Mười phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2014 do Bauxite Việt Nam chọn

(1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20131023/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu/576098.html)

(2) Nhiều người hỏi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. (http://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loi-giai.html)

(3) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. (http://www.thesaigontimes.vn/124350/Thu-truong-Bo-KHDT-Chung-ta-di-ma-khong-biet-di-dau.html)

Giải phẫu một nền độc tài “hậu toàn trị”

Simon Leys

Chân Phương giới thiệu và dịch

Tiếc thương Simon Leys

Sự ra đi của Pierre Ryckmans (bút danh Simon Leys) vào ngày 11-8-2014 là một mất mát khó bù đắp trong giới học giả quốc tế về Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Sinh ở Bruxelles năm 1935, ông bắt đầu quan tâm đến Trung Quốc sau lần viếng thăm đầu tiên và được tiếp kiến Chu Ân Lai năm 1955. Sau khi lấy tiến sĩ luật học và lịch sử mỹ thuật tại Đại học Louvain, quyết chí theo đuổi sở nguyện ông sang Đài Loan để học chuyên sâu về văn học và mỹ thuật Trung Hoa – Đại Lục Trung Quốc lúc ấy không có chính sách thu nhận sinh viên phương Tây – rồi lấy vợ là dân Đài Loan. Năm 1968 ông sang Hương Cảng giảng dạy tại Hong Kong University, vừa làm dịch giả cho phái bộ ngoại giao Bỉ để kiếm thêm thu nhập vì sinh hoạt nơi đây quá đắt đỏ. Sự tình cờ lịch sử vừa là định mệnh học thuật đối với Simon Leys đã diễn ra trong thời gian ấy; đó là thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa mà ông phải bám sát (qua báo chí Hoa Lục cùng vô số thường dân bỏ trốn Trung Quốc bằng cách liều mạng lội trong đêm vượt biển qua Hương Cảng) để cập nhật hóa tin tức cho phái bộ Bỉ. Nhật ký ông ghi chép trong giai đoạn ấy là tác phẩm đầu tay của ông khi được Paris xuất bản năm 1971 – Les habits neufs du president Mao/ Y phục mới của Mao Chủ tịch. Nhờ thông thạo cả ngữ văn và ngôn thoại, Simon Leys nhìn thấu qua màn sương huyền thoại bao quanh Mao Trạch Đông lúc ấy và phát giác sớm nhất sự tranh chấp quyền lực máu me của các phe cánh Đảng Cộng sản Trung Quốc núp sau mấy phong trào quần chúng và thanh niên bị giật dây. Trong khi trí thức phương Tây, đặc biệt là tả phái Âu-Mỹ, ngưỡng mộ họ Mao và hoan nghênh một cách ngờ nghệch từ xa cuộc Cách mạng Hồng Vệ Binh, Simon Leys đã chứng minh, qua những trang viết thông minh, cương trực, hóm hỉnh, những đức tính tối cần cho nhà sử học hay nghiên cứu chính trị khi chạm phải đề tài tối ám là chế độ toàn trị Á đông: sự tỉnh táo tri thức cộng với kiến văn uyên bác và lão thông ngôn ngữ. Năm 1972, nhờ cơ hội sang Bắc Kinh làm chuyên gia-tùy viên văn hóa tại sứ quán Bỉ, ông có dịp tham quan nhiều thành phố và thôn quê để tiếp tục đào sâu nhận thức chính trị của mình về đất nước bao la đông dân nhất thế giới đang bị chủ nghĩa Mao phá hoại và bạo hành từng ngày. Quá trình quan sát và trải nghiệm ấy được nâng lên thành tác phẩm văn học - chính luận đặc sắc và đậm chất humour riêng của Simon Leys: Ombres chinoises/ Múa bóng ở Trung Quốc xuất bản năm 1974 được giới học thuật đánh giá như một kiệt tác gợi nhớ văn phong Voltaire, Montesquieu... Kể từ đó, sự nghiệp học thuật của ông chia làm hai hướng và đóng góp nhiều tác phẩm mà các trí thức - học giả quan tâm đến văn hóa và chính trị Trung Hoa bắt buộc phải đọc như bản dịch Luận ngữ tài hoa và chuẩn xác bằng thứ tiếng Anh lịch lãm hiếm có.

Bài điểm sách rất ưu ái về Lưu Hiểu Ba sau đây đồng thời là những trang nhận định sâu sắc về chính sự và dân tình Trung Quốc hôm nay – qua đó ta thấy rực lên ánh lửa trí tuệ và đạo lý của một trí thức lớn vừa hết lòng yêu mến và tôn quí nền văn hóa lớn lâu đời nhất ở Á Đông vừa không quên trách nhiệm trí thức thời đại trước sự man trá đầy tội ác của chủ nghĩa toàn trị Bắc Kinh. Đây cũng là bài trước thuật quan trọng cuối cùng của Simon Leys đăng trên tạp chí văn hóa New York Review of Books ngày 9-2-2012 dưới nhan đề “He told the Truth about China’s Tyranny” (Người nói lên Sự Thật về Nạn Chuyên Chế ở Trung Quốc, http://www.nybooks.com/articles/archives/2012/feb/09/liu-xiaobo-he-told-truth-about-chinas-tyranny/). Bài này được in lại trong tập tản văn và bút ký cuối đời của Simon Leys, The Hall of Uselessness, do nhà NYRB xuất bản năm 2013.

clip_image002

Tuyển tập thơ và bút ký của LƯU HIỂU BA, No Enemies, No Hatred (Không thù oán, chẳng có kẻ thù) với khai từ của VÁCLAV HAVEL được Đại học Harvard xuất bản năm 2012 (biên tập – dịch giả: Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Liu Xia).

Vài lời bàn về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử

Trần Quang Đức

Hai hôm nay, nhiều bạn facebook tag tôi vào những stt xoay quanh việc Học viện Khổng Tử đầu tiên được đặt tại một trường đại học của Việt Nam. Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp luân công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên talk về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ), v.v. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.

Hiện nay, xét riêng số HVKT đặt tại các trường đại học trong khu vực, Hàn Quốc có 17 viện, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7, Philippines có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, HVKT đặt tại Việt Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của trí thức, trí ngủ trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi, và là câu chuyện trên bàn tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này, và phản ứng kịp thời khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận.

Cột mốc lịch sử mang tên Bọ Lập

Thục-Quyên

Dù muốn hay không, Bọ Lập đã được hay đã bị trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu cuộc chuyển mình trong xã hội hiện nay.

Khi nhà nước Việt Nam không còn phương cách "thuyết phục thông minh" nào để ngăn chận ý thức Dân tộc, Tự do, Dân chủ đang vươn lớn trong mọi giới, thì trong vòng rối loạn tâm trí, họ chỉ còn biết giở trò "những tưởng là quỉ quyệt" để vu vạ rồi bắt bớ, giam cầm thân xác một con người, vốn đã yếu đuối vì bệnh tật, để bịt mồm ông ta lại. Hôm nay là ngày thứ 22 nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt giữ.

Quỉ quyệt, vì sau làn sóng bắt bớ những bloggers hay đánh hội đồng những nhà báo tự do, đánh đàn bà chân yếu tay mềm ôm con thơ bên nách, mà không thể làm giảm con số người lên tiếng chống mối nguy Trung Cộng đang xâm chiếm dần đất nước, hoặc ngăn chặn những trao đổi học hỏi của dân với nhau để xây dựng Tự do Dân chủ, thì đối tượng uy hiếp lần này đã được tính toán cần phải là một người bệnh nặng. Để chứng tỏ nhà nước Việt Nam sẵn sàng bất cần sự mất uy tín, mất luôn cả danh dự trước quốc tế, miễn sao tỏ được sự quyết tâm trừng trị mọi người đã cả gan, chẳng cần phải bất đồng ý kiến, mà chỉ cần chuyển tải những tin tức hay tư tưởng không vừa lòng họ.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, một Con Người Chân Chính của năm 2014...

Mai Tú Ân

Các bạn thân mến, năm 2014 sắp kết thúc và nếu chúng ta chọn ra một con người xứng đáng nhất cho lương tâm, cho lương tri và cho những phẩm giá xứng đáng nhất mà mỗi chúng ta đòi hỏi, mỗi người chúng ta mong muốn thì có còn ai xứng đáng hơn con người đang phải chịu đoạ đày bất công trong ngục tối, nhà văn Nguyễn Quang Lập...

Ông là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm văn chương thấm đẫm tình yêu quê hương xứ sở, chất chứa bao nỗi nhân văn của con người. Trước vận mệnh của dân tộc, ông đã tự nguyện của rời bỏ những lợi danh, rời bỏ những an nhàn để tiếp bước tiền nhân làm một kẻ rước lấy nợ núi sông, một kẻ mang gông cho đất nước Việt Nam yêu dấu của tất cả chúng ta.

Là một kẻ sĩ dấn thân, một văn nhân mềm dẻo với phương pháp đấu tranh ôn hoà bất bạo động nhưng cũng là một chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho dân chủ, công bằng xã hội, cho sự thật... như một người lái đò tận tuỵ hết lòng chuyên chở sự thật đến với tất cả chúng ta...

Việt Nam đang xét lại chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc?

Nguyễn Quang Duy

Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, Đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?“ cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách.

Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”

Đáng tiếc, Đảng Cộng sản đã không chấp nhận còn trù dập ông, rồi quay sang Trung Quốc vay mượn chủ nghĩa xã hội mang bản sắc nước này.

Thiếu tư tưởng hướng dẫn, Đảng Cộng sản càng ngày càng đưa đất nước vào ngõ cụt…

Về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc Du Chính Thanh

Nguyễn Trọng Vĩnh

clip_image001

Chừng hơn một tuần trước đây báo, đài đưa tin: "Theo lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương TQ sắp sang thăm nước ta, nhưng khi ông ta đến thì tối ngày 26/12 TV lại đưa tin là: "Theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam".

     Theo cách đưa tin trên thì ông Du Chính Thanh sang thăm, gặp và làm việc với các nhà lãnh đạo quan trọng Việt Nam là chính: ông Lê Hồng Anh, TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thực hiện các yêu cầu của TQ là chính, dù trước đó có hội đàm với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức tương đương chỉ là phụ và cho phải phép ngoại giao.

Nguyên nhân gốc của nhiều tệ nan

Nguyễn Đình Cống

Xã hội VN hiện nay có quá nhiều tệ nạn  trầm trọng. Để phát triển đất nước thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là tìm cho đúng nguyên nhan gốc của tệ nạn để khắc phục.

Trước tiên xin nêu vài hiểu biết về phạm trù nguyên nhân – kết quả : Trong một quá trình (QT), nguyên nhân( NN ) có trước và tạo ra kết quả (KQ). Xét các QT liên tiếp nhau, KQ của QT trước là NN của QT sau. Có KQ A0 là do NN A1, có A1 là do A2, có A2 là do A3… Cứ truy  như vậy trở về trước sẽ tìm ra một dãy các  A kế tiếp và nếu cứ truy mãi thì đến lúc bí và phải công nhận là “tại trời sinh ra thế” (Ngẫm hay muôn sự tại trời- Truyện Kiều). Chỉ có thể truy đến một NN Ar nào đó thấy là vừa đủ để xem xét thì tạm dừng lại. Như vậy A1 là NN trực tiếp còn Ar được xem là NN gốc. Một NN có thể gây ra nhiều KQ khác nhau và một KQ cũng có thể do nhiều NN đồng thời gây nên.

Tìm NN là để biết,  quan trọng hơn là để xử lý. Với KQ  tốt thì tìm cách tăng cường , với KQ xấu thì tìm cách hạn chế hoặc xóa bỏ.  NN trực tiếp, cụ thể thì dễ tìm, còn NN gốc thì khó tìm hơn vì nó thường ở dạng ẩn giấu. 

Viết trước Giao thừa Đọc, nghĩ và Chia sẻ

Lời thưa:

Kính gửi Ban Biên tập BauxiteVN

Tôi đã chuẩn bị để viết một bài cũng theo tiêu đề trên (VTGT) với ý tứ không "nặng" như dưới đây. Tôi luôn nhớ gợi ý của anh VTH khi viết là cần mang tinh thần "trí giả lạc" để có nhiều cảm thông hơn; Nhưng trước khi nhấn bàn phím (keyboard), đọc "điểm tin" của một trang Thân hữu với tin và hình "Trẻ em ngày ngày lội sông đi học", "Kêu gọi không cho tiền ngưới ăn xin" ("xin ăn"?), "Xe buýt riêng cho phụ nữ", ... tôi thấy không thể "đành lòng, cầm lòng" được.

Bài sau đây cũng là soạn lại từ trao đổi với thân hữu trên trang Ba Sàm từ năm 2012. Từ khía cạnh nào đó, có thể coi như ý kiến "bàn thêm" tiếp theo bài "Phía sau những kiến nghị" của Mặc Lâm (24./27.12.2014) vì nội dung cũng bàn về một bản "kiến nghị". Tôi giữ khá đủ chi tiết của bài như kỷ niệm về trang Ba Sàm và Thân hữu; có thể sẽ gửi kèm để tiện trao đổi.

Thân chúc Ban Biên tập sức khỏe và thành tựu.

Trân trọng,

Văn Đức

Trần Thị Nga : Biểu tượng quyền con người

Hoàng Đức Doanh

clip_image002

Những ai là Dân oan từng đến Hà nội khiếu kiện lâu ngày đều biết Trần Thị Nga. Những ai đang đấu tranh cho chính nghĩa được mệnh danh là chiến sỹ dân chủ, hay là tù nhân lương tâm hẳn không xa lạ với Trần Thị Nga. Rồi gần đây, những ai quan tâm đến 2 tử tù là Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương và Hồ Duy Hải ở Long An cũng đang gửi gắm hy vọng vào Trần Thị Nga. Và nhất là ngành Công an, những người đang thực thi công vụ từ Hà nội cho tới thành phố Hồ Chí Minh, ra Vũng tàu, xuống Đồng Tháp, Long An không bao giờ được sao nhãng nhiệm vụ khi mà Trần Thị Nga xuất hiện ...

Trần Thị Nga là ai mà nổi tiếng vậy ?

Chị Nga năm nay 38 tuổi quê ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam.

Như bao cô gái khác, chị từng là công nhân xuất khẩu lao động sang Đài Loan, mọi sự diễn ra đều như thường, duy có một điều khác thường và không may Nga bị tai nạn giao thông ở Đài Loan vào năm 2005 mang thương tích khá nặng, bị vỡ xương chậu, chân bên phải gãy 2 chỗ, xương đùi và xương cẳng nên phải vào điều trị tại bệnh viện nơi đất khách quê người không có ai để nhờ cậy, giúp đỡ. Trong lúc khốn quẫn thì cũng may sao, có linh mục Nguyễn Văn Hùng thấu hiểu hoàn cảnh đã làm việc thiện, cưu mang . Bởi vì người gây ra tai nạn cũng quá nghèo không có tiền bồi thường, đến khi sức khỏe đã phục hồi ra viện vẫn phải ký nợ với viện nhờ người bảo lãnh. Cũng từ đây thì chị Nga không còn bình thường nữa, chị đã nhìn ra vấn đề, nhìn ra sự bất công, nhìn rõ chính phủ Việt Nam vô trách nhiệm, không thực hiện cam kết với phía Đài Loan, trong khi phía Đài Loan đã gửi nhiều văn bản yêu cầu VN hơp tác để giải quyết bồi thường. mà trước khi xuất khẩu chị đã đóng đủ các loại phí, thuế, chị nhìn rõ cái tổ chức chịu trách nhiệm đưa chị xuất khẩu lao động đã lảng tránh, vô trách nhiệm và thế là chị viết đơn tố cáo, khiếu nại đòi quyền lợi, nhưng cũng như bao người khác, theo cảnh "con kiến mà kiện củ khoai" . Bản tính chị là người cương quyết, chị đã sử dụng quyền con người để bảo vệ mình .

Mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc: Chủ nghĩa Đại Hán và công nghệ truyền thông kiểu “Quốc xã”

Sự kiện Du Chí Thanh, nhân vật quyền lực thứ tư của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang “thăm” Việt Nam theo lời mời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được các nhà hãng thông tấn bình luận dưới nhiều sắc thái khác nhau, nhưng tựu trung đều thống nhất một luận điểm là, Trung Quốc chơi trò ngoại giao nước lớn, coi Viêt Nam như một phiên bang để áp đặt điều kiện bất bình đẳng trong các mối quan hệ, đồng thời, luôn đặt ban lãnh đạo Việt Nam trước những sự việc đã rồi.

Âm mưu lâu dài, thâm hiểm có tính nguyên tắc của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông bằng thủ đoạn vẽ bản đồ hình lưỡi bò, nhằm nới rộng không gian sinh tồn cho một cộng đồng nhân mãn với hơn 1,3 tỷ dân song hành với kế hoạch đưa dần người Hán xâm thực các quốc gia kém phát triển ở lục địa châu Á và châu Phi. Đây là một kế hoạch đầy tham vọng được trù hoạch rốt ráo từ thời Mao Trạch Đông. Nó luôn là đường lối chiến lược bất di bất dịch của các thế hệ Tổng bí thư, và Tập Cận Bình là một trong số đó. Cái gọi là Chủ nghĩa xã hội theo màu sắc Trung Quốc thực chất chỉ là thứ sản phẩm quái dị kết hợp giữa hình thái xã hội phong kiến độc tài toàn trị với những luận điểm chủ quan, duy ý chí – và cũng là duy ngã, một cái “ngã” to tướng của gã hoàng đế tàn bạo thời nay – đầy tính tư biện của Mao. Nền chính trị Trung Quốc “chạy” trên hệ điều hành đặc thù ấy, tất yếu sẽ nẩy sinh khuyết tật, mà khuyết tật lớn nhất là làm sống lại tư tưởng Đại Hán dưới hình thức mới, được dán nhãn “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt” làm quà ban tặng cho các “thuộc quốc”. Hành động hạ đặt giàn khoan HD 981vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam cũng như xây đảo nhân tạo, làm sân bay, bến cảng, thậm chí còn thiết lập các đơn vị hành chính trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chứng tỏ Đảng CSTQ luôn tiềm tàng trong não trạng một thứ tư duy bệnh hoạn, chẳng coi các chuẩn mực quốc tế cũng như những giá trị phổ quát mà nhân loại phải trải qua hàng ngàn năm mới tích góp được, ra gì. Một ban lãnh đạo chẳng những đầu độc các nước láng giềng bằng ngôn ngữ xảo trá và thực phẩm nhiễm hóa chất mà còn đầu độc ngay chính dân tộc mình không thể nói là lương thiện. Sữa cho trẻ em nhiễm độc Mê la min, dầu thải loại vớt từ cống rãnh được thu gom tái chế làm thực phẩm, hoa quả ngâm chất bảo quản để hàng năm không phân hủy, mươi sáu nghìn con lợn tai xanh bị vứt xuống sông Hoàng Phố là những bằng chứng khó chối cãi.

Phụ họa với giới lãnh đạo chóp bu, Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông chính thức của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, gần đây đã có những bình luận mang đậm tinh thần sô vanh nước lớn, tiêu biểu cho kiểu tư duy Đại Hán bất chấp sự thật hiển nhiên. Chuyến công du Việt Nam của Du Chính Thanh cũng như những bình luận đầy ẩn ý của Tân Hoa xã liệu có phải chỉ là màn kịch được dàn dựng nhằm tung hỏa mù để che giấu sự thật phía sau nguy cơ Hán hóa của dân tộc Việt? Những người Việt chân chính, không ảo tưởng, những người có lương tri hoặc lương tri đang thức tỉnh, hết thảy đều nhìn rõ sự thật đắng lòng này. Nhưng còn những ai đó đang vướng vào “vòng tục lụy”, hình như vẫn bị “bả vinh hoa” che mắt. Đến bao giờ các vị mới thoát ra khỏi nỗi ám ảnh “mười sáu chữ vàng” mà thực chất chỉ là chiếc ghế lợi ích cá nhân và phe nhóm?

Bauxite Việt Nam

TS Cù Huy Hà Vũ: “Thực hiện nhân quyền để dân chủ hóa Việt Nam”

Nguyễn Quốc Khải

26-12-2014

clip_image002

Sau tám tháng đến Hoa Kỳ và làm việc tại Viện Quốc gia phát triển dân chủ (National Endownment for Democracy viết tắt là NED) ở thủ đô Washington với tư cách một nhà nghiên cứu, vào ngày 11-12-2014 vừa qua, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã thuyết trình về đề tài “Thực hiện nhân quyền để dân chủ hóa Việt Nam” (Implementing Human Rights as a Path to Democracy in Vietnam).

Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam

Báo cáo tình trạng vi phạm Nhân Quyền 2014

Tháng 2:

1. An ninh TP. Hải Phòng phá đám tang của bà Nguyễn Thị Lợi - thân mẫu của Tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên:

Ngày 26/02, trong đám tang của bà Lợi, chính quyền đã ngăn chặn những người bạn của cô Nghiên, công khai tháo dỡ những rải ruy băng trên vòng hoa của những tổ chức Xã hội Dân sự khi họ đến viếng và ngăn cấm không cho bà được chôn cất theo truyền thống. Gia đình đành phải đưa bà đi Hỏa táng.

2. Vụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng hành:

Ngày 11-02-2014, tại khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh và 18 bạn đồng hành đang trên đường viếng thăm một gia đình đồng đạo là vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển, nạn nhân của công an mấy ngày trước đó. Đa phần trong đoàn đã cùng làm chứng họ bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ.

Cương cường như Bùi Hằng

clip_image002

Bạn bè gặp mặt Bùi Hằng tại tư gia nhà văn Võ Thị Hảo

Vụ án Bùi Thị Minh Hằng có thể xem là bằng chứng thuyết phục nhất về tính không minh bạch của nền tư pháp Việt Nam. Luận điệu cũ rích luôn được nhà cầm quyền tuyên bố với cộng đồng thế giới là không bỏ tù những người bất đồng chính kiến mà chỉ bắt những người vi phạm pháp luật thực chất không thuyết phục được ai, trừ đám “lưỡi gỗ” mang trong mình thứ gene di truyền của loài …Cuội! Thói quen nói một đàng làm một nẻo đã trở thành bản chất của những người thực thi pháp luật, nên mới đủ tự tin, biến một sự việc bình thường trong đời sống dân sự thành thứ tội danh “gây rối trật tự công cộng”, lãnh án ba năm tù giam. Suy cho cùng, những chính quyền lương thiện không bao giờ hành xử hồ đồ như vậy. Đây là việc làm của những thể chế độc tài, toàn trị. Họ sợ chân lý, sợ ngay chính người dân của mình, nên phải ra tay trước theo phương sách của thầy Tầu “tiên hạ thủ vi cường”. Một chính quyền đàn áp người dân bày tỏ chính kiến của mình là chính quyền yếu cho dù họ có thể mạnh về quân đội, công an. Thật đáng khâm phục, một người phụ nữ như Minh Hằng, đã vào tù rồi mà vẫn kiên cường đấu tranh đòi công lý. Hành vi tuyệt thực dài ngày, yêu cầu Tòa xét lại bản án vô nhân đạo, trái pháp luật của chị làm mọi người cảm phục. Được tin chị tuyệt thực không ít bạn bè trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng quốc tế phẫn nộ. Đó thực sự là hành động anh hùng của bậc nữ lưu dám xả thân vì nghĩa lớn…

Bauxite Việt Nam

Nguyễn Văn Chưởng bị tòa án VN kết án tử hình trái pháp luật

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

clip_image001Cũng như bất cứ chế độ độc tài nào, chính quyền cộng sản Việt Nam tồn tại dựa trên đàn áp các quyền con người. Điều này có nghĩa oan, sai mà chính quyền gây ra cho người dân là chuyện đương nhiên, kể sao cho xiết. Vấn đề ở chỗ những người có lương tri không thể chỉ bằng lòng với việc lên án sự tàn bạo của chế độ cộng sản mà cần phải ra tay đẩy lùi để đi tới triệt tiêu nó, mỗi người theo cách của mình. Chỉ còn một tuần nữa thôi, khi cả thế giới hồ hởi đón Giáng Sinh và Năm mới 2015 trong đầm ấm của gia đình xum họp thì ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích - bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng - rất có thể sẽ buốt giá giữa lòng Hà Nội mà đón nhận hung tin vì họ đã được các cơ quan tư pháp báo là Chưởng sẽ bị hành quyết vào cuối tháng 12 này, cho dù họ đã gào oan cho đứa con của họ bằng máu của mình trong đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho dù phản đối bản án tử hình này đã dậy sóng từ trong nước ra ngoài nước...

Nhà ga T2 Nội Bài “dát vàng” vận hành: Lo nợ chồng nợ?

Thanh Hoài (thực hiện)

(Kiến Thức) - Nhà ga T2 Nội Bài chính thức vận hành, theo TS Trần Đình  Bá, bên cạnh niềm vui thì còn nỗi lo lớn về quản lý, khai thác... lo chồng chất nợ ODA.

Nhà ga T2 Nội Bài - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được dư luận gọi đùa là là nhà ga T2 Nội Bài "dát vàng" vì có tổng vốn đầu tư lên đến 900 triệu USD, được coi là nhà ga sân bay lớn và hiện đại nhất Việt Nam, công suất dự kiến đạt 10-15 triệu hành khách/năm.

Một lãnh đạo của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết: “Việc nhà ga mới T2 Nội Bài được đưa vào khai thác mang một ý nghĩa quan trọng đối với Vietnam Airlines, nhất là khi hãng đang nỗ lực triển khai các chương trình xây dựng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao vào năm 2015” .

Để thấy được tầm quan trọng của sự kiện này, Kiến Thức có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trần Đình Bá – một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hàng không.

SẼ CÓ BAO NHIÊU VĂN NGHỆ SĨ NHÀ BÁO KÝ TÊN YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO ĐỒNG NGHIỆP?

Hoàng Hưng

banbolap10Nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa bị bắt giam đã 20 ngày, bức thư yêu cầu trả tự do cho anh do 35 văn nghệ sĩ trí thức khởi xướng công bố rộng rãi trên nhiều mạng đã được 15 ngày. Cho đến hết ngày 24/12, trong số gần 1500 chữ ký, tôi thống kê được gần 250 thuộc giới văn nghệ sĩ-nhà báo- nghiên cứu giảng dạy hoặc công tác trong các ngành văn hoá, tức giới có liên quan gần nhất, có thể coi như đồng nghiệp của người bị bắt, chiếm 1/6 tổng số.

Có thể ghi nhận rằng: trong tất cả những “kiến nghị”, “thỉnh nguyện”… các loại xuất hiện trên mạng từ 2008 (mở đầu là kiến nghị phản đối việc thu hồi tập thơ của Trần Dần), đây là văn bản thu được nhiều chữ ký nhất của giới nói trên. Không ít người nhận xét văn nghệ sĩ VN bây giờ thờ ơ với thời cuộc, kém xa các trí thức những ngành khác. Đó quả là một sự thật rất kém vui, nhất là khi giới này thường được tôn làm “kỹ sư tâm hồn”, “thư ký thời đại”, v.v. Nhưng với Bọ Lập, có lẽ tình thân ngày thường với Bọ và tình cảnh bi đát bệnh tật của Bọ đã làm nên bước chuyển biến đáng kể. Không ít tên tuổi chưa từng xuất hiện ở các kiến nghị trước, mà lại có “số má” trong các Hội chính thống, kể cả đương chức, có mặt ở đây.

Quyền sống xứng đáng làm người

Ngô Nhân Dụng

Ngày Chủ nhật 21 tháng 12 năm 2014, một nhóm thanh niên thiện nguyện đến phát quà Giáng sinh tại Làng Chài, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Họ quyên góp quần áo ấm và tiền mặt đem tặng cho 25 gia đình di cư từ Thái Lan về gần 30 năm nay, phần lớn vẫn chưa có nổi một ngôi nhà tạm trú. Nhưng khi đoàn đến Làng Chài thì bị công an chặn lại. Công an giao thông, công an hình sự, mặc đồng phục và thường phục, võ trang bằng dùi cui, đã ngăn cản không cho các bạn trẻ trao quà cho đồng bào. Họ phải chạy lên huyện nhờ giải quyết. Chủ tịch xã nại lý do việc tặng quà Giáng sinh chưa được “đăng ký” với chính quyền, đồng thời còn cho công an chìm quay phim, chụp hình, để đe dọa các bạn trẻ đi làm việc thiện.

Tại sao chỉ một việc đi giúp đỡ bà con sống bên mình mà cũng phải đi đăng ký, phải xin phép trước? Có người dân nước nào trên thế giới phải sống như vậy hay không? Đằng sau hành vi “man rợ” cấm đồng bào không được giúp đỡ lẫn nhau, lý do ngấm ngầm là những người dân thuộc giáo phận Vinh, trong đó có Giáo xứ Phù Long, đang bị chính quyền theo dõi, ngăn cấm mọi hoạt động. Việc từ thiện diễn ra trong mùa Lễ Giáng sinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của những người đồng đạo, càng bị cấm đoán mạnh hơn.

CÙNG TRẢ NỢ “NHÂN TÂM” CHO BỌ LẬP

Trần Quí Cao – 141225

banbolap9Bài của tác giả Võ Thị Hảo “Lẽ Nào Người Việt Nam không nợ tiền đò sự thật?” (1) viết về sự kiện nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, bị bắt, và về các phản ứng của xã hội sau sự kiện đó, đối với tôi, là một bài chuyển tải nhiều lí lẽ và cảm xúc.

Chị Võ Thị Hảo, cùng quan điểm với một số tác giả khác, cho rằng Bọ Lập bị nhà cầm quyền bắt vì ông đã tình nguyện lấy trang Blog Quê Choa của mình làm “con thuyền chuyên chở Sự thật”. Và chị hỏi, có ai trong số trên một trăm triệu lượt người đọc trang Quê Choa thấy mình nợ tiền đò Sự thật của Bọ Lập hay không. Những người này đã làm gì để trả món “nợ nhân tâm” này?

Sau khi Bọ Lập bị bắt, đã có các bài viết trên mạng, và các thể hiện khác, của nhiều người, đòi trả tự do cho Bọ Lập hay phân tích nguyên nhân của việc bắt bớ. Nhìn chung, các bài viết này cho rằng Bọ Lập vô tội, Bọ Lập là người hiền lành, lương thiện, có dũng khí, có sĩ khí, có trách nhiệm, có tâm huyết với đất nước, dân tộc… Lược qua các trang mạng ôn hòa và không thuộc chính phủ, người ta thấy sự bất bình đã lan rộng hơn và được nâng lên một mức độ cao hơn.  

Té ra những người mình cảm phục đều… lục tục ra đi hoặc bị… nhập kho!

Tô Hải

clip_image001

“…Mong rằng các nhà văn, nhất là các nhà ca-nhạc-sĩ chuyên “sống ngoài chính trị” hoặc chuyên ngợi ca chế độ, nên không lo gì đến chuyện nhập kho cùng Quang Lập, có đọc phải những dòng này thì đừng động lòng mà chửi “cái lão già này lại giở trò kích động mình đi vào con đường phản động của lão Quê Choa đây...”

T.H.

Nhớ lại lời nói của một người bạn từng vác đàn đi hát các thứ swing, rumba ở gần khắp Liên khu IV cũ, nhưng sau, anh này “tiến bộ” nên trở thành Trung ương ủy viên, Bộ trưởng… Anh ta nói thầm vào tai mình một câu thế này: “Ông mà khen ai thì thằng ấy bỏ mẹ đấy!”. Và quả là có phần chính xác. Trong giới văn nghệ kháng chiến (chống Pháp), 99% những người mình phục tài, đồng khẩu khí, dần dần đều… “vù” đi xa tắp hoặc sau này đều mắc vào cái tội “mất lập trường vô sản”, “ăn phải đạn bọc đường”, thậm chí… tư tưởng “chống Đảng”, “chống Nhà nước” cả!... Kẻ vào tù, người đi cải tạo, chẳng mấy ai để thành Bá Nha Tử Kỳ với mình nữa… suốt gần 30 năm nay…

Quốc hội sẽ rà soát vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng

BBC

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã bị “đánh đập, tra tấn và ép cung” để buộc nhận tội, rồi lãnh án tử hình tại Hải Phòng, đến cái chết oan khuất của Nguyễn Lê Ngọc Tiến sinh năm 1991 do công an xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây ra là hồi chuông báo động về sự bất ổn của hệ thống pháp luật Việt Nam, liên quan trực tiếp đến những người thi hành công vụ của ngành Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án.

Như một thông lệ bất thành văn, “khuyết điểm” nhẹ nhất, dễ được cấp trên tha thứ nhất là “năng lực hạn chế, nghiệp vụ yếu kém”. Không sao. Chuyên môn yếu sẽ được cử đi học, chỉ một khóa vài tháng là vững vàng ngay. Còn như “lập trường” bấp bênh thì chí nguy, tổ chức cần phải xử lý cấp thời, bởi đây là “tội danh” thuộc về lĩnh vực tư tưởng, nhất là tư tưởng “diễn biến hòa bình”…

Bắt nhầm, bắt không đúng đối tượng, ép cung, dùng nhục hình tra tấn, tù oan hàng chục năm, thậm chí tử hình, xét đến cùng vẫn có thể quy vào khuyết điểm “nghiệp vụ hạn chế” rồi ém nhẹm đi nếu không bị công luận khui ra như vụ Nguyễn Văn Chấn. Để tránh búa rìu dư luận, từ lâu, những vụ bê bối trong ngành nội chính đều được làm giảm tầm nghiêm trọng bằng cách lạm dụng các khái niệm trừu tượng, mơ hồ thông qua các uyển ngữ.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là “nghiệp vụ hạn chế” dẫn đến bao thảm cảnh cho người lương thiện ở một xã hội đầy khuyết tật mà chúng ta đang sống. Nguyên nhân chính là sự bất cập của hệ thống luật pháp cùng với cung cách quản lý đất nước của những người cầm quyền. Sự chối bỏ cấu trúc nhà nước tiến bộ theo mô thức Tam quyền phân lập để duy trì chế độ đảng trị, cùng với chủ nghĩa thành tích cực đoan, đã tạo nên thói quen hành xử đặc thù coi rẻ sinh mạng con người bằng những bản án “bỏ túi” chỉ có ở những nước độc tài. Hậu quả giết người tàn bạo làm cho con người đứng trước việc giết hại đồng loại không còn mảy may cắn rứt lương tâm, và đưa đến chỗ lòng nhân ái vốn là của quý của cộng đồng dân tộc bị chai lỳ như một con bệnh nhờn thuốc.

May thay, Quốc hội, cho dù vẫn dược xem là tổ chức được Đảng cử ra để thể chế hóa nghị quyết của Đảng – và từ trước đến nay đúng là như thế chứ đâu có khác – thì lần này, cho đến phút cuối, sau bao nhiêu năm người tử tù oan khuất ấy không chấp nhận bản án tồi tệ với mình và thân nhân họ quyết liệt kêu oan cho con, được dư luận hết sức đồng tình, đã vào cuộc bởi sự bức xúc của xã hội qua hàng loạt vụ án oan sai làm xấu đi bộ mặt Việt Nam vốn luôn bị cộng đồng Quốc tế quan ngại về lĩnh vực nhân quyền. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát vụ án Nguyễn Văn Chưởng và cả vụ án Hồ Duy Hải trước đó, … có nghĩa là số phận những công dân bị chết oan như Nguyễn Lê Ngọc Tiến có khả năng được minh oan, trả lại danh dự, hay tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng may ra cũng có hy vọng được xét lại bản án bất công.

Nhân dân đang trông chờ thần công lý và sự nghiêm minh sẽ có một lần đến gõ cửa ngôi nhà Quốc hội. Phải chăng đó là dịp này?

Bauxite Việt Nam

Lại một cái chết oan khuất nữa

Mặc Lâm

clip_image002

Vào ngày 16 tháng 12 vừa qua một vụ án mạng xảy ra tại Xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận mà nhân chứng cho là do công an gây ra. Mặc Lâm tìm hiểu qua nhân chứng và thân nhân nạn nhân như sau:

Chùm thơ trong tù của Hà Sĩ Phu

                                         (1995-1996)         

                              Lương tâm vác thánh giá

                               Trí tuệ vào nhà pha

                                                   Hà Sĩ Phu

  

Nghịch lý

Thiện Tùng

Về đạo lý, cư dân sống trong một nước/vùng lãnh thổ nào thì chính họ là những người chủ nơi đó. Vì lẽ đó, tổ chức bộ máy quản lý điều hành xã hội theo thể chế Dân chủ là bình đẳng, văn minh nhứt hiện nay.

Nói “Dân chủ tập trung” là nói cách hình thành thể chế Dân chủ, được tổ chức theo hướng từ dưới lên hay còn gọi từ dân ra: bộ máy cầm quyền do dân cử, pháp luật do dân phúc quyết. Nhà nước là công cụ của dân, quản lý xã hội bằng pháp luật…

Nói “Tập trung dân chủ” là nói cách hình thành thể chế Độc tài, được tổ chức theo hướng từ trên xuống: một thế lực ưu thế nào đó trong cộng đồng giành quyền lãnh đạo, cử người của mình nắm giữ các vị trí then chốt. Bộ máy chuyên chính núp dưới dạng Nhà nước quản lý xã hội bằng chỉ thị, nghị quyết… theo thể thức xin-cho – Áp đặt luật pháp vừa làm phương tiện cai trị vừa làm vật trang trí.

Quyền được chăm sóc sức khoẻ

Thục Quyên

Tôi thắc mắc từ hôm nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, về số lượng thuốc bệnh ông mang theo đủ dùng trong bao nhiêu ngày? Ông có được giữ trong mình để uống theo đúng liều lượng như khi ở nhà hay không? Gia đình có được thăm viếng để tiếp tế thuốc men, thức ăn phù hợp với những kiêng khem của một người có (hình như) nhiều bệnh kinh niên như ông phải theo? Tình trạng giam giữ có cho phép ông sống trong mức độ tối thiểu đủ, để không làm bệnh trở nặng?

Không liên quan đến lý do nhà nước Việt Nam nại ra để bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập đúng hay sai, quyền được chăm sóc sức khỏe là một nhân quyền  nêu ở điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights ). Ngoài ra còn điều 12, Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICSCR International Covenant on Economic, social and Cultural Rights), được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền này của mọi con người. Trong Bình luận chung số 14 thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002, “Ủy ban về quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa” xác định các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này.

Bản chất của hệ thống cầm quyền được phơi bày trước việc làm từ thiện của các bạn trẻ yêu nước.

Vũ Mạnh Hùng

Không thể không trăn trở khi đọc tin trên FB của bạn Minh Khang (Nghệ An, 21/12/2014. Công an không cho đoàn thiện nguyện phát quà tại Làng Chài:

Huy động rất nhiều công an giao thông, an ninh mật vụ đến Làng Chài thuộc giáo xứ Phù Long, hạt Cầu Rầm, giáo phận Vinh để ngăn cản các bạn trẻ đến phát quà Noell tại nơi đây. Ngày Noell gần kề, các bạn trẻ tại khu vực Nghệ An đã quyên góp quần áo ấm cũ, góp tiền mặt từ chính các thành viên và bạn bè gần xa, để lên thăm hỏi và chúc mừng Giáng sinh tới 25 hộ gia đình sống trên vùng sông nước. Tuy nhiên, khi đoàn đến địa điểm Làng Chài thì bị rất đông lực lực công an, từ giao thông, hình sự, chủ tịch xã,… ngăn cản không cho phát quà cho bà con. Được biết nơi đây là những hộ gia đình được di cư từ Thái Lan về, nhưng hiện tại vẫn chưa có nổi một ngôi nhà để trú thân, gần cả 30 chục năm rồi.

Đi thăm người tù yêu nước Đinh Nguyên Kha lễ Giáng sinh 2014

Ngô Thị Hồng Lâm

24/12/2014 tháp tùng cùng gia đình cô Nguyễn Thị Kim Liên đi thăm Đinh nguyên Kha ở Trại giam Xuyên Mộc.

Con đường vào trại hai bên đường những nương sắn bạt ngàn, cùng bạch đàn đã lên xanh tốt sau trọn một mùa mưa, do chính bàn tay và mồ hôi của những người tù khổ sai đổ xuống.

Vào đến trại, cô Kim Liên trình giấy chứng minh của tất cả những người có mặt trong gia đình có yêu cầu thăm gặp người tù yêu nước Đinh nguyên Kha cho một người tù mặc áo sọc.

Chúng tôi ngồi chờ đến lượt gặp Đinh Nguyên Kha, thì viên gác ngục đem trả lại hai giấy chứng minh của tôi và của một bạn đi cùng. Lý do là chúng tôi không có tên đăng kí trong sổ thăm gặp phạm nhân Đinh Nguyên Kha, và viên gác ngục này yêu cầu hai chúng tôi phải rời nhanh khu vực trại giam.

Lời bàn về bài “Đảng không thể làm thay chính quyền!”

Tô Văn Trường

Thời báo kinh tế Sài gòn (TBKTSG) mới đây, đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ trung ương là người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức Đảng, xung quanh chủ đề “Đảng không thể làm thay chính quyền”.

Ý kiến của ông Hương có một số nhận xét đúng về tình trạng phình biên chế, song trùng trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý v.v… nhưng các luận điểm tổng quát không rõ ràng, có chỗ tự mâu thuẫn, nhìn chung không thể làm cơ sở cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa.

Nhớ Tấn

Vũ Thư Hiên

Từ Hà Nội, Dương Tường gọi tôi: “Tấn đi rồi, Hiên ơi, sáng nay, lúc 6 giờ 15. Buồn quá!”

Buồn, chứ lại không ư? Còn hơn thế, Tấn đi. để lại cho mấy thằng bạn còn lại biết bao hụt hẫng, biết bao nuối tiếc.

Tôi muốn khóc, mà không còn nước mắt.

Bấm tay tính lại số bạn bè ngày ấy, thấy chỉ còn vài đốt nữa là hết. Mà tưởng chừng mới đây thôi, lũ chúng tôi, những đứa con của cách mạng, và cũng là những nghịch tử mà muốn thịt bằng hết, không có đủ đốt tay để mà đếm.

Nguyễn Quang lập: Một ngọn nến

Thái Văn Cầu

“Do tham vọng bành trướng, bá quyền nước lớn, để Việt Nam tiếp tục yếu kém và chấp nhận phụ thuộc, nằm trong tầm kiểm soát của họ, Trung Quốc bằng mọi cách ngăn chặn Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tich cực, ngăn chặn Việt Nam đáp ứng “đòi hỏi khách quan của xã hội loài người”.

Do lợi ích phe nhóm, một bộ phận quyền lực trong nước, trực tiếp hay gián tiếp, hậu thuẫn cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ chiến lược, hiểm độc và lâu dài, đối với Việt Nam, cụ thể qua hành động bắt giữ và giam cầm những người có quan điểm ôn hoà.

Hành động này khiến Việt Nam vi phạm cam kết khi ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.

T.V.C.

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 – Triển vọng năm 2015

Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

clip_image002

Nhìn lại năm 2014 để chuẩn bị bước vào năm 2015, từ những hứa hẹn cải tổ trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tình hình nợ xấu ngày càng trầm trọng, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, tình trạng kinh tế vẫn chưa ra khỏi sự đình đốn, v.v…  giới quan sát và ngay cả giới lãnh đạo VN đã có những nhận xét không đồng nhất, đôi khi là trái chiều với nhau.

clip_image004

Cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh được gửi đến quý vị sau đây sẽ giúp chúng ta thấy được một bức tranh khá toàn diện về các vấn đề vừa kể.

Mời quý vị cùng nghe.

Nhà nước giữ tỷ lệ sở hữu lớn ở bauxite Tân Rai

Phạm Huyền

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu điều chỉnh Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Các điều chỉnh này liên quan đến tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn tại các công ty thành viên của Tập đoàn TKV.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến 65% vốn điều lệ đối với 3 Công ty TNHH một thành viên gồm Công ty Địa chất Việt Bắc – Vinacomin (2015), Công ty Địa chất mỏ – Vinacomin (2015) và công ty Nhôm Lâm Đồng – Vinacomin (giai đoạn 2016-2018).

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: "Chúng ta đi mà không biết đi đâu!"

Tư Giang

“Chúng ta đi mà không biết đi đâu” và “Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế”, đó chính là cung cách quản lý đất nước mang tính đặc thù, dường như chỉ có ở Việt Nam. Từ những nhận xét hết sức chính xác của ông Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người đọc bỗng liên tưởng đến một nhận xét khác của TS Hà Sỹ Phu, cách đây nhiều năm, cũng chính xác không kém: “Đường lối của ĐCSVN giống như người đi đêm trong rừng không có bản đồ nên thỉnh thoảng lại sa xuống hố; mỗi khi loay hoay lên được khỏi hố, lại hô to ‘thắng lợi’, và cứ thế, họ đưa đất nước đi từ ‘thắng lợi’ này đến ‘thắng lợi’ khác”.

Có cả ngàn lý do để đổ lỗi cho sự tụt hậu, nhưng có một lý do cơ bản nhất là trình độ quản lý yếu kém thì không một quan chức nào chịu thừa nhận. Thật đáng khâm phục bản lĩnh của Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Bauxite Việt Nam

Vụ kiện Biển Đông: Việt Nam chưa tận dụng đúng mức thời cơ

RFI

Sau việc Phippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế về đường lưỡi bò (đầu 2013), Việt Nam đã lặng im rất lâu, mãi đến đến gần đây, Hạ viện Mỹ ra Nghị quyết về Biển Đông, mới bắt đầu lên tiếng hoan nghênh, tuy nhiên nhìn vào cách nói nước đôi của người đứng đầu quyền lực, thì vẫn tỏ ra mình là người ngoài cuộc. Ngay lúc sự kiện giàn khoan HD981 đang nóng bỏng trên Biển Đông, trong lãnh hải của chính mình, làm cộng đồng thế giới phẫn nộ về thói ngang ngược của nhà cẩm quyền Trung Quốc và nhân dân cả nước từng ngày sục sôi căm phẫn, nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn nhẫn nhịn đến mức khó hiểu, thậm chí ông Bộ trưởng Quốc phòng đến dự Hội nghị Shanggri-la mà còn bảo đó là chuyện cãi nhau giữa anh em trong nhà (?!!!).

Phải đến khi thời hiệu mà Tòa án Trọng tài Thường trực dành cho Trung Quốc để trả lời đơn kiện của Philippines sắp hết, Việt Nam mới gửi bản “Tuyên bố lập trường…” lên Tòa án trọng tài Quốc tế thường trực tại Hà Lan, so với trước tuy cũng là một “bước đi” đáng kể rồi đấy, song xét về hình thức thì vẫn là một “phát ngôn bên lề”, có tính chất bàng chứng (nếu đứng từ con mắt Trung Quốc mà nhìn thì về mặt nào đó vẫn muốn chứng tỏ là mình... “ngoại phạm” với bạn vàng), chưa khác nhiều lắm với các tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trên kênh truyền hình VTV.

Với những bước đi chậm chạp như thế, đã có thể nói đây là một nhà nước biết tỉnh táo chủ động nắm lấy thời cơ để đối phó với một kẻ thù muôn phần xảo quyệt như Trung Quốc, được chăng? Câu trả lời thế nào tưởng ai cũng rõ. Giặc chiếm đảo, lấn biển, xây dựng các công trình quốc phòng ngay trên đất nhà ta mà “ta” vẫn coi nó là anh em để rồi không dám có những hành động dứt khoát bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc mình là cớ làm sao? Chả lẽ kẻ cướp vào nhà cướp của, giết người thân mà khổ chủ lại phải nhờ hàng xóm kiện hộ? Nghịch lý này đến bao giờ mới có lời giải?

Phải chăng đã lâu lắm rồi, các vị cán bộ cấp cao của đất nước, tính từ những ông Chủ tịch, Bí thư một tỉnh trở lên, trong mọi hành vi đối xử với kẻ thù truyền kiếp cần cảnh giác nhất là nhà cầm quyền Đại Hán phương Bắc, vì đã quá thấm nhuần các thứ lý luận về "chủ nghĩa" vốn bị thế giới xếp vào kho lưu trữ gần tròn nửa thế kỷ nay, mà chẳng còn nhớ gì đến những nguyên tắc “phép nước” nghiêm mật muôn đời vẫn đúng của cha ông? Dẫu có nặng tình “đồng chí” hay là “đồng...” gì đó với ông anh “môi hở răng lạnh” thì khi đứng trước Tòa án quốc tế, cũng phải nhớ như in vào lòng câu thơ trong Phạm Tải Ngọc Hoa: “Thương anh em để trong lòng / Việc quan em cứ phép công em làm”, có thế may ra dân chúng mới còn được nhờ phần nào; nếu không, tấm gương Philippines sẽ là một phản xạ ngược muôn đời cho các vị.

Bauxite Việt Nam

Quân đội của Đảng hay của Nhân dân?

BBC

Đặng Trung

clip_image002

Một cảnh trong vở ‘Lời thề thứ chín’ của tác giả Lưu Quang Vũ

Nhà thơ – kịch tác gia Lưu Quang Vũ đã mất do tai nạn không lâu sau khi hoàn thành vở kịch “Lời thề thứ chín”. “Lời thề thứ chín” ở đây là một trong mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, có nội dung:

Thanh trừng tại các công ty bất động sản thuộc phe Giang Trạch Dân

Liang Zhen

clip_image002

Sét đánh lúc hoàng hôn ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào ngày 11 tháng 8 năm 2013. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình nhằm chống lại phe Giang Trạch Dân (Ảnh Internet)

Tin tức Phân tích

Các công ty bất động sản không nằm ngoài chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, chiến dịch này đang tập trung điều tra và thanh trừng những người ủng hộ Giang Trạch Dân.

Hơn 50 cán bộ cấp tỉnh và cấp Bộ đã bị sa thải trong chiến dịch trên của Tập Cận Bình, hầu hết trong số đó thuộc phe của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. Một số công ty bất động sản liên quan đến phe của Giang gần đây cũng đã gặp rắc rối.

Sau khi chiến dịch của Tập Cận Bình hạ bệ cựu quan chức an ninh Chu Vĩnh Khang, một trong những người ủng hộ hàng đầu của Giang, các công ty bất động sản tại Trung Quốc đại lục có liên quan tới Chu Vĩnh Khang bắt đầu gặp vấn đề.

Dòng thời gian trôi đi…

As Time Goes By...

Nguyễn Hữu Động

Dễ có hàng triệu người đã xem, một lần hay nhiều lần, cuốn phim Casablanca (*). Cuốn phim đã đi vào huyền thoại, hai vai chính trở thành nhân vật huyền thoại. Tôi đã coi đi coi lại Casablanca ở Viện phim Phố Ulm (quận 5 Paris) trong thập niên 60, nghĩa hơn hai chục năm sau khi cuốn phim ra đời. Lúc đó tôi hoạt động trong hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam tại Pháp. Mỗi trại hè, chúng tôi thường tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ cho dân chúng các thị xã «đỏ», là những địa phương tiếp đón trại. Mở đầu chương trình, chúng tôi hát bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, sau đó là La Marseillaise. Tôi cũng chẳng nhớ có hát Tiến quân ca hay không nữa. Chúng tôi quan tâm tới công cuộc giải phóng Miền Nam nhiều hơn là tới Việt Nam dân chủ cộng hòa. (Cũng phải nói cho chính xác : tôi nói «chúng tôi» là nói vậy thôi. Tôi hát trật đến độ chẳng mấy lúc tôi được chuyển công tác từ ban hợp xướng sang ban trật tự).

Phải phạt cái tội làm hư dân

Vương Trí Nhàn

Trong Đại Đường Tây vực ký, nhà sư Đường Huyền Trang ghi lại ấn tượng sau khi đi qua 138 nước nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ (có thời gộp chung là Tây vực). Đoạn tổng thuật về địa khu Tốt Lợi kể: “Người Tốt Lợi phong tục kiêu ngoa, chuyên môn lừa đảo, tham lam hám lợi, giữa cha con với nhau cũng tính toán hơn thua chẳng cần người tốt kẻ xấu, cứ nhiều tiền là được quý trọng… Cư dân một nửa làm ruộng, một nửa chuyên đi trục lợi”.

Tôi ghi lại đoạn này bởi lẽ nó góp phần gạt đi trong đầu một phân vân khi nhận thức. Từ nhỏ bọn tôi đã được học rằng chỉ có các cá nhân (nói đúng và thật là: tư bản) xấu, chứ nhân dân lao động nơi đâu cũng tốt.

Hóa ra không phải vậy! Tùy hoàn cảnh mà con người biến đổi. Và là biến đổi trên diện rộng. Tục ngữ ta xưa cũng có câu “bạc như dân, bất nhân như lính”. Đọc lại lịch sử thấy nhận xét chua chát đó không hoàn toàn sai.

ĐÁM TANG NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN

Phạm Xuân Nguyên

clip_image001Tối 17/12/2014, lúc 9h, khi đang ngồi cùng anh em Nhã Nam sau cuộc tọa đàm về bộ sách Việt Nam danh tác tại Viện Pháp, tôi được cú điện thoại của nhà thơ Dương Tường. Anh Tường cho tôi hay tin anh Tấn đã lạnh một chân rồi, sắp đi rồi. Lễ tang anh Tấn sẽ do gia đình, khối phố và bạn bè đứng ra lo liệu. – Anh sẽ ở trong ban tang lễ, và gia đình anh Tấn cũng muốn có em nữa, em thấy được không thì để anh báo cho Hiến (con trai cả anh Tấn). Tôi nói vâng mà trong lòng như còn thầm trách anh Tường “làm sao lại hỏi em câu đó hả anh, anh Tấn mất thì em phải được chung tay cùng gia đình và các anh lo liệu chứ”. Anh Tường cho biết gia đình ủy quyền cho anh viết và đọc điếu văn. – Viết xong anh sẽ gửi em đọc trước. Dứt cuộc điện thoại, tôi nói lại tình hình của nhà văn Bùi Ngọc Tấn cho các anh em cùng nghe. Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam là một nơi gần gũi anh Tấn, đã từng in mấy tập sách của anh, trong đó có tiểu thuyết Biển và chim bói cá. Vũ Hoàng Giang, Phó giám đốc Nhã Nam, nói nếu có tin gì thì anh báo ngay cho em biết với.

Việc giật băng tang lại diễn ra tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Nguyễn Quang A

Chuyện an ninh giật băng tang của một số vòng hoa tại đám tang Luật sư Lê Hiếu Đằng, một thành viên trong Nhóm cố vấn của Diễn đàn XHDS,  một năm trước mọi người đã biết. Các nhân sĩ lúc đó đã làm lại các băng tang để gắn vào.

Năm nay tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn, ở Hải Phòng, việc đó lại diễn ra. Ngày 19-12-2014 băng tang các vòng hoa của Diễn đàn (Paris) và Ban Vận động Văn đoàn Độc Lập Việt Nam đã bị giật đi, và 2 đoàn đã vào viếng với các vòng hoa bị mất băng tang

clip_image001

Vòng hoa viếng của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN bị tước băng tang có dòng chữ “ Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN Vô cùng thương tiếc.

Cẩn thận kẻo phản động phá tòa thì không cản được, lại cản phải người tử tế

Ngọc Quang

(GDVN) - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có hàng chục câu hỏi thắc mắc về Dự thảo Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân.

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về "Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân".

Dự thảo Pháp lệnh quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với 5 hành vi vi phạm, trong đó đáng chú ý là "Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa; không chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; không chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở".

Nguồn nhân lực cao có chất lượng thấp

Lê Chân Nhân

Quý 3 năm 2014, có 174.000 cử nhân thất nghiệp, đó là thông tin đưa ra tại Diễn đàn “Các bên liên quan trong giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam” diễn ra ngày 18.12.

clip_image001

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng cử nhân, kỹ sư thất nghiệp là do chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu.

Bình an dưới thế

Trịnh Khả Nguyên

Vào mùa Giáng sinh, ngoài cảnh “Hang đá-máng cỏ”, “Cây thông Noel mừng Chúa giáng sinh”, còn có câu “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm”(Lc.2,14) .

“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” thì không dám bàn, chỉ nói đôi điều về “Bình an dưới thế...”

Các ngày lễ lớn của cả nước thì toàn dân được nhắc nhở làm vệ sinh đường phố, treo cờ lại có thêm các cuộc vui công cộng nên quang cảnh khác hẳn ngày thường. Còn các ngày lễ lớn của các tôn giáo như Phật đản, Giáng sinh thì chỉ có các cơ sở tôn giáo, các tín đồ liên quan mới vui mừng long trọng tổ chức. Tuy nhiên, ngày nay, có một số ngày lễ tôn giáo dường như đã trở thành ngày vui của cộng đồng dân tộc. Ví dụ, những ngày trước lễ Giáng sinh, một số cửa hàng trang trí đèn hoa, áo mũ ông già Noel,  nhạc Noel làm cho không khí thêm rộn ràng. Phóng sự của VTV cho thấy ở các thành phố vào đêm 24.12 đông nghịt nam thanh nữ tú, phần đông họ không phải là tín đồ Cơ Đốc. Họ “chơi” Noel rất “đời” theo nhiều cách, nhiều lý do khác nhau, nhưng có điểm giống nhau là VUI, và để được vui thì cần nhiều yếu tố, trong đó có BÌNH AN.

Biển Đông: Chiến lược Đơn điệu của Trung Quốc có thể phát huy tác dụng

Joshua Philipp

clip_image002

Một tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc (bên trái) chặn một tàu của Cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 14/5, gần vị trí giàn khoan dầu của Trung Quốc (bên phải, phía sau) được lắp đặt tại vùng biển tranh chấp ở biển Đông khu vực bờ biển Việt Nam. (Ảnh Internet)

Thư ngỏ gửi đạo diễn truyền hình Lại Văn Sâm

Anh Lại Văn Sâm thân mến,

Tôi là một khán giả của CẦU TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 25 NĂM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN diễn ra tối 19.12.2014 trên VTV1 do anh làm tổng đạo diễn.

Đúng ra, tôi phải gọi bằng ông theo cách xưng hô lịch sự thông thường, song để biểu tỏ sự chân tình, tôi xin phép được gọi bằng anh cho thân mật và tiện trao đổi.

Tôi đã chăm chú và xúc động dõi theo toàn bộ buổi truyền hình trực tuyến, đắm mình vào những hình ảnh, những âm thanh gợi lại bao kỷ niệm đã từng hằn sâu trong k‎ý ức của một người đã bước vào tuổi 80 với những trải nghiệm hào hùng và khắc nghiệt của nước mắt và máu qua các cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc và bọn bành trướng xâm lược. Tôi chân thành cám ơn anh và các cộng sự của anh cùng với những văn nghệ sĩ đã làm sống lại trong tôi, và chắc không chỉ riêng tôi, những chặng đường đời đáng nhớ của mình gắn liền với “những khúc quân hành” của nhân dân mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, và khi vết thương chưa liền da đã phải tiếp tục chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược.

Lời điếu đọc trong lễ tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn

(10 giờ sáng 20/12/2014)

Thưa...

Tôi được tang quyến tin cậy uỷ thác cho trọng trách đọc lời điếu trong lễ tang này.

Hôm nay, chúng ta tiễn đưa một con người mà sự ra đi không chỉ là một mất mát không gì bù đắp nổi đối với gia đình, người thân và bạn bè, mà còn để lại một trống vắng mênh mông trong địa lý văn học nước nhà. Người mà chúng ta vĩnh biệt hôm nay là công dân Bùi Ngọc Tấn, một người con đáng tự hào của Hải Phòng, hội viên danh dự hội Văn Bút quốc tế, từng đoạt 2 giải Văn chương quốc tế có uy tín. Với tư cách là con người, Bùi Ngọc Tấn đã cống hiến cả tuổi xuân của mình cho cách mạng, mặt khác, cay nghiệt thay, đã trải mọi trầm luân của kiếp nhân sinh, đã uống đến tận cặn ly đắng cuộc đời, đã kiên cường vác cây thập giá của mình chứ không kéo lê nó. Với tư cách là kẻ sĩ, Bùi Ngọc Tấn đã dùng ngòi bút thiên tài, trung thực và từ tâm của mình đóng góp vào văn học nước nhà những tác phẩm để đời, những trang viết làm lay động hàng triệu trái tim độc giả, xứng đáng được xếp vào hàng những tác giả lớn mà cả một thế kỷ cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Vài kỷ niệm nhỏ về Bùi Ngọc Tấn

Nguyễn Ngọc Giao

Qua anh Vũ Thư Hiên tôi mới được biết anh Bùi Ngọc Tấn và được đọc tập Những người rách việc. Tôi xin đăng ngay trên Diễn Đàn truyện ngắn mà tôi thích nhất trong tập sách: Người chăn kiến. Khi biên tập để lên khuôn, khựng lại ở mấy chữ sân "xê rôm" không có trong từ điển nào, tôi điện thoại cho Vũ Thư Hiên, người đã ở gần 7 năm trong tù. Anh Hiên không biết: các nhà tù anh trải qua không có cái sân nào như vậy. Thế là chỉ còn cách điện thoại cho tác giả - tuy hồi ấy, cũng như bây giờ, tôi không thích gọi điện thoại mà biết có người nghe trộm, và phải nói thêm: điện thoại viễn liên thời ấy rất đắt. Người nhấc máy: "Bố cháu ra phố, nửa giờ nữa mới về". Hơn nửa giờ sau, gọi lại, được nói chuyện ngay với anh. Sau này, tôi cũng không nghĩ hỏi lại anh, không biết anh nghĩ sao khi có một tay cha căng chú kiết từ phương tây gọi lại, chỉ để hỏi cái sân "xê rôm" kia là cái sân gì, chắc là từ tiếng tây, nhưng tiếng gì. Anh Tấn nói anh cũng không biết, chỉ thấy trong tù người ta gọi như vậy. Chỉ còn cách xin anh mô tả xem nó ra sao. Trong nhà tù Hải Phòng, xây từ thời Pháp (chắc nơi này đã từng giam "chính trị phạm" đợi tàu đi đày Tân Đảo, Côn Lôn...), cái sân "xê rôm" giữ một vị trí đặc biệt: cai tù đứng từ đó, có thể mở cửa sổ mắt lưới nhìn vào các phòng giam, từ bốn năm phía châu đầu vào cái sân. Hẵng biết vậy, mặc dầu hai "cú" điện thoại viễn liên vẫn chưa mang lại từ nguyên của hai tiếng "xê rôm".

Bi kịch của dân tộc vì không có ngôn ngữ chung

Tô Văn Trường

Ngoài Kiến nghị chung của rất nhiều người dân, trí thức đã gửi lãnh đạo nhà nước, tôi mới đọc Thư ngỏ rất ngắn gọn của ba nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn gửi ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công An, ông Nguyễn Hoà Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ông Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra.

Lý do của Thư ngỏ rất rõ ràng, minh bạch vì ông Nguyễn Quang Lập là người có tâm với đất nước, sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam, tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế và các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra.

Đi thăm Bọ Lập

Huy Đức

Tối qua, khi nghe tin nhà văn Nguyễn Quang Lập chính thức bị khởi tố theo điều 88, Bộ Luật Hình sự, bị tạm giam 4 tháng với phê chuẩn của Viện kiểm sát, ba bạn văn lão thành của anh, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà phê bình Ngô Thảo đã quyết định thăm nuôi Nguyễn Quang Lập lần thứ nhất.

Đúng 8:00 sáng 18-12-2014, taxi đưa ba nhà văn tới số 4 Phan Đăng Lưu - nơi giam giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập; nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ngồi xe lăn (ảnh 1). Tại phòng "tiếp dân", ba nhà văn được một sĩ quan trực ban - sau khi hội ý khá lâu - cho biết: Thủ trưởng cơ quan An ninh Điều tra đi họp, Phó thủ trưởng không có quyền tiếp.

clip_image002

Nhân lễ Giáng sinh, đôi điều về sự lợi dụng lòng tốt...

TK Tran

Ở phương Tây lễ Giáng Sinh không những chỉ là một ngày lễ tôn giáo mà còn là một dịp quan trọng nhất trong năm cho mọi gia đình xum họp. Trong những ngày này, tình cảm cho những người thân được vui đắp và cũng là dịp để tấm lòng và cả hầu bao rộng mở cho việc từ thiện. Ngoài đường phố có nhiều bích chương kêu gọi quyên góp cho những người tị nạn khốn cùng ở Syrien ở Irak và những nơi khác. Trên truyền hình Đức, chương trình "Một Trái Tim Cho Trẻ Em" quyên được hàng chục triệu Euro cho trẻ em kém may mắn. Ở đó đã có người ẩn danh trả giá 2 triệu Euro cho 1 chiếc giầy của cầu thủ Götze - chiếc giầy đá quả bóng đã đưa đôi tuyển Đức đạt vô địch bóng đá thế giới 2014 - để đóng góp vào chương trình từ thiện giúp trẻ em xấu số này.

Không hẳn là chỉ có trong dịp Giáng Sinh mà thường xuyên trong năm, nhiều người Việt Nam, sống trong xã hội bảo đảm và an bình ở nước ngoài, không khỏi không nghĩ tới những người nghèo khó ở Việt Nam và tham gia vào các chương trình từ thiện giúp đỡ họ. Họ đóng góp tiền của vào những chương trình giúp đỡ trẻ em, nâng cao dân trí, cải thiện sức khỏe hay phát triển con người. Song có ai tự hỏi, những số tiền họ chắt chiu để giúp đỡ đó được sử dụng như thế nào. Ai được hưởng lợi từ những số tiền đó?

Vay – Trả

Thiện Tùng

Là con người với nhau, phải biết thương yêu nhau, tôn trọng nhau, chia sớt sự sống cho nhau… Mình muốn sống thì đừng bắt người ta chết. Không dễ đâu, phản ứng sinh tồn vẫn còn là bản năng của con người nói riêng, động vật muôn loài nói chung.

Lãnh thổ Nga “Cò bay thẳng cánh”, tài nguyên phong phú không tận hưởng mà còn mộng bá đồ vương đi thôn tính nước người. Tham vọng này không chỉ ở tổng thống Vladimir Putin mà ở dân tộc Đại Nga. Quả vậy, sau khi chiếm cảng Crimea, Putin ủng hộ phiến quân định cưỡng chiếm cả vùng đông và nam Ukraine. Khi lấy phiếu thăm dò, hơn 80% dân Nga mát mặt ủng hộ hành động bá quyền của ông Putin.

Thế giới còn lại, người ta đâu chỉ “nghỉ chơi” với tổng thống Putin mà người ta tạm thời nghỉ chơi với cả dân tộc Nga bằng hành động cấm vận. Những tháng ngày gần đây, kinh tế Nga tuột dốc, cuộc sống người dân Nga khó khăn chủ yếu là do thế giới cấm vận. Đó là sự vay – trả về sự sai lầm của dân Nga, không dùng áp lực kềm chế, để đầu lĩnh của mình tác oai tác quái với thiên hạ, cả nước Nga cùng chung số phận cũng phải lẽ thôi?

Bông sen cho dư luận viên

Nguyễn Thị Từ Huy (blog)

19-12-2014

Ý tưởng của bài viết này xuất phát từ một nỗi băn khoăn chung của mọi người, trong đó có tôi, trước việc đa số dư luận viên sử dụng bút danh chứ không dùng tên thật. Dĩ nhiên cũng có một số rất ít dư luận viên dùng tên thật, họ không phải là đối tượng của bài viết này.

Đã có các lý giải khác nhau về hiện tượng bút danh ở dư luận viên. Ở đây tôi cũng đưa ra một cách lý giải, và tôi nhìn hiện tượng này từ một góc độ tích cực. Trong thời điểm năm cũ sắp qua năm mới sắp tới, chắc không ai muốn đưa ra một cái nhìn u ám. Ngoài ra, tôi cũng muốn trở về với văn chương, là thứ mà tôi gắn bó từ hơn hai mươi năm nay, vì thế bài viết này nên được đọc bằng con mắt văn chương, bằng tinh thần văn chương, bởi người viết ra nó đang sống với tâm thế văn học.

Câu đối tưởng nhớ nhà văn Bùi Ngọc Tấn

   - Thời mạt kỳ, gien biến đổi gien,

         đường vạn nẻo lòng tin vào thuở trước!

- Nghiệp cầm bút, ngọc trau chuốt ngọc,

      năm hai nghìn chuyện kể với mai sau! (*)

                                                       Hà Sĩ Phu                    

(*) "Thời biến đổi gien" và "Chuyện kể năm 2000" là hai tác phẩm của nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Anh Tấn ơi

Phạm Đình Trọng

Mới ngày nào anh và chị Bích vào Sài Gòn, em đi với anh chị đến nhà con gái anh Vũ Thư Hiên để anh và anh Vũ Thư Hiên đang sống ở Paris nói chuyện và nhìn thấy nhau trên màn hình laptop.

clip_image002

Putin sẽ phải quì gối...

Mai Tú Ân

Nếu các bạn là người công tâm, các bạn hãy thử nhắm mắt lại một giây, và tưởng tượng khi mở mắt ra thì ông Putin đã không còn ở trên đời nữa. Có thể ông ta còn sống nhưng không còn quyền lực mà có thể bị cầm tù ở đâu đó. Tốt nhất là ở trong tù Việt Nam thay cho nhà văn Nguyễn Quang Lập đi, thì điều gì sẽ xảy ra. Cuộc chiến đau khổ và vô lý và kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt và lại ở giữa lòng châu Âu thanh bình của xứ Ucraina với quân ly khai phía Đông do Putin đứng sau lưng sẽ chấm dứt ngay tức khắc, khi Putin lãnh điều 88 BLHS thay bọ Lập vào Chí Hòa. Chính quyền cùng quân ly khai vùng Donest và Luhanst sẽ tan như bong bóng khi sự trợ giúp của Putin kết thúc. Và ở Trung Đông, lò lửa Xi Ri cũng tắt đài mau chóng khi Tổng thống B. Asat không còn sự ủng hộ quân sự vũ khí của Pu hói nữa, sẽ đầu hàng đối lập để ra nước ngoài sinh sống. Phe đối lập (không có IS) lên cầm quyền ở Xiry và với sự giúp đỡ của phương Tây sẽ mau chóng quét sạch bọn IS. Và điều gì đến sau khi chúng ta cho biến mất lão Putin. Thưa các bạn, đó là hòa bình vĩnh cửu, một Thiên Hạ Thái Bình trên khắp hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại sẽ không còn bất cứ cuộc chiến thực sự nào diễn ra nữa trên thế giới này. Hai cuộc chiến mà chúng ta vừa nhắc đến là hai cuộc chiến duy nhất còn diễn ra, và ác nghiệt thay lại đều dẫn đến kẻ thủ ác, kẻ chịu trách nhiệm chính. Đó là V. Putin – M.T.A.

Lại bàn về từ Dân Chủ

Tô Văn Trường

clip_image001Làm công tác khoa học kỹ thuật nhưng tôi hay viết báo, nên được nhiều người, đặc biệt là nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên (TuanVN-VNN) chốt cho cái danh là “nhà báo công dân”! Hay nói cách khác là người chuyên viết phản biện thì dễ tiếp thu những phản biện.

Gần đây, khi luận bàn về bài viết “Bài học lịch sử và sự cần thiết của dân chủ” (tác giả Tô Văn Trường), người bạn thế hệ đàn anh bảo rằng đại ý bài viết hay nhưng xã hội ta đang ở trong thời kỳ nhiễu nhương, tham luận kiểu này, phe “chày cối” hoặc “ăn theo, nói leo” sẽ “vòng vo Tam Quốc” thế là huề cả làng, xí xóa, như ném đá ao bèo, để rồi bất phân thắng bại!

Ngẫm suy, trong binh pháp có kế vu hồi, luồn vào sau và tấn vào chỗ này để đối phương phải tự phơi lưng ra ở nhiều chỗ khác và thế là xoay chuyển cả mặt trận như người xưa thường bảo là cùng kỳ lý. Bàn về dân chủ, tưởng rằng “xưa như trái đất” mà thực ra chưa mấy người thông tỏ ngõ ngàng, đó là từ DÂN CHỦ.

Thư ngỏ về việc tạm giam nhà văn Nguyễn Quang Lập

 

clip_image002

Ba nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng thế giới, GS Ngô Bảo Châu (Chau Ngo - Đại học Chicago, Mỹ), GS Đàm Thanh Sơn (Dam Thanh Son - Đại học Chicago, Mỹ), GS Vũ Hà Văn (Van Vu - Đại học Yale, Mỹ), vừa có thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam: "Khẩn thiết đề nghị cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra". Các giáo sư cho rằng: "Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước, thay vì "tuyên truyền chống nhà nước" (theo lệnh khởi tố, điều 88). Đêm qua, một đại biểu Quốc hội (chưa muốn nêu tên) cũng cho biết là ông đã gửi thư tới Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đề nghị thả các bloggers trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Huy Đức

Cuộc Họp Báo Cuối Năm Của Tổng thống V. Putin

Lê Minh, viết từ Saint Petersburg, CHLB Nga

Cuộc họp báo cuối năm của Tổng thống V.Putin có ảnh hưởng gì tới tình hinh kinh tế Nga?

Như đã dự định, hôm nay Tổng thống Nga V.Putin đã gặp đại diện của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước. Đây là lần thứ mười nhà lãnh đạo Nga gặp gỡ báo giới vào dịp cuối năm, nhưng năm nay sự kiện này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Đó là cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã kéo dài tới hơn chín tháng và nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn cực kỳ nghiêm trọng, nhất là từ đầu tháng 12 tới nay.

Trong cuộc họp báo kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ, nhà lãnh đạo Nga đã trả lời hơn 50 câu hỏi và đề cập tới nhiều vấn đề, từ Ukraine, quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây, cũng như với các đối tác mới, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Như chúng ta đã biết, chính V.Putin đã tuyên bố ngừng dự án Nam Hải lưu (South Stream) chạy qua Bulgaria và chuyển hướng sang phía Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng một trong những chủ đề nóng hổi nhất của cuộc họp báo chính là cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga và hướng khắc phục của điện Kremlin.

Bái biệt nhà văn Bùi Ngọc Tấn

clip_image001

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Hải Phòng, bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954.

Là phóng viên báo Tiền phong ở Hà Nội đến 1959 với bút danh Tân Sắc.

Bị tù cải tạo 5 năm trong vụ án "xét lại chống Đảng" (1968 đến 1973).

Sau đó làm công chức ở xí nghiệp đánh cá Hạ Long hơn 20 năm. Ông trở lại văn đàn qua bài viết "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng tháng 3/1990.

Bùi Ngọc Tấn qua đời vào lúc 6g15 ngày 18/12/2014 tại nhà riêng vì bệnh ung thư phổi.

Hưởng thọ 80 tuổi.

Lễ nhập quan lúc 10 giờ ngày 19/12 tại 30 ngõ 800 đường Thiên Lôi, Hải Phòng. Lễ viếng bắt đầu lúc 11 giờ cùng ngày. Lễ động quan và di quan lúc 10 giờ ngày 20/12, mai táng tại nghĩa trang Ninh Hải.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn