Nguyễn Nhật – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và những liên quan tới dự án Formosa

Chính Quang

Nguyễn Nhật: sinh năm 1961, làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh từ 2010-9/2012; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (10/2012 -7/2015); Thứ trưởng Bộ GTVT (7/2015 - nay)

Liên quan tới vụ việc Formosa, ngoài trách nhiệm thuộc về nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) kết luận Ban cán sự đảng (BCSĐ) UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.

UBKTTW đã chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Kim Cự, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nay là Thứ trưởng Bộ GTVT, chịu trách nhiệm chính công tác giải phóng mặt bằng dự án Formosa.

clip_image002

(Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Báo cáo tóm tắt vi phạm nhân quyền 2015-2016

Cùng với sự nở rộ mạng lưới internet toàn cầu, các hình thức tiếp cận và không gian bày tỏ các vấn đề của xã hội Việt Nam cũng mở rộng theo. Chính quyền Cộng sản độc tài càng trở nên khó khăn bưng bít các thông tin liên quan đến các bất cập, tham nhũng, nhóm lợi ích… Để duy trì vị trí độc tôn cầm quyền, một mặt Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh tay trừng phạt bất kỳ nhà báo, trang báo nào đưa tin bất lợi cho họ, một mặt tấn công vào thành phần tham gia vào mạng truyền thông xã hội Facebook đã đưa dư luận không theo ý đảng, bằng tất cả công cụ, cơ chế có thể có.

Trước hết về con người, họ tấn công nhắm vào những thành phần tham gia mạng xã hội, gồm người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, hay thường dân là nạn nhân của các bất cập từ chính sách quản lý nhà nước. Hệ thống công an mạng và công an địa phương nhận dạng “đối tượng phản động”, sau đó là thực hiện biện pháp Quấy Nhiễu. Các hình thức quấy nhiễu bao gồm: đưa về đồn công an, áp lực thân nhân, khám xét nhà nửa đêm, canh gác không cho ra khỏi nhà, gây khó trong thủ tục hành chánh, hạn chế quyền tự do đi lại, vu khống bôi nhọ, làm nhục qua lời nói hay hành vi…. Một khi công an an ninh chủ trương quấy nhiễu thì họ sẽ có muôn vàn hình thức để xâm hại hoạt động sinh hoạt của người mà họ nhắm tới.

Khi biện pháp quấy nhiễu đã không đủ làm chùn chân người bảo vệ nhân quyền, họ ra tay mạnh hơn. Đó là Đánh Đập. Đánh khi người hoạt động đang tham gia sự kiện đòi công lý gì đó; đánh trên đường đi, đánh tại nhà và thậm chí đánh ngay trong đồn công an. Hầu hết các trường họp đánh đập đều được thi hành bởi lực lượng an ninh mặc thường phục. Các trường hợp khác là dùng côn đồ xăm trổ đầy người, còn người mặc sắc phục công an thì ra đòn trong các tòa nhà. Biện pháp dùng bạo lực này bao gồm luôn cả các vụ gây tai nạn giao thông nhắm vào các nhà hoạt động.

Một thể chế đang đối diện với những câu hỏi khắc nghiệt nhất – dung dưỡng sự giết người vô tội vạ

1. Những nỗi đau cùng cực

LS. Lê Văn Luân

Hai bà mẹ quê mùa và khổ hạnh, hai đứa con trai bị chết oan nghiệt và tàn khốc.

Bà Nguyễn Thị Ái, có đứa con trai duy nhất sinh năm 1991, khi bị bắt vào trụ sở công an phường Cầu Ông Lãnh, TP. HCM, đã bị chết ít lâu sau đó với khoảng 9 vết thương tụ máu bầm tím trên cơ thể, gãy quai hàm, gãy một xương sườn phải. Sau gần 3 tháng đi đòi công lý cho con trai, bà Ái đã ngất xỉu sáng nay trước cổng Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM vì xác con chưa được mang về, vụ án chưa được khởi tố. Quả thực, bà đã quá đau đớn và tuyệt vọng trước cái chết của con trai mình khi đang bị tạm giữ tại đồn công an mà chưa được giải quyết và làm rõ. Một cái chết nghiệt ngã.

Bà Nguyễn Thị Mai, có đứa con trai 17 tuổi, bị bắt tạm giam chỉ vì ăn trộm 2 triệu đồng. Trong thời gian bị tạm giam, chưa đầy 2 tháng, bị chết trong buồng giam với nhiều vết bầm tím, tụ máu trên cơ thể và một vết thương lõm gây tử vong in hằn trên trán phải. Mặc dù đã kết luận do bị ngã nhiều lần trước đó khi đi vệ sinh và ngày bị chết là do bị bạn tù đánh, nhưng tôi biết, với những vết thương như thế thì khó lòng nào chỉ một cái nện gót của một đứa trẻ ở tư thế với chân có thể giết được người, mà hơn thế là hàng loạt vết thương ở khắp nơi trên cơ thể cháu Dư làm sao để giải thích cho phù hợp. Một cái chết đau thương và oan nghiệt.

Chỉ những ai có con, khi phải tiễn đưa con mình về nơi cõi chết trong sự hành xác đau đớn, nhất là khi những con người trẻ đó hoàn toàn không đáng phải nhận những kết cục bi thương và phẫn uất đến thế, thì họ mới có thể thấm thía hết được những nỗi đau đớn tột cùng của những bậc làm cha, làm mẹ khi đứng trước những cái xác lạnh lẽo, phải mổ đi mổ lại, đến mức nát cả thi thể, với những thương tích chí mạng và bầm dập được trút xuống.

Tuần hành chống Formosa tại Quảng Bình ngày 27-2-2017

1. Phạm Nhu

Sáng 27/2/2017

Đang biểu tình chống Formosa ở quốc lộ 1a, giáp ranh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Gần mộ ông Giáp.

Cập nhật: CSCĐ đang được điều đến và người dân cũng tham gia càng lúc đông hơn và lên uỷ ban gần đó.

Phung Quy Mình cũng rất muốn và yêu biển miền Trung - năm nào cũng thích vào Đá Nhẩy Quảng Bình, vậy mà từ năm ngoái không dám vào nữa - Tiếc quả biển quê tôi.

Nguyen Thanhtien Dân chết thì chúng bây cũng chết.

Phạm Văn Thụ Fomosa đã cắt sự sống của họ bằng chiêu xả độc, cá đã hết lưới còn để làm gì nữa mà không chặn quốc lộ bày tỏ sự cùng quẫn. Tội nghiệp họ quá. Nếu Fomosa không hủy hoại biển, lưới của họ đầy cá thì họ giăng quốc lộ làm gì? Các ông to hãy nhìn đây mà thương dân của mình, đừng chụp mũ họ phản động.

https://www.facebook.com/hamnhu.cr/posts/279613575803253

Chỉ đích danh một tội phạm cỡ bự nữa của thảm họa Formosa (*)

Hoàng Dũng

Để xảy ra sự việc như ngày hôm nay nhiều kẻ có tội. Trong đó không thể không kể đến Trần Hồng Hà.

Điều kỳ lạ là đến bây giờ ông này vẫn an toàn, chẳng bị gì cả. Khi độc tố lan vài trăm km biển miền Trung, ông Hà biết điều đó, nhưng vẫn im lặng mặc cho đồng đội mình ăn cá - tắm biển.

Ít hay nhiều độc tố cũng đã ngấm vào những đồng đội đáng thương này. Dân ăn cá - tắm biển thì vô số kể.

Sau đó một thời gian, xâu chuỗi lại thì nhiều quan chức mới nhận ra đã bị Trần Hồng Hà ém nhẹm tin tức về biển độc, và từ đó họ không dám kêu gọi ăn cá - tắm biển nữa.

Hà vẫn chả bị làm sao. Người đã lỡ ăn cá - tắm biển nuốt nước mắt vào trong...

clip_image002

H.D.

Nguồn: FB Hoàng Dũng

(*) Đầu đề do BVN thêm.

Xung quanh chuyện “giải phóng vỉa hè” các đô thị lớn: Sài Gòn, Hà Nội...

1. Chuyện dẹp vỉa hè của quan lớn

Khanh Nguyen

Ngày hôm qua, khi tôi phản biện, đặt vấn đề này trong một trang của người quen, có người nói rằng "nhiều chuyện", "đổi mới cần mạnh tay"...

Hôm nay tôi dẫn ý kiến của một luật sư để thấy rõ hơn.

Quả là luật pháp rất "nhiều chuyện" trước những chuyện "mạnh tay" – vì bởi không có cái nhìn xuyên suốt của luật pháp, đất nước này sẽ chìm đắm trong việc lạm quyền, mơ hồ của hình thái mị dân nhào trộn với tệ sùng bái cá nhân.

Trong ý kiến của mình, tôi cũng đặt vấn đề rằng dân không thể liều lĩnh chiếm vỉa hè để làm ăn lâu dài, nhưng vì họ đã nhận được cam kết bảo kê từ các loại quan con vòi vĩnh đút lót, ăn tiền thuê chỗ.

Dũng Gạc Ma đã chào đồng đội...

Tuấn - Thành

TP - Vậy là cuộc chiến sinh tử của người lính Gạc Ma Dương Văn Dũng đã dừng lại lúc 16 giờ hôm qua, 26/2. Nhớ mãi phút giây bên giường Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng hôm ấy, choàng chiếc áo Hải quân ra ngoài áo bệnh, người lính đứng nghiêm đưa tay chào đồng đội. Cánh tay ấy giờ đây đã “vẫy ngoài vô tận”…

clip_image001Anh Dũng (giữa) và những cựu binh Gạc Ma đưa tay chào theo điều lệnh

Formosa - Cái giá phải trả

Phần 2: Quan hay Dân, ai phải trả giá? Hay là truy tìm tiếp những kẻ đang giấu mình (*)

Trong bài viết trước, tôi đã nói chi tiết về Võ Kim Cự, nguyên Trưởng ban Quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, từng là Phó chủ tịch, Bí thư Hà Tĩnh, hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã VN, thành viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Câu chuyện Formosa được vẽ ra, chắc chắn không chỉ bởi bàn tay của hai cá nhân ấy. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp thêm vài dữ liệu cho các anh chị tham khảo để nhìn rõ những ai đã mở toang cửa rước Formosa vào VN, những người đã quản lý "tốt", những người đã nâng cao nhận thức về môi trường của Nhân dân và ý thức hơn về cách để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình…

1. Ai nghèo mà được bình yên?

Sau Võ Kim Cự, khi nói đến Formosa, người tiếp theo tôi nhớ đến là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ấn tượng nhất của tôi về ông là quan điểm thà nghèo nhưng bình yên. Có lẽ vì tôi chỉ là một thường dân bé mọn, một phụ nữ quanh quẩn góc bếp nên suy nghĩ khác nhiều. Tôi vẫn nghĩ, không một đất nước nào nghèo mà có thể bình yên. Cái nghèo thường luôn đi kèm với sự phụ thuộc, sự đớn hèn. Cái nghèo dẫn đến bất ổn xã hội. Trong suy nghĩ giản đơn của mình, tôi cho rằng một nhà lãnh đạo nhất thiết phải là người có khát khao và hành động để làm cho đất nước trở nên giàu có và bình yên, chứ không an phận chấp nhận cái nghèo.

Tóm tắt lịch sử giết người của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tuyết Mai

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường (bức hại, đói khổ, hành quyết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy cùng điểm lại hành trình giết và giết của ĐCSTQ…

clip_image001

Năm 1953, tại Phụ Khang – Tân Cương, quân sĩ của ĐCSTQ hành quyết “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng” (National Archives).

Ai bán và bán cho ai (Mênh mông thế sự 59)

Tương Lai

Không phải bán mớ rau ở chợ, bán cân thịt ở siêu thị, bán cổ phiếu ở sàn chứng khoán, mà là bán nước. Nói rõ hơn, bán từng phần của đất nước. Mà là những phần quý giá có vị trí thiết yếu đến sự an nguy của Tổ quốc như bến cảng, sân bay!

Chuyện thật tưởng như đùa ấy được một vị tướng từng vào sinh ra tử trong sự nghiệp xả thân cứu nước chống kẻ thù xâm lược đưa ra trong một Hội thảo tại Hà Nội gần đây. Nghe đi, nghe lại đoạn băng ghi âm mà vẫn không tin lắm ở tai mình, phải gọi điện ra Hà Nội hỏi một người bạn có mặt trong buổi Hội thảo ấy.

Và rồi, tai ù lên không phải đau buốt do vết thương từ chiếc răng hàm vừa phải nhổ vứt bỏ vì vô phương cứu chữa, nhưng ác nỗi là do nó già cỗi quá mà không chịu rụng cho, chỉ còn cái chân răng dù đã bị thối rữa vẫn ngoan cố nằm lại, phải gây tê và đục bỏ từng phần đã vụn nát. Vì thế mà đau buốt cả hơn tuần nay tính từ hôm 17.2.2017. Thế nhưng lúc này đây thì không phải đau từ đó mà buốt đau từ chuyện thật đau xót về việc người ta đã bán từng phần của đất nước vừa nhận được.

Thông báo của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng

Một tháng sau ngày mất của Luật gia Lê Hiếu Đằng, ngày 10-2-2014 “Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng” được thành lập. Tôn chỉ mục đích của Câu Lạc Bộ là để các thành viên thường xuyên gặp gỡ, tưởng nhớ đến Luật gia Lê Hiếu Đằng, giúp đỡ nhau trong công việc sinh sống làm ăn, tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền Đất Nước, chống thế lực bành trướng, phản biện, xây dựng xã hội Dân Chủ, bảo vệ môi trường, hội thảo khoa học, v.v.

Tại cuộc gặp mắt đầu tiên đó, mọi người đề nghị ông Huỳnh Tấn Mẫm nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm 75 làm Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ. Sau một thời gian, do áp lực công việc của một bác sĩ và điều kiện sức khỏe, ông Huỳnh Tấn Mẫm bàn giao công việc điều hành Câu Lạc Bộ cho ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM làm Chủ nhiệm, ông Lê Công Giàu là Phó Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ.

Ngày 19-2- 2017 vừa qua, sau ba năm hoạt động, Câu Lạc Bộ đã họp lại, đánh giá tình hình hoạt động và nhất trí đi đến nhận định: Các hoạt động của Câu Lạc Bộ đã tuân thủ tôn chỉ mục đích đề ra lúc thành lập, tín nhiệm cao hai anh Huỳnh Tấn Mẫm và Huỳnh Kim Báu. Nay do sức khỏe rất suy giảm, anh Huỳnh Kim Báu xin được rút lui chức danh chủ nhiệm Câu Lạc Bộ. Toàn thể các thành viên Câu Lạc Bộ có mặt (ngày 19-2-2017) đã chấp nhận đề nghị của anh Huỳnh Kim Báu và bầu ra ban chủ nhiệm mới.

Lời từ nhiệm của Ban Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng

Thưa các anh chị em,

Sau gần ba năm tự nguyện nhận nhiệm vụ điều hành hoạt động CLB Lê Hiếu Đằng, nay chúng tôi đã suy nghĩ với nhiều trăn trở, và có lời tâm sự chân thành gởi đến anh chị em hôm nay, để xin chấm dứt vai trò Ban Chủ nhiệm của mình, nhường quyền lại cho tập thể quyết định việc bầu ra một Ban Chủ nhiệm mới, với mong mỏi sẽ có những hoạt động khởi sắc hơn.

Chúng tôi khẳng định cả ba chúng tôi đã tự nguyện đảm nhận việc điều hành CLB. Gọi là tự nguyện vì thực ra không thông qua một cuộc bầu cử chính thức nào của toàn thể thành viên, sau khi có ý kiến đề xuất thành lập bởi một nhóm anh em rất nhiệt tâm với hình ảnh anh Lê Hiếu Đằng, có thể xem đó là nhóm sáng lập: vài tháng sau khi anh Lê Hiếu Đằng, anh Huỳnh Tấn Mẫm gặp hai chúng tôi – Huỳnh Kim Báu và Lê Công Giàu – bàn nhau thực hiện ý tưởng đó và lập nên Ban Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng. Chúng tôi được sự đồng tình và hợp tác rộng rãi của mọi người, không có một lời phản đối nào.

Chúng tôi là những người bạn gần gũi và sát cánh bên nhau trong năm tháng chiến tranh với anh Lê Hiếu Đằng, tình bạn rất sâu nặng. Những giọt nước mắt cuối đời của anh trong những tháng ngày nằm bệnh đã cỗ vũ cho chúng tôi thêm động lực tinh thần và trách nhiệm. Trong giọt nước mắt ấy không có bóng dáng về thân phận cá nhân, mà chỉ có niềm ray rứt về một lý tưởng dân tộc – dân chủ mà vì nó cả đời anh dấn thân, không một tiếc nuối. Ngày xưa, nhận tin bị đối phương kết án tử hình, anh chỉ cười nhẹ.

Chạy

Thiện Tùng (Đào Văn Tùng)

Sau khi đọc “Nguyên nhân gây ra cuộc chiến 20 năm…” của tôi tái đăng trên trang Bauxite Việt Nam, có một số người bạn gần xa của tôi cho nhận xét: “khá, mạch lạc, không thiên vị, nhưng bài viết có thòng một khúc sau 30/4/75 khiến nó hơn 20 năm?

- Đó là đuôi Sao Chổi - tôi nói vui.

- Viết cái đuôi Sao Chổi ấy đi cho có trong và sau cuộc chiến - họ đốc vô.

- Viết rồi, tùy bút Chạy đăng trên Viet Studies ngày 11/4/2014 - tôi nói.

Có lẽ không tìm được nên có 3, 4 người hỏi. Tôi muốn Bauxite Việt Nam xem xét, nếu được, cho đăng lại bài “Chạy” của tôi dưới đây trên trang nhà. Theo tôi, nó vẫn còn mang tính thời sự.

Thiện Tùng

Những đứa trẻ bị cướp đi tuổi thơ

FB Hoàng Huy Vũ

Khi tham gia chương trình TÌNH YÊU QUYỀN CON NGƯỜI (một chương trình do phong trào CON ĐƯỜNG VIỆT NAM thường xuyên tổ chức nhằm mục đích giúp đỡ những gia đình TNLT gặp khó khăn) tôi đã có may mắn được tiếp xúc với con cái của những người bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt bớ và truy tố bởi những điều luật mơ hồ liên quan đến cái mà họ gọi là “an ninh quốc gia” như điều 79, 88, 258... Hầu như con cái của các TNLT bị tổn thương tâm lý, hoặc chúng hoảng sợ khi gặp người lạ (vì đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ chúng bị đàn áp dã man), hoặc vô cảm khi gặp người lạ (vì đã phải thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ chúng bị đàn áp dã man nên chúng bị chai lì cảm xúc). Tâm lý người Việt Nam là thương con, thương cháu. Ky bo tích cóp cả đời cũng chỉ mong dành dụm cho con theo phương châm “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Thậm chí, trong cái xã hội nhiễu nhương này, rất nhiều ông bố bà mẹ vì quá thương con nên họ khuyến khích con mình sống vô cảm, hèn nhát theo kiểu “lo mà kiếm tiền nuôi vợ con đi, nói cũng chả thay đổi được gì đâu, mang họa vào thân đấy”. Vậy những người dám lên tiếng trước những bất công trong xã hội họ không thương con cái mình sao? Họ chỉ lo “làm việc bao đồng, không lo kiếm tiền nuôi con” sao? Không, tôi khẳng định là không. Chính những người dám cất lên tiếng nói trước bất công mới là những người có trách nhiệm với thế hệ mai sau. Chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng “sau này con mình mà phải xuống đường thì anh em mình là một lũ vô dụng”. Tôi thường nói với con tôi “thế hệ các con là một thế hệ thiệt thòi, các con sinh ra trong một đất nước kiệt quệ về tài nguyên, các con sau này sẽ phải lao động cật lực để trả món nợ mà các thế hệ trước đã vay”. Và tôi rất sợ một ngày nào đó khi các con tôi khôn lớn, chúng sẽ hỏi tôi “bố nói rằng thế hệ chúng con là thế hệ thiệt thòi, vậy bố đã làm được gì cho thế hệ chúng con chưa?”.

Một đoá hoa (nhầu) cho người ngã ngựa

Tưởng Năng Tiến

Tác giả gửi tới Dân Luận

clip_image002

Gian nhân hiệp đảng - Thành ngữ

Nhật ký Vương Trí Nhàn, ghi ngày 14 tháng 8 năm 1979, có đoạn vô cùng xúc cảm. Đọc mà không ứa nước mắt (chắc) cũng ứa gan: “Các bệnh viện quá đông người. Bệnh viện St. Paul khoa nhi ba trẻ con một giường, đêm có đứa ngã xuống đất chết luôn. Không có điện, nhiều trẻ bị chết, các bà mẹ trông cả về Lăng Bác mà khóc”.

Vì sao họ hát nhạc đấu tranh?

Cát Linh, phóng viên RFA

clip_image002

Hiệp Lê (trái) và Kim, chị họ của anh. Hình facebook

Gần đây, đoạn video clip về chàng thanh niên hát trên đường phố ca khúc “Việt Nam tôi đâu” của nhạc sĩ Việt Khang được loan truyền trên mạng xã hội với số người xem ngày càng nhiều.

Cát Linh trò chuyện với chàng thanh niên ấy để tìm hiểu vì sao các bạn trẻ ngày nay chọn hát những nhạc phẩm đấu tranh bị cho là “phản động” mà không lo sợ?

Biểu tình và luận điệu về sự an toàn chính trị

Hiện Hữu

Tác giả gởi đến cho Dân Luận

clip_image002

Người dân biểu tình vụ cá chết ở các tỉnh miền Trung. Ảnh: EPA

Một đạo luật Luật Biểu tình hẳn hoi có thể nói là món nợ đã bị treo khá lâu và tất nhiên là điều này là không lạ khi phải tồn tại trong một đất nước theo sự nhất nguyên chính trị, thể chế tập trung quyền lực. Hiển nhiên đối với những đòi hỏi từ nhân dân mà chúng lại có liên quan hay có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự ổn định về chính trị mà Đảng Cộng sản đã gắng duy trì để bảo vệ vị thế cầm quyền của họ thì chúng phải bị treo trong khoảng thời gian như vậy. Thiết nghĩ những quốc gia có một đảng cầm quyền duy nhất thì chắc chắn chẳng có mấy thiện cảm với cái gọi là biểu tình, bởi lẽ biểu tình thường hay đi đôi với cái gì đó đối lập với nhà nước (lối suy nghĩ có lẽ là thường trực đối với các nước chỉ có một đảng cầm quyền duy nhất), thế nên các quốc gia cộng sản hay những thể chế tập quyền cùng nhau chia sẻ mối quan tâm chung lẫn thái độ của họ về việc biểu tình của nhân dân, bởi vì từ trong bản chất thì họ chẳng ưu thích những động thái có ảnh hưởng đến vị thế chính trị của họ.

Bản tường trình của LM Nguyễn Đình Thục về việc nhà cầm quyền dùng bạo lực ngăn chặn người dân nạp đơn khởi kiện Formosa

Lm. JB. Nguyễn Đình Thục

Giáo phận Vinh

Giáo xứ Song Ngọc

Song Ngọc, ngày 15 tháng 2 năm 2017

BẢN TƯỜNG TRÌNH

V/v nhà cầm quyền dùng bạo lực ngăn chặn người dân nạp đơn khởi kiện Formosa

Kính thưa quý Đức Cha, quý Cha, quý vị và toàn thể anh chị em

Con là JB. Nguyễn Đình Thục, linh mục quản xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh. Con xin tường trình việc nhà cầm quyền ngăn cản các nạn nhân 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đi kiện Formosa ngày 14 tháng 2 năm 2017 như sau:

Biển Thừa Thiên Huế nhiễm độc đỏ

VOA tiếng Việt

Khi chúng tôi quay những thước phim này, các ngư dân làng chài Bình An,Thừa Thiên - Huế đã phát hiện ra vệt đỏ này từ ngoài khơi, cách bờ chừng 3 hải lý, trước đây ba ngày. Hiện tại, vệt đỏ màu gạch đã loang vào đến bờ cát và kéo theo nhiều xác chết sinh vật biển như cá nhồng, cá đuôi thuyền và sứa biển. Suốt một dải chiều dài bờ biển gần 5km từ làng chài Chân Mây đến phía Nam đầm Cầu Hai, dường như cát ven mép nước đã biến thành màu đỏ bên trên có lớp màng tựa như dầu mỡ. Ngư dân làng chài Thừa Thiên - Huế vốn chịu một năm đói kém lại thêm một lần nữa rơi vào khủng hoảng, lo lắng và hoang mang.

Thư giãn Chủ nhật

Lý lẽ của anh tài xế taxi

Mạc Văn Trang

Mỗi lần mình đi taxi hay gợi chuyện để anh tài nói cho nghe nhiều chuyện thực tế thú vị. Lần này, anh tài toàn nói lý lẽ. Anh ta phân tích 3 việc, mình thấy hay.

Nhân chuyện về giáo viên, học sinh hãi không dám tố cáo việc làm sai của hiệu trưởng, anh ta phân tích:

- Trong cơ chế của xã hội này, thủ trưởng đơn vị như vua ấy; họ có quyền sinh, quyền sát với nhân viên; nhân viên có tố, họ có ô dù, dây rợ, họ chẳng sao mà sẽ trị lại. Bác biết không, GV phải cống nạp, phục vụ HT đủ thứ, ghê lắm. Cháu hay chở con một HT đến trường lấy thực phẩm về. Nó không phải đi chợ, mà nhà bếp trường bán trú, hàng ngày phải mua thịt, cá, rau, quả… theo yêu cầu, để sẵn trong tủ lạnh của HT rồi… Cơ chế này tạo ra cho người lãnh đạo như vua, chức bé thì vua bé, chức to thì vua to; từ HT, chủ tịch phường, xã trở lên, “vua” tất!

Chủ trương, quyết định thì từ trên xuống, nhưng tiền bao giờ cũng chảy ngược từ dưới lên, bác biết không? Trên không cho chủ trương, không duyệt sao dưới dám làm? Bác nhìn 2 bên đường xem, nhà mấy chục tầng xây liền nhau san sát thế kia, có quy hoạch thành phố nào như vậy không? Nhưng trên vẫn ký cho dưới làm liều, và tiền chảy ngược lên. Bây giờ xử bắn mấy anh ở Vinashine, Vinaline hay kỷ luật mấy anh liên quan Formosa… chỉ là cái ngọn, để an dân thôi. Cái gốc là người ký chủ trương từ trên cao chứ. Và tiền cũng chảy ngược lên, càng cao càng chảy mạnh chứ… Cho nên nó dột từ nóc dột xuống…

Formosa - Cái giá phải trả (phần 2)

FB Bạch Hoàn

Phần 2: Quan hay Dân, ai phải trả giá?

Trong bài viết trước, tôi đã nói chi tiết về Võ Kim Cự, nguyên trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, từng là Phó Chủ tịch, Bí thư Hà Tĩnh, hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã VN, thành viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Câu chuyện Formosa được vẽ ra, chắc chắn không chỉ bởi bàn tay của hai cá nhân ấy. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp thêm vài dữ liệu cho các anh chị tham khảo để nhìn rõ những ai đã mở toang cửa rước Formosa vào VN, những người đã quản lý “tốt”, những người đã nâng cao nhận thức về môi trường của nhân dân và ý thức hơn về cách để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình…

Dự án xây dựng thể chế dân chủ Việt Nam

nguyenvubinh’s blog

Phần I: Một số khái niệm và nhận thức chung

I. Một số khái niệm

Thể chế chính trị: Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, các chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và vận hành của một chế độ chính trị. Nó là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc và là cơ sở chính trị, xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội.

Định chế: Toàn bộ quy định có tính chất pháp lí đối với một vấn đề nhất định.

Dân chủ: là phương thức tổ chức xã hội bảo đảm cao nhất các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Thể chế dân chủ: Là hệ thống các định chế, các giá trị, các chuẩn mực về tự do, dân chủ hợp thành những nguyên tắc tổ chức và vận hành của chế độ dân chủ bảo đảm cao nhất các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Tham vọng chiến lược của Trung Quốc qua sáng kiến “Nhất đới, nhất lộ”

Ls Nguyễn Văn Thân

Hán Vũ Đế (156 TCN -87 TCN) là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì hơn nửa thế kỷ từ 140 TCN đến 87 TCN. Dưới thời cai trị của ông, nhà Hán đã phát triển lớn mạnh về mặt quân sự và ngoại giao, tiến hành các cuộc xâm lược và chiến tranh với Hung Nô. Ông cũng được lịch sử biết tới qua việc xử tội danh tướng Lý Lăng và Tư Mã Thiên. Khi 5000 quân của Lý Lăng bị 80.000 quân Hung Nô bao vây và hết lương thực, Lăng bất đắc dĩ phải buông thương đầu hàng. Nhận được tin, Hán Vũ Đế hạ lệnh giết hết cả gia đình gồm có mẹ và vợ của Lý Lăng. Quan thái sử Tư Mã Thiên ra sức can gián nên cũng bị họa lây và bị xử thiến, một tội nhục nhã nhất vào thời đó.

Vào năm 138 TCN, Hán Vũ Đế sai Trương Khiên dẫn đoàn sứ bộ đi về phía Tây Vực, Trung Á đến Đại Nguyệt Chi để kiếm đồng minh liên kết chống Hung Nô. Không may Trương Khiên bị quân Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm tù đày, Trương Khiên trốn thoát và tiếp tục cuộc hành trình về Tây Vực. Hội kiến với rất nhiều bộ tộc nhưng không có ai chịu hợp tác. Trương Khiên trở về nước vào năm 126 TCN. Tuy nhiệm vụ không thành nhưng Trương Khiên mang về một kho tàng kiến thức về Tây Vực nên được Hán Vũ Đế coi trọng và phong cho chức Thái Trung Đại Phu.

Với những thông tin thu được, Trương Khiên đã viết cuốn sách “Triều Dã Kim Tài” ghi lại những vùng đất mà ông đã đặt chân tới gồm có vị trí địa lý, phong tục, tập quán, sản vật và tiềm năng giao thương. Quyển sách này đã tác động mạnh đến giới thương gia. Từ Trường An (nay là Tây An), thương gia Trung Hoa sử dụng lạc đà vận chuyển vải lụa và gấm vóc đến tận Ba Tư và La Mã để bán và trao đổi. Con đường Tơ lụa từ đó mới ra đời.

Bản chất Trung đảng và Việt đảng qua Hiến pháp khác nhau ra sao?

Phùng Hoài Ngọc

Nhân đọc bài báo của ông Cao Khải về Hiến pháp Trung Quốc 1982 có sửa đổi, tôi xin bàn thêm đôi lời và nhân tiện so sánh với Hiến pháp Việt Nam 2013.

clip_image002

1.

Ông Cao Khải nguyên chủ nhiệm Phòng nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc viết trên Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu[1] số 8 năm 2011. Bài viết phê phán HP trước 82 và ca tụng sự tiến bộ của Hiến pháp 1982 (Nguồn: http://blog.sina.com.cn/)

Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền

Thanh Trúc, phóng viên RFA

clip_image002

Bức ảnh về nhân quyền Việt Nam trên trang web của Ân Xá Quốc Tế. Photo courtesy of amnesty.org

Amnesty International Ân Xá Quốc Tế vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, qua đó chỉ trích Việt Nam ngược đã tù nhân lương tâm, sách nhiễu, bắt bớ và tù đày những tiếng nói ôn hòa vì quyền con người.

Gạo cứu đói và công trình “hoành tráng mang tầm thế kỷ”

Kỳ Duyên

Ai dám bảo đảm dự án công viên “không lắt nhắt” và “táo bạo”này sẽ thoát khỏi tư duy nhiệm kỳ, thoát khỏi số phận các dự án lãng phí tiền tỷ trước đó? Dù tham vọng của Thanh Hóa là không nhỏ- công trình văn hóa lớn nhất cả nước và mang tầm thế kỷ?

1- Dư luận xã hội mới đây bỗng bất ngờ vì thông tin trên các báo - 15 tỉnh xin nhà nước hỗ trợ 15000 tấn gạo cứu đói cho dân.

Không bất ngờ sao được. Bởi nếu là những năm thời bao cấp, đất nước còn rất nghèo, thì việc các tỉnh xin hỗ trợ gạo cứu đói, cứ đến hẹn lại lên, cũng là lẽ thường tình. Thế nhưng, đất nước đã qua 30 năm đổi mới, từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, và Việt Nam, dù còn những vấn đề phải bàn về chất lượng, giá cả, nhưng hạt gạo đã trở thành hàng hóa đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Thì việc một số tỉnh tuần chay nào cũng có nước mắt - xin hỗ trợ gạo cứu đói cho dân- có gì đó thật khó… bình. Dù vậy, cứu đói cho dân là việc không thể chậm trễ.

clip_image001

Một hạng mục trong công viên 2000 tỷ của tỉnh Thanh Hoá

Rót 32.000 tỷ vào bauxit, alumin Tây Nguyên, kết quả giờ ra sao?

Anh Thư

Trang mạng BVN do 3 người khởi xướng (GS. Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn và GS.TS. Nguyễn Thế Hùng) ra đời trên cơ sở những Kiến nghị nóng bỏng vào tháng 5 năm 2009, đã quy tụ hàng ngàn người Việt trong ngoài nước đồng thuận, hưởng ứng, ký tên, trong đó có những nhà trí thức nổi tiếng như Trần Văn Khê, Hoàng Tụy, Lê Xuân Khoa, Phạm Xuân Yêm, Phùng Liên Đoàn, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ, Nguyễn Quang Riệu v.v.

Mục tiêu của chúng tôi chung quy cũng chỉ muốn đất nước một ngày nào đó sẽ không rơi vào thảm trạng [như hôm nay được chính thức phơi bày trên tờ Dân trí], nhưng cả một nhà nước đã ngoảnh mặt bưng tai, còn cho những quan chức ngu ngốc như ông Lê Dương Quang đăng đàn chửi bới thậm tệ khiến công luận sôi sục phản ứng. Không chỉ thế, khi tiếng nói của giới trí thức trên trang mạng thu hút được một số lượng vô cùng đông đảo người Việt cũng như những người biết tiếng Việt, tiếng Anh trên thế giới tiếp cận, quan tâm, thì người sáng lập trang đã bị CA theo dõi ngặt nghèo, và đến cuối năm 2009 thì bị người của Bộ CA đến khám xét nhà cửa, thu giữ máy móc, đưa đi thẩm vấn hàng tháng trời. Sau đó, vì không có lý do gì để bắt ông vào tù, Bộ CA đành phải để ông tự do với điều kiện trang BVN không được phép tồn tại, và khi không có điều luật nào được dẫn dụ cho lệnh cấm vô lý ấy thì cả một đội quân hackers hùng hậu đã được huy động để đánh sập liên tiếp trang BVN từ sau 2009 trở đi... Cuộc đấu tranh kiên trì không ngừng nghỉ của chúng tôi từ ngày đó đến nay để thắng được hackers, kể cả sau khi GS Phạm Xuân Yêm đã thay GS Nguyễn Huệ Chi quản trị, cũng chỉ nhằm duy trì tiếng nói yêu nước, không chịu thua những kẻ chẳng những chấp thuận khai thác bauxite theo lệnh của Tàu Cộng mà còn làm nhiều chuyện kinh khủng khác trên khắp đất nước ta, đẩy nền kinh tế quốc gia xuống vực thẳm, đưa cuộc sống bình an của nhân dân đến khốn cùng hỗn loạn; đẩy đạo đức, phẩm chất, bản sắc người Việt đến chỗ suy thoái và khiến tinh hoa văn hóa dân tộc từng bước bị thủ tiêu...

Đến nay, nhìn lại quang cảnh chung của đất nước, chúng ta hãy đặt một câu hỏi tổng quát lên bàn cân công lý: kẻ nào, lực lượng nào, tổ chức nào đã gây ra những tội lỗi tày trời trên dải dất hình chữ S này như vậy, suốt bao năm qua? Cả dân tộc đang cần một câu trả lời nghiêm túc để đứng lên tìm con đường cứu nguy cho đất nước và cho chính mình.

Bauxite Việt Nam

Văn phòng TGM: Thông báo về việc hiệp thông với những người dân bị đàn áp trên đường đi nạp đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh

Văn Phòng Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh mời gọi toàn thể Quý Cha, Quý Tu Sỹ, Quý Chủng Sinh và cộng đồng Dân Chúa trong toàn Giáo phận thể hiện tình liên đới, nâng đỡ qua việc hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân được chóng bình phục, nhất là cho công lý sớm được thực thi trên quê hương đất nước Việt Nam và cho những người cầm quyền biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Dưới đây là toàn văn bản Thông báo:

clip_image002

Hội đồng Liên tôn Việt Nam kháng thư phản đối vụ đàn áp tôn giáo ngày 13-02-2017 tại Vĩnh Long

Ngày 18-11-2016, Quốc hội của Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo như một công cụ pháp lý để tiêu diệt quyền tự do tôn giáo và nô lệ hóa các Giáo hội. Nắm được ý đồ đó (dựa trên một loạt dự thảo), Hội đồng Liên tôn Việt Nam chẳng những đã không góp ý mà còn thẳng tay bác bỏ hoàn toàn cái Luật vi hiến và phản nhân quyền này trong một Kháng thư viết ngày 20-10-2016.

Kể từ đó, nhà cầm quyền gia tăng sự đàn áp đối với các thành viên Hội đồng thuộc 5 tôn giáo. Chẳng hạn giới chức tỉnh Dak Lak cấm Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ của Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 22-12-2016, thậm chí còn đánh một thầy truyền đạo sắc tộc thiểu số thuộc Giáo hội vì đã phản đối lệnh triệu tập cũng như lệnh cấm hành lễ. Trước đó, Mục sư Nguyễn Công Chính, nguyên lãnh đạo của Giáo hội này và đang chịu án tù bất công 11 năm, đã bị chuyển trại từ Bình Dương vào Đồng Nai, gây khó khăn cho gia đình thăm gặp. Rồi việc công an ngăn chặn Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (Tin lành) và ông Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa Hảo) đến chùa Giác Hoa, thành phố Sài Gòn, hôm 14-01-2017 để gặp gỡ Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ David Saperstein. Chánh trị sự Hứa Phi cũng vì đi tham gia cuộc gặp gỡ này mà tư gia tại Lâm Đồng bị ném đá lên mái vỡ kính, giếng ngầm và các ống dây tưới tự động trong vườn bị phá và bị chặt. Hoặc việc công an hình sự thành phố Huế cản đường, không cho linh mục Phan Văn Lợi ra khỏi nhà để đi cử hành thánh lễ ngày 02-02-2017 (mồng 6 Tết). Phần Hòa thượng Thích Không Tánh, thì sau khi bị phá chùa và cướp đất tại Thủ Thiêm, nay phải đi nhờ ở trọ, còn luôn bị bám sát theo dõi.

Đảng cộng sản đã phung phí tiền dân và tài sản quốc gia như thế nào qua các dự án của tập đoàn TKV

CTV Danlambao

Trong 10 năm qua, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bỏ ra tổng cộng hơn 2.66 tỷ USD vốn đầu tư, mắc nợ 3.5 tỷ USD cho nhiều dự án khai thác bauxite, nhôm, than và trụ sở và đến bây giờ vẫn chưa thu lại lợi nhuận đáng kể nào từ các dự án.

clip_image002

Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng:

- Phê duyệt năm 2006. Vốn đầu tư ban đầu là 7.787,5 tỷ đồng.

- 4 lần điều chỉnh tăng vốn, dẫn đến vốn đầu tư vào năm 2013 là 15.414 tỷ đồng. Tức là tăng gấp đôi.

Về việc Dự án dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại nước Áo bị đình chỉ

Đặng Hà

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, Nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong Công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.

clip_image002

Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự định được đặt trong Công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo

Chính phủ Cộng sản Việt Nam nợ ngập đầu

Nguyễn Thành Trí (Danlambao)

Sau một thời gian ngắn Chính phủ có nỗ lực ghìm giữ nợ công ở Việt Nam, nhưng Nợ Công của Việt Cộng như một con ngựa phi nước đại đường xa…

clip_image002

Nợ Công của Việt Cộng, không phải Nợ Công của Nước và Nhân dân Việt Nam. Nợ Công của Việt Cộng là vấn đề được giữ bí mật như bí mật Nhà nước, và từ lâu không ai biết rõ ràng chính xác số nợ là bao nhiêu. Nợ Công bao gồm cả nợ của Chính phủ CHXHCN-VN Việt Cộng và của Doanh nghiệp Nhà nước-DNNN, do đảng viên cán bộ Việt Cộng bỏ túi quản lý. Nợ Công của Chính phủ ngoài nợ của nước ngoài, còn chủ yếu là tín dụng Ngân hàng Nhà nước và phát hành công trái phiếu. Cả hai loại nợ tín dụng ngân hàng và công trái phiếu cho đến nay có lẽ không căn cứ vào đánh giá khả năng trả nợ, mà phần lớn dựa vào kế hoạch chỉ tiêu hay mệnh lệnh của các cơ quan chủ quản.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam

RFA

[…và không những chỉ như vậy] có đến hơn 90% các dự án thiết kế, cung cấp thiết bị, và thi công của Việt Nam cũng do nhà thầu Trung Quốc nắm giữ?

clip_image002

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017. AFP photo

Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đến Việt Nam tìm hiểu về nhân quyền

clip_image002

Nữ Dân biểu Beatriz Becerra, Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu. Photo: RFA

Một phái đoàn Quốc hội Châu Âu đến thăm Việt Nam từ 20 đến 24 tháng 2 này, vừa mở cuộc họp báo tại Hà Nội vào lúc 6 giờ chiều nay 23/2/2017 để công bố kết quả chuyến đi.

Ngay sau cuộc họp báo, qua đường dây điện thoại viễn liên, từ Hà Nội 2 nữ Dân biểu Quốc hội Âu Châu đã dành cho Đài Á Châu Tự Do RFA một cuộc phỏng vấn để bày tỏ cảm tưởng cũng như thành quả của chuyến thăm.

FTA với EU, nên ủng hộ hay phản đối? Và vì sao?

FB Nguyen Anh Tuan

Các chính quyền độc đoán như Việt Nam thường cáo buộc những ai đòi hỏi các điều kiện nhân quyền cho các hiệp định thương mại tự do (FTA) với phương Tây là “ngăn cản sự phát triển kinh tế quốc gia”, “phá hoại tiến trình hội nhập của đất nước”. Đứng trước lý lẽ này, công chúng bỗng cảm thấy phân vân, vì dù có thể không đồng tình với chế độ cai trị hà khắc, họ vẫn luôn khao khát sự phát triển kinh tế mà họ tin là các FTA này có thể mang lại.

Trạng thái phân vân này là điều mà nhà cầm quyền muốn thấy ở công chúng, bởi nó giúp họ hai điều:

(1) Thoải mái trấn áp bất kỳ ai đưa ra thông điệp gắn nhân quyền với thương mại mà không quá e ngại sự phản ứng từ dư luận;

(2) Nhiều người sẽ e ngại đưa ra thông điệp này, nhất là những người có ảnh hưởng với công chúng, vì họ sợ bị dán nhãn “phá hoại sự phát triển” trong mắt công chúng.

Suy ngẫm những ngày đầu năm

Ngụy Hữu Tâm

Tháng giêng Âm lịch theo truyền thống vốn là tháng ăn chơi, bạn bè giàu sang đi chơi từ trong Tết tới giờ. Chẳng có tiền đi du lịch, dẫu chỉ là du lịch trong nước, nên nhân thể đi thăm thú bạn bè cũ mà cả năm không có dịp gặp, rồi về nhà ngồi ôn lại kỷ niệm xưa viết bài này mong nó biết đâu cũng có ích cho mọi người -nhưng chi ít thì cũng cho các bạn trẻ vốn ít trải nghiệm. Mùa Xuân lẽ ra phải nói chuyện vui, xin lỗi bạn đọc vì nói chuyện buồn.

Năm con khỉ vừa trôi qua rồi năm con gà mới đến, với biết bao nhiêu sự kiện động trời, nào ông tỷ phú Donald Trump lên ngôi Tổng thống bên Hoa kỳ làm cho cả thế giới phải bàng hoàng, phong trào dân túy xảy ra và lớn lên khá nhanh trên toàn thế giới, EU với Brexit cũng là hệ lụy của toàn cầu hóa quá nhanh, Putin sau vụ cưỡng chiếm bán đảo Crim, chiến tranh Ucraina, đang lên như diều gặp gió: tham chiến và khá thành công ở Syria, để nâng vai trò Nga trên trường quốc tế tới mức dám can thiệp cả vào cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, rồi Bắc Hàn thử tên thành công tên lửa đạn đạo, làm không chỉ Nhật, Hàn lo mà đến cả Mỹ chắc cũng chẳng yên, và cả Nga-Trung nữa thì sao...

Tuyên bố chung của XHDS độc lập Việt Nam gửi EU

FB Pham Doan Trang

Ngày 23/2, đại diện của 11 tổ chức xã hội dân sự độc lập đã gặp gỡ phái đoàn dân biểu của Nghị viện châu Âu trong chuyến làm việc của Nghị viện để tìm hiểu về tình hình nhân quyền Việt Nam, trước khi có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam.

11 tổ chức, trong đó có Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc lập, NXB Trẻ Hà Nội, đã cùng ra một tuyên bố chung đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua. Tuyên bố gồm có 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị.

Theo đó, mặc dù có đạt một số thành tích về xóa đói giảm nghèo, nhưng Việt Nam vẫn là một chính thể độc đảng, quyền con người bị vi phạm trầm trọng và trên diện rộng, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hiệp hội, tụ tập ôn hòa, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

Bản tuyên bố nêu rõ những biện pháp mà chính quyền dùng để trấn áp tự do ngôn luận và báo chí ở Việt Nam: 1. Duy trì hệ thống thẻ nhà báo do nhà nước cấp phát, để không công nhận nhà báo độc lập, từ đây mở đường cho việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin, thậm chí đánh đập, hành hung người làm báo; 2. Duy trì hệ thống cơ quan tuyên giáo các cấp từ trung ương tới địa phương để kiểm soát chặt chẽ nội dung của báo chí; 3. Phát triển đội ngũ dư luận viên để công khai tấn công vào tự do ngôn luận, mạ lị, bôi nhọ các tiếng nói phản biện, song song với ca ngợi chính sách của nhà nước…

Dối trá đúng quy trình

FB Văn Thịnh Hà

là điều đang diễn ra hàng ngày.

Nếu không tin, bạn hãy xem tờ báo Dân Trí sáng nay (trong ảnh có 1 bài ngày 22.2): Đọc chỉ muốn phát điên!

Nào là ‘Kết luận lùm xùm... ở... Thanh tra Chính phủ’ (link); nào là ‘Bộ Công Thương điều tra chuyện “lót tay” 20.000 USD’ (link); nào là ‘TKV bỏ ra 32.000 tỷ đồng để khai thác Bô xít, hiện nay nợ là... 66.639 tỷ (!), nhưng vẫn dự định xây Trụ sở... hơn 3.000 tỷ’ (link); nào là ‘Dự án 6.000 tỷ liên doanh với TQ, lỗ 1.000 tỷ’ (link); nào là ‘Cả nước đua nhau chạy... Danh hiệu khen thưởng!’ (link)...

Cái gì còn cãi chứ danh hiệu, bằng cấp mà chạy thì chắc chắn là Dối Trá!

Lại nhớ chuyện Danh hiệu Anh hùng LLVT của ông Hồ Xuân Mãn hồi nào: Ngay cả Anh hùng cũng chạy thì dối trá đã lên đến ĐỈNH của kinh hoàng!

Đất nước không tan hoang mới là chuyện lạ!

Hãy chấm dứt thông tin cho dân như với kẻ địch!

FB Mạc Văn Trang

Ngày xưa có lần mình rất khoái nghe ông Hoàng Tùng Trưởng ban Tuyên huấn TƯ nói về đấu tranh ngoại giao: Trung Quốc phê Liên Xô xét lại, Liên Xô phê TQ giáo điều… ta ở giữa như anh chồng có 2 bà vợ đáo để, ghen tuông, mà ta vẫn giữ được trong ấm, ngoài êm… Hai bên đều phải gắn bó với ta… Rồi ông nói, khi kẻ địch tố cáo ta bất cứ điều gì, chưa biết đúng sai ra sao, cứ phải phản ứng quyết liệt, ngay tức khắc, rằng đó là vu cáo, bịa đặt, mình phải nói mạnh hơn, to hơn nó để thế giới biết… Lúc đó mình mới biết “à đối với địch là phải như thế”!

Nay thấy có một số vụ việc, chính quyền thông tin cho dân cũng theo kiểu như với địch vậy.

Ví dụ 1: “Bộ TN&MT: “Cá chết do thủy triều đỏ, không phải Formosa”.

“Bộ TN&MT công bố 2 nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, trong đó có thủy triều đỏ, không liên quan đến Formosa.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo thông báo nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung: Do thủy triều đỏ, không phải Formosa” 27/04/2016 (link).

Loa phường là sức mạnh của chính quyền (Lời tướng CA HN Bạch Thành Định)

FB Thieu Khanh

clip_image002

Nhiều người, hoặc có thể nói không một người dân nào, thích nghe cái loa phường. Và dường như cũng không một ai nhận ra loa phường không phải là phương tiện thông tin như nhiều người có thể ngộ nhận.

Đảng CS và nhà nước VN độc quyền nắm trong tay, nghe nói, đến 800 (tám trăm) tờ báo, và các đài phát thanh truyền hình trong cả nước. Như thế cái loa pường cổ lổ sỉ có cạnh tranh được với các phương tiện thông tin hiện đại đó không?

Thành phố Wien ngưng xây tượng đài Hồ Chí Minh

Von Erich Kocina

Nguyễn Quang chuyển ngữ (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Việt Nam muốn gửi tặng công viên thành phố Wien một tượng bán thân lãnh tụ cộng sản. Nhưng thành phố rút lại quyết định sau khi bi phản đối mãnh liệt.

Hồ Chí Minh phải chờ đợi. Tượng bán thân lãnh tụ cộng sản Việt Nam dự trù dựng ở công viên Donaupark Wien bây giờ không còn được tiến hành như trù liệu. Thành phố đã ngưng dự án sau khi bị phản đối mãnh liệt

Như nữ phát ngôn của Nghị viên thành phố phụ trách văn hóa Andres Mailath-Pokorny (Đảng dân chủ xã hội Áo -SPÖ) tuyên bố với báo “Press”. “Các căn cứ quyết định sẽ được thẩm tra lại”.

Khởi đầu Hội Áo-Việt loan báo Việt Nam muốn dựng một tượng đài và Sở chăm sóc công viên thành phố đã chấp thuận. Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donaupark sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Sau khi hoàn thành tượng đài sẽ chuyển quyền sở hữu cho Wien và thành phố sẽ lo chăm sóc gìn giữ.

Formosa - cái giá phải trả

FB Bạch Hoàn

Formosa Hà Tĩnh - một siêu dự án thép được phê duyệt thần tốc, ưu đãi tột khung, quản lý nuông chiều… đã khiến đất nước và nhân dân VN phải trả một cái giá vô cùng đau đớn.

Võ Kim Cự, người từng giữ vị trí chủ tịch UBND tỉnh, bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, hiện là chủ tịch Liên minh hợp tác xã VN và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng nhiều quan chức khác là những người đã gián tiếp tạo ra bi kịch cho nhân dân miền Trung nói riêng và VN nói chung như ngày hôm nay. Họ sẽ phải trả giá, tất nhiên là như vậy. Nhưng cái giá ấy đắt hay rẻ lại phụ thuộc vào thái độ của Chính phủ trước những đớn đau, mất mát của nhân dân.

Kỳ 1: Lạc nước hai Xe đành bỏ phí…

Võ Kim Cự từng nói, đưa Formosa vào Hà Tĩnh, ông không có gì sai cả. Hôm nay, một lần nữa tôi sẽ chỉ cho Võ Kim Cự thấy chẳng có cá nhân nào có thể lấy tay che trời. Bởi dưới ánh mặt trời này luôn có chỗ cho sự thật. Tôi cũng sẽ chỉ cho Nguyễn Thái Lai thấy rằng, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.

Quan hệ Việt - Mỹ sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Nguyn Quc Khi

Hiện nay còn quá sớm để có một nhận định rõ ràng về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bởi chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn quá mới. Nhưng cũng không phải là quá sớm để bắt đầu theo dõi một cách nghiêm túc quan hệ này.

1. Tiếp xúc đầu tiên giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Trump

Sau gần một tháng cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Trump chưa có một chính sách nào rõ ràng đối với Việt Nam và Á Châu và cũng chưa một dấu hiệu cụ thể nào cho thấy quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ xấu đi hay tốt hơn trong bốn năm tới, nhưng chắc chắn nó sẽ thay đổi. Trong lần tiếp xúc đầu tiên giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Ô. Trump qua cuộc điện đàm nhân dịp ông này vừa đắc cử tổng thống cho nhiệm kỳ 2017-2020, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng ngỏ ý muốn tăng cường quan hệ mật thiết giữa hai nước. Ô. Trump đã ca ngợi những thành quả mà Việt Nam đã đạt được cũng như những phát triển tích cực của mối liên kết song phương.

Cuộc tiếp xúc đầu tiên này xem ra chỉ là một nghi thức ngoại giao. Chính quyền Trump đã tại chức chỉ được hơn ba tuần. Chúng ta cần một thời gian để biết những thay đổi sắp đến. Tạm thời Ô. Ted Osius sẽ tiếp tục làm đại sứ tại Hà Nội vì ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp nên đã không phải buộc bị từ chức như những vị đại sứ khác được bổ nhiệm như một chức vụ chính trị (political ambassador / non-career ambassador). Tuy nhiên Ô. Osius đã làm đại sứ ở Việt Nam đã trên hai năm kể từ ngày 16-12-2014. Nay đã đến lúc ông có thể được thuyên chuyển đi nơi khác.

Chống tiêu cực ở Việt Nam: mâu thuẫn ngay ở cái thể chế

Hiện Hữu

Tác giả gửi tới Dân Luận

…vừa phải chống tiêu cực mà vừa phải làm sao cho nội bộ tổ chức không bị nhiễu loạn, không bị ảnh hưởng đến sự ổn định của chế độ, và đây có thể ví như là cục xương mắc ngang họng cho việc chống tham nhũng tại Việt Nam…

Chống tham nhũng và làm sạch sẽ đội ngũ công chức nhà nước là một vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới, không thể có quốc gia nào tự tuyên bố mình là trong sạch hoàn toàn mà chỉ có thể gia giảm tỷ lệ này đến mức thấp nhất mà nó không trở thành một cục đá tảng to tướng giáng xuống quốc gia đó khiến cho quốc gia bị sa lầy, thất thoát tiền tệ, đè bẹp sự phát triển của đất nước, an sinh xã hội bị nghèo nàn bởi vì tiền bạc quốc gia đã chảy vào “quỹ đen” của quan chức và xin nói một cách không chút áy này đó là đối với vấn đề tham ô nhũng lạm thì hãy cố gắng làm cho những vấn đề này không trở nên là một quốc nạn như Việt Nam hiện nay, Việt Nam đã có biết bao nhiêu Nghị quyết, văn bản của Đảng Cộng sản đưa ra về phòng chống tham nhũng, chấn chỉnh cán bộ, những Nghị quyết đó đã được phát biểu và trích dẫn ra rả nhưng tất cả những mục tiêu được đề ra chỉ là những “hiện thực trên mặt giấy”, đã thế những vị lãnh đạo bao giờ cũng là dùng những từ ngữ rất mạnh khi nói đến vấn đề này như “kiên quyết, quyết liệt, thúc đẩy…” nhưng dường như thực tiễn vẫn thảm hại hơn bao giờ hết, những đại án trong những năm vừa qua điển hình như vụ án Vinashin mà chúng ta biết có một trong số các quan chức đã bị xử phải bồi thường một khoản tiền lên đến 495 tỷ đồng kèm theo 19 năm tù! Như vậy chúng ta đã biết sức “công phá” của các vị cán bộ trong vụ án này là như thế nào!Có thể nói Vinashin là một vụ án gây thất thoát rất lớn cho kinh tế Việt Nam.

Mục tiêu của giáo dục VN là gì?

FB Nhân Tuấn Trương

Mục tiêu của giáo dục VN là gì? Câu hỏi này đặt ra từ vài chục năm nay mà không ai có câu trả lời thỏa đáng. Bởi vì lời nói của các viên chức hữu trách luôn trái ngược với thực tế.

Điều mà người ta biết chắc chắn là mục tiêu “làm giáo dục” của các “cán bộ” (phụ trách về giáo dục), những “nhà hiệu trưởng”... là “làm tiền”. Các vụ “lùm xùm” liên quan đến trường Luật TP HCM hay vụ bà hiệu trưởng Nam Trung Yên trên báo chí hổm rày cho ta thấy thực tế là như vậy. Mặc dầu pháp luật VN (điều 17 Luật Giáo dục) nghiêm cấm mọi hành vi “thương mại hóa” hoạt động giáo dục.

Nếu suy nghĩ sâu xa, nguyên nhân thất bại của giáo dục VN, cũng như sự sụp đổ nhiều phương diện khác của xã hội, như cung cách giao thông, tệ nạn tham nhũng của cán bộ… tất cả đều đến từ việc không “thượng tôn pháp luật”.

Hạ dân cho đến kẻ cầm quyền, không ai có ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật. Mà quan trọng hơn hết là người cầm quyền. Thượng bất chánh thì hạ tất loạn. Kẻ cầm quyền không coi pháp luật ra gì thì người dân không có lý do nào để tôn trọng pháp luật.

Thiết chế nào giám sát đảng cầm quyền?

LS Đặng Đình Mạnh

Tình trạng quyền lực quốc gia không bị giám sát từ sau vương triều Nhà Nguyễn đã được Đảng CS thừa kế thừa kế trọn vẹn, ít nhất cho đến lúc này…

clip_image001

Đảng CS Tàu giám sát đảng CS ta? Nguồn: internet

Là một bên trong cuộc chiến Việt Nam, hiến pháp của chính thể VNCH đã quy định tại điều 4 chủ trương loại bỏ chủ nghĩa Cộng sản ra khỏi ngoài vòng pháp luật.

Người Việt hạnh phúc thứ 4 trên thế giới - không ngoa chút nào!

Phương Thảo

Người dân đã hạnh phúc đến thế thì cần quái những cái quyền không hái ra tiền được làm gì?

clip_image002

Người Việt hạnh phúc thứ 4 trên thế giới - không ngoa chút nào!

Trong cuộc khảo sát của Indochina Research tiến hành ở Việt Nam trong khuôn khổ Điều tra cuối năm 2016 của WIN/Gallup, với 700 người gồm 350 nam và 350 nữ tham gia cuộc khảo sát, đại diện cho gần 94 triệu người Việt thì Việt Nam được xếp hạng thứ 4 về hạnh phúc và thứ 5 về lạc quan kinh tế.

Nhà báo Phạm Chí Dũng khi viết bài “Dân Việt “hạnh phúc và lạc quan kinh tế”?“ đăng trên VOA đã “quá lời” khi cho cho Indochina Research là “một tổ chức chẳng mấy tiếng tăm”. So với các ông khổng lồ trên thế giới. Indochina Research chỉ là một công ty non trẻ, được thành lập từ năm 2014. Đây là một tổ chức cho một người Campuchia đứng đầu và tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường ở 3 nước Việt - Lào - Campuchia.

Và dĩ nhiên tiếng tăm của công ty này “lẫy lừng” ở khu vực ba quốc gia Đông dương ấy và từ ngày nhờ có kết luận xếp hạng 4 về hạnh phúc và hạng 5 về lạc quan kinh tế mà Indochina Research đã nổi như cồn ở Việt Nam với các bài báo được đăng tới lui trên báo lề phải.

GM Hoàng Đức Oanh và biến cố Song Ngọc: GHCG nói gì về vai trò người tín hữu đối với vấn đề chính trị?

Trần Phong Vũ

Chúng ta thường nghe những từ ngữ “hiệp thông”, “liên đới”, “nâng đỡ”, “sẻ chia”, “an ủi”… gần như hàng ngày trên môi miệng người tín hữu Công giáo, bao gồm giới tu sĩ, linh mục và hàng giáo phẩm. Nhưng những ngôn từ này tuồng như ít khi vượt được ra khỏi phạm trù chữ nghĩa vô tri để chạm tới trái tim làm nảy sinh cảm thức “nhạy bén”, “mủi lòng”, “thương cảm” đến rơi lệ như Chúa Giêsu khi hay tin Nazarô chết, bất chấp lời can ngăn của chị Mát Ta, vội vã tìm đến với bạn Ngài dù ông đã tắt thở bốn ngày.

Đã đành lời cầu nguyện, lòng tin tưởng, cậy trông vào sức mạnh, tâm tình yêu thương vô lượng nơi Thiên Chúa là điều tối cần thiết, không thể thiếu đối với mọi tín hữu. Nhưng nếu chỉ có thế mà không có những hành động cụ thể để cộng tác với Chúa thì chưa đủ. Chính Chúa Kitô đã có lần quở trách những kẻ chỉ biết kêu cầu “Lạy Chúa, Lạy Chúa” tối ngày mà không thực hành Lời Ngài, noi gương Ngài, đấng đã được tiền định đến trong thế gian để thí mạng sống của chính mình làm giá cứu chuộc nhân loại[1].

Vệt nước đỏ, giáo sư Bá và xã hội dân sự

Nguyễn Anh Tuấn

Những ngày qua dư luận Việt Nam xôn xao về một vệt nước đỏ xuất hiện ở khu vực cầu cảng Formosa, Hà Tĩnh. Dễ hiểu cho sự quan tâm này của người dân sau những gì đã xảy ra gần 1 năm qua liên quan đến thảm họa cá chết.

Tuy nhiên, dường như chưa rút được kinh nghiệm gì từ khủng hoảng truyền thông lần trước, giới chức hữu quan lại tiếp tục đưa ra những nhận định bất nhất. Ban đầu họ cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, sau lại giải thích rằng chất thải hữu cơ từ sinh hoạt của con người mới là nguyên nhân chính.

Giáo sư Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường hàng đầu Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ đã phản đối giải thích của chính quyền thị xã Kỳ Anh về vệt nước đỏ là do “ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Giáo sư Bá tin rằng màu đỏ của vệt nước là do oxit sắt 3 và có hai nguyên nhân khả dĩ nhất cho hiện tượng này. Một là bởi “đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ”. Hai là “do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp”.

Cám ơn em lòng can đảm

Vũ Đông Hà (Danlambao)

Em đã xuống đường, đồng hành với nhiều bạn khác để phá tan những vòng vây oan nghiệt, để tìm lại những gì đã mất trước khi chúng ta chào đời.

clip_image002

1. Bố mẹ chúng tôi đã đào mồ chôn sâu lòng can đảm từ mùa đông Cải cách ruộng đất, từ những ngày Trần Dần đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Can đảm đã biến mất trên cuộc đời khi mảnh đất tổ tiên trở thành một phần của hợp tác xã, khi những miếng thịt đã biến mất trong cửa hàng mậu dịch, và hơi thở tự do của Nhân văn Giai phẩm đã vào tù. Từ ấy, chúng tôi ra đời. Sữa mẹ ngọt nhưng luôn có mùi sợ hãi. Sợ hãi! Gia tài lớn nhất để lại cho con. Can đảm? Làm sao chúng tôi mất đi cái chưa bao giờ có, từ thuở lọt lòng cho đến lớn khôn!?

‘Viện Phan Chu Trinh’ có hướng đến tinh thần Phan Chu Trinh?

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu tại lễ ra mắt Viện Phan Chu Trinh.

Phản ứng thờ ơ

Một hiện tượng “lạ” vừa xảy ra trong buổi giao thời Việt Nam: Viện Phan Chu Trinh mới được thành lập của cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và tác giả Đất nước đứng lên - nhà văn Nguyên Ngọc - đã không nhận được phản ứng tích cực từ giới truyền thông xã hội.

Có một buổi sáng như thế

Hạ Đình Nguyên

Ở Sài Gòn, thành phố lớn nhất nước với hơn 10 triệu dân, ngày 17/2, có một cây nhang và một bó hoa nhỏ được đặt tại Tượng đài Trần Hưng Đạo.

Một thiếu nữ, mặc chiếc áo khoác, thong thả và lặng lẽ bước đến tượng đài.

Không quan tâm đến một số nhân dạng đứng quanh quẩn, cô cởi áo khoác ngoài, lấy ra một bó hoa nhỏ giấu bên trong, rồi trân trọng đặt bó hoa lên nền chân tượng, trước chiếc lư hương đồng, quỳ xuống, và mặc niệm. Sau mấy phút, cô đứng lên, khoác lại áo và lặng lẽ đi.

Trong chiếc lư đồng có duy nhất một cây nhang đang tỏa ra một làn khói mong manh.

Một lúc sau, có một người phụ nữ tuổi trung niên, không mang theo một vật gì, bước vào tượng đài, đứng mặc niệm mấy phút rồi quay đi.

Cây nhang duy nhất đã cháy gần tàn.

Đó là quang cảnh đơn sơ và có biểu trưng như bức tranh thủy mạc ở chân Tượng đài Trần Hưng Đạo sáng hôm ấy.

Thoáng suy tư về chuyện quốc phòng

Le Nguyen (Danlambao)

clip_image002

Giòng sống của nhân loại là cuộc vận động biến đổi không ngừng. Có những học thuyết, tư tưởng, ca dao tục ngữ... hữu ích, sát với thực tế đời sống ngày hôm qua và đã trở thành lỗi thời cho ngày hôm nay. Chẳng hạn có những câu như “có trăng quên đèn” của thời đại nông nghiệp, thuở người dân Việt Nam sống lây lất bên ánh đèn dầu leo lét trong những đêm đông dài giá lạnh, và thời xa xưa đó quả thật trăng rất sáng, rất đẹp khơi gợi nhiều cảm hứng cho con người làm nên những kiệt tác văn chương, nghệ thuật. Đến hôm nay, mạng điện lưới đan xen chằng chịt với ánh đèn rực rỡ đủ sắc màu trong các đô thị hiện đại đã làm cho con người “có đèn quên trăng” và không còn mấy ai nhớ đến trăng đã từng là đề tài lãng mạn làm nên tên tuổi lẫy lừng của các văn, thi sĩ trong đời sống loài người của một thời đã qua.

Người Công giáo mất lòng tin vào chính quyền

Việt Hà, phóng viên RFA

clip_image002

Những nạn nhân Song Ngọc bị hành hung khi đi nộp đơn khiếu kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of wordpress.com

Một tuần sau vụ chính quyền Việt Nam cho công an và an ninh đàn áp những người công giáo ở Nghệ An đi tuần hành ôn hòa khiếu kiện Công ty Formosa, những nạn nhân của vụ đàn áp vẫn chưa hết bàng hoàng, bất chấp những cố gắng của chính quyền địa phương nhằm xoa dịu tình hình.

Bộ TN&MT phân tích vệt nước đỏ Vũng Áng

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Vết nước màu đỏ tại Vũng Áng. (Facebook Danlambao)

Ngày 21/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Việt Nam cho biết kết quả phân tích mẫu nước biển ở vệt nước màu đỏ tại Vũng Áng cho thấy hàm lượng amoni tăng cao. Tổ công tác của Bộ TN&MT cũng đã lấy mẫu nước và tảo tại đây để gửi đi phân tích, nhưng Bộ này trích thông tin từ “một số người dân” cho rằng hiện tượng này thường xuất hiện vào dịp tháng Chạp và tháng Giêng hằng năm.

Công bố các tập thể, cá nhân sai phạm liên quan vụ Formosa

Báo Tuổi Trẻ hôm nay (22/02/2017) đăng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) về quy trách nhiệm của Bộ TN-MT, đảng bộ và chính quyền Hà Tĩnh trong “thảm họa” Formosa.

Trước tiên là hoan nghênh UBKTTW cũng đã tiến hành xem xét xử lý về mặt Đảng, nhưng trong kết luận quy trách nhiệm là “nghiêm trọng” là chưa đánh giá đúng bản chất sai phạm. Phải nhìn nhận là sai phạm dẫn đến hậu quả gây ra là đặc biệt nghiêm trọng.

Làm đất nước bị thiệt hại lớn về tài chính (kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc), tiềm ẩn nguy cơ về an ninh quốc gia (kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ), làm gần 1 triệu lao động của 4 tỉnh miền Trung thất nghiệp lâu dài (kết luận của Bộ Lao động -Thương binh-Xã hội) thì không thể chỉ xem là nghiêm trọng được.

Song song với các bước thi hành kỷ luật Đảng như báo Tuổi Trẻ nêu, còn phải xử lý hình sự theo mức độ của cá nhân, bộ phận có liên quan theo kết luận.

Ngoài ra, còn phải xem xét trách nhiệm của cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phụ trách công nghiệp trong thời kỳ từ khi lập dự án cho đến khi gây ra thảm họa (2006-2016), không thể nói là các lãnh đạo chính phủ trong thời kỳ đó không chịu trách nhiệm gì được.

Kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cần thay mặt Đảng-Nhà nước xin lỗi và nhận trách nhiệm với nhân dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Xử lý đúng, đủ, rốt ráo, thượng tôn hiến pháp và pháp luật trong vụ việc thảm họa Formosa Hà Tĩnh hôm nay chính là để ngăn ngừa các dự án như thép Cà Ná (và tương tự) sai phạm về sau.

Nguyễn An Dân

Ô nhiễm môi trường và sự minh bạch của nhà nước

Kính Hòa, phóng viên RFA

Từ vụ ô nhiễm môi trường do nhà máy Vedan gây ra tại vùng ngoại ô Sài Gòn vào năm 2008 đến đại họa Formosa năm 2016, ý thức của dân chúng Việt Nam về môi trường đã cao hơn rất nhiều. Nhưng cách thức giải quyết các vụ khủng hoảng môi trường của cơ quan chức năng vẫn dường như không có gì thay đổi.

clip_image002

Nhân viên vệ sinh môi trường làm sạch con kênh Tô Lịch ở Hà Nội. Ảnh minh họa. AFP photo

Ngày 17/2 một vệt nước màu đỏ xuất hiện tại vùng biển Hà Tĩnh. Hầu như cùng lúc, trên các trang mạng xã hội xuất hiện bức ảnh một ống xả thải ra biển một dòng nước đỏ ngầu. Lời chú thích cạnh bức ảnh cho biết đó là một ống xả của nhà máy luyện thép Formosa ở Hà Tĩnh.

Ngày 19/2 báo chí Việt Nam cho biết cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã lấy mẩu nước màu đỏ để thử nghiệm. Ngày 20 tháng 2 báo mạng Hà Tĩnh nói rằng bức ảnh chiếc cống xả thải không phải là ở Formosa Hà Tĩnh.

Formosa Hà Tĩnh: miếng “gân gà” ăn hay bỏ?

Thiên Luân

Tác giả gửi tới Dân Luận

Trong Tam Quốc Chí có một điển tích rằng: Tào Tháo đem quân đánh Thục, Quân Thục chống trả quyết liệt khiến quân Tào rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tào Tháo tâm trạng hết sức buồn bực, vào một đêm viên tùy tướng đến hỏi mật khẩu giao ban đêm nay là gì, Tào Tháo thở dài nói “kê cân”. Dương Tu nghe được liền chẩn bị đồ đạc cho việc rút quân. Thấy lạ các tướng hỏi, Dương Tu trả lời, Thừa tướng ban mật khẩu “kê cân” (gân gà) là ý muốn nói ăn không được vứt cũng không xong, việc rút quân chỉ là nay mai. Tào Tháo biết chuyện liền cho chém đầu Dương Tu vì tội tiết lộ quân cơ. Không lâu sau Tào Tháo ra lệnh rút quân.

Kể một chút về tích xưa là muốn liên hệ với việc ngày nay. Đó là vấn đề Formosa Hà Tĩnh - miếng gân gà của Chính quyền Việt Nam, ăn thì khó nuốt, bỏ đi thì không đành.

Luật pháp không bảo vệ được quyền khởi kiện của dân

Luật sư Hà Huy Sơn

Công ty Formosa có trụ sở ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung, Việt Nam, vào tháng 4/2016, làm thiệt hại trực tiếp, vô cùng to lớn và lâu dài về vật chất, tinh thần cho người dân ở một số tỉnh miền Trung.

Theo quy định của Điều 4, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người dân có quyền khởi kiện Công ty Formosa ra tòa án để đòi bồi thường thiệt hại.

“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Xu thế chính trị trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay

Lê Anh Hùng

clip_image002

Tư liệu- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thoả hiệp cơ hội của ông Trương Tấn Sang

Trong bài “Phe cấp tiến trong Đảng CSVN từng trỗi dậy ngoạn mục như thế nào?“, tôi đã trình bày về việc phe cấp tiến trong Đảng từng hai lần trỗi dậy rất mạnh mẽ, thậm chí lấn át phe bảo thủ. Lần thứ nhất là từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2009, và lần thứ hai là từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2013.

Lần đầu tiên công an ‘nghĩ về cuộc đổi mới’

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Bài báo của Tiến sĩ Lê Kiên Thành trên trang An Ninh Thế giới của Công An Nhân dân. (Ảnh chụp từ CAND)

Giữa lúc Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương bàn về việc “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế tư nhân” định hướng đến năm 2025, thì ngày 19/2, báo Công an nhân dân (CAND) có bài viết của Tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với tựa đề “nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai” được coi là một bước thay đổi về “quan điểm cải cách và dân chủ”, lần đầu tiên xuất hiện trên cơ quan ngôn luận của ngành công an.

Thư gửi ông Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Kính thưa ông Chung, chúng tôi là những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội, viết thư này trước hết để phản đối công an thành phố Hà Nội đã ngăn cản, bắt bớ những người dân đi thắp hương tưởng niệm những nạn nhân của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc vào ngày 17/2/2017 vừa qua. Sau là yêu cầu được đối thoại với ông, hoặc người có thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về việc này.

Hẳn ông biết một số mốc lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam như:

1/ Ngày 19/1/1974, nhà cầm quyền Trung Quốc đã xâm lược và chiếm đoạt Hoàng Sa của Việt Nam - 75 người Việt Nam đã hy sinh khi cố gắng bảo vệ Hoàng Sa.

2/ Ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam. Gần 6 vạn người Việt Nam đã bị sát hại trong cuộc chiến này.

3/ Ngày 14/3/1988, nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược và chiếm đảo Gạc Ma. 64 chiến sĩ Việt Nam đã bị thảm sát trong trận chiến này.

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TUYÊN BỐ VỀ VỤ ĐÀN ÁP GIÁO DÂN SONG NGỌC NGÀY 14-02-2017 TẠI NGHỆ AN

Kính gởi:

- Quý Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

- Quý Chính phủ dân chủ, Quý Tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới.

- Quý Anh Chị Em giáo dân Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Vụ đầu độc biển do Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra cách đây gần một năm, sẽ lưu lại trong lịch sử Việt Nam vì vô vàn hậu quả tai hại gây ra cho đất nước và dân tộc. Nó được đánh giá như một thảm họa môi trường, tai họa kinh tế, đại họa sức khỏe và hiểm họa quốc phòng. Quả thế, vụ việc đó làm lộ nhiều sự thật ghê gớm mà công luận ngày càng biết rõ và hết sức lo âu. Đó là Formosa trên danh nghĩa thuộc nhà đầu tư Đài Loan, doanh nghiệp Đài Loan, nhưng vốn chủ yếu của nó là từ Trung cộng, với nhà thầu gian trá Trung cộng, công nghệ lỗi thời Trung cộng, hàng vạn binh lính trá hình công nhân Trung cộng! Formosa chính là mưu đồ Trung cộng tàn phá đất nước Việt, hủy diệt giống nòi Việt, tấn công quốc gia Việt trên phương diện chính trị, kinh tế, quân sự. Nó đã và đang làm hư hỏng nhân sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, biến nhiều quan chức cấp chóp bu trong bộ máy cai trị thành những kẻ phản dân hại nước. Nó là mũi gươm thọc vào sườn cơ thể VN, dễ dàng cắt đôi đất nước VN. Nó làm chảy máu nền kinh tế VN, gây lụn bại cho môi trường VN!

Ngày 10/12/2017 sẽ chế tài một số quan chức CSVN vi phạm nhân quyền?

Lê Dung

clip_image002

Chính quyền cưỡng chế, đập nát nhà thờ Giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh - Ảnh: YouTube

Ủy ban cứu Người vượt biển (BPSOS) với đại diện là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng mới đây đã thông tin về một dấu mốc rất quan trọng: tổ chức này đã đồng ý về một phương án hành động chung, với mốc điểm chính là ngày 10 tháng 12, 2017, tức Ngày Quốc tế Nhân quyền. Mục tiêu là vào ngày ấy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ chế tài một số giới chức chính quyền thuộc các quốc gia trọng điểm được đề nghị, trong đó có Việt Nam.

Môi trường ô nhiễm, dân kêu cứu

Lan Hương, phóng viên RFA

clip_image002

Công ty TNHH Pacific Crystal ở tỉnh Hải Dương. Photo courtesy of inres.vn

Theo những thông tin loan tải trên báo chí, truyền hình, chúng tôi tìm hiểu, liên lạc với bà con xã Lai Vu, huyện Kim Thảnh, tỉnh Hải Dương nơi đã mấy năm nay người dân phải chịu đựng thảm cảnh nguồn nước ô nhiễm và mùi hôi thối bốc lên hàng ngày do nước thải công ty TNHH Pacific Crystal xả vào sông Rạng - nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho bà con thuộc 3 xã Cộng Hòa, Lai Vu và Ái Quốc.

Từ vụ bà hiệu trưởng Nam Trung Yên nghĩ về câu chuyện bổ nhiệm cán bộ ở Việt Nam(*)

FB Oanh Nguyen Thi

Có mấy bạn nhắn tin hỏi tôi sao không thấy lên tiếng về vụ bà hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên đang là đề tài rất “hot” hiện nay.

Tôi trả lời các bạn ấy rằng vì thấy đã có quá nhiều người chửi rồi, nên không cần phải thêm một người hùa vô nữa là tôi!

Tất nhiên, tư cách như thế, hành xử như thế thì không thể làm thầy chứ đừng nói là làm tới hiệu trưởng. Nhưng thiết nghĩ, chúng ta phẫn nộ, rủa xả, lên án... thế đã đủ! Điều quan trọng hơn là cần nhận ra đâu là vấn đề phải giải quyết, để làm sao loại bỏ được hết những bà (hay ông) hiệu trưởng kiểu đó trong gần 44.000 ngôi trường từ mầm non tới đại học trên khắp cả nước hiện nay, bởi rất có thể vụ Nam Trung Yên chỉ là phần nổi nhỏ của một tảng băng lớn...

Tôi nhìn thấy qua vụ này, điều đáng lo hơn hết là với phẩm chất của những cán bộ lãnh đạo như vậy, ngành giáo dục sẽ thực hiện trách nhiệm đào tạo thế hệ trẻ ra sao? Những tổn thương về thể xác còn có thể chữa trị, còn những tổn thương về tinh thần và khiếm khuyết về nhân cách mà ngành GD gây ra cho học sinh thì không chỉ khó chữa trị mà có khi còn làm mất đi cả tương lai của những đứa trẻ. Và xét về phạm vi trách nhiệm, nếu bà hiệu trưởng là nhân vật đáng lên án một lần thì những người bổ nhiệm bà ấy đáng phải bị lên án mười lần!

Ai chống lưng ‘ông BOT’ mà ‘ăn’ tiền của dân?

Thu Hằng

Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường VN đặt câu hỏi có ai chống lưng cho ‘ông BOT’ không mà ‘ông’ muốn làm gì thì làm?

Đoàn giám sát của UB Thường vụ QH làm việc với cơ quan Kiểm toán nhà nước sáng nay 21/2 về việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thực hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Không đi cũng phải trả phí

Phó tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết theo quy định vị trí trạm thu phí phải có khoảng cách 70km nhưng thực tế xảy ra 2 tình trạng.

Một là trạm thu phí cho dự án nhưng đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường được đầu tư bằng BOT nhưng vẫn phải trả phí cho nhà đầu tư.

Những dấu hỏi về sự giàu có của người giàu Việt

Minh Thư

Không chỉ số lượng người giàu tăng nhanh trong những năm gần đây làm cho mọi người quan tâm mà vấn đề chính nằm ở chỗ nguồn gốc của sự giàu có đó là từ đâu? Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

clip_image002

Theo báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) của Knight Frank thì Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu (là cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên - theo Knight Frank), tăng 12 người so với năm trước đó. Dự đoán, đến năm 2025 số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi (khoảng 140%, lên 403 người).

Biến cố chính trị pháp lý: từ Hàn Quốc nhìn về Việt Nam

Luật sư Ngô Ngọc Trai

gửi cho BBC từ Hà Nội

Trong khi nền kinh tế mà Việt Nam muốn hướng tới là nền kinh tế của Hàn Quốc, hệ thống chính trị mà Việt Nam muốn giữ lại là hệ thống chính trị của Triều Tiên...

clip_image002

Lãnh đạo Formosa xin lỗi người dân Việt Nam. Bản quyền hình ảnh HOANGDINHNAM/AFP/GETTYIMAGES

Sau một chuyến đi tìm công lý

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

clip_image002

Nhiều giáo dân bị công an Nghệ An đánh đập dã man khi đi khiếu kiện hôm 14/2/2017. Courtesy of tintuchangngayonline.com

Trong hai ngày qua, các trang mạng xã hội nóng lên vì câu chuyện đi tìm công lý của các ngư dân Nghệ An bị đàn áp đổ máu và mọi đường đi tới đều bị cắt, buộc phải quay trở về. Và mọi chuyện dường như rơi vào bế tắc. Vấn đề bế tắc mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là chuyến đi của người dân Nghệ An vào Hà Tĩnh khởi kiện Formosa bế tắc mà chính công lý Việt Nam đang bế tắc. Vì sao?

Vệt nước màu đỏ, liệu có an toàn không?

Dân Đen (Danlambao)

Liên quan đến việc xuất hiện vệt nước màu đỏ ở cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Nhiều trang mạng xã hội đã đăng tải bức hình cho thấy một vệt nước màu đỏ dài hơn 50 mét tại cảng Sơn Dương vào ngày 17/2. Hiện tượng này trước đó cũng đã xuất hiện tại cảng Vũng Áng (nơi có trụ sở công nghiệp của Formosa) vào ngày 19/1 khiến rất nhiều người lo ngại một thảm họa môi trường biển khác sẽ tái diễn.

Sự việc vẫn đang được các cơ quan môi trường của nhà nước cộng sản kiểm tra, xem xét. Nhưng báo chí nhà sản có vẻ như đã đi trước một bước. Tin cho hay, sáng ngày 20/2/2017 các cơ quan chức năng Hà Tĩnh sẽ tiến hành lấy mẫu nước biển tại khu vực xảy ra hiện tượng trên để kiểm tra. Sau khi có kết quả sẽ thông tin chính xác đến với người dân. Tuy nhiên rất nhiều trang báo của đảng đã đưa tin: ‘‘Đây là hiện tượng bình thường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy, không thấy xác loài hải sản nào’’, một công nhân nói. Tuy nhiên, theo người dân, hiện tượng này gọi là “mé nước”, mỗi năm xuất hiện vài lần. Mỗi lần xuất hiện hiện tượng này là điềm may, mùa trúng đậm cá.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn