Bài học Ukraine cho Việt Nam

Đoàn Hưng Quốc

Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.

NHỚ LẠI VỀ MÌNH

Phạm Quế Dương

clip_image001

Sách “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH” vừa ấn hành ở Mỹ của Nguyễn Thanh Giang là một công trình đồ sộ. Sách viết về 60 nhân vật lịch sử đã có cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Trần Độ, Trần Dần … đến Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh … Không chỉ kể về khối lượng, với 548 trang in khổ A4, tương đương hơn một nghìn trang in khổ thông thường, sách là một biên niên sử mang hơi hướng sử thi vì được viết không chỉ bằng trí tuệ thật uyên thâm và uyên bác mà còn bằng một tấm lòng ưu ái rất đáng trân trọng.

Về mặt trí tuệ, nhiều bài trong “Đêm Dày Lấp Lánh” có giá trị như một bản tóm tắt luận án tiến sỹ với ngồn ngộn tư liệu và những phát hiện mới làm người đọc ngạc nhiên.

Nghiên cứu về Nguyễn Trãi, tác giả đã phát hiện và chứng minh được rằng chính Nguyễn Trãi đã đưa ra một định nghĩa về “dân tộc” sớm hơn, đầy đủ hơn Stalin. Cho đến năm 1913, người ta mới đọc được một định nghĩa được xem là có giá trị đầu tiên trong lịch sử nhân loại của Stalin về dân tộc. Song định nghĩa dân tộc của Stalin chỉ nêu lên bốn yếu tố: kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý. Trước đó, Nguyễn Trãi còn nói đến yếu tố thứ năm: nhân dân.

Nhân tài mùa thu và nhà nước mùa thu

Đức Thành

Thời cách mạng tháng 8 năm 1945, ý thức hệ cộng sản ở đâu đó, xa lắc xa lơ. Toàn dân tộc chỉ biết đến duy nhất một mặt trận Việt Minh, một khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm cả các văn nhân, chí sĩ, cả quan lại trong triều đình nhà Nguyễn tham gia đông đảo trong cái mặt trận ấy và đã làm nên một cuộc cách mạng “ long trời lở đất” ầm ầm như thế nước vỡ bờ.

Khi thành lập nước Việt Nam độc lập chính thức đầu tiên, chẳng ai khác chính vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn làm Quốc trưởng.

Ông vua này từng bị chính quyền cộng sản bêu riếu là thối nát, ươn hèn, sa đọa, nhưng thử hỏi ở giai đoạn lịch sử ấy, liệu ông vua “sa đọa, ươn hèn” kia không đứng ra nhận trọng trách làm quốc trưởng thì chính quyền cách mạng non trẻ có thu phục được lòng dân Việt lúc bấy giờ? Và nếu vậy tồn tại được mấy nỗi?

Dư luận chính thống Trung Quốc trong thời gian phái viên Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc

Bài dịch dưới đây do dịch giả Lệnh Lỗi Dương thực hiện có kèm theo lời bình, lấy nguồn từ một bài báo trên trang Lôi đình quân sự nhưng cũng có gốc từ trang Hoàn cầu là phụ trương tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, viết vào những ngày phái bộ ông Lê Hồng Anh đang thăm “nước lớn”, bộc lộ mưu đồ thâm hiểm cũng như thái độ xấc xược rất kẻ cả của Cộng sản Tàu đối với Cộng sản “em út An Nam”. Trong khi đăng lại, chúng tôi có thêm vào một vài từ ngữ hoặc đoạn câu đặt trong ngoặc vuông, cốt để bạn đọc hiểu rõ hơn nghĩa của bản gốc.

Bauxite Việt Nam

Cẩn bạch

Tôi không bao giờ có ý định coi thường nhận thức của bạn đọc, nhất là những người cất công vào đọc những vấn đề hóc búa và trừu tượng trong blog này. Càng không có ý định dẫn dắt áp đặt dư luận. Theo tôi, các độc giả phù hợp với blog này đều là những người có suy nghĩ độc lập, đáng tin cậy, chắc chắn có khả năng tự nhận thức vấn đề.

     Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, có nguy cơ hiểu lầm thậm chí có thể được các cơ quan hữu quan hỏi thăm. Vì vậy, tôi sẽ kèm theo những lời bình làm rõ vấn đề, mong chư vị khách hàng ủng hộ cho việc kinh doanh "buôn vỏ cam" của blog nhà.

     Hiện nay, Phái viên Tổng bí thư Lê Hồng Anh đang công cán tại Trung Quốc. Nếu có được những động thái khôn khéo, có khí phách, chuyến công cán này sẽ bảo vệ được quyền lợi quốc gia. Một trong những vấn đề quan trọng là biết được ý đồ thực sự của Trung Quốc. Chúng ta biết rõ, lập trường thực sự của Trung Quốc không nằm trên những trang báo chính thức như Nhân dân nhật báo hay Hoàn cầu.

Lôi đình quân sự là trang báo mạng được chính phủ tài trợ, nhưng phản ánh quan điểm hết sức hiếu chiến của giới quân sự Trung Quốc. Trong khi xung đột xảy ra, Lôi đình quân sự không ngừng kêu gọi những biện pháp quân sự cứng rắn, dùng những từ ngữ mạnh như "đánh Việt Nam như chó rớt xuống nước", "tràn ngập lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày",...

     Tuy nhiên, với những động thái ngoại giao đa phương gần đây, Lôi đình quân sự bắt đầu có đổi giọng. Đặc biệt, Lôi đình quân sự không hề nhắc một câu đến chuyến công cán của Phái viên Tổng Bí thư Lê Hồng Anh.

     Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài dịch dưới đây và xin cáo lỗi trước về những bình luận đáng ra không nên có.

Lệnh Lỗi Dương

Tất cả chỉ là phương tiện

Bùi Tín

Dư luận trong ngoài nước đang xôn xao bàn tán về lá Thư ngỏ của 61 đảng viên CS, phần lớn là trí thức cấp cao từng đảm nhận những chức vụ quan trọng như giáo sư, viện sỹ, chuyên gia, cố vấn trong bộ máy đảng và nhà nước. Thật ra từ năm 2010, trước Đại hội đảng thứ XI, theo yêu cầu của Bộ Chính trị mời toàn đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện dự thảo, nhiều trí thức đã mạnh dạn và chân thành góp ý, nhưng lãnh đạo đã có thái độ cực kỳ ngạo mạn, gần như không hề tiếp nhận một ý kiến phản biện nào, dù cho đó là ý kiến sáng suốt, tỉnh táo, có cơ sở lý luận vững chắc, thực tiễn rõ ràng, lập luận chặt chẽ.

Đó là những ý kiến của Giáo sư Trần Phương và ông Vũ Khoan, từng là phó thủ tướng; của các Giáo sư Đào Xuân Sâm, Đào Công Tiến, Phan Văn Tiệm, Nguyễn Mại, Võ Đại Lược; của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung; của các chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, Trần Đình Thiên, Việt Phương, Lê Đăng Doanh; của các nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia ngân hàng Dương Thu Hương; của cựu trưởng Ban Bảo vệ chính trị trung ương đảng Nguyễn Đình Hương… Đó là mới chỉ kể những người tiêu biểu nhất, trong đó không ít người tôi từng quen biết, từng trao đổi ý kiến từ khi còn ở trong nước.

Trò chuyện với nhà văn Võ Thị Hảo: Việt Nam - dù chậm - vẫn dịch chuyển về phía ánh sáng

Xuân Thọ - Võ Thị Hảo

clip_image002Xuân Thọ (XT): Thành thật mà nói, gia đình tôi và bạn bè rất cảm ơn chị đã nhận lời qua Köln. Tôi mến mộ chị từ lâu không chỉ vì trong tủ sách nhà tôi có tác phẩm của chị, nhưng , như dân gian đã nói, không bao giờ tôi dám liều "thấy người sang bắt quàng làm họ". Vậy mà Facebook đã giúp chúng ta kết bạn với nhau. Tất nhiên không phải ai trong số gần 3500 người  bạn Facebook của chị cũng có thể mời và chị có thể đến nhà thăm. Một kẻ U70 như tôi tuy không phải là tín đồ của Internet nhưng vẫn tin là trong thế giới ảo đầy trắc trở, nhất là ở VN, nơi Cam độc và cỏ dại mọc khắp nơi, nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu là chân, đâu là ngụy. Chị nghĩ thế nào về vấn đề này trong thế giới ảo?

Võ Thị Hảo (VTH): Cảm ơn anh chị và bạn bè – những bạn đọc đã đồng cảm cùng tôi về những tư tưởng, chính kiến, cảm xúc về cuộc sống, thời thế và xã hội Việt Nam trước đây và ngày nay. Chuyến đi Köln vừa rồi thật vui và đem lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Thêm một lần cảm ơn “phù thủy Facebook“, dù tôi chỉ mới lập cách đây vài tháng và cách dùng còn ngô nghê lắm nhưng nó đã đem lại cho tôi nhiều bạn bè và tôi được tận hưởng những giây phút thật cảm động. Thế giới ảo đầy cạm bẫy nhưng không vì thế mà sự chân thành bị giết chết. Thậm chí nó còn được nhân lên bởi người thiện chí .

XT: Chị từng nói đến việc Internet thay đổi thế giới, vậy liệu điều đó có thể đúng với trường hợp Việt Nam không, khi mà các thế lực bảo thủ cũng biết dùng mạng để tung hỏa mù, để gieo rắc nỗi sợ?

Câu chuyện thứ mười: Bất đắc dĩ, tôi trở thành chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn

(Nhân kỷ niệm 47 năm nhận công tác ở Bộ Nông nghiệp, ngày 05 tháng 8 năm 1967)

Vũ Trọng Khải

Hồi nhỏ, tôi sống ở núi rừng Việt Bắc, nên đã biết chăn nuôi dê, gà và trồng rau, biết vào rừng tìm kiếm lâm sản để giúp mẹ tôi kiếm sống. Nhưng từ sau năm 1954, tôi sống cùng cha mẹ ở thành phố cảng Hải Phòng, trở thành thị dân, không biết gì về nông nghiệp, nông thôn. Năm 1963 sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi dự thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, ngành Vô Tuyến điện. Nhưng giấy báo gọi nhập học lại là Đại học Kinh - Tài (Kinh tế - Tài chính), sau đổi thành Đại học Kinh tế - Kế hoạch, nay là Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Lúc đó, học ngành gì do Đảng và nhà nước phân công, ít khi phù hợp với nguyện vọng cá nhân. Nhập học trường Đại học Kinh - Tài, người ta phân tôi học ngành Kinh tế Nông nghiệp, thuộc khoa “công - nông” (kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp).

Thông điệp của Đại sứ Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam về việc kết án bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh

Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Franz Jessen, bày tỏ quan ngại sâu sắc của mình việc việc kết án, vào ngày hôm qua, đối với bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, và ông Nguyễn Văn Minh với các án tù lần lượt là 3 năm, 2 năm và 2,5 năm.

Đại sứ nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người trong việc tự do và ôn hòa bày tỏ ý kiến của họ, phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên. Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về Quyền Con người và Quyền Chính trị.

14 tổ chức quốc tế yêu cầu thả LS Lê Quốc Quân nhân dịp 2-9

clip_image002

Dân Làm Báo - Vào ngày 26 tháng 8, các tổ chức Amnesty International, Article 19, CenterLaw Philippines, Electronic Frontier Foundation, English Pen, Frontline Defenders, Lawyers for Lawyers, Lawyer's Rights Watch Canada, Media Defence - Southeast Asia, Media Legal Defence Initiative, National Endownment for Democracy, Reporters Without Borders, ASF Network, World Movement for Democracy đã gửi một lá thư chung đến Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam tuân theo quyết định của Nhóm Công tác Liên Hiệp quốc và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Ông Lê Quốc Quân nhân dịp Quốc Khánh 2.9

HAI NGÀY ĐỐI MẶT VỚI CÔNG AN

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

NGÀY THỨ NHẤT

Chợ nhà đất đìu hiu nên khu căn hộ cao tầng nơi tôi ở còn dải đất rộng bỏ hoang. Người dân ở trong những cái hộp bê tông chồng lên nhau cao chót vót, ít khi được đặt chân xuống mặt đất liền xin mượn mảnh đất của cỏ dại hoang vu, chia nhau mỗi nhà một vạt đất con con trồng rau, vừa có thêm rau sạch cho bữa ăn, vừa có dịp tiếp xúc với đất cát, cỏ cây, vừa có dịp vận động chân tay, cân bằng lại trạng thái hoạt động của cơ thể.

Quần lửng, áo may ô, đầu đội mũ vải rộng vành, sáng thứ Bảy cuối tháng Tám thất thường mưa nắng, mùa mưa và mùa khô còn đang dùng dằng tranh chấp này tôi vừa xuống mảnh vườn nhỏ của tôi cuối bãi đất, xa đường nhất, đang lúi húi cắm mấy ngọn rau lang thì người đàn ông ngoài ba mươi tuổi áo sơ mi dài tay bỏ trong quần phẳng phiu, nghiêm chỉnh, đến đầu luống đất tôi đang làm hỏi tôi những câu vu vơ. Nhìn khuôn mặt lạ, tôi hỏi: Anh không phải người trong khu nhà này? Đáp: Vâng. Cháu đi qua thấy vườn rau xanh vào xem. Tôi hỏi ngay: Anh là công an phải không? Vâng. Cháu là công an.

TRÒ THÁU CÁY CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC

Nguyễn Thanh Giang

Lãnh đạo Trung Quốc tháu cáy thì nhiều nước trên thế giới đã hiểu, những nước chưa hiểu cũng đang dần dần hiểu bởi họ không bị lóa mắt trước hàng hóa và tiền của Trung Quốc. Nhưng sự hèn hạ của phía đối tác với Trung Quốc, đến giờ phút này hẳn nhiên cũng không thể nào che mo nang với thế giới được nữa. Vừa hèn hạ mà lại vừa "tháu cáy" với dân chúng nữa thì tính thế nào? Vụ xử án nhóm yêu nước Bùi Minh Hằng chẳng phải là "hèn với giặc ác với dân" đến trơ tráo cùng tột đấy sao? Bởi thế, chỉ trong phạm vi phát ngôn, nếu từ nay có bất kỳ một kẻ nào mà lại dám mở mồm thớ lợ nhắc đến "4 tốt và 16 chữ" sau chuyến đi của ông "Đại tướng không quân", thì xin cùng nhất tề lên tiếng hô vang "biến đi", như ông Hạ Đình Nguyên đã làm với Vũ Mão. Nói như Phan Bội Châu:

Oán thù ta hãy còn lâu,

Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh chừa.

Bauxite Việt Nam

Lại bàn về cái Gốc (Phần III) – Trung Quốc không đáng sợ, và TQ để người ta sợ là một sai lầm chiến lược

Vũ Duy Phú

Cho đến giờ phút này (8- 2014), theo dư luận rộng rãi, hầu hết các nước trên thế giới đều thấy Trung Quốc là một nước lớn “có vấn đề”, một số nước đã khá cảnh giác với các hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến nước họ, còn một số không nhỏ các nước bắt đầu chống đối thực sự với mọi âm mưu của Trung Quốc, sau cùng là nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á bị buộc phải coi Trung Quốc là thù địch, dù họ có muốn hay không. Trong nhiều tâm trạng khác nhau mà các nước trên thế giới nhìn nhận những hành vi xấu xa, thậm chí ngày càng thâm độc mà Trung Quốc giao lưu quan hệ với thế giới, có một thứ biểu hiện hầu như rất giống nhau, là tâm trạng “sợ’ Trung Quốc. Chính thái độ “sợ” này đối với Trung Quốc đã vô tình làm cho nhân dân Trung Quốc lầm tưởng rằng mình vô địch thế giới đến nơi, càng tạo ra một sự khuyến khích tư tưởng xô vanh nước lớn, thậm chí khuyến khích thái độ bành trướng rất hung hãn, tàn bạo và dã man của nước này. Người Trung Quốc hầu như rất căm hận Mao Trạch Đông, nhưng có một số tư duy của lãnh tụ họ Mao này lại rất kích động lòng tự hào dân tộc cực đoan trong dân chúng và lãnh đạo nước này cho đến tận ngày hôm nay.

Tuyên bố liên hội Nhà báo độc lập VN - Cựu tù nhân lương tâm VN về việc nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân

Một lần nữa trong rất nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân, liên quan đến phiên tòa được xem là “công khai” ở Đồng Tháp xét xử Bùi Thị Minh Hằng và hai đồng sự của bà vào ngày 26/8/2014.

Một lần nữa trong nhiều lần, thế giới và cộng đồng quốc tế, các chính phủ quan tâm đến dân chủ và nhân quyền cần biết và hiểu một cách sâu sắc về sự thật của tuyên xưng “Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” thực chất là thế nào, ngay cả sau khi nhà nước này có được một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và đang đón chờ những dấu chỉ hy vọng từ TPP và vũ khí sát thương.

Lên tiếng của Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam về tình hình đàn áp ngoài phiên tòa xử ba nhà hoạt động

clip_image001clip_image003

Chính quyền Việt Nam liên tục làm dày thêm hồ sơ Nhân quyền tồi tệ của họ bằng cách tung một lực lượng công an, an ninh, dân phòng… dày đặc để bao vậy, khủng bố, bắt giữ và đánh đập những người quan tâm và đến tham dự phiên tòa xét xử ba nhà hoạt động Nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

Câu chuyện thứ chín: Tôi làm nghiên cứu sinh Phó Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp

Vũ Trọng Khải

Năm 1975, nước nhà thống nhất. Tôi đã công tác ở phòng Chính sách - Giá cả, Vụ Kế hoạch được 8 năm, đủ điều kiện để dự thi làm nghiên cứu sinh ngoài nước. Lúc đó, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp do Giáo sư Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng đã ra quyết định đúng đắn và quan trọng là phải thi để chọn người giỏi làm nghiên cứu sinh ngoài nước, không phải cử đi học như trước đây. Nếu thi hành triệt để quyết định này thì nhiều đảng viên thuộc thành phần cơ bản “made in connon” (công nhân, nông dân) sẽ không được đi học. Vì thế, một quy định bổ sung là “cử - thi - cử”. Cơ quan quản lý cử cán bộ đi thi. Bộ Đại học tổ chức thi và báo danh người trúng tuyển (đủ điểm) về cho cơ quan của thí sinh. Cơ quan quản lý cán bộ sẽ nhờ cơ quan công an thẩm tra lý lịch thí sinh trúng tuyển, nếu không có vấn đề gì mới ra quyết định cử người trúng tuyển đi làm nghiên cứu sinh. Cuối cùng, Bộ Đại học sẽ phân bổ những thí sinh đã trúng tuyển và được các cơ quan ra quyết định cử nghiên cứu sinh, đến các cơ sở đào tạo của các nước tiếp nhận, cấp học bổng cho Việt Nam, chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Học bổng và đời sống của nghiên cứu sinh Việt Nam ở các nước này khác nhau. Dân gian có câu “muốn kiến thức thì đi Nga (Liên Xô), muốn giàu thì đi Đức” (sau khi thống nhất đất nước lại có câu: “Ba năm đi Nga không bằng một năm đi Đức, một năm đi Đức không bằng một lúc đi Sài Gòn”).

Thảm đỏ cho một giàn khoan Tàu trên đất liền Việt Nam?

André Menras – Hồ Cương Quyết

Theo tin từ mạng vietnam.net thứ Hai vừa rồi: hơn 10.000 lao động nước ngoài trong đó 90% là người Tàu vừa được tuyển dụng bởi công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, chỉ chưa quá hai tháng sau những sự cố đẫm máu mà khu công nghiệp này là sân khấu.

Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao, nanh sắc nhọn

Nói thật cho nhau nghe! (Kỳ 7)

Minh Ẩm

11- Câu chuyện thứ 11:

Một cách hiểu sai về "phi chính trị hóa quân đội"!

Trên Tạp chí Cộng sản số 862 (8-2014) có một bài viết của tác giả Ngô Xuân Lịch về chủ đề Chống "phi chính trị hóa" quân đội. Tôi đọc xong hai lượt mà vẫn chưa bị thuyết phục với những lý giải ông đưa ra về chủ đề đó!

Tôi mang bài viết này cùng trao đổi với nhóm bạn thân vốn cùng là sỹ quan quân đội, và nay là đồng đội Cựu chiến binh đang cùng sinh hoạt trong Hội CCB của phường. Chúng tôi gồm 7 anh em, đã từng làm Chíinh trị viên trong quân đội thời chống Mỹ, từ cấp đại đội đến cấp tiểu đoàn, sau khi về nghỉ hưu gặp nhau trong Hội CCB và kết thân từ đấy. Chúng tôi rất quan tâm đến tình hình đất nước nên thường xuyên bàn thảo về các vấn đề nóng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Lần này theo đề nghị của tôi, và nhận thấy vấn đề khá hấp dẫn về cả mặt lý luận và thực tiễn nên tất cả nhóm vào cuộc ngay. Sau đây là tóm tắt những nội dung trao đổi của chúng tôi:

Công bố ý kiến một đảng viên thường về việc ông Lê Hồng Anh đi Trung Quốc

Nguyễn Khắc Mai

82 tuổi đời, 55 tuổi đảng

imageBáo chí trong nước, ngoài nước đưa tin : Ông Lê Hồng Anh UV BCT, phái viên đặc biệt của TBT Nguyễn Phú Trọng, theo lời mời của ĐCSTQ, đến Bắc kinh trong hai ngày 26 và 27 tháng Tám này. Mục đích để làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, phát triển quan hệ lành mạnh, ổn định lâu dài quan hệ giữa hai đảng, hai nước.

1. Thời gian gần đây có nhiều đảng viên thường (để nói họ không ở trong các cấp ủy) lên tiếng công khai bàn công việc của đảng, của Đất nước. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Đáng tiếc là trong đảng không có những sinh hoạt, diễn đàn cho bàn luận, đăng công khai các ý kiến đó trên những phương tiện thông tin của đảng. Báo Nhân dân dù có có tiêu ngữ “tiếng nói của Đảng”, nhưng cũng chưa bao giờ đăng ý kiến “khác” của đảng viên, thành ra tiếng nói đó chỉ là của một số nhỏ, chưa thể gọi là của Đảng được. Tôi hy vọng tới đây sẽ được sửa sai. Về điều này quả nhiên là không bình thường trong hệ thống “cộng sản” (tôi phải để trong ngoặc kép là có lý của nó, xin xem ý kiến trong bài Minh triết C. Mác và những nghịch lý cộng sản). Còn nhớ cách đây 25 năm tôi đã ghi lại trong sổ tay câu nói đã bị vùi lấp của F. Ăng ghen, mà tôi cho là một dự báo sâu sắc: “Phải chấm dứt ngay một tình hình tế nhị. Cớ sao những đảng viên thường, thay cho coi các quan chức của mình là “đầy tớ”, để bảo ban, phê bình, lại coi họ như là đám-quan liêu-không bao giờ-mắc sai lầm”. Tôi cho đó là định nghĩa rất xác đáng về những ban lãnh đạo của những đảng cộng sản theo quốc tế III của Lê nin.

BẢN LÊN TIẾNG CỦA MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM VỀ VỤ XỬ ÁN BẤT CÔNG ĐỐI VỚI BA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN BÙI THỊ MINH HẰNG, NGUYỄN VĂN MINH, NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH

Ngày 26 tháng 8 năm 2014 vừa qua,  tòa sơ thẩm của tỉnh Đồng Tháp  đã xử ba người hoạt động nhân quyền: bà Bùi Thị Minh Hằng ba năm tù giam, ông Nguyễn Văn Minh hai năm rưỡi tù giam, và cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh hai năm tù giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của Bộ luật Hình sự hiện hành.

Ngoài ra, cùng với việc huy động một lực lượng an ninh đông đảo ngăn chận, hành hung, và bắt giam những người ủng hộ các bị can đến tham dự phiên tòa, chính quyền đã cấm đoán các nhân chứng lên tiếng bênh vực ba nhà bảo vệ nhân quyền.

Phản ứng của quốc tế về phiên tòa và bản án xử người yêu nước ngày 26/8/2014

Dân Làm Báo

clip_image002

Ngay sau khi nhà nước Việt Nam kết án tù Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động."

Thư từ Đức quốc

Bình Dương

Kính gửi Ban biên tập Bauxite Việt Nam,

Tôi là người Hải Phòng, hiện đang sống và làm việc tại Cộng hòa liên bang Đức, sau khi đọc bài xét xử vụ án của Bà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh được quí báo đăng tải ngày 26.08.2014. Tôi ngay lập tức viết lên những suy nghĩ xin được gửi đến Quí Ban biên tập, mong rằng có được một chút ít đóng góp cho công luận qua vấn đề quan tâm đến hiện tình đất nước.

Xin chúc Quí Ban biên tập sức khỏe và thành công nhiều hơn nữa trong sự nghiệp làm báo của mình.

HÀNH TRÌNH ĐẾN CAO LÃNH, HÀNH TRÌNH VÌ TINH THẦN BÙI HẰNG

Huỳnh Ngọc Chênh

Tinh thần Bùi Hằng đã làm rung động cả nước.

Chưa bao giờ lục lương an ninh được tổng huy động ra quân đông đảo và ác liệt trên toàn quốc trong những ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Văn Minh - một phiên tòa đơn giản xét xử những người được cho là gây cản trở giao thông.

Bắt đầu khoảng từ ngày 22.8, lực lượng an ninh đã nửa bí mật, nửa công khai bố trí canh gác nhà riêng và giám sát việc đi lại của nhiều công dân. Việc đó diễn ra đồng loạt ở Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Phan Rang, Vũng Tàu, Sài Gòn, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Mỹ Tho, An Giang, Đồng Tháp… Tinh thần Bùi Hằng đã gây rung động trên cả nước là vậy, chưa nói còn dư chấn lan qua nhiều nơi trên thế giới.

Chế độ ràng buộc pháp lý mềm

Kirill Rogov

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Sở thảo về kinh tế chính trị học của chủ nghĩa tư bản nửa mùa hay là những cạm bẫy vô hình nhưng vô cùng lợi hại mà các nước hậu cộng sản cần phải vượt qua.

Hiện nay có hai luồng ý kiến về chế độ xã hội và thể chế chính trị của nước Nga được nhiều người chia sẻ. Thứ nhất, hiện tượng tham nhũng tràn lan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội và chất lượng cực kỳ thấp của tất cả các thiết chế hiện hành (mà trước hết là các thiết chế pháp luật). Đấy là ý kiến của những người có những quan điểm chính trị và địa vị xã hội khác nhau, cả người bán hàng, người đối lập chính trị, quan chức cấp thấp lẫn các chính trị gia đều đồng ý như thế. Thứ hai, luồng ý kiến này cũng rất thịnh hành, đấy là: do những nguyên nhân khác nhau, hoàn cảnh này gần như không thể nào thay đổi được. Nói cách khác, việc công nhận tình trạng tồi tệ trong lĩnh vực thực thi pháp luật lại không đi kèm với đòi hỏi phải có những hành động hữu hiệu nhằm chấn chỉnh nó. Nhưng đấy không phải là nghịch lý không thể giải thích được, các nhà kinh tế học gọi nó là bẫy thiết chế. Những định chế tồi tạo ra cho nền kinh tế nhiều thiệt hại to lớn và gây ra nhiều phiền toái cho người dân, nhưng dân chúng sẽ thích nghi; hơn nữa, một số người còn tìm cách lợi dụng những thiết chế tồi tệ, trong khi một số khác thì mất tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình vì không thể nào dự đoán được tình huống. Trong hoàn cảnh như thế, người ta dễ nghĩ rằng cải thiện các thiết chế là việc làm quá tốn kém mà lợi ích thì không rõ ràng, và vì thế, mặc dù ai cũng nhận thấy tác hại, nhưng lựa chọn của họ lại là: giữ nguyên hiện trạng.

Tuyên bố của Đại sứ quán Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội - Việt Nam Về quyết định của Chính phủ Việt Nam kết án các nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

26/8/2014

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động. Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.

(Hết tuyên bố)

Nguồn:

vietnamese.vietnam.usembassy.gov

Tiến sĩ, bác sĩ, trung tá quân đội tuyên bố bỏ đảng CSVN

VRNs (26.08.2014) – Sài Gòn – Trưa ngày 25.08 vừa qua, tiến sĩ bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam (tiến sĩ Long) đã cho VRNs biết ông tuyên bố từ bỏ đảng CSVN từ hôm nay. Việc tuyên bố này tiến sĩ Long đã thực hiện bằng hai hình thức là nói chuyện trực tiếp với cơ quan đảng và bằng văn bản ký từ ngày 22.08.2014.

clip_image001

THẾ NÀO LÀ VƯỢT TRUNG?

Phạm Gia Minh

Phẩm chất quyết định tính vượt trội

Đối với một nước nhỏ như Việt Nam mà dám bàn tới đề tài “vượt Trung” thì e rằng có cái gì đó duy ý chí, thậm chí là nghịch lý và viển vông chăng?

Thế nhưng thực tế cuộc sống với nhiều minh chứng sinh động lại cho thấy cái sự vượt này không phải là điều gì quá lạ lẫm. Trong Kinh Thánh có sự tích chàng David bé nhỏ đánh bại người khổng lồ Goliath, văn hóa dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu “tuy bé, nhưng là bé hạt tiêu”,­­­ “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, v.v. Còn văn hóa Trung Hoa cũng từng khẳng định “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” tức là sự đời ăn nhau ở độ tinh xảo, thà có ít cái chất lượng cao còn hơn có nhiều cái phẩm cấp thấp. Với tinh thần này Bia Sài gòn (loại chai nhỏ) có đoạn quảng cáo rất ấn tượng: “Tôi tuy không cao lớn nhưng nhiều người phải ngước nhìn”.

Nếu Việt Nam rơi vào kịch bản nhiều ngân hàng cùng lúc sụp đổ?

Phạm Chí Dũng

Dù không muốn bi thảm hóa tình hình, nhưng bức tranh xám ngoét đang phơi bày tông màu ngày càng đen đúa khó có thể khiến chúng ta nghĩ về một tương lai nào khác hơn ngoài bi kịch dành cho khối ngân hàng Việt Nam.

“G 1+8″

Chỉ ít ngày sau vụ việc cơ quan kiểm toán nhà nước “bất ngờ” công bố hàng loạt số liệu cực kỳ bất ổn về tình trạng tài chính của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank), đến lượt số ngân hàng được xem là xương sống của đế chế tín dụng Việt Nam lộ hình báo cáo tài chính quý 2, 2014.

Vì sao tôi bắt đầu dạy về cuộc chiến Việt Nam

Keith W. Taylor, Đại học Cornell

Michigan Quarterly Review, Ann Arbor: Mùa thu 2004

Thái-Anh chuyển ngữ

GS Keith Taylor, giảng dạy môn Sử tại Đại học Cornell, vốn xuất thân là một người lính Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, trở về Mỹ “như một thương binh” năm 1972, và trở thành Tiến sĩ chuyên ngành Cổ Sử – quyết tâm theo cổ sử chứ không theo sử hiện đại vì rất sợ phải truyền giảng cho các thế hệ sau bài học kinh nghiệm về những thất bại cay đắng trên chiến trường Việt Nam mà đối với ông vẫn còn là một vết thương mưng mủ.

Nhưng rồi với thời gian, ông đã bình tĩnh lại. Thực tế biến đổi mau lẹ trên thế giới trong bốn thập kỷ từ 1975 đến nay, trong đó có bộ mặt một nước Việt Nam nham nhở đủ kiểu kể từ sau thống nhất, khiến ông càng khẳng quyết lý tưởng tham chiến của mình thời tuổi trẻ là đúng đắn, bởi theo ông, nước Mỹ không hề áp đặt một cuộc chiến xâm lược cho Việt Nam cũng như bất cứ nơi nào Mỹ từng đem quân can thiệp, mà trước sau chỉ muốn mưu cầu tự do cho nhân dân các nước đó trước hành động lấn lướt tàn bạo của phe cộng sản – và cả những thế lực độc tài phi cộng sản, như lực lượng Hồi giáo quá khích? – với tinh thần trách nhiệm của một quốc gia quyền lực đứng đầu các lực lượng dân chủ trong thế giới văn minh. Theo ông, Mỹ thất bại chỉ là vì các chính phủ Mỹ đương thời đã đưa ra những đối sách kém cỏi, không địch nổi thủ đoạn xảo quyệt của đối phương, cuối cùng bị chính nhân dân Mỹ tẩy chay. Hãy nghe tác giả lập luận:

Và đây là lý do tại sao tôi không thể chấp nhận định lý rằng Hoa Kỳ không có lý do chính thống để được can thiệp vào Việt Nam. Tôi tin rằng quyền lực toàn cầu trong tay của Hoa Kỳ nên được coi như là một trách nhiệm, chứ không phải một điều mà chúng ta cần phải xin lỗi. Nếu Hoa Kỳ không sử dụng quyền lực này cho lợi ích chung của mọi người trên thế giới này, thì nó sẽ không chỉ mất đi sức mạnh đó mà còn mất hết tất cả những gì mà Hoa Kỳ đã gặt hái được; những nền tự do đã phát triển mạnh mẽ dưới bóng ô dù của quyền lực Mỹ sẽ bị đe dọa. Tôi không phải là người Mỹ ghét bỏ chính mình, tránh né trách nhiệm, hoăc giả thà ngụp lặn trong những cảm giác tội lỗi do những sai lầm đã phạm hơn là mạnh dạn tranh đấu chống lại sự suy thoái trong khổ đau và hỗn loạn của toàn cầu. Bây giờ tôi không còn nghi ngờ gì chuyện Hoa Kỳ hoàn toàn hợp lý trong việc dùng quyền lực của mình để ngăn chặn sự tàn phá đức tin về một tương lai dân chủ ít nhất cho một số người Việt Nam. Thật không may, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong những năm 1960 đã thực hiện một số quyết định chính trị và quân sự xuẩn ngốc, dẫn đến chuyện người dân Mỹ chống lại các cam kết tại Việt Nam. Theo tôi, bi kịch của Việt Nam không phải là nước Mỹ đã can thiệp khi họ không nên can thiệp, mà đúng hơn là sự can thiệp đã quá vụng về và những người Việt Nam tin tưởng vào chúng ta cuối cùng đã bị phản bội”.

Vâng, đó là ý kiến của ông K. Taylor. Thế nhưng, trong vòng ba tháng nay, trong các cuộc tiếp xúc với một số bạn bè trí thức người Việt tại Hoa Kỳ – “bên thua cuộc”, mà rõ ràng Mỹ có trách nhiệm – lạ lùng thay, hầu như người viết mấy lời này đi đến đâu cũng đều nhận được từ họ một lời khuyến cáo chân thành, chẳng khác biệt là mấy trong ý tưởng, rằng sẽ không bao giờ thừa nếu biết dành lại một con mắt cảnh giác để nhìn nhận thấu đáo mọi quan hệ với Hoa Kỳ. Nước Mỹ là một đại siêu cường, và trong đối trọng với thứ “rồng” Đại Hán xâm lược đầy thủ đoạn và thừa độc ác hôm nay thì phi Mỹ ra cũng khó có nước nào sánh được, quả đúng thế. Nước Mỹ là một quốc gia đứng đầu về tự do dân chủ, và trong yêu cầu cấp bách “thoát Trung” – thoát ách độc tài cộng sản theo mô hình Trung Quốc – của một nước Việt Nam đang cận kề nguy cơ trở thành một Tân Cương, Tây Tạng không xa xôi gì nữa, thì việc nhanh chóng dân chủ hóa đất nước theo các giá trị chung của nhân loại, trong đó có các giá trị của Hoa Kỳ, nhằm khôi phục dần nội lực dân tộc, là điều quá đương nhiên, chẳng nên vì thế mà phải trăn trở lâu.

Tuy nhiên, Mỹ là một nước theo đuổi chủ thuyết thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng vốn được coi là “đặc sản” Mỹ, từ Charles Sander Peirce đến John Dewey. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, nước Mỹ đưa ra một chính sách nào, bao giờ và trước hết cũng vì lợi ích của Mỹ. Với tư cách một siêu cường đứng trên các siêu cường, những chính sách của Mỹ tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi tương quan lực lượng có tính chất toàn cầu ở nhiều khu vực, đem lại nhiều cái lợi cho dân chúng bản địa, đúng thế, song trước hết cũng chính là để đáp ứng lợi ích Hoa Kỳ. Vì thế, một khi ở nơi nào đó Mỹ đã cảm thấy bất lợi hoặc thất thế, “gặm mãi chẳng xong” không thể không rút chân ra, thì Mỹ sẽ thay đổi quyết sách rất chóng vánh, không do dự bỏ rơi đồng minh, dù đó có là quốc gia bạn bè thân thiết.

Ông K. Taylor có phân trần đến đâu đi nữa hẳn trong thâm tâm cũng không thế nào tẩy sạch được cái mặc cảm tội lỗi về việc Tổng thống của ông, ngài Nixon, đã cùng với phụ tá Kissinger sang ký kết với vị bạo chúa phương Đông Mao Trạch Đông bán đứt miền Nam Việt Nam cho Tàu vào Năm 1972 – khi Quốc hội Mỹ đã quyết liệt chặn bàn tay rải bom Bắc Việt của ông – bỏ mặc lại cả bộ sậu chính quyền, quân đội miền Nam và nhất là mấy chục triệu con dân miền Nam đang khao khát được sống dễ thở hơn, khiến ba năm sau tất cả đều rơi vào vòng bi thảm; và nhìn xa hơn nữa, khiến cả một nước Việt Nam ngày nay lâm tình thế nhìn phía nào cũng như ngồi trên đống lửa, trong khi một nước Trung Quốc cộng sản đang băng hoại vì nồi da xáo thịt bỗng được Mỹ dỡ bỏ rào cấm, được các nước ồ ạt đầu tư, vụt lớn dậy thành siêu cường, giương nanh múa vuốt đe dọa đến quyền sống, quyền tự chủ thiêng liêng của nhiều nước xung quanh, thậm chí không ngại khiêu khích cả sức mạnh Mỹ. Rõ là chàng cao bồi xứ cờ hoa đã mắc lỡm, những tưởng vực dậy một “con rồng” đang ngắc ngoải để “nuôi làm cảnh”, nào ngờ khi nó đã giương vây thì còn hung hăng gấp nhiều lần hơn các loại rắn độc kinh tởm nhất ở sa mạc Nevada mà xưa kia chàng đã nhiều phen giật mình vấp phải chúng nhan nhản khi lang thang chăn ngựa, đào vàng.

Không phải ít những hiện tượng “đổi thay giá trị” trớ trêu như thế diễn ra hỗn độn trên nhiều khu vực trái đất mấy thập niên vừa qua chẳng lẽ lại không có “bàn tay lợi ích” của Mỹ nhúng vào thưa GS K. Taylor? Bình tâm mà xét, can thiệp của Mỹ rõ ràng có phải bao giờ cũng nhắm đến tự do dân chủ cả đâu, và hẳn nhiên những trí thức vào cỡ như ông rất nên tỉnh táo xét lại cái quyền “nhân danh tự do dân chủ” của nước Mỹ để Mỹ mặc sức đưa quân vào các nước, một khi chưa có nhu cầu nội tại bức thiết của người dân nước đó, và chưa nắm được tường tận những đảo lộn văn hóa, xã hội... ở những nơi mình đường đột xông vào.

Nói như thế không phải cốt mặc tình lẩn tránh vế thứ nhất đã được nhấn mạnh ở trên: hướng về thực lực của nước Mỹ và vai trò khó ai thay thế do Mỹ đảm đương, trong cuộc đối đầu giữa các nước Á châu với một đế quốc Trung Cộng đang giở đủ mọi mánh lới hiểm ác hơn xa một Đức quốc xã trong Thế chiến II, để chúng nhăm nhe mở rộng lãnh thổ, thực hiện vai trò bá chủ thế giới. Dứt khoát phải coi đây là một chiến lược cấp thiết hàng đầu, “một mệnh lệnh thời đại”. Điều cốt tử là liên minh với Mỹ không phải với đầu óc dựa dẫm và với một tình trạng kinh tế trống rỗng, dân chúng ly tán, đạo đức băng hoại, nội bộ kẻ cầm quyền ba bè bảy mảng, lo vơ vét đẫy túi, mắt trước mắt sau lấm lét ôm túi tiền bỏ chạy sang Mỹ, sang Tàu. Liên minh với Mỹ phải có cái tư thế ngang bằng với nước Mỹ mới không sợ Mỹ bỏ rơi. Phải có tiềm lực của một dân tộc biết chọn ưu tiên chơi với Mỹ giữa nhiều mối quan hệ toàn cầu đa phương hiện nay và biết cách giữ Mỹ đến cùng trong cuộc chơi mà chính mình là người chủ động. Đó là điều đòi hỏi trước hết một bản lĩnh phi thường của người lãnh đạo đất nước, biết lấy mục tiêu cứu nước làm cứu cánh. Nhìn vào hàng ngũ những nhân vật trong bộ sậu cầm quyền hôm nay, với đủ thứ “trò diễn” luôn mang ra thi thố trước dân – những tuyên bố rất vang trước các cuộc thăm viếng này kia, rồi những nghị định, chính sách... do họ ban bố, những công việc mà họ đã thực hiện hết năm này tháng nọ, những “hoạt động” của các tập đoàn, công ty sân sau của họ... – liệu có một ai trong chúng ta tin tưởng rằng trong số đó sẽ tìm ra một người hay một nhóm người xứng đáng? Thực tình chưa có một “lời giải” nào thỏa mãn được tâm nguyện nhiều người. Nhóm “bảo thủ”, nhóm “lợi ích”, nhóm “cải cách” là ba danh xưng quen thuộc trên nhiều trang mạng, nhưng ba danh xưng này vẫn chưa nói được điều gì. Chúng chưa quy tụ thật rõ nội hàm có ý nghĩa khu biệt về chất để loại trừ hẳn được nhau. Vậy thì hiển nhiên, đây vẫn là một câu hỏi đang chờ một sự vất vả kiếm tìm trong thực tế, cốt yếu là đang hy vọng được giải đáp từ các phong trào dân sự đã và đang dấy lên ngày càng mạnh mẽ, suốt mấy năm lại đây. Chính sự thức tỉnh của lòng dân, của người dân biết cách thoát khỏi cùm xích và ý thức được quyền làm người của mình, mới là khả năng nhận diện đích thực nhất người thay mặt xứng đáng cho dân, trong xu thế không cưỡng được của một nước Việt Nam trên đường đi tới tự do dân chủ.

Nguyễn Huệ Chi

ĐỔI MỚI VÒNG HAI – THEO DÂN THEO NƯỚC

Nguyễn Khắc Mai

Con số 12 là số thiêng, là vòng quay một giáp. Số 12 là tận cùng một chu kỳ, mà cũng là mở đầu một chu kỳ mới. Đại hội 12 của đảng cộng sản VN cũng có ý nghĩa như thế. Nó nên là sự chấm dứt một chu kỳ cũ, cái “bỉ, lận” (xấu) đã tột cùng, cái hanh thông, vận hội mới đã xuất hiện. Có quyết tâm đi cùng với Việt, nghĩa là vượt lên, siêu việt, tiến vào một thời kỳ mới để chấn hưng Đất Nước trong thế kỷ XXI, hay để bị nhân dân đào thải. Đó là vấn đề đang đặt ra cho đảng CSVN ở đại hội này.

Nếu thực tâm vì dân, vì nước hẳn những người cộng sản cũng dễ dàng nhận ra rằng lúc Dân tộc trao vào tay lãnh đạo của đảng, thì dân tộc ta đang sánh vai với các nước lân bang trong khu vực, nên mới có cái mơ ước sánh vai với năm châu. Ngày nay, mọi người có chút hiểu biết đều nhận ra rằng, càng đổi mới theo tư tưởng và mô hình Xô viết, càng toàn trị, đất nước càng tụt hậu ngày càng xa hơn so với những nước mà trước đây, ta cùng họ xếp ngang một trình độ. Giờ đây không thể sánh vai, mà thật sự chỉ còn là sánh vế. Có bốn sự thật cần có tư duy mới, không ngụy luận, dám tìm nguyên nhân từ những vấn đề cốt lõi, đi đến tận cùng kỳ lý, không dừng lại bề ngoài để tự ru mình và ru người khác, may ra mới tỉnh mộng, mới thấy được đâu là lẽ đúng sai.

Nước nhỏ, nước to, nước lớn

Vĩnh Nguyên, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế

Tạp chí Cửa Biển thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng số tháng 5/2014 có in bài “Thơ ngỏ gửi Liên Hợp Quốc” của nhà thơ Thi Hoàng:

Trung Quốc là nước to

Chứ không phải là nước lớn

Bởi to và tham nên để phần xác ăn mất phần hồn

Nước không hồn sao gọi là nước lớn

Họ càng mạnh giàu, càng hành xử du côn

Hãy đuổi họ ra khỏi thường trực Hội đồng Bảo an

Câu chuyện thứ tám: Cho cậu kiện, tôi xử

Vũ Trọng Khải

Ấy là câu nói của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Văn Lộc với tôi hồi cuối năm 1969, năm Kỷ Dậu, khi tôi mới 24 tuổi đời, 2 tuổi nghề.

Chuyện là thế này:

Năm 1968 là tròn 10 năm tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc. Bộ Chính trị giao cho Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng tổ chức tổng kết 10 năm hợp tác hóa nông nghiệp. Ban Nông nghiệp lại giao cho Bộ Nông nghiệp việc tổng kết về chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp trong khu vực kinh tế tập thể của nông dân (không bao gồm các nông, lâm trường quốc doanh do Bộ Nông trường Quốc doanh quản lý). Ông Nguyễn Văn Lộc lại giao việc này cho Thủ trưởng trực tiếp của tôi là ông Nguyễn Văn Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, kiêm Trưởng Phòng Chính sách - Giá cả, thuộc Vụ Kế hoạch. Tôi là cán bộ nghiên cứu của phòng này từ khi tốt nghiệp đại học (tháng 8 năm 1967). Ông Minh vốn là thiếu tá quân đội chính ủy lữ đoàn, chuyển ngành về Bộ Nông nghiệp. Ông vốn là một nông dân “nguyên chất”, tuy không được đào tạo bài bản, nhưng do tâm huyết với nông dân, nông nghiệp, vốn lại thông minh, nên thường có những ý tưởng mới, sắc sảo, độc đáo. Hạn chế của ông là không tư duy hệ thống, viết và nói không rõ ràng nên thường gây hiểu lầm. Mọi người bảo ông lẩm cẩm. Nhưng tôi thì không. Ông Minh tin tưởng tôi hoàn toàn, nên giao mọi việc nghiên cứu tổng kết chính sách cho tôi, từ thiết lập đề cương nghiên cứu, biểu mẫu điều tra, tổ chức khảo sát thực tế ở các hợp tác xã, hộ xã viên trên các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau, sưu tầm tư liệu thứ cấp, xử lý tư liệu, viết báo cáo và cả trình bày báo cáo trước Bộ trưởng Lộc và Đảng đoàn (lúc đó không gọi là Ban Cán sự như hiện nay) Bộ Nông nghiệp. Để thực hiện việc này, Bộ đã trưng dụng một số cử nhân kinh tế nông nghiệp vừa tốt nghiệp khóa 9 năm (1968) của Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tham gia tổ công tác do ông Minh phụ trách. Những cử nhân này phải là cán bộ được cử đi học đại học (không phải là học sinh phổ thông vào thẳng đại học), phần lớn là đảng viên. Còn tôi thì không phải là đảng viên và vốn là học sinh phổ thông vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Kế hoạch Hà Nội, ngành kinh tế nông nghiệp, năm 1967, chưa hết tập sự. Do được ông Minh giao nên trên thực tế, tôi là người chỉ huy tổ công tác này, gồm những cử nhân hơn tôi cả chục tuổi đời.

Việt Nam: Các nhà hoạt động phải ra tòa vì lỗi giao thông ngụy tạo

Nỗ lực mới nhất nhằm bịt miệng và trừng phạt các nhà vận động nhân quyền

(Bangkok, ngày 25 tháng Tám năm 2014) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc hình sự nhưng có nguyên do chính trị đối với ba nhà hoạt động sau đây, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức.

Vào ngày 26 tháng Tám năm 2014, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Tháp có lịch xét xử vụ Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, bị bắt từ tháng Hai năm 2014 và bị truy tố về tội danh “gây rối trật tự công cộng” bằng hành vi “gây cản trở giao thông nghiêm trọng.” Theo điều 245 của Bộ luật hình sự Việt Nam, họ có thể phải đối mặt với mức án bảy năm tù nếu bị kết án.

“là mây cao là tiếng hát”

Nguyệt Quỳnh

Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
Sáng mai khua thức nhiều nhớ thương

(Bài ngợi ca tình yêu – Thanh Tâm Tuyền)

Thi sĩ Bắc Phong đã có lần mơ thấy ánh mắt bà Trưng Nhị nhìn ông đằm thắm, để rồi trong giấc mơ của cuộc hạnh ngộ đó ông từ một viên lính quản tượng bỗng được “cất nhắc” để trở thành quan chép sử cho hai Bà. Tôi không lãng mạn và mơ mộng như Bắc Phong nhưng tôi cảm được những rung động của thi sĩ, vì thực lòng cũng như ông tôi thấy người phụ nữ VN đẹp lạ lùng. Nếu bạn được nghe Đỗ Thị Minh Hạnh hát trong những buổi trò chuyện với anh Phùng Mai thuộc Quỹ Tù Nhân Lương Tâm hay cô Trà Mi của đài VOA bạn sẽ thấy như tôi. Họ là tứ thơ của Thanh Tâm Tuyền, họ dịu dàng tươi mát như lá biếc như mây cao như tiếng hát, nhưng suốt trong chặng đường gian khó của tổ quốc, đối với quân xâm lược họ là những địch thủ đáng gờm. Đôi lúc họ xuất hiện dữ dội như hình ảnh nữ tướng Bùi Thị Xuân, mình mặc áo chẽn đỏ, cỡi voi trận xông pha trong lửa khói của đồn Ngọc Hồi, có lúc lại đằm thắm vững chãi như bà Linh Từ Trần Thị Dung vợ Thái sư Trần Thủ Độ. Điểm đáng nói ở những người phụ nữ này là họ có mặt khi đất nước cần, rồi thầm lặng đi vào đời thường. Khiến ta cứ ngỡ như họ hiện diện ở mọi thời khắc khó khăn nhất rồi biến mất. Thật ra họ vẫn luôn có mặt, miên viễn nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác.

Gần 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng – Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh không biết gì?

Gần 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng

clip_image001- Thông tin từ BQL KKT Hà Tĩnh, Cty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 1 vạn lao động nước ngoài (khoảng 90% là TQ) đến làm việc tại Formosa.

Theo đó, liên tiếp 2 tháng 6 - 7/2014, tại Khu kinh tế Vũng Áng, đã có hơn 30 nhà thầu đang thi công các gói thầu dự án Formosa xin phép được tuyển dụng số lượng gần 11.000 lao động nước ngoài để phục vụ dự án.

clip_image002

Hơn 1 vạn lao động nước ngoài, chủ yếu người Trung Quốc sắp đến Vũng Áng để làm việc.

Một vấn đề cần kiểm chứng

Tương Lai

Trong bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên tạp chí Cộng sản và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng có một chi tiết cần kiểm chứng.

Đó là câu trích dẫn được cho là lời của Trần Hưng Đạo:

Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn về những nguy cơ làm mất nước: Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt là điều chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động rút củi đáy nồi, phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguộitrong xử lý quan hệ với kẻ thù; vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, xây dựng quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước... vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay.

Chính luận 2013 và Phạm Chí Dũng

Uyên Thao

clip_image001

Phạm Chí Dũng là cái tên không xa lạ, nhất là với những người lưu tâm tới tình hình Việt Nam. Chỉ từ tháng 3/2013 tới tháng 3/2014, các hệ thống truyền thanh quốc tế VOA, RFA, RFI, BBC đã liên tục truyền tải 150 bài của Phạm Chí Dũng – tức với mức viết đều đặn và bền bỉ mỗi hai ngày một bài.

Phạm Chí Dũng khởi sự cầm bút từ khi 25 tuổi và đã có 11 tác phẩm được ấn hành trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 1 kịch bản, 1 tác phẩm lý luận về kịch nghệ và 2 tác phẩm nghiên cứu về kinh tế, giáo dục, nhưng không phải cây viết chuyên nghiệp. Trên thực tế, Phạm Chí Dũng là một chuyên gia với học vị tiến sĩ kinh tế, đảng viên CSVN và sĩ quan quân đội nhân dân công tác tại Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM khi Trương Tấn Sang là chủ tịch cơ quan này.

Từ 1996, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban An Ninh Nội Chính Thành Ủy TP.HCM với nhiệm vụ nghiên cứu các chính sách về an ninh quốc gia. Tuy nhiên từ năm 1991, Phạm Chí Dũng đã được coi như một nhà văn, nhà báo độc lập gắn bó với cây bút trong tư thế tự do, vì không phải thành viên một cơ chế chính thức nào về văn học và báo chí. Tư thế cầm bút này giúp Phạm Chí Dũng biểu hiện trung thực suy tư và ý hướng bản thân, đồng thời cũng đặt anh trước một vòng vây tai họa. Bởi những bài viết phản ảnh thực tế và quan điểm không tuân thủ các khuôn mẫu tô đen hay bôi hồng mọi cảnh sống đang phơi bày trước mắt đã trở thành những mũi gai nhọn đối với tập thể đương quyền luôn tự đặt mình ở ngôi vị độc tôn tối thượng.

Bùi Thị Minh Hằng và vụ án chính trị bị hình sự hoá

Lê Diễn Đức (blog)

clip_image001

Hình sự hoá vụ án đối với những đối tượng biểu tình chống Trung Quốc và tham gia các hoạt động tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền là bài bản thâm hiểm của chế độ cộng sản Việt Nam.

Nhân vô thập toàn, ai cũng là con người với đủ tham, sân, si, chỉ cần để sơ hở là bị nhà cầm quyền mượn gió bẻ măng ngay lập tức.

Vụ án xử Nguyễn Văn Dũng (nick name Aduku) về tội giao cấu với vị thành niên, hay Trương Minh Tam (nick name Trương Ba Không) vì tội đòi nợ “không đúng quy trình” chứng minh điều đó.

Có tội bị xử không nói làm gì, nhưng tiến trình diễn ra của các phiên toà với hai người nói trên bất bình thường, không giống một vụ án hình sự khác khi có cả một lực lượng công an, an ninh đông đảo canh chừng, kiểm soát.

Trách nhiệm nhà báo - Hiện tình đất nước

Trần Quang Thành thực hiện

Tại Việt Nam, báo chí đang ngày càng có trách nhiệm nặng nề, đạo đức nghề nghiệp người làm báo đang ngày càng là mối quan tâm của xã hội,

không chỉ đối với nhà báo lề Đảng mà cả với người đang làm báo lề Dân

Hiện tình đất nước đang đòi hỏi mỗi người làm báo cần phải nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Nhà báo Đoan Trang và nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trao đổi xoay quanh chủ đề này.

Mời qúy vị theo dõi

Học để thất nghiệp

PGS.TS.Trần Văn Tùng

Sự khác biệt căn bản nhất trong cạnh tranh kinh tế trước đây và thời đại ngày nay ở chỗ con người đang tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhiều quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên lại có cơ hội tốt cho việc phát triển các ngành công nghiệp nhờ vào sức mạnh trí tuệ. Thành công tại Đông Á là một thí dụ được nhắc tới nhiều lần trong các công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. Lester Thurow(2003), một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của Hoa Kỳ cho rằng: Vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ XXI là giáo dục và kỹ năng của người lao động.

Tuy nhiên, ở Việt Nam “học để thất nghiệp” là một hiện tượng đáng quan tâm.

Theo tôi có mấy nguyên nhân.

Cụ thể hóa một giải pháp bán quân sự cho căng thẳng hàng hải trên biển Đông

GS Carl Thayer

Đôi lời: Gần đây, trên tạp chí online của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một viện nghiên cứu nổi tiếng ở Washington, đã công bố các đề nghị rằng Hoa Kỳ tổ chức huấn luyện lực lượng Cảnh Sát biển đa phương trong khu vực Biển Đông. Hai tác giả, ông David Brown và Carl Thayer, cho rằng những đợt huấn luyện này sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam, Philippines và các nước khác, đồng thời ngăn chặn các hành động khiêu khích của Trung Quốc diễn ra trong tương lai. Đây là nội dung bài viết của GS Carl Thayer.

Người dịch: T.H.A.

Trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn

LG Đức Thành

Trong bài “Một ý kiến để chống bức cung nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự” (Bauxite Việt Nam 22/8/2014), luật sư Hà Huy Sơn cho rằng nhất thiết phải ban hành luật về hoạt động điều tra hình sự, qua đó mọi trường hợp tạm giữ, tạm giam, bắt người theo thủ tục tố tụng nhất thiết phải có luật sư tham gia.

Vấn đề này tôi thấy anh đã trùng với suy nghĩ của tôi. Trong bài “Ai đang đắc lợi trong cải cách tư pháp” (Bauxite Viêt Nam 16/8/2014) tôi cũng đã đề cập vấn đề này. Chỉ có điều là kinh phí lấy ở đâu để chi phí cho luật sư là tôi chưa đề cập.

Trong mấy ngày đầu sau khi Bauxite đăng bài này, tôi có nhận được vài cuộc trao đổi của một số anh em trong giới luật chúng ta thắc mắc “ mày (xin nhắc lại lời bỗ bã thân mật từ bạn bè tôi) ngoa ngôn vừa thôi! Lấy đâu kinh phí mà nhà nước dám cho giới luật chúng mày để có mặt mỗi khi triệu tập công dân”. Tức là các anh còn băn khoăn chưa biết lấy kinh phí ở đâu để trả cho luật sư nếu cho họ giám sát việc triệu tập công dân nói chung cũng như lúc lấy lời khai, hỏi cung, thẩm vấn đối chất trong hình sự.

VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác

Ghi chép của Đào Hiếu

clip_image001Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.

Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.

*

Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.

Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.

Tổ quốc đang cần một nhà lãnh đạo dũng cảm và anh minh

Đặng Xương Hùng

Theo Thông luận

clip_image001

“…Tình trạng thỏa hiệp trong giới lãnh đạo thời gian qua đã làm cho các chính sách đều nửa vời. Duy trì tình trạng này thì rất khó có được một quyết sách làm chuyển hẳn hướng đi của đất nước và dân tộc. Lãnh đạo một nước nhỏ phải giỏi hơn về thuật trị quốc…”

Ngay sau chuyến đi của Bí thư Phạm Quang Nghị, phía Mỹ đã cử Thượng nghị sĩ John Mc Cain đi Hà nội. Điều đó chứng tỏ Hà nội và Washington đang cần đến nhau cấp thiết hơn. Hơi tiếc là nó chỉ xảy ra sau khi có sự cố giàn khoan.

Thông điệp mà Ngài John Mc Cain đưa ra trong chuyến đi là rất rõ ràng: «Việt Nam và Hoa kỳ cần một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh những sự kiện đáng lo ngại gần đây ở Biển Đông».

Vụ “Phạm Chí Dũng”: Hoan hô tính đa nguyên trong báo chí độc lập

Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh

clip_image002

(VNTB) - Chúng tôi vui mừng, vì chưa đầy hai tháng thành lập, mà tinh thần đa nguyên trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã phát huy tác dụng, hứa hẹn một nền báo chí tự do sẽ mau đến cho công chúng Việt Nam.

Đa nguyên về quan điểm

Những lý thuyết gia và những nhà cai trị các quốc gia theo học thuyết Cộng sản thường đề cao việc thống nhất quan điểm, theo một quan điểm duy nhất. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy việc thống nhất quan điểm, tạo ra một quan điểm duy nhất là một giải pháp kém hiệu quả nhất cho phát triển. Hầu như nó chỉ đáp ứng được cho mục tiêu của một nhóm nhỏ, mà chưa bao giờ đủ sức giải quyết các vấn đề chung của cả cộng đồng. Minh chứng rõ nhất tại Việt Nam là dùng chiến tranh để thống nhất đất nước, bỏ qua một bên Hiệp định tái lập hòa bình đã được ký kết ở Paris năm 1973. Còn trên thế giới là cuộc tấn công vào Iraq với lý do ngụy tạo của liên quân Mỹ-Anh.

Câu chuyện thứ bảy: Nuôi rẽ

Vũ Trọng Khải

Thời kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi tản cư (sơ tán) ra vùng tự do, nơi ở lâu nhất từ năm 1951 cho đến hòa bình lập lại (cuối năm 1954) là thôn Bình Phú, xã Hợp Thành, huyện Đơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang, thuộc khu ATK (An Toàn Khu). Ba tôi đi công tác thường xuyên vắng nhà, hai anh lớn đi học xa. Chỉ có hai chị em tôi sống với mẹ. Trong các năm 1952, 1953, 1954, mẹ tôi bị ốm, không có sữa uống. Ba tôi mua mấy con dê sữa để hai chị em tôi chăn dắt và vắt sữa cho mẹ tôi uống hàng ngày. Có lần, ông mang về một con dê sữa giống Ấn Độ, to bằng con bê, lông vàng, khoang trắng, tai to và cúp xuống. Ông bảo con dê này quý vì cho nhiều sữa hơn mấy con dê cỏ, giống địa phương. Dê cỏ chỉ nhỏ bằng con chó, lông màu đen, đôi khi có khoang trắng, tai nhỏ và vểnh, như ta vẫn thấy ở dê núi Ninh Bình ngày nay. Hàng ngày, sau giờ học, tôi chăn dê ở trên núi gần nhà, phải canh chừng không cho lũ dê vào phá nương (rẫy) của đồng bào. Một hôm, con dê giống Ấn Độ trở dạ đẻ khi đang ăn lá cây trên rừng. Nó kêu vang cả núi rừng vì đau đẻ. Mãi nó không đẻ được. Tôi chỉ thấy hai chân con dê con thò ra ngoài. Sợ nó chết (nó chết thì không có sữa cho mẹ tôi), tôi bèn dùng hai tay nắm hai chân con dê con kéo ra. Da ở hai chân con dê con bị bong ra, máu của dê mẹ, dê con tung tóe. Thì ra nó đẻ ngược (hai chân sau ra trước, chứ không phải đầu ra trước). Kéo được dê con ra, tôi mừng lắm, dê con chết nhưng cứu được dê mẹ, thế là có sữa rồi. Khổ nỗi, không có dê con thúc bú mỗi ngày, dê mẹ cũng không cho sữa nữa, mặc dù nó được cho ăn các loại lá, mà theo kinh nghiệm dân gian, dê cho nhiều sữa, như lá cây ngõa, cây vả…, do tôi đi hái về.

Thoát Trung hay vượt Trung?

Phạm Gia Minh

Cách đây hơn 4 năm đã có một đợt tranh luận sôi nổi về chủ đề “Thoát Á , Thoát Trung hay Thoát thân” ? [TLTK (1),(5)] nhưng số người tham gia viết bài chưa nhiều và cũng chưa có những buổi tọa đàm mở với sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp công chúng như hiện nay.

Thế mới biết nhận thức là cả một quá trình…

Từ tin tưởng, luôn tâm niệm vào câu thần chú “16 chữ vàng và 4 tốt” đến thái độ tỉnh táo hơn “dám” nghĩ (dù còn ngập ngừng, lúng túng và không biết có dám làm thật không ?) đến một lối thoát khỏi cái vòng kim cô Made in China, đối với chúng ta, quả thực đã là một chuyển biến tích cực mang ý nghĩa to lớn.

Nhìn lại xung đột Việt-Trung

Nguyễn Quang Dy

clip_image001

Tháng 5/2014, Hà Nội nóng bỏng bất thường ngay đầu hè. Rõ ràng Trung Quốc góp phần làm cho trái đất nóng lên. Đặc biệt Biển Đông càng nóng bỏng hơn. Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ HD 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 để tranh cướp chủ quyền, thổi bùng lên làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam và khắp khu vực.

Nghịch lý yêu-ghét trong lịch sử quan hệ Việt-Trung đầy bi kịch thường dẫn đến xung đột lợi ích quốc gia, kể cả chiến tranh. Năm 1979 Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam trong cuộc chiến biên giới đẫm máu, sau ba thập kỷ gắn bó như “môi với răng” vì cùng chung ý thức hệ. Liệu lịch sử có lặp lại lần nữa tại Biển Đông? Nước cờ tiếp theo của Trung Quốc là gì? Liệu Trung Quốc có xô đẩy Việt Nam vào vòng tay người Mỹ, giống như vào vòng tay người Nga năm 1979? Việt Nam phải làm gì để có thể sống yên ổn bên cạnh người láng giềng khổng lồ?

Bối cảnh lịch sử

Không có bạn thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn

Vị trí giai cấp công nhân trong nền văn minh công nghiệp

Nguyễn Ngọc Lanh

Mác sáng tạo cái thước rất tổng hợp để đo trình độ xã hội

Con người - sau nhiều triệu năm sống hoang dã (kiếm sống bằng khai thác những gì sẵn có trong thiên nhiên) bước vào kỷ nguyên văn minh mới được 8 hay 10 ngàn năm. Hái lượm, săn bắt được thay bằng trồng trọt, chăn nuôi. Sớm nhìn ra cái nền kinh tế của mọi xã hội, Mác đã đưa ra khái niệm "phương thức sản xuất", từ đó dẫn đến khái niệm rộng hơn: Các hình thái kinh tế-xã hội (trong đó có chế độ chính trị). Cho tới lúc đó (cách nay đã 150 năm) đây là cái thước tổng quát nhất để đo trình độ và xếp hạng các xã hội đã có. Và cũng để Mác dự đoán xã hội tương lai.

- Một cách vắn tắt, phương thức sản xuất gồm: 1- lực lượng sản xuất là cách con người tác động vào thiên nhiên để tạo ra sản phẩm; nó đo trình độ khoa học, kỹ thuật của một xã hội. 2- quan hệ sản xuất là cách phân phối sản phẩm giữa người với người; nó đo sự tiến bộ về chế độ chính trị của xã hội đó.

Bi kịch trí thức - Bi kịch dân tộc

Liên Sơn

clip_image002(VNTB) - Lịch sử là những khúc quanh được lặp lại. Trong thời điểm hiện nay, khi đất nước có quá nhiều sự kiện diễn ra và đầy rẫy những tiêu cực về các mặt, khi mà tính độc lập và tự do còn gây ra nhiều tranh cãi, khi mà tính đúng – sai của chính quyền gắn với sự hoài nghi không dứt, thì chúng ta thử trở về tìm hiểu xem, cái gì đã đang và sẽ diễn ra đối với trí thức Việt. Tìm hiểu, luận giải cốt cũng để hình dung bi kịch của trí thức từ xưa đến nay chuyển biến ra sao, như thế nào? Hệ lụy lẫn con đường nào để thoát ra khỏi tấn bi kịch đó.

TRÍ THỨC LÀ GÌ?

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc […] phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Trí thức không phải là giai cấp riêng. Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay… [1]

Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Theo công văn số 69/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Bùi Phước Lộc ký ngày 28-07-2014 với nội dung “đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Khoản 2, Điều 245 BLHS”, bà Bùi Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh sẽ bị xét xử vào lúc 7g30 ngày 26-08-2014 tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Cả 3 người đã bị bắt giam từ ngày 11-02-2014 tại đồn công an huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), sau đó bị chuyển về giam giữ tại trại giam công an tỉnh Đồng Tháp (xã An Bình, huyện Cao Lãnh).

I- Chúng tôi, các Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng nhận định:

Việt Nam: Cải cách trong ngành công an vẫn bất cập

Human Rights Watch

Mở ra cánh cửa để có thể quy trách nhiệm cá nhân trong tương lai, nhưng lại đóng cánh cửa cho Luật sư

(New York, ngày 21 tháng Tám năm 2014) — Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng văn bản pháp luật mới của chính quyền Việt Nam về công tác điều tra trong ngành công an có cải thiện so với các quy định cũ, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện những cải tổ sâu sắc nhằm ngăn chặn tình trạng công an lạm quyền đang tràn lan.

Thông tư 28 của Bộ Công an, với tiêu đề “Quy định về Công tác Điều tra Hình sự Trong Công an Nhân dân” sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng Tám năm 2014 và thay thế các quy định hiện có.

Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?

(Bài 3 viết về Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN)

Nguyễn Trung

Bài 1: Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Bài 2: Hiểm họa đen?

Lời nói đầu

          “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”

          Đấy là khẩu hiệu quyết định nhất làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945.

Người viết bài này mong khái nhiệm “chúng ta” ở đây được hiểu với nghĩa như vậy.

Đất nước 40 năm độc lập thống nhất rồi, tôi thấy rất đau lòng hôm nay vẫn phải mở đầu bài viết của mình với đôi lời định nghĩa như vậy về khái niệm “chúng ta”. Đơn giản vì đã 69 năm trôi qua, thế nhưng hôm nay vẫn còn không ít những rạn nứt chia rẽ cộng đồng dân tộc Việt Nam ta, đang làm mờ đi hay làm thiếu vắng khái niệm “chúng ta” khi bàn đến đại sự của đất nước. 

Một ý kiến để chống bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự

Luật sư Hà Huy Sơn

Tình trạng cán bộ, nhân viên của các cơ quan điều tra có hành vi mớm cung, dụ cung, ép cung, bức cung, nhục hình…đối với người bị tạm giữ, bị bắt đang là nỗi bức xúc, nhức nhối trong xã hội.

Các quy định hiện hành của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các Thông tư của Bộ Công an quy định, hướng dẫn về hoạt động điều tra đã tạo ra kẽ hở làm nảy sinh tình trạng này. Để hạn chế tình trạng này, có người đã yêu cầu lắp camera trong phòng hỏi cung để giám sát. Tôi cho rằng biện pháp này là không thực tế và không giải quyết được tận gốc của vấn đề vì cái camera đó do ai quản lý, băng hình đó có đảm bảo ghi đầy đủ hay không, công tác lưu trữ băng hình sẽ rất phiền toái…hay lại giao cho chính cơ quan điều tra.

Có dấu hiệu thông tư “biến đổi gen” để trở thành “chủng” cao hơn luật !

Luật sư Cao Xuân Bái

Lúc còn đương kim Phó thủ tướng, ông Nguyễn Công Tạn phát biểu một câu mà theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng Ông là hiện thân của tư tưởng đổi mới, tiến bộ, là thủ lĩnh, là ngọn cờ đầu của công cuộc cải cách lập pháp. Ông nói rằng phải ghi rõ “nghị định này không cần thông tư hướng dẫn”. Quan điểm của Ông mạnh dạn vứt bỏ một quy trình đã lỗi thời, không giống ai nhưng lại có tính di truyền mạnh mẽ: Luật ban ra phải có nghị định hướng dẫn, nghị định ban ra phải có thông tư hướng dẫn. Khi thông tư ban ra mà cảm thấy “chưa yên” thì có công văn hướng dẫn. Nếu công văn ban ra mà vẫn còn chút “lăn tăn” thì sẽ có … thông báo hướng dẫn ! Tôi dám quả quyết rằng những vị “to nhất” trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam như Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng bộ công an cũng không thể nắm được trong khoảng mười năm trở lại đây đã có bao nhiêu nghị định, thông tư (các lĩnh vực) được ban hành, ngoại trừ có sự giúp đỡ của trợ lý, thư ký riêng hoặc chuyên viên thuộc quyền.

Thành tích làm lợi 3000 tỷ: Cục Hàng không “ngồi trên trời đếm cua trong lỗ”!

TS. Trần Đình Bá

Hội Khoa học kinh tế Việt Nam

Tại cuộc họp 11/7 nói về chuyện chậm chuyến, hủy chuyến của ngành Hàng không,bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh cáo cục HKVN “Các ông quản lý đừng ngồi trên trời…”( http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/617489/cac-ong-quan-ly-dung-ngoi-tren-troi.html#ad-image-0). Vâng, họ đã “ngồi trên trời đếm cua trong lỗ “ để “rửa tiền” ngân sách chỉ bằng cây bút chì và chiếc ê-ke , mỗi nét chì “mệnh giá” 1 tỷ ,“ vẽ “được tới 3000 tỷ . Đây thực chất là màn kịch “Rửa tiền” của cục HKVN và VNA góp phần “ làm nghèo đất nước “ và bần cùng hóa hàng không quốc gia”!

Vietnam Airlines vừa diễn hài kịch “ nhà giàu cũng khóc” làm cho nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều doanh nghiệp “bỗng dưng muốn khóc” trong khi trước đó không lâu (ngày 11/6/2013) Hội nghị tổng kết 5 năm “Tối ưu hóa đường hàng không năm 2008-2012” cục HKVN đã công bố thành tích vĩ đại: Riêng Vietnam Airlines được hưởng lợi trọn vẹn tới 3.000 tỷ VND nhờ nắn chỉnh đường đi, giảm giờ bay trên những đường bay tối ưu do cục HKVN lập ra.

MỘT VÀI CẢM NHẬN VÀ TRAO ĐỔI về chùm bài viết "NÓI THẬT CHO NHAU NGHE !" trên mạng boxitvn.net

Tuyết Sơn

Tôi đã gắn bó với boxitvn.net từ khi nó mới ra đời. Thú thật là tôi không thể đọc kỹ hết các bài trên đó, nhưng vẫn có thể nêu được nhận xét khái quát là: rất ấn tượng, vì tính trí tuệ và tâm huyết. Gần đây, tôi theo đọc sát chùm bài với tiêu đề ra mắt là "NÓI THẬT CHO NHAU NGHE !", đăng liên tiếp trên trang mạng này. Tôi cũng đã có ngay thiện cảm với các câu chuyện trong đó, vì trước hết chúng đều có được phẩm chất chung của trang mạng, như tôi đã nêu ở trên (trí tuệ và tâm huyết), thêm vào đó còn có thể là: rất thẳng thắn, trung thực, và mạnh dạn, đến mức dũng cảm nữa! Tôi nói như vậy có thể bị coi là khen quá lời, nhưng không phải thế đâu, vì phải nhìn vào vị trí xã hội của những người cầm bút này – họ chỉ là những phó thường dân – mà viết được như thế, dám viết như thế thì phải biểu dương chứ ! Mươi lăm hôm trước đây, mục chuyện "Nói thật cho nhau nghe " lại ra tiếp câu chuyện thứ 10 của nhóm, đứng tên tác giả Mạnh Trí : "Xã hội dân chủ, văn minh không chấp nhận mọi hình thức bưng bít thông tin !". Tôi đã đọc ngay và rất thích, nhưng cũng có một số nhận xét muốn trao đổi lại với tác giả. Thật may mắn cho tôi, nhờ một sự tình cờ mà tôi biết được và gặp được chính người chấp bút bài viết: bác Mạnh Trí. Tôi phải gọi là bác để sát đúng với độ chênh lệch tuổi giữa hai chúng tôi. Ấn tượng trước tiên về mặt hình thức của bác là bộ râu dài, bạc trắng, đầu hói, nom xa như một ông tiên. Qua thăm hỏi xã giao, thấy có thể tin nhau được, chúng tôi đã có buổi chuyện trò ngắn như sau:

CÓ NÊN ĐẶT VẤN ĐỀ THOÁT TRUNG?

Nguyễn Thanh Giang

Với người Việt, thoát Trung là câu chuyện cũ. Thì một phần của lịch sử nước ta chẳng là lịch sử thoát Trung thì là gì? Cho nên, có lẽ không cần phải quá bận tâm thoát hay không, thoát những gì… bởi một khi cái bóng khổng lồ Trung Quốc còn đè nặng thì ý thức thoát Trung còn tồn tại, như là bản năng sinh tồn của người Việt vậy. Thoát Trung là câu chuyện chương hồi nhiều tập còn lâu mới có hồi kết, nội dung của nó cũng mênh mông như đất nước Trung Hoa vậy. Thoát Trung không phải là cạch mặt hẳn ông hàng xóm xấu chơi, hễ dấu chân Tàu dẫm đến đâu thì xúc đất đến đấy, đổ đi (“ghét xúc đất đổ đi” – thành ngữ). Thoát mà không thoát, không thoát mà thoát, tự cô lập hoàn toàn là tự sát. Vậy khi nào chúng ta “thoát Trung”? Khi chúng ta là con người độc lập, tự do, tự chọn cho mình con đường phát triển. Muốn thế, ta phải có sức mạnh hiểu theo nghĩa rộng nhất.

Nhật Bản đã thoát Trung một cách ngoạn mục từ thời Minh Trị giữa thế kỷ XIX, họ chính là tấm gương lớn để chúng ta soi. Phan Châu Trinh cũng là một tấm gương thoát Trung kiên định và sáng suốt, không những thoát Trung mà còn dứt khoát "thoát Á" để đi thẳng tới phương Tây tự do dân chủ.

Tác giả Nguyễn Thanh Giang đã trình bày quan điểm của mình nhân cuộc hội thảo “Thoát Trung” vừa qua ở Hà Nội mà điểm cốt lõi của ông là tư tưởng “Khuynh Tây”.

Cuộc tranh luận thoát Trung đã thu hút đông đảo người tham gia với rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là màn dạo đầu, các ý kiến chỉ mới dừng lại ở tính chất gợi mở. Bauxite Việt Nam rất mong muốn tiếp tục nhận được những bài viết chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ngõ hầu giúp bạn đọc có một cái nhìn rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, và tiến gần hơn tới chân lý.

Bauxite Việt Nam

Ba kịch bản cho tương lai Việt Nam

Đặng Xương Hùng

“…Kịch bản này có thể mô tả một cách sơ lược là: ve vãn Mỹ, để không bị o ép mạnh trong quan hệ với Trung Quốc như trước đây, làm lắng dịu tình hình căng thẳng do dàn khoan gây ra. Được giới lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn tự hào như là một « đường lối mềm dẻo, khôn khéo »…”.

clip_image001

«Có những thời điểm mà lịch sử chạy nhanh hơn bình thường. Tôi thậm chí dám khẳng định rằng có khả năng Việt Nam bước vào giai đoạn chính trị có tính quyết định nhất kể từ sau 1975». Đây là nhận định khá lý thú, đáng được quan tâm của Giáo sư Jonathan London, trường Đại học Hồng Công.

Vận động cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam

Hoa Hướng Nam

(tường trình từ Bá Linh CHLB Đức)

19/08/2014  - Trong khuôn khổ chiến dịch vận động công luận Đức thuận lợi cho phong trào đòi hỏi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Diễn Đàn Việt Nam 21 đã thực hiện chuyến đi 3 ngày thăm quốc hội Đức và tiếp xúc với nghị sĩ liên bang tại thủ đô Bá Linh.

Chống độc tài là một vấn đề của lương tâm và đạo đức

Một phái đoàn trên 30 thành viên do Tiến sĩ Dương Hồng Ân, điều hợp viên của Diễn Đàn Việt Nam 21 hướng dẫn đã đến quốc hội  Đức vào ngày 15/08/2014 và được hai nghị sĩ của quốc hội liên bang Đức ông Tom Koenigs và Matthias Gastel thuộc Liên minh 90/Đảng Xanh (Bündnis 90/Die Grünen) tiếp đón.

Bà Bùi Thị Minh Hằng được gặp gia đình

VRNs (20.08.2014) – Sài Gòn – Sáng nay ngày 19.08.2014, bà Bùi Thị Minh Hằng đã được gặp con gái bà là cô Quỳnh Anh tại trại giam An Bình, Tp. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Buổi thăm gặp của hai mẹ con chỉ vỏn vẹn 15 phút. Cô Đặng Thị Quỳnh Anh kể lại cuộc nói chuyện:

“Sáng nay, tôi được gặp mẹ trong vòng khoảng 15 phút. Kèm theo đó là có hai nhân viên của trại giam ngồi bên cạnh. Trong suốt thời gian bắt bà đã qua 4 lần tuyệt thực. Lần thứ nhất là hơn 50 ngày, hai lần sau bà không nhắc tới, và lần thứ 4 bà tuyệt thực được 13 ngày. Vì thế, sức khỏe của bà khá là kém, khi bà đi ra [gặp tôi] phải có hai người dìu ra, nhưng tinh thần của bà rất mạnh mẽ.

Chùa Bồ Đề - một tiếng chuông cảnh tỉnh

Luật Sư Nguyễn Danh Huế

clip_image001

Ảnh minh họa: Internet

Không thể không có một sự bừng tỉnh của cả xã hội để có được những giải pháp căn cơ nhằm khôi phục các giá trị chuẩn mực của xã hội...

Việc cơ quan công an Hà Nội khởi tố vụ án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội đã gióng lên một hồi chuông báo động về việc buông lỏng quản lý tại các cơ sở tín ngưỡng cũng như thực trạng đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng.

Còn nhớ chùa Trăm Gian ở huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội bị phá dỡ Nhà Tổ và Gác Khánh không thương tiếc đã gây xôn xao dư luận và phơi bày phần nào việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý di tích lịch sử của các cấp chính quyền và ngành văn hóa đồng thời cũng chỉ ra sự hạn chế về ý thức của các nhà chùa đối với việc bảo tồn di tích và các giá trị văn hóa lịch sử. Tuy sự việc đã được phát hiện và xử lý nhưng mọi sự đã trở nên quá muộn khi một di tích lịch sử đặc biệt quý hiếm cấp quốc gia với gần một nghìn năm tuổi đã được “làm mới”.

Nhạy cảm chính trị

Bùi Mai Hạnh/ Văn Việt

clip_image001

Vừa rồi về Việt Nam, bất ngờ được chị bạn (làm công tác văn hóa văn nghệ) nhắc nhở: “Em chẳng nhạy cảm chính trị gì cả!”.

Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ một lần.

Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ X. Một tuần căng thẳng hồi hộp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.

Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không nhạy cảm chính trị là sao?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn