Tuyên bố số 6/Hội NBĐLVN phản đối Công an TP.HCM đàn áp Chủ tịch Hội NBĐLVN

1. Từ đầu tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã 3 lần liên tiếp gửi giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) về “làm rõ nội dung các bài viết đăng lên Internet liên quan Nguyễn Quang Lập”.
Sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng từ chối đến Cơ quan ANĐT cả 3 lần vì lý do sức khỏe, ngày 25/6/2015, khoảng 20 nhân viên an ninh đã ập vào trường Tuổi Thơ 7, quận 3, TP.HCM – là nơi gửi con của nhà báo Phạm Chí Dũng – để bắt giữ và cưỡng chế thô bạo ông về Cơ quan ANĐT tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Vài chuyện nhỏ về ông Nguyễn Văn Linh, người đã ra lệnh bắt tôi…

Dương Văn Ba

(Trích hồi ký Những ngã rẽ, 2006, chương XX)
Ông Dương Văn Ba sinh năm 1942, là dân biểu Hạ Nghị viện Việt Nam Cộng hòa khóa 1967-1971, đồng thời cũng là một nhà báo có tiếng, từng viết cho báo Tin sáng, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Đại dân tộc và Phó Chủ bút kiêm Tổng thư ký báo Điện tín, trong hàng ngũ những nhà báo cấp tiến thuở bấy giờ như Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung… Ông đã được đề cử làm Thứ trưởng Bộ Thông tin 3 ngày cuối trong Chính phủ Dương Văn Minh trước khi Sài Gòn thất thủ 30-4-1975. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông được tiếp tục làm báo Tin sáng, miễn đi cải tạo và được mời dự một khóa học đặc biệt của Mặt trận Tổ quốc rồi một năm sau được cấp giấy trả lại quyền công dân. Từ 1984, ông được cấp uỷ Đảng và chính quyền Minh Hải tín nhiệm mời tham gia hoạt động kinh tế giúp cho tỉnh Minh Hải, được cử làm Phó giám đốc Công ty CIMEXCOL Minh Hải. Nhưng đến năm 1987 thì Công ty này bị khởi tố và kết quả vị Phó giám đốc Dương Văn Ba bị kết tội chung thân, nhưng đến ngày 30.4.1995 ông được ra tù trước thời hạn. Thực chất đầu đuôi vụ án này là thế nào? Xin trích một đoạn trong Wikipedia Việt Nam, mục từ “Dương Văn Ba” viết như sau:
Năm 1987, Cimexcol Minh Hải bị TAND tối cao truy tố trước tòa 21 bị cáo theo sáu tội danh: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ, nhận hối lộ; buôn bán hàng cấm và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Dương Văn Ba bị hội đồng xét xử đánh giá là ‘người cầm đầu, chủ mưu, có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất trong vụ án’, phạm ba tội ‘tham ô tài sản XHCN; cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ’(xem ở đây), bị tuyên phạt tù chung thân”.
Qua báo CAND, theo như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, phát biểu tại lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội, thì đây là một vụ án chính trị: ‘Ở Việt Nam vừa qua trong vụ Cimexcol, có hiện tượng lợi dụng dân chủ, lợi dụng đổi mới, phá hoại nền kinh tế Nhà nước; vô hiệu hoá, đả kích, tấn công các cơ quan pháp luật, tạo điều kiện tâm lý muốn xoá bỏ chế độ ta, chống Nhà nước XHCN ta(xem ở đây)”.
Trang mạng Diễn đàn, của một giới trí thức Paris, khi giới thiệu sách CHUYỆN MỘT VỤ ÁN (Vụ án CIMEXCOL – Minh Hải) của tác giả Hồ Ngọc Nhuận, đã nhận xét: ‘Nhưng qua các tài liệu mà hồ sơ này đưa ra, độc giả có thể thấy rõ phần chìm của ‘vụ án’ này: người chủ trương không ai khác là Nguyễn Văn Linh, và đối tượng là Võ Văn Kiệt. Sự hiềm khích sâu sắc và thái độ tiểu nhân của nguyên Tổng bí thư ĐCSVN đối với ông Võ Văn Kiệt là điều ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi’ trong những lời truyền miệng của ‘giới thạo tin’(xem ở đây)”.
Hồi ký Những ngã rẽcủa ông Dương Văn Ba được viết sau khi ra tù và chấm dứt năm 2006, vì tác giả bị tai biến mạch máu não. Trong chương XX đăng lại dưới đây, cũng là chương cuối cùng, viết còn dở dang, GS Trần Hữu Dũng có một câu bình ngắn nhưng đáng chú ý khi liên hệ chương này với một bài ca ngợi ông Nguyễn Văn Linh “người thiết kế công cuộc đổi mới”(xem ở đây)vừa đăng trên VNExpress.net ngày 27-6-2015: “Các nhà viết sử của Đảng lại không dám nói gì về thái độ của Nguyễn Văn Linh đối với Võ Văn Kiệt! Ráng can đảm, trung thực thử xem!”.
Riêng chúng tôi,từ lâu rồi vẫn có linh cảm, Nguyễn Văn Linh là một cas rất có vấn đề về nhân cách.Nói cách khác, đây là một biểu tượng thú vị về dạng người lãnh đạocộng sản thiên kiến và ích kỷ mà không ý thức được mình cá nhân ích kỷ, chủ động nhúng tay vào những việc nguy hại cho đất nước mà vẫn cứ tưởng mình đang đưa dân tộc lên cõi thiên đường. Tuy vậy, chúng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự phanh phui của những nguồn tư liệu xác tín, trong đó, hồi ký Trần Quang Cơ là một nguồn khá quan trọng nhưng chưa phải tất cả. Chúng tôi không mất hy vọng cái bọc dù giấu khư khư thế nào cũng đến lúc bị rách toạc và chiếc kim gỉ sét sẽ lòi ra.
Xin trân trọng mời bạn đọc đọc Hồi ký Dương Văn Ba coi như một tài liệu bổ sung thứ hai sau Hồi ký Trần Quang Cơ, và hãy cố kiên nhẫn cùng chúng tôi trên đường gian nan đi tìm sự thật.
Bauxite Việt Nam







Trường hợp Trần Quang Cơ

Mấy ngày nay, cái tên Nguyễn Văn Linh tràn ngập báo chí lề phải, như một “kiến trúc sư” của Đổi mới. Toàn dân Việt Nam không còn phải XHCN (Xếp Hàng Cả Ngày), được làm ăn cá thể, là phải nhớ ơn ông Tổng Linh. Ấy, người ta muốn nhét vào đầu nhân dân điều ấy đấy!
Nhưng sâu xa là để chạy tội: dựng lên một công lao giả đối với Đổi mới (“công lao” của Nguyễn Văn Linh như thế nào, xin đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức, thì sẽ rõ một phần), mà bỏ qua một tội ác thật: Nguyễn Văn Linh là tác giả chính của thỏa thuận Thành Đô – nói theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao thời đó –, khởi sự cho “một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”.Chạy tội cho ông Tổng Linh, là chạy tội cho cả những người còn sống đang chịu trách nhiệm lãnh đạo cái Đảng mà ông Linh từng là đầu nậu.
Trong bối cảnh đó, hai bài báo của Huy Đức và của Đinh Hoàng Thắng dưới đây vinh danh khí phách Trần Quang Cơ, có một ý nghĩa đặc biệt. Đánh giá một nhân vật lịch sử chính là phải đứng ở góc độ dân tộc, chứ không phải trên lập trường của một đảng: Người đó đã làm gì cho đất nước, chứ không phải đã làm gì cho đảng. Lịch sử đã đánh giá Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống nghiêm khắc như thế nào, sẽ đánh giá những kẻ đang tâm bán đứng dân tộc qua thỏa thuận Thành Đô, mà di lụy của nó cho đến nay vẫn chưa biết hết, như thế ấy.
Tám trăm tờ báo hay tám ngàn tờ báo theo lệnh trên cũng không thể nào thay đổi được Lịch sử.
Bauxite Việt Nam

LỜI NGUYỀN XUYÊN THẾ KỶ

Nguyễn Đình Cống

1-  Đại cương về lời nguyền
Lời nguyền thể hiện lòng mong ước của một hoặc một số người nhằm mang lại một điều gì đó xấu xa cho kẻ đã gây ra điều hại cho họ hoặc cho người mà họ quan tâm (nguyền rủa).Khoa học, đặc biệt là trường phái duy vật phủ nhận tác dụng của lời nguyền. Tâm linh công nhận nó. Lời nguyền chỉ đạt được kết quả khi người ta có lòng thành, có năng lượng tinh thần và phải được thế lực tâm linh chấp nhận (thế lựcmà mình hướng tới, mình cầu khẩn). Lòng thành càng cao, năng lượng càng lớn, thế lực tâm linh càng mạnh thì kết quả sẽ khả quan và ngược lại. Không phải mọi lời nguyền đều có kết quả vì thế lực tâm linh có thể chấp nhận toàn bộ, chỉ một phầnhoặc không chấp nhận. Lời nguyền không tồn tại vĩnh viễn mà có giới hạn về thời gian. Khi đã chấp nhận lời nguyền thì thế lực tâm linh sẽ đưa ra điều kiện để hóa giải nó (điều kiện để lời nguyền hết tác dụng). Điều kiện này thường phụ thuộc vào cách hành xử của người bị nguyền. Như vậy mức độ và thời gian tác dụng của lời nguyền không phải chỉ do người đưa ra mong muốn mà còn phụ thuộc vào thế lực tâm linh được thỉnh cầu và cách hành xử của người chịu sự tác dụng của lời nguyền đó (Có Trời mà cũng có ta –  Kiều).

Nam Hàn và Đài Loan trong chính sách chuyển trục sang Thái Bình Dương

Đoàn Hưng Quốc

Nam Hàn và Đài Loan trước nay đóng vai trò lu mờ trong chính sách chuyển trục sang Thái Bình Dương của Mỹ. Tuy nhiên hai bài trên báo mạng The Diplomat vào tuần này cho thấy có quan điểm muốn thay đổi sự kiện này.
Bài thứ nhất mang tựa đề “Biển Nam Trung Hoa cần Nam Hàn” (The South China Sea Needs South Korea – The Diplomat 06/24/2015) do Tiến sĩ Van Jackson cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phát biểu vào hôm thứ tư 06/03/2015 tại Nam Hàn rằng quốc gia này nên tỏ thái độ phản đối hành vi lấn biển đảo của Trung Quốc. Nam Hàn trong vai trò của một cường quốc hạng trung lại không can dự vào những tranh chấp ở Biển Đông Nam nên sẽ có tư thế mạnh khi lên tiếng bảo vệ cho an ninh hàng hải và trật tự khu vực.

Cách mạng 1989 (Kỳ 7)

Victor Sebestyen

 Dịch giả:  Phan Trinh
CHƯƠNG 5
“NỘI CHIẾN” – THIẾT QUÂN LUẬT Ở BA LAN
DÙNG TƯỚNG – JARUZELSKI: QUÝ TỘC BỊ LƯU ĐẦY – “TÔI VỚI HỌ LÀ MỘT” – JARUZELSKI ĐỤNG WALESA – KẾ HOẠCH THIẾT QUÂN LUẬT – CÔNG ĐOÀN BỊ ĐỘNG – BẮT BỚ TRONG ĐÊM 12/12/1981 – TRẤN AN – XIN LIÊN XÔ GỬI QUÂN CAN THIỆP – LIÊN XÔ ĐỨNG NGOÀI – CÔNG ĐOÀN TÍNH SAI – TUYÊN CHIẾN VỚI NHÂN DÂN
***
Warsaw. Thứ bảy, ngày 12 tháng 12, năm 1981
DÙNG TƯỚNG
1.
LÝ THUYẾT CỘNG SẢN luôn nhắc nhở các đảng viên trung kiên phải thận trọng với giới quân sự. Quân đội luôn có tiềm năng trở thành một quyền lực thay thế, nên phải kiên quyết đặt nó dưới sự kiểm soát của Đảng.

Mười kiến thức căn bản về Hiệp định TPP

Ezlaw Blog 

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) 
Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này.

Chuyện mới Hà Nội

Mi Lâm

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp vốn là người An Giang, sau 20 năm sống ở Hà Nội ông đã tặng Hà Nội một bài hát để đời: Nhớ về Hà Nội, với giọng hát đầu tiên tuyệt đối hay là Hồng Nhung. Bài hát được sáng tác khi ông đã rời xa Hà Nội để trở về với mảnh đất phương Nam, với Sài Gòn hoa lệ u buồn sau chiến tranh. Ở đó, trong bối cảnh sau giải phóng, con người bị phân hóa làm mấy lần, nhá nhem tranh tối tranh sáng không rõ mặt bạn hay thù, Hoàng Hiệp đã bật lên những lời mà chỉ có những người yêu Hà Nội khi lâm cảnh tha hương mới hiểu: Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình!

Rất nhỏ và rất lớn

Tương Lai
Rất nhỏ thì như đảo quốc Singapore. Diện tích chỉ cỡ huyện Cần Giờ của TP HCM, với dân số hơn 5,2 triệu người. Thế nhưng bình quân thu nhập tính trên đầu người của họ thì gấp 30 lần nước ta. Người ta đưa ra một con số thật chua chát rằng nếu họ cứ “kiên trì” đứng yên tại chỗ như ta kiên trì lập trường xã hội chủ nghĩa thì cũng phải 158 năm nữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta mới đuổi kịp họ!
Nhưng đâu chỉ thu nhập đầu người! Nước có thu nhập đứng thứ ba thế giới này cũng là nước được xếp hạng cao trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là sự minh bạch của guồng máy quản lý và tính cạnh tranh kinh tế! Vậy mà vào trước sau 1975, bình quân thu nhập của người dân quốc đảo này cũng thấp như dân mình buổi ấy!

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 6)



Tác giả: Victor Sebestyen
 Dịch giả:  Phan Trinh

 CHƯƠNG 4
ANH THỢ ĐIỆN WALESA - CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT, 1980-1981

ĐÌNH CÔNG VÌ ANNA - LECH TRỞ LẠI - CHIẾM GIỮ NHÀ MÁY - LÃNH ĐẠO CÂU GIỜ - GÓI THỎA THUẬN - NGỘ NHẬN VÀ HỖN ĐỘN - LECH WALESA - RỜI QUÊ LÊN PHỐ, CÔNG GIÁO, CHỐNG NGA - “QUÝ TỘC” TỒI, TAI NẠN, NHẾCH NHÁC - GIA ĐÌNH TRONG BIẾN ĐỘNG - VỠ MỘNG VỚI LÃNH TỤ - LÀN SÓNG ĐÌNH CÔNG 1976, SA THẢI, ĐÀN ÁP - CÔNG AN TRẢ THÙ - ĐẾN VỚI TRÍ THỨC - LIÊN MINH TRÍ THỨC, CÔNG NHÂN, GIÁO SĨ - KHÔNG MUỐN LẬT ĐỔ, CHỈ CẦN ĐỘC LẬP - SAU 16/8/1980: BA TUẦN TỔNG ĐÌNH CÔNG - CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT CHÍNH THỨC RA ĐỜI - BREZHNEV LO NGẠI - LÃNH ĐẠO LIÊN XÔ GIÀ YẾU - UỐNG THUỐC VỚI VODKA - CUỐI ĐỜI PHÙ PHIẾM - CHE ĐẬY BỆNH TẬT - BỘ BA ANDROPOV, GROMYKO, USTINOV - CHỈ THỊ BA LAN PHẢN CÔNG - MOSCOW MẤT KIÊN NHẪN - TẤN CÔNG QUÂN SỰ? - CUỘC CÁCH MẠNG TINH THẦN - ÔN HÒA: “ĐỪNG ĐỐT ĐẢNG ỦY, HÃY LẬP ỦY BAN” - ĐÒI HỎI VỪA PHẢI - TIN ĐỒN “TRAI GÁI” – 1981: LIÊN XÔ CHỜ BA LAN RA TAY
***

ĐỪNG LŨNG ĐOẠN LUẬT PHÁP

(Nhân sự kiện LS Lê Quốc Quân ra tù)
Tiễn sĩ Nguyễn Thanh Giang

Ngày 9 tháng 7 này người ta sẽ đưa luật sư Lê Quốc Quân ra xử án.

Luật sư Lê Quốc Quân đã bị sách nhiễu, khủng bố, bắt giam … nhiều lần.

Ngày 8 tháng 3 năm 2007, ông bị bắt khi trở về sau một khóa học của tổ chức Hỗ trợ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân được mời tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên hiệp quốc UNDP tại Việt Nam. Hơn 10 ngày sau đó, ngày 19/3/2007 ông bị khởi tố theo điều 79 Bộ Luật Hình sự về tội “Tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư phản đối. Amnesty International gọi ông là “Tù nhân lương tâm”.

BẢN LÊN TIẾNG NHÂN NGÀY QUỐC TẾ HỖ TRỢ NẠN NHÂN CỦA TRA TẤN NHỤC HÌNH (26-06-2015)



Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các cơ quan công lực Việt Nam,
          Giờ đây đang vang lại bên tai chúng ta lời của đương kim Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon năm 2012: “Nhân Ngày Quốc tế hỗ trợ Nạn nhân của tra tấn này, chúng ta bày tỏ tình liên đới và hỗ trợ cho hàng trăm ngàn nạn nhân của tra tấn và các thành viên gia đình của họ trên khắp thế giới, những người đã phải chịu đau khổ. Chúng tôi cũng lưu ý rằng nghĩa vụ của các quốc gia không chỉ là ngăn chặn tra tấn nhưng còn cung cấp cho tất cả các nạn nhân bị tra tấn những trợ giúp để khắc phục, bồi thường và các hình thức phục hồi chức năng thích hợp trong xã hội, tâm lý, y tế và các hình thức khác. Cả Đại Hội đồng và Hội đồng Nhân quyền hiện nay đã mạnh mẽ kêu gọi các Quốc gia thiết lập và hỗ trợ các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các cơ sở tương tự”.

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 5)



CHƯƠNG 3
CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT – KHỞI ĐẦU

CHỊ BÉ ANNA - 44 VỊ “TỬ ĐẠO” - BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN - ĐÌNH CÔNG, NỚI, XIẾT, SA THẢI - BÊNH VỰC ANNA
***
Gdansk, Ba Lan. Thứ bảy, ngày 9 tháng 8, năm 1980

CHỊ BÉ ANNA
1.
CHỊ ANNA WALENTYNOWYCZ nhỏ con, tuy đã 51 tuổi bắt đầu lên cân, nhưng với mọi người từ đầu đến cuối Xưởng Đóng tàu Lenin rộng lớn, chị vẫn được gọi bằng cái tên thân thiện là “bé” Anna. Mọi người tại xưởng đều biết Anna, và chị là một trong những công nhân được quý mến nhất. Chị nhanh nhẩu, tràn đầy năng lượng, thân thiện với mọi người, chị làm ở xưởng đã 33 năm, và đến hôm nay, chỉ còn năm tháng nữa là chị sẽ được nghỉ hưu.

MAGNA CARTA 800 TUỔI, VIỆT NAM CHỈ CHẬM CÓ 800 NĂM!



Ls Nguyễn Văn Thân
Trong ngày 15 tháng 6 vừa qua, Nữ hoàng Elizabeth và Thủ tướng Anh David Cameron đã tham dự Lễ Kỷ Niệm 800 năm ngày ra đời của Đại Hiến chương Magana Carta (Great Charter) tại Runnymede. Tại đây vào đúng 800 năm về, trước vua John đã ban hành dấu ấn vào văn bản tạo ra nền tảng cho một thể chế dân chủ đại nghị và nhà nước pháp quyền. Thủ tướng Cameron phát biểu rằng Magna Carta là một bước ngoặt lịch sử của nhân loại vì nó đã thay đổi trong cốt lõi quan hệ giữa giai cấp thống trị và giới bị trị.

“Cảnh giác với những âm mưu tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông”

Quốc Toàn - Minh Ngọc
 (GDVN) - Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng, cần cảnh giác cao độ với những âm mưu, hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, trong thời gian tới...

LTS: Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động cải tạo, xây dựng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giới phân tích có chung nhận định, đây là âm mưu cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc, cần đề cao cảnh giác...
Để làm rõ thêm vấn đề này, hôm 24/6, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy - nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Luật sư Lê Quốc Quân ra tù

BBC
Luật sư Lê Quốc Quân ra tù và đoàn tụ với gia đình hôm 27/6/2015
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân được trả tự do sau khi mãn hạn tù và nói bản án 30 tháng tù mà ông bị cáo buộc về tội trốn thuế là ‘hoàn toàn oan ức’ và ‘sai trái’.

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 4)

Victor Sebestyen

 Dch gi:  Phan Trinh 
CHƯƠNG 2
THÔNG ĐIỆP HY VỌNG – GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LÔ II 
KHÓI TRẮNG SISTINE, MÂY ĐEN KREMLIN – KGB BÔI NHỌ VÀ NGHE LÉN – NHÀ THỜ VÀ NHÀ NƯỚC BA LAN – SARTRE: BA LAN, PHI LÝ HOÀN HẢO – PHẢN ỨNG – CHUẨN BỊ VỀ BA LAN – HAI TRIỆU NGƯỜI: NHÂN PHẨM VÀ HY VỌNG – TIẾNG GỌI THỨC TỈNH
*** 
Điện Kremlin. Thứ hai, ngày 16 tháng 10, năm 1978
KHÓI TRẮNG SISTINE, MÂY ĐEN KREMLIN
1.

Quan chức hãy học hỏi thêm về luật pháp và trách nhiệm giải trình

Đoan Trang

Như tin mà nhóm Vì một Hà Nội xanh đã đưa, vào chiều 23/6/2015, Phòng Tiếp công dân UBDN TP Hà Nội đã mời hai đại diện của nhóm đến làm việc – nguyên văn thư mời là “trao đổi về nội dung đơn của ông/bà gửi UBND TP (ghi ngày 28/5/2015), liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh”.
Ngay từ đầu cuộc trao đổi kéo dài hơn một tiếng này, phía các quan chức của UBND đã tỏ rõ tâm lý muốn lấn át, bắt nạt hai người dân đại diện cho một nhóm dân sự đang bị coi là “phản động” hoặc “bị thế lực thù địch giật dây”. Đó là khi ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Chí Công tung đòn phủ đầu: “Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – NV), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình”.

Sự thật ai là kẻ xâm lược lớn nhất ở Biển Đông

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao

(Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội)
Các bức ảnh của AMTI về mức độ cải tạo đất trong Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam đã nảy sinh các cuộc tranh luận về ai là kẻ xâm lược lớn nhất và thế nào là nguyên trạng ở Biển Đông.[1]   

ẢNH HƯỞNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CỦA TRUNG QUỐC VÀ SỰ AN NGUY CỦA TỔ QUỐC

Tiến sĩ Bạch X. Phẻ
Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh
Nhân duyên chúng tôi, một người học môi sinh và một người học hoá, gặp nhau trên đất Thái trong dịp thuyết trình hai đề tài liên quan đến Môi sinh và cách thức lãnh đạo bằng chánh niệm tại Đại Lễ Phật Đản Vesak 2015 – Tam Hiệp của Liên Hợp Quốc. Sau những ngày tâm sự và làm việc chung, cũng như trước những băn khoăn và ưu tư hướng về Tổ quốc. Chúng tôi quyết định viết bài ngắn này để cho người dân nhận thức được những diễn biến có thể xảy ra liên quan đến sự an nguy của đất nước.  Trong năm 2015 này, có hai nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đưa vào hoạt động mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 3)

Victor Sebestyen

 Dch gi:  Phan Trinh
 CHƯƠNG 1
XỨ CÔNG NHÂN – ĐỜI Ở ĐÔNG ÂU
BÁN TÙ – 34.000 NGƯỜI, 100.000 ĐỨC MÃ MỖI NGƯỜI – ĐẾ QUỐC ĐỎ – NHỮNG NĂM ĐẦU – HÃM HIẾP, HỨA HẸN – NỬA VỜI – TITO “PHẠM THƯỢNG” – XỬ TỬ ANH HÙNG – XÃ HỘI LÀ NGỰA, ĐẢNG CỠI NGỰA – ĐỜI KHÔNG NHƯ MƠ – ĐƯỜNG DÂY THÂN TÍN – ĐẶC QUYỀN – CÀI NGƯỜI MỌI NƠI – MẤT LÝ TƯỞNG – LẬP NGAY MẬT VỤ – NGÀY MỘT NỮ CÔNG NHÂN – KINH TẾ KHÔNG KẸP TÓC – LIÊN XÔ SẮT THÉP, TA SẮT THÉP – LÀNH HÓA GIAN – HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG – XEM THƯỜNG BỌN BỊ TRỊ – XẢ XÚ BÁP MỖI NGÀY – HỌC THUYẾT BREZHNEV: NƯỚC CẬU LÀ CỦA TỚ – MẪU QUỐC KÉM THUỘC ĐỊA
***

CUNG BIỆT GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ

Ảnh: Tr.N.
Được tin Giáo sư Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu âm nhạc tài danh, sinh ngày 24-7-1921 tại làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, nay là Tiền Giang, vừa tạ thế tại Bệnh viện nhân dân Gia Định, Sài Gòn, vào lúc 2g55 ngày 24-6-2015, toàn thể anh chị em biên tập viên và quản trị trang mạng Bauxite Việt Nam vô cùng bùi ngùi thương tiếc.

Quyền im lặng: muộn còn hơn không!

Nguyễn Đăng Quang

 Kỳ Họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIII  đang thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi.  Tranh luận sôi nổi nhất là về quy định“Quyền im lặng ”. Nhiều ý kiến đồng tình, song cũng không ít ý kiến phản đối. Về những ý kiến phản đối, nhiều người rất ngạc nhiên khi thấycó cácý kiến của một số vị ĐBQH “có máu mặt”, phần lớn trong số này làĐB cấp tướng của ngành Công an. Đáng nhẽ các ĐBQH này phải là những người nếu không khởi xướng thì chí ít cũng phải là những ĐB đầu tiên giơ tay tán thành điều luật này mới phải!Do vậy đã có nhiều bài viết cả trên báo in cũng như trên báo mạng cho rằng các vị này hoặc là trình độ hạn hẹp yếu kém, hoặc là muốn giành thuận lợi cho ngành mình và đẩy khó khăn, thiệt thòi cho người dân gánh chịu! Thậm chí, hôm 27/5/2015, tại diễn đàn QH có một ĐB tên Đỗ Văn Đương, Tiến sỹ luật, mộtthành viên của Đoàn ĐBQH Thành phố HCM, ông này không là ĐB thường mà là ĐB chuyên trách, còn là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

40 năm sau: Lịch sử đang lặp lại

Nguyễn Quang Dy 

“Có lẽ chúng ta đã tạo ra một quái vật Frankenstein”
(Richard Nixon nói với William Safire (bình luận gia của New York Times) năm 1994, trước khi chết). 
40 năm sau Chiến tranh Việt Nam, cuối cùng người Mỹ và Việt Nam đang làm những gì mà họ đáng lẽ phải làm từ năm 1978 khi nước Việt Nam thống nhất rất cần hòa giải và hợp tác với Mỹ (là kẻ thù cũ) để tái thiết và đối phó với hiểm họa mới từ Trung Cộng (là anh em bạn thù); hoặc từ năm 1945 khi nước Việt Nam mới do Hồ Chí Minh đứng đầu đang cố giành sự ủng hộ của Mỹ để hóa giải sự thù nghịch của nước Pháp thực dân và Trung hoa Dân quốc; hoặc từ năm 1875 khi vua Tự Đức cử ông Bùi Viện sang Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ để chống lại ý đồ nước Pháp thực dân muốn biến Annam thành thuộc địa. Nhưng hai nước đã để tuột mất những cơ hội lịch sử, bây giờ phải “trở về tương lai”, sau khi bị bầm dập bởi cuộc chiến tranh sai lầm đẫm máu, và lãng phí quá nhiều thời gian, sức lực và mạng sống vào những trò chơi hậu chiến điên khùng, bao gồm cái gọi là “Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” không kém khốc liệt giữa “anh em bạn thù” và những đồng minh mới của họ.

CÁCH MẠNG 1989(kỳ 2)

Victor Sebestyen

 Dch gi:  Phan Trinh 
 DẪN NHẬP
NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA
LỆNH XỬ ÁN – ÔNG TƯỚNG ĐỔI CHIỀU – PHÒNG XỬ VÀ LUẬT SƯ – PHIÊN TÒA – TUYÊN ÁN – PHÁP TRƯỜNG, “Đ. MẸ MÀY!” – DANH ẢO, XÁC THỰC
***
Targoviste, Rumani. Thứ hai, 25 tháng 12, năm 1989 
LỆNH XỬ ÁN
1.
11 giờ 45 phút sáng. Hai chiếc trực thăng quân sự đáp xuống trại lính tại thị trấn Targoviste, cách Thủ đô Bucharest 120 km về phía bắc. Đây là một thị trấn ảm đạm, chuyên sản xuất thép, xây dựng theo thiết kế thô kệch được các nhà độc tài Cộng sản từ Stalin trở đi ưa chuộng.
Từ chiếc trực thăng lớn, xuất hiện sáu tướng lĩnh quân đội mặc quân phục mới cáu, trĩu nặng giây tua vàng và huy chương. Theo sau là ba sĩ quan cấp dưới thuộc Bộ Tham mưu Quân đội Rumani, và một nhóm bốn nhân viên dân sự khác.

VỀ ĐÂU, NHỮNG NGƯỜI DÂN OAN

FB Nguyễn Thúy Hạnh

Họ lầm lũi, lam lũ, vẻ mặt nhàu nhĩ, trên tay là những tập đơn (và ở phòng trọ là những gánh, những chồng đơn), hễ được ai hỏi đến thì họ víu lấy, tha thiết trình bày, mắt ánh lên những hi vọng như vớ được chiếc phao, mà chẳng biết rằng chỉ có phép mầu mới cứu được họ.
Những người dân oan tại số 1 Ngô Thì Nhậm

Ngu dốt luôn đi đôi với bảo thủ

VietTuSaiGon's blog

Năm ngoái, chuyện này cũng đã rùm beng, thậm chí được báo chí trong nước đẩy lên thành sự kiện chính trị, nhiều tờ báo loan tin, đại khái: “ngành an ninh đã bắt được một số lượng lớn nón cối, quần áo, giày dép nhà binh Mỹ. Có thể đây là nguồn hàng có liên quan đến những nhân vật ‘anh hùng rừng lá thấp’ đã âm thầm hoạt động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và bản tin kiểu đó xuất hiện khá nhiều. Sau đó bặt đi gần một năm, mãi đến khi chuyện hợp đồng may quân phục Mỹ của một doanh nghiệp Việt Nam bị hủy, doanh nghiệp Việt Nam mất đứt hợp đồng trị giá hai tỉ USD, chuyện mới vỡ xòa.

Biển Đông: Vì sao Trung Quốc dịu giọng?

Thanh Phương

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng: “ Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ). Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc”.

Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?

VOA Tiếng Việt

Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.

Trung Quốc dám làm những điều loài người không dám!

Hà Văn Thịnh

Những hành động càn rỡ, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) trong mấy tháng gần đây ở Biển Đông – xây dựng trái phép những công trình kiên cố quy mô lớn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã và đang đe dọa, thách thức nghiêm trọng nền độc lập của dân tộc Việt Nam! Rất cần phải cảnh báo rằng kinh nghiệm lịch sử cho thấy nhà cầm quyền TQ có “truyền thống” dám làm tất cả những gì người khác không dám. Không ý thức rõ vấn đề này, cứ để cho người TQ làm cái sự đã rồi thì tất cả đều đã muộn…
Để duy trì quyền lực, các hoàng đế TQ dám làm những điều mà không một người nào ở bất kỳ dân tộc nào, bất kể thời điểm nào có thể “nghĩ” ra. Sử ký Tư Mã Thiên cho biết tướng Tần là Bạch Khởi, theo lệnh của Tần Doanh Chính (tức tần Thủy Hoàng sau này) chôn sống một lúc 40 vạn hàng binh nước Triệu năm 228 tr.CN!

DIỄN BIẾN BẤT NGỜ CỦA CUỘC ĐẤU GIÁ TRANH “GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ”

CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT- FIRST NEWS
11 H Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM
Tel: 8233860-8227980 – Fax: 8224560
Website: www.firstnews.com.vn
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2015 
DIỄN BIẾN BẤT NGỜ CỦA CUỘC ĐẤU GIÁ TRANH “GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ” 
THƯỢNG TỌA THÍCH THANH PHONG
TRỤ TRÌ CHÙA VĨNH NGHIÊM
ĐẤU GIÁ BỨC TRANH
GẠC MA – VÒNG TRÒN  BẤT TỬ 400 TRIỆU

Kiến nghị

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI TƯ VẤN KHCN & QL HASCON                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–                                                       —————-
Số:   15-032 /HTV

Kiến nghị Quốc Hội: chưa thông qua Chủ trương đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, và yêu cầu Chủ đầu tư làm lại “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi”
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06  năm 2015.
Kính gửi:  QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP. HCM HASCON xin gửi tới Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lời chào trân trọng.

Sở Tư pháp đang chỉ đạo Đoàn Luật sư kỷ luật tôi

LS. Võ An Đôn

Ông Nguyễn Thái Học – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, nhiều lần chỉ đạo Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật tôi với hình thức nặng và sau đó sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi.
Ban Nội chính Tỉnh ủy là cơ quan Đảng, thuộc một trong năm ban của Đảng (Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Nội chính), có chức năng tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính. Ban Nội chính phụ trách lãnh đạo các cơ quan nội chính gồm: Quân sự, Biên phòng, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Tư pháp, Kiểm lâm.

CÁCH MẠNG 1989

Victor Sebestyen

Dịch giả:  Phan Trinh
Giới thiệu của người dịch:

Đây là bản dịch cuốn Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire (Cách mạng 1989 – Đế quốc Xô-Viết sụp đổ) của Victor Sebestyen, dài 468 trang, do Nhà Xuất bản Pantheon Books, New York, phát hành năm 2009, nhân 20 năm sau 1989.
Có nhiều sách và cách viết về Cách mạng 1989, nhưng có thể nói cách của Victor Sebestyen là viết lịch sử bằng những câu chuyện người, rất đời. Đó là câu chuyện về nhiều nhân vật mấu chốt, từ Tổng Bí thư, Giáo hoàng, Tổng thống, tướng tá, mật vụ, đến công nhân, giới trẻ, tu sĩ, trí thức phản kháng…, đó cũng là câu chuyện về những vụ việc tiêu biểu, từ bán tù, chiếm đóng nhà máy, công đoàn, biểu tình, đàn áp, thủ đoạn, phản bội, sa lầy, thảm họa, dối trá, đến chuyện đàm phán, thoái vị, bầu cử tự do, đảo chính, tử hình lãnh tụ… Qua những câu chuyện này, lịch sử Cách mạng 1989 có lẽ sẽ trở nên gần gũi hơn với bạn đọc người Việt. Bản dịch này, không phục vụ mục đích thương mại, cũng được thực hiện theo lối dịch thoát ý, để bạn đọc phổ thông nắm bắt dễ dàng nhất, có thể, những sự kiện đã xảy ra cách đây hơn 25 năm ở Đông Âu, lúc thế giới chưa biết đến Internet.
Để bạn đọc dễ theo dõi, nhất là khi đọc trên mạng, các phân đoạn được người dịch đánh số và đặt tiêu đề nhỏ, đầu mỗi chương có liệt kê tiêu đề nhỏ để bạn đọc biết sơ qua nội dung trước khi đọc, các ghi chú trong ngoặc vuông cũng là của người dịch. Bản dịch khó tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc thông cảm và chỉ dẫn để bản dịch hoàn thiện hơn trong những lần hiệu chỉnh. Sách gồm ba phần và 51 chương đoạn, theo mục lục sau.
P.T.



Bên ngoài trời còn có trời

Tương Lai

Đây là mượn ý câu của Lý Giác, sứ Tàu đời nhà Tống, “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” tạm dịch là ngoài trời còn có trời, đừng có coi thường. Viên sứ Tàu sống ở thế kỷ thứ X này xem ra hiểu biết hơn, có viễn kiến hơn ngài ngoại trưởng họ Vương thế kỷ XXI (không hiểu có phải hậu duệ của Tổng binh Vương Thông thế kỷ XV đời nhà Minh bị nghĩa quân Lê Lợi đánh cho tơi tả để Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn toát mồ hôi”) dám tuyên bố liều mạng và xấc xược rằng: việc xây đắp các đảo nhân tạo, trong đó có Gạc Ma vừa cướp của Việt Nam, là xây trên sân nhà chúng nó.

BÁO “LÁ CẢI” VÀ ĐẠI TÁ SON

Mi Lâm

Ngày 21/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (Bộ 4T) Nguyễn Bắc Son trong phiên chất vấn đã có một phát ngôn để đời:
“Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải”.
Nhân ngày báo chí Việt Nam (21/6), xin phép được bàn một chút về câu nói để đời của Đại tá Son (xin phép được gọi Ông như vậy vì quân hàm quân đội là thiêng liêng không thể từ bỏ, dù ông là Bộ trưởng thì ông vẫn là một ông Đại tá làm Bộ trưởng kiểu ông Đại tá Gaddafi làm Tổng thống Lybia đến mấy chục năm). Trước tiên hãy thử tìm hiểu khái niệm về thuật từ “báo lá cải” (Tiếng Anh là tabloid). Cái này thì lên google gõ cái là ra ngay, đại loại có hai cách hiểu.

Cảm nhận về bức tranh “Gạc Ma – vòng tròn bất tử”

Tô Văn Trường

Trận chiến bảo vệ  đảo chủ quyền Gạc Ma, ngày 14.3.1988 được họa sỹ Bùi Lệ Trang thể hiện trong tác phẩm hội họa với tên gọi “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” để Tưởng niệm 64 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Bức tranh có kích thước  1,6 x 2,2 m, bằng chất liệu mầu acrylic trên nền vải toan. Sắp tới, nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, bức tranh sẽ được đem bán đấu giá để lấy tiền quyên góp, giúp đỡ trực tiếp thân nhân các gia đình chiến sỹ đã hy sinh trong trận huyết chiến này.
Đây là việc làm nghĩa hiệp, có giá trị “kép” (nghệ thuật và tâm linh) của họa sỹ Bùi Lệ Trang nói riêng và của giới hội họa Việt Nam nói chung về chủ đề “biển đảo” đang rất “nóng” hiện nay.

Ngày kỷ niệm buồn của giới báo cung đình cộng sản

Nguyễn Đình Ấm

Hôm nay gọi là “ngày báo chí cách mạng VN”, là ngày báo chí “nô bộc” của đảng CSVN như nhà báo Lê Phú Khải nói. Ngày này giới báo chí “công cụ” kỷ niệm có lẽ là buồn nhất so với những ngày trước kia, do làm “công cụ” thời nay cũng khó hơn bao giờ hết.
Hôm trước ông Hữu Thọ cỡ “cây đa, cây đề” trong giới đã thốt lên ” 50 năm cầm bút nhưng chưa chưa bao giờ thấy báo chí mất uy tín như bây giờ”!
Điều đó là tất nhiên thôi, thưa ông. Bởi vì, báo chí chuyên tuyên truyền cái tốt, thêu dệt thành tích cho đảng, nhưng bản thân đảng lại tha hóa, tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có” thì chẳng khác gì bắt anh thợ sơn phải sơn lên bức tượng gỗ đã mục nát.

Trung cộng nhồi nhét hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa lớp Ba như thế nào?

Phùng Hoài Ngọc

Ở Trung Quốc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc và khu tự trị đều được phép tự soạn giáo khoa thư, căn cứ bộ chương trình khung của Bộ. Chúng tôi mục sở thị hai bộ sách tiểu học ở Thượng Hải và Giang Tô, sách Ngữ văn lớp Ba đã đưa vào học hai bài văn tả cảnh giàu đẹp Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) – mời bạn đọc coi qua cho biết.
22 : 富饶的西沙群岛
(Bài  học 22: Phú nhiêu đích Tây Sa* quần đảo) 
Đó là tên bài học số 22 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp Ba quyển 1 xuất bản ở Thượng Hải, Trung Quốc (xuất bản lần đầu 2003, tái bản 2013, trang 87-89).

Đa Chiều: Trung Quốc định giả Mỹ dọa Việt Nam

Hồng Thủy

Nhìn tấm hình chụp một đứa bé đang hôn Đặng Tiểu Bình, với lời chú thích: Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học” mà chợt nhớ một quan chức cỡ bự điềm nhiên tuyên bố đại khái rằng chuyện Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam là chuyện nội bộ anh em một nhà. Tuyên bố này láo, chuyện giữa ông và cháu chứ!
Bauxite Việt Nam
(GDVN) – Bố trí kỳ họp thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ trên thực tế là vì Bắc Kinh muốn dùng Mỹ để hù dọa Việt Nam.

Nên chấp nhận báo chí tư nhân, tại sao không?

Kami (blog)

Vai trò của báo chí không chỉ đơn giản là việc đưa các thông tin hay là công cụ tuyên truyền của một tổ chức, mà một nền báo chí đúng nghĩa phải đóng vai trò trong việc phản biện để tham gia giám sát quyền lực nhà nước. Báo chí thông qua vai trò giám sát để góp phần điều chỉnh quyền lực nhà nước cho phù hợp, nhằm thúc đẩy sự phát triển của quốc gia theo xu hướng ngày một tiến bộ hơn.
Báo chí ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay báo chí là công cụ hết sức quan trọng nhằm định hướng tư tưởng đối với người dân và dư luận xã hội của đảng CSVN, dựa trên quan điểm nhất nguyên và chống đa nguyên về tất cả các lĩnh vực, kể cả về tư tưởng. Đây chính là lý do vì sao chính quyền Việt Nam đã cấm báo chí tư nhân tồn tại.
Với các quy định chằng chịt như trận đồ bát quái của Luật Báo chí hiện hành, một điều chắc chắn là không có chỗ đứng cho các loại báo chí không chịu sự lãnh đạo của đảng CSVN. Đây chính là lý do vì sao mà người ta vẫn nói rằng nền báo chí Việt Nam vô cùng dồi dào về số lượng các loại hình báo chí; như báo hình (TV), báo nói (Radio), báo in, báo điện tử…, có tới hơn 800 đầu báo nhưng chỉ có chung một Tổng Biên tập. Đó là Ban Tuyên giáo Trung ương.
Hệ thống báo chí và người làm báo ở Việt Nam hiện nay tồn tại được chủ yếu là nhờ vào tư cách pháp nhân và phần lớn nguồn kinh phí hoạt động là do ngân sách nhà nước cấp. Chính vì thế, các tòa báo nói chung cũng như các nhà báo nói riêng muốn tồn tại và sống được thì phải lụy nhà nước, phải hết sức tung hô và ca ngợi các chủ trương đường lối của đảng CSVN trên mọi lĩnh vực; kể cả những chủ trương sai lầm. Việc phản biện hoặc nói khác ý đảng là điều cấm kỵ tuyệt đối, nếu không muốn bị gắn cho cái tội nhẹ thì suy thoái tư tưởng, nặng thì là chống đảng.
Vì vậy chuyện các tòa báo hay các phóng viên mang nặng tư tưởng “Ăn cây nào, rào cây ấy” là chuyện thường tình và dễ hiểu. Không chỉ thế, với tấm thẻ nhà báo do nhà nước cấp đã trở thành phương tiện kiếm sống khá tốt của các nhà báo hiện nay, không ngoại trừ việc dùng thẻ nhà báo để đe dọa hay tống tiền các doanh nghiệp hay cá nhân. Đó là lý do dẫn đến tình trạng đa số các nhà báo ở Việt Nam hiện nay đã cam tâm trở thành bồi bút, viết thuê để kiếm sống và họ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút để viết trái sự thật, trái lương tâm của người cầm bút chân chính.
Ngày 21/6 hàng năm được gọi là ngày báo chí cách mạng, nhưng trên thực tế, nền báo chí hiện tại ở Việt Nam khó có thể gọi là báo chí cách mạng một cách đúng nghĩa. Bởi vì theo định nghĩa thì cách mạng là “quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó”, để từ đó suy ra rằng báo chí cách mạng thực sự thì trước hết nó phải theo hướng tiến bộ để thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Trên thực tế cho thấy nền báo chí Việt Nam hiện nay hoàn toàn không và chưa vì mục đích thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo chiều hướng tiến bộ, mà nó hoàn toàn chỉ phục vụ cho sự tồn tại để cai trị của đảng CSVN.
Sự cần thiết của báo chí tư nhân
Những người cộng sản có quan niệm sai lầm khi cho rằng, việc quản lý chặt chẽ về tư tưởng của từng người dân và toàn xã hội sẽ dẫn tới đảm bảo và tạo sự ổn định về an ninh chính trị. Đó chính là lý do ở các nước cộng sản quyền tự do ngôn luận của người dân dẫu rằng được ghi trong Hiến pháp, song trên thực tế không bao giờ được công nhận. Mà họ không lường hết tác hại của việc chính quyền luôn tìm cách dập tắt các ý kiến phản biện mang tính khác biệt, đó là triệt tiêu động lực phát triển của xã hội.
Ngăn cấm không để cho báo chí tư nhân cùng tồn tại cũng gây nên tác hại tương tự. Không chỉ thế, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng quyền lực nhà nước ở Việt Nam bị lạm dụng. Và một hệ quả tất yếu là mọi sự thất thoát hay thiệt hại vô cùng to lớn của nhà nước, thực ra là tiền thuế của người dân không có bất kỳ cá nhân nào chịu trách nhiệm và bị xử lý. Tất cả là lỗi của tập thể lãnh đạo và cuối cùng là hòa cả làng.
Hiện nay, trước sự trì trệ và yếu kém của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, không chỉ riêng là vấn đề kinh tế xã hội mà là hầu hết mọi mặt kể cả văn hóa, giáo dục… thì các chuyên gia đã đề xuất nhiều ý kiến để chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Tuy vậy, người ta cảm thấy các ý kiến đó cũng chỉ phản biện một các vòng vo, chưa dám nói hết cùng lắm thì cũng chỉ đổ lỗi cho thể chế kinh tế dẫn đến tình trạng nhiều thứ bất cập và chồng chéo nọ kia v.v… Có lẽ đây chính là lý do vì sao gần đây, sau Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi các trí thức hãy mạnh dạn phản biện để đóng góp cho Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án lớn về kinh tế – xã hội. Điều vốn từ xưa đến nay họ thường coi rằng đã có “Đảng và Nhà nước lo”. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hầu hết giới trí thức không có mấy người mặn mà với đề nghị này, mà họ đã im lặng và quay lưng lại với nhà nước.
Nhưng trong kỷ nguyên internet, thì việc cấm báo chí tư nhân ở Việt Nam không còn là trở ngại đối với truyền thông của mỗi cá nhân hay nhóm cá nhân tham gia đấu tranh chính trị. Nhiều trang báo điện tử, blog cá nhân đưa tin tức của người Việt Nam ở nước ngoài hay trong nước, cũng như trang mạng xã hội facebook, twitter… đã là điểm đến và là nơi chia sẻ thông tin cũng như các ý kiến bày tỏ quan điểm, phản biện của nhiều người. Những cái đó cũng đã gây cho chính quyền không ít lo ngại, bởi vì nó đã đề cập tới các vấn đề nhà nước không muốn nhắc tới, và không muốn người dân biết đến. Quan trọng hơn, nhờ có những thứ đó nên không ít người dân luôn nghi ngờ và đã không đọc các thông tin do truyền thông của nhà nước cung cấp.
Nhất là trong điều kiện gần đây, cơ quan quản trị các hệ thống truyền thanh công lập BBG (Broadcasting Board of Governors) của chính phủ Hoa Kỳ phối hợp với viện nghiên cứu Gallup khi công bố các dữ kiện mà họ thu thập được qua các cuộc thăm dò dư luận tại Việt Nam, công bố hôm 10 tháng 6, 2015 và đã đi đến kết luận cho rằng “Giới trẻ tại Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các tin tức họ đọc “ngoài luồng” trên internet hơn là tin vào các tin tức chính thống do guồng máy tuyên truyền của nhà nước phổ biến” . Thì việc chấp nhận sự tồn tại của báo chí tư nhân là một đòi hỏi cấp bách, đồng thời cũng chính là sự tạo điều kiện để mở ra một môi trường phản biện về mọi mặt vì sự phát triển của đất nước.
Cơ sở pháp lý
Luật Báo chí hiện hành, tại Điều 1 đã quy định rõ: “Báo chí ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”. Đồng thời tại Điều 18 cũng quy định: “Tổ chức muốn thành lập cơ quan báo chí phải có đủ các điều kiện sau đây: Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 13 của Luật này; xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí; có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí”. Không chỉ thế, tại Điều 19 quy định:”Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động”. Đây là những quy định hết sức bất hợp lý.
Cho dù theo Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 và theo các Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2015 sắp tới, thì kinh doanh và xuất bản báo chí không thuộc 6 ngành nghề, lĩnh vực bị cấm kinh doanh. Đồng thời kinh doanh báo chí cũng không nằm trong dang sách 267 ngành nghề kinh doanh buộc phải có điều kiện. Nghĩa là, theo Hiến pháp và luật, công dân hoàn toàn có quyền tự do kinh doanh và xuất bản báo chí. Tuy nhiên luật báo chí lại không có quy định cho tư nhân lập báo, mà chỉ giành cho cơ quan nhà nước, đoàn thể làm cơ quan chủ quản và phải xin phép khi lập báo. Do vậy, những quy định trong Luật Báo chí hiện nay là điều trái với hiến pháp và pháp luật, cần phải sớm được hủy bỏ.
Được biết, Bộ luật Hình sự Viêt Nam vốn đã có sẵn các điều khoản quy định về tội làm nhục người khác (Điều 121) hay tội vu khống (Điều 122) hoặc điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Bộ luật Dân sự cũng đã có Điều 37 về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều 38 bảo vệ quyền bí mật đời tư; và các quy định về bồi thường thiệt hại v.v… Những cái đó đủ làm cơ sở cho việc quản lý về mặt luật pháp và thừa để kiểm soát và xử lý đối với báo chí nói chung và báo chí tư nhân nói riêng.
Giải pháp nào?
Chủ trương nhất quán từ xưa đến nay của đảng CSVN đều luôn coi báo chí thuộc độc quyền quản lý của Đảng và Nhà nước, cho dù Hiến pháp Việt Nam – luật pháp cao nhất đã khẳng định người dân có quyền tự do ngôn luận. Những người cộng sản hơn ai hết họ hiểu được sức mạnh và sự nguy hiểm của báo chí tư nhân, đối với họ chấp nhận tự do báo chí chính là tự sát, vì để nó tồn tại đồng nghĩa với việc chấp nhận sự thật của báo chí. Đây là điều chưa từng có trong nền báo chí của những người cộng sản từ trước đến nay. Do đó, mọi hoạt động truyền thông của cá nhân hay tổ chức tư nhân đều bị từ chối cấp giấy phép và bị coi là bất hợp pháp. Việc quy kết cho hành động tuyên truyền chống nhà nước XHCN sẵn sàng ập xuống đầu bất kể ai, nếu một khi chính quyền muốn.
Tự do báo chí hay sự tồn tại của báo chí không có nghĩa là các tòa báo, các nhà báo tự do viết, tự do đăng thông tin tới mức bịa đặt, vi phạm các chuẩn mực đạo đức hay đưa tin thất thiệt… Điều quan trọng là phía nhà nước phải quản lý và xử lý bằng luật pháp một cách nghiêm minh. Hơn nữa các tòa báo cũng như người làm báo phải chịu trách nhiệm về những thông tin mình đưa ra, tuyệt đối không được gây chia rẽ, kích động lật đổ, bạo động v.v… Nếu họ vi phạm thì chính quyền thừa sức để xử lý theo luật pháp.
Hãy nghe ông Lý Quang Diệu nói về cách quản lý của nhà nước Singapore đối với báo chí tư nhân hết sức đơn giản như sau: “Các bạn có thể lên mạng, có thể đăng tải quan điểm của mình, xuất bản bản tạp chí hay tờ báo của mình, không có gì cản trở các bạn. Nhưng nếu bạn bôi nhọ bất cứ điều gì, chúng tôi sẽ kiện bạn. Bất cứ điều gì sai sự thật và làm mất danh dự, chúng tôi sẽ khởi kiện.”
Kết
Không phải vì vô tình, mà khi nói về tầm quan trọng và sức mạnh của báo chí, Napoleon Bonaparte đã từng phải thừa nhận “Bốn tòa báo đối nghịch còn đáng sợ hơn cả ngàn lưỡi lê”. Lâu nay, báo chí đã được coi là thứ quyền lực thứ tư, bên cạnh hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp để giám sát và điều chỉnh quyền lực nhà nước. Do vậy đối với các nhà nước độc tài và kém thông minh như ở Việt Nam thì họ hoàn toàn không ưa gì vai trò báo chí, thậm chí là rất sợ khi báo chí làm đúng vai trò của nó. Cho nên họ nghĩ rất đơn giản, không quản lý được thì cấm là biện pháp hữu hiệu nhất.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi truyền thông lề trái với một lực lượng các nhà báo, các bloggers không chuyên với vô vàn các trang tin, website, blog. Đặc biệt là cả các tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội như facebook, twitter… đã trở thành loại hình báo chí mới hết sức thông dụng, là nơi cung cấp và chia sẻ các thông tin về mọi mặt của cuộc sống một cách nhanh chóng. Nghĩa là chỉ với vật dụng thông thường là smartphone người ta cũng dễ dàng truy cập tin tức và kể cả tham gia việc phát tán hay chia sẻ những thông tin mà mình quan tâm.
Vì vậy chấp nhận sự tồn tại của báo chí tư nhân sẽ là một giải pháp thông minh của nhà cầm quyền, và chính là cách dỗ rắn ra khỏi hang để tiện cho việc quản lý bằng luật pháp trên cơ sở công khai và minh bạch. Cho đến nay thực tế cho thấy phía chính quyền đã tỏ ra bước đầu đã chấp nhận, không can thiệp và cũng vì họ hoàn toàn không có khả năng kiểm soát, quản lý hệ thống báo chí ngoài luồng. Như sự tồn tại mặc nhiên của Hội Nhà báo Độc lập là một ví dụ. Điều đó đã cho thấy việc cấm báo chí tư nhân đến lúc này đã tỏ ra không phù hợp, song quan trọng hơn là nếu chấp nhận báo chí tư nhân thì nhà nước có cơ hội quản lý bằng luật.
Nếu như chính quyền ở Việt Nam tạo ra được một môi trường báo chí tự do, kể cả việc chấp nhận báo chí tư nhân không chỉ góp phần giảm sự nhem nhuốc của một chính quyền độc đoán, độc tài như hiện nay. Mà điều quan trọng nó sẽ tạo ra một môi trường phản biện cũng như giám sát quyền lực nhà nước và mọi mặt khác của xã hội để góp phần xây dựng đất nước phát triển một cách nhanh, mạnh và bền vững hơn.
Nhân ngày báo chí Việt Nam 21/06/2015
K.
Nguồn: http://www.rfavietnam.com/node/2653

Tát nước theo mưa

Nguyễn Đình Cống

Mưa ở đây là “Bản kiến nghị về giáo dục” của 12 nhà khoa học trong nhóm Đối thoại GD VN do GS Ngô Bảo Châu chủ trì. Đã từ lâu tôi cho rằng chủ trương học phí đại học thấp là sai  nhưng chỉ mới vài lần trao đổi hẹp trong nhóm bạn bè mà chưa đưa ra công luận. Nay đọc thấy ý kiến trên trong bản kiến nghị nên  xin “tát nước theo mưa”, trình bày vài quan điểm.
Những người chủ trương học phí đại học thấp là muốn bảo đảm sự công bằng trong giáo dục, để cho con nhà nghèo vẫn học được đại học, như thế là hay, là đúng chứ sai ở chỗ nào.

Thư ngỏ gửi lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhân chuyện xây văn miếu

Nguyễn Đình Ấm

Kính gửi: Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc
Tôi tên Nguyễn Đình Ấm người con của Vĩnh Phúc, nơi chôn rau, cắt rốn, lớn lên từ củ khoai, cái rau, hạt gạo Vĩnh Phúc. Tôi luôn mừng khi Vĩnh Phúc có những chuyện vui, lo khi có chuyện buồn.
Nhờ những đầu tư từ vốn vay ODA của nước ngoài qua chính phủ VN để một phần (khoảng 40-60%) khoản tiền vay đó đã tạo nên những công trình giao thông, hạ tầng từ đó nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vào Vĩnh Phúc các khu công nghiệp, các công trình kinh tế, và nhờ sự tần tảo, cần cù lao động của người dân… nên ngân sách tỉnh nhà tăng trưởng trong  hơn chục năm qua.

Ra tù, 4 thanh niên tiếp tục kêu oan

Trường An

Nhận định về nguyên nhân xảy ra hàng loạt vụ án oan sai, bỏ tù người vô tội cũng như điều tra viên bức cung, ép cung, rồi công an đánh chết người trong đồn… là do bệnh thành tích. Nói thế có phần đúng, nhưng chưa đủ, thậm chí chưa chỉ ra được bản chất của quy trình thực thi công vụ ngành Nội chính (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Sở Tư pháp) vốn được hình thành từ mô hình Nhà nước kiểu Stalin những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX. Tuy nhiên dạng cấu trúc nhà nước lấy KGB làm nòng cốt theo dõi và thủ tiêu công dân, sau hơn bảy mươi năm nhập khẩu vào VN đã bị biến dạng và “nâng cấp” với những thành tích ngoạn mục, vượt xa ông thầy Xô Viết toàn trị của nó. Nếu chỉ là bệnh thành tích thì những người có trọng trách, nhân danh bảo vệ pháp luật, không bao giờ vô cảm với mạng sống con người, coi con người rẻ mạt như ngành Tư pháp Nhà nước Việt Nam. Hệ ý thức lỗi thời bị/được chắp vá lởm khởm, kéo theo cái đuôi “Định hướng XHCN” không tưởng mà sân sau của nó là các nhóm lợi ích thân Tàu mới là chính danh thủ phạm của các bản án “bỏ túi”. Vì thế, cho dù có hàng triệu, thậm chí cả chín mươi triệu tiếng kêu oan cũng có thấm gì, nếu so với “sự ổn định chính trị” của các bậc cha mẹ dân. Chủ trương triệt tiêu đối lập của nhà nước Cộng sản kiểu Stalin, Mao Trach Đông là một phạm trù triết học. Ai không tin, xin hãy tìm đọc “Luận cương” của ĐCS Đông Dương, do TBT Trần Phú khởi thảo, ngay phần đầu đã có mệnh đề nổi tiếng: “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ…”, trong đó, tầng lớp trí thức, được coi là đối tượng có khả năng phản biện nhất, bị “trảm” đầu tiên”. Việc ông Trưởng Ban Nội chính “chỉ thị” cho Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xử lý kỷ luật nặng và tước chứng chỉ hành nghề của Luật sư Võ An Đôn chỉ vì ông “mang tội” biện hộ miễn phí cho người nghèo bị oan sai là việc làm “đúng quy trình”, phù hợp với chủ trương triệt tiêu lực lượng đối lập (bây giờ thì người ta tế nhị hơn, không nói trắng ra nhưng nội hàm của nó thì vẫn y nguyên tinh thần bản Luận cương 1930) để dễ bề thao túng, vốn là bản chất của nhà nước cực quyền. Tình trạng này càng kéo dài dân oan còn khốn khổ, nhưng Đảng không mất gì cả, thậm chí có khá nhiều trường hợp còn được lợi kia, mà lợi hơn cả vẫn là các ông bạn “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt” từ phương Bắc.
Bauxite Việt Nam


Về công trình Văn miếu ở Vĩnh Phúc

Chu Hảo

Gần đây công trình Văn miếu đang xây dựng ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông. Nhưng lại một lần nữa chúng ta bị đặt trong tình thế bàn chuyện “đã rồi”: đã được chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và cấp kinh phí để khởi công từ tháng 8 năm 2010; đã tiêu hết kinh phí dự toán là 271 tỷ VNĐ, đã dự trù bổ sung 43 tỷ nữa mà chưa chắc đã đến hồi kết. Chắc là chẳng dừng được nữa, chỉ còn có thể làm được một việc góp ý kiến để kết thúc công trình cho hợp lý và tiếp tục “mổ xẻ” rút kinh nghiệm cho các dự án trong lĩnh vực Văn hóa vốn đã đầy rẫy tai tiếng.

Thư giãn cuối tuần: Sợ nhất là Giáo sư

Lẩm Cẩm Lão Gia

Quỷ Vô Thường 1: Nè nè, tao thấy nhà thằng cha này có nhiều sách lắm. Mày thử đọc xem đó là những sách gì?
Quỷ Vô Thường 2: Mi điên rồi sao? Nhiệm vụ của chúng ta là bắt nó đi chầu Diêm Vương. Tại sao tao phải đi đọc những cuốc sách kia làm gì?
Quỷ Vô Thường 1: Mày không có hiểu gì hết. Để tao giải thích cho mày nghe. Số là, nhờ ơn Bác, ơn Đảng mà cái đất nước hình chữ S này có rất nhiều Giáo sư.
Quỷ Vô Thường 2: Vậy thì càng tốt. Tao nghe nói Giáo sư họ học nhiều biết rộng thì giúp ích cho đời.

An sinh xã hội và Việt Nam

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn
Thời phong kiến các vua chúa nước ta đã thực thi trách nhiệm an sinh xã hội với những nghĩa thương, bình chuẩn thương, chứa một phần lúa thuế hoặc lúa do tư nhân tự nguyện bỏ vào để đến thời cơ cận thì đem ra giúp dân nghèo, những dưỡng tế sở chăm sóc và phát thuốc cho những người cùng khổ tật nguyền, giúp tiền chôn cất những gia đình nghèo có người chết,…
An sinh xã hội là một nhân quyền theo điều 22, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, của Liên hiệp quốc1 : “Mọi người, với tư cách thành viên của xã hội, có quyền hưởng thụ an sinh xã hội; quyền này dựa trên việc thực thi các quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa cốt yếu về nhân phẩm và phát triển tự do của mỗi cá nhân, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế, tùy theo tổ chức và nguồn lực của mỗi nước“.

Tôi sắp bị kỷ luật và thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Luật sư Võ An Đôn

Thời gian qua, ông Nguyễn Thái Học - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật tôi với hình thức nặng và sau đó sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi. Vì thấy việc chỉ đạo của ông Nguyễn Thái Học là sai với quy định của pháp luật và sợ dư luận nên Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên còn dè dặt, chưa dám kỷ luật tôi liền mà chờ đến cuối năm sẽ tìm mọi cách để kỷ luật tôi.
Nguyên nhân ông Nguyễn Thái Học nhiều lần chỉ đạo kỷ luật tôi với hình thức nặng và thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi là xuất phát từ việc ông Nguyễn Thái Học thất bại trong việc chỉ đạo Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa xử các bị cáo trong vụ án “Năm công an đánh chết dân” với mức án nhẹ và cho hưởng án treo, nhưng vấp phải sự phẫn nộ của dư luận cả nước nên sự chỉ đạo đó của ông Nguyễn Thái Học đã thất bại nặng nề.

Chu Vĩnh Khang và Đại Họa Mất Nước của Người Việt Nam

Lẩm Cẩm Lão Gia
Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an và Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh án chung than sau phiên tòa ngày 11 tháng 6 (1). Vụ án Chu Vĩnh Khang là vụ án nổi bậc nhất trong những vụ án liên quan đến những quan chức chóp bu trong bộ máy chính quyền của đảng Cộng sản ở Trung Quốc. Sau đây là những “đồng chí” đã bị lộ có “số má” không nhỏ.
Chu Vĩnh Khang: cựu Bộ trưởng Công an và Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc
Lệnh Kế Hoạch: cựu phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị  và phụ tá cũ của ông Hồ Cẩm Đào
Quách Bá Hùng: cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Từ Tài Hậu: cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương
Bạc Hy Lai: cựu bí thư Trùng Khánh
Phó Di: cựu Tư lệnh quân khu Chiết Giang

Về bài báo của Giáo sư Lê Xuân Tùng



TS. Nguyễn Thành Sơn

Báo Dân Trí đã đăng bài viết “Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân” của tác giả Lê Xuân Tùng (LXT) tại trang điện tử:
http://dantri.com.vn/xa-hoi/phai-chang-kinh-te-tu-nhan-la-nen-tang-cua-nen-kinh-te-quoc-dan-1079701.htm. Nội dung và tư tưởng chủ đạo trong bài viết của giáo sư LXT là phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam (VN) cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Trước hết, vì nội dung và tư tưởng của bài viết đang mâu thuẫn với một chủ trương đúng đắn và hết sức sáng suốt của Nhà nước VN (đảng, chính phủ, quốc hội VN) về đẩy mạnh “cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước, “xã hội hóa” các dịch vụ công. Nghiêm trọng hơn nữa, tác giả của bài viết đã từng là một “VIP” cộng sản. Bài viết được đăng trên báo “lề phải” vào thời điểm Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang chuẩn bị tiến hành Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII. Những điều đó có thể làm cho người đọc nhầm tưởng bài báo của giáo sư LXT thể hiện quan điểm chính thống của ĐCSVN.

Tính độc lập, khách quan của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiện nay



Luật sư Hà Huy Sơn

Để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực thi quyền lực của mình một cách độc lập và phải chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật.
Nhưng Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/08/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung, trong đó có nội dung, trích:

Từ những bộ sách giáo khoa và sách kiếm hiệp đến quan niệm của người dân Trung Quốc về vấn đề biển Đông

 Nguyễn Hoa Lư

NHL: viết xong bài này, đọc lại, chìm vào sự tủi nhục và… hân hoan. Tủi nhục vì đâu thì đọc xong bài này các bác sẽ hiểu. Còn hân hoan vì lòng biết ơn đảng trong tôi trào dâng như nước triều lên! Nếu không kiên cường đi theo ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lenin thì chắc chắn tôi ôm chiếu vào nằm chung phòng với nhạc sĩ Việt Khang rồi! Cám ơn đảng vinh quang. Mọi việc đã có đảng lo rồi. chúng ta cứ tha hồ mà hót thật véo von nhé!

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn