả các cơ quan công quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản này. Nhân dân Đức công nhận mọi người đều có các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng vì đó là nền tảng của xã hội, góp phần duy trì hòa bình và công lý trên thế giới.

(Điều 1, Luật cơ bản Đức, ngày 23 tháng 5 năm 1949)

Quyền con người là quyền tự nhiên gắn liền với mỗi người từ khi sinh ra đến khi chết. Quyền con người có giá trị cao hơn các nguyên tắc tổ chức Nhà nước và tồn tại trước khi Nhà nước xuất hiện. Vì vậy Nhà nước cần tôn trọng con người bằng cách đảm bảo tốt nhất các quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự, quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu... Quyền con người được Hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Các văn bản quan trọng về quyền con người như Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1774, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Công ước bảo vệ quyền con người của Hội đồng Châu Âu năm 1950 đều khẳng định tôn trọng nhân quyền là trách nhiệm của tất cả các nước thành viên.

Thấy gì, hiểu sao đàng sau việc chống tham nhũng ở nước ta?

Thiện Tùng

Theo báo chí thông tin, ngày 18/09/201 Thường vụ Quốc hội họp trù bị, phần bàn về phòng chống tham nhũng.

Sau khi nghe Thanh tra Chính phủ trình bày về kết quả phòng chống tham nhũng, nhiều vị tỏ ra không hài lòng về bản báo cáo của Thanh tra.

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thắc mắc: “Kiểm tra 14 ngàn vụ nhưng chỉ chuyển sang hình sự có 11 vụ, không biết tội phạm chìm, nổi ra sao”…

Ông Nguyễn văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng: “Tham nhũng phát hiện nhiều nhưng thu hồi tài sản ít, xử lý hành chính nhiều, áp dụng tình tiết nhẹ, xử lý dưới khung, án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, một số vụ án nghiêm trọng và phức tạp bị kéo dài, bị đình chỉ điều tra”…

Về những chỉ trích của Trương Nhân Tuấn với bản đồ biên giới Việt Trung của Dương Danh Huy và Phan Văn Song

Phạm Quang Tuấn

Hôm nay thấy ông Trương Nhân Tuấn (TNT) tiếp tục đả kích các bản đồ của Dương Danh Huy và Phan Văn Song (DDH-PVS) một cách nặng nề, dùng những từ ngữ như "Nói láo (và tiếp tục nói láo)", "ăn gian", "tuyên truyền", tôi xin bàn vài điểm.

TNT: "Tôi đã nói phương pháp vẽ của quí vị là phương pháp vẽ từ thời trung cổ, trái đất hình vuông".

Phương pháp Mercator không dựa vào "trái đất hình vuông" mà là một phép chiều hình cầu lên mặt phẳng. Nếu tin là trái đất hình vuông thì những người làm địa đồ đã không cần phép chiếu Mercator hay bất cứ phép chiếu nào khác.

Thử xét tính «cần thiết và bổ ích» của công trình vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

Bauxite Việt Nam nhận được thư của ông Trương Nhân Tuấn cùng với thư của ông Phạm Quang Tuấn. Chúng tôi xin đăng cả hai bài viết của hai tác giả. Tuy nhiên, trong bài viết của ông Trương Nhân Tuấn, ông vẫn giữ thái độ quy kết chính trị vì vậy cuộc tranh luận mất đi tính khách quan cần có. Từ sau bài này, nếu ông Trương Nhân Tuấn vẫn giữ thái độ như thế trong các bài viết thì chúng tôi xin phép không đăng bài của ông.

Bauxite Việt Nam

Vài nhận định sai lầm của Karl Marx về quan điểm của Adam Smith

Karl Graf Ballestrem

Đỗ Kim Thêm dịch

Li người dch:

Karl Marx là mt nhà nghiên cu về lch s tư tưởng kinh tế. Dù uyên bác và làm vic nghiêm túc nhưng ông không tránh khi sai lm. C th là khi viết Tư Bản Lun, Marx không đ cp đến thành tích đóng góp của phong trào Khai Sáng Tô Cách Lan trong tiến trình thay đổi suy luận kinh tế ca châu Âu. Marx lit kê Adam Smith và David Ricardo vào chung mt hc phái, mà cả hai sng vào hai thời điểm và có ni dung kho hướng khác nhau. Marx còn hiu lm Smith là hc trò ca Ferguson. Nhưng quan trng nht là Marx có hai phê phán sai lạc về quan điểm ca Smith.

Thứ nhất, Marx đã quy kết Smith là "đại biểu khoa học của gia cấp tư sản“. Là một giáo sư Đạo đức học, Smith không hề đảm nhận vai trò này trong thực tế. Lý thuyết của Smith qua tác phm "S Thnh Vượng Cu Đất Nước" đào sâu hiện tượng xã hội trong bối cảnh "lịch sử tự nhiên của xã hội dân sự". Smith luôn biện hộ cho một chính sách kinh tế có thể tác động đến tăng lương công nhân và hạ giá bán sản phẩm. Smith không hề bảo vệ quyền lợi của người giàu và quyền thế, mà ông còn công khai phê phán thái độ đàn áp công chúng giới lãnh đạo thủ cựu và lừa bịp của giới tư sản. Do đó, quy kết của Marx không dựa theo quan điểm xã hội của Smith.

Thứ hai, Marx xem lý thuyết giá trị và phân phối của Smith sai lầm, vì Smith không hiu chức năng của tiền tệ trong phân công lao động và trao đổi hàng hoá và Smith cũng không nắm bắt được quyền lực lao đng trong tiến trình sản xuất. Do không khám phá nguồn gốc tư bản thống trị xã hội, nên Smith không lý giải được tại sao của cải xã hội gia tăng mà có phân phối bất công.

Thực ra, Smith lập luận chiếm hữu trong xã hội dân sự có chức năng lao động của con người, nhưng cũng là thành quả của sử dụng bạo lực và lưà đảo. Phân phối hoặc chiếm hữu giá trị không phải luôn luôn là nguồn gốc của giá trị và luật giá trị không tạo nên xã hội tư sản. Smith không giới hạn phân phối của cải xã hội chỉ có trong ba giai cấp điền chủ, s hữu chủ tư bản và lao động. Khi giải thích doanh lợi chỉ là do giá bán cao hơn giá trị hoặc là do lừa đảo quyết định, ý tưởng này là sai lầm, vì Smith cho là còn có nhiều yếu tố khác tác động. Smith giải thích doanh lợi là phần trích xuất từ giá trị sản xuất. Khi mọi người không vi phạm luật công bình thì họ có hoàn toàn tự do để theo đuổi quyền lợi riêng và có quyền mang tư bản vào đầu tư kinh tế để cạnh tranh với người khác theo cách của mình. Doanh lợi và điạ tô không những chỉ có chức năng tiền lương mà còn có chức năng giá cả. Do đó, Smith biện minh "hệ thống tự do tự nhiên" dựa trên lập luận hữu dụng nhằm phục vụ quyền lợi tốt đẹp nhất cho đại đa số quần chúng.

Dù có nhận định sai lầm về Smith nhưng Tư Bản Luận của Marx vẫn còn có những giá trị giới hạn nhất định.

Đỗ Kim Thêm

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 22 – Kỳ cuối)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Lùi lại: Xung quanh Bàn Tròn

Gay W. Seidman

Khi chúng ta chuyển vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, đôi khi thật khó để nhớ Chiến tranh Lạnh đã chi phối đến thế nào những sự tưởng tượng chính trị của chúng ta trong hầu hết năm mươi năm qua. Từ 1945 đến 1989, ít nhà hoạch định chính sách quanh thế giới đã có thể coi là nghiêm túc sự gợi ý rằng chế độ cộng sản Đông Âu sắp sụp đổ, hoặc rằng Liên Xô sẽ mau chóng tan rã. Bên trong các thảo luận Bàn Tròn, như chúng ta thấy từ những bình luận của những người tham gia hội thảo Michigan, những người tham gia ở cả hai phía đã đánh giá quá cao sức mạnh của chính phủ Ba Lan: trong khi những người tham gia từ chính phủ hiển nhiên đã nghĩ họ tạo ra một cơ sở hợp pháp hơn cho sự tiếp tục kiểm soát, các thành viên đối lập Ba Lan đã nghĩ họ dùng thủ đoạn cho không gian chính trị. Nhưng tại các cuộc bầu cử đầu tiên, chính phủ đã phát hiện nó đã mất hết sự kiểm soát, trong khi phe đối lập đã phát hiện ra bằng cách nào đó nó đã giành được quyền lực. Làm thế nào mà tất cả họ đã có thể sai lầm đến vậy?

Có thật vẽ vậy không được?

Phan Văn Song

Theo đường dẫn trong phần điểm tin của trang Basam.info ngày 19/9/2013 tôi đọc được bài ‘Vẽ vậy được hay sao?’ của tác giả Trương Nhân Tuấn đề cập tới bài ‘bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc’ của anh Dương Danh Huy và tôi là đồng tác giả. Sau đó ông còn viết thêm một bài gay gắt hơn: “Thư mở gởi các trang web Bô xít và Dân Luận”. Dù không phải là tác giả chính (tôi chỉ phụ trách phần xử lí dữ liệu), và dù hiểu biết còn hạn hẹp tôi buộc lòng phải viết đôi điều vạch ra một số chỗ chưa đúng trong lập luận của ông Tuấn nhằm giải toả những ngộ nhận có thể có ở bạn đọc có đọc hai bài viết này. Lưu ý rằng rằng đây chỉ làm quan điểm của riêng tôi và bạn đọc nào không cần tìm hiểu chi tiết có thể bỏ qua những phần chữ nhỏ bên dưới.

Đôi điều muốn nói nhân đọc bài của ông Trương Nhân Tuấn và ông Dương Danh Huy về mốc giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tô Oanh

Tôi đã đọc các bài của ông Dương Danh Huy và Trương Nhân Tuấn xoay quanh việc cắm mốc biên giới. Đặc biệt là các lược đồ của ông Dương Danh Huy đã bị ông Trương Nhân Tuấn phê phán và yêu cầu dỡ bỏ khỏi website.

Trước hết, xin nói rằng cho dù 90 triệu dân ta đều là các nhà toán học tài năng và đồ họa vi tính đã phát triển đến tột đỉnh thì cũng chẳng ai có thể vẽ được tấm bản đồ lên giấy chính xác 100% như trên thực địa. Nguyên nhân là bề mặt lồi lõm của trái đất hình khối cầu này. Vì vậy người ta đã nghĩ ra nhiều phép chiếu đồ khác nhau để thể hiện bề mặt trái đất lên trên giấy. Phương pháp chiếu đồ Bonn, Mercator, Gauss... và dựng mạng lưới kinh-vĩ theo toán học, rồi “tọa độ ô vuông” (bản đồ tỉ lệ lớn), mỗi loại chiếu đồ đều có ưu nhược điểm của nó. Vì thế quốc gia nào cũng phải xây dựng mạng lưới trắc địa quốc gia với những cột mốc quy định bất di bất dịch. May mắn là Việt Nam nằm gần xích đạo nên vẽ bản đồ theo phép chiếu đồ nào cũng hạn chế rất nhiều những khiếm khuyết của nó, nghĩa là độ chính xác cao so với việc vẽ bản đồ tại các nước vùng ôn đới.

Chuyện ghi chép ở Đức

Nguyễn Thái Nguyên

1/ Nói một cách lý thuyết thì NHÂN QUYỀN thể hiện mối quan hệ của bộ máy cầm quyền đối với người dân đẻ ra chính bộ máy ấy, thể hiện bằng hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật vì con người. Nhưng có lẽ mọi định nghĩa, khái niệm về nhân quyền đều đã cũ, đã lạc hậu so với thực tế cuộc sống, so với cách hành xử của bộ máy cầm quyền đối với người dân ở hầu hết các nước châu âu tư bản chủ nghĩa cũ. (Xin không bàn đến các nước châu Âu vốn là các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như nước Nga của ông Putin hay các nước Đông Âu cũ trong bài viết này).

Ý kiến ngắn: Thuế nhập khẩu đóng trong bao bì (VAT)

Người Không Tên

Hiện nay tất cả các hàng hoá khi nhập khẩu vào Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài những khoản thuế xuất nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật ra, đều phải nộp ngay một khoản thuế bằng 10% của giá trị lô hàng mang tên là VAT. Chính điều này sinh ra rất nhiều hệ luỵ nghiêm trọng như sau:

1- Vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam. Bản chất của thuế VAT là chỉ thu khi hàng hoá đã phát sinh giá trị gia tăng (có nghĩa là người mua hàng nhập về kho, sau khi bán xong hàng thì mới phải nộp VAT bằng 10% lợi nhuận mình kiếm được).

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 21)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Giải quyết Xung đột Bàn Tròn Ba Lan: Đàm phán sự Thay đổi Hệ thống?

(tiếp theo)

Mark Chesler

IV. Các vai trò của bên thứ ba hay “người can thiệp” hữu ích là gì?

Không có nhà nước pháp quyền thì không có phương tiện để chống tham nhũng, tham ô

Hà Huy Sơn

“Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nhà nước pháp quyền là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Một nhà nước không phải là nhà nước pháp quyền thì đó là nhà nước độc quyền của một số ít người. Để tham nhũng, tham ô phải có quyền hành; để chống tham nhũng, tham ô cũng phải có quyền hành. Ở nhà nước độc quyền quyền lực, nhà nước không được phân chia mà thống nhất bởi một chủ thể. Kẻ có quyền hành không chống tham nhũng, tham ô thì xã hội không có phương tiện nào để chống tham nhũng, tham ô. Ở nhà nước độc quyền, những kẻ có quyền hành tham nhũng, tham ô mà không sợ bị trừng phạt vì ở đó không có một bộ phận quyền lực nhà nước nào là độc lập để có thể ngăn chặn hiệu quả. Trong xã hội do nhà nước độc quyền quản lý thì kẻ tham nhũng, tham ô và người chống tham nhũng, tham ô là một. Tệ nạn tham nhũng, tham ô cũng chính là một tiêu chí để phân biệt đâu là nhà nước độc quyền và đâu là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

Chuyện Nicotex Thái Bình bây giờ mới kể

Vũ Ngọc Tiến

Cách đây mấy ngày, anh bạn TS Nguyễn Văn Khải gọi điện dựng tôi dậy từ rất sớm. Anh hỏi: “Đã đọc các bài của Khải về vụ chôn thuốc trừ sâu của Nicotex Thanh Thái chưa? Tội chứng rành rành mà chúng nó vẫn được bưng bít, bênh che thì nước loạn, dân khổ là phải rồi, khốn nạn quá!”. Tôi đáp: “Bận vài việc giúp anh Huệ Chi trong buổi tọa đàm ở Trung tâm văn hóa Pháp nên mình chưa đọc bài của cậu, nhưng cái công ty này mình biết từ tổ chấy của nó hơn 20 năm trước ở Thái Bình cơ. Ghê thật, không khéo lại dính với âm mưu bọn giặc Tàu chứ không đơn giản đâu…”. Tôi hứa sẽ kể cho ông già “Ô Zôn” Nguyễn Văn Khải và mọi người cùng nghe về sự ra đời, quá trình biến tướng của công ty Nicotex Thái Bình, tiền thân của Nicotex Thanh Thái.

Biến cố Mỹ Yên – phản ứng của giáo dân Giáo phận Vinh và cách hành xử của chính quyền qua lời phỏng vấn của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp (*)

Lm Trần Công Nghị

Hôm 19/9/2013, Lm Gioan Trần Công Nghị đã có cuộc phỏng vấn với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, để tìm hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra quanh biến cố tại Mỹ Yên, phản ứng của giáo dân giáo phận Vinh và cách hành xử của chính quyền Nghệ An cũng như của chính phủ đang diễn ra như thế nào. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

LM. Trần Công Nghị: Trước hết con LM Trần Công Nghị kính chào Đức Cha và xin chúc sức khỏe bình an và ơn thiêng của Chúa Thánh Thần trên công việc của Đức Cha và toàn giáo phận Vinh.

So sánh bản đồ hay so sánh trái banh với mặt trăng?

Trương Nhân Tuấn

Như độc giả đã biết, ngày 17/9/2013 Bauxite Việt Nam đăng bài Bản đồ mốc giới… của hai tác giả Dương Danh Huy – Phan Văn Song. Ngày 20 tháng 9/2013 ông Trương Nhân Tuấn gửi cho chúng tôi một lá “thư mở”, cho biết ngày 18 tháng 9/2013, ông có viết một bài phê bình công trình này. Ngày 21/9, Bauxite Việt Nam đăng bài trả lời của ông Dương Danh Huy và cùng ngày ông Trương Nhân Tuấn gửi cho chúng tôi bài nguyên văn dưới đây.

Bauxite Việt Nam xin nhắc lại: “Chúng tôi hoan nghênh mọi lời phê bình – nhất là đối với những vấn đề hệ trọng đối với đất nước, rất cần sự đóng góp trí tuệ của mọi người dân Việt.” Về mặt khoa học, chúng tôi không cho bài trả lời của ông Dương Danh Duy đã giải quyết được vấn đề đặt ra. Vì thế, Bauxite Việt Nam xin mời gọi các vị thức giả tham gia góp ý kiến để làm sáng tỏ sư việc, nhất là chỉ ra những hiệu quả cụ thể của bản đồ: Việt Nam đã mất hay được trong việc cắm mốc biên giới trên bộ, điều mà hai tác giả Dương Danh Huy và Phan Văn Song chưa (có thì giờ?) làm được.

Chúng tôi chỉ nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận nên trong phạm vi khoa học. Chứ không thể đẩy xa đến mức có ý quy kết chúng tôi hay người này người nọ là “dư luận viên” của Đảng Cộng sản Việt Nam, như ông Trương Nhân Tuấn đã làm. Điều ấy đi ra ngoài không khí tranh luận dân chủ nhằm kiếm tìm sự thật và dần dần tạo nên một không gian cởi mở của xã hội công dân đúng nghĩa mà từ khi thành lập đến nay, Bauxite Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi.

Bauxite Việt Nam

Ba bài thơ

Từ Quốc Hoài

Lâu lắm rồi anh mới liên lạc lại, để khoe tập thơ mới ra lò. Tập Những chiếc lá thiêng liêng (NXB Hội Nhà văn). Ôi, cái Hội Nhà văn! Lâu lắm rồi tôi không quan tâm đến cái hội lẽ ra phải quy tụ các “thư ký thời đại”, các “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” (đúng sách của các vị từ Marx đến Hồ), nhưng mà đa số hội viên lâu nay hầu như không thể hiện sự quan tâm đến hiện tình đất nước, ít ra là qua tác phẩm (kiểu nếu chưa có dũng khí xuống đường hay lên mạng thì cũng “phục xuống sáng tác”, “quay lưng vào tuờng mà viết”). Ông bạn Từ Quốc Hoài của tôi có lẽ không nằm trong đa số ấy. Là đứa con của một gia đình cách mạng Khu Năm (thường được coi đồng nghĩa với “kiên cường, sắt máu”), trung thành với Đảng cả sau khi hưu trí (từng là một bí thư chi bộ khu phố điển hình tốt của TPHCM), Từ Quốc Hoài đã “dám” đăng thơ yêu nước trên mạng Bauxite Vietnam (Ecopark, Hoàng Sa). Sáng dậy sớm, lật từng trang thơ mới của TQH. Lại gặp những bài như thế: Tổ quốc – con đang nghe tiếng nói của người, Hoàng S… Nhưng thực tình, tuy ủng hộ việc “lên tiếng bằng thơ” của các nhà thơ, tôi quan tâm hơn đến những bài thơ tâm tình đời thường nhưng lại “lên tiếng” nhỏ nhẹ, ám ảnh, hoặc đượm chất “humour” cay đắng, không thời sự mà chĩu nặng thời thế. Những bài thơ không cất lên ở quảng trường mà âm thầm đi vào đêm làm người đọc mất ngủ. Hôm nay xin giới thiệu với bạn đọc BVN ba bài thơ kiểu ấy trong tập Những chiếc lá thiêng liêng của nhà thơ Từ Quốc Hoài.

Hoàng Hưng

Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 20)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Giải quyết Xung đột Bàn Tròn Ba Lan: Đàm phán sự Thay đổi Hệ thống?

Mark Chesler

Trong bài báo này, tôi áp dụng tài liệu và kinh nghiệm trong những nghiên cứu về xung đột xã hội leo thang và sự giải quyết xung đột vào lịch sử của Bàn Tròn Ba Lan. Kinh nghiệm Bàn Tròn Ba Lan, cũng như những sự kiện dẫn đến sự hình thành của nó và tổng quan vể tác động của nó mười năm sau, đại diện cho một cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc xem xét các lý thuyết và các nguyên lý thực tiễn hiện có trong tài liệu nghiên cứu về giải quyết xung đột. Cũng thế, tài liệu và kinh nghiệm về giải quyết xung đột trình bày một điểm thuận lợi độc nhất mà từ đó để xem xét Bàn Tròn Ba Lan. Cả tài liệu này và kinh nghiệm Bàn Tròn chắc hẳn được lợi từ sự kết hợp của chúng.

Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung

Dương Danh Huy

Ngày 20 tháng 9/2013 ông Trương Nhân Tuấn có gửi cho chúng tôi một lá “thư mở”, cho biết ngày 18 tháng 9/2013, ông có viết một bài phê bình công trình Bản đồ mốc giới… của hai tác giả Dương Danh Huy và Phan Văn Song vốn đăng trên Bauxite Việt NamDân Luận. Chúng tôi hoan nghênh mọi lời phê bình – nhất là đối với những vấn đề hệ trọng đối với đất nước, rất cần sự đóng góp trí tuệ của mọi người dân Việt. Tiếc thay, ông Trương Nhân Tuấn đi quá đà, không còn giữ trong phạm vi tranh luận khoa học, khi viết những dòng rất nặng nề, có ý kết tội chúng tôi thuộc loại hàng trăm, hàng ngàn học giả “cừu”, “dư luận viên” mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để “định hướng dư luận”: “Nếu đã biết sai, bài báo vẫn không rút xuống, đây không còn nằm trong lãnh vực báo chí thuần túy mà nó bước qua lãnh vực tuyên truyền. Có điều, trong nước có đến 700 tờ báo để làm việc này, nghe nói dóc như vậy chưa đủ hay sao?

Đây là một vấn đề của đất nước. Đảng CSVN đã có hàng trăm, hàng ngàn học giả “cừu”, “dư luận viên” chuyên về việc định hướng dư luận.

“Công trình khoa học” này điển hình là một công trình “công phu” định hướng dư luận.

Thiết tưởng “thái độ phê bình” của ông Trương Nhân Tuấn rất có hại cho học thuật và cho phong trào yêu nước và dân chủ. Thay vì thảo luận, nó quy chụp. Thay vì tôn trọng, nó phỉ báng. Thay vì đoàn kết, nó chia rẽ.

Còn về “nội dung phê bình” của ông, chúng tôi xin đăng bài trả lời dưới đây của ông Dương Danh Huy, một trong hai tác giả.

Bauxite Việt Nam

Xả lũ “giết sống” ở Đắc Lắc: Phải có án cho những kẻ gây án!

Phạm Chí Dũng

Đáy trách nhiệm quan chức luôn là đỉnh phẫn uất của nhân dân.

Giết sống!

Mùa mưa lũ 2013, người dân nghèo Đắc Lắc lại có thêm một bằng chứng không cần che giấu về cái đáy mà họ đang phải đối mặt. Cú xả lũ vào vùng trũng lòng dân của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vào giữa tháng 9/2013 là một chứng thực mang tính bất chấp như thế.

Vụ việc nhẫn tâm này xảy ra tại địa bàn xã Cư K'bang, huyện Ea Súp, nơi có đến 11 người mất tích trong khi đi làm rẫy tại vùng giáp ranh với xã Ia Lơi. Theo tường thuật của báo Lao Động, trong số người mất tích, lực lượng cứu hộ chỉ tìm thấy thi thể một người chết treo trên ngọn cây, nhưng do nước chảy xiết nên vẫn chưa đưa được vào bờ.

Suy ngẫm về thời cuộc

Nguyễn Trung[1]

Nội dung

Dẫn đề…………………………………………………………………………………………tr. 1

I – Vài nét về thế giới hôm nay………………………………………………………………tr. 3

II – Đôi lời về Mỹ …………………………………………………………….………………tr. 4

III – Đôi điều lưu ý về Mỹ…………………….. .………………………………………….tr. 11

IV - Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới……………………….…………………tr. 28

V - Siêu cường đang lên Trung Quốc có thể với tới đâu……………….……………………tr. 43

VI – Siêu cường Trung Quốc không thể lãnh đạo thế giới…………………………………tr. 52

VII – Nhìn lại chặng đường 38 năm…………………………………………………………tr. 63

VIII - Thách thức, cơ hội và sự lựa chọn của Việt Nam ……………….…………………tr. 96

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………... tr. 123

Có đâu như ở Việt Nam?

Thiện Tùng

Không biết trên hành tinh này có nước nào chi ngân sách quốc gia giống như Việt Nam?

Ở Việt Nam chúng tôi, dưới thể chế Chuyên chính Vô sản, ngoài chi tất nhiên cho hệ thống bộ máy công quyền, còn phải chi cho hệ thống Đảng Cộng sản (Đảng) và hệ thống tổ chức quần chúng của Đảng – gọi tắt là chi cho “hệ thống chính trị”. Với cái “kiềng ba chân” này, người dân chúng tôi nộp thuế nuôi muốn ẹo xương sống.

Bộ máy hành chính được cấu tạo theo thể thức “Đảng cử, Dân bầu”, nó mắc bịnh quan liêu, cửa quyền nặng lắm. Nhưng, một xã hội mà không có bộ máy quản lý nhà nước thì làm sao được – phải vui dầu nó “hành là chính”!

Không thể cải lương để bỏ lỡ cơ hội lớn

Vũ Duy Phú

Tình hình quốc tế hiện nay đang được coi là cơ hội lớn về nhiều mặt cho Việt Nam phát triển. Ở trong nước đang có sức ép rất lớn từ nhân dân, từ (các) giới ưu tú của đất nước mong muốn cương quyết khắc phục triệt để “lỗi hệ thống”, sớm từ bỏ những phần sai lầm và sự “quá đát” của chủ nghĩa Mác – Lê, thực thi nghiêm chỉnh một thể chế Tự do Dân chủ Cộng hoà; trên thế giới cũng đang thể hiện rất rõ lòng mong muốn và sự giúp đỡ của rất nhiều nước văn minh tiến bộ đối với hoà bình và phát triển của Việt Nam. Vậy mà, hiện nay lại đang tồn tại một “sức ép” khá lớn ngược chiều, cản trở, thậm chí chống phá lại quá trình dân chủ hoá phục vụ sự vươn lên này của Đất nước.

Vậy sức cản ngược chiều xu hướng văn minh tiến bộ của nước ta thực chất nó là cái gì? Theo chúng tôi, nó là hợp lực của ba thủ phạm chính sau đây:

Thư gửi anh Lữ Phương

Trần Độ

(Nhật ký Rồng Rắn, Phần II, Chương 3)

Diễn Đàn : Nhân ngày giỗ tướng Trần Độ cách đây không lâu, tiếp theo đó lại có những đề xuất chính trị của Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận; một cuộc thảo luận về dân chủ đa nguyên đang dấy lên. Chúng tôi vừa được nhà nghiên cứu Lữ Phương gửi đến hai tài liệu : "một của  Trần Độ đã mất và một của Nguyễn Kiến Giang đang xoay xở khó khăn trên giường bệnh." như sự góp lời đối thoại trước thời gian, trên những nền gốc tinh thần... Cùng với tài liệu này chúng tôi cũng phát hành "Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam" của Nguyễn Kiến Giang.

Bình luận về phát biểu của ông Nguyễn Đình Lương

Trả lời phỏng vấn của Vietnamnet, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiết lộ những áp lực buộc Việt Nam phải thay đổi nếu muốn vào TPP, trong đó nổi lên hai vấn đề lớn:

(1) Không phân biệt đối xứ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân:

“Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.”

(2) Chấp nhận quyền tự do lập hội:

“Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của  Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.

Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp,  mây tre, cói ngô...)

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn