Top ten ấn tượng 2016

(Khắc họa toàn cảnh xã hội Việt và thời tiết chính trường, qua bộ top ten ấn tượng 2016)

Trương Duy Nhất

Ấn tượng! Nhưng thiếu đi [một] sự kiện quan trọng là các cuộc biểu tình cá chết rộng lớn diễn ra ở các thành phố lớn, cuộc biểu tình ngay tại trụ sở Formosa với sự tham gia của khoảng 18.000 ngư dân.

Hồ Nhật Minh

clip_image001

1- Đại hội đảng 12.

Với cú tiễn đưa Thủ tướng X về hưu, tập làm “người tử tế”. Nhân vật lớn tuổi nhất, “sức khỏe có hạn, trình độ có hạn” vẫn được tín nhiệm “gần như 100% tuyệt đối” ở lại - “trường hợp đặc biệt” Nguyễn Phú Trọng. Cùng màn tuyên thệ liên tiếp 2 lần chỉ trong vòng 3 tháng của bộ tứ.
Cuộc trình diễn ấn tượng, khắc hoạ chân thật tình hình đảng sự và sức khoẻ quốc gia.

Dư âm nhà máy điện hạt nhân

Đỗ Thành Nhân

Ngày 22/11/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký Nghị quyết số 31/2016/QH14 để “dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”, toàn văn Nghị quyết đến tối 22/12/2016 mới đăng tải chính thức trên báo NDĐT (1).

Đến thời điểm dừng dự án, tổng đầu tư lên đến 400 nghìn tỷ đồng, nếu triển khai chậm thì vốn còn đội cao hơn; đó là chưa nói đến chi phí xử lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ nhà máy khi hết hoạt động (2).

Với khối lượng công việc đã thực hiện của 2 Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo “Thông cáo báo chí” trên cổng thông tin Chính phủ (3), như: Hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được tư vấn quốc tế bổ sung, hoàn thiện. Di dân tái định cư vùng dự án. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các dự án. … Nếu tính ra chi phí bao gồm cả chuẩn bị đầu tư thì ít nhất cũng hết 1‰ tổng giá trị dự án; tức là khoảng 400 tỷ đồng.

Ở tầm quốc gia, 400 tỷ đồng là nhỏ hay hay lớn?!

- Nếu so sánh với thất thoát trong các dự án đầu tư khác hay ngân hàng, thì 400 tỷ … chẳng là gì cả.

Họ kiếm lợi, còn đất nước thì mặc kệ!

Vu Kim Hanh

Tuần trước ăn trưa với một nhà khoa học, tình cờ mọi người nhắc tới mỏ sắt Thạch Khê. Giờ đọc thấy Thạch Khê cũng nằm trong dự án thép Cà Ná, thấy... thương Thạch Khê quá.

GẢ BÁN (MỎ SẮT) THẠCH KHÊ ĐẾN LẦN THỨ 3, GẢ HOÀI Ế HOÀI?

Thực tế có vẻ là cô gái không may (là mỏ sắt Thạch Khê) ấy chỉ được treo rồi rao rồi bán rồi bị chê rồi bán tiếp và nay lại rao tiếp để gây hi vọng ở dự án Cà Ná. Formosa từng hứa hẹn sử dụng sắt Thạch Khê, xong rồi chê và nhập các loại sắt ngoại (mới đây nghe là chỉ để gia công cho các nước), rồi một số hãng của Đức, Ấn độ đã vào khảo sát, nhưng theo họ, sắt Thạch khê không có giá trị thương mại do chất lượng quặng kém, địa hình mỏ lại rất phức tạp, khai thác chi phí cao. Bây giờ, cô gái Thạch Khê lại được đem ra làm mồi câu nhử trong thép... Cà Ná, liệu ai tin được là sẽ không bị “khê” lần thứ 3?

Tỉnh Ninh Thuận đang ra sức bảo vệ quả đấm thép Cà Ná. Họ đang “CỐ ĐẤM” quả này ra sao? Rằng tỉnh có 4 định hướng phát triển kinh tế: năng lượng, du lịch, nông lâm thủy sản và sản xuất chế biến. Tỉnh cho rằng, với 4,4 triệu tấn sản phẩm thép/năm thì bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh sẽ thay đổi và sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ công nghiệp.

Vingroup thật đáng xấu hổ khi làm giàu bằng tham nhũng chính sách

Nguyen Anh Tuan

Cuối 2014: Vận động thành công để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận cho VinGroup làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty Cổ phần Triển lãm Giảng Võ, chiếm 80% cổ phần.

---> Một trong những yếu tố để VinGroup được chọn là hứa hẹn sẽ phát triển khu dự án triển lãm hiện đại hơn ngay tại khu đất Giảng Võ hiện nay.

Tháng 3-2015: Công ty Triển lãm Giảng Võ tiến hành bán đấu giá 9,8% cổ phần nhưng kết quả không khả quan cho lắm, nên VinGroup mua gần như toàn bộ số này giúp họ nắm gần 90% cổ phần công ty.

---> Sở dĩ ít nhà đầu tư mặn mà với cổ phiếu này là vì tình hình tài chính trước đó của Công ty Triển lãm Giảng Võ không được khả quan cho lắm, lợi nhuận sau thuế chỉ từ 3-6 tỷ đồng.

Đọc Vầng Trăng Khuyết của Huỳnh Văn Khánh

Hạ Đình Nguyên

Vầng Trăng Khuyết của Huỳnh Văn Khánh không phải là một tập thơ, không phải là chuyện tình ái ân lãng mạn, Khánh lại không phải là nhà văn, hay nhà thơ chuyên nghiệp. Thế mà anh đã vận thêm hai câu thơ có hình ảnh não lòng của cuộc yêu đương trong truyện Kiều của Nguyễn Du vào bìa sách:

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng”.

Anh muốn gợi ý điều gì cho người đọc nghĩ ngợi, khi mà tập hồi ký chỉ thuần chuyện chiến tranh đẫm máu, với trái tim rực lửa yêu nước của một thời thanh niên, của anh, đồng đội anh, và thế hệ anh?

Anh đã chiến đấu trọn vẹn với hơi thở và trái tim mình, sẵn sàng hy sinh trong cuộc sống chết. Và Cách mạng đã thành công, anh đứng dưới lá cờ toàn thắng, anh có mặt lành lặn trong đoàn quân vẻ vang trở về. Sao anh chọn tựa đề - là chủ đề của tập sách - là “Vầng Trăng Khuyết”? Anh chiến đấu dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng anh, mà suốt tập hồi ký, anh và cả đồng đội của anh, không hề nghe nhắc đến dù chỉ một lần, về cụm từ XHCN mà hẳn nhiên từ đó anh ra đi, ít nhiều ở lúc anh khởi sự đưa thân vào Tổ chức?

Thư đầu năm của bạn Toàn

Thưa các anh chị,

Thưa các bạn.

Khi bạn Toàn ngồi vào bàn viết thư này, bạn cứ nghĩ mãi, không biết đây là Thư đầu năm hay là Thư vắt cuối năm sang đầu năm

Thực ra thì bạn Toàn lại muốn đặt tên cho lá thư “long văn chọng” này là Thư năm mới gửi Minh Hà, để đọc chung, rồi bọn mình sẽ rõ vì sao bạn Toàn thích cái tên dài loằng ngoằng ấy…

Thư này sẽ được gửi tới các anh chị và các bạn vào dịp Năm Mới 2017 trên trang nhà Canhbuom.edu.vn. Thư này chắc chắn phải nói chuyện năm cũ 2016 để rồi nghĩ vắt sang công việc năm mới 2017 của nhóm Cánh Buồm.

Thôi thì tên gọi của lá thư xuân, hình thức nào thì cũng lại bàn đến công việc, phải thế không, các anh chị và các bạn?

Năm 2016 của Cánh Buồm đọng lại ở một sản phẩm có tên gọi hẳn hoi và sờ mó được rành rành: Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt và Văn mười tám tập từ Lớp 1 đến Lớp 9 – bộ sách làm xương sống cho cuộc Hội thảo có tên Hành trình trí tuệ – vì qua bộ sách đó, Cánh Buồm muốn nói với xã hội theo lối chân quê, “Trình bà con cô bác duyệt bộ sách này”.

Việt Nam: ‘Quy hoạch’ là sắp đặt lưu manh làm lãnh đạo

G.Đ.

Cái tít như trên thật là khó lọt tai những kẻ cầm chịch trong đảng và nhà nước Việt Nam. Lọt tai sao được khi kẻ viết nhổ thẳng nước bọt vào mặt mình?

Nhưng xin các bác/các chú hãy bình tĩnh. Hai câu hỏi quan trọng sau đây cần thật tĩnh tâm nhắc nhau cùng suy gẫm xem: Có phải đất nước hiện đang rơi xuống vực như một con thuyền thủng chìm dần xuống nước mà chưa tính ra cách làm sao kéo lên nổi? Và một trong những lý do chủ chốt gây nên tình trạng đó là vấn đề quy hoạch cán bộ của nhà nước và đảng? Hãy thử lật ngược vấn đề lại: Nếu việc quy hoạch cán bộ lâu nay là đúng, không chọn nhầm phải những tên lưu manh, chiếm đoạt hàng chục nghìn tỷ của dân, vẽ ra các dự án ngu xuẩn để trục lợi, và làm cho mọi việc ngày càng rối như tơ vò, hẳn đến nay sau chiến tranh đã hơn 40 năm, cả nước phải được vực dậy từ lâu chứ đâu có ngày một hỗn loạn bê bối như nó đang “hiện tồn”.

Đi vào cụ thể, những vụ việc kinh tế lâu nay đã nghe nhàm, xin đề cập một việc khác. Một vụ lũ lụt miền Trung chẳng hạn, làm chết đến 234 người dân vô tội, thế mà các quan chức chúng ta không người nào và không ở đâu biểu lộ một mảy may xúc động, trong khi, đó chính là hậu quả kinh hoàng của các con đập thủy điện cứ kế tiếp theo nhau mọc lên dọc theo giải đất vừa hẹp vừa dốc của miền Trung từ bấy đến nay. Mà thủy điện là trách nhiệm của ai? Cứ dò thật kỹ mà xem, có con đập nào không dính dáng đến tiển và lợi của một quan chức hay một nhóm con cái sân sau quan chức nhà ta không nào. Câu trả lời thẳng thắn phải là: không có vị quan hoặc cựu quan chức nào vô can ở đây cả. Vậy thì, cái chết oan uổng của 234 nhân mạng ấy lẽ nào không làm cho những kẻ đã hưởng lợi trên những con đập kia có chút động tâm? Họ đã mất hết phẩm chất người cần có trong tim gan của họ. Thậm chí đến nhà nước mà cũng làm ngơ, không tổ chức được một lễ mặc niệm chung, cũng tuyệt không một bài viết “quan phương” nào trên các công báo gọi là bày tỏ sự chia sẻ của đảng và Chính phủ với nỗi đau của dân chúng. 234 người, con số kinh khủng ấy dưới mắt cán bộ cầm quyền Việt Nam bỗng trở thành nhỏ tí, bởi hàng ngày vẫn diễn ra như cơm bữa vô số cái chết vô cớ, lãng nhách, chết tai nạn giao thông, chết hỏa hoạn, chết khi lội qua sông suối, chết trong đồn công an, chết do đánh giết nhau giữa phố, chết vì bị cướp... đã làm cho trái tim và khối óc người chức trách đâm ra chai lỳ mất rồi.

Vậy, nói rằng bộ máy cầm chịch hiện nay đã mất phản xạ cần thiết trước mọi nỗi bất hạnh của nhân dân hỏi có đúng hay không đúng? Nói rằng không phải tất cả nhưng có không ít quan chức Việt Nam đã trở thành những kẻ vô cảm, không chỉ vô cảm mà còn kiếm chác nỗi đau của con người hỏi có đúng hay không đúng?

Khó nghĩ quá, nhưng không gọi họ là lưu manh thì chẳng còn biết gọi bằng gì.

Bauxite Việt Nam

Tản mạn đón xuân Đinh Dậu

Tô Văn Trường

Pht giáo có câu rt hay là "Vô sư trí vi tôn" nghĩa là trí tu có được do t hc, t tri nghim, t ng mi là quý nht. T ng được và t sa mình là cái gc ca tiến b. Việt Nam đã có nhiều bài học cay đắng vì “ý thức hệ”, những thứ ngoại lai, hổ lốn và rt hiếm khi th hin cái "Vô sư trí vi tôn" đó, thì việc cần phải làm là đi tìm li cái bn ngã ca chính mình.

Đất nước ta, bắt đầu bước sang năm mới 2017 với nhiều thời cơ và thách thức đan xen trên con đường hội nhập và phát triển với yêu cầu ngày càng cao để hướng tới mục đích “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, trong đó xây dựng xã hội dân chủ là yếu tố quyết định để đạt được mục tiêu đó đến sớm hay muộn, đòi hỏi nhiều trí tuệ, sự trăn trở và công sức của toàn dân, đặc biệt là bộ máy quản lý điều hành đất nước.

Trong lịch sử phát triển nhân loại, nhiều dân tộc đã kiên trì phấn đấu xây dựng một nền dân chủ phù hợp, đạt được mục tiêu giàu mạnh văn minh đã cho thấy không có dân chủ cho không đâu (gratuite, cái gọi là "free lunch - democracy"), lại càng không có những thành tựu, mục tiêu đáng mong muốn nào tự nó trên trời rơi xuống. Trở ngại lớn của con đường xây dựng xã hội dân chủ là sự trì trệ nhận thức, tính bảo thủ của con người hay một cộng đồng. Nơi có tư duy nhận thức tiến bộ quá trình dân chủ đến thuận lợi, còn những nơi tư duy bảo thủ thống lĩnh, bộ máy nhà nước không tận dụng được cơ hội, chỉ nghi ngờ hoặc khoanh tay chờ đợi, như hình ảnh văn học dân gian Việt Nam đã tổng kết “cây sung” của đất nước hầu như chẳng còn quả nào đâu để mỗi chúng ta có thể dầm dề “há miệng chờ” nó rụng vào cổ họng.

Kinh tế Việt Nam và viễn ảnh 2017

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

clip_image001

Năm 2016 mở ra với một triển vọng lớn cho Việt Nam khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thành hình. Nhưng đến cuối năm thì tình hình có nhiều khó khăn bất ngờ và viễn ảnh của năm 2017 sẽ là nhiều thách đố sinh tử.

Tổng kết tình hình Việt Nam 2016

Thanh Phương

clip_image002

Người dân Hà Nội biểu tình kêu gọi bảo vệ biển sau vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam. REUTERS/Kham

Formosa gây ô nhiễm khiến cá biển chết hàng loạt, thay đổi ban lãnh đạo sau những đấu đá quyết liệt ở Đại hội Đảng, Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự ở Biển Đông, Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam, nợ công tăng cao đến mức báo động. Đó là một số trong những sự kiện đáng chú ý của thời sự Việt Nam năm 2016.

Viễn ảnh nhân quyền Việt Nam 2017 vẫn xám màu

clip_image001

Từ trái sang, ông Đinh Đăng Định, Nguyễn Đan Quế, Đinh Nhật Uy, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải và vợ ông Định – bà Đặng Thị Dinh, ngày 16.2.2014.

Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Ân xá Quốc tế, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong năm 2016 vẫn tồi tệ về nhiều mặt. Đảng Cộng sản tiếp tục duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa hay “bôi bẩn” các vị lãnh đạo. Việt Nam hạn chế gắt gao các quyền tự do phát biểu, lập hội và hội họp ôn hòa.

Phát triển tổ chức xã hội dân sự sau biến cố Formosa

LS Nguyễn Văn Thân

Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta sẽ nói lời chia tay với năm 2016. Có thể nói, 2016 là một năm đầy biến động đối với dân tộc Việt Nam. Sự kiện đầu tiên là cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng. Sử dụng những thủ đoạn về điều lệ tranh cử và đề cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã dễ dàng loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vòng đua. Thế là Việt Nam tiếp tục bị kìm hãm dưới bàn tay sắt của một lãnh tụ bảo thủ, giáo điều, mù quáng với ảo tưởng về chủ nghĩa xã hội.

Sự kiện quan trọng thứ hai là phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Đường 9 Đoạn. Tòa xử cho nguyên đơn Phi Luật Tân thắng vẻ vang mang lại hy vọng cho Việt Nam trước dã tâm và tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng sự xuất hiện của tân Tổng thống Duterte đã làm đảo lộn mọi vấn đề. Bên thắng kiện không muốn nhắc tới phán quyết của vụ kiện nên Trung Quốc dễ dàng vô hiệu hóa phán quyết của Tòa qua một số sách lược ngoại giao khéo léo.

Thứ ba là TPP. Khi 12 quốc gia thành viên đặt bút ký TPP tại Auckland vào ngày 4/2/2016 sau hơn 7 năm đàm phán vất vả, có nhiều hy vọng là Việt Nam sẽ có cơ hội thoát Trung ít nhất là về mặt kinh tế cũng như tình trạng nhân quyền gồm có quyền lao động và tiếp cận môi trường trong sạch sẽ được cải thiện. Nhưng hy vọng này tiêu tan cùng với chiến thắng của Donald Trump. Với chiều hướng theo đuổi chủ nghĩa biệt lập của Trump, Việt Nam khó tránh khỏi ngày càng bị lệ thuộc và đi sâu vào quỹ đạo của Trung Quốc. Không có TPP, Việt Nam cũng không có động cơ đẩy mạnh cải cách và áp dụng các chuẩn mực quốc tế về trách nhiệm bảo vệ quyền lao động và môi trường.

Ai làm kinh tế để chuyển hoá chính trị?

Nguyen Anh Tuan

Bộ trưởng Công an vừa cho biết đã trình Bộ Chính trị ra Chỉ thị về chống chệch hướng kinh tế nhằm 'ngăn chặn hoạt động thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị'.

Thông tin nghe qua rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế quốc gia, song không rõ ý của Bộ trưởng là gì.

'Thông qua kinh tế để chuyển hoá chính trị' là kiểu làm ăn như Formosa, cố tình tạo ra thảm hoạ để dân chúng có cớ biểu tình, tiến tới chuyển đổi chế độ chính trị?

Hay ý của Bộ trưởng là các doanh nghiệp Trung Quốc mua chuộc quan chức ở ta để thắng thầu, tạo ra hàng loạt dự án lãng phí, ô nhiễm, khiến người dân ác cảm với chính quyền dần sẽ tìm cách chuyển hoá?

Con đường Tự do

NGUYỄN HỒ NHẬT THÀNH

Tôi không biết mình sẽ bị bắt giam vào lúc nào khi mức độ đàn áp những hoạt động tranh đấu cho Quyền tự do ngày càng gia tăng. Tôi không lo sợ việc sẽ ngồi tù nhưng chỉ lo những kinh nghiệm về đường hướng hoạt động mà tôi đã tìm hiểu và suy tư trong 5 năm qua không có cơ hội chia sẻ lại với những người mới muốn hoạt động xã hội. Trong thời gian còn lại không biết là bao nhiêu, tôi muốn viết ra đây như một sự gửi gắm đến những người bạn, những anh em có cùng sự quan tâm về thực trạng xã hội và khát khao đóng góp vào sự thay đổi, vì một đất nước Việt Nam Tự do, Công bằng và Yêu thương nhau hơn.

Trước đây, tôi cũng là một người bàng quan như bao người, nhưng biến cố biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc vào ngày 5/6/2011 và những tuần sau đó mà tôi đã tham gia làm thay đổi nhận thức của tôi về xã hội, về tình hình chính trị đất nước và từ đó cuộc đời tôi bước sang một ngã rẻ khác. Tôi vẫn nhớ rõ như in thời gian này, những người bạn, những người anh em biết nhau qua những cuộc biểu tình đã bị đánh đập, bị lôi lên xe chở đi như một con thú mà chỉ trước đó ít phút thôi những nhân viên sắc phục công an còn ra cười nói bắt tay khuyên chúng tôi về vì mọi chuyện đã có “đảng và nhà nước lo”.

Việt Nam ‘tuy vẫn bước nhưng không biết đi đâu’

clip_image002

Một người nghèo lượm rác kiếm sống trên đường phố Hà Nội. Mức độ nghiêm trọng của các thảm trạng xã hội càng ngày càng lớn vì chính quyền Việt Nam vẫn loay hoay chưa biết làm thế nào để xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Hình: Getty Images)

Cần trả diện tích sân golf để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất

MAI ANH

(GDVN) - Theo nhiều chuyên gia hàng không để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất đảm bảo tàu bay có chỗ đậu, Bộ Quốc phòng phải bàn giao diện tích đất sân golf.

Cục hàng không Việt Nam vừa đề nghị các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco nghiên cứu triển khai kế hoạch đưa tàu bay đậu qua đêm ở sân bay Cần Thơ, nhằm giảm tải cho Tân Sơn Nhất.

Nguyên nhân yêu cầu các hãng hàng không đưa tàu bay qua đêm tại sân bay Cần Thơ được Cục Hàng không Việt Nam lý giải nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo các chuyên gia hàng không, yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam đưa ra không hợp lý, ảnh hưởng các hãng hàng không. Để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều giải pháp phù hợp hơn.

clip_image001

Sân bay Cần Thơ - ảnh nguồn Cục Hàng không Việt Nam

Chánh sách xoay trục sang Á Châu của Obama đang chìm dưới sóng Thái Bình Dương

(Obama’s Asia pivot is sinking beneath Pacific waves)

M.K. Bhadrakumar

Bình Yên Đông lược dịch

Asia Times – 21 tháng 9 năm 2016

clip_image001

Trong diễn văn cuối cùng tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm Thứ Ba, Tổng thống (TT) Hoa Kỳ Barack Obama đã không đề cập đến cái phải là di sản vinh quang tột đỉnh của nhiệm kỳ Tổng thống của ông – Thỏa ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP)), mẹ đẻ của tất cả giao dịch thương mại bao gồm 40% GDP của thế giới.

Tham nhũng không từ một thứ gì

Phạm Đình Trọng

Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” vẫn ra rả tuyên truyền. Nhận ra để thức tỉnh”.

Gớm thay một lũ hồ tinh,

Nương hơi dựa bóng, tập tành đã quen.

Phan Châu Trinh

***

Từ Lê Phước Hoài Bảo đến Vũ Quang Hải, Vũ Minh Hoàng, đều là những cậu ấm còn ham chơi, học hành dang dở. Cậu ấm Lê Phước Hoài Bảo còn ham chơi chim kiểng. Cậu ấm Vũ Minh Hoàng còn học hành chưa xong. Những cậu ấm, những “em chã” (*) chưa tự lo được cho bản thân. Tiền ăn, tiền học, đến cả vài đồng tiền lẻ cắt tóc còn phải ngửa tay xin bố mẹ. Những “em chã” chưa thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, chưa lo được cuộc sống và sự nghiệp của bản thân, mọi việc của cuộc đời còn phải do người lớn dẫn dắt, hoạch định. Bố mẹ phải lo liệu, sắp đặt cho từ chỗ ngồi học ở nước ngoài đến chỗ ngồi trong công sở ở trong nước.

Xẻ thịt Tân Sơn Nhất: Thời chiến vẫn lảng vảng đâu đây

Nguyễn Hoàng Hải

(VNTB) - Hơn bốn mươi năm thời bình, sân bay vẫn nhỏ so với quỹ đất dành cho, máy bay giờ phải đậu qua đêm ở sân bay khác, cứ y như thể thời chiến vẫn lảng vảng đâu đây.

clip_image001

Để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, Cục hàng không Việt Nam vừa đề nghị các hãng hàng không Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco sớm triển khai kế hoạch đưa máy bay nghỉ qua đêm tại sân bay Cần Thơ (CT).

Học giả gốc Hoa phản bác quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa

HỒNG THỦY

(GDVN) - Ông Tập Cận Bình nói điều này, có lẽ là do nhu cầu chính trị, và cũng có thể phản ánh một thực tế rằng ông ấy không hiểu về chuyện này.

Ngày 27/12, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài Học giả gốc Hoa: Tranh chấp Biển Đông khó giải quyết vì "ý thức hệ", là bài phân tích của Giáo sư Trương Bác Thụ từ Hoa Kỳ. Ông đưa ra một số bình luận rất đáng chú ý với thái độ khách quan, tôn trọng luật pháp quốc tế về Biển Đông.

Hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tiếp đến quý bạn đọc bình luận của ông về việc tại sao Trung Quốc chống lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) mà chính họ đã rất tích cực tham gia đóng góp, xây dựng nên? 

Thực hư cái gọi là "Trung Quốc có chủ quyền với Biển Đông, Trường Sa từ thời cổ đại", hay "Biển Đông, Trường Sa là của tổ tiên chúng tôi để lại" cũng được Giáo sư Trương Bác Thụ mổ xẻ dưới lăng kính pháp lý, khoa học.

Đây là những phân tích rất có giá trị từ một học giả người Trung Quốc phản bác chính các yêu sách phi lý mà nước này đang theo đuổi ở Biển Đông, tìm cách biến nó thành ao nhà.

clip_image001

Giáo sư Trương Bác Thụ, ảnh: Internet.

Biển Đông căng thẳng, ngư dân Việt Nam đổ sang Úc đánh cá lậu

Thanh Phương

Khi nhà nước và chính phủ không thèm bảo vệ ngư dân khi họ đánh bắt hợp pháp tại ngư trường truyền thống thì họ phải liều mạng và tài sản tại những vùng khác. ĐCSTQ và ĐCSVN anh em đều phải chịu trách nhiệm.

Menras André

clip_image002

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm được kéo về đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày 29/05/2014. REUTERS/Stringer

Nguyễn Phú Trọng chống Mác xít

Ngô Nhân Dụng

clip_image002

Những người quen nói tiếng Việt cảm thấy có điều gì “không ổn” khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói ba chữ “tự diễn biến”. Người Việt dùng chữ “tự” đứng trước một động từ, chẳng hạn chiếc “xe hơi tự lái” mà công ty Uber đang muốn thử. Chiếc xe không cần tài xế mà vẫn đón khách, đưa khách, nó tự lái lấy, tránh không đụng ai, và đi đến đúng địa chỉ người khách muốn.

Hà Tĩnh: Hơn 100 người tập trung biểu tình tại Formosa

Người dân bao vây Formosa đòi đền bù thiệt hại: https://youtu.be/n8I37DaY4jM

CTV Danlambao - Khoảng 7 giờ sáng nay 28/12/2016, hơn 100 người dân thôn Tân Phúc Thành thuộc Xã Kỳ Lợi, Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung biểu tình trước cổng phụ của Công ty Formosa. Giống như nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ khác diễn ra suốt mấy tháng qua, mục đích của người dân vẫn là yêu cầu Formosa phải chịu trách nhiệm với thảm họa đã gây ra. Một trong những yêu cầu cụ thể nhất là phải đền bù thỏa đáng những thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu.

2016: Những đại án chưa thể khép

Tuấn Khanh

clip_image001

Năm 2016 đã bước qua, nhng s kin ln lao như lũ lt, nhân tai thy đin, thm ha môi trường Formosa… đã át tt c mi th, tràn ngp s quan tâm ca dân chúng. Thế nhưng bn ghi nh ca năm, vn còn nhng câu chuyn v tù đày, oan khiên đang hn vào con người cn phi được nhc li. Đó là nhng ghi chép v Vit Nam vi phn ti đen, vt vã trên hành trình đòi quyn làm người và s công chính.

Có nhng s phn treo lơ lng ch cái chết, khn ging kêu oan, và có c nhng v án tưởng là đã được minh oan, nhưng ri s trí trá trong bi thường, nhn sai ca chính quyn tng đa phương khiến h li tiếp tc tr thành nn nhân. 2016 khép li, nhưng nhng câu chuyn như vy vn còn tiếp din.

Nhng đi án này, nhc cho chúng ta nh, rng vài v án được đưa ra ánh sáng, ch là phn ni ca tng băng chìm, rng đâu đó trong các nhà lao, vic đánh đp bc cung, nhc hình vn tiếp din và vn có nhng con người đang đau đn gào thét đòi công lý trong ln ranh ca s sng và cái chết.

Tội của anh là khơi nguồn tri thức

Trịnh Kim Tiến

Trưa ngày 26/12/2016, anh đang uống cafe thì bị rất đông an ninh mặc thường phục lẫn cảnh phục lao vào quán, đánh và bắt anh đi. Anh chỉ kịp nhắn được một tin ra ngoài là “anh bị bắt vô cớ” rồi điện thoại không còn liên lạc được nữa. Đến nửa đêm tôi nhận được điện thoại từ số lạ và người ở đầu dây là chồng mình.

Anh đã bị giữ đến nửa đêm, và trong quá trình làm việc tại đồn công an, bị mạt sát, xúc phạm đủ kiểu vì anh im lặng không hợp tác với cách hành xử vô luật của công an. 12h đêm, anh gọi taxi rời đồn. Đi được một quãng thì hơn chục an ninh mặc thường phục chặn xe, lôi anh khỏi taxi và hành hung anh trên đường về. Mười mấy người lao vào đấm đá vào đầu, vào gáy anh, tưởng như có thù hằn sâu đậm. Hai chiếc điện thoại và máy đọc sách của anh trước đó đã bị họ cố bẻ khóa để đăng nhập, không mở được, họ bèn đập nát, rồi ngâm vào nước cho hỏng; anh phải mượn điện thoại gọi báo tôi biết mong tôi bình tâm.

clip_image002

Họ bắt giữ anh để hỏi về các lớp học của anh, họ đánh anh cũng chỉ vì căm ghét các lớp học như thế.

Mấy người làm gì mà bị đối xử như thế?

Pham Doan Trang

Mỗi khi thấy ai đó gặp rắc rối với an ninh Việt Nam và các thể loại tay sai – ví dụ bị đánh hộc máu, bị nhốt vào đồn, bị ném mắm tôm vào nhà hay bị đổ keo trét đầy ổ khóa để không ra ngoài được – người dân thường, bên cạnh cảm giác xót xa và thương cảm (nếu có), cũng dễ thắc mắc: “Không hiểu mấy ông bà ấy làm gì mà bị đối xử như vậy?”.

Bên cạnh đó, dư luận viên và những người tư duy kiểu dư luận viên thường hay đặt câu hỏi “cắc cớ” cho ra vẻ ta đây có óc suy luận, kiểu như sau: “Thì bọn đấy cũng phải làm gì mới bị như thế chứ. Như tớ đây, viết bài trên mạng, tổ chức mít-tinh đông người, dự hội thảo nước ngoài nước trong, đi lại thoải mái, xuất cảnh ầm ầm, có sao đâu”.

Một số trí thức băn khoăn: “Có thể do đường lối đấu tranh của những người đó chưa đủ ôn hòa, vẫn còn cực đoan quá, kích động quá, nên mới bị chính quyền ghét mà trấn áp nặng tay chăng?”.

Đoàn từ thiện của Tăng Đoàn bị sách nhiễu và ngăn cản cứu trợ tại tỉnh Quảng Ngãi

Chùa Liên Trì

Sáng ngày 21/12/2016, lúc 9h, Đoàn chúng tôi gồm: Hòa thượng Thích Không Tánh, ĐĐ. Thích Đồng Hoàn, sư cô Thích nữ Đồng Tâm, sư cô Thích nữ Nguyên Liên, Sa di Nhật Chánh và huynh trưởng Nguyễn Chiến lên đường đến xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, để phát quà cứu trợ lũ lụt cho bà con sắc tộc thiểu số.

clip_image002

Chúng tôi được biết, cuộc sống bà con dân tộc H’rê miền núi này chịu nhiều thiếu thốn khổ cực, nhất là do nạn lũ lụt vừa qua.

Tổng thống Obama ký luật liên quan nhân quyền

clip_image002

Ông Barack Obama sắp mãn nhiệm tổng thống Hoa Kỳ

Tổng thống Barack Obama vừa ký luật mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhà Trắng cho hay cuối tuần trước ông Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).

Phúc thẩm người 'chống nhà nước trên Facebook'

clip_image002

Trang Facebook của Nguyễn Hữu Quốc Duy khi chưa bị đóng

Tòa phúc thẩm ở Đà Nẵng vừa y án sơ thẩm với hai anh em ở Khánh Hòa, bị buộc tội Tuyên truyền chống phá chế độ trên mạng xã hội

Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An, hai anh em họ, bị y án 3 năm và 2 năm tù vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Sân bay Tân Sơn Nhất “vỡ trận”, ai đang làm chủ Việt Nam?

Nguyễn Đình Ấm

Hôm 24/12/2016, báo chí đồng loạt đưa thông tin “sét đánh” đối với các hãng hàng không Việt Nam (HKVN): “Phải nghiên cứu báo cáo với nhà chức trách HKVN (Cục HKVN) phương án chuyển các máy bay đỗ lại ban đêm ở Tân Sơn Nhất (TSN) về sân bay Cần Thơ vào ngày 30/1/2017”.

Ai có chút hiểu biết về ngành HKVN sẽ thấy, đây là một đòn trí mạng chưa từng có giáng vào các hãng hàng không (HK) vì phải đối mặt với nguy cơ không an toàn, thiệt hại kinh tế vô cùng lớn, ô nhiễm môi trường, giảm khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.

Sân bay Cần Thơ tuy chỉ cách Tân Sơn Nhất hơn 100 km nhưng là quãng đường rất nguy hiểm do máy bay phải thực hiện thêm bốn lần hạ, cất cánh vô ích. Với máy bay cỡ A320 thì vừa cất cánh lại chuẩn bị hạ cánh. Hoạt động hàng không khó nhất là ở công đoạn hạ, cất cánh, hầu hết tai nạn, hư hỏng ngốn xăng dầu, tạo ra tiếng ồn lớn nhất, gây ô nhiễm là ở giai đọan này. Một máy bay thương mại phải khai thác liên tục để tăng hiệu quả và trơn tru trang thiết bị, tăng an toàn. Khi chuyến bay hạ cánh là lập tức công nhân phải dọn dẹp vệ sinh, thay bố lót ghế, hút bụi, tẩy trùng, nhân viên kỹ thuật kiểm tra, bảo dưỡng, nạp nhiên liệu... để thực hiện chuyến bay kế tiếp. Vậy máy bay đỗ ở Cần Thơ thì nhân viên, dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dùng ở đâu? Khi máy bay trở lại TSN thì về nguyên tắc vẫn phải kiểm tra, chăm sóc kỹ thuật, kiểm tra an ninh sau chuyến bay… Nói chung là cực kỳ phức tạp, tốn kém mà không có nước nào làm như vậy.

Bi kịch của Tống thống Phác Cận Huệ

LS Nguyễn Văn Thân

Ngày 9/12 vừa qua, Quốc Hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định truất phế Tổng thống Phác Cận Huệ (Park Geng-hye) trên tỷ lệ 2/3 với 234/300 phiếu thuận và 56 phiếu chống. Có nghĩa là không chỉ có phe đối lập mà một số đông đảng viên của Đảng Tân Quốc Gia (Saenuri) của Tổng thống Phác cũng đã bỏ phiếu hạ bệ bà. Hậu quả là bà Phác bị tước mọi quyền hành và Thủ tướng Hoàng Giáo An (Hwang Kyo-ahn) trở thành Tổng thống Xử lý Thường vụ trong thời hạn 180 ngày trong lúc chờ đợi Tòa Bảo Hiến xét duyệt quyết định truất phế có hợp hiến hay không. Theo Hiến Pháp thì phải có ít nhất 2/3 tức là 6/9 thành viên của Tòa chuẩn y quyết định của Quốc Hội và nếu kết quả là thế thì sẽ dẫn đến một cuộc bầu cử Tổng thống mới.

Nguyên nhân bà Phác bị truất phế có liên quan đến tham nhũng nhưng không phải cá nhân bà Tổng thống tham nhũng mà là một người bạn thân của bà bị cáo buộc lạm quyền và trục lợi. Ngoài ra, bà Phác cũng bị tố là tiết lộ thông tin bảo mật quốc gia cho một người bạn không nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong chính quyền.

Phác Cận Huệ là trưởng nữ của Phác Chính Hy - Tổng thống đời thứ ba của Hàn Quốc. Ông Hy là một tướng lãnh quân đội cầm đầu cuộc đảo chánh vào năm 1961 và trở thành Tổng thống vào năm 1963 cho tới khi ông bị hạ sát vào năm 1979. Trong suốt 16 năm cầm quyền, ông được mô tả là một nhà độc tài cai trị với một bàn tay sắt sẵn sàng bắt giam, tra tấn và thủ tiêu những người bất đồng chính kiến và đối lập. Nhưng ông cũng được đánh giá là người đã đặt nền móng đưa Hàn Quốc từ một quốc gia yếu kém, nghèo nàn sau chiến tranh và thời kỳ đô hộ Nhật vươn lên thành một quốc gia công nghiệp, tân tiến hiện nay.

Top ten phát ngôn ấn tượng 2016

Trương Duy Nhất

clip_image002

Bộ top ten phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt, 2016.

1- TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” – Phát biểu tại ngày hội đại đoàn kết thôn Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 13/11/2016.

2- Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ : “Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, 5 năm tới đất nước sẽ phát triển thịnh vượng, nhân dân được ấm no” – 21/6/2016.

Lược sử Blog Việt Nam năm 2016

(Phần 1)

Phạm Đoan Trang

- 19/1: Trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, Cụ Rùa Hồ Gươm tịch. Các báo chỉ đưa tin, không bình luận gì thêm. Cộng đồng mạng bắt đầu xì xào về một điềm gở cho Đảng Cộng sản.

- 20/1: Đại hội Đảng lần thứ 12 chính thức khai mạc. Trước và trong thời gian này, nhiều trang web “truyền thông đen” ra đời, nhân danh “sự thật” để vạch mặt, phơi áo nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và đánh phá phe thân Nguyễn Phú Trọng. Trước mắt dân chúng, Đại hội Đảng 12 đã thể hiện hệt như một xới vật.

Đại hội kết thúc với thất bại thuộc về phe Nguyễn Tấn Dũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chức vụ người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Ngoài ra, Đảng đã chọn ra bộ máy nhân sự lãnh đạo cả nước, gồm Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

- 6/2: Trang facebook “Vận động Ứng cử đại biểu Quốc hội 2016” ra đời, công khai ủng hộ cho các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021). Phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội bắt đầu, và các hoạt động đánh phá ứng viên độc lập của lực lượng an ninh và dư luận viên cũng bắt đầu, rầm rộ hơn so với tất cả các năm trước.

'Biết ơn Gorbachev vì có công khiến Liên Xô sụp đổ'

Trần Quốc Quân

clip_image002

Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016. Mikhail Svetlov/Getty Images.

Ngày này 25 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Tôi quan tâm chính trị từ rất sớm. Tôi còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với ba người bạn cùng trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi phân gà lên ảnh Mao Trạch Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.

Con là ‘trùm’ truyền thông CSVN, cha được ‘bơm’ thành ‘thiên tài’

Qua việc này mới biết, chức năng của đội ngũ trí thức văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa – mà người ta ngầm trao cho các ngài nhưng lâu nay chưa tiện nói ra – thì ra là vậy. Thảo nào mà nhà nước này có vẻ như chạy đua với “quy trình” tiến lên Tiến sĩ và Giáo sư. Trong khi đó thì giáo dục đại học lại đang trở thành hệ thống cấp 4 của nhà trường phổ thông. Đúng quá đi chứ, dạy dỗ lũ trẻ thì làm sao vinh quang bằng vinh danh bố ông Bộ trưởng. Từ nay các ngài sẽ còn nhiều việc, rất nhiều việc, để làm. Tương lai rạng rỡ của bộ môn khoa học cứ tạm coi là mới mẻ này – làm sang cho quý vị phụ mẫu của tầng lớp chức quyền – đang chờ đón các ngài.

Bauxite Việt Nam

clip_image001

“Hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương (Hình: VietNamNet)

Công an Huế vi phạm nhân quyền khi sách nhiễu sinh viên và xúc phạm Công giáo

Hàn Giang

Một nhà nước “tự do đến thế này là cùng” (Nguyễn Phú Trọng) trách nào chẳng muốn một nước Mỹ cứ theo đuổi chính sách “bồ câu” như nước Mỹ thời Obama.

Nhưng ông Trump thì chắc sẽ khác đấy. Là một doanh nhân biết tính toán những cái giá thiệt hơn cho cá nhân và gia đình, thậm chí rất giỏi đánh lừa đối phương,Trump chưa biết có đưa lại lợi ích gì tốt đẹp cho nền dân chủ của nước Mỹ như thời Obama hay không – điều đó chưa ai có thể nói chắc được – tuy vậy, điều có thể đoan chắc là không còn cái thời các nước cộng sản đang trong thời kỳ tàn tạ có thể “nương hơi dựa bóng” (Phan Châu Trinh), tìm cách bịt mắt các chính khách Mỹ rằng mình luôn tôn trọng nhân quyền, tôn trọng công pháp quốc tế, và cũng chống bành trướng Tàu dăm câu ba điều lấy lệ, rồi tha hồ rước về cho mình những khoản tiền vay béo bở cũng như những thành viên Hiệp ước thương mại này kia rất có lợi, nhằm... hà hơi thổi ngạt cho đảng của mình.

Ít ra thì cũng nên bảo nhỏ đám âm binh công an đang lộng hành từ phường xã lên đến tận trung ương là: Hết thời rồi nhớ.

Bauxite Việt Nam

Nhớ lại mùa giáng sinh B-52 (Mênh mông thế sự 58)

Tương Lai

…gợi lên điều này để nói rằng, những ám ảnh quá khứ với những bài học xương máu lại đang len lỏi trong những thách đố gay gắt cho những bước đi tới của đất nước ta hôm nay…

Cuộc nói chuyện qua điện thoại với anh Đào Xuân Sâm khơi dậy trong tôi mông lung những kỷ niệm. Hơn tôi gần một giáp, ông già ngoại 90 xuân ấy giọng vẫn sang sảng. Như thường lệ, tuần nào anh cũng gọi cho tôi để hỏi thông tin vì mắt của anh sau khi mổ thì không đọc được nữa. “Mù mắt nhưng đừng để mù bộ óc cậu ạ, nói cho mình có thêm gì mới đáng nghĩ không”. Tôi cười, mới thì nói sao hết được, thôi nói chuyện cũ đi. Chuyện mới xin dành lần sau. Mấy ngày này tôi lại nhớ đến Tế Tiêu, vùng đất cổ xưa “Sơn Nam Thượng” quê anh, nơi mẹ tôi sơ tán tránh B-52 quá. Đã hơn 40 năm, chính xác là 44, đêm 26.12 đứng trên cánh đồng làng nhìn về bầu trời Hà Nội chớp sáng mà lòng quặn đau.

Ngày 15 tháng 12, Lê Đức Thọ và Kissinger chia tay nhau tại sân bay Le Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12, Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà (sau khi ghé qua Moskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong Chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.

Đi tìm con “dê tế thần” trong vụ Formosa

Nam Nguyên, RFA

clip_image002

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016. Citizen photo

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sốt ruột về việc cho đến nay chưa xử lý kỷ luật được bất kỳ viên chức của Đảng hoặc Chính quyền có trách nhiệm trong việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý của Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh mà hậu quả dẫn tới thảm họa môi trường biển miền Trung hồi tháng 4/2016.

Ghế lãnh đạo và thương mại

Anh Văn

Việt Nam vẫn đang thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng nền kinh tế thị trường, tuy nhiên, thương mại hóa ghế lãnh đạo lại làm tốt đến bất ngờ. Phải chăng, đã đến lúc, nên mở rộng mô hình này cho nhân dân được “đấu thầu”.

clip_image002

Trong buổi Hội nghị giao ban công tác dân vận khối Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương năm 2016. Hội nghị này đã cho biết, nhân dân đang bức xúc trước tình trạng chạy chức, chạy quyền, bổ nhiệm cán bộ là người thân trong gia đình, bè cánh, lợi ích nhóm.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: “Chúng ta đi mà không biết đi đâu!”

Tư Giang

“Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.

clip_image002

Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội thảo. Ảnh TG

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thổ lộ tâm tư cá nhân như vậy tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12.

Sắc mầu Giáng Sinh

Hoài Dịu

Một mùa Giáng sinh nữa lại về. Đừng chần chừ gì nữa, hãy tận hưởng cốc chocolat nóng khi tiết trời ngoài kia băng giá, hãy trao cho nhau tình yêu nồng ấm khi nhân loại nơi nơi vẫn còn nhiều khổ đau. Và đặc biệt cùng nhau lắng nghe những giai điệu Giáng Sinh là khoảnh khắc không thể thiếu vào dịp cuối năm. Tạp chí Âm nhạc xin trân trọng giới thiệu đến quý thính giả những bản nhạc Noel nổi tiếng ở nhiều dòng nhạc khác nhau, là cái không khí linh thiêng của giáo đường hay nhịp chuông rộn ràng trong nhạc jazz, pop và rock.

clip_image002

Carol of the Bells, với giai điệu náo nức là tác phẩm khá nổi tiếng trong danh mục nhạc Giáng Sinh cổ điển truyền thống, do nhạc sĩ người Ukraina, Mykola Leontovych sáng tác năm 1914. Phiên bản dành cho hợp xướng có nhạc đệm của bài hát này đã được sử dụng nhiều trong điện ảnh và nổi tiếng nhất trong bộ phim Ở Nhà Một Mình do John Williams chuyển soạn, hay trong bộ phim mang tên The Santa Clause do hãng Disney ấn hành năm 1994.

‘Ðuổi nhà báo ngay’: Báo chí nhà nước một năm cay đắng

Phạm Chí Dũng

…thậm chí ngay cả thể hiện một chút chính kiến với một chút khí chất phản biện, không phải trên mặt báo nhà nước mà chỉ trên facebook, các nhà báo nhà nước cũng bị dập thẳng tay…

clip_image002

“Trả thù bọn nhà báo”

Năm 2016 khép lại đầy cay đắng với báo giới nhà nước, dù có nguồn cơn “bất đồng chính kiến” hay không.

Ðầu tháng 12, vụ kỷ luật nhà báo Phùng Hiệu của báo Nhà báo và Công luận, không những thế còn đình chỉ công tác một tháng đối với Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Niên của tờ báo này, cho thấy ông Trương Minh Tuấn đang làm đúng những gì mà ông đã rất sắt son trong loạt bài của ông trên báo Nhân dân vào Tháng Mười Một về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Phải chăng ông Trần Xuân Bách đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa “từ cách đây 27 năm?

Hà Huy Tùng

Cách đây 27 năm, cuối năm 1989, ông Trần Xuân Bách, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN đã có bài phát biểu công khai, đề xuất vấn đề đa nguyên và phải cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế. Khi đó chưa có Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa 11, ông Bách chưa bị ghép vào 1 trong 27 điều nhận diện “tự diễn biến, tự suy thoái “trong nội bộ Đảng. Nhưng ông đã bị Đảng thi hành kỷ luật.

Đến nay, sau 27 năm, kể từ khi ông Bách bị thi hành kỷ luật, vấn đề cấp thiết phải “cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế” lại được bàn luận sôi nổi, nhằm mở ra con đường tiếp tục phát triển của đất nước, của dân tộc. Vậy bài phát biểu của ông Bách từ năm 1989 có còn giá trị thời sự đến hôm nay hay không?

Ông Trần Xuân Bách, tên thật là Vũ Thiện Tuấn, sinh ngày 23/5/1924, quê tại xã Nam Ninh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, mất ngày 01/01/2006 tại Hà Nội. Ông Bách là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương ĐCSVN từ 1986. Ông được Đảng giao nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, làm Trưởng ban đối ngoại của Trung ương Đảng, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trước đó, ông Bách đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau: Giám đốc công an Khu 3; Chánh văn phòng Liên khu ủy 3; Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Nam Hà; Bí thư Trung ương Đảng từ năm 1982, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam; đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV; ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa III, IV.

Tín dụng thân hữu: đâu chỉ chuyện của ca sĩ họ Đàm

Thảo Vy

Một nhà báo từng ăn cơm tù, kể: Tôi là người ăn cùng mâm bát với những ông trùm xã hội đen khét tiếng nhất Việt Nam ở những nhà hàng sang trọng và cả trong nhà tù, vậy thì tôi rất tự tin mà nói rằng nếu người thân bạn máu mê cơ bạc, bạn có khả năng chi trả nào đó hoặc bạn nổi tiếng thì những cái bẫy “tín dụng thân hữu không thế chấp” sẽ được giăng ra và không bao giờ người thân và bạn thoát được.

clip_image002

Nhà báo này cho rằng Đàm Vĩnh Hưng chỉ có con đường duy nhất là tuyên bố không còn khả năng chi trả cho những khoản nợ “thân hữu” của mẹ, thì mới tạm thời chốt sự việc lại để giải quyết một lần: trả những khoản tiền còn vướng lại nếu có chứng từ hợp pháp. Nếu kéo dài nữa có thể cả bà mẹ và Đàm Vĩnh Hưng cũng không an toàn.

Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô

Dina Newman

BBC Thế giới vụ

clip_image002

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Image copyright AFP

Khi Mikhail Gorbachev từ chức gần 25 năm trước khiến Liên Xô bất ngờ tan rã, ông hầu như không còn lựa chọn nào khác, khi mà trước đó 17 ngày, lãnh đạo ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã ký một hiệp ước hủy bỏ Liên bang Xô viết - cũng là một quyết định mang tính nhất thời không được tính toán kỹ càng.

Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”

Phạm Thanh Nghiên

Tôi mơ về những cánh đồng bát ngát, những ruộng nương không bị khai tử bởi các công trình thủy điện. Mơ không còn ai bị đẩy khỏi mảnh đất cha ông để lại, hoặc do chính bàn tay mình bỏ công bỏ của ra gầy dựng. Mơ không còn những đứa bé chở nhau trên ghe vượt qua vùng nước ngập vào bờ để xin nước uống. Giáng Sinh, tôi mơ về một giấc mơ lẽ ra đã phải là sự thực hiển nhiên từ hàng chục năm về trước...

clip_image002

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ hai tháng qua làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng. Còn nếu tính từ đầu năm đến trung tuần tháng 12/2016, thiên tai đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Bao giờ thì dân được làm chủ

Blog Ngô Minh

clip_image001

Dân chủ là một khái niệm rất rộng, rất cốt lõi của xã hội dân sự văn minh. Ở đây tôi chỉ xin đề cấp đến việc thực thị dân chủ ở địa phương mà Đảng CS và Nhà nước Việt Nam mà các nghị quyết của Đảng CS ở VN hay nói tới. Các nghị quyết của Đảng Cộng sản từ mấy chục năm nay nói rất nhiều đến “quyền làm chủ của nhân dân”, “chính quyền của dân, do dân, vì dân” v.v. Có thể trích rất nhiều câu về dân làm chủ rất bóng bẩy: “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân… Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân…”, “…đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân…”, “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội…”, hay “Phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa…”; “Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân…”; …Thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp của nhà nước nhằm phát huy dân chủ v.v. và v.v.

Nhưng thực tế thì trước thời kỳ đổi mới, nhờ “khoán chui”, “tự cứu lấy mình trước khi trời cứu” của dân, người dân mới thoát cảnh chết đói tất cả ruộng đất đều vào hợp tác xã. Nhờ dân, Đảng CS mới có “Mghị quyết 10 về khoán hộ trong nông nghiệp”. Thế là thành tích của dân biến thành thành tích của Đảng: “Đã biến nước ta từ một nước đói cơm thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”. Nhưng rồi do chính sách “ruộng đất là sở hữu nhà nước”, nên nông dân không còn ruộng nữa. Thế là mục tiêu “ruộng đất cho dân cày” cuộc cách mạng trở thành con số không. Khắp nơi trong cả nước, tình trạng ruộng đất của nông dân bị thu hồi để xây dựng đô thị. Cán bộ lấy đất ruộng, đất vườn của dân phân lô chia nhau bán chác, làm giàu. Người dân không có quyền sở hữu nên không đòi lại được. Không chịu giao đất thì họ cưỡng chế, vì quyền lực nằm trong tay chính quyền. Điển hình là ông Trần Văn Truyền, Chánh Thanh tra Chính phủ, trước khi về hưu đã cướp cho mình bốn năm căn nhà, năm sáu lô đất!.

Không tự chuyển hóa là phản bội dân tộc

Ngô Nhân Dụng

Cái Đảng Cộng sản chắc phải “đốn” lắm rồi. Hết hội nghị này tới hội nghị khác hô hào chỉnh đốn Đảng, rồi lại hô to hơn, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng lại mới họp một hội nghị cán bộ toàn quốc dạy dỗ cán bộ về tăng cường chỉnh đốn Đảng!

Đốn là đứa nào mà phải chỉnh đi chỉnh lại hoài như vậy? Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu, giải thích chữ chỉnh đốn: “sự gì, cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn”. Nguyễn Phú Trọng đang lo chỉnh đốn Đảng bởi vì cái Đảng của ông ta “đã tán loạn lâu rồi!” Và ông muốn sửa sang nó “cho được như cũ”.

Cảnh tán loạn trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ mấy chục năm nay rồi nhưng đến đời Nguyễn Phú Trọng đã bùng nổ mạnh. Nguyễn An Dân đã mô tả cảnh tán loạn qua mấy chữ: Đảng bắn nhau; Đảng bắn dân; dân bắn lại Đảng!

Trump và nhóm “Consigliere”(*) chống Tàu

FB Manh Kim

Việc thành lập Hội đồng Thương mại quốc gia Nhà Trắng (White House National Trade Council-NTC) và chọn Peter Navarro làm sếp NTC đã cho thấy ngày càng rõ đích ngắm của Donald Trump: Trung Quốc! Độc giả Việt Nam không lạ gì Peter Navarro, tác giả quyển Death by China (2011). Có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard, Peter Navarro là một trong những nhà nghiên cứu chỉ trích Trung Quốc mạnh nhất vài năm gần đây. Trump chọn Peter Navarro một phần chính là quan điểm tương tự mà Navarro đã viết trong Death by China. Trump và Navarro chưa từng gặp nhau hoặc điện đàm, cho đến tháng 9 năm nay.

Bắc Kinh không thể không thấy bất an, sau bao nhiêu năm hưởng lợi, bắt đầu từ thời điểm Nixon-Kissinger mở cửa thế giới cho Trung Quốc. Phản ứng trước sự kiện Peter Navarro, tờ Global Times viết: “Trung Quốc cần đối mặt với thực tế rằng nhóm Trump vẫn duy trì thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Cần phải vất đi tất cả ảo tưởng và sẵn sàng mọi chuẩn bị cho bất kỳ động thái tấn công nào của nội các Trump”. Tờ China Daily “bình tĩnh” hơn: bất cứ động thái nào làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung cũng đều mang lại tổn thất cho cả hai bên. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cũng có vẻ “tỉnh táo” một cách bất thường. Thay vì nhảy dựng lên đùng đùng như mọi lần, bà Hoa chỉ “nhỏ nhẹ”: “Hợp tác kinh tế và chính trị là quan trọng không chỉ cho hai nước (Mỹ-Trung) mà còn cho sự thịnh vượng toàn cầu”.

Tương lai nào cho môi trường Việt Nam?

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Binh sĩ thu gom cá chết trên Hồ Tây ở Hà Nội, 3/10/2016.

Năm 2016 đã chứng kiến một loạt cuộc khủng hoảng môi trường ở Việt Nam mà tiêu biểu nhất là vụ cá chết hàng loạt trên các vùng biển miền Trung. Tình trạng này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ ô nhiễm cao đến mức báo động ở Việt Nam. Bộ trưởng Trần Hồng Hà phải cảnh báo rằng môi trường Việt Nam “đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa”. Nhưng liệu vấn nạn này sẽ được giải quyết như thế nào khi lợi ích kinh tế được đặt trên vấn đề bảo vệ môi trường?

Fomosa – nợ công bôi đen năm 2016

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image002

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ phải) và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (thứ hai từ trái) tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN tại Hà Nội ngày 08 tháng 12 năm 2016.AFP photo

Tổng kết cuối năm 2016, báo chí dòng chính ở Việt Nam biện giải cho Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về những thành quả khiêm tốn, khi phải tiếp nhận di sản kinh tế xã hội đầy khó khăn từ nhiệm kỳ trước.

Giải quyết hậu quả Formosa có thể kéo dài cả thập kỷ

BBC Tiếng Việt

clip_image002

Người đứng đầu Formosa Hà Tĩnh đã chính thức nhận lỗi và xin lỗi người dân và Nhà nước Việt Nam vì họ là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết ở miền Trung. Image copyright Reuters

Thảm họa môi trường Formosa Hà Tĩnh đã dẫn đến nghi ngại sâu sắc về các hậu quả lâu dài có thể có do tình trạng ô nhiễm, đồng thời gây ra phản ứng phẫn nộ chưa từng có tiền lệ từ người dân Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất, Chính phủ đưa ra thời hạn ba năm cho Formosa để rà soát toàn bộ hoạt động, theo Reuters.

Để chống tham nhũng đội lốt quà Tết

Cao Huy Huân

Trả lời trên một trang báo mạng ở Việt Nam mới đây, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng việc tặng quà Tết trái quy định không phải là hành vi ăn trộm, ăn cắp nên khó “bắt quả tang”. Việc người dân phản ánh qua đường dây nóng phải có quá trình xem xét để tránh việc lợi dụng, ảnh hưởng đến danh dự của người liên quan.

Câu trả lời của ông Đạt, xét trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, cho thấy tính chất nghiêm trọng của nạn tham nhũng, hối lộ, chạy chọt... mà ngay chính các cơ quan thanh tra, chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam cũng phải đau đầu. Nhưng nếu chúng ta nhìn quanh các quốc gia ít có nạn tham nhũng, chúng ta có thể thấy việc quản lý quà tặng cho quan chức không phải là chuyện khó khăn. Tại sao vậy?

Thứ nhất, tôi cho rằng đó là nhân tố đạo đức hay tính tự giác chấp hành pháp luật. Nếu so sánh mức độ tự giác của người Việt và người Mỹ, người châu Âu ngay tại đất Việt Nam hay ở nước ngoài, chúng ta có thể thấy rõ người Việt chúng ta kém tự giác hơn người nước ngoài. Điều này có thể nhận ra trong việc sử dụng các hệ thống nhà vệ sinh công cộng, việc bỏ rác vào thùng rác, việc giữ gìn tài sản chung, việc trả tiền trong siêu thị, hay như việc dám làm dám chịu (mà một biểu hiện tiêu biểu là hành động từ chức khi phạm sai lầm). Tình hình này có thể bắt nguồn từ yếu tố văn hóa, từ môi trường xã hội, từ nền giáo dục chưa tôi rèn được ý thức tự giác, từ cơ chế tuyển dụng công nhân, viên chức chưa minh bạch, còn nạn chạy chọt và nạn thế hệ này phải “kéo” thế hệ sau. Tính tự giác kém của các thành phần bất hảo kèm theo các quan chức bất hảo, khiến cho luật cấm quà cáp không ngăn chặn nổi hàng tá những chiêu trò mà họ bày ra, khiến các nhà làm luật lẫn các cơ quan thi hành pháp luật phải bó tay.

Sự thật đau lòng phía sau những món quà Giáng sinh lộng lẫy

Linh Anh

Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp

Công xưởng thực sự của Ông già Noel không nằm ở Bắc Cực mà tại một thành phố nhỏ của Trung Quốc, nơi những lao động nhập cư nghèo sản xuất tới 60% lượng vật phẩm trang trí phục vụ lễ Giáng sinh trên khắp thế giới.

clip_image002

Nơi ra đời của những món quà lộng lẫy

Nằm cách Bắc Cực hàng nghìn cây số, thành phố nhỏ Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là nơi sản xuất 60% lượng vật phẩm trang trí Noel trên khắp thế giới. Với 600 nhà máy, hoạt động liên tục suốt cả năm, những hàng hóa người dân Nghĩa Ô làm ra chủ yếu được xuất khẩu.

Việt Nam cô độc trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

…Trong khi các nước khu vực ít nhiều thực thi chính sách xoay trục lại gần với Trung Quốc, Việt Nam sẽ trở nên cô độc trong lập trường của mình đối với Bắc Kinh…

clip_image002

Lãnh đạo Việt-Trung tuyên bố tiếp tục làm sâu quan hệ. Image copyright AFP

Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Stratfor tiếp tục loạt bài phân tích tình hình Việt Nam trong bối cảnh các thay đổi lớn trong khu vực.

Stratfor trong bài mới nhất nói cán cân quyền lực ở Đông Nam Á đang dịch chuyển có lợi cho Trung Quốc, “và có lẽ không có nước nào cảm nhận điều này rõ ràng hơn Việt Nam”.

Nước Mỹ đã sang trang – Việt Nam cứ ì ra đấy

Phạm Trần

…thay vì biết thức thời để cứu dân và cứu nước thoát khỏi những hệ lụy sẽ đến với nhiều thay đổi của nước Mỹ thời chính quyền Donald Trump thì lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống chỉ biết hô hào tiếp tục kiên định Chủ nghĩa lạc hậu Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản chậm tiến của ông Hồ Chí Minh...

Nước Mỹ đã sang trang chiều ngày 19 tháng 12 năm 2016 khi Donald Trump được 304 Đại cử tri Đoàn (Electoral Votes) bầu làm Tổng thống thứ 45 của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng lãnh đạo Việt Nam Cộng sản lại cứ ì ra đấy để loay hoay trong mối bòng bong phá sản của tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và tình trạng “tự diễn biến-tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên đang đe dọa sự sống còn của chế độ.

Trước hết hãy nói về chuyện nước Mỹ. Kết quả cuộc bầu chọn Donald Trump đã vượt quá số 270 phiếu cần thiết theo quy định của Hiến pháp, trong tổng số 538 Cử tri Đoàn của 50 tiểu bang và quận hạt Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (District of Columbia).

Ứng cử viên Dân chủ Bà Hillary Clinton, mặc dù thắng hơn Donald Trump gần 3 triệu phiếu cử tri trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016 nhưng chỉ được 227 phiếu Cử tri Đoàn trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12/2016. Bà mất 5 phiếu Dân chủ khi những Cử tri Đoàn này bầu cho người khác.

Đất, Nước, và Quân đội

FB Truong Huy San

[Đại tướng Ngô Xuân Lịch (được nói là) vừa quyết định chưa chuyển giao ngay 4 cơ sở đất quốc phòng cho TP. Đây sẽ là một động thái tích cực nếu quân đội yêu cầu và cùng chính quyền địa phương minh bạch quy trình chuyển mục đích sử dụng nó (thay vì phá thành là rơi vào tay anh Vượng ngay). Mỗi lần vào sân bay, đi qua cổng QK7 - vốn là cổng Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH - tôi cứ mơ nó được dời đi để khai thông con đường chạy từ Hoàng Văn Thụ ra công viên Gia Định. Đất nước đã ra khỏi chiến tranh, ít nhất là, 27 năm và đất là điều tôi nghĩ tới nhiều nhất trong ngày Quân đội, 22-12. Xin giới thiệu lại bài viết của tôi đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị 9 năm trước, 12-12-2007]

...

Nhiều tiệc cưới đã bị buộc phải chuyển từ “Nhà Trắng” ra sân vận động Quân khu 7 tổ chức. White Palace đang bị đình chỉ hoạt động. Bỏ không “Trung tâm tiệc cưới” sang trọng bậc nhất này đúng là lãng phí và, chắc chắn, có nhiều cô dâu, chú rể sẽ buồn. Nhưng, có những cái giá đôi khi cũng phải trả để duy trì phép nước.

“Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng?”

Kính Hòa, phóng viên RFA

…Việt Nam không thể trở thành con hổ của châu Á được mà chỉ trở thành con mèo rừng, trong một môi trường hãy còn hoang dại của luật pháp và giáo dục…

clip_image002

Tác phẩm Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng và tác giả Phạm Văn Thuyết. RFA photo

Việt Nam, Mãnh hổ hay mèo rừng là tên một quyển sách hiếm hoi tổng kết một cách ngắn gọn sự phát triển của Việt Nam mấy mươi năm qua, hiện nay, và tương lai. Sách do giáo sư Phạm Văn Thuyết biên soạn và được nhà xuất bản Tiếng quê hương xuất bản tại Mỹ.

Ý kiến của một số nhà quan sát, nhà báo về những điều mà giáo sư Phạm Văn Thuyết đề cập trong quyển sách này như thế nào?

Đằng sau ‘phê phán trước toàn dân’ là gì?

Trúc Giang

Việc loay hoay kiểu “phê phán trước toàn dân” cho thấy đây chỉ là câu chuyện kiểu đánh bùn sang ao.

clip_image002

“Phê phán trước toàn dân” đối với ông Vũ Huy Hoàng có phải cụm từ chỉ đạo mang đặc thù rất “tuyên giáo” của Tổng Bí thư Trọng?

Ông Vũ Huy Hoàng phạm lỗi ‘quy hoạch cán bộ’ nên phải chịu mức kỷ luật “cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016”. Tuy nhiên, đến nay kỷ luật đảng vẫn chưa có quy định nào về hình thức “phê phán trước toàn dân”. Hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng không có điều luật nào về xử phạt theo hình thức “phê phán”.

Cuộc cách mạng sắp tới của Pháp?

Nói chuyện với Marine Le Pen

Trần Ngọc Cư dịch từ Foreign Affairs, tháng 11 - tháng 12/2016

Dẫn nhập của dịch giả:

Con lắc chính trị thế giới đã chuyển động đủ chu kỳ của nó: sau khi để lại đằng sau các cuộc xung đột ý thức hệ và Chiến tranh lạnh của thế kỷ 20, con lắc đang tăng tốc trên đường trở về với chủ nghĩa dân tộc (nationalism), rõ nét nhất là kể từ sau khi chủ nghĩa cộng sản bị tiêu vong tại Liên Xô và Đông Âu. Một trong các thuộc tính nổi bật của các phong trào dân túy (the populist movement) đang tràn lan tại phương Tây, kể cả Mỹ, là chủ nghĩa dân tộc, một khái niệm có gốc rễ từ Hoà ước Westphalia (1648), một hiệp định đưa ra các nguyên tắc củng cố khái niệm Nhà nước có chủ quyền (the sovereign state), không can thiệp vào nội bộ của nhau, dù là giữa nước lớn và nước nhỏ. Khi ảnh hưởng của châu Âu tràn ngập thế giới, kể cả thông qua chủ nghĩa thực dân và đế quốc, những nguyên tắc Westphalia này đã trở thành chủ chốt cho luật pháp quốc tế và cho trật tự thế giới hiện nay. Mỉa mai là, giới trí thức bản địa tại các thuộc địa Á-Phi của các đế quốc châu Âu, trong đó có Việt Nam, cũng học được một đôi điều từ khái niệm Nhà nước có chủ quyền nói trên để phát động các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc tiếp theo sau Thế chiến II.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn