Trịch thượng, ban ơn... làm sao hòa giải?

Nguyễn Ngọc Lanh

Bốn mươi năm nay, hễ có dịp là rộ lên chủ đề "hòa giải". Năm nay, kỷ niệm ngày 30-4 là một dịp như vậy. Chỉ cần thế, đủ nói lên hòa giải chưa thành công. Tôi chú ý mấy bài viết liên quan, mới nhất, rất dễ tìm đọc:

- GS Nguyễn Đăng Hưng trả lời phỏng vấn báo "ta", với nhận định Chính sách “hòa hợp” với Việt kiều chưa thành công. Rốt cuộc, bài không được đăng, đến nỗi GS tự công bố [Thực ra, việc này xảy ra từ năm 2013 – BVN] . Muốn hòa giải, mà còn phải kiêng khem như vậy, liệu có thực lòng hòa giải? Hơn nữa, đây là vị GS rất có công với nền giáo dục và khoa học Việt Nam, từng được chế độ này coi trọng công sức, chỉ không coi trọng ý kiến. Nay, GS nhận định bằng trực giác như vậy, đủ thấy chuyện "hòa giải" sẽ còn chật vật.

Trả lời hai câu hỏi của báo Ngày Nay về dự tính đi Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng

GS. Lê Xuân Khoa

1. Theo nhận định của tôi, chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Trọng là kết quả của một sự đồng thuận trong nội bộ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, khi cuộc đấu đá giữa hai phe thân Tàu của Nguyễn Phú Trọng và phe chống Tàu của Nguyễn Tấn Dũng lên đến mức báo động, có thể một còn một mất. Đúng lúc đó, trang blog Chân Dung Quyền Lực xuất hiện, lần lượt công khai hóa hồ sơ tham nhũng của phe thân Tàu và những tay cơ hội đang mưu toan chiếm đoạt quyền hành từ tay Nguyễn Tấn Dũng. Trước nguy cơ sụp đổ chế độ, toàn ban lãnh đạo Đảng phải tìm giải pháp đồng thuận, tức là Việt Nam phải độc lập hơn với Trung Quốc và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Kết quả là blog Chân Dung Quyền Lực ngưng tố cáo các đối thủ và Hoa Kỳ cũng hoan nghênh sự chuyển hướng ấy bằng việc mời Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ.

NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG MỘT TẤM ẢNH và HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC

Trần Quí Cao

Xin mời độc giả cùng xem lại tấm ảnh nổi tiếng năm châu bốn biển: tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, tấm ảnh đã trở thành niềm hãnh diện của đảng Cộng Sản Việt Nam, thành biểu trưng cho chiến thắng chung cuộc của đội quân miền Bắc tiến vào hang ổ cuối cùng của chế độ miền Nam. Đối với một số khá đông người miền Nam, tấm ảnh là biểu trưng của sự chấm dứt cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ không hề muốn kéo dài bởi vì người nào ngã xuống cũng chung dòng máu đỏ da vàng, cùng là con chung của một mẹ Việt Nam.

image

 

ĐỂ NGÀY 30 THÁNG 4 KHÔNG LẶP LẠI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

Nguyễn Văn Thân

Lại một ngày 30 tháng 4 nữa sắp tới.

Năm nay đặc biệt đánh dấu đúng 40 năm chẵn biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975. 40 năm không phải là một đoạn thời gian dài chiếu theo lịch sử của một dân tộc. Nhưng 40 năm cũng đủ cho người ta trong thời đại tin học toàn cầu hiện nay thẩm định nguyên nhân dẫn đến một sự kiện lịch sử, rút tỉa một số bài học cần thiết để làm hành trang trên con đường xây dựng một tương lai huy hoàng và sáng lạn hơn.

Để đánh dấu 40 năm kỷ niệm ngày 30 tháng 4, hầu hết tất cả các cơ quan truyền thông Việt ngữ có tầm vóc tại hải ngoại như BBC, RFA và nhật báo Người Việt đều kêu gọi người Việt khắp nơi viết và gửi bài bày tỏ cảm nghĩ về biến cố trọng đại này. Lượt qua một số bài viết thì dễ dàng nhận ra mỗi người Việt có riêng một ngày 30 tháng 4. Nhưng họ đều có một điểm chung là không còn ai coi ngày 30 tháng 4 là một ngày đáng ăn mừng nữa, vì lương tâm của những người cầm bút không cho phép họ phủ nhận những sự thật không thể nào chối cãi được.

NHẬN XÉT VỀ DỰ THẢO LUẬT QUY HOẠCH LẦN THỨ HAI

Tô Văn Trường

Nhiều bạn hữu, đồng nghiệp nhờ đọc, góp ý bản Dự thảo Luật quy hoạch lần 2 do Bộ Kế hoạch & Đầu tư soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội. Khước từ thì khiếm nhã, tranh thủ đọc lướt qua bản Dự thảo và Tờ trình Chính phủ thấy quá nhiều “hạt sạn” cả về phương pháp luận, cách tiếp cận và nội dung thực hiện.

Tôi theo học ngành Cảng đường thủy, Khoa Thủy lợi, Đại học Bách khoa 1966 (tách ra thành Đại học Xây dựng). Ngay từ khi ra trường năm 1971 được phân công về Ủy ban Trị thủy sông Hồng làm công tác quy hoạch thủy lợi và giao thông thủy. Lúc đầu, tôi cũng không hiểu khái niệm quy hoạch là do người ta "sáng tạo" hay bắt chước Trung Quốc dùng cái từ này với nghĩa như thế nào, nội dung nó là gì?

Bộ Thủy lợi làm quy hoạch thủy lợi, hồi ấy gồm cả thủy điện. Bộ Điện và Than cũng phải làm "quy hoạch phát triển ngành than" (và Chính phủ cũng nhờ Viện GHIPROSHAXT ở Lêningrad làm "song song", rồi đối chiếu với nhau). Thực ra, nó chỉ là một bản "Kế hoạch tổng hợp thực hiện một mục tiêu đề ra" thôi. Ý nghĩa và nội dung về quy hoạch cũng "mù mờ".

Bernauer str.

Blogger Người Buôn Gió

Ngôi nhà mình đang ở nằm cách bức tường Berlin không xa, đi bộ mươi phút là đến. Nơi mình ở là phía Tây bức tường. Bức tường giờ đã phá bỏ, người ta dựng  một số cọc sắt tượng trưng thành bức tường, dài khoảng vài chục mét.

Hầu như ngày nào cũng có du khách đến đây xem lại di tích này, nhất là những ngày nắng đẹp.

clip_image002

1975-2015: Có thể bạn chưa biết

clip_image002

Cuộc chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.

BÀN VỀ TÊN GỌI CUỘC CHIẾN HAI MIỀN VIỆT NAM VỪA QUA

Nguyễn Thanh Giang

“Cần gọi đúng tên cuộc chiến này” là một bài viết hay, đầy tâm huyết và giá trị của nhà văn Phạm Đình Trọng. Tuy nhiên đề xuất của tác giả gọi tên cuộc chiến hai miền Việt Nam vừa qua là “Nội chiến” không được độc giả chấp nhận. Vì sao vậy?

Trước hết, gọi như vậy không đúng thực tế. Không ai thấy người dân miền Nam ra đánh Miền Bắc. Cũng không thấy người dân Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ngoại trừ những người bị Cộng sản Việt Nam xúi giục/cưỡng bức.

clip_image002

Gọi như vậy sẽ góp phần nuôi dưỡng hận thù Nam Bắc vốn đã ẩn tàng đâu đó.

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.

BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vì sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.

Hội Phụ nữ Nhân quyền lên tiếng về sự đàn áp cuộc tuần hành ngày 26/4/205

clip_image002

Kính thưa quý vị, Gần đây, chính quyền Hà Nội đã ra lệnh chặt 6.700 cây cổ thụ có giá trị để thay thế vào đó là những cây non kém chất lượng.

Dư luận cả nước cho rằng lãnh đạo chính quyền Hà Nội chặt các cây gỗ lâu năm này để bán và lấy tiền chia chác nhau trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia bị đình đốn nghiêm trọng, vì thế các nguồn cung tham nhũng bị giảm đi nhiều.

Những suy nghĩ tản mạn nhân ANZAC Day

Trần Thạnh

ANZAC Day

Hai nước Úc Đại Lợi (Australia) và Tân Tây Lan (New Zealand) vừa kỷ niệm ANZAC Day[1] ngày hôm qua 25 tháng 4 năm 2015.

Cách đây đúng 100 năm, năm 1915, cũng vào ngày này, vào lúc hừng đông, quân đội Úc và Tân Tây Lan đổ bộ vào bãi biển Gallipoli của Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ hay Turkey ngày nay). Đây là một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong Thế chiến Thứ nhất, giữa các quân đội thuộc phe đồng minh (gồm Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Newfoundland tức Canada ngày nay) với Đế quốc Ottoman (thuộc phe gây chiến cùng với Đức, Áo và Hung).

Dự định của phe đồng minh là chiếm bán đảo Gallipoli để khống chế eo biển Dardanelles (nối Địa Trung Hải và Biển Đen), từ đó làm bàn đạp đánh chiếm thủ đô Constantinople (nay là Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên sự chống cự quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thất bại dự tính của Anh Quốc và phe đồng minh sau nhiều tháng giao tranh. Đây là chiến thắng lớn nhất của Thổ trong Thế chiến Thứ nhất.

LỜI AI ĐIẾU CHO NAM VIỆT NAM

Peter R. Kann

Wall Street Journal- Ngày 2 tháng 5 năm 1975

Người dịch: Nguyễn Đức Tùng

clip_image002

Peter R. Kann – phóng viên, chủ bút, doanh nhân Hoa Kỳ – sinh năm 1942, ở Princeton, New Jersey. Tốt nghiệp Đại học Harvard ngành báo chí. Gia nhập The Wall Street Journal năm 1963. Năm 1967 là phóng viên thường trú đầu tiên của The Wall Street Journal tại Việt Nam. Từ 1969-1975 làm việc tại trụ sở ở Hồng Kông nhưng đảm trách mọi tin tức về chiến tranh Việt Nam và những vùng Đông Nam Á. Năm 1972 đoạt giải Pulitzer với loạt ký sự về chiến tranh Ấn Độ - PakistanBangladesh. Năm 1976 trở thành chủ bút và người sáng lập tờ The Wall Street Journal Asia. Trở về Hoa Kỳ năm 1979. Từ năm 1992 đến năm 2006 là Giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị của Dow Jones & Company. Giảng dạy ở Institute of Advanced Study in Princeton và The Columbia University Graduate School of Journalism.

Khi bị xử phạt hành chính bạn nên làm gì?

Luật sư Hà Huy Sơn

Bạn không nên xem nhẹ khi bị xử phạt hành chính. Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 có rất nhiều tội mà xử phạt hành chính là điều kiện đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn hay còn gọi là cho bạn vào tù. Tôi chỉ lấy một ví dụ, khoản 1 “Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng”:

“ Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Trường hợp bị xử phạt hành chính thì thời hạn “án treo” theo “Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính” của Luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC) 2012, quy định:

Hà Nội hãy biết yêu những gì mình có

Đoan Trang

Tôi yêu màu lá xanh mướt của mùa xuân. Nổi trong đám lá xà cừ xanh thẫm, đôi khi lại có màu xanh nõn nà của lá bồ đề, lá sấu. Và khi xuân sang, buổi sáng sớm bước ra đường, lẫn trong khói bụi ô nhiễm, vẫn thấy một mùi thơm mát mà tôi gọi là mùi “hoa cỏ mùa xuân”.

Tôi yêu sắc đỏ rực trời của hoa phượng. Đôi khi tình cờ nhớ đến những ngày ở nước Mỹ, tôi nhớ xứ Cali cũng có hoa phượng, nhưng là phượng tím, jacaranda. Có những đoạn đường, hai bên một màu tím ngát, hoa nhiều hơn lá. Phượng tím cũng đẹp lắm. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn yêu cái màu cháy đỏ nao lòng của phượng hồng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… những thành phố của Việt Nam mà tôi đã đi qua. Nhớ đến phượng là nhớ đến những câu hát xao xuyến: “Phượng hay bâng khuâng, tưởng chừng như cô đơn”, “xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn, phượng ơi”.

Dân chủ và xây dựng nền dân chủ (3)

Phạm Đình Nhiên

Phần III - Chuẩn bị để xây dựng một nền dân chủ toàn dân:

Trước hết chúng ta phải học bài học của quá khứ. Trong chế độ quân chủ của đạo Nho, ý thức quốc gia không có hay có thì cũng mờ nhạt trước ý thức trung quân. Đến thời thực dân Pháp, ý thức về quốc gia, dân tộc lại càng bị thực dân tìm cách tiêu diệt triệt để. Sự chia cắt Việt Nam thành ba kỳ Bắc-Trung-Nam để hợp với Lào và Campuchia thành năm nước Đông Dương là nằm trong chính sách ấy. Ngoài ra, trong nội bộ mỗi kỳ người Pháp còn có những chính sách phân hoá khác về sắc tộc, địa phương, tôn giáo.

Hậu quả là ý thức về dân tộc, quốc gia bị suy giảm, không mấy ai còn nghĩ đến quyền lợi chung. Quyền lợi quốc gia bị lu mờ trước quyền lợi của địa phương, đảng, phe, nhóm, quyền lợi cá nhân.

Sự thật của chúng ta là như thế, có nhìn vào sự thật mới giải quyết được những vấn đề khó khăn của đất nước kéo dài đã quá lâu, Nhưng nói ra sự thật lại mất lòng, dù đó là lòng của quốc gia hay cộng sản, của các hội đoàn, đoàn thể hay các chính trị gia.

Tưởng niệm và kỉ niệm

GS Nguyễn Văn Tuấn

Tháng 4 năm nay giữa Úc và Việt Nam có một sự trùng hợp mang tính lịch sử. Úc kỉ niệm 100 năm ngày lính Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ Kì), gọi là Ngày ANZAC. Còn Việt Nam thì kỉ niệm 40 năm ngày "giải phóng miền Nam". Đối với Úc, Ngày ANZAC là tưởng niệm sự hi sinh của lính Úc trong trận chiến mà Úc là phía chiến bại, còn đối với Việt Nam thì đó là ngày kỉ niệm chiến thắng. Nhưng quan sát hai nơi kỉ niệm ngày trọng đại đó làm tôi suy nghĩ Việt Nam nên thay đổi cách kỉ niệm trong tương lai: nên dành ngày 30/4 hàng năm để tưởng niệm những người lính và đồng bào của hai miền đã hi sinh trong cuộc chiến.

Hôm qua (Thứ Bảy, 25/4/2015) toàn nước Úc ngưng buôn bán nửa ngày để tưởng niệm 100 năm ngày quân đội Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kì đúng vào ngày đó năm 1915. Năm đó, liên bang Úc mới được 14 tuổi, tức còn rất non trẻ. Do đó, Úc rất muốn đóng góp cho thế giới, trước là chứng tỏ mình là công dân toàn cầu, sau là ngoại giao lấy tiếng. Lúc đó, Anh tuyên chiến với Đức và đồng minh của Đức là Thổ Nhĩ Kì. Mà, Úc và Tân Tây Lan là thành viên trong khối Commonwealth do Anh lãnh đạo, nên Úc và Tân Tây Lan tự động tham gia cuộc chiến. Anh giao cho hai nước non trẻ này nhiệm vụ đánh chiếm bán đảo Gallipoli.

Dân chủ và xây dựng nền dân chủ (2)

Phạm Đình Nhiên

Phần II - Tình trạng Dân Chủ ở Việt Nam:

Từ 70 năm nay, các chính quyền ở Việt Nam luôn lớn tiếng tự nhận là chế độ Dân Chủ Cộng Hòa nhưng hai tiếng Dân Chủ, Tự Do vẫn còn là một huyền thoại, một cái gì xa vời, chưa bao giờ hiện thực. Chính quyền thì dùng nhãn Dân Chủ để lừa gạt, dân chúng thì cam phận.

Có lẽ vì vậy mà bác sĩ Trần Ngọc Ninh, một học giả ở Hoa Kỳ đưa ra nhận xét đượm vẻ bi quan rằng Âu, Mỹ người ta có được một nền Dân Chủ tốt đẹp vì “Âu Mỹ vào tự do, dân chủ với lịch sử dân quyền ở Hellen (Hy Lạp), luật pháp của Roma (La Mã), với lời kêu gọi gạt bỏ quá khứ, với những tư tưởng của thế kỷ Quang Minh (Enlightenment, Lumière), và với khoa học bắt đầu với những cuộc cách mạng của Copernik, Galiléo. Trung Hoa và Việt Nam thiếu sự sửa soạn tri thức.” (Trần Ngọc Ninh, Ước vọng Duy Tân, Viện Việt Học xuất bản, tháng 11/2012, trang 29). Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà hoạt động dân chủ trong nước, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 2.03.2013 cũng đưa ra ý kiến tương tự.

Nguyên cớ gì mà số đông thanh niên qua đào tạo lại thất nghiệp?

Trần Văn Tùng

Các trường đại học công và tư đua nhau đào tạo đại học, cao học và tiến sĩ là một hiện tượng không bình thường. Một số trường bỏ đào tạo tại chức đại học chuyển sang mở rộng quy mô đào tạo cao học vì học phí thu được cao hơn. Tôi biết có những trường số sinh viên đại học chính quy ngang bằng với số học viên cao học. Lại có học viện mỗi năm tuyển khoảng 200 nghiên cứu sinh.

1. Tại sao có nhiều người học đại học, cao học, và tiến sĩ đến vậy?

Nguyên nhân cơ bản là sau khi tốt nghiệp một bậc học họ không thể có việc làm. Thất nghiệp do chương trình đào tạo không thay đổi kịp với yêu cầu gay gắt của thị trường lao động. Các trường kinh kinh tế chủ yếu cung cấp kiến thức chung chung, doanh nghiệp không muốn tiếp nhận người không qua hoạt động thực tế, không được thử thách trong môi trường kinh doanh. Đối với các trường đại học kỹ thuật mặc dầu chất lượng đào tạo tốt hơn, nhưng số sinh viên đại học, học viên cao học vẫn khó tìm được việc làm. Bởi vì công ty nước ngoài có công nghệ cao đòi hỏi ứng viên phải có trình độ đào tạo quốc tế. Phần đông các công ty nước ngoài tại Việt Nam đều sử dụng công nghệ lạc hậu, không cần tuyển dụng kỹ sư công nghệ, công nhân kỹ thuật trình độ làng nhàng, hàng hóa của họ sản xuất ra cũng đủ năng lực cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Chửi kẻ ở xa, im lặng với kẻ ở gần

GS Nguyễn Văn Tuấn

Bác tổng Trọng chưa đi thăm chính thức Mĩ mà bác đã chửi xéo Mĩ rồi. Bác mới viết một bài về "Đại thắng mùa Xuân 1975" (1). Trong đó, có nhiều câu chữ rất quen thuộc, kể cả những câu mang tính chống Mĩ (và tự khen mình). Ví dụ như câu "Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sâu sắc sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh." Trong một bài viết ngắn, mà bác ấy dùng đến 20 từ "Chống Mỹ"! Chống Mỹ. Chống Mỹ. Chống Mỹ. Chống Mỹ. Chống Mỹ. ... Chống Mỹ. Kinh thật!

Không biết các bạn nghĩ sao, nhưng tôi thấy kì kì. Tôi diễn giải một cách nôm na và dân giã như thế này. Tôi và bạn trước đây có hiềm khích và đánh nhau. Sau đó bạn đuổi tôi đi. Tôi đi nhưng trả đũa bằng cách trừng phạt bạn suốt 20 năm. Trong thời gian đó, bạn suýt chết đói, nên năn nỉ xin làm hoà, tôi ok. Sau khi ok, tôi giúp bạn nhiều việc, kể cả cho tàu hải cảnh và cho tiền để con cháu bạn sang du học nhà tôi. Nay tôi mời bạn ghé qua nhà chơi và nhậu nhẹt giao hữu. Bạn chưa qua nhà tôi, nhưng bạn đã oang oang hống hách rằng đã đánh đuổi tôi, và không dấu diếm gì lên tiếng chống tôi. Bạn bè gì mà kì cục thế?

Khó lật lại hồ sơ đối xử hậu 30/4?

clip_image001

Nhà nước Việt Nam nhiều lần cho rằng các học viên học tập ở các trại cải tạo sau 30/4/1975 đều được đối xử tốt đẹp, nhân đạo.

Việc điều tra các cáo buộc về ngược đãi 'tù cải tạo' hậu 30/4/1975 tại Việt Nam do bên thắng cuộc tiến hành với bên thua cuộc 'là khó', theo một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam từ Hà Nội.

Cẩn trọng với điện hạt nhân

Tô Văn Trường

Hạt nhân là nguồn năng lượng chiến lược, có thể thay thế nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai. Với trình độ công nghệ hiện nay, việc sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện (nhà máy điện hạt nhân) vấp phải hai vấn đề lớn về kỹ thuật, đó là kỹ thuật đảm bảo an toàn cho lò phản ứng và kỹ thuật xử lý chất thải. Một lò phản ứng có tuổi thọ khong 50-60 năm, nhưng cũng phải mất ngần ấy năm để tháo gỡ, để xử lý chất thải và môi trường.

Trong trường hợp có sự cố lớn thì cái giá phải trả sẽ là thảm họa cả về chính trị, kinh tế xã hội và môi trường vì thế mà sự tồn tại của một lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân, dù an toàn đến mấy cũng khiến cho dân cư sống quanh nhà máy và khu vực bị ám ảnh, tâm lý bất an.

Ngày nay, nhận thức về hữu ích điện hạt nhân đang thay đổi, như Cộng hoà Liên bang Đức, hay Nhật Bản đã đi đến nhận thức rằng điện hạt nhân không phải là tương lai của loài người. Các nước đang có điện hạt nhân rồi, người ta cũng phải nghĩ tới tái cơ cấu tỷ lệ điện hạt nhân.

Nhận thức về điện hạt nhân

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới (IAEA): Hiện nay, trên thế giới có 443 lò phản ứng hạt nhân các loại với tổng công suất điện dòng 381.365 MW đang hoạt động ở 30 quốc gia chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển ( phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), vài quốc gia đang phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Pakistan; và đang xây dựng 66 lò nữa với tổng công suất điện dòng 84.482 MW.

Thảo luận về bài viết “30/4: đường giải phóng mới đi một nửa” của tác giả André Menras Hồ Cương Quyết

Trần Quí Cao

Sau khi đọc bài viết của tác giả Hồ Cương Quyết đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 23/4/2015 (http://boxitvn.blogspot.com/2015/04/30-4-uong-giai-phong-moi-i-mot-nua.html#more), tôi xin phép có vài ý kiến thảo luận. Xin được thảo luận bàn tròn với với anh Hồ Cương Quyết và với tất cả những người quan tâm.

Thưa quí vị, tôi có nhiều cảm xúc khi đọc bài viết này.

Anh Cương Quyết nói rất đúng: “Ngày 30 tháng Tư trước hết là không còn bom đạn trên đất nước Việt Nam. Là mở đầu 40 năm hoà bình…”.

Tôi cũng đồng ý với anh rằng chiến tranh Việt Nam “là một cuộc chiến tranh mà các cường quốc đã tiến hành thông qua những xác chết chồng chất của người Việt Nam, trong bối cảnh toàn dân khát vọng giành lại độc lập”.

Tuy nhiên khi anh nhận định: “đó không phải là một cuộc nội chiến”, thì tôi xin có cách nhìn khác với anh.

Dân chủ và xây dựng nền dân chủ (1)

Phạm Đình Nhiên

Phần I - Dân Chủ - Cộng Hòa:

Hai tiếng dân chủ có nghĩa rất rõ ràng và đơn giản: Người dân làm chủ mình và làm chủ đất nước của mình. Ý niệm này bắt nguồn từ sự tham dự của người dân vào việc cai trị tại các quốc gia đô thị cổ Hy Lạp cách nay hơn 2.500 năm và hai chữ dân chủ cũng do tiếng Hy Lạp demos (dân chúng) và kratos (cai trị) tạo thành. Hai chữ demos kratos, châu Âu biến thành democracy và chúng ta dịch là dân chủ.

Về hình thức, Dân Chủ là một thể chế để thể hiện chế độ Cộng Hòa, một chế độ chủ quyền thuộc về toàn dân. Chế độ này đối nghịch với chế độ quân chủ xưa kia, trong đó ông vua đưọc phép (xức dầu theo đạo Do Thái) của Trời - Chúa Trời - cai trị dân chúng, còn ở Trung Hoa thì vua là con trời (Thiên Tử) được sai xuống cai trị muôn dân.

Vì vậy ông vua có quyền tối cao. Tất cả tài sản như rừng núí, sông ngòi, đất đai và dân chúng thuộc quyền sở hữu của vua, vua ban cho ai người ấy được; vua cho sống thì sống, vua bắt ai chết thì phải chết: “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo chết, không chết là bất trung).

Hoàng Xuân Hãn bàn chuyện đi sứ

Hoàng Yên Lưu

Những lời bàn của Hoàng Xuân Hãn về chuyện xưa ông cha ta đi sứ như thế nào đáng để cho những kẻ đi sứ ngày nay phải ngẫm nghĩ. Nói như tác giả Hoàng Yên Lưu: “Đi sứ như Lê Quý Đôn và Nguyễn Biểu mới không làm nhục dân tộc, không tủi hổ là con Rồng cháu Tiên. Còn học thói Trần Di Ái đi sứ Nguyên, dù là chú vua Trần nhưng chỉ vì danh lợi và hèn nhát nên đã cam tâm làm tôi tớ Bắc đình bán rẻ quốc gia hay như Trương Tùng là sứ giả của Lưu Chương, chúa Tây Thục, vì lợi riêng mà mang bản đồ quê hương hết dâng cho Tào Tháo không xong lại mang hiến cho Lưu Bị thì tránh sao không bị muôn đời mai mỉa và thóa mạ.”

Bauxite Việt Nam

Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chúng tôi, những người bức xúc về vận nước, chân thành gửi đến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đang chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc mấy lời tâm huyết đề nghị được xem xét.

1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến đi Trung Quốc và đã có thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, rồi lại sẽ có chuyến đi Mỹ mà thời gian và mục đích chưa được công bố rõ ràng. Chưa bao giờ những vấn đề đối ngoại của đất nước ta diễn ra dồn dập và quyết liệt như thế. Những vấn đề ấy gắn liền với những quyết sách đối nội và tác động mạnh mẽ lẫn nhau trong tình hình Trung Quốc đang đẩy tới mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN nhằm đối phó với việc Hoa Kỳ thực hiện chiến lược xoay trục sang Châu Á.

Đây chính là một thách đố gay gắt bản lĩnh của những người gánh vác trọng trách, hoặc biết chớp lấy thời cơ, đưa dân tộc đi tới, hay lại để vuột mất cơ hội, khiến đất nước bị chìm sâu vào sự lệ thuộc, tiếp tục chịu sức ép nặng nề của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời Tập Cận Bình.

Đôi điều lạm bàn về lịch sử Việt Nam hiện đại từ sau Tháng Tám năm 1945

Trần Quí Cao

Bài 6: Kết luận

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên truyền rằng, dân tộc Việt nam phải mang ơn trời biển của họ, vì họ đã lãnh đạo dân tộc tiến hành các quá trình và tổ chức các sự kiện lịch sử trọng đại đi đến thành công:

1) Cách mạng Tháng Tám, 2) Kháng chiến chống Pháp, 3) Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và 4) Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau năm 1975.

Nếu gọi những sự kiện lịch sử đó là “thành công”, thì “thành công” ấy dành cho ai?

Chỉ có một câu trả lời đơn giản là, trong khi nó mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ngược lại, nó gây ra không biết bao nhiêu thảm họa cho dân tộc Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại

(kỳ 2: Tranh chấp ruộng đất)

Lê Phú Khải

clip_image001

Cũng trong khoảng thời gian này, công cuộc khai phá hai vùng đất hoang rộng lớn của Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên chưa thu được kết quả như mong muốn nếu không muốn nói là thất bại. Do duy ý chí và nóng vội, chúng ta đã cho máy bay đi gieo sạ lúa ở nông trường Lúa Vàng tại Đồng Tháp Mười nên thất bại hoàn toàn. Tại Tứ giác Long Xuyên, trong vòng hơn 10 năm, đầu từ năm 1975 đến 1987, mọi cố gắng của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang đều kém hiệu quả.

Tình hình sản xuất và đời sống của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục gặp khó khăn, phải đến khi có chủ trương khoán 100 của Ban Bí thư, rồi khoán 10 của Bộ Chính Trị (tháng 4/1988) thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ thể, hay nói khác đi, ruộng đất trả về cho nông dân… thì tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long mới khởi sắc.

Nhưng một cơn bão lại ập đến với Đồng bằng sông Cửu Long vào những cuối thập niên 80 là tình trạng tranh chấp ruộng đất. Khác với đồng bằng Bắc Bộ, ruộng đất đã qua cải cách ruộng đất và Hợp tác hóa nông nghiệp đã lâu, chủ đất cũ không còn nữa, hoặc đã quá già, ruộng đất đã được Nhà nước quản lý và phân chia một thời gian rất dài… Ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long mới qua vài năm làm ăn tập thể, chủ ruộng vẫn còn đó, nên chủ trương cào bằng ruộng đất “nhường cơm sẻ áo”… Khi khoán 10 ra đời đã thành cuộc đòi lại, chia lại ruộng đất rất gay gắt, khốc liệt.

Ba chiến lược phòng thủ Á Châu - Thái Bình Dương của Mỹ

Đoàn Hưng Quốc

Hoa Kỳ ngày thêm quan ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của không hải lực của Trung Quốc nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific). Các tranh luận trong giới quân sự Hoa Kỳ trở nên sôi nổi về những biện pháp đối phó, và hiện có ba kế hoạch được đưa ra bàn thảo gồm (a) Air-Sea Battle tức Phối Hợp Không Hải Lực; (b) Offshore Control hoặc Phong Tỏa Đường Biển; (c) Archipelagic Defense hay Phòng Thủ Chuỗi Đảo. Nhưng trước khi đề cập sơ lược mỗi đối sách, tưởng cũng nên nhắc đến haì chiến lược đường biển của Trung Quốc là (1) Anti Access/Area Denial A2AD hay Chống Tiếp Cận / Chống Tiến Gần nhằm phòng thủ bờ biển phía Đông và (2) String of Pearl tức Chuỗi Ngọc Trai để bảo vệ con đường hàng hải phía Nam.

Năm 1996 khi Trung Quốc bắn tên lửa đe dọa Đài Loan thì Hoa Kỳ đã cho hai đội tàu sân bay vào eo biển Đài Loan thị uy. Bắc Kinh yếu thế nên từ đó quyết tâm tái trang bị quân đội để ngăn cản không cho hải quân Mỹ tiến sát vào bờ biển phía Đông nếu có tranh chấp trong tương lai; gọi là Anti-Access Chống Tiếp Cận vì Trung Quốc sẽ đủ sức đánh đắm hạm đội đối phương trong khu vực biển nằm bên trong Chuỗi Đảo Thứ Nhất chạy dài từ phía Nam Nhật Bản, qua Đài Loan rồi nối liền với đường chín đoạn [Hình a]. Hiện nay, hoặc trễ nhất là vào năm 2020, thì Trung Quốc với các dàn tên lửa và không hải lực tối tân sẽ đủ khả năng để thực hiện mục tiêu này.

clip_image002

Hình [a] Vòng đai phòng thủ biển của Trung Quốc

Thế nào là sức mạnh của dân chủ tại Nhật: vụ kiện Takahama

Thục Quyên (SaveVietNam´sNature SVNN)

Cùng với GS Nguyễn Khắc Nhẫn, người viết xin chân thành cám ơn GS Michiko Yoshii đã chuyển bản dịch tiếng Việt Nội dung phán quyết của tòa án Fukui.

Trong những nước thực sự có tự do, dân chủ, những quyết định của chính phủ có thể bị người dân chận đứng bằng thủ tục tố tụng trước Toà án.

Thảm họa nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Fukushima Dai-ichi ngày 11/03/2011 buộc chính phủ Nhật phải cấp tốc đóng cửa tất cả các nhà máy ĐHN trên toàn quốc. Trong suốt 4 năm qua, để kềm giữ sức nóng không làm nhà máy nổ tung, mỗi ngày có khoảng 400 tấn nước được đưa từ sườn núi đi vào khu vực lò phản ứng và tòa nhà tuabin của nhà máy. Lượng nước nhiễm xạ khổng lồ sau khi qua nhà máy đi đâu? Điều này chính phủ Nhật và công ty điện lực TEPCO cũng như giới công nghệ lò phản ứng hạt nhân quốc tế luôn tránh nhắc tới, và chỉ đưa tin về những biện pháp an ninh mới để ru ngủ dư luận. Chỉ khi bị bắt quả tang bởi những phong trào chống ĐHN, hợp lực với các nhà nghiên cứu cùng các chuyên viên, họ mới thú nhận. (1)

Cần gọi đúng tên cuộc chiến này

Phạm Đình Trọng

Một cuộc chiến mà hai người nồng nhiệt yêu nước – Phạm Đình Trọng và André Menras Hồ Cương Quyết (xem bài đăng dưới đây) – có cái nhìn hoàn toàn đối lập: người trước khẳng định phải “gọi đúng tên” là nội chiến, và người sau lại xác tín: “Đối với tôi, đó không phải là một cuộc nội chiến […]”. Chỉ chừng đó thôi, cũng đủ thấy cuộc chiến tranh khốc liệt ấy phức tạp và ám ảnh đến chừng nào. Thời gian 40 năm vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương, chưa đủ để thống nhất trong đánh giá. Nhưng mọi người đều có quyền nêu lên quan điểm của mình và nếu chế độ toàn trị xa lạ với tinh thần dân chủ thì ít nhất trên những diễn đàn của những ai ưu tư về vận nước, sự khác biệt cần được tôn trọng.

Bauxite Việt Nam

30-4: đường giải phóng mới đi một nửa

André Menras Hồ Cương Quyết

Đối với tôi, ngày 30 tháng Tư trước hết là không còn bom đạn trên đất nước Việt Nam. Là mở đầu 40 năm hoà bình, sau hơn một thế kỷ chiến tranh thực dân và đế quốc chủ nghĩa. Đã từng trải nghiệm cuộc chiến tranh ấy ở những thời điểm ác liệt nhất, tôi có thể khẳng định không có gì quý hơn hoà bình. Tôi vinh dự đã tự nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đấu tranh cho hoà bình trên đất nước Việt Nam. Càng tự hào và hạnh phúc hơn nữa là tôi không hề phải nổ súng.

30 tháng Tư còn là sự thống nhất tổ quốc của một dân tộc đã bị những đại cường xâu xé để cướp đoạt tài nguyên và tranh giành quyền bá chủ. Đối với tôi, đó không phải là một cuộc nội chiến mà là một cuộc chiến tranh mà các cường quốc đã tiến hành thông qua những xác chết chồng chất của người Việt Nam, trong bối cảnh toàn dân khát vọng giành lại độc lập. Dù sao chăng nữa, người Việt Nam nào, bất luận thuộc phe này hay phe kia, chẳng vui mừng và tự hào khi tổ quốc được thống nhất. Hoà bình và thống nhất: đó là bước tiến kỳ vĩ mà Việt Nam đã thực hiện vào ngày 30 tháng Tư 1975. Trong ý nghĩa ấy, đó là một ngày đáng mừng và kỷ niệm.

Đôi điều lạm bàn về lịch sử Việt Nam hiện đại từ sau Tháng Tám năm 1945

Trần Quí Cao

Bài 5: Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ năm 1975 tới nay

Cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã kết thúc bằng chiến thắng của Hà Nội vào ngày 30/4/1075.

Nếu tạm quên đi sự đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi mà cuộc chiến này gây ra cho dân tộc, công cuộc thống nhất hai miền cũng khiến nhiều người hy vọng vào một tương lai hòa giải hòa hợp dân tộc và tái thiết đất nước. Nhưng, rất nhanh chóng, người dân miền Nam sững sờ vì sau những lời đường mật đầu môi chót lưỡi “chiến thắng này là chiến thắng của cả dân tộc” của kẻ thắng cuộc, chính quyền mới đã nhanh chóng đưa phần lớn quân cán chính phía bại trận “đi học tập”, thực chất là vào các trại tù, giam giữ năm, mười, mười lăm năm với tội danh “ngụy quân, ngụy quyền” phản quốc. Cũng trong thời gian đó, tài sản của các “phạm nhân” này bị chính quyền Cộng sản các cấp tịch thu, cha mẹ, vợ con bị đày đến những nơi ma thiêng nước độc được gọi là “Khu kinh tế mới”.

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại

(kỳ 1: Ngăn sông cấm chợ)

Lê Phú Khải

Bauxite Việt Nam trân trọng trích đăng cuốn Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại vừa được xuất bản, để nhớ lại những biến động dữ dội ở nông thôn miền Nam từ sau năm 1975. Tác giả là nhà báo Lê Phú Khải, phóng viên thường trú nhiều năm của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long và cuốn sách là ghi chép những điều tai nghe mắt thấy của ông về nông nghiệp của vùng đất trù phú này.

Bauxite Việt Nam

Số phận "ông khoán hộ" đất Hải Phòng

Nguyễn Thông

Gửi ông Dương Anh Điền – Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Tôi kính chuyển bài này lên ông Dương Anh Điền – Bí thư Thành ủy Hải Phòng, và các ông bà cầm quyền ở thành phố biển quê tôi.

Đây là một số phận mà các ông cần sớm quan tâm giải quyết cho thỏa đáng bởi cụ ấy gần đất xa trời rồi. Đừng phụ người có công, hỡi những nhà cai trị.

Cả nước chả mấy ai không biết ông Kim Ngọc – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, người mà dân gian trìu mến đặt biệt danh “ông khoán hộ”, chịu nhiều lận đận nhưng cuối cùng được tôn vinh xứng đáng. Đất Kiến Thụy, Hải Phòng quê tôi cũng có một người dám mở lối xé rào vì nông dân như thế.

Nguyễn Thông

Ba cuộc di dân vĩ đại: Cần một cái nhìn tĩnh tâm của các nhà lãnh đạo đất nước

Vũ Cao Đàm

Qua hầu hết các bài báo tôi đọc được trên mạng hiện nay, tôi thấy, nhiều người cho rằng, đã có hai cuộc di dân lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc được gọi là “Di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954” và cuộc “Di tản của người Việt Nam ra nước ngoài sau 1975”.

Theo tôi, các nhà nghiên cứu đã quên hẳn một cuộc di dân trước đó, diễn ra trong khoảng hai năm (1950-1951) với tên gọi là cuộc “Hồi cư từ vùng tự do về vùng tề” (chủ yếu diễn ra ở miền Bắc). Tôi cố tìm trong các tài liệu lịch sử, nhưng hầu như không có một nghiên cứu nào đáng được xem là có hệ thống về sự kiện này. Vì vậy, những điều tôi viết trong bài này chỉ là mong muốn đóng góp một vài ghi nhận về những gì diễn ra mà tôi được chứng kiến.

Nhắn nhà cầm quyền Việt Nam: Đừng bỏ lỡ tín hiệu

Thục Quyên

Tin tức dồn dập nhiều tuần nay, từ cuộc đình công qui mô của công nhân công ty PouYuen tại quận Bình Tân, Sài Gòn, để bảo vệ quyền lợi của mình, tới những cuộc biểu tình chống đốn cây xanh tại thủ đô Hà Nội để bảo vệ môi trường sống, rồi một gia đình dân oan liều chết chống trả lực lượng cưỡng chế đất, và hôm qua người dân Tuy Phong, ngạt thở vì khói bụi của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, ngạt thở luôn cả vì thái độ vô trách nhiệm của nhà nước bấy lâu nay, đã ào ra quốc lộ 1A gây ra một cuộc nghẽn xe khổng lồ. Cảnh sát cơ động ùa tới. Đáng lo ngại vì đã có xuất hiện gạch đá và bom xăng, chưa xác định đến từ thành phần nào trong đám người biểu tình.

Cũng hôm qua, khoảng 10 giờ sáng ngày 17/04/2015 tù nhân lương tâm Mai Thị Dung, một phật tử Hoà Hảo, cuối cùng đã được trả tự do vô điều kiện sau hơn chín năm rưỡi, dù thân xác hao mòn tiều tụy vì tù đày khắc nghiệt, vẫn nhất quyết không ký giấy nhận tội "gây rối trật tự công cộng" đã do nhà nước cộng sản đặt dựng. Bản thông cáo báo chí gia đình chị Mai Thị Dung gửi ra, thay tiếng nói đầu tiên của chị khi vừa về tới gia đình, là lời cám ơn thật đầy đủ đến

Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng Tám năm 1945

Trần Quí Cao

Bài 4: Hậu quả của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”

Dưới đây là các hậu quả dễ thấy của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”:

1) Đẩy dân tộc vào một cuộc chém giết khủng khiếp. Một phần rất lớn sinh lực của đất nước bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh chống lại cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Các ước tính cho rằng, khoảng 8-10 triệu sinh mạng bị cướp đi. Miền Bắc mất 5-6 triệu, miền Nam mất 3-4 triệu. Nếu so sánh với con số 58 ngàn lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường Việt Nam, chúng ta thấy hơn 99% số thương vong là của người Việt! Cuộc chiến này, dù được trang điểm dưới bất kỳ ngôn từ hoa mỹ nào, cũng không che đậy được bản chất nội chiến.

Phải bịt lỗ hổng làm loạn đất nước

Tô Văn Trường

Nhìn hàng ngàn hộ nông dân trồng dưa hấu khóc ròng trên đồng ruộng (cho cả bò ăn dưa) và hàng dãy xe tải dài, chất đống dưa hấu ứ đọng ở cửa khẩu Việt - Trung mới đây chỉ là hình ảnh lặp đi, lặp lại nhiều năm qua với hàng nông sản của Việt Nam thật đau lòng.

Không những thế, lâu nay các thương lái Trung Quốc còn thâm nhập sâu vào nội địa thu mua những thứ lạ đời. Lúc đầu, họ đặt giá cao ngất ngưởng, số lượng lớn rồi âm thầm biến mất để lại bao hậu họa cho người dân điển hình như thu mua đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu, rễ tiêu, lá điều khô, mãng cầu xiêm, hạt na, trắc dây, rễ tiêu, gốc trắc non, rễ sim, v.v.

Đọc bệnh thì dễ mà “kê đơn”, “bốc thuốc”, quả là không đơn giản chút nào nhất là gần đây có thông tin đáng giật mình là thương lái Trung Quốc gom mua rêu đá với giá cao.

Luật sư Trần Văn Tạo gởi thư đề nghị Chủ tịch nước: Ra quyết định thu hồi quyết định bác đơn ân xá với tử tù Hồ Duy Hải

Ngày 18.4.2015

Kính gửi Đồng chí Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước,

Trước hết tôi xin thay mặt gia đình Hồ Duy Hải cảm ơn anh đã có quyết định cho hoãn thi hành án tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải.

Nay tôi lại viết thư này đến anh để bày tỏ sự lo lắng của gia đình Hồ Duy Hải, của tôi và của tất cả những ai đã từng quan tâm đến vụ án này. Sau khi nghe ông Chánh án TANDTC cũng như lãnh đạo khác của tòa án giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng bản án tử hình của Hồ Duy Hải phải được thi hành sau khi được xem xét lại.

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng không được đứng tên đóng góp Xây dựng khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Tô Lê Sơn

Mấy lời gửi báo Lao động và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nhận được tin này từ các bạn ở Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tôi, một biên tập viên kỳ cựu của báo Lao động, một người có tham gia đóng góp quỹ “Tấm lòng vàng” đáng tự hào của Báo, không thể không đặt ra với Báo Lao động và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mấy câu hỏi:

1/ Ai đã ra lệnh cho các cán bộ viên chức ở Văn phòng Đại diện Báo tại TP HCM không nhận khoản tiền ​đóng góp của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho Quỹ Xây dựng Khu Tưởng niệm Gạc Ma?

2/ Mệnh lệnh trên căn cứ vào bộ luật nào của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

3/ Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã bị tuyên là “phi pháp” hay “không được phép hoạt động”, tại văn bản chính thức nào?

Nếu những người có trách nhiệm không trưng ra được căn cứ hợp pháp cho lệnh trên, một mệnh lệnh vi hiến và phạm pháp, trực tiếp chống lại tuyên bố “người dân được làm bất cứ gì luật pháp không cấm” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trực tiếp phá hoại việc quyên góp mang tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, thì phải lập tức hủy bỏ cái lệnh mất lòng dân này.

Hoàng Hưng

Tính phức tạp và mối nguy của việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa

Phan Văn Song

Theo các thông tin có được hiện nay thì trong các thể địa lý mà Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa nhiều lắm là 4 có thể tạm coi là đảo đá [1], còn lại chỉ là các bãi triều thấp (low-tide elevation: bãi chỉ nhô lên mặt nước khi triều thấp).

Lưu ý rằng theo Luật Quốc tế thì không nước nào có thể đòi hỏi chủ quyền các thể địa lý ngầm, kể cả các bãi triều thấp nằm ngoài lãnh hải của mình. Nếu toàn bộ hoặc một phần bãi triều thấp cách một đảo/đảo đá không quá 12 hải lý thì theo UNCLOS, có thể dùng ngấn nước lúc đó của thể địa lý này trong việc vạch đường cơ sở cho đảo, từ đó tính lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa... Và theo UNCLOS thì đảo đá (rock – không duy trì được sự cư trú của con người hoặc nền kinh tế riêng) chỉ được hưởng lãnh hải tối đa 12 hải lý, còn các đảo nhân tạo thì chỉ được cho phép có vùng an toàn tối đa 500 m. Cả hai loại này không được hưởng EEZ và thềm lục địa.

Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng Tám năm 1945

Trần Quí Cao

Bài 3: Hai Miền Nam Bắc sau Hiệp định Genève

Sau trận chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết mang lại hòa bình cho Đông Dương. Kể từ đó Việt Nam tạm thời chia làm hai miền:

1) Phía Bắc sông Bến Hải là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức chính trị xã hội theo hệ thống xã hội chủ nghĩa dưới quyền cai trị của ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam.

3) Phía Nam sông Bến Hải là Việt Nam Cộng Hòa tổ chức xã hội theo hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống Tam quyền phân lập, trong đó quyền Lập pháp thuộc về Quốc hội lưỡng viện do dân trực tiếp bầu ra.

Suy nghĩ nhân đọc bài “Lịch sử và lãnh tụ” của ông Nguyễn Minh Nhị

Lê Phú Khải

Thiết tha với “việc Đảng và vận nước” lắm, ông Nguyễn Minh Nhị mới thổ lộ những suy nghĩ gan ruột của mình: “Con đường cách mạng Việt Nam chạy qua cung đường thời gian 30 năm qua xem ra nguyên liệu “đổi mới” đã cạn. Nó đang chạy với quán tính của giai đoạn cuối của đà “đổi mới” và năng lượng của FDI từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài”.

Tôi nghĩ, ông Chủ tịch tỉnh đã về hưu này phải cân nhắc lắm mới công bố suy nghĩ của mình trước thềm Đại hội 12 quan trọng của Đảng cầm quyền. Và, đó là một suy nghĩ sâu và đúng.

Xét về bản chất của khái niệm “Đổi mới” từ Đại hội 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì phải gọi đúng tên của nó là “Đại hội Sửa sai”. Kinh tế thị trường là qui luật mà cả loài người đã đi theo, như một dòng sông luôn chảy không ngừng nghỉ. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo kế hoạch tập trung của các đảng cộng sản khác nào xây một cái đập giữa dòng sông đó. Nó tạo nên mực nước chênh lệch giữa hai bên. Khi mực nước phía thượng nguồn dâng cao, có khả năng vỡ đê thì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu xoá bỏ chế độ độc đảng, làm lại từ đầu với không ít gian nan. Việt Nam thì sửa sai chỉ bằng cách phá cái đập ở giữa sông đi. Thế là… nước chảy ào ào. “Cái cung đường thời gian 30 năm qua” phát triển như lời ông Nhị nói, đã qua. Bây giờ nước chảy lừ đừ vì không còn thế năng, không còn động lực. Chẳng lẽ lại xây một cái đập giữa sông để tạo nên động lực, rồi lại phá cái đập đi để tạo năng lượng cho dòng chảy mới?!!!

Về “Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan”: Lại thêm một sự gian lận đê hèn của giới báo chí!

Nguyễn Đình Nguyên

Tình cờ trên FB lại chuyền nhau về "Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan" coi như là hồi ký của ông được đăng tải trên trang Petrotimes (18/08/14) do Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập. Đã đọc qua rồi, nhưng vốn mê "Màu tím hoa sim" như mọi người mê văn chương, nên tôi vẫn muốn đọc đi đọc lại về ông.


Bài tự sự của ông đã được biên tập lại gọn ghẽ, thành câu đoạn dễ đọc. Đọc qua một lượt, bỗng dưng gợi lại trong trí nhớ của tôi có những đoạn tôi ngờ ngợ là đã từng đọc khá lâu trước đây không phải như vậy. Những đoạn này đã được gọt tỉa một cách khéo léo, "tài tình", nếu không tinh ý thì không thể nhận ra đó có phải là văn gốc của tác giả hay không. Sinh nghi, kiểm tra lại thì thấy quả là có sự "biên tập" quá thô thiển. Tôi trích ra đây để bạn đọc tham khảo và nhận xét, dù tôi không có trong tay bút chỉ của ông nhưng vẫn tin là như thế.

Think tank của trí thức Việt Nam: Thực trạng & Giải pháp

Chu Hảo

LTS. Thủ tướng Chính phủ vừa công bố quyết định (QĐ 501) thí điểm tổ chức "Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức" khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Thực ra, đọc Quyết định 501 nói trên (từ đường dẫn đã đưa, hoặc ở tệp kèm – xem cuối bài), người ta dễ thấy đây chỉ là một cố gắng tuyệt vọng để mong có được một sinh hoạt năng động của giới trí thức theo Đảng. Bởi, không phải ai cũng có quyền tổ chức "Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức", mà như bản Quyết định ghi rõ (điều 3), chỉ có "Cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ" mới được tổ chức (thí điểm) "Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp" này. Và từ đó, dĩ nhiên chỉ những tổ chức, cá nhân tham gia Diễn đàn này mới “được phát biểu công khai ý kiến của mình về các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế – xã hội; đề xuất các kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền” (như nhà báo Huy Đức đã chỉ ra trong bài trên Văn Việt mà chúng tôi đã giới thiệu trong mục Thấy trên mạng hôm qua). Thực ra, câu in đậm trên chưa nói lên được kích thước của cái gọi là "quyền phát biểu công khai" của những người tham gia các "Diễn đàn" này. Câu đó nằm trong điều 7, về "Quyền của Tổ chức, cá nhân tham gia Diễn đàn", sau khi điều 5, điểm 5 giao cho "đơn vị tổ chức Diễn đàn" quyền "công bố hoặc không công bố các nội dung, ý kiến tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các tổ chức, cá nhân tham gia Diễn đàn". Còn điều 8, nói về "Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia Diễn đàn" thì nhắc lại, ở điểm 3, cho những người tham gia – nếu họ không đọc kỹ điều 5, điểm 5 nói trên – rằng họ "không được (...) đưa ý kiến cá nhân mang danh nghĩa Diễn đàn... khi chưa được phép của đơn vị tổ chức". Nghĩa là, cái "công khai" nói trên ở điều 7 chỉ là "công khai trong phòng họp" mà thôi.

Một "truth denier" của Việt Nam

GS Nguyễn Văn Tuấn

Các bạn phải chuẩn bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc phát ngôn sau đây: "Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […] Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đày" (1). Nếu có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của ông thì sẽ rõ hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.

Ai nói thế? Xin thưa, đó là Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, phó giáo sư, sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội (2). Xin nhắc lại để khỏi nhầm lẫn: sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn qua lí lịch khoa học thì thấy đây là một sử gia rất tiêu biểu của "triều đình" (còn gọi là sử gia cung đình).

Tôi nghĩ câu nói đó đã đủ để ông có thêm một chức danh mới, nói theo tiếng Anh là "truth denier", tức là kẻ phủ nhận sự thật. Rất nhiều người, không phải là sử gia, có thể thấy ngay rằng ông đã sai lầm. Tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Nhục hình, tra tấn, đánh đập đã xảy ra. Có nhiều người chết trong các trại tù cải tạo. Tất cả những điều đó là sự thật. Ấy thế mà ông phó giáo sư sử học lại phủ nhận thì chúng ta có lí do để chất vấn tính trung thực của ông ấy, dù là tính trung thực của người làm khoa học xã hội.

Tin nhanh

Ông Lê Thúc Anh đã thất cử trong Đại hội nhiệm kỳ 2 vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(Phỏng vấn LS Trần Quốc Thuận)

Trong 3 ngày 17 đến 19-4-2015, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2 (2015-2020) tại Hà Nội. Sau đại hội, phóng viên BVN có gặp gỡ LS Trần Quốc Thuận là Phó chủ nhiệm UB Giám sát khen thưởng và kỷ luật của Liên doàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ 1 (2009-2015), được ông cho biết ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ I, mặc dù đã được các tổ chức có trách nhiện đề cử và duyệt y việc ông tái cử nhiệm kỳ 2 nhưng kết quả ông đã thất cử với số phiếu rất thấp: trong 38 người được đề cử để chọn lựa 32 người vào Hội đồng Luật sư Việt Nam thì không may cho ông, số phiếu bầu của ông chỉ đứng đúng ở thứ bậc 38 trong số 38 người.

Chính quyền Hà Nội còn muốn thách thức nhân dân đến bao giờ?

Mạc Văn Trang

Chính quyền Hà Nội còn mắc nợ dân quá nhiều. Bao nhiêu vụ việc từ trước đến nay chưa giải quyết đến nơi đến chốn và thông báo công khai minh bạch cho dân biết. Qua hai vụ việc xẩy ra gần đây người dân càng nhận rõ hơn, hình như Chính quyền đang thách thức nhân dân?

Việc thứ nhất là, ngày 14/3/2015 đám Dư luận viên (DLV) quậy phá, cản trở những người dân yêu nước dâng hương ở Đài liệt sĩ Hà Nội, tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến chống quân xâm lược Trung cộng trên đảo Gạc Ma (14/3/1988) chưa được điều tra, xử lý. Đám DLV này đã được ai đó bật đèn xanh, mặc áo có in logo cờ đỏ sao vàng với dòng chữ “DLV” và cầm cờ búa liềm, chúng không chỉ cản phá người dân dâng lễ, tưởng niệm các liệt sĩ, mà còn nhảy múa, ca hát mừng ngày Trung cộng chiếm đảo Gạc Ma sát hại dã man 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng còn chế nhạo, hăm dọa, chĩa camera vào mặt từng người đến dâng hương để ghi hình…

clip_image002

Thư ngỏ gửi Luật sư Hà Huy Sơn

Hà Nội ngày 18-4-2015

Kính gửi Luật sư Hà Huy Sơn,

Xin trả lời thư ngỏ ngày 24-3-2015 của Luật sư được đăng trên Bauxite Việt Nam như sau:

A) Trong một blog hay website (dưới đây gọi chung là blog) được xây dựng trên cơ sở Wordpress có rất nhiều người dùng (user) có thể truy cập và quản trị trang đó theo cấp độ khác nhau. Người tạo ra blog hoàn toàn có thể không là chủ của blog đó (có nhiều công ty dịch vụ CNTT sống bằng cách tạo dựng blog và website cho những người chủ là những người đặt hàng!). Người chủ, người tạo lập blog có thể, hoặc có thể không là những người dùng (user) sau đây của blog như vậy, theo thứ tự quyền hạn tăng dần:

0) Các bạn đọc (subscribers) là người chỉ có quyền đọc và viết bình luận (comment);

1) Những người đóng góp (Contributors): có quyền đọc và viết bình luận như bạn đọc 0), ngoài ra có thể xóa, biên tập bài mình đóng góp nhưng không có quyền đăng;

Tản mạn chuyện 40 năm

Vũ Cao Đàm

Việt Nam 40 năm (1975-2015)

Đã 40 năm kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, mà Việt Nam vẫn còn quá lẹt đẹt về nhiều mặt.

Về chỉ số khốn khổ, Việt Nam xếp hạng thứ 66(). Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ khổ trong cuộc sống của người dân tại các quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và lạm phát trên tăng trưởng GDP đầu người trong năm. Chỉ số này càng cao thì mức độ khốn khổ của người dân ở quốc gia đó càng lớn.

Kinh tế Việt Nam hiện được xếp thứ 42 thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo ngang giá sức mua tương đương 322 tỷ USD, kinh tế Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore.

Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng 8 năm 1945

Trần Quí Cao

Bài 2: Cuộc Kháng chiến chín năm giành độc lập từ Pháp.

Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám (CMT8) thì rất có thể các đảng phái khác nhau, các thành phần khác nhau của dân tộc VN đã đoàn kết trên một mặt trận đối phó với Pháp. Hoàn cảnh đó, thực lực đó, Việt Nam có thể giành được độc lập mà không phải trả giá bằng cuộc chiến 9 năm. Nhà sử học và nhà hoạt động văn hóa chính trị đáng kính của Việt Nam, người từng nghiêng về ủng hộ cuộc kháng chiến 9 năm, ông Hoàng Xuân Hãn, nhớ lại: “Chiến tranh sở dĩ xảy ra vì bên ngoài ta không thuyết phục được Pháp tôn trọng chúng ta hơn, bên trong ta không dẫn dắt được dân chúng đấu tranh hòa bình”.

Dù sao cuộc chiến cũng đã nổ ra. Truyền thống chống ngoại xâm được hun đúc ngàn năm đã biến Việt Nam thành một chiến trường toàn diện.

1) Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nơi nào cũng có thể trở thành chiến trường.

2) Các thành phần dân tộc đồng loạt xung phong lao ra trận. Cả đất nước xếp lại mọi sinh hoạt đời thường để cầm vũ khí xông vào bắn giết.

Ảnh hưởng của “Bảy chị em” (Seven Sisters) tới Việt Nam

Tú Hoa

Không phải tất cả những luận điểm của bài viết đều thuyết phục. Nhưng cái nhìn mới mẻ của tác giả giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về vị thế địa chính trị, địa kinh tế của Việt Nam trong bàn cờ của các thế lực quốc tế.

Bauxite Việt Nam

I. “BẢY CHỊ EM” (Seven Sisters) nghĩa là gì?

“BẢY CHỊ EM ” hay tiếng Anh còn gọi là “Seven Sisters” là tiếng lóng để ám chỉ bảy công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới, nắm khoảng 85%-95% trữ lượng dự trữ dầu hỏa của thế giới. Khởi thủy (lúc ban đầu), “BẢY CHỊ EM” trong ngành dầu hỏa bao gồm các công ty sau đây:

•Exxon (xuất thân từ Standard Oil of New Jersey)
•Mobil (xuất thân từ Standard Oil of New York)
•Chevron (xuất thân từ Standard Oil of California)
•Texaco
•Gulf Oil
•Shell
•British Petroleum

Tháng Tư từ hai góc nhìn

Nguyễn Hưng Quốc (blog)

18.04.2015

clip_image001

Người Việt kỷ niệm ngày 30 tháng 4

Lại tháng Tư. Lại thấy trên báo chí và các mạng lưới truyền thông xã hội trên internet những bài viết về một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: tháng Tư 1975. Tuy nhiên, năm nay, các bài viết, đặc biệt ở hải ngoại, dường như khác những năm trước. Trước, người ta chỉ tập trung vào sự sụp đổ của chính quyền miền Nam và những hậu quả của nó. Năm nay, bên cạnh cái nhiều người gọi là ngày “đổi đời” ấy, người ta còn tập trung vào một khía cạnh khác: 40 năm người Việt định cư ở nước ngoài.

LỊCH SỬ VÀ LÃNH TỤ

Nguyễn Minh Nhị

Nhân đọc bài của TS Tô Văn Trường về chủ đề Đại hội Đảng khóa 12 sắp tới mà anh gửi riêng tham khảo, tôi như được gợi mở suy nghĩ trên tinh thần trách nhiệm về việc Đảng và vận nước.

Lịch sử là con đường không thẳng. Có ai ngờ 40 năm nước nhà độc lập, thống nhất mà con đường đi lên hạnh phúc không thẳng tắp, "rộng thênh thang" như ta tưởng. Và mỗi lần vượt qua khúc quanh hoặc để "nắn dòng" chảy đòi hỏi phải có con người lịch sử. Chỉ có con người lịch sử mới chuyển dòng lịch sử một cách lành tính. Đó là trường hợp ông Trường Chinh.

Những gì tôi đọc, nghe đều cho rằng ông từng có khuyết điểm trong Cải cách ruộng đất và cứng rắn trong chủ trương xây dựng Hợp tác xã ở Miền Bắc (1958), và trên cả nước sau khi hai miền thống nhất cho đến năm 1986. Nhưng khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời, lịch sử trao gánh nặng cho Ông: Cứu Đảng - cứu chế độ, cứu dân. Ông Đổi mới! Chỉ có ông dám thông qua Báo cáo chính trị phê phán sai lầm của Chủ nghĩa xã hội giáo điều, quan liêu, bao cấp mà thành trì Liên Xô đang lung lay sụp đổ.

Nhờ có tư duy nhạy bén, biết lắng nghe hơi thở của cuộc sống, có uy tín cao trong Đảng , ông đã dũng cảm vượt lên chính mình, trực tiếp chỉ đạo viết lại Văn kiện Đại hội Đảng VI theo tinh thần Đổi mới. Sau mười năm báo cấp (1976-1986), nền kinh tế Kế hoạch hóa Việt Nam đang tuột dốc thảm hại, ông dám "bẻ góc" cho nó vọt lên thì chính ông là người làm nên lịch sử.

SỰ CỐ PHÓNG XẠ Ở VŨNG TÀU VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG SỢ SẼ XẢY RA

TK Tran

Giữa tháng 9 năm ngoái công luận ở cả Việt Nam xôn xao về việc một thiết bị chụp ảnh phóng xạ có chứa nguồn Iridium-192 của công ty APAVE bị mất cắp ở Sài Gòn. May mắn là sau 6 ngày tìm kiếm ráo riết, người ta đã lấy lại được thiết bị này trong tình trạng nguyên vẹn, không bị phá hỏng hay tháo gỡ.

Câu chuyện vẫn còn nóng hổi, chưa chìm vào quên lãng, thì chỉ 6 tháng sau, lại có tin một thiết bị phóng xạ khác chứa Cobalt-60 bị mất ở Vũng Tàu, Cho tới nay, sau 3 tuần khẩn cấp tìm kiếm, vẫn chưa có manh mối cụ thể nào, mặc dù Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chỉ đạo "bằng mọi giá (phải) tìm kiếm được nguồn phóng xạ trong thời gian sớm nhất" và loan báo sẽ có khen thưởng cho người tìm được. Theo dõi các thông tin về việc này trên báo chí, người đọc không khỏi kinh ngạc khi biết rằng thiết bị đã bị mất từ nhiều tháng nay sau khi được tháo ra từ dây chuyền sản xuất thép của hãng Pomina 3 ở huyện Tân Thành. Sự việc chỉ bị lộ ra khi người chịu trách nhiệm an ninh phóng xạ hết nhiệm vụ bàn giao giấy tờ, thiết bị cho người kế nhiệm. Trong suốt nhiều tháng trời, không ai biết tới thiết bị này trôi nổi ở đâu.

Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng 8 năm 1945

Trần Quí Cao

Đặt vấn đề

Đảng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt: đảng CSVN) thường nói đảng CSVN có vị thế chính đáng để lãnh đạo đất nước lâu dài. Chính nhân dân Việt Nam đã chọn đảng CSVN, chớ không chọn ai khác, làm lãnh đạo, vì trong bảy chục năm qua Đảng đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, và do đó Đảng có công lao trời biển đối với đất nước.

Các thành tích lớn Đảng CSVN thường nêu lên là:

1) Lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập từ tay phát xít Nhật.

2) Khi Pháp quay lại Đông Dương, Đảng CSVN đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Kháng chiến chín năm giành độc lập từ Pháp.

3) Khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút khỏi Đông Dương, nước Việt Nam bị chia thành hai miền Nam, Bắc theo các thể chế khác nhau, Đảng CSVN đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục công cuộc giành độc lập bằng cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Chuyện hài minh oan cho hai ông tướng bộ trưởng trước thềm Đại hội XII

(Thư giãn cuối tuần)

Tếu Táo

Tôi viết câu chuyện này vì muốn minh oan cho hai ông Tướng Lê Đức Anh và Phùng Quang Thanh, hai vị Bộ trưởng Quốc Phòng, bị dân mạng nhao nhao lên án là “bọn thân Tàu bán nước”.

Trước hết phải nói, tôi chẳng có quan hệ thân thích gì với hai vị Tướng này, một vị là Bộ trưởng Quốc phòng thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đáng tuổi cha chú của tôi, còn một vị là Bộ trưởng Quốc phòng thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đáng tuổi em út của tôi.

Ngay giờ đây, nếu vào mạng vẫn được đọc đầy đủ các tin tức lên án hai ông Tướng Bộ trưởng về thái độ hèn nhát trước quân xâm lược Tàu cộng.

Tôi càng đọc càng thấy thương hai ông.

Vụ biểu tình chặn QL1A: Đừng xem thường người dân

Nam Nguyên- RFA

clip_image002

Xe ùn tắc trên quốc lộ 1A

Cuộc biểu tình bạo động chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ từ chiều 14 đến đêm 15/4/2015, làm kẹt xe hàng chục km ngang qua huyện Tuy Phong và Thuận Nam tỉnh Bình Thuận, đã gây chấn động dư luận toàn quốc. Điểm đáng chú ý, nguyên nhân của sự phản kháng giận dữ là vì môi trường sống của người dân địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Khiếu nại nhiều lần mà tình trạng ô nhiễm không giảm nên cuối cùng sự nổi giận của người dân đã bùng phát thành biểu tình và khi bị ngăn chặn thì bạo động đã xảy ra. Theo Vn Express, trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng (tức chai chứa xăng có nùi giẻ mồi lửa) tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Một khách sạn và 3 ô tô gần khu vực bị hư hại nặng.

Nói thật không sợ mất lòng (kỳ 1)

Sắc Ly

Từ cuối tháng 3/2015 chuyên mục "Nói thật cho nhau nghe!" của chúng tôi đã kết thúc. Từ tháng 4/2015 chúng tôi xin phép chuyển sang chuyên mục "Nói thật không sợ mất lòng!", mà về bản chất vẫn là đi tiếp dòng ý tưởng chủ đạo là Nói thật. Lý do cũng đơn giản thôi, vì chúng tôi vẫn luôn nhận thức:có biết sự thật thì mới tiếp cận được chân lý, tôn trọng sự thật vốn là nguyên tắc sống của Con Người chân chính, và sự trung thực vốn là một tính cách đặc trưng nổi bật của người Việt chúng ta. Nhưng trong dân gian Việt lại cũng thường bảo nhau "Nói thật mất lòng", nhằm đưa ra một lời khuyên trong cách ứng xử linh hoạt, tế nhị, và được ngầm hiểu là "tùy lúc mà nói thật", để vừa giữ được "hòa khí", lại vừa "được việc"! Nhưng theo chúng tôi thì đối với việc dân, việc nước thì có lẽ không được phép áp dụng lời khuyên đó, vì sẽ gây thiệt hại rất lớn đến lợi ích chung. Và thực ra suy cho cùng thì phải tỉnh táo để nhận ra ai sẽ mất lòng khi được nghe lời nói thật, và sự mất lòng ấy đối với một nhóm người nào đó có sánh được với những tổn thất đối với lợi ich chung không? Ai cũng biết rõ những người mất lòng khi bị nghe lời nói thật chỉ vì họ sợ sự thật và họ đã quen nói dối rồi, chỉ vì lợi ích riêng của họ luôn gắn liền với thói bưng bít sự thật. Ngày nay, dưới một thể chế dân chủ (như lãnh đạo vẫn nói) thì Đảng với Dân là một, cùng chung lợi ích, thì Đảng rất cần nghe Dân nói sự thật, và Dân cũng rất cần phải nói cho Đảng biết rõ sự thật. Do vậy từ nay chúng ta nên thực hiện "Nói thật không sợ mất lòng!", để phục vụ cho lợi ích chung. Trên tinh thần đó, trong các câu chuyện của chuyên mục mới, chúng tôi sẽ cố gắng phản ánh mạnh dạn hơn, thẳng thắn hơn để đạt cho được cái chất Thật của hiện thực, nhằm góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển tiến bộ.

S.L.

Hành động quá khích hay tình nghĩa đã phôi pha?

Khuất Dương Hiền

Quy luật muôn đời là “tức nước vỡ bờ”. Điều này trong lịch sử Việt Nam đã không chỉ một lần chứng nghiệm. Những người dân lương thiện, thấp cổ bé họng, không phải ngẫu nhiên tụ tập nhau lại “làm loạn”. Hẳn nhiên, họ cũng không bị bất cứ “thế lực thù địch” nào kích động biểu tình chống nhà nước. Đó là những thân phận con sâu cái kiến bị dồn đến bước đường cùng, sắp hết nguồn dưỡng khí duy trì sự sống bởi mùi xỉ than khủng khiếp của công nghệ Tàu gây ô nhiễm. Nhưng thật trớ trêu, cứ nhìn những người dân đang đối mặt với dàn cảnh sát cơ động được trang bị từ đầu đến chân, trong khi họ chỉ có gạch đá, và tiếng cười sảng khoái mỗi khi ném trúng mục tiêu, ta lại thấy có cái gì đó hài hước như một trò diễn dân gian…

Bauxite Việt Nam

Chúng tôi không thể sống như đã chết!

Nguyễn Đình Ấm

Năm nào bà con đến tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên mặt trận chống Trung Quốc xâm lược cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn. Họ luôn sử dụng lũ côn đồ hoặc giả côn đồ quấy phá, khiêu khích. Không ít người còn bị công an bắt lên trại Lộc Hà (Đông Anh), đồn nọ, đồn kia giam cầm, xúc phạm nhân phẩm.

Sáng 14/3 năm nay, những người không thể quên ngày 64 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma, bị xâm lược Trung Quốc tàn sát, đến tưởng niệm vong linh họ ở tượng đài vua Lý Thái Tổ, vẫn bị lũ dư luận viên cản trở. Đám người vô văn hóa ưỡn ẹo nhảy múa theo điệu nhạc “trống cơm”, xô đẩy, dùng cờ búa liềm che chắn …trong thời khắc đau thương, uất hận của dân tộc là hành vi vô lương, vô sỉ, phản dân, hại nước. Sau các cuộc quậy phá của bọn “âm binh” có chỉ đạo đó, đến lượt Công an Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát giấy triệu tập tràn lan những công dân tham dự tưởng niệm với cái cớ “về vụ dư luận viên”, nhưng thực chất là thẩm vấn mang tính chất khủng bố tinh thần. Động thái này rất khó hiểu, hay là họ muốn lập công với các “đồng chí” Trung cộng?

Sẽ còn nhiều tai nạn kinh hoàng vì đường sắt "cổ"?

Tùng Nguyễn

(VnMedia) - Theo Tiến sĩ Trần Đình Bá, Hội Kinh tế vận tải đường sắt Việt Nam, nguyên nhân của hàng loạt các vụ tai nạn đường sắt xảy ra trong thời gian vừa qua là do hệ thống đường sắt khổ 1m của nước ta hiện nay quá lạc hậu và rệu rã, không còn thích ứng với việc chạy tàu.

Như VnMedia đã đưa tin, vào hồi 21h40 phút ngày 10/3/2015 tại khu vực đường ngang dân sinh giao với đường sắt đoạn qua thị trấn Hải Lăng (Quảng Trị) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hỏa mang số hiệu SE 5 chạy hướng từ Hà Nội vào TP.HCM và một xe tải chở đất.

Vụ va chạm đã làm đầu máy số D19E- 968 bị bung, gãy đầu đấm, đầu máy trôi về phía Nam cách vụ tai nạn 2 km; 3 toa xe giáp đầu máy bị trật bánh; trong đó có 1 toa hàng cơm và 1 toa xe chở khách bị xoay ngang, vuông góc với đường sắt, toa xe chở khách số 3 bị đổ nghiêng 60 độ.

BỐN MƯƠI NĂM SAU CUỘC CHIẾN VIỆT NAM BÀI HỌC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

Trần Thạnh, PhD

Thấm thoát đã 40 năm kể từ ngày cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Khoảng thời gian dài đó dường như không đủ để hàn gắn lòng người ly tán. Tệ hại hơn, khoảng thời gian đủ dài cho bất cứ một đất nước bình thường nào cũng có thể vươn lên, lại phải chứng kiến một nước Việt Nam vẫn chìm đắm trong lạc hậu.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (The World Bank)[1] thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) của Việt Nam vào năm 2013 là 1910 Mỹ kim, xếp Việt Nam vào hạng thứ 123 trong số 169 nước trên thế giới có số liệu thu thập. Trong khi đó thu nhập trung bình của các quốc gia được liệt vào hạng trung bình thấp (lower middle income) của thế giới là 2043 Mỹ kim, và thu nhập trung bình của tất cả các quốc gia trên thế giới là 10610 Mỹ kim .

Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Minguk, 大韓民國, Republic of Korea, trong bài này sẽ gọi tắt là Hàn Quốc) là một đất nước trong khu vực, có lịch sử và văn hoá gần giống với Việt Nam. Về phương diện địa chính trị, Hàn Quốc nằm ở một vị thế không khác Việt Nam, nếu không nói là có phần bất lợi hơn: phía bắc và tây của bán đảo Triều Tiên là Trung Quốc, phía đông là Nhật Bản. Trong lịch sử, cả hai nước này đã từng nhiều lần xâm chiếm bán đảo Triều Tiên.

LỰA CHỌN HƠN NỖ LỰC

Đức Thành

Đầu tháng tư 2015, một dàn lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Tàu ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới.

Về thành phần chuyến đi, với danh sách 4 Ủy viên Bộ Chính trị – tự nó đã cho thấy sự “ nỗ lực” cầu cạnh ở một chính thể độc tài đảng trị “thiên triều” về sự yên thân của một tập đoàn chuyên chế độc đảng “thuộc quốc” nhiều hơn là những gì hợp tác bình đẳng, phát triển cùng có lợi cho cả hai dân tộc Hoa – Việt như họ đã từng ra thông cáo.

Màn kịch hai mốt phát đại bác Bắc Kinh dành cho bầu đoàn ông Tổng Trọng chỉ làm những người Việt có tinh thần tự tôn dân tộc càng thêm bất bình bởi Biển Đông Việt Nam đang bị chính những kẻ đem trọng pháo ra nghênh tiếp ấy đang tìm cách độc chiếm bằng thứ bản đồ hình lưỡi bò láo xược. Trơ trẽn hơn nữa họ còn thách thức dư luận và luật pháp Quốc tế. Ngay những ngày họ cắm giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, trước sức ép của nhân dân và bạn bè thế giới dù chưa có nghị quyết của Đảng nhưng về mặt nhà nước cũng có phát ngôn phản đối. Bắc Kinh đã không ngần ngại cử người sang “kêu gọi đứa con hoang đàng quay trở về” với Tổ quốc(!?).Vậy mà khi nghe 21 phát đại bác ấy hầu hết thành phần trong đoàn lại “tự sướng” rằng một thời kỳ mới nồng ấm trong quan hệ với Bắc Kinh lại bắt đầu!

Đỉnh cao của sự sợ hãi

Huy Đức

Một bình luận hay: Đỉnh cao của sự sợ hãi

Đây là bình luận của Nhà báo Huy Đức. Bài ngắn nhưng sắc sảo và hay. Thích nhất là hai đoạn cuối (và tôi trích lại):

"Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ Cộng sản là sự sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền thì sợ nhau và sợ dân.

Đỉnh cao của sự sợ hãi đối với những người trong tay không có gì sẽ là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng tàn bạo".

Tôi nghe một phiên bản khác về mối quan hệ giữa chính quyền và dân ở phương Tây, Tàu, và Việt Nam. Ở phương Tây chính quyền sợ dân, vì họ làm dân giận là xem như thất cử lần sau. Ở bên Tàu, dân sợ chính quyền, vì chính quyền có thể trở nên rất tàn bạo. Còn ở Việt Nam thì chẳng ai sợ ai cả, chính quyền không sợ dân, vì họ có phương tiện để đàn áp; dân cũng chẳng sợ chính quyền, vì người Việt Nam sẵn sàng liều mạng một sống một chết với chính quyền.

Tôi chỉ muốn thêm nhận xét của Huy Đức về sự sợ hãi bằng cách trích một câu nói trứ danh của Thomas Jefferson (Tổng thống Mỹ) rằng: Khi Chính phủ sợ dân lúc đó có tự do; khi dân sợ Chính phủ thì lúc đó xuất hiện bạo chúa.

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn

Lại giở giọng trịch thượng

GS Nguyễn Văn Tuấn

Đó là ghi nhận tôi muốn dành cho bài báo “Sino-Vietnamese conflicts can be contained till solution found” (Xung đột Tàu – Việt có thể kiềm chế cho đến khi tìm ra giải pháp) đăng trên tờ Hoàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản Tàu(1). Điều đáng nói là bài báo được công bố sau khi đoàn của ông Nguyễn Bí thư về nước.

Vẫn giọng điệu trịch thượng đối với Việt Nam, bài báo mở đầu với một giọng văn xách mé bằng cách đề cập đến tên của ông Nguyễn Phú Trọng trống trơn là “Nguyen Phu Trong”, chẳng cần “Mr” hay “Professor” gì cả. Có lẽ nó chẳng xem cái học hàm “giáo sư” của ông Tổng Bí thư ra gì? Bài báo nói đoàn của ông Trọng có đến 1/3 Bộ Chính trị, có lẽ để ngầm nói rằng Tàu quan trọng như thế nào đối với Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Việt Nam thu được gì trong chuyến thăm Tàu cộng?

Thái Bình

Nhận lời mời của người cầm đầu Bắc Kinh, một đoàn cán bộ cấp cao chưa từng có của Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (TBT) cùng 3 Ủy viên Bộ Chính trị (UVBCT) và một số Bộ trưởng, Trưởng Ban Đối ngoại của Đảng CSVN …, đã sang thăm Tàu Cộng với thời gian rất dài từ ngày 7 đến 10/4/2015.

Hai bên bàn bạc những gì về quan hệ giữa hai nước thời gian qua và tương lai, những điều công khai của đàm phán đã được thể hiện qua “Tuyên bố chung”, những điều bí mật chúng ta không được biết, nhưng chúng ta đã biết TBT Nguyễn Phú Trọng đã có kế hoạch thăm Mỹ, chính thế Tàu Cộng mới triệu ông Trọng sang trước để răn đe. Qua các nguồn tin Quốc tế cũng như báo chí Tàu cộng ta có thể thấy được Bắc Kinh đã đưa ra cho ban lãnh đạo Việt Nam một thông điệp rất rõ ràng:không được gắn bó với Mỹ, gắn bó với Mỹ hậu quả sẽ khó lường.

NGƯỜI DÂN MONG CHỜ GÌ Ở BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

Tô Văn Trường

Vấn đề lớn nhất vẫn là Đảng bầu trong nội bộ với nhau nhưng kết quả lại là chọn ra những vị trí để lãnh đạo nhân dân và xã hội, thiếu tính chính danh. Bao giờ người dân mới được trực tiếp bầu lên những người lãnh đạo mình như các thể chế dân chủ phổ quát trên thế giới?

Nếu nói là cần 1 thời kỳ “toàn trị quá độ” rồi mới đến dân chủ thực sự thì cũng cần cho dân biết kế hoạch của Đảng là thời kỳ đó kéo dài bao lâu? Đến khi nào, với những điều kiện gì thì thực sự trả lại quyền làm chủ xã hội cho các công dân của mình và khi nào Quốc hội mới thực sự là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước?

Báo Trung Quốc công kích Việt Nam ngay sau chuyến thăm của ông Trọng

 clip_image002

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

VOA Tiếng Việt

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác lên làm Tổng Bí thư ...  Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Nhận thức và những giải pháp cụ thể cho vấn đề “hòa hợp dân tộc” ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Trọng Bình

Trước hết phải nói rằng, thực hiện bài viết này bản thân tôi luôn ý thức đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp vì đã được nhiều nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước bàn bạc, thảo luận suốt 40 năm qua nhưng nhìn chung vẫn là một sự bế tắc. Vì lẽ đó, hoàn toàn không có ý “múa rìu qua mắt tiều phu”, tuy nhiên, nếu vì thế mà bản thân không dám nói ra những điều mình nghĩ thì chẳng khác gì đang lừa dối chính mình? Thật khó chịu và bứt rứt vô cùng nếu cứ phải sống trong tâm trạng như vậy.

I. NHẬN THỨC CHUNG

Lâu nay khi bàn đến vấn đề “hòa hợp dân tộc”, nhiều người chủ yếu chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để hàn gắn những “vết thương lòng” từ cuộc chiến hai mươi năm (1954-1975) giữa “bên thắng cuộc”“bên không thắng cuộc”. Cụ thể, đó là làm sao hóa giải lòng thù hận giữa một bên là những người đang nắm quyền lãnh đạo, điều hành đất nước (cũng là đại diện còn sót lại hoặc là “hậu duệ” trực tiếp của “bên thắng cuộc”) và một bên là phần lớn kiều bào đã, đang (buộc) phải tha hương, lưu lạc khắp nơi trên thế giới – đại diện cho “bên không thắng cuộc” từ sau ngày 30/4/1975 cho đến nay.

Hiến pháp và Nhân quyền

LS Lê Trọng Quát

Hơn ba năm sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, hình ảnh kinh hoàng của những vụ tàn sát hàng triệu sinh mạng trên gần khắp địa cầu đã thôi thúc mọi người phải xác quyết và khẳng định thượng tôn quyền của con người: sống tự do, an toàn, phẩm cách được tôn trọng, sự phát triển và thăng tiến cá nhân được khuyến khích.

Với sự đồng tình tuyệt đối, ngày 10 tháng 12, 1948, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền. Quyền thiêng liêng của con người đã được thế giới chính thưc công nhận. Và từ đấy, nhân quyền lần lượt hiện diện trong Hiến pháp của các quốc gia thành viên trước đấy chưa quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, vài ngoại lệ còn sót lại với 5 chế độ Cộng sản. Bất hạnh thay, trong số này có nhà nước Cộng hòa ã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)!

Giữa lúc trong gần hai trăm quốc gia lớn nhỏ, Hiến pháp và nhân quyền khăng khít với nhau như hình và bóng thì tại CHXHCNVN cái gọi là « hiến pháp » nhất định không chấp nhận nhân quyền, bị xem như vũ khí của «thế lực thù địch». Đòi hỏi nhân quyền sẽ bị trừng trị, đánh đập. Tranh đấu cho nhân quyền sẽ chắc chắn vào tù. Tách riêng một thiểu số đảng viên Cộng sản, 90 triệu người Việt còn lại bị xem là «thế lực thù địch» và «cảm tình viên » của thế lực thù địch, được canh chừng cẩn mật. Mới hai năm trước đây, thừa dịp Nhà nước Cộng sản «cho» dân bày tỏ ý kiến tu chính Hiến pháp, dân chúng không mấy tin nhưng vẫn đề nghị một số tu chính nhằm công nhận một số dân quyền và nhân quyến căn bản, họ đã hoàn toàn thất vọng.

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế

Nguyễn Đình Cống

Chủ nhật vừa qua tôi ngồi nghe buổi Dân hỏi bộ trưởng trả lời của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Cùng nghe có một vị bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế. Bà Tiến đã trình bày những điều hay của quyết định yêu cầu các bệnh viện tuyến trên cam kết mỗi bệnh nhân một giường. Bà cho biết và có ý biểu dương nhiều bệnh viện đã tích cực hưởng ứng và tự nguyện ký cam kết, tuy vậy cũng còn một số bệnh viện đáng ra phải cam kết nhưng chưa ký. Nghe đến đây vị bác sĩ tỏ ý khen ngợi các bệnh viện chưa ký đó. Tôi thắc mắc vì sao lại khen các bệnh viện không thực hiện chủ trương rất hay, rất tốt của Bộ. Bác sĩ giải thích cho tôi thấy cái mặt trái nham nhở của “chủ trương rất hay vì người bệnh” đó của Bộ. Biết tôi thường có các ý phản biện, vị bác sĩ đề nghị tôi viết một bài, không những phản ảnh cho Bộ trưởng biết tình hình thực tế mà còn để nhiều người tham khảo. Tôi chọn cách viết thư ngỏ (ngoài ra còn gửi vào hòm thư Dân hỏi bộ trưởng trả lời để nhờ chuyển).

Chuyến đi "lợi bất cập hại"

Trần Kinh Nghị
clip_image002

Duyệt đội danh dự tại Bắc Kinh

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc đã bước sang ngày cuối cùng, tuy chưa hoàn toàn kết thúc nhưng phần nội dung đã được truyền thông của cả hai nước loan báo đủ để những ai quan tâm cũng có thể bình luận mà không lo bị cho là "thiếu thông tin". Theo sự mô tả của truyền thông chính thống của cả hai nước, thì chuyến thăm có vẻ như là thành công lớn nhất kể từ khi Trung Quốc công khai tiến hành các hoạt động bành trướng trên toàn bộ Biển Đông kể cả đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như dọc bờ biển của Việt Nam. Thậm chí có người tin rằng sau chuyến thăm tình hình sẽ tốt đẹp hơn như thể "hết mưa trời lại nắng" vậy! Đối với người Việt Nam vốn hay lạc quan, thì cảm giác này cũng là dễ hiểu, vì  nếu không, làm sao họ có thể tồn tại dưới cái bóng của gã khổng lồ trong hàng ngàn năm qua (!?) Thôi thì, nếu khi nào còn có thể, hãy sống bằng hy vọng. Nhưng cũng đừng quên những phen vỡ mộng lặp đi lặp lại chỉ trong vòng 1/2 thế kỷ qua. Và cũng đừng quên bờ cõi giang sơn Việt Nam dù  phải dịch chuyển về phía Nam vẫn chưa thể tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính.
Dưới đây xin đưa ra một cách nhìn khách quan bằng cách xem xét vấn đề từ những góc nhìn cụ thể của chuyến thăm lần thứ hai của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam sang Trung Quốc.

Việt Nam có chờ “bà Tổng thống Clinton”?

Nguyễn Giang

Cứ cho là nhiệm kỳ tới, bà Hyllary Clinton trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, thì cái hy vọng của các nhà lãnh đạo “đỉnh cao trí tuệ” với quan niệm cố hữu về việc lợi dụng đặc tính của phái yếu trong nghệ thuật “ngoại giao đu dây”, theo kiểu “làm bạn với cả thế giới” thì họ đã nhầm to. “Làm bạn với cả thế giới” chẳng khác gì không có bạn. Miếng trò ấy có lẽ hợp khẩu vị của các đồng chí “16 chữ vàng” hơn là với nền dân chủ tiến bộ phương Tây. Bởi thực chất, đó chỉ là một sáo ngữ, trong khi nội hàm thì rỗng; rỗng như Quốc khố, đến mức người ta phải thực thi phương pháp “tận thu” bất cứ thứ gì có thể quy đổi được ra VNĐ: phí bảo dưỡng đường bộ theo đầu xe, gia tăng giá điện vào dân, chặt cây Hà Nội, thậm chí còn ra đạo luật báo hại người lao động đến 60 tuổi mới được lĩnh tiền trợ cấp thôi việc…

Hillary Clinton, trước hết là chính khách hàng đầu của một cường quốc, từng nhiều năm làm Ngoại trưởng, nên không hề có ảo tưởng về một thể chế độc đảng, độc tài được điều hành bởi các nhóm lợi ích, chỉ sau một đêm trở thành dân chủ bằng những lời có cánh của chàng Cuội thời @. Cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ không là người “đàn bà thép” như Margaret Thatcher, với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ bà sẽ là người phụ nữ sở hữu thứ “quyền lực mềm” trong chính sách ngoại giao cũng như nội trị, nhưng có thể đó là thứ “lạt mềm buộc chặt”, rất khó tháo gỡ. Chắc chắn Hyllary Clinton không bao giờ đặt niềm tin vào thứ “dân chủ cuội”. Bà là nhà chính trị của thực tiễn và sẽ làm việc không mệt mỏi để cải thiện nền dân chủ thế giới theo hướng tốt hơn nếu nhiệm kỳ tới trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ. Không có một nền độc tài nào thống trị đất nước “muôn năm”. Và, trong lịch sử nhân loại, không hiếm trường hợp, vai trò của một cá nhân thay đổi vận mệnh cả một dân tộc. Chúng ta hãy chờ xem…

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn