Hà Tĩnh: Hàng trăm người dân bao vây trụ sở UB xã đòi bồi thường thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra

CTV Danlambao - Vào lúc 15 giờ ngày 30/03/2017, hàng trăm người dân đã biểu tình ôn hoà trước UBND xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản bồi thường những thiệt hại mà họ gánh chịu sau thảm hoạ Formosa.

https://www.youtube.com/watch?v=HlM7v0ZJhh4

Những người biểu tình giương cao băng rôn ghi dòng chữ “yêu cầu chính quyền đền bù thoả đáng cho dân”. Họ hô vang khẩu hiệu, “trả lại biển cho dân”, "trả lại quyền lợi cho dân”“chủ tịch xã trả lời cho dân”… Bài hát tranh đấu quen thuộc “Trả lại cho dân” được những người biểu tình hát vang để động viên tinh thần cho nhau.

Như thường lệ, lực lượng đông đảo gồm an ninh, mật vụ được huy động đến để bảo vệ trụ sở công quyền và sẵn sàng đàn áp người dân khi cần thiết.

Thảm hoạ môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam do Formosa gây ra đến nay đã một năm nhưng nhà cầm quyền Cộng sản không những không khắc phục hậu quả, mà còn ngăn cản người dân đi khiếu kiện, bắt bớ và đánh đập họ.

Chừng nào thảm họa môi trường còn chưa được khắc phục, cuộc sống của ngư dân chưa trở lại bình thường thì chừng đó, cuộc chiến chống lại Formosa vẫn tiếp diễn.

Video: Ngọc Linh

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/03/ha-tinh-hang-tram-nguoi-dan-bao-vay-tru.html

Ai ký giấy phép cho Lee & Man xả thải ra sông Hậu và Formosa xả thải ra biển Vũng Áng? *

Bạch Hoàn

Vẫn là nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai.

Giữa năm 2016, Formosa cúi đầu thừa nhận xả thải gây ra thảm hoạ biển miền Trung. Cùng thời điểm, tại Hậu Giang, người dân thấp thỏm âu lo về một Formosa thứ hai khi Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị vận hành có thể bức tử sông Hậu.

Gần một năm, sau những kiểm tra, thanh tra, Lee & Man vừa được vận hành thử nghiệm. Và đây là phản ánh của người dân khu vực gần nhà máy.

“Hằng ngày tui quét nhà ra một đống bụi than đá. Thử hỏi mình hít thở còn độc hại thế này thì làm sao không lo sợ?”.

“Một ngày chúng tôi phải hít vào cơ thể không biết bao nhiêu là mùi khác lạ, bụi than đá, mùi thối rất khó chịu phát ra từ nhà máy, tiếng ồn nhà máy 24/24 giờ... Bên cạnh còn nguồn nước sinh hoạt, chúng tôi rất lo ngại vì hiện chúng tôi dùng nước sông...”.

Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm

Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm của Việt Nam, nước này lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói với các nhà báo hôm 30/3: "Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước".

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa nói bà Quỳnh đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."

Tôi đi trên vỉa hè Sài Gòn

Nguyễn Khắc Mai

Tôi có nhiều kỷ niệm về Sài Gòn và vỉa hè Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn vào 1953. Bấy giờ tôi từ Nha Trang vào, đi tìm để nối lại liên lạc với nhóm học sinh kháng chiến Huế, vào đấy đi học hay làm việc. Tôn Thất Thanh, Nguyễn Điền và một số anh em nữa đón và làm việc với chúng tôi. Thanh và Điền, hai người bạn rất thân của tôi, dẫn tôi đi thăm thành phố. Chúng tôi lên xe thổ mộ, xe ngựa chở khách đi trong phố, từ xóm Bàn Cờ đến chợ Bến Thành. Sau đó chúng tôi lang thang, đi bộ qua các phố Tây. Họ dẫn tôi đến những hiệu sách. Ở đó tôi đã mua được nhiều tác phẩm văn học khuynh tả, như Khói lửa (le Feu), Gót sắt (Talon de fer)... Đặc biệt tôi đã mua được cuốn La Lutte des Classes en France (Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp). Trong cuốn sách này có bài tựa rất quan trọng của F. Angels, mà những người cộng sản ở Nga ở Tàu ở Việt cố lờ đi như tuồng bị mù chữ! Lời thú nhận hay sám hối của Angels trong bài tựa ấy như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng tôi đã mắc sai lầm. Quan điểm của chúng tôi hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn; không những đã xóa bỏ mê muội của chúng tôi hồi đó, mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt: chẳng có mục tiêu lớn Chủ nghĩa Cộng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ. Nhưng đã vứt bỏ nó trong cuối đời”. (Chú ý năm 1848 là năm Mác và Angels công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trong đó có những nhận định, những chủ trương rất sai lầm, tội lỗi. Nhưng Lênin, Mao, Hồ... đều vẫn cứ coi đó như kinh thánh của phong trào cộng sản thế giới. Còn hôm nay tháng 3 năm 2017, Đảng bộ và chính quyền Sài Gòn đã hành xử với cái vỉa hè Sài Gòn đúng như tinh thần cộng sản “chế độ xưa ta thề phá thật tan tành”...

Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

Nguyễn Quang Dy

“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ… làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009).

Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi kiến giải của bà ấy, phản ánh sự thay đổi mạnh trong tư duy giáo dục Mỹ. 

Nay đọc xong bài diễn văn mới của Drew Gilpin Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến đây, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ. 

Một năm bất nhất của chính quyền về thảm họa Formosa

Cát Linh, phóng viên RFA

clip_image002

Một ngư dân buồn rầu với những con cá biển chết trên bãi biển ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP photo

Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng Tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm họa môi trường, khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên hành xử của chính quyền Việt Nam suốt thời gian qua bị cho là bất nhất, khó hiểu khiến công luận bức xúc.

Nghĩ về “Đề án trẻ hóa đội ngũ cán bộ” của nhà cầm quyền Đà Nẵng

Thiện Tùng

An Nguyên có bài Đà Nẵng động viên cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu trước tuổi, nhường vị trí cho cán bộ trẻ”. Bài nầy được đăng trên Giáo Dục Việt Nam (GDVN) hôm 15/2/2017*. An Nguyên chỉ trích dẫn có lớp lang mang tính chất thông tin đơn thuần, không hề bình luận.

Bí thư Thành ủy Đà Nẳng Nguyễn Xuân Anh vừa ký duyệt Đề án mang số 6575/QĐTU: “Đề án xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ đảm nhiệm các chức danh thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý và cán bộ chủ chốt thành phố đến năm 2025 và những năm tiếp theo” .

clip_image002

Biển đã sạch, ngư dân miền Trung đã hồ hởi, phấn khởi ra biển đánh bắt hải sản?*

Pham Doan Trang

Bản tin của VTV trong chương trình thời sự “giờ vàng” tối thứ sáu, 24/3/2017, cũng như nhiều phóng sự khác của truyền hình quốc doanh đều có nhắc tới việc biển đã sạch, ngư dân miền Trung đã hồ hởi, phấn khởi ra biển đánh bắt hải sản.

Khi chúng tôi gặp gỡ người dân ở các huyện chịu ảnh hưởng nặng của thảm họa, như Kỳ Anh, Lộc Hà, họ đều thể hiện sự phẫn nộ với những gì VTV làm. Một ngư dân thuộc dạng “sói biển” với hàng chục năm hành nghề – ông Hoàng Trinh Danh, 64 tuổi – thậm chí còn tuyên bố sẵn sàng tiếp chuyện phóng viên VTV và trả lời phỏng vấn họ nếu họ về Kỳ Anh tác nghiệp.

Nhân một năm xảy ra thảm họa môi trường biển miền Trung (tháng 4/2016), trong những ngày tới, chúng tôi (Green Trees, Con Đường Việt Nam, No-U...) sẽ có các bài viết và bản tin truyền hình phản ánh hai vấn đề sau:

1. Tình cảnh thực tế của ngư dân miền Trung như là hậu quả của thảm họa biển do Formosa gây ra; VÀ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG LÀ

2. Chính sách chia rẽ giáo dân và lương dân, chia rẽ nhân dân, phá hoại xã hội dân sự và khối đại đoàn kết dân tộc, của đảng Cộng sản và an ninh Việt Nam.

NGỤ BINH Ư NÔNG HAY NGỤ NÔNG Ư BINH ?

Vũ Minh Trí

Ngụ binh ư nông (chữ Hán: 寓兵於農), theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì nghĩa tiếng Việt là "gửi binh ở nông", hiểu nôm na là gửi quân lính vào nông nghiệp, để họ lao động, sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong những khoảng thời gian xác định. Ở ta, đây là một chính sách xây dựng quân đội gắn liền nông nghiệp, được nhiều triều đại phong kiến, kể từ nhà Đinh, coi trọng và áp dụng khá nhất quán. Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) ghi nhận thời Lý, binh lính "mỗi tháng lên cơ ngũ một lần gọi là đi canh, hết hạn canh lại về làm ruộng, quân không phải cấp lương", "không cần phí tổn nuôi lính mà có công hiệu dùng sức lính, cũng là chế độ hay". Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840) cũng cho biết từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138), "ngoại binh thì không có lương, cứ luân phiên đến canh, hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp".

Xưa vậy, nay sao? Mời đọc nguyên văn bài dưới đây của Hải Sơn, có trên một số trang báo được coi là "chính thống":

Vào thăm đại bản doanh Bồ câu chiến sĩ của chủ dự án Đại úy quân đội *

Nhân dịp 41 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước 30/4, chúng tôi vào thăm đại bản doanh Bồ câu chiến sĩ của chủ dự án Đại úy Hoàng Trung Hà.

Đá tảng cản doanh nghiệp Việt: Chỉ Trung Quốc hiểu?

PGS. TS Phương Ngọc Thạch - (Chủ tịch Hội HASEM)

(Doanh nghiệp) - ''Doanh nghiệp "bôi trơn" để tìm lợi thế trong kinh doanh, "bôi trơn" để có hợp đồng, hoặc để phòng...'' -  PGS. TS Phương Ngọc Thạch.

Doanh nghiệp nội thiệt đơn, thiệt kép

Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã tập trung hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính; nỗ lực xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện cơ chế, chính sách tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trong đó quan tâm tạo điều kiện tốt nhất, phát triển nhanh khu vực kinh tế dân doanh.

clip_image001

Làm gì cũng phải bôi trơn. Ảnh minh họa

Cảng Quy Nhơn được bán như thế nào?

NHÓM PHÓNG VIÊN

(NLĐ) Quá trình cổ phần hóa và thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn diễn ra nhanh đến bất thường. Kết cục là khối tài sản đồ sộ của cảng này rơi vào tay một doanh nghiệp với giá chỉ vài trăm tỉ đồng.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong những ngày tới, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ sẽ vào Bình Định để thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa (CPH) cảng Quy Nhơn. Kết quả thanh tra báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-7-2017.

Tài sản đồ sộ, định giá 404 tỉ đồng

Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ Giao thông Vận tải - GTVT) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Tháng 7-2013, Vinalines phê duyệt phương án CPH, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP).

Trước khi CPH, cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960 kho, 48.000 m2 bãi chứa container. Cùng với đó, cảng có trụ sở làm việc 3 tầng đồ sộ, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 đất các loại ngay trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất.

clip_image002

Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có nhiều bất thường Ảnh: ANH TÚ

Bối cảnh hội nghị Trung ương 5 khác với đại hội 12 ra sao?

Lê Dung / SBTN

clip_image002

Ảnh: Báo Dân Sinh

Bằng vào bầu không khí “thi đua tố cáo” trên mạng xã hội và cả trên mặt báo nhà nước từ tuần đầu tháng Ba năm 2017 đến nay, có thể nhận ra hơi thở hầm hập của Hội nghị Trung ương 5 Đảng CSVN đang đến rất gần để phả rát gáy chính giới.

Chính sách đất đai sẽ ly khai ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’

Người Việt

clip_image002

Người nông dân ở Việt Nam lao động cật lực nhưng càng ngày càng nghèo. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc vừa thừa nhận: “Cần phải điều chỉnh quy mô sản xuất bằng cách mở rộng hạn điền một cách phù hợp”. “Hạn điền” vốn là một phần quan trọng của “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Việt Nam sau bước ngoặt Formosa (kỳ 1, 2, 3, 4)

nguyenvubinh’s blog

Sắp tới ngày 06/4, tức một năm sau sự cố Formosa xả thải gây ra việc hủy hoại môi trường biển Việt Nam, làm hàng loạt cá tôm chết dọc bờ biển miền Trung và các tỉnh lân cận. Đến ngày hôm nay, chúng ta có thể có một đánh giá, một cái nhìn toàn diện về sự kiện này. Chúng ta không biết được, tương lai của đất nước, của dân tộc sẽ có mối liên hệ nào với sự kiện này, nhưng sự kiện này đã cho thấy nó là một bước ngoặt của Việt Nam trên nhiều phương diện.

1. Tại sao nói Formosa là bước ngoặt của đất nước

Trước hết, sự cố Formosa đã tạo ra một sự hủy hoại môi trường ở mức độ khủng khiếp. Những kết luận có tính chính thống về phân tích độc tố nước biển chưa được chính thức công bố trung thực nhưng chỉ nhìn vào hậu quả toàn bộ dải bờ biển miền Trung cá tôm, hải sản chết hàng loạt trắng bãi biển, chúng ta cũng có thể kết luận được nồng độ và tính chất những chất độc mà công ty Formosa thải ra. Gần đây dải nước biển màu đỏ xuất hiện kéo dài các tỉnh miền Trung cũng chứng tỏ lượng độc tố xả ra là vô cùng lớn. Môi trường nước biển có khả năng hòa tan các tạp chất rất lớn, thậm chí độc chất nhưng cuối cùng cũng tác động được vào hệ sinh thái làm cá tôm chết hàng loạt như vậy chứng tỏ lượng độc tố mạnh và vô cùng lớn đã được xả ra biển.

Giáo phận Vinh kêu gọi ký tên thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm họa Formosa

Nguyên Nguyễn

clip_image002

Giáo phận Vinh vừa đưa ra một bản thỉnh nguyện thư trên mạng, kêu gọi người dân ký tên, với yêu cầu 75,000 chữ ký, để gửi tới Chính phủ Đài Loan, các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhằm tạo áp lực yêu cầu Formosa Hà Tĩnh giải quyết thảm hoạ môi trường, đền bù thiệt hại cho bà con ngư dân miền Trung.

Nhất thể hóa hay chuyển hóa thể chế

Bùi Quang Vơm

clip_image002

Có thể nói, gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu tính đến chuyện tự chuyển hóa để tự biến mình thành một thể chế hợp thức với các lọai hình thể chế chính trị phổ biến đang tồn tại trên thế giới. Điều này, mặc dù không phải là một phát kiến mới mà đã là chuyện được đặt ra từ rất lâu trong nội bộ Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản. Nhưng trước đó, việc đồng nhất hóa thể chế với hệ thống chính trị toàn cầu chưa phải là áp lực thúc ép khách quan, mà nó ẩn chứa những mục đích khác.

Người thành phố và voọc rừng già

VietTuSaiGon’s blog

Trường Sơn trơ trọi, không còn một bóng cây, thay vào đó là những nông trường trá hình của các tập đoàn, công ty, thủy điện… Bây giờ, nhắc về Trường Sơn, người ta không thể mô tả “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa bay” để chỉ bên Lào nắng đốt bên Việt Nam mưa trút nước như trước được nữa. Bởi bên Việt Nam bây giờ nắng đốt còn khiếp hơn bên Lào.

Cả một duyên hải dài 3260 kilomet Việt Nam bây giờ cũng trơ trọi, khô khốc, sinh vật biển ngày càng thiếu vắng, biển hết nhiễm độc chỗ này thì gây ngập mặn hoặc hạn mặn ở chỗ khác. Mũi nhọn kinh tế Ngư nghiệp Việt nam trở thành cái dùi cui đầu cũng như đuôi, dù có cố mài cỡ nào cũng không thể nhọn ra được.

Bauxite Tây Nguyên, các mỏ khoáng sản Việt Nam bị vắt cạn kiệt và hậu quả của nó là để lại một khối ô nhiễm khổng lồ, để lại một mối đe dọa khủng khiếp trên đầu nhân dân. Và đặc biệt, hầu hết các ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam đều báo lỗ, đều phải nhờ đến Chính phủ bù lỗ. Và tiền ở đâu ra để Chính phủ bù lỗ cho các tập đoàn khoáng sản này? Đó là tiền ngân sách từ thuế của nhân dân hoặc tiền vay nợ nước ngoài. Cả hai khoản tiền này dân đều phải trả bằng cách đóng thuế qua nhiều hình thức, trong đó, xăng dầu tăng giá, vật giá leo thang cũng là một lối đi riêng của thuế.

Về chuyện cấm một số bài hát

FB Chukim Nat

Gần đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) đã tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trước năm 75, bao gồm “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An), “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).

Dân tình phản đối rầm rầm. Bao nhiêu năm qua những bài hát này được lưu hành, người ta hát mãi, người ta nghe mãi, có làm sao đâu mà bây giờ tự nhiên lại cấm. Mấy ông nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa lên báo phân tích lý do, nói nghe thối um lên, nào là ca từ không đúng, tên tác giả không rõ ràng, cần xác minh lại. Rồi thì đặt ra hàng loạt câu hỏi, kiểu như con đường ấy là con đường nào, chiến trường anh bước đi là chiến trường nào.

Cười cái hậc, đmẹ chửi một câu cho bõ ghét. Quen cái thói ăn nói vung vít mà không làm sao mãi rồi nên cứ nghĩ nói gì thì dân cũng phải chịu.

Thế là người dân chửi um lên, và đổ xô đi nghe mấy bài hát bị cấm. Đặc biệt là bài Con đường xưa em đi, bài hát gắn liền với kí ức thập niên 80, 90 của nhiều thế hệ. Người ta nghe trên mạng, hát cho nhau nghe, quay clip post đầy trên mạng, và chế ra đủ các loại dị bản để giễu nhại mấy ông quan văn hoá dưới lá cờ chế độ. Lác đác ý kiến của một vài ca sĩ, nhạc công.

Diễn từ

(Đọc trong buổi lễ trao giải thưởng Phan Châu Trinh “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017)

Cao Huy Thuần

Kính thưa Bà Chủ tịch và Hội đồng Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh,

Kính thưa Quý Vị,

Thưa bạn bè, anh chị thân mến,

Tôi rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ “sự nghiệp” không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.

Có lẽ câu nói vừa rồi của tôi là một cân nói đùa để che giấu cảm động. Nhưng quả thực, đó là một câu nói tâm tình, bởi vì có khi người ở xa cảm thấy mình là Việt Nam hơn lúc ở gần. Ở gần thì ai cũng giống ai. Ở xa thì thường xuyên thấy mình khác với xung quanh. Chính cái khác đó tạo ra cái mà ta gọi là bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Người ở xa không phải chỉ tha thiết với bản sắc như một khái niệm trừu tượng. Người ở xa thấy mình ăn, mặc, thương, ghét, nói, cười với cái bản sắc ấy cụ thể như cái bóng đi theo cái hình.

Vụ Song Ngọc đi kiện Formosa: Nhà cầm quyền “Trâu lấm vẩy càn”(*)

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Trâu lấm vẩy càn

Một loạt bài viết trên tờ Nghệ An gần đây, đầy đủ những yếu tố bi, hài... để chỉ chứng minh một điều: Sự khốn cùng của nhà cầm quyền Nghệ An trước đòi hỏi chính đáng của người dân mình, đòi buộc họ phải có thái độ đúng đắn là bảo vệ quyền lợi và quyền sống của người dân.

Những đòi hỏi hết sức chính đáng, kiên trì và bền bỉ của người dân đã đẩy một “chính quyền của dân, do dân, vì dân” - mà họ thường xuyên rêu rao - đã rơi mất chiếc mặt nạ, lộ ra bộ mặt thảm hại phản dân, hại nước.

Và thế là, khi bí thế, họ đã dùng đến thế cờ: Trâu lấm vẩy quanh.

Chúng tôi đã có những bài viết phân tích đầy đủ vì sao nhà cầm quyền Nghệ An đứng ngồi không yên, khi người dân đang điêu đứng bởi thảm họa Formosa xảy ra ở Miền Trung Việt Nam.

Nhìn lại EVN và Hố Hô từ ‘tạm ngừng cấp phép thủy điện’ của Thủ tướng Phúc

Thiền Lâm

Mãi cho đến lúc này, thủ tướng đã nhậm chức được một năm là ông Nguyễn Xuân Phúc mới phát ra yêu cầu Bộ Công Thương tạm ngưng cấp giấy phép đầu tư cho những dự án thủy điện có thể “tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái”. Động tác này ngay lập tức đã nhận được sự ca ngợi của vài nhà báo bị xem là quá thiếu liêm sỉ vì chỉ biết “nâng bi” lãnh đạo.

clip_image002

Cuối năm 2016, đã xảy ra vụ xả nước của Thủy điện Hố Hô ở Quảng Bình và Hà Tĩnh giết sống gần hai chục mạng người - một “quy trình tất yếu” vì đã không một tội phạm nào bị pháp luật xử lý vào năm 2013.

THÔNG BÁO KHÔI PHỤC TRANG MẠNG

Kính thưa quý độc giả và các anh chị cộng tác viên của diễn đàn Bauxite Việt Nam!

Trong vòng 1 tuần nay, kể từ ngày 19/3/2017, trang mạng quan trọng bậc nhất của chúng tôi là boxitvn.net đã gặp sự cố gây gián đoạn truy cập. Toàn bộ bài vở tuần 13 của năm 2017 vừa rồi chúng tôi chỉ còn cập nhật được trên trang blogtrang facebook. Nhưng, hệ quả của nỗ lực dồn nhân lực kỹ thuật nhằm sửa chữa, khôi phục trang .net sớm nhất có thể cũng khiến bài biên tập và lên trang không được đều đặn, chu toàn. Thành thật mong quý độc giả gần xa và cộng tác viên của BVN lượng thứ!

Hiện nay trang .net của BVN đã hoạt động trở lại. Chúng tôi xin phép không đăng tải các bài cũ trong tuần, và sẽ bắt đầu ngày mới bằng những bản tin mới.

Diễn đàn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ bạn đọc và cộng tác viên, những người bạn đã đồng hành, sẻ chia cùng diễn đàn suốt nhiều năm tháng qua.

Kính báo!

Bauxite Việt Nam

Vụ án Ba Sàm (kỳ 1, 2, 3)

Đoan Trang

 

Kỳ 1: Cuộc chạm trán của những người bạn cũ

23 Mar 2017

“Cuộc đấu tranh này, nếu thân nhân của những người tù mà hết lòng vì nó thì thật sự nhà tù là một trường học cực kỳ lớn đối với chính họ. Sau ba năm qua, tôi thấy mình đã lớn lên rất nhiều, cứng cỏi hơn rất nhiều, nhìn rõ mọi chuyện và hiểu con người, hiểu cuộc đời hơn. Tôi đã bước qua khỏi nỗi sợ hãi và bây giờ tôi không sợ nữa”. Bà Lê Thị Minh Hà, vợ blogger Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), chia sẻ những kinh nghiệm và cảm xúc của bà, nhân một năm phiên xử sơ thẩm ông Vinh và người trợ lý, cô Thúy.

clip_image002

Bà Lê Thị Minh Hà gặp gỡ ông Martin Patzelt, nghị sĩ, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức năm 2014 để vận động sự ủng hộ cho Anh Ba Sàm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Liệu Chính phủ Việt Nam có sụp đổ vì môi trường?

David Hutt

Vũ Quốc Ngữ dịch

…Tôi nghi ngờ việc Chính phủ hiểu rằng, không giống như nghiệp đoàn công đoàn hoặc tự do ngôn luận, những mối quan tâm về môi trường làm dấy lên làn sóng chỉ trích và làm lung lay những kẻ trung thành với chế độ…

clip_image002

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an Việt Nam tống giam vì phản đối Formosa.

Trong nhiều năm, việc Trần Thị Nga bị quấy nhiễu và đàn áp bởi nhà chức trách Việt Nam được ghi lại trong một báo cáo công bố bởi Human Rights Watch đầu năm nay. Cuối cùng, cô đã bị bắt vào tháng Giêng vì đã sử dụng “Internet để đăng một số video clip và bài báo để tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo báo chí nhà nước.

Ẩn họa mới: Ðồng bằng sông Cửu Long đang ‘chìm’ dần

Người Việt

clip_image002

Khai thác nước ngầm tràn lan là nguyên nhân chính gây nên lún sụt nhanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Hình: Báo Tuổi trẻ)

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Bề mặt nhiều nơi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang lún từ 10 mm đến 20 mm/năm. Bề mặt của các khu vực đông dân cư và khu công nghiệp lún nhiều hơn, lên đến 25 mm/năm.

Bội chi như thế thì chỉ có chết!

Minh Quân

Một số chuyên gia đã tính toán rằng với cái đà thu thuế ngày càng ghê gớm nhưng chi vẫn không giảm, ngân sách chế độ chỉ chịu được tối đa hai năm nữa.

clip_image002

“Chi tiêu như thế thì chỉ có chết”

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa góp thêm tán thán để đời “Chi tiêu như thế thì chỉ có chết” tại kỳ họp giữa tháng Ba năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mê tín, giai đoạn khốn cùng của cuồng tín

Nguyễn Ngọc Giao

…cũng như nạn tham nhũng, mê tín không tập trung ở những trường hợp cá biệt, mà nó tràn lan, từ trên xuống dưới, trong bộ máy cầm quyền…

Trong lịch sử hiện đại, không hiếm những nhà lãnh đạo quốc gia, khi cận kề cái chết, đã bấu víu vào lời tiên tri của những ông đồng bà cốt: Brejnev và Mitterrand (không thể nói ông này thiếu văn hoá) là hai ví dụ điển hình. Nhiều khi không phải là cái chết hay bệnh tật, mà là sự bất trắc của chính trị, cũng đủ làm cho người ta tin vào đồng bóng. Trường hợp Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee và nữ tổng thống con gái ông, bà Park Geun-hye là như thế. Có điều đặc biệt là sự cha truyền con nối - phải chăng là một đặc trưng của chính trị Triều Tiên, bên này hay bên kia vĩ tuyến 38? - lại diễn ra ở cả phía “cố vấn tâm linh”: bố là ông đồng cho tổng thống độc tài, con gái là bà cốt cho bà tổng thống thắng cử qua một cuộc đầu phiếu dân chủ.

Trong bối cảnh chung của một thế giới đang khủng hoảng và đảo lộn, Việt Nam không phải là một biệt lệ về tin nhảm. Nhưng, cũng như nạn tham nhũng, mê tín không tập trung ở những trường hợp cá biệt, mà nó tràn lan, từ trên xuống dưới, trong bộ máy cầm quyền. Chỉ cần liệt kê những vụ việc mà dư luận đều biết: ông Nông Đức Mạnh, khi còn làm tổng bí thư Đảng cộng sản - chứ không phải khi đã về hưu, lấy vợ kế khi chưa đoạn tang vợ cả - đã quyết định xây toà Nhà Quốc hội trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long, vì nghe lời thầy địa lý phong thuỷ, sợ đứt long mạch.

Nghịch cảnh

Thiện Tùng

…những mảnh đời không may đang quyện vào nhau để sinh tồn. Tất cả trong số họ, dường như ai cũng tạm vừa lòng với thực trạng đó…

Xóm Tre, tên gọi tự thuở nào. Một cái xóm mà trước đây dân làng trồng tre thành lũy. Nó nằm giữa hai con lộ Lý Thường Kiệt hướng Đông (Giồng Nhỏ); Lộ Dừa hướng Tây (Giồng Lớn). Hai con lộ nầy cách nhau hơn ngàn thước. Xóm Tre cách nội ô thành phố Mỹ Tho cũng chỉ chừng một ngàn thước. Ấy thế mà, những năm 1954-1975, nơi đây là chỗ dựa, là bàn đạp cho những người kháng chiến thâm nhập vào nội thành Mỹ Tho.

clip_image002

Tôi yêu mến xóm Tre, đúng hợn là tôi yêu bần dân Xóm Tre, họ nghèo nhưng không hèn, gan góc và thủy chung.

Tiến trình bạo lực hóa xã hội

Vũ Thạch

Trong vài tuần qua, nhiều tin tức dồn dập về các trò bạo hành của công an thường phục đánh đổ máu những người hoạt động xã hội như chị Đỗ Thanh Vân, anh Dũng Phi Hổ, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, v.v.; bên cạnh hình ảnh công an cùng các lực lượng lạ - mặc đồng phục, đeo quân hàm, đi giày bốt đế thép - đánh đập những bà con phản đối Formosa. Khá rõ công an nay đã được phép, hay được lệnh, nâng cấp bạo hành lên một tầng cao mới, và cùng lúc đạp luật pháp xuống một tầng thấp mới.

Có lẽ ít ai ngạc nhiên về biến thái này, vì lời dạy “bạo lực cách mạng” của Lênin, hay lời dạy “sức mạnh từ nòng súng” của Mao Trạch Đông đã là một phần kinh điển nền tảng của Chủ nghĩa Xã hội Hiện thực từ ngày ra đời. Nhưng câu hỏi vẫn cần đặt ra: AI sẽ là nạn nhân của bạo lực hóa xã hội?

Để trả lời câu hỏi này, một số đặc tính về vòng xoáy bạo lực hóa xã hội cần được nhận dạng:

Trước hết, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, sẽ rất khó có thể dừng nó lại, vì nhiều lý do:

Cú cáo, sao hót được tiếng phượng tiếng công, lục lâm sao nói nên những lời tử tế?*

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thói thường, truyền thông chân chính cần nhất ở độc giả là lòng tin. Bởi với truyền thông, khi độc giả không còn lòng tin, nghĩa là tất cả trở về con số 0. Do vậy, việc giữ sự tín nhiệm, sự tin tưởng của độc giả là một sứ mệnh, nghĩa vụ cũng như đó là sự sống còn của truyền thông.

Tuy nhiên, điều vừa nói trên là những nguyên tắc của một nền truyền thông chân chính, nền truyền thông nhằm phục vụ cộng đồng và lợi ích đa số người trong xã hội. Nền truyền thông đó sống bằng chính niềm tin của độc giả, cộng đồng gửi gắm nơi họ. Đó là nền truyền thông ở những xã hội, đất nước dân chủ.

Còn trong chế độ độc tài, nhất là độc tài Cộng sản, thì truyền thông được coi là “một mặt trận của Đảng, của cách mạng”. Do vậy, tất tần tật phải đều do Đảng “tuyệt đối lãnh đạo” và hẳn nhiên là Đảng tuyệt đối nắm quyền sinh, sát.

Chính vì vậy mà hệ thống truyền thông này vẫn mục đích tối thượng và cung cúc tận tụy phục vụ với phương châm “còn Đảng, còn mình”. Còn cộng đồng xã hội chỉ là thứ yếu và chỉ là đối tượng để ru ngủ, thuyết phục.

Và hẳn nhiên, khi đã trở thành một phản xạ có điều kiện, thì kể cả Đảng không cho ăn, hệ thống truyền thông này vẫn cứ “tiết nước bọt” đều đều và cung cúc tận tụy phục vụ Đảng như thường.

Vì mối liên hệ bí mật với Nga, Trump có thể bị truất quyền Tổng thống?

Vũ Ngọc Yên

Trong cuộc điều trần trước ủy ban tình báo của Quốc hội Mỹ vào ngày 20.03.2017 Cục điều tra Liên bang (Federal Bureau of Investigation- FBI) xác nhận đang điều tra khả năng chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump có liên hệ với Nga. Giám đốc cơ quan FBI, James Comey cho biết nhân viên FBI đang thẩm định các dạng thức liên hệ giữa Ủy ban Tranh cử của Trump và chính quyền của Tổng thống Nga W. Putin trước khi có kết luận những việc này có hại cho an ninh quốc gia hay vi phạm hình sự không. Cũng trong cuộc điều trần Comey đã bác bỏ luận điệu của Trump cho rằng Tổng thống tiền nhiệm Obama đã gài thiết bị nghe lén tổng hành dinh tranh cử trong tòa nhà Trump Tower ở New York.

Các chi tiết mới trong cuộc điều tra cho thấy có nhiều dẫn chứng đáng tin cho những lời cáo buộc Bộ Tham mưu tranh cử của Donald Trump đã liên lạc bất hợp pháp với Nga. Cộng sự viên của Trump đã hợp tác với tình báo Nga và “tin tặc” Nga đã tấn công gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 giúp Trump thắng ứng cử viên Dân chủ bà Hillary Clinton

Tổng kết dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Quốc hội vừa quyết định dừng dự án thực hiện hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận tổng cộng bốn lò phản ứng mà trong bài này chúng tôi gọi tắt là Dự án Ninh Thuận. Quyết định biểu lộ chính quyền tại chức không có khả năng mau chóng đưa đất nước ta lên hàng các quốc gia khác thuộc vùng Tây Thái Bình Dương về phát triển kinh tế và công nghệ.

Phần I: Lý do là không vay được vốn để thực hiện dự án

Lý do chính thức nêu ra là (chúng tôi tóm tắt)[1]:

(a) tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với năm 2009 khi có chủ trương xây dựng hai nhà máy này,

(b) sẽ có nhiều nguồn cung cấp điện khác,

(c) Việt Nam đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng khác.

Phát triển nhiệt điện than, sẽ dẫm “vết xe đổ” thủy điện!

Định An

Tác giả gởi đến cho Dân Luận

Sai lầm của việc phát triển ồ ạt các dự án thủy điện đã để lại rất nhiều hệ lụy về môi trường, sinh thái, kinh tế và cuộc sống của người dân. Là nguyên nhân góp phần không nhỏ cho những thiệt hại mùa mưa lũ trong các năm vừa qua, đặc biệt là năm 2016. Hậu quả là quá rỏ rằng không có gì để bàn cãi. Và hơn nữa, mọi việc chưa dừng ở đó. Theo dự báo của các chuyên gia, trong những năm tiếp theo hậu quả có thể sẽ nặng nề hơn.

Và bây giờ là vấn đề phát triển nhiệt điện than. Tương tự như chủ trương phát triển thủy điện, chấp nhận đánh đổi và bất chấp hậu quả để có năng lượng cho phát triển. Đây là một chủ trương rất sai lầm, cái giá phải trả sẽ gấp nhiều lần so với thủy điện.

Tính đến thời điểm hiện tại, không có nước nào phát triển nhiệt điện than nhanh như ở Việt Nam, theo quy hoạch đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than (hiện nay có 20 nhà máy), riêng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 14 nhà máy.

Hiện tại xây dựng nhiệt điện than là đi ngược lại với xu hướng của thời đại vì nhân loại đang hướng tới năng lượng sạch. Bằng chứng là, ở Châu Âu 109 nhà máy nhiệt điện than đã bị đóng cửa. Ở Mỹ 165 nhà máy nhiệt điện than đã ngưng hoạt động, 179 dự án xây mới bị hủy bỏ. Một số quốc gia cũng đã có lộ trình bỏ các nhà máy nhiệt điện than: Anh năm 2025, Pháp 2023, Canada năm 2030. Trung Quốc, nước sản xuất năng lượng từ than cao nhất thế giới cũng đã đóng cửa nhiều nhà máy nhiệt điện than và ngưng các dự án đang thi công - năm 2016 ngưng 18 dự án điện than, đầu năm năm 2017 ngưng 85 dự án và mới đây, ngày 18/3 thành phố Bắc Kinh đã cho đóng cửa nhà máy nhiệt điện than cuối cùng.

“Cậu Giời” và kiêu binh

Lê Trọng Hiệp

Xem tấm hình “Tổ tuần tra lưu động xử lý mại dâm” của Công an Hà Tĩnh thì những người có một chút kiến thức căn bản về lịch sử nước nhà sẽ liên tưởng ngay đến “Cậu Giời” Đặng Mậu Lân.

Ngày 7.3.2017 báo điện tử VTC đăng bản tin Lập chốt xóa tụ điểm mại dâm trên ‘quốc lộ sung sướng’ ở Hà Tĩnh.

clip_image002

Tổ tuần tra lưu động Xử Lý Mại Dâm

Lực lượng chức năng Hà Tĩnh vừa lập chốt, ra quân với quyết tâm xóa bỏ tụ điểm mại dâm “động voi” trên quốc lộ 1A ở hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.

Biển Huế tiếp tục đổi màu ‘lạ’

VOA Tiếng Việt

Hết biển đỏ, biển Thừa Thiên Huế chuyển sang màu vàng. Cái màu vàng chết chóc này khiến cho cả một dãy bờ biển dài không có sự sống. Không có cá, không có tôm, không có bất kì sinh vật biển nào tồn tại trong khu vực biển màu vàng. Và theo các ngư dân thì màu vàng này đang kéo từng luồng từ ngoài khơi dạt vào bờ, mỗi luồng dài vài cây số và rộng từ 100 mét đến 500 mét.

Triết gia Trần Đức Thảo – vài nghi vấn còn lại

Nguyễn Đình Cống

Hồi sinh viên (1956-1960) tôi đã nghe tên và biết ông dính vào Nhân văn - Giai phẩm. Ban đầu tôi háo hức tìm hiểu, sau biết ra thì vừa phục vừa thương. Dần dần tôi được đọc các bài viết về ông, nổi lên ở 3 vấn đề chính: 1- Ông là nhà triết học tài năng; 2- Là nhà Macxit, bảo vệ và giải thích triết học Marx; 3- Người có cuộc sống cơ cực trong hàng ngũ trí thức.

Tôi đọc một số tác phẩm của ông, nhưng vì kiến thức triết học chưa đủ tầm nên chỉ hiểu được một ít mà thôi. Điều tôi quan tâm là một nhà triết học lớn như ông, được phong giáo sư, sau khi chết còn được tặng Huân chương Độc lập và Giải thưởng Hồ Chí Minh, vậy ông có đóng góp gì tích cực trong việc vận dụng triết học cho công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là việc vận dụng chủ nghĩa Marx vào trong đời sống. Càng tìm hiểu càng bị rối mù. Gần đây có lúc tôi tưởng đã hiểu được ông, nhưng rồi lại như đang bị đi vào ngõ cụt. Nguyên nhân nằm ở tác phẩm được ông viết vào cuối đời, cùng vài quyển sách về ông.

Ông được xem là nhà Macxit chân chính. Còn tôi, trước 35 tuổi tôi tuyệt đối tin tưởng và tôn sùng Marx, nhưng rồi dần dần tôi phát hiện ra Marx có sai lầm. Khi biết Bertrand Russell, nhà khoa học lớn của nước Anh, hồi trẻ cũng rất tin, nhưng khi lớn tuổi đã từ bỏ Marx, tôi nghĩ rằng có thể mình đã đúng. Thế nhưng tại sao một nhà triết học lớn như GS Trần Đức Thảo vẫn bảo vệ Marx. Tôi không thể tưởng tượng được một người có trí tuệ siêu việt vẫn cho Marx đúng trong khi một người tầm thường như tôi cho Marx sai. Hay là tôi quá chủ quan, chưa thấy được chỗ ngu dốt của mình.

Bạch thư Ngoại giao 2017

Ls Nguyễn Văn Thân

Vào tháng 8 năm ngoái, Ngoại trưởng Julie Bishop công bố ý định soạn thảo Bạch Thư Ngoại giao dưới sự chỉ đạo của Frances Adamson, Thư Ký và người phụ nữ đầu tiên đứng đầu Bộ Ngoại Giao Úc. Đây là Bạch Thư Ngoại Giao thứ ba. Bạch Thư đầu tiên được ban hành vào năm 1997 với tựa đề ‘‘In the National Interest’’ vào năm 1997 và văn bản thứ hai vào năm 2003 với tựa đề ‘‘Advancing the National Interest’’ dưới thời của Thủ tướng John Howard. Chính quyền Turnbull cũng đã ban hành Bạch Thư Quốc Phòng vào tháng 2 năm ngoái mà điểm chính là gia tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên 30 tỷ Mỹ kim tương đương 2% GDP, và tăng cường lực lượng hải quân để đối phó với chính sách hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vào cuối năm ngoái, chính quyền đã công bố là sẽ chi 50 tỷ Mỹ kim mua 12 chiếc tàu ngầm diesel tối tân của Pháp dự trù là sẽ đóng xong và trao cho hải quân Úc vào năm 2030.

Úc cũng như các quốc gia tại Châu Á - Thái Bình Dương đang đối diện với hai vấn đề của thế kỷ là sự thách thức ngôi vị lãnh đạo của Hoa Kỳ trong khu vực này từ một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và thứ hai là xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy bài bác toàn cầu hóa. Chỉ trong 10 năm qua cũng đã có nhiều biến cố đáng kể chẳng hạn như Cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh Toàn Cầu năm 2008, Mùa Xuân Ả Rập với bao kỳ vọng ấm áp bỗng biến thành những mùa đông dài ảm đạm, sự xuất hiện của Nhà Nước Hồi Giáo, Brexit và chính sách ngoại giao hiếp đáp của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực Biển Đông.

Hạnh phúc không tự nhiên mà có

Phương Thảo (VNTB)

Trong Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới năm 2017, mười quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đều là các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Na Uy, tiếp theo lần lượt là Đan Mạch, Iceland, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan, Canada, New Zealand, và Thuỵ Điển. Việt Nam đứng hạng thứ 94 trong tổng số 126 nước tham gia trong cuộc khảo sát.

clip_image002

Theo báo cáo, hạnh phúc được xác định trên cơ sở các yếu tố như: sự phân phối công bằng của cải, sự liên kết xã hội, niềm tin vào xã hội và Chính phủ, chất lượng chăm sóc và sự tự do. Trong cuộc khảo sát, người ta sẽ cho điểm từ 1 đến 10 về sự hỗ trợ xã hội họ nhận được khi có bất trắc xảy ra, sự tự do trong chọn lựa cuộc sống, cảm giác về tham nhũng trong xã hội cũng như họ hào phóng đến mức nào.

Các yếu tố này được đưa ra cụ thể hơn so với các câu hỏi mà Indochina Research đã làm trước đây và đưa ra kết quả Việt Nam là quốc gia hạnh phúc thứ 5 trên thế giới nhằm ru ngủ và mị dân trong bối cảnh nền kinh tế không còn phát triển, nợ nần chồng chất và chất lượng môi trường cuộc sống đang tuột dốc.

Phan Châu Trinh và Thuyết hiện đại hóa mới

Nguyễn Quang A[1]

Bài này giới thiệu tóm tắt Thuyết Hiện đại hóa Mới và đối chiếu nó với vài tư tưởng Phan Châu Trinh. Một mặt, chúng ta hết sức ngạc nhiên thấy phần cốt lõi của lý thuyết hiện đại hóa mới (do Christian Wetzel đúc kết, 2013) phản ánh khá trung thực tư tưởng Phan Châu Trinh (và các đồng chí của cụ) hơn 100 năm trước được kết tinh trong ba khẩu hiệu của phong trào Duy Tân (1906) là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Mặt khác, sự trùng hợp này cũng chẳng hề đáng ngạc nhiên bởi vì gốc rễ chung của chúng: khát vọng giải phóng phổ quát của con người. Sự đối sánh này có thể góp phần lý giải vì sao tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn giữ nguyên tính thời sự mới mẻ của nó đối với chúng ta và tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường phát triển đất nước mà một phần thiết yếu là việc tiến hành dân chủ hóa ở Việt Nam.

1. Thuyết hiện đại hóa mới

K. Marx là một trong các nhà lý luận hiện đại hóa tiên phong. Theo Marx, sự phát triển kinh tế dẫn đến những thay đổi văn hóa và xã hội có thể tiên đoán được một cách tất định. Nhiều tiên đoán mang tính tất định cứng nhắc của Marx đã bị lịch sử bác bỏ. M. Weber cho rằng một kết cục xã hội có thể có nhiều nguyên nhân và đã có đóng góp lớn để hiểu các quá trình duy lý hóa, thế tục hóa gắn với hiện đại hóa; ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa. Cả Marx và Weber lẫn nhiều nhà lý luận hiện đại hóa cho rằng sự phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa gắn với những sự thay đổi văn hóa khỏi các giá trị truyền thống. Các nhà lý luận hiện đại hóa khác lại cho rằng các truyền thống văn hóa có ảnh hưởng bền bỉ, dai dẳng và định hình ngay cả sự phát triển chính trị và kinh tế ngày nay. Cả hai đều đúng nếu chúng ta lưu ý đến sự tương tác lẫn nhau giữa các lĩnh vực và sự thay đổi tương đối chậm của các giá trị, của văn hóa. Và đó là một điểm khác biệt của thuyết hiện đại hóa mới, trước hết được D. Inglehart phát triển từ các năm 1970, được đúc kết trong cuốn sách quan trọng năm 2005 của ông và C. Welzel, nhất là trong cuốn Tự do Đang lên của C. Welzel (2013), cũng như D. Inglehart (2016).

Hai dự án bauxite lỗ, đội giá: Thử nghiệm là... làm thật?

Châu An (ghi)

…chuyện sau khi đi vào khai thác 3 năm lỗ gần 3.700 tỷ là chuyện đương nhiên. Nếu các nhà kinh tế hạch toán đúng và hạch toán đủ và không có tư tưởng “nhiệm kỳ” và không chạy theo thành tích thì số lỗ trên còn cao hơn nữa…

6 điểm mấu chốt

Ngày 13/3, báo Pháp Luật TPHCM đưa tin, cơ quan thanh tra vừa có kết luận thanh tra tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Trong đó, đáng chú ý là kết quả thanh tra tài chính hai dự án bauxite - nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).

Với dự án Tân Rai, theo quyết định ban đầu tổng mức đầu tư cho dự án này là gần 7.800 tỷ đồng với công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009. Qua bốn lần điều chỉnh, đến lần điều chỉnh cuối (tháng 10/2013), tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng lên gần 15.400 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, từ tháng 10/2013 đến hết tháng 9/2016, dự án bauxite - nhôm Tân Rai thua lỗ gần 3.700 tỷ đồng.

Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?

VOA Tiếng Việt

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng”. Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành”.

Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.

Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.

Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Ngày “nước” trên thế giới và những ngày “cá chết” tại Việt Nam

danlambaovn.blogspot.com

clip_image002

Trong khi thế giới đang chuẩn bị đón chào ngày “Nước Thế Giới 2017” (22/03) với chủ đề “Waste Water” thì tại Việt Nam có lẽ Đảng và Nhà nước CSVN xứng đáng là đội ngũ tiên phong ăn mừng ngày “Nước Thải”.

“Những ngày nước thải” này cần được treo cờ thương hiệu Formosa, kéo dài từ 22 tháng 3 cho hết tháng 4 để kỷ niệm chiến thắng khởi đầu của Tàu cộng trong âm mưu dài hạn hủy diệt môi trường Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI cứ xuất siêu, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cắm đầu nhập siêu từ Trung cộng

Lê Dung / SNTB

clip_image002

58% lượng táo nhập khẩu ở Việt Nam là từ Trung cộng. Ảnh: Seatimes

Một bài phân tích kinh tế trên báo Lao Động mới đây đã lột mặt nạ của cái gọi là “Việt Nam luôn tự hào về xuất nhập khẩu”, với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 100 tỉ USD trong 3 năm trở lại đây:

“Năm 2014, VN xuất siêu 2.4 tỉ USD, năm 2016, xuất siêu 2.7 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, “thành tích” xuất siêu đều thuộc về khối doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Ngược lại, doanh nghiệp trong nước (hay còn gọi là khối nội) liên tiếp nhập siêu với con số khổng lồ, cho thấy ngày càng tụt hậu.

66% doanh nghiệp ở Việt Nam phải trả chi phí ‘bôi trơn’ cho chính quyền

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Chi phí “bôi trơn” chiếm hơn 10% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Khoảng 66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả phí bôi trơn cho quan chức địa phương, theo khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 vừa công bố tuần qua.

Ngoài ra, PCI cho biết 66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận thông tin.

Các ‘nhà đầu tư’ bắt đầu cuộc tháo chạy khác khỏi Việt Nam

Người Việt

clip_image002

Một trong số vô số trạm thu phí ở Việt Nam. Các “nhà đầu tư” bắt đầu tháo chạy khỏi lĩnh vực BOT cầu đường. (Hình: Vietnam Finance)

HÀ NỘI (NV) - Ðó là nhận định của một số chuyên gia và tờ báo. Cuộc tháo chạy lần này xảy ra trong lĩnh vực cầu đường, vốn từng rất sôi động với các dự án BOT (đầu tư-khai thác-chuyển giao).

Vì sao Việt Nam ‘nhờ Mỹ tác động’ lên Google và Facebook?

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Bóng của một người đàn ông và logo của Google.

Một thành viên Chính phủ Việt Nam mới lên tiếng bác bỏ thông tin “bị ung thư giai đoạn cuối”, và “nhờ” Đại sứ Mỹ ở Hà Nội dùng ảnh hưởng của mình để hối thúc một số công ty của Hoa Kỳ phải có hành động liên quan tới các thông tin “xấu, độc” trên mạng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 21/3 kêu gọi ông Ted Osius “tác động để Google, Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ bàn bạc hơn khi xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam”, báo chí trong nước đưa tin.

Hữu xạ tự nhiên hương - Chuột xạ tự nhiên hôi

Nguyên Thạch

clip_image002

Những bản nhạc mà giờ đây qua thảm họa Formosa mới thấu được nỗi xót xa “Thương về miền Trung”, người ơi có về miền quê hương thùy dương đầy thấm thía. Nỗi niềm da diết, “Tôi xa Hà Nội” năm lên mười tám khi vừa biết yêu... Nhớ nhung thiết tha cho một quê hương đã xa cách mà nơi ấy có “Sương trắng miền quê ngoại”, mẹ biết bây giờ con ngồi gác nhỏ, gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa để mẹ nhắn lời thăm. Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó, tóc liễu vờn gió ru hoài... Ôi nỗi lòng nhớ nhung trong tình quê vời vợi... mà chỉ có những bài nhạc của miền Nam trước 75 mới lột tả hết được.

Nghệ An: Thêm một công văn lạ tự thú trình độ công quyền

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bỗng nhiên, ngày 17/3/2017, UBND Huyện Quỳnh Lưu phát hành công văn số 333/UBND-NV gửi đi nhiều nơi “Về việc đề nghị dừng các hoạt động tôn giáo không đúng pháp luật”.

Đọc qua công văn, quả thật dù không muốn nói, thì vẫn phải có đôi lời. Bởi nếu như không thể khai sáng được những bộ óc chứa đầy củ đậu mà vẫn xưng xưng là đại diện cho người dân, thì ít nhất cũng là một dịp để người dân hiểu ra rằng những kẻ đang được mình nuôi nấng, chăm bẵm và xưng xưng là “đầy tớ tận tụy, có tài, có đức” kia là những dạng nào. Để còn biết cách mà xử thế khi lâm nạn.

Những thầy bói mù đua nhau làm quản tượng

clip_image002

Bản văn góp ý cho Bạch thư 2017 về Chính sách ngoại giao của Úc châu

Australia đã phổ biến nhiều Sách Trắng / Bạch Thư về an ninh quốc phòng. Nhưng trong lãnh vực ngoại giao và thương mại, Chính phủ Úc đã phổ biến hồi năm 1997, Bạch Thư đầu tiên với nhan đề ”In the National Interest - Vì Quyền Lợi Quốc Gia”. Bạch Thư thứ nhì gọi là “Advancing the National Interest - Đẩy Mạnh Quyền Lợi Quốc Gia” được phổ biến hồi tháng 8 năm 2003. Vào giữa năm nay 2017, Chính phủ Australia sẽ phổ biến Sách Trắng / Bạch Thư về chính sách ngoại giao lần thứ ba.

Nhóm Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai & Cửu Long, Sydney, Australia, đã đóng góp ý kiến với Chính phủ Úc vào việc điều nghiên soạn thảo Australia’s Foreign Policy White Paper 2017.

Dong Nai & Cuu Long

Cultural Research Group Incorporated

31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia

clip_image002

Nhà nước không dân và nền nghệ thuật không con người

Phạm Đình Trọng

Những người lên báo giấy, báo hình cãi chày cãi cối về vụ cấm đoán nhạc phẩm “Con đường xưa em đi” mấy ngày qua cũng chỉ là những dư luận viên đó mà thôi. Những người được coi là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ mà biến mình thành dư luận viên thì tự họ đã hạ thấp tư cách văn hóa, hạ thấp tư cách nghệ sĩ của họ rồi, họ đã tự bác bỏ tư cách con người trung thực, con người lương thiện của họ rồi.

1. Kiên trì theo đuổi một học thuyết sai trái, phản dân tộc, phản tiến bộ, Nhà nước Cộng sản Việt Nam không thu hút, không tập hợp được người có tài năng và nhân cách. Chốn quan trường ngày càng thưa vắng người tử tế, nhường chỗ cho những kẻ bất tài, thiếu nhân cách. Đó là những con ông cháu cha nòi cộng sản và những kẻ vô lại chạy chức chạy quyền mà thành quan.

Con ông cháu cha nòi khoa bảng, học được chữ thánh hiền, biết giữ đạo làm người, biết bổn phận làm quan, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, dân còn được nhờ. Con ông cháu cha nòi cộng sản chỉ biết kiên trì học thuyết sắt máu chuyên chính vô sản, coi lẽ sống là làm cách mạng và chiến tranh giết dân lành, li tán dân tộc, tàn phá tan hoang đất nước như lời thơ của ông nhà thơ cộng sản lão làng Tố Hữu: “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong / Cho Đảng bền lâu / Cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”. Chỉ có giết, giết dân nữa Đảng mới bền lâu. Loại con ông cháu cha nòi Đảng đó là di họa nặng căn của dân tộc vốn tồn tại bằng thương yêu, đùm bọc: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Tại sao cái *beep* gì cũng đổ lỗi tại Cộng Sản?

Khánh Nhi

Tác giả gửi tới Dân Luận

Có nhiều bạn thắc mắc: Tại sao cái *beep* gì cũng đổ lỗi tại Cộng Sản? Muốn trả lời trước tiên chúng ta phải làm rõ Cộng Sản là gì?

Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp (bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Hiến pháp cũng quy định đây là lực lượng chính trị trực tiếp điều hành nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vậy Nhà Nước là gì? Nói một cách dễ hiểu và ngắn gọn kiểu phương Tây, hay còn gọi là bọn tư bản giãy chết thì: “nhà nước là tổ chức do một chính đảng đứng đầu. Được bầu ra bởi công dân của nước sở tại và được kiểm soát bởi chính công dân nước đó. Nhà nước có trách nhiệm quản lý tất cả các lĩnh vực của xã hội, cũng như toàn bộ các vấn đề trong đất nước mà mình nắm quyền”.

Suy cho cùng thì nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất chịu trách nhiệm về việc quản lý mọi vấn đề trong xã hội, cũng như các lĩnh vực của đất nước.

Đôi điều cùng tướng Trương Giang Long!

Nguyễn Đăng Quang

Hơn một tuần qua, nhiều bạn bè xa gần khích lệ tôi tìm đọc bài nói của Giáo sư Tiến sỹ Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị kiêm Giám đốc Học viện Chính trị CAND thuộc Bộ Công an. Tôi sức khỏe gần đây không được tốt, vào mạng chỉ khoảng 20-30 phút là mệt, phải đóng máy, không ngồi được lâu, nên không dám đọc kỹ một bài báo bình thường chứ đừng nói đến việc nghiên cứu kỹ một luận văn tuyên giáo hay một bài thuyết giảng chính trị nào cả! Nhưng nhiều người thúc giục quá nên cũng ráng sức tìm đọc bài mà mọi người đang bàn luận sôi nổi! Nghe qua bài nói của thiếu tướng Trương Giang Long, tôi muốn nêu đôi điều trao đổi cùng tướng Long như sau:

Trước hết, sau khi nghe phần đầu bài nói, tôi mừng vô cùng vì đây có lẽ là lần đầu tiên một sỹ quan cao cấp của ngành an ninh công khai tiết lộ điều bí mật lâu nay luôn được giữ kín là Trung Quốc không chỉ tìm mọi cách làm suy yếu đất nước ta mà còn ra sức cài cắm, lôi kéo, móc ngoặc, xây dựng hàng trăm “ĐT” (gián điệp ngầm) trong nội bộ ta! Điều này đối với tôi không mới, vì khi còn công tác, tôi cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đấu tranh với thực tế này! Nhưng cái mới là điều bí mật này nay được một sỹ quan cao cấp của ngành công an công khai nói rõ trong một bài giảng cho lớp đào tạo cán bộ nguồn, công khai tiết lộ cho công luận trong nước và thế giới biết, cho dù đó là vô tình hay hữu ý! Nếu không được bật đèn xanh, tôi dám chắc tướng Long không dám tiết lộ điều trên! Con số hàng trăm ĐT như Thiếu tướng Long nói, xin trích nguyên văn: “Mà hàng trăm không phải chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia, chứ không phải chỉ trăm” chắc chắn con số này là khiêm tốn! Theo đánh giá chủ quan của tôi, con số này có thể chỉ bằng 10% so với thực tế! Nay, nếu tính “sơ bộ” ít ra là phải lên đến cả ngàn! Tôi nói vậy vì cách đây 14 năm, khi tôi chuẩn bị thủ tục nghỉ hưu, đồng chí lãnh đạo cao nhất của ngành nói với tôi về nguy cơ mà ông gọi là “hiểm họa mất nước” này! Thực vậy, cho đến nay, trong tất cả các cơ quan đầu não của ta, từ Trung ương xuống đến mọi địa phương, hỏi có nơi nào mà không có “ĐT” của Trung Quốc cài cắm vào? Nếu ai khẳng định và chỉ cho tôi Ban A, Bộ B hoặc Cơ quan C tuyệt đối không có “ĐT Trung Quốc”, tôi xin sẵn sàng cùng người đó đi đến tận cùng của sự thực! Xin cảm ơn tướng Long đã đánh động công khai cho công luận biết sự thật xưa nay vẫn luôn được giữ kín này!

PetroVietnam có thể bị ‘mổ’ theo cách nào?

Phạm Chí Dũng

clip_image002

Vụ PVN có thể là một cơ hội để ông Trần Quốc Vượng (giữa) ‘lấy điểm’ trước Tổng Bí thư Trọng. (Ảnh tư liệu)

Trong con mắt của Đảng, nếu vụ Hà Văn Thắm - Ngân hàng Đại Dương được xem là “đại án” thì có lẽ vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) khi lôi ra tòa sẽ trở thành “đại đại án”.

Dư luận phẫn nộ vì Hà Nội “giao” Viện thiết kế Trung Quốc lập quy hoạch hai bờ sông Hồng

clip_image002

Tầu chở hàng di chuyển trên sông Hồng. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

HÀ NỘI 20-3 (NV) - Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đòi các sở của địa phương cung cấp tài liệu cho một công ty Trung Quốc “tư vấn” lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, đang gây phẫn nộ trong dư luận.

Tội phạm ấu dâm chưa được xử lý đúng mức ở VN

Song Chi

clip_image002

Mẹ và con gái. AFP photo

Những ngày gần đây báo chí và mạng xã hội facebook Việt Nam bỗng “nóng” lên với những vụ ấu dâm gây bức xúc dư luận. Cụ thể là gia đình 3 bé gái từ 6 đến 8 tuổi ở Vũng Tàu, TP.HCM và Hà Nội đã gửi đơn đến công an tố cáo việc con họ bị kẻ xấu xâm hại, nhưng cho đến nay chưa có vụ nào được làm sáng tỏ và thủ phạm vẫn nhởn nhơ.

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Ngô Di Lân

clip_image002

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi.

Dự án Bauxite Tây Nguyên: đã đến lúc hái “trái đắng”!

Thiên Luân

Tác giả gửi tới Dân Luận

…không có dự án nào ngay từ khi bắt đầu triển khai đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, báo chí và cả Quốc hội như dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Quan điểm ủng thì hộ ít, ý kiến phản đối thì nhiều. Và không chỉ người dân, tầng lớp trí thức, nhà khoa học, nhà báo mà ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao cũng có người lên tiếng phản đối […]. Nhưng mọi ý kiến, kiến nghị, phản đối điều bị gạt bỏ và không ít người đã bị bắt bớ, tù đày…

Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính toán ban đầu đầy lạc quan (thu ngân sách 850 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động, phát triển công nghiệp nhôm, phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…) không thể che lấp sự thật, hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh đang “lỗ nặng” - lỗ vượt dự kiến. Có lẽ “trái đắng” của dự án đã đến lúc hái.

Báo Dân trí, ngày 13/3/2017 đưa tin “Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng”. Cụ thể, Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016). Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá).

Câu chuyện những bài hát bị cấm

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image002

Bài hát Con Đường Xưa Em Đi trong danh sách 5 bài hát bị cấm. File photo

Năm bài hát sáng tác trước năm 1975 lại bị cấm sau khi được cho phép lưu hành trong một thời gian dài. Lý do của sắc lệnh cấm đoán mới ra đời này là phải kiểm tra lại ca từ và nguyên bản.

‘Cách chơi’ thế nào mà cứ để Trung Quốc đè đầu Việt Nam?

Minh Quân

Trong khi vẫn chưa hứa hẹn gì sẽ đổ viện trợ không hoàn lại số lượng lớn để “cứu chính thể Việt Nam”, cách chơi của Trung Quốc là tập trung khống chế những doanh nghiệp lớn ở những lĩnh vực quan trọng, thông qua đầu tư nước ngoài và tiến tới mua cổ phần chi phối.

clip_image002

Cùng với hiện tượng kinh tế Việt Nam phải nhập siêu trong 2 tháng đầu năm 2017 (cùng kỳ những năm trước thường xuất siêu), làn sóng đổ vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Việt cũng là một hiện tượng có vẻ logic với chuyến đi của Tổng bí thư Trọng đến Bắc Kinh vào tháng Giêng năm 2017.

Quan hệ Việt - Trung qua con mắt một học giả TQ

Xie Tao (Tạ Thao)*

Nguyễn Huy Hoàng dịch

clip_image002

Đầu tháng 2 năm nay, tôi có chuyến thăm thứ hai đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khác với chuyến thăm lần đầu cách đây bốn năm, lần này tôi quyết định dành phần lớn thời gian trong năm ngày ở đây để khám phá các bảo tàng trong thành phố. Ở Việt Nam lúc này là mùa khô, và các bảo tàng sẽ cung cấp một nơi trú ẩn dễ chịu trước cái nóng hầm hập trên đường phố. Vả lại, con trai tôi mới bốn tuổi trong chuyến thăm đầu, và tôi nghĩ lớn thêm bốn năm là đủ cho nó học được chút gì đó từ các bảo tàng về lịch sử và văn hóa của một đất nước mà nó đã đến thăm hai lần.

Sau 2012, năng suất lao động Việt Nam đã thua Lào

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt may ở Hải Dương, 28/12/2016

Hai chuyên gia kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội mới đây đã ra báo cáo về tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam, trong đó có chi tiết từ sau năm 2012 đến nay năng suất lao động Việt Nam đã thua Lào.

Lệnh tạm dừng 5 ca khúc Sài Gòn: quẫn trí hay kiếm việc làm thêm?

Phùng Hoài Ngọc

VNTB

Trước sau tôi nghe cả hai ca khúc cùng tên, “Không ai ngăn nổi lời ca”.

Bài trước của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thắng, nghe từ năm 1963 đôi lần trên đài TNVN. Bây giờ chỉ còn tìm nghe lại được trên mạng, lời ca thấy buồn cười. Chỉ có cái tựa đề là còn giá trị, ngoài ra bỏ hết.

clip_image002

Nhạc sĩ, nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Lưu (trái) và Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Thụy Kha (phải)

Gạo Việt Nam ‘ngoắc ngoải’ vì chính sách nhà nước

clip_image002

Hình minh họa: JAY DIRECTO/AFP/Getty Images

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Cả lượng gạo lẫn giá gạo xuất cảng của Việt Nam cùng giảm liên tục. Điều đó không chỉ làm nông dân thua thiệt, khốn cùng và thêm một lần nữa, các chuyên gia công khai kết tội chính sách.

Theo báo điện tử VnEconomy, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vừa tổ chức hội thảo “Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo” hôm 17 tháng Ba, tại Hà Nội, về những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp và xuất cảng gạo.

Đánh hàng rong: sinh kế và đặc trưng văn hóa

Anh Văn

VNTB

Cuộc chiến giành lại vỉa hè tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đề tài được bàn luận, trong đó liên quan đến đời sống dân sinh thông qua gánh hàng rong.

Liệu đó là sai lầm lớn, Economist trong bài viết ngày 16/03 đã cho rằng, các thành phố lớn tại Đông Nam Á đang tiến hành cuộc chiến với gánh hàng rong, tuy nhiên, đằng sau gánh hàng rong này là cả bài toán về mặt lợi ích kinh tế.

Câu chuyện sinh kế

Có hàng triệu con người tìm lên vùng đô thị để mưa sinh, và gánh hàng rong cho phép họ có được một cuộc sống tạm bợ qua ngày. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, 2,5 tỷ người ăn thức ăn đường phố hàng ngày. Và từ năm 2007, chỉ tính riêng Bangkok (Thái Lan), đã có 20.000 nhà cung cấp 40% yếu phẩm cho dân cư thành phố. Mọi thứ đều ổn cho đến khi, chính quyền thành phố Bangkok tiến hành đuổi gần 15.000 người bán hàng rong từ vỉa hè của thành phố nhằm đảm bảo “trật tự công cộng”. Nhưng sự việc này không chỉ diễn ra tại đây, theo Economist. Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Jakarta cũng đang tiến hành một cuộc chiến với hàng rong.

clip_image002

Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia

Nguyễn Quang Dy

Chính trong những khoảnh khắc đen tối nhất, ta phải tập trung để thấy được ánh sáng”   (It is during our darkest moments that we must focus to see the light - Aristotle)

Một số nghịch lý chết người có thể làm chính trị suy đồi và kinh tế tụt hậu, dẫn đến bi kịch quốc gia. Nguyên nhân chính là do hội chứng cực đoan và ngộ nhận, vì cực đoan thường dẫn đến vô cảm và ngộ nhận thường dẫn đến vô minh. Vô cảm và vô minh vốn là bi kịch lớn của con người, như một căn bệnh mãn tính rất khó chữa. 

Tại các nước đang chuyển đổi (nhưng “không chịu phát triển”), cực đoan và ngộ nhận cản trở cải cách thể chế và hòa giải dân tộc, bỏ qua những cơ hội sống còn để phát triển, làm đất nước ngày càng suy yếu, cạn kiệt, và phụ thuộc, dễ mất độc lập và chủ quyền. Vì vậy, muốn thoát khỏi vấn nạn đó, để “kiến tạo” và phục hưng đất nước, người Việt phải nâng cao dân trí và đổi mới tư duy, để cải cách thể chế và dân chủ hóa.   

Nhưng trong bối cảnh phân hóa nội bộ hiện nay, ai ủng hộ và ai chống lại cải cách thể chế? Theo Lê Kiên Thành, “Nếu những người có chức có quyền giàu lên nữa thì đất nước này sẽ sụp đổ… Chúng ta sẽ phải đứng về một phía chống lại 1/3 chúng ta, mà 1/3 này là những người vừa có tiền vừa có quyền, những người đang được hưởng lợi từ thể chế hiện giờ... Đó là những nghịch lý mà chúng ta đang phải đối mặt”.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn